1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình Phong cách học tiếng Việt

79 8K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 471,5 KB

Nội dung

... sỏt riờng khụng nm phong cỏch ngụn ng gt gia S phong cỏch ting Vit c biu hin nh sau : Ting Vit ton dõn Phong cỏch khu ng t Phong cỏch ngụn ng gt gia nhiờn Phong Phong Phong Phong cỏch cỏch cỏch... cỏch ngụn ng l i tng ca phong cỏch hc Havranek vit : Nghiờn cu th l cụng vic khoa hc v th (phong cỏch) hoc phong cỏch hc Cũn Dolejel cho rng : Phm trự chung quan trng nht l phong cỏch hc * Nhn... n nhng thuc tớnh phong cỏch ca bn, nhn mnh n nhng lun im ca Buffon Phong cỏch ú chớnh l ngi v cho rng s kin phong cỏch bao gm c phn t v phn tỡnh cm Khuynh hng ny c mnh danh l phong cỏch mi 1.4-

PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT Chương I MỞ ĐẦU VỀ PHONG CÁCH HỌC I- VÀI NÉT VỀ THUẬT NGỮ PHONG CÁCH Muốn tiến hành công việc nghiên cứu có kết quả, mỗi ngành khoa học cần xây dựng cho mình những khái niệm cơ bản và giải thích những khái niệm này sao cho nhất quán nhằm tránh mâu thuẫn trong việc làm. Vì vậy , việc xác định đúng thuật ngữ của ngành học cũng như những khái niệm cơ bản của nó là một công việc trước tiên và cần thiết. Trên thế giới, các ngôn ngữ như : Anh, Pháp, Nga, Ðức... đều lấy căn tố có nguồn gốc ở tiếng Latin : Stylus ( Stilus ) nghĩa là phong cách- kết hợp với một hậu tố có nghĩa là ngành học để tạo thành thuật ngữ phong cách học. Ví dụ : Tiếng Pháp : Styl - istique Tiếng Anh : Styl - istics Tiếng Ðức : Styl - istik Tiếng Nga : Cmu - ucmuka . Ở Việt Nam trước đây, các nhà ngôn ngữ học thường dùng thuật ngữ Tu từ học . Ðiều này do ảnh hưởng của tu từ học truyền thống ( Hiện nay, một số nhà ngôn ngữ học Anh , Mỹ vẫn còn sử dụng thuật ngữ Rhetorics mà không dùng Stylistics ) . Về sau, do nhận thấy thuật ngữ phong cách học , một mặt có cách cấu tạo tương đồng với thuật ngữ của nhiều ngôn ngữ, mặt khác, có khả năng gợi lên sự liên tưởng đúng đến nội dung rất cơ bản của ngành khoa học này, nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ, nên các nhà ngôn ngữ học Việt Nam hiện nay đã dùng thống nhất thuật ngữ phong cách học . II. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHONG CÁCH HỌC: 1- Ðối tượng : Trên những nét chung nhất, phong cách học ( PCH ) được hiểu là khoa học nghiên cứu sự vận dụng ngôn ngữ, nói khác đi, nó là khoa học về quy luật nói viết có hiệu lực. Sử dụng ngôn ngữ có hiệu lực cao ở đây có nghĩa là: nói, viết đạt được tính chính xác cao, tính đúng đắn và tính thẩm mĩ trong mọi phạm vi hoạt động của giao tiếp xã hội. Nói cách khác, ngôn ngữ được sử dụng có hiệu quả cao là ngôn ngữ phải thực hiện được tất 1 cả chức năng xã hội của nó. Do nhấn mạnh về mặt này hay mặt khác đối với việc vận dụng ngôn ngữ mà các nhà nghiên cứu đã có những quan điểm khác nhau về đối tượng nghiên cứu. 1.1- Quan điểm coi đối tượng là yếu tố biểu cảm của ngôn ngữ: Người đề xướng quan điểm này là Charles Bally . Theo ông : Phong cách học nghiên cứu các sự kiện biểu đạt của ngôn ngữ trên quan điểm nội dung biểu cảm của chúng, nghĩa là sự biểu đạt các sự kiện tình cảm bằng ngôn ngữ và tác động của ngôn ngữ đối với tình cảm . Nhà từ điển học Tây Ban Nha, H .Casares cũng tán thành quan điểm này: Sự nghiên cứu và đánh giá các yếu tố đi kèm theo phần thông báo trung hòa- logic thuần trí tuệ là đối tượng của phong cách học . Ông cho rằng : Phong cách học có nhiệm vụ tách ra các yếu tố phi quan niệm, đồng thời nghiên cứu các yếu tố phi quan niệm có trong biểu đạt . Nhận xét : Quan điểm của Charles Bally và những người ủng hộ quan điểm này là đúng nhưng chưa đủ. Trong việc vận dụng ngôn ngữ, các yếu tố biểu cảm đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tài năng, sức hấp dẫn của người nói, người viết thể hiện một cách tập trung và rõ nét trong việc vận dụng và sáng tạo các yếu tố biểu cảm. Thế nhưng trong giao tiếp, không phải lúc nào các yếu tố biểu cảm cũng có thể có mặt. Ví dụ như trong giao tiếp hành chính và khoa học. Trong văn bản sau, người viết đã sử dụng những yếu tố biểu cảm nhưng lại không đạt được hiệu quả giao tiếp nếu không nói là đã vi phạm chuẩn mực phong cách : Thưa ông giám đốc kính mến. Hôm qua nói chuyện với anh X, phó phòng tổ chức của xí nghiệp, tôi được biết, ông đang cần một nhân viên đánh máy giỏi. Ðang tìm việc làm để kiếm sống, được tin ấy, tôi như chết đuối vớ được cọc, vội viết đơn này xin ông cho tôi được dự tuyển. Không phải mèo khen mèo dài đuôi, nhưng tôi phải khoe với ông rằng tôi đã từng là thủ khoa khoá XX Trường quốc gia hành chánh. Nói có sách, mách có chứng, tôi xin kèm theo đơn này văn bằng và chứng chỉ đánh máy loại ưu của tôi... ( Ðơn xin việc) Cái quyết định tạo nên một lời nói có hiệu lực cao là ở chỗ lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ phù hợp với thực tế giao tiếp. Chính vì thế, quan điểm này không được các nhà ngôn ngữ học Việt Nam ủng hộ. 2 1.2- Quan điểm coi đối tượng là các phong cách chức năng ngôn ngữ : Một số nhà ngôn ngữ học Tiệp Khắc như : Havranek, Jedlicka, Dolejel... xuất phát từ sự xác định phạm trù chung nhất của phong cách học là phong cách ngôn ngữ, đã xem phong cách ngôn ngữ là đối tượng của phong cách học . Havranek viết : Nghiên cứu thể văn là công việc khoa học về thể văn (phong cách) hoặc phong cách học . Còn Dolejel cho rằng : Phạm trù chung quan trọng nhất là phong cách học. * Nhận xét: Trong giao tiếp, PCCNNN là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá tính chất đúng đắn, tính có hiệu lực cao của lời nói. Mỗi cá nhân trong quá trình vận dụng ngôn ngữ, tự giác hay không tự giác đều phải theo một PCCNNN nhất định. Do vậy quan điểm của các nhà ngôn ngữ học trên là có cơ sở nhưng cũng chưa đủ. PCCNNN phải là một trong những nội dung quan trọng của phong cách học nhưng nếu xem đấy là nội dung duy nhất thì có phần cực đoan vì còn có vấn đề lựa chọn và vận dụng các phương tiện ngôn ngữ biểu cảm cũng như cả các phương tiện ngôn ngữ trung hoà. Ví dụ tuy giao tiếp được thực hiện ở một PCCNNN nào đó nhưng ta không thể rập khuôn theo một cách nói năng ( dù thống nhất và phù hợp với PC) nếu đối tượng, tình huống giao tiếp thay đổi. Mỗi PCCNNN cũng lại tồn tại dưới những biến thể. Ví dụ, PC khẩu ngữ có khẩu ngữ văn hoá và khẩu ngữ thông tục ứng với những hoàn cảnh, đối tượng và mục đích giao tiếp khác nhau.Do vậy quan điểm này cũng không được các nhà ngôn ngữ học Việt Nam ủng hộ. 1.3- Quan điểm coi đối tượng là quy luật lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ : Một số nhà ngôn ngữ học Pháp và Liên Xô như : Julies, Maroujeau, K.Moren, R.G.Piotroski... xem việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện biểu đạt của ngôn ngữ là đối tượng của phong cách học. Moren viết :Phong cách học là ngành ngữ văn độc lập, nghiên cứu những nguyên tắc lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm biểu đạt một nội dung nhất định trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định .” * Nhận xét: Trong ngôn ngữ cũng như trong lời nói, luôn luôn có khả năng tồn tại những biến thể cùng nghĩa. Do vậy, trong giao tiếp chúng ta đều phải làm công việc lựa chọn các biến thể cùng nghĩa: - Lựa chọn các biến thể cùng nghĩa để nói hoặc viết khi phát tin. 3 - Lựa chọn những biến thể cùng