Ngôn ngữ mang đậm tính chủ quan của tác giả

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh của chu cẩm phong (Trang 37)

13. Nhật kỹ chiến tranh của Chu cấm Phong

2.3. Ngôn ngữ mang đậm tính chủ quan của tác giả

Trong các sáng tác văn học nói chung, ngôn ngữ được sáng tạo bởi người nghệ sĩ nhưng không phải lúc nào bản thân ngôn ngữ cũng mang tính chủ quan của cá nhân tác giả. Bởi ngoài các yếu tố chủ quan thì ngôn ngữ trong văn học còn bị chi phối mạnh mẽ bởi các nhân tố như cốt truyện, sự kiện, nhân vật,.. .Tuy nhiên, đối với thể loại nhật ký, một thế loại đặc thù với đặc trưng nối bật là đề

cao yếu tố cá nhân thì quan điếm chủ quan của tác giả được tô đậm trong ngôn ngữ diễn đạt.

Yeu tố chủ quan của tác giả trong nhật ký được biểu hiện qua những suy nghĩ, cảm nhận, cảm nghĩ về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh. Nó là những tình cảm xuất phát từ bản thân tác giả, mang tính cá nhân và riêng tư rất cao. Lại nói đến Nhật ký chiến tranh của Chu cấm Phong, đặc tính chủ quan của cá nhân tác giả thông qua ngôn ngữ nghệ thuật càng được biểu hiện một cách rõ nét. Đó có thế là thái độ thất vọng với những hành xử và suy nghĩ chưa chuẩn của một người đồng đội: “...Trường hợp BMQ hơi buồn, trước đây mình cũng đã nghe, mình không ngờ cậu ta lại có những suy nghĩ tệ vậy, mình thất vọng ghê (chuyện trên đường đi, chuyện định xin ra, chuyện ghen tị với mình)...” [19; 47]. Hay là sự buồn phiền, chán nản khi phải chứng kiến những lối sống tiểu tư sản, mang nặng chủ nghĩa cá nhân trong một số người xung quanh : “ Lại phải nghe nhũng chuyện gì đâu, chán vô cùng. Thê mới bỉêt chủ nghĩa cả nhân ở trong môi người đều còn nặng nề, muôn hình muôn vẻ. Với những anh chàng tri thức tiếu tư sản, lại là vẫn nghệ, nó ti khi thô lô (cũng có thô lô chứ không phải là không đâu, đừng tưởng) mà là thường núp dưới những câu nói ngọt ngào, dưới nhũng cử chỉ vuốt ve đế che đậy một sự kèn cựa, sau hoặc là xen với những tuyên bố rực rỡ về nhũng động cơ cách mạng chân chính là những suy tính về những danh vọng, sau sự hào phóng là những tính toán triền miên... ” [19; 185].

Viết về người lính cảm xúc bao trùm luôn là cảm hứng ngợi ca. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng luôn phơi phới niềm lại quan. Song cảm hứng ngợi ca về người lính thì chưa đủ, bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp họ còn những nỗi niềm sâu kín, những trăn trở suy tư về con người. Nhật ký chính là người bạn đồng hành của họ, chia sẻ những tình cảm riêng tư thầm kín. Mỗi cuốn nhật ký như những bức tranh toàn diện về tâm hồn của những người viết nên nó. Do vậy ngôn ngữ trong nhật ký luôn mang đậm tính chủ quan của người viết. Từ những

dẫn chứng trên, ta có thể thấy ngôn ngữ trong nhật ký của Chu cẩm Phong mang đậm dấu ấn chủ quan của bản thân tác giả. Sự chủ quan ấy thể hiện thông qua thái độ, tâm tư, tình cảm của riêng người viết. Ngôn ngữ nghệ thuật trong thế loại nhật ký nói chung và trong Nhật ký chiến tranh của Chu cấm Phong nói riêng mang đậm yếu tố chủ quan cá nhân không chỉ góp phần hình thành nên đặc trưng chung của thể loại mà hơn hết, nó tô đậm tính chân thực của lời văn mà không phải thế loại văn học nào cũng có được.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh của chu cẩm phong (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w