nghĩa để hiểu khi nhận tin. Lựa chọn là một hoạt động thường xuyên trong giao tiếp. Nội dung của sự lựa chọn là: lựa chọn các yếu tố biểu cảm và không biểu cảm, lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ và phương pháp diễn đạt phù hợp với phong cách. Sự lựa chọn cách nói, cách hiểu như trên thường diễn ra trong tiềm thức, một cách tự nhiên và đôi khi nếu không để ý, ta không nhận ra điều đó. Chỉ khi nào gặp phải trường hợp viết không ra ý, nói chẳng thành lời chúng ta mới thấy vấn đề nói, viết không phải dễ dàng và việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ đễ diễn đạt thật quan trọng biết bao. Thao tác lựa chọn này ( và cả thao tác kết hợp) diễn ra một cách trừu tượng . Trong sáng tác văn chương, sự lựa chọn này rất quan trọng và bộc lộ rõ ràng hơn. Người nói càng thành thạo thao tác lựa chọn bao nhiêu, càng tập hợp được nhiều đơn vị ngôn ngữ tương đồng và dị biệt để lựa chọn thì hiệu quả diễn đạt của họ càng cao bấy nhiêu. Chúng ta có thể thấy hiệu quả lựa chọn này qua Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bản thảo Bác viết: Tôi có ý định đến ngày đó tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc để thăm hỏi đồng bào cán bộ... Kế đó tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm viếng và cảm ơn các nước anh em... Nhưng đến bản chính thức Bác chữa lại là : Tôi có ý định đến ngày đó tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc để chúc mừng đồng bào cán bộ... Kế đó tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em. So sánh giữa bản thảo và bản chính, chúng ta thấy Bác đã thay thăm hỏi bằng chúc mừng, thăm viếng bằng thăm. Từ thăm hỏi có hàm ý động viên, an ủi. Ví dụ : thăm hỏi gia đình nạn nhân, thăm hỏi đồng bào bị lũ lụt... Trong khi đó, nhân dân ta đã làm nên chiến thắng lẫy lừng nên cần phải chúc mừng chứ không phải an ủi. Với từ thăm viếng thì yếu tố viếng có nét nghĩa liên quan đến người chết như: viếng mộ ông bà; đi viếng nghĩa trang liệt sĩ. Trường hợp này, Bác đến các nước anh em để cảm ơn và thăm họ vì các nước ấy đã giúp đỡ nhân dân ta trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ. Từ thăm được Bác dùng ở bản chính là chính xác, diễn tả thật đúng ý nghĩa. Ðể thấy được tương đối cụ thể thao tác này diễn ra như thế nào trong đầu óc con người, chúng ta có thể đọc đoạn văn sau đây của Phêlich Pita Rođrighêt, một nhà thơ người Cuba: Toà nhà phủ chủ tịch đã lùi lại phiá sau khuất dần vào những màn lá cây um tùm. Ở một góc nhà bên kia hiện ra ao nước màu trắng bạc giữa những hàng dừa sum suê. Ðó là sự 4 khắc khổ ư? Không, từ này không phải, không định nghĩa đúng điều ta muốn nói. Bởi vì sự khắc khổ có thể là một cái gì cường điệu và bao hàm một khái niệm không thể hiện điều mà chúng ta cảm thấy ở đây. Ðó là sự giản dị, sự khiêm nhường, khiêm tốn ư? Những từ này cũng không thể hiện được đúng những điều chúng ta cảm thấy. Có lẽ phải nói đó là tinh thần chí công vô tư. Người chỉ sử dụng cho mình những gì tối cần thiết, chứ không phải là bất cứ cái gì cần thiết. Chiếc gương, tủ quần áo, chiếc bàn, chiếc ghế, cái giá sách, những thứ cần cho công việc và nghỉ ngơi để lấy lại sức làm việc. Chỉ có thế thôi không gì hơn nữa. Ngôi nhà ở đó, trước mặt chúng tôi, giữa những hàng dừa. Bóng cây, những tia nắng run rẩy xuyên qua kẽ lá, tiếng hót và những âm thanh líu ríu của chim chóc từ trên tầng cây cao, cùng hoà vào nhau tạo nên một bầu không khí của thiên nhiên êm ảêm ả chứ không phải im lìm, tĩnh mịch hoặc siêu thực. Và bầu không khí êm ả này dễ khiến người ta đi vào suy tưởng. (Phạm Ðình Lợi dịch) Ở Việt Nam, quan điểm này được các nhà ngôn ngữ học ủng hộ. Thực tế giao tiếp cho ta thấy khi vận dụng ngôn ngữ mỗi cá nhân đều bị chi phối bởi quy luật này. Người nói luôn phải suy nghĩ đến điều kiện và hậu quả cũng như kết quả của lời nói mình. Kho tàng tục ngữ của ta có rất nhiều câu nói về kinh nghiệm nói, viết . Ví dụ như : - Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. - Ăn có nhai, nói có nghĩ. - Bút sa gà chết. Một cá nhân trước khi nói, viết cần phải suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau: - Nói, viết cho ai nghe? - Nói, viết về cái gì? - Nói, viết để làm gì? - Nói, viết như thế nào? - Nói, viết lúc nào? Có như thế mới có thể đạt hiệu quả cao khi giao tiếp. Và để trả lời các câu hỏi trên, chúng ta phải lựa chọn ngôn từ cho phù hợp. Như thế, lựa chọn là hoạt động cơ bản nhất chi phối toàn bộ quá trình vận dụng ngôn ngữ. Vì vậy, có thể định nghĩa đối tượng của phong cách học như sau: Phong cách học là một bộ phận của ngôn ngữ học 5 nghiên cứu nguyên tắc, quy luật lựa chọn và hiệu quả lựa chọn, sử dụng toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ nhằm biểu hiện một nội dung tư tưởng tình cảm nhất định trong những phong cách chức năng ngôn ngữ nhất định. [15, 29] 1.4- Các bước lựa chọn: Lựa chọn để sử dụng các phương tiện ngôn ngữ đạt hiệu quả cao trong giao tiếp là một yêu cầu tất yếu khi nói, viết. K. Pautốpxki, nhà văn Nga nổi tiếng, có viết: Trong ba tính từ đặt bên cạnh danh từ, thế nào cũng có một tính từ chính xác hơn cả, hai tính từ còn lại chắc chắn sẽ thua kém hơn. Bởi thế rõ ràng là tính từ duy nhất đó cần được giữ lại, còn hai tính từ kia thì phải gạch bỏ không thương tiếc. ( Một mình với mùa thuK. Pautốpxki). Các thao tác lựa chọn: - Xác định nội dung biểu đạt; - Xác định phong cách lời nói; - Liên hội những hình thức biểu đạt cùng nghĩa; - Thử nghiệm và lựa chọn những hình thức biểu đạt cùng nghĩa cần thiết; - Kiểm tra lại văn bản hay phát ngôn đã lựa chọn. 2- Nhiệm vụ : Từ việc xác định đối tượng nghiên cứu, chúng ta có thể thấy hai nhiệm vụ chủ yếu của phong cách học là : - Chỉ ra khả năng và hiệu lực biểu đạt của các phương tiện ngôn ngữ trong từng phong cách ngôn ngữ. -Cách vận dụng các phương tiện ngôn ngữ để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp, đúng phong cách ngôn ngữ. Việc chỉ ra khả năng và hiệu lực biểu đạt của các phương tiện ngôn ngữ trong từng PCCNNN là rất quan trọng. Các phương tiện ngôn ngữ bao giờ cũng tồn tại dưới dạng lớn hơn một, tức dưới dạng những biến thể. Ví dụ, âm vị có các âm tố thể hiện; ý nghĩa từ vựng có các từ cùng nghĩa thể hiện; ý nghĩa ngữ pháp có các dạng thức thể hiện. Ðấy là chúng ta chưa kể đến vô vàn những cách nói cùng nghĩa xuất hiện rất linh động, đa dạng và phong phú trong thực tế giao tiếp. Mỗi dạng biến thể này đều có những đặc điểm tu từ riêng đòi hỏi cần phải nắm rõ, hiểu đúng. Có như thế mới vận dụng phù hợp trong từng phát ngôn cụ thể. 6 PCH có liên quan mật thiết đến những vấn đề sau : - Xây dựng chuẩn mực ngôn ngữ, trong đó có chuẩn mực phong cách; - Trau dồi ngôn ngữ; - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc. III- VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG CÁCH HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1- Ở phương Tây: 1.1- Theo truyền thuyết, vào thế kỉ thứ V Tr.CN, ở đảo Sicie, hai nhà hùng biện là Corax và Tisias đã sáng tạo ra môn Tu từ học, nghiên cứu hoạt động ngôn từ với tư cách là diễn từ. Sau này, các nhà hùng biện Hi Lạp và La Mã dù có nhấn mạnh bộ phận này hay bộ phận khác của tu từ học, nhưng về đại thể vẫn giữ lại những nét chung tiêu biểu. 1.2- Ðến thế kỉ thứ IV- III Tr.CN, một số triết gia Hi Lạp và La Mã như : Platon (428-347), Democrite (460- 370), Aristote (384- 322)... đã hình thành nên một môn học được đặt tên là Rhêtorikê ( Mĩ từ pháp). Ðến thế kỉ thứ I Tr.CN, Virgile, nhà thơ La Mã, đề xuất ý kiến về sự phân chia các PC diễn đạt. Nội dung của Mĩ từ pháp cổ đại gồm: - Các phép mĩ từ (Figura) dùng trong diễn đạt; - Phong cách diễn đạt; - Cơ cấu một bài văn. Mĩ từ pháp cổ đại đã có ảnh hưởng lớn đến ngôn từ hùng biện, đến nghệ thuật viết văn thời cổ đại và sau này truyền đi khắp châu Âu. 1.3- Ðầu thế kỉ XX, khoa học ngôn ngữ trên thế giới bước vào một thời kì mới, mở đầu bằng hệ thống các luận điểm trong bài giảng của nhà ngôn ngữ học vĩ đại người Thụy Sĩ, Ferdinand de Saussure (1857 - 1913). Ông đã đào tạo nên nhiều nhà ngôn ngữ học tài Sechehaye. giỏi mà 1.3.1- hai trong số đó là : Charles Bally và Alber Năm 1908, Albert Sechehaye cho xuất bản quyển Phong cách học và ngôn ngữ học lí thuyết. Ông là người đầu tiên chỉ ra sự cần thiết phải xem PCH là một ngành độc lập của khoa học ngữ văn. 1.3.2- Năm 1909, quyển Khảo luận về phong cách học tiếng Pháp của Charles Bally ra đời; trong đó tác giả đề cập những vấn đề về đối tượng, nội dung, phương pháp 7 nghiên cứu của PCH. Charles Bally được coi như là người đề xướng và khai sinh cho ngành PCH ở nước Pháp nói riêng và trên thế giới nói chung. 1.3.3- Năm 1919, Leo Spilzer mở rộng sự quan tâm đến những thuộc tính phong cách của văn bản, nhấn mạnh đến những luận điểm của Buffon Phong cách đó chính là con người và cho rằng sự kiện phong cách bao gồm cả phần tư duy và phần tình cảm. Khuynh hướng này được mệnh danh là phong cách mới. 1.4- Suốt nửa đầu thế kỉ, các nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm nhiều đến các vấn đề ngôn ngữ học đại cương, lí luận âm vị học, lí luận ngữ pháp mà ít quan tâm đến PCH. PCH chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ vào nửa sau thế kỉ XX. 2- Ở phương Ðông: 2.1- Vào thế kỉ thứ IV Tr .CN, Mặc Tử đã có những ý kiến bàn luận về sự biến hoá của lời nói trong các văn cảnh khác nhau bằng khái niệm Thiên hành. Ðó thực chất là bàn luận về sự hành chức của các đơn vị ngôn ngữ trong thực tiễn nói năng. Thời Chiến Quốc, một số danh gia như Huệ Thi, Công Tôn Long cũng có những luận bàn về mối quan hệ giữa tên gọi và sự vật. Dù lập luận còn mang màu sắc ngụy biện nhưng họ đã dùng đến các biện pháp tu từ mà nay chúng ta định danh là : so sánh, tương phản, ngoa dụ... 2.2- Cuối thời Chiến Quốc, Tuân Tử, một đại biểu xuất sắc của phái Nho gia đã có những phát hiện mới khi bàn về tính ước lệ (quy ước) của tên gọi nói riêng và của ngôn ngữ nói chung: Ước lệ đã thành thói quen thì bảo là đúng; khác với thói quen thì bảo là không đúng. Ðiều này có liên quan đến khái niệm mà PCH dùng sau này, đó là khái niệm chuẩn mực. 3- Ở Việt Nam: 3.1- Trong các quyển Vân đài loại ngữ, Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Ðôn cho biết các nhà trí thức Việt Nam như: Hoàng Ðức Lương (thế kỉ XV), Phùng Khắc Khoan (thế kỉ XVI), Lê Hữu Kiều (thế kỉ XVIII)... đã có những ý kiến bàn luận về cách luyện văn, luyện câu, luyện chữ nghĩa trong văn chương. 3.2- Từ cuối thế kỉ XIX đến khoảng trước 1964, nhiều học giả đã nghiên cứu, khảo sát và khái quát những vấn đề về ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng của tiếng Việt như: Trương Vĩnh Ký, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm, Lê Văn Lý, Nguyễn Hiến Lê,... 8 3.3- Năm 1964, quyển Giáo trình Việt ngữ ( tập III- phần Tu từ học ) của Ðinh Trọng Lạc ra đời. Có thể xem giáo trình này đánh dấu sự xuất hiện thực sự của khoa học về phong cách học ở Việt Nam. Từ đó đến nay, rất nhiều quyển giáo trình mới về PCH được xuất bản. Tiêu biểu như : Phong cách học tiếng Việt (1982) của tập thể tác giả Cù Ðình Tú (chủ biên), Lê Anh Hiền, Nguyễn Nguyên Trứ; Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (1983) của Cù Ðình Tú; Phong cách học tiếng Việt (1993) của Ðinh Trọng Lạc,... IV- NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA PHONG CÁCH HỌC 1- Ðặc điểm tu từ : Sự khác nhau giữa hệ thống tín hiệu ngôn ngữ và hệ thống tín hiệu khác là: cùng một đối tượng, một nội dung thông báo chúng ta có nhiều cách diễn đạt. Nói cách khác, có nhiều hình thức biểu đạt cùng nghĩa để cùng chỉ một đối tượng, một thông báo nào đó. Trước tình hình này, người phát ngôn hay người thụ ngôn đều cần phải cân nhắc, lựa chọn một hình thức biểu đạt nào đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Ðiều này do: -Mỗi hình thức biểu đạt cùng nghĩa gắn với một cách thức nhìn nhận, một thái độ đánh giá tình cảm nhất định. -Mỗi hình thức biểu đạt cùng nghĩa cũng lại gắn với một phạm vi nói, viết một PCCNNN nhất định. Khái niệm đặc điểm tu từ được rút ra từ hiện tượng biểu đạt cùng nghĩa nói trên. Ðặc điểm tu từ là phần nội dung biểu hiện bổ sung của tín hiệu ngôn ngữ khi tồn tại dưới hình thức biểu đạt cùng nghĩa. Phần này một mặt chỉ rõ thái độ đánh giá tình cảm của đối tượng được nói đến, một mặt chỉ rõ chức năng phong cách của tín hiệu ngôn ngữ. Có thể thấy rõ điều này khi so sánh đặc điểm tu từ của các từ xưng hô trong những câu thơ sau: Mình về với Bác đường xuôi Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời Aïo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường ( Việt Bắc - Tố Hữu) 2- Màu sắc phong cách: 9 Ngôn ngữ là một hệ thống gồm nhiều nguyên tắc, quy luật và ước lệ mà những người cùng sống chung trong một cộng đồng ngôn ngữ đặt ra. Trong quá trình hành chức, do thói quen sử dụng, mỗi đơn vị ngôn ngữ thường gắn với một hoặc vài phạm vi giao tiếp nào đó. Chính những phạm vi được hình thành do thói quen mang tính truyền thống này mà các phương tiện ngôn ngữ thu nhận cho mình cái dấu ấn riêng của môi trường nói vốn quen thuộc với chúng. Dấu ấn về phạm vi sử dụng của các phương tiện ngôn ngữ được gọi là màu sắc phong cách. Vậy màu sắc phong cách của đơn vị ngôn ngữ là nội dung biểu hiện bổ sung chỉ rõ giá trị chức năng của đơn vị ngôn ngữ, gợi cho ta liên tưởng đến phong cách chức năng, đến môi trường, phạm vi mà đơn vị ngôn ngữ thường được sử dụng. Màu sắc phong cách của các phương tiện ngôn ngữ thể hiện ở tất cả các cấp độ như : Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Căn cứ vào sự xuất hiện tự do hay hạn chế của các đơn vị ngôn ngữ khi xuất hiện trong các PCCNNN mà người ta chia ra làm hai loại: Ða phong cách và đơn phong cách. Ðơn vị ngôn ngữ nào có khả năng xuất hiện trong tất cả các phong cách được gọi là đơn vị có màu sắc đa phong cách. Ðơn vị ngôn ngữ nào chỉ xuất hiện ở một hoặc vài PCCNNN nhất định được gọi là đơn vị có màu sắc đơn PC. Ví dụ: - Các từ: cha mẹ, to lớn, sông núi, cây cỏ, ... có phạm vi sử dụng khá rộng rãi, phù hợp với nhiều PCCN, nên có màu sắc đa phong cách. - Các từ: phụ mẫu, vĩ đại, giang sơn, thảo mộc,... thường chỉ xuất hiện trong giao tiếp mang tính nghi thức, nên có màu sắc đơn phong cách. 3- Sắc thái biểu cảm : Trong quá trình nhận thức, con người luôn luôn bày tỏ sự đánh giá, nhận xét của mình về các đối tượng được đề cập. Sự đánh giá nhận xét này có thể được thể hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ hoặc các phương tiện ngoài ngôn ngữ. Trong việc thể hiện thái độ đánh giá tình cảm của mình bằng các phương tiện ngôn ngữ, không phải những đơn vị ngôn ngữ nào cũng mang sắc thái biểu cảm như khái niệm này. Nếu sự thể hiện tình cảm bằng những từ định danh tình cảm như : vui, buồn, yêu, ghét, đau đớn, phẫn nộ,... thì nó không tạo ra sắc thái biểu cảm (expressive colouring) như khái niệm mà ta đề cập ở đây. Sắc thái biểu cảm là nội dung biểu hiện bổ sung chỉ rõ thái độ đánh 10 giá tình cảm của người nói đối với đối tượng được đề cập, được nhận thức trong các đơn vị ngôn ngữ. Ví dụ: Chiều tối Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng ( Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng) ( Mộ - Hồ Chí Minh ) Bài thơ Chiều tối không chỉ miêu tả cảnh chiều tà nơi sơn cước với cánh chim bay, làn mây trôi và khung cảnh lao động của con người. Sắc thái biểu cảm thể hiện ở tấm lòng yêu thương rộng lớn luôn nâng niu trân trọng mọi sự sống trên đời, tâm hồn lạc quan luôn hướng về tương lai và ánh sáng của chủ thể trữ tình. Và, bức tranh thiên nhiên, đời sống không chỉ là cảnh thực mà trở thành bức tranh tâm cảnh của nhà thơ. Ðiều này có nghĩa là những thái độ đánh giá tình cảm dương tính ( tích cực) hay âm tính ( tiêu cực) bằng các đơn vị ngôn ngữ không phải xuất hiện với tư cách nội dung cơ sở mà với tư cách nội dung biểu hiện bổ sung của một sự biểu đạt cùng nghĩa. 4- Phong cách chức năng ngôn ngữ: Phong cách chức năng ngôn ngữ (PCCNNN) là một trong những vấn đề trung tâm và là một phạm trù cơ bản nhất của phong cách học. PCCNNN là một dạng tồn tại của ngôn ngữ dân tộc được định hình thành những dạng nhất định bởi quy luật lựa chọn và sử dụng các phương tiện biểu hiện do các nhân tố ngoài ngôn ngữ chi phối và quy định [15, 45]. Ðinh Trọng Lạc có định nghĩa như sau: ...phong cách chức năng ngôn ngữ là những khuôn mẫu ( Stereotype) trong hoạt động lời nói , hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền thống, tính chất chuẩn mực, trong việc xây dựng các lớp văn bản ( phát ngôn ) tiêu biểu.[8,18]. Hồ Lê lại có định nghĩa khác: Phong cách ngôn ngữ là tổng thể của tất cả những biểu hiện về phong độ, phong thái, tính cách mang tính đặc trưng trong quá trình tiến hành các quan hệ ngôn giao và 11 trong quá trình tạo ra các đơn vị ngôn giao.[11, 448]. Dù có những cách diễn đạt khác nhau song ta thấy, suy cho cùng, các PCCNNN đều được hình thành từ sự tổng hợp hai nhấn tố: Nhân tố ngôn ngữ và nhân tố ngoài ngôn ngữ; trong đó chính nhân tố ngoài ngôn ngữ là nhân tố quyết định. 4.1- Các nhân tố tạo nên phong cách chức năng ngôn ngữ : Phong cách chức năng ngôn ngữ được tạo nên bởi hai nhân tố: nhân tố ngôn ngữ và nhân tố ngoài ngôn ngữ. 4.1.1- Nhân tố ngôn ngữ : Bao gồm các phương tiện ngôn ngữ như: ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Các yếu tố này giữ vai trò là phương tiện biểu hiện, tức làm rõ diện mạo, cụ thể hóa diện mạo của PCCNNN. Chính nhờ các phương tiện này mà chúng ta có thể khảo sát các đặc trưng diễn đạt và đặc điểm ngôn ngữ của từng phong cách. 4.1.2- Nhân tố ngoài ngôn ngữ : Có rất nhiều các nhân tố chi phối việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ khi giao tiếp. Ví dụ như hoàn cảnh của người nói ( viết) và người đọc (nghe); hoàn cảnh xã hội; nói điều gì cho thích hợp; nói để làm gì và nhằm mục đích gì; tổ chức nội dung và cách thức nói năng như thế nào cho thích hợp; thời điểm giao tiếp...Nói cách khác, khi nói năng , chúng ta phải xử lí hàng loạt các vấn đề như: Phát ngôn cho ai? Tình huống phát ngôn như thế nào? Phát ngôn về cái gì? Phát ngôn để làm gì? Phát ngôn như thế nào? Tuy nhiên, chúng ta thấy có ba nhân tố quan trọng nhất chi phối việc chúng ta lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ khi giao tiếp và cũng chính từ ba nhân tố này (tất nhiên cùng cả những nhân tố có liên quan khác) đã góp phần hình thành nên các PCCNNN. Ðó là: Ðối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và mục đích giao tiếp. * Ðối tượng giao tiếp : Ðối tượng tham gia giao tiếp là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng quyết định đến việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ trong giao tiếp. Mỗi người trong giao tiếp bao giờ cũng xuất hiện với một tư cách, một cương vị nhất định mà mối quan hệ gia đình và xã hội đã quy định. Nói cho ai nghe ? Viết cho ai đọc ? Người nghe là ai ? Tâm tư tình cảm thế nào, quan hệ với chúng ta ra sao? Trình độ học vấn, nghề nghiệp ?... Tất cả những điều đó ta cần phải tìm hiểu, xác định rõ trước khi nói viết. Có như thế mới đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. * Hoàn cảnh giao tiếp : Giao tiếp xã hội hiện nay thường được xuất hiện và tồn tại ở hai dạng : giao tiếp theo nghi thức và giao tiếp không theo nghi thức. Hoàn cảnh theo nghi 12 thức là hoàn cảnh xã hội trong đó diễn ra hành vi giao tiếp bằng lời nói mang tính chất đúng đắn, nghiêm túc, hoàn chỉnh. Hoàn cảnh không theo nghi thức là hoàn cảnh xã hội trong đó diễn ra hành vi giao tiếp mang tính chất tự nhiên, thoải mái, đôi khi tùy tiện. Do hoàn cảnh giao tiếp khác nhau nên có những phương tiện ngôn ngữ phù hợp cho mỗi dạng. Giao tiếp có hoàn cảnh không theo nghi thức thì việc vận dụng các phương tiện ngôn ngữ không cần gọt giũa lắm, ít chú ý hay có ý thức hướng tới chuẩn mực, thường tự do thoải mái trong phát âm, ít khi chuẩn bị trước. Giao tiếp thuộc hoàn cảnh theo nghi thức thì việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ có những yêu cầu và đòi hỏi ngược lại. * Mục đích giao tiếp: Mục đích là cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được trong hoạt động có ý thức của con người. Mọi hành vi lời nói đều hướng tới một mục đích thực tiễn nhất định, song mặt khác, mọi hành vi lời nói đều cần phải chọn một hình thức diễn đạt thích hợp. Cùng một nội dung , nhưng nếu xuất phát từ những mục đích giao tiếp khác nhau như ; thông báo, trao đổi, tác động, chứïng minh, sai khiến hay thẩm miî... sẽ dẫn đến cách dùng từ, đặt câu và phương pháp diễn đạt khác nhau. 4.2- Phong cách ngôn ngữ và lời nói cá nhân: Trong nói năng, dù muốn hay không, mọi người đều nói, viết theo một phong cách ngôn ngữ nhất định . Tuy nhiên, việc vận dụng đó còn tuỳ thuộc vào năng lực ngôn ngữ của mỗi người, không phải ai cũng sử dụng phù hợp, đúng đắn, sâu sắc và tinh tế như nhau. Lời nói cá nhân là kết quả của việc thực hiện phong cách ngôn ngữ của mỗi cá nhân ở trong thực tế. Lời nói cá nhân vừa bao hàm cái chung, phong cách ngôn ngữ, vừa chứa đựng cái riêng, do cá nhân sử dụng. PCCNNN là cái chung, cái trừu tượng tồn tại trong ý thức của mỗi người, còn lời nói cá nhân là cái riêng, cái cụ thể tồn tại trong những phát ngôn cụ thể. Mối quan hệ giữa PCCNNN và lời nói cá nhân là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái có tính logic và cái có tính lịch sử. PCCNNN không chỉ quy định lời nói cá nhân mà ngược lại nó còn được lời nói cá nhân nuôi dưỡng. Mỗi biến đổi của PCCNNN đều bắt đầu từ lời nói cá nhân. Xét cho cùng, mối quan hệ giữa PCCNNN và lời nói cá nhân được xây dựng và xác định trên cơ sở của mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và lời nói. V- CHUẨN MỰC NGÔN NGỮ VÀ CHUẨN MỰC PHONG CÁCH: 1- Chuẩn mực ngôn ngữ: 13 Chuẩn mực ngôn ngữ là hệ thống các phương tiện biểu hiện tốt nhất, hợp lí nhất và được mọi người thừa nhận, cùng sử dụng để giao tiếp với nhau trong một thời kỳ nhất định. Chuẩn mực ngôn ngữ được thể hiện trong các phạm vi: Phát âm, chữ viết, dùng từ và đặt câu. Ví dụ: * Về cách phát âm: Chuẩn mực Không chuẩn mực - Hà Nam Ninh - Hà Lam Linh - Cá rô - Cá gô - Con trâu trắng nằm trong - Con tâu tắng nằm tong bụi te. bụi tre. Chuẩn mực ngôn ngữ phụ thuộc vào lịch sử, nó thể hiện những quy luật lịch sử của sự phát triển của ngôn ngữ cũng như những khuynh hướng phát triển tiêu biểu của thời đại. Do đó, chuẩn mực ngôn ngữ là tập hợp những phương tiện ngôn ngữ phù hợp với yêu cầu của xã hội, rút ra từ sự lựa chọn trong các yếu tố ngôn ngữ. Ðể lựa chọn tốt, tìm những yếu tố ngôn ngữ nhằm sử dụng phù hợp tất phải có sự so sánh. Cho nên , chuẩn mang tính chất so sánh. Vì thế, không có biến thể, không có sự lựa chọn biến thể thì không có sự so sánh và chuẩn. Giải quyết vấn đề biến thể là công việc của chuẩn mực ngôn ngữ. Chức năng của chuẩn chính là sự quy định và điều chỉnh cách sử dụng các biến thể ngôn ngữ. Chuẩn mực ngôn ngữ chỉ trả lời câu hỏi Dùng có đúng với ngôn ngữ văn hóa hay không ?. Chuẩn mực ngôn ngữ chỉ giải quyết vấn đề nên sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nào cho phù hợp với cái chung. Việc sử dụng ngôn ngữ như thế nào để đạt hiệu quả cao thì chuẩn mực ngôn ngữ không bàn đến. 2- Chuẩn mực phong cách: Chuẩn mực phong cách là toàn bộ cách chỉ dẫn thể hiện tíïnh quy luật bắt buộc ở một thời kì nhất định của một ngôn ngữ sao cho phù hợp với phong cách của hoạt động lời nói và với các kiểu và thể loại văn bản. Chuẩn mực phong cách gắn với phạm vi đặc trưng của hoạt động lời nói, với một kiểu, một thể loại văn bản cụ thể. Cho nên , chuẩn mực phong cách chỉ trả lời câu hỏi Dùng có phù hợp với ngữ cảnh hay hoàìn cảnh này không ? . 14 Ví dụ: - Trong nói năng thân mật hàng ngày, dùng các từ như : Cây số, kí, cân, lạng, thước... là phù hợp nhưng trong phong cách khoa học chúng ta phải dùng: Kilomet, kilogam, mét,... Chuẩn mực phong cách không thủ tiêu mà lợi dụng các biến thể, quy định phạm vi sử dụng cho từng biến thể để tận dụng khả năng diễn đạt của ngôn ngữ nhằm đáp ứng các yêu cầu diễn đạt ngày càng đa dạng, phức tạp, tinh tế của trí tuệ và tình cảm của con người. VI- CÁC DẠNG CỦA LỜI NÓI: 1- Phong cách chức năng ngôn ngữ và dạng của lời nói : Các PCCNNN được phân biệt trên cơ sở các nhân tố ngoài ngôn ngữ (Ðối tượng, hoàn cảnh, mục đích giao tiếp ) tức là trên cơ sở của sự lựa chọn có mục đích của những phương tiện ngôn ngữ thích hợp nhất với những điều kiện giao tiếp nhất định. Các dạng của lời nói ( dạng nói và dạng viết ) được phân biệt bởi chính những phương tiện vật chất của giao tiếp ( ngữ âm hay chữ viết ) và bởi chính những điều kiện của hoạt động lời nói . PCCNNN và dạng của lời nói là những khái niệm khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ với nhau, đan chéo vào nhau. Ngày nay, dạng nói và dạng viết đều có thể tồn tại trong tất cả các phong cách chức năng ngôn ngữ. Tuy nhiên ở những phong cách khác nhau sự thể hiện giữa hai dạng này không đồng đều. Ví dụ, trong phong cách khẩu ngữ, dạng nói là chủ yếu nhưng ở phong cách hành chính, dạng viết lại chiếm ưu thế. 2- Sự khác nhau giữa dạng nói và dạng viết về phương diện vật chất: 2.1- Dạng nói dùng âm thanh, ngữ điệu làm phương tiện biểu hiện. Trong dạng này, sự thay đổi về ý nghĩa và về cảm xúc phụ thuộc nhiều vào ngữ điệu. Ngữ điệu thường đi liền với vẻ mặt, cử chỉ, dáng điệu của người nói nên tính chất gợi cảm lại càng tăng. Chính ngữ điệu làm cho từ ngữ có sắc thái đa dạng, có khi đối lập hẳn nhau về nghĩa. Ðiều cần chú ý, trong cùng dạng nói, nhưng dạng nói ở mỗi phong cách chức năng ngôn ngữ lại khác nhau, có sự thể hiện không giống nhau. 2.2- Dạng viết dùng kí tự làm phương tiện biểu hiện. Ở dạng này, sự thể hiện của ngữ điệu không cụ thể. Ðiều cần chú ý, mọi hình thức nói đều có thể cố định hoá bằng 15 chữ viết và mọi văn bản viết đều có thể chuyển sang dạng nói. Khi ở dạng nào, chúng sẽ bị chi phối bởi phương tiện biểu hiện ngôn ngữ. 3- Sự khác nhau giữa dạng nói và dạng viết về điều kiện của hoạt động giao tiếp: Dạng nói hướng vào sự tri giác và sự phản ứng không chậm trễ của cá nhân. Dạng viết không hướng vào sự tri giác và sự phản ứng như vậy. Dạng nói thường xuyên sử dụng những phương tiện đi kèm ngôn ngữ: nét mặt, cử chỉ, dáng điệu. Dạng viết không có khả năng sử dụng những phương tiện đi kèm ngôn ngữ này. Dạng nói đòi hỏi phát ngôn phải được tri giác nhanh chóng vì dạng nói dùng ngữ âm làm phương tiện biểu hiện, mà đặc điểm của nó là lời nói gió bay cần phải nghe hiểu kịp thời. Còn dạng viết thì có đặc điểm là dùng văn tự làm phương tiện biểu hiện, cho nên để hiểu một văn bản ta có thể đọc đi, đọc lại nhiều lần. 4- Sự khác nhau giữa dạng nói và dạng viết về đặc điểm ngôn ngữ : Ðặc điểm ngôn ngữ nổi bật của dạng nói là yếu tố dư và hình thức tỉnh lược. Yếu tố dư do giao tiếp ở dạng nói thường liên tục, khẩn trương, để cho người nghe kịp theo dõi, kịp tiếp thu, người ta thường lặp đi lặp lại một phương tiện ngôn ngữ nào đó. Hình thức tỉnh lược thường được sử dụng để khỏi mất thời gian và do có sự hiện diện của hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Ðặc điểm ngôn ngữ nổi bật của dạng viết là từ ngữ chính xác, kết cấu ngữ pháp, ngữ nghĩa chặt chẽ, hoàn chỉnh. VII- PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỰ BIỂU ĐẠT CỦA PHONG CÁCH HỌC: Phương pháp phân tích thích hợp để chỉ ra tính có hiệu lực, tức mức độ hiệu lực của sự biểu đạt là liên hội- so sánh giữa sự biểu đạt đã được lựa chọn với những sự biểu đạt cùng nghĩa không được tuyển chọn. Trình tự phân tích như sau: - Xác định nội dung cơ sở của sự biểu đạt. - Tìm các sự kiện biểu đạt cùng nghĩa, liên hội, so sánh với sự biểu đạt đã được lựa chọn để rút ra nét khác biệt, cái riêng của sự biểu đạt được lựa chọn. - Kết luận về mức độ hiệu lực của sự biểu đạt. 16 Trình tự thứ nhất để phân tích sự biểu đạt của phong cách học có thể lược bỏ nếu nội dung cơ sở quá rõ ràng. Mục đích của trình tự thứ hai là rút ra được đặc điểm tu từ của hình thức biểu đạt cùng nghĩa được lựa chọn. Phương pháp liên hội- so sánh nói trên đòi hỏi người sử dụng phải có một vốn tổng hợp, ngoài phong cách học, nhưng thiếu nó không thể thực hiện được: - Sự nhạy cảm đối với ngôn ngữ; - Vốn ngôn ngữ; - Vốn văn hóa, kinh nghiệm và vốn sống cần thiết. ---***--Bài tập thực hành: 1- Có ba quan điểm khác nhau về đối tượng của phong cách học: - Quan điểm coi đối tượng là yếu tố biểu cảm của ngôn ngữ ; - Quan điểm coi đối tượng là các phong cách chức năng ngôn ngữ; - Quan điểm coi đối tượng là quy luật lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ. Quan điểm nào là hợp lí hơn cả? Hãy chứng minh. 2- Phân tích đặc điểm tu từ của bài thơ sau : O du kích nhỏ giương cao súng Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu Ra thế to gan hơn béo bụng Anh hùng đâu cứ phải mày râu “ ( Tấm ảnh -Tố Hữu ) 3-Hãy chứng minh trong giao tiếp, các nhân tố ngoài ngôn ngữ chi phối việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ. 4- Thế nào là chuẩn mực ngôn ngữ ? Thế nào là chuẩn mực phong cách? Cho ví dụ. 5- Vận dụng phương pháp phân tích sự biểu đạt của phong cách học để phân tích ba bài ca dao sau : a- Anh nói ( thì ) em cũng nghe anh ( Nhưng ) bát cơm đã trót chan canh mất rồi 17 Nuốt vào đắng lắm anh ơi ! Nhổ ra thì để tội trời ai mang ? b- Tưởng nước giếng sâu, nối sợi dây dài Ai ngờ nước giếng cạn, tiếc hoài sợi dây . c- Thân em như trái bần trôi Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu? 6- Trong bản thảo Di chúc, chủ tịch Hồ Chí Minh viết: ... Năm nay tôi vừa tròn 79 tuổi, tuy sức khoẻ có kém so với vài năm trước đây. Ðiều đó cũng bình thường thôi... Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này phòng khi tôi phải đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê nin và các vị cách mạng tiền bối khác. Trong bản Di chúc chính thức, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay các từ: bình thường, phải bằng các từ: không có gì là lạ, sẽ. Sự thay đổi trên có tạo nên một nội dung biểu đạt mới? Hãy lí giải. 18 Chương II: CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT I- VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI 1- Ý nghĩa: Ðứng về mặt ngôn ngữ học thì việc phân loại và miêu tả các phong cách chức năng ngôn ngữ tiếng Việt là yêu cầu lí thuyết đặt ra cho bất kì ngôn ngữ nào đã và đang ở thời kì phát triển. Trong giao tiếp, phong cách chức năng ngôn ngữ luôn giữ vai trò môi giới. Tất cả những nét phong phú và sâu sắc, thâm thuý và tinh tế, tất cả những khả năng biến hoá của tiếng Việt đều thể hiện trong phong cách và qua phong cách. Tất cả những vấn đề quan trọng như Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Chuẩn hoá ngôn ngữ,phát triển và nâng cao tiếng Việt văn hoá... đều phải được giải quyết trong sự gắn bó mật thiết với phong cách. Mọi sự non kém, thiếu sót về ngôn ngữ đều sẽ bộc lộ khi sử dụng các phong cách chức năng ngôn ngữ. Ðối với nhà trường, sự phân loại và miêu tả các PC sẽ tạo ra những cơ sở khoa học về tiếng Việt để biên soạn những tài liệu học tập, giảng dạy hoàn chỉnh về tiếng Việt. Sự phân loại và miêu tả các phong cách có ý nghĩa về nhiều mặt: ý nghĩa xã hội, ý nghĩa lí luận và ý nghĩa sư phạm. 2- Các cách phân loại PCNN: Việc phân loại các phong cách chức năng là một vấn đề đã được đặt ra từ thời Mĩ từ pháp cổ đại với lược đồ bánh xe phong cách của Virgile. Riêng ở Việt Nam vấn đề 19 này chỉ mới thực sự quan tâm từ khi có các giáo trình về phong cách học. Cụ thể là trong quyển Giáo trình Việt ngữ tập III của Ðinh Trọng Lạc xuất bản năm 1964. Từ đó đến nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại các PCCNTV. Và, thực tế vấn đề này vẫn chưa có tiếng nói chung cả về số lượng các phong cách và cả về thuật ngữ.. Có thể khảo sát hai quan điểm về cách phân loại qua hai bộ giáo trình Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt của giáo sư Cù Ðình Tú và Phong cách học tiếng Việt của giáo sư Ðinh Trọng Lạc (chủ biên ) và Nguyễn Thái Hoà. 1-GS Cù Ðình Tú phân loại dựa trên sự đối lập giữa PC khẩu ngữ tự nhiên và PC ngôn ngữ gọt giũa. Sau đó, trên cơ sở chức năng giao tiếp của xã hội mà chia tiếp PC ngôn ngữ gọt giũa thành : PC khoa học, PC chính luận, PC hành chính. PC ngôn ngữ văn chương được khảo sát riêng không nằm trong phong cách ngôn ngữ gọt giũa. Sơ đồ phong cách tiếng Việt được biểu hiện như sau : Tiếng Việt toàn dân Phong cách khẩu ngữ tự Phong cách ngôn ngữ gọt giũa nhiên Phong Phong Phong Phong cách cách cách cách ngôn khoa chính hành văn ngữ học luận chính chương 2- GS Ðinh Trọng Lạc phân loại phong cách chức năng tiếng Việt ra làm 5 loại : PC Hành chính- công vụ, PC khoa học- kỹ thuật, PC báo chí- công luận, PC chính luận và PC sinh hoạt hàng ngày. Theo giáo sư, lời nói nghệ thuật không tạo ra phong cách chức năng riêng mà chỉ là một kiểu chức năng của ngôn ngữ. So sánh hai cách phân loại trên chúng ta thấy: Cách thứ nhất phân loại còn thiếu một phong cách CNNN đang tồn tại thực tế hiện nay trong tiếng Việt , đó là PC thông tấn ( Ở đây chúng tôi dùng thuật ngữ thông tấn thay cho thuật ngữ báo chí ). Cách thứ hai lại không có PC ngôn ngữ văn chương trong hệ thống PCCNNN tiếng Việt . Ðiều này không đảm bảo tính hệ thống của PCCNNN tiếng Việt và mâu thuẫn về khái niệm phong cách đã được đề cập ở phần phân loại của tác giả. Giáo trình này phân loại các PCCNNN tiếng Việt ra làm 6 loại. Ðó là : PC khẩu ngữ, PC khoa học, PC thông tấn, PC chính luận, PC hành chính và PC văn chương. 20 II- MIÊU TẢ CÁC PCCN NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT 1- Phong cách khẩu ngữ: a- Khái niệm: Phong cách KN là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, đồng hành,... PCKN có các dạng thể hiện như : chuyện trò, nhật kí, thư từ. Trong đó chuyện trò thuộc hình thức hội thoại, nhật kí thuộc hình thức văn bản tự thoại và thư từ thuộc hình thức văn bản cách thoại. Tuy nhiên, có thể thấy ở phong cách này, dạng nói là dạng giao tiếp chủ yếu. Ở dạng này tất cả những nét riêng trong sự thể hiện như: đặc trưng, đặc điểm ngôn ngữ được bộc lộ rõ và hết sức tiêu biểu. Có điều cần phải chú ý là không phải dạng nói nào cũng thuộc PCKN. Chỉ có những lời nói ( chuyện trò) trong giao tiếp mang tính không nghi thức mới thuộc PCKN. Ở PC này người ta còn chia làm hai dạng: PCKN văn hoá và PCKN thông tục. Ở mỗi dạng này lại có sự thể hiện riêng cả về đặc trưng cũng như về đặc điểm ngôn ngữ. Do đó, mỗi PCCNNN không phải là một khuôn mẫu khô cứng. b- Chức năng và đặc trưng: 1- Chức năng : PCKN có các chức năng : trao đổi tư tưởng tình cảm và chức năng tạo tiếp. Những vấn đề mà PCKN đề cập không chỉ là những vấn đề cụ thể, đơn giản trong đời sống tình cảm, sinh hoạt hàng ngày mà còn là những vấn đề trừu tượng, phức tạp như chính trị xã hội, khoa học, nghệ thuật, triết học,... 2- Ðặc trưng: PCKN có 3 đặc trưng : 2.1- Tính cá thể: Ðặc trưng này thể hiện ở chỗ khi giao tiếp, người nói bao giờ cũng thể hiện vẻ riêng về thói quen ngôn ngữ của mình khi trao đổi, chuyện trò, tâm sự với người khác. Ngôn ngữ là công cụ chung dùng để giao tiếp trong một cộng đồng nhưng ở mọi người có sự vận dụng và thể hiện không giống nhau do nhiều nguyên nhân như: nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, tâm lí, tính cách, trình độ học vấn, văn hoá... Ðặc trưng này khiến cho sự thể hiện của phong cách KN cực kì phong phú, phức tạp, đa dạng. 21 2.2- Tính cụ thể: Ở PCKN, những cách nói trừu tượng, chung chung tỏ ra không thích hợp. Ðiều này do giao tiếp ở đây thường là giao tiếp hội thoại, sự tiếp nhận và phản hồi thông tin, tình cảm cần phải tức thời và ngắn gọn. Ðặc trưng này đã giúp cho sự giao tiếp trong sinh hoaüt hàng ngày trở nên nhanh chóng, dễ dàng, ngay trong trường hợp phải đề cập đến những vấn đề trừu tượng. Ví dụ: Tôi cười nhạt: - Nghe anh nói, tôi nản quá. Như vậy cuộc kháng chiến của ta có lẽ đến hỏng à? Anh chộp lấy câu của tôi, nhanh như một con mèo vồ con chuột: - Âúy đấy, tôi bi lắm. Cứ quan sát kĩ thì rất nản. Nhưng tôi chưa nản có lẽ chỉ vì tôi tin vào Ông Cụ. Tôi cho rằng cuộc Cách mạng tháng Tám cũng như cuộc kháng chiến hiện nay chỉ ăn vì người lãnh đạo cừ. Hồ Chí Minh đáng lẽ phải cứu vãn một nước như thế nào kia, mới xứng tài. Phải cứu một nước như nước mình kể cũng khổ cho Ông Cụ lắm. Anh tính tượng trưng cho phong trào giải phóng cả một cái đệ tứ cường quốc là Ðại Pháp mà cũng chỉ có đến thằng Ðờ Gôn. Tôi nhắc đến tên mấy nhân vật kháng chiến cũ của Pháp, còn đáng tiêu biểu bằng mấy Ðờ Gôn. Anh lắc đầu: - Bằng thế nào được Hồ Chí Minh! Và anh tiếp: - Ông Cụ làm những việc nó cừ quá, đến nỗi tôi cứ cho rằng dù dân mình có tồi đi nữa, Ông Cụ xoay quanh rồi cũng cứ độc lập như thường. Những cú như cú Hiệp định sơ bộ mồng 6 tháng 3 thì đến chính thằng Mĩ cũng phải lắc đầu: nó cho rằng không thể nào bịp Ông Già nổi. Thằng Pháp thì nghĩa lí gì? Bệt lắm rồi. Không có thằng Mĩ xui thì làm gì Pháp dám trở mặt phản Hiệp định mồng 6 tháng 3? Mình cho nó như vậy là đã phúc đời nhà nó rồi. Ðáng lẽ nó phải làm chằng chằng lấy chứ? (Nam Cao) 2.3- Tính cảm xúc: Ðặc trưng này gắn chặt với tính cụ thể. Khi giao tiếp ở phong cách KN người ta luôn luôn bộc lộ thái độ tư tưởng, tình cảm của mình đối với đối tượng được nói đến. Những cách diễn đạt đầy màu sắc tình cảm đã nảy sinh trực tiếp từ những tình huống cụ thể trong thực tế đời sống muôn màu muôn vẻ. Chính thái độ, tình cảm, cảm xúc làm thành nội dung biểu hiện bổ sung của lời nói, giúp người 22 nghe có thể hiểu nhanh chóng, hiểu sâu sắc nội dung cơ bản và nhất là mục đích, ý nghĩa của lời nói. Ví dụ: Anh Mịch nhăn nhó nói: - Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị, kẻo ông ấy đánh chết. Ông Lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa: - Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi. - Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi, thì ông Nghị ghét con, cả nhà con khổ. - Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy, không được à? - Ðối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con con chết đói. - Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm. Ðứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù. ( Nguyễn Công Hoan) c- Ðặc điểm ngôn ngữ: 1- Ngữ âm : Khi nói năng ở PC này người ta không có ý thức hướng tới chuẩn mực ngữ âm mà nói năng thoải mái, không những trong phát âm mà cả trong điệu bộ cử chỉ. Chính vì đặc điểm này mà chúng ta thấy PCKN là PC tồn tại rất nhiều những biến thể ngữ âm. Ngữ điệu trong PCKN mang dấu ấn riêng của cá nhân, có tính chất tự nhiên , tự phát. Trong một số trường hợp, ngữ điệu là nội dung thông báo chính chứ không phải là lời nói. 2- Từ ngữ: - Ðặc điểm nổi bật nhất của PC này là thường dùng những từ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm. - Khi gọi tên hàng ngày, người ta không thích dùng tên khai sinh vì cách gọi này thường kém cụ thể, ít gợi cảm. Người ta tìm những cách đặt tên khác có khả năng gợi ra hình ảnh, đặc điểm cụ thể riêng biệt thường có ở một cá nhân. - Những từ biểu thị các nhu cầu vật chất và tinh thần thông thường ( như ăn, ở, đi lại, học hành, thể dục thể thao, chữa bệnh, mua bán, giao thiệp, vui chơi, giải trí, sinh hoạt trong gia đình, trong làng xóm...) chiếm tỉ lệ lớn, có tần suất cao. 23 * Một số hiện tượng nổi bật: + Có một lớp từ chuyên dùng cho PCKN mà ít dùng ở các PC khác. Ví dụ: Hết xảy, hết ý, số dách, bỏ bố, bỏ mẹ, cút, chuồn... Những tiếng tục, tiếng lóng cũng chỉ dùng ở PC này. + Sử dụng nhiều từ láy và đặc biệt là láy tư. Ví dụ như: đỏng đa đỏng đảnh, nhí nha nhí nhảnh, tầm bậy tầm bạ, lí la lí lắt... Có khi sử dụng kiểu láy chen như: -Làm ăn như tao thật là đáng chết, khách đến thì ít mà khứa đến thì nhiều. + Hay dùng cách nói tắt. Ví dụ : Nhân khẩu ( khẩu; chán nản ( nản; bi quanàbi. + Sử dụng những kết hợp không có quy tắc. Ví dụ: Ðẹp ( đẹp mê hồn, đẹp mê li rụng rốn, đẹp tàn canh giá lạnh, đẹp ve kêu, đẹp bá chấy... + Thường dùng những từ tượng thanh, tượng hình. + Thường dùng cách nói ví von, so sánh, chuyển nghĩa ẩn dụ hoặc hoán dụ. 3- Cú pháp: - Trong tổng số những cấu trúc cú pháp được sử dụng ở PC này, câu đơn chiếm tỉ lệ lớn và có tần suất cao. Ðặc biệt, câu gọi tên ( như: câu cảm thán, câu chào hỏi, ứng xử...) được sử dụng nhiều. - Ðặc điểm nổi bật ở PC này là tồn tại hai xu hướng trái ngược nhau. Một mặt, khẩu ngữ dùng kết cấu tỉnh lược, có khi tỉnh lược đến mức tối đa nói bằng sự để trống hoàn toàn, mặt khác, dùng các kết cấu cú pháp có xen những yếu tố dư, lặp lại, có khi dư thừa một cách dài dòng lủng củng. Ðây là một ví dụ về cách nói có xen nhiều yếu tố dư: Bác Phô gái, dịu dàng, đặt cành cau lên bàn, ngồi xổm ở xó cửa, gãi tai, nói với ông Lí: - Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám đến kêu. Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng vội. - Ồ, việc quan không phải như chuyện đàn bà của các chị! - Thì lạy thầy, thế này, làng ta thì đông, thầy cắt ai không được. Tại nhà con ốm yếu, nên xin thầy hoãn cho đến lượt sau. - Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó nó xem à? ( Nguyễn Công Hoan) 24 d- Diễn đạt: Do được dùng trong sinh hoạt hàng ngày nên PCKN có tính tự do, tuỳ tiện và phụ thuộc rất nhiều vào tâm lí, cảm hứng của người trong cuộc. Ðiều này dẫn đến tình trạng đề tài, đối tượng được đề cập trong PCKN ít khi tập trung, đứt đoạn, ý nọ xọ ý kia, thiếu tính liên tục. Ví dụ: Hoàng:- Lần thi này mày có dùng phao không? Minh:- Không. Giám thị coi ngặt quá. Có lẽ thi lại. Thành:- Thế mà vẫn có đứa phao được đấy. Nó giả vờ đau bụng ra ngoài. Hoàng:- Cứ phải học chắc thì vẫn hơn. À, chiều nay ta đi bách hoá cái nhỉ. Thành:- Làm gì? Hoàng:- Mua miếng vải may quần. Minh:- Mua vải làm gì? Mua quần may sẵn có hơn không? Chiều vào Hà Ðông đi. Chấn:- Hà Ðông dạo này đang làm lại cái cầu to lắm. Thành:- Thị xã này bây giờ rất đẹp. Hai bờ sông đã kè đá cả rồi. Như sông Nhêva ấy. Minh:- Mày đi Nga rồi à? Thành:- Không. Nghe người ta nói thế. Hoàng:- Tao đã uống cà phê ở quán Hương Giang một lần. Cạnh bờ sông, mát lắm. Minh:- Chẳng bằng quán Anh Chi ở Hồ Tây. Chấn:- Mai lớp mình có phụ đạo triết học không? Hoàng:- Hình như vào buổi chiều. Triết học loằng ngoằng quá, 76 câu hỏi. Thành:- Cô giáo không hạn chế thì toi... [4, 90, 91] 2- Phong cách khoa học: a- Khái niệm: PC khoa học là PC được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Ðây là PC ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. Khác với PCKN, PC này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học ( ngoại trừ dạng phổ cập khoa học). 25 PC khoa học có ba biến thể: PC khoa học chuyên sâu, PC khoa học giáo khoa và PC khoa học phổ cập. Khác với PC khẩu ngữ, ở PC này dạng viết là tiêu biểu. b- Chức năng và đặc trưng: 1- Chức năng: PC khoa học có hai chức năng là: thông báo và chứng minh. Một vài giáo trình trước đây cho rằng PCKH có chức năng chủ yếu là thông báo [14],[15]. Quan niệm trên tỏ ra không bao quát hết bản chất của PC này. Chính chức năng chứng minh tạo nên sự khu biệt giữa PCKH với các PC khác. Văn bản thuộc PC này không chỉ thuần thông báo các sự kiện, sự vật tồn tại trong thực tế khách quan mà còn phải chứng minh, làm sáng tỏ ý nghĩa của các sự kiện ấy. 2- Ðặc trưng: PC khoa học có 3 đặc trưng : 2.1- Tính trừu tượng- khái quát: Mục đích của khoa học là phát hiện ra các quy luật tồn tại trong các sự vật, hiện tượng nên phải thông qua trừu tượng hoá, khái quát hoá khi nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan. Trừu tượng hoá chính là con đường của nhận thức lí tính giúp ta thoát khỏi những nhận biết lẻ tẻ, rời rạc ở giai đoạn cảm tính. Ví dụ , để có khái niệm PCCNNN, người ta đã phải trừu tượng hoá tất cả các văn bản, các dạng lời nói trong quá trình hoạt động ngôn giao. 2.2- Tính logic: Cách diễn đạt của PC khoa học phải biểu hiện năng lực tổng hợp của trí tuệ, phải tuân theo quy tắc chặt chẽ từ tư duy logic hình thức đến tư duy logic biện chứng. Các nội dung ý tưởng khoa học của người viết phải được sắp xếp trong mối quan hệ logic, tránh trùng lặp hoặc mâu thuẫn; những khái quát, suy lí khoa học không được phủ định lại những tài liệu (cứ liệu) làm cơ sở cho nó... 2.3- Tính chính xác- khách quan: PC khoa học không được phép tạo ra sự khác biệt giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Một văn bản khoa học chỉ có giá trị thực sự khi đưa đến người tiếp nhận những thông tin chính xác về các phát hiện, phát minh khoa học. Muốn vậy, văn bản khoa học phải đảm bảo tính một nghĩa. Nghĩa là nó không cho phép nhiều cách hiểu khác nhau hoặc hiểu một cách mơ hồ. Chân lí khoa học luôn phụ thuộc vào các quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Những từ ngữ biểu cảm, những ý kiến chủ quan không thích hợp ở PC này. c- Ðặc điểm : 26 1- Ngữ âm: Khi phát âm ở PC này người ta thường có ý thức hướng đến chuẩn mực ngữ âm. Ngữ điệu có thể được dùng hạn chế để tăng thêm sức thuyết phục của sự lập luận 2- Từ ngữ: - Sử dụng nhiều và sử dụng chính xác thuật ngữ khoa học. - Những từ ngữ trừu tượng, trung hòa về sắc thái biểu cảm xuất hiện với tần số cao và thích hợp với sự diễn đạt của PC này. Ví dụ: Cái mô hình ngữ pháp miêu tả mà N. Chomsky thừa nhận là có tính khách quan và chặt chẽ nhất là mô hình ICs ( với lối phân tích lưỡng phân liên tục, từ S ( tức Sentence đến NP, VP ( tức noun phrase, verb phrase) rồi đến những thành tố trực tiếp khác trong lòng chúng cho đến hình vị cuối cùng), nhưng áp dụng nó vào việc tạo sinh câu thì vẫn có thể tạo ra những câu kỳ quặc kiểu như The colorless green ideas sleep furiously (Những tư tưởng không màu màu xanh lục ngủ một cách giận dữ)! Với sự sáng lập ngữ pháp tạo sinh, N.Chomsky là người đầu tiên đi vào nghiên cứu ngữ pháp của hoạt động tạo ra lời. Ðây là cống hiến quan trọng của N. Chomsky mà lịch sử ngôn ngữ học sẽ trân trọng ghi khắc, một cống hiến có giá trị tạo ra một giai đoạn phát triển mới trong tiến trình ngôn ngữ học thế giới. [ 11,29] - Các đại từ ngôi thứ ba ( người ta) và đại từ ngôi thứ nhất ( ta, chúng ta, chúng tôi ) với ý nghĩa khái quát được dùng nhiều. Ví dụ: Và như vậy, ta lại trở về với một cách hiểu xuất phát của từ phong cách mà không chỉ là ngôn ngữ hay hoạt động ngôn ngữ nghệ thuật hay phi nghệ thuật v.v... đó là: những đặc trưng hoạt động bằng lời nói được lặp đi lặp lại ở một người nào đó, ở một môi trường ngôn ngữ hay một cộng đồng có khả năng khu biệt với những kiểu biểu đạt ngôn ngữ khác; nói cách khác nó là tổng số của những dấu hiệu khu biệt của các sự kiện lời nói trong giao tiếp, phản ánh một cấu trúc bên trong và một cơ chế hoạt động ngôn ngữ. [5, 130] 3- Cú pháp: -PC khoa học sử dụng các hình thức câu hoàn chỉnh, kết cấu câu chặt chẽ, rõ ràng để đảm bảo yêu cầu chính xác, một nghĩa và tránh cách hiểu nước đôi nước ba. - Các phát ngôn hàm chứa nhiều lập luận khoa học, thể hiện chất lượng tư duy logic cao. 27 - Câu điều kiện-hệ quả và câu ghép được sử dụng nhiều. Nội dung của các phát ngôn đều minh xác. Sự liên hệ giữa các vế trong câu và giữa các phát ngôn với nhau thể hiện những luận cứ khoa học chặt chẽ. Vì vậy, độ dư thừa trong các phát ngôn nói chung là ít, mà cũng có thể nói là ít nhất, so với các phát ngôn khác. -Văn phong KH thường sử dụng những cấu trúc câu khuyết chủ ngữ, hoặc câu có chủ ngữ không xác định. 3- Phong cách thông tấn : a. Khái niệm: PC thông tấn là PC được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự .( Thông tấn : có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi.) Báo chí, nhất là báo hàng ngày, là nơi đăng tải các loại tin tức, kiến thức có tính tổng hợp và cập nhật hoá, trong đó hầu như hiện diện đủ tất cả các loại phong cách như : khoa học, hành chính, chính luận, văn chương. Do đó, không nên gọi phong cách thông tấn là phong cách báo chí. PC thông tấn có các loại: văn bản cung cấp tin tức, văn bản phản ánh công luận và văn bản thông tin- quảng cáo. Phong cách thông tấn tồn tại cả ba dạng: dạng nói (kênh nói được dùng ở các đài phát thanh); dạng hình và nói (kênh nói và hình được dùng ở đài truyền hình); dạng viết ( kênh viết được dùng trên báo và tạp chí...). b- Chức năng và đặc trưng : 1- Chức năng: PC thông tấn có hai chức năng là thông báo và tác động. Báo chí ra đời trước hết là do nhu cầu thông tin. Qua báo chí, người ta tiếp cận được nhanh chóng các vấn đề mà mình quan tâm. Do đó, phong cách thông tấn trước tiên phải đáp ứng được chức năng này. Ngoài ra, báo chí còn đảm nhận một nhiệm vụ to lớn khác là tác động đến dư luận làm cho người đọc, người nghe, người xem hiểu được bản chất của sự thật để phân biệt cái đúng cái sai, cái thật, cái giả, cái nên ngợi ca, cái đáng phê phán. 2- Ðặc trưng : PC thông tấn có 3 đặc trưng: 2.1- Tính thời sự: Thông tin phải truyền đạt kịp thời, nhanh chóng. Chỉ có những thông tin mới mẻ, cần thiết mới hấp dẫn người đọc, người nghe. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu trao đổi và tiếp nhận thông tin của con người ngày càng lớn. Báo chí sẽ 28 thoả mãn nhu cầu thông tin đó của con người, nhưng đồng thời người ta đòi hỏi đấy phải là những thông tin kịp thời, nóng hổi. 2.2- Tính chiến đấu: Báo chí là công cụ đấu tranh chính trị của một nhà nước, một đảng phái, một tổ chức. Tất cả công việc thu thập và đưa tin đều phải phục vụ cho nhiệm vụ chính trị đó. Tính chiến đấu là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình tạo nên sự ổn định và phát triển của xã hội trên mặt trận chính trị tư tưởng. Ðấy chính là các cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới; giữa cái tiến bộ và lạc hậu; giữa tích cực và tiêu cực... 2.3- Tính hấp dẫn: Tin tức của báo, đài cần phải được trình bày và diễn đạt hấp dẫn để khêu gợi hứng thú của người đọc, người nghe. Tính hấp dẫn được coi như là một trong những yếu tố quyết định sự sinh tồn của một tờ báo, tạp chí hay các đài phát thanh, truyền hình. Ðiều này đòi hỏi ở hai mặt: nội dung và hình thức. -Về nội dung: Thông tin phải luôn luôn mới, đa dạng, chính xác và phong phú. - Về hình thức: Ngôn ngữ phải có sức thu hút, lôi cuốn người đọc, đặc biệt là ở các tiêu đề. c- Ðặc điểm : 1- Ngữ âm: Với các đài phát thanh và truyền hình trung ương, đòi hỏi khi đưa tin phải phát âm chuẩn mực. Với các đài phát thanh và truyền hình của địa phương hoặc khu vực, có thể sử dụng một cách có chừng mực một số biến thể phát âm thuộc một phương ngôn nào đó, nơi mà đài phủ sóng. 2- Từ ngữ: 2.1- Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Do vậy, từ ngữ được dùng trong phong cách thông tấn trước hết phải là từ ngữ toàn dân, có tính thông dụng cao. Tuy nhiên, ở mỗi thể loại có sự thể hiện khác nhau: - Từ ngữ trong các bài đưa tin phần lớn là lớp từ ngữ chuyên dùng trong các hoạt động của bộ máy Nhà nước và các đoàn thể. Ví dụ: (TT- Hà Nội-TP.HCM)- Theo tin từ Vụ trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (Bộ GD-ÐT), tiếp theo ba đợt tuyển sinh của các trường ÐH,CÐ, hơn 200 trường THCN trong cả nước đã bắt đầu muà tuyển sinh năm 2000.Trong đó 124 trường THCN khối trung ương và trường ÐH,CÐ có tuyển hệ THCN tập trung thi tuyển từ nay đến 29 đầu tháng tám, 90 trường THCN địa phương trong cả nước sẽ thi tuyển đến cuối tháng tám... ( Báo Tuổi trẻ ) - Từ ngữ các mẫu quảng cáo thường là tên các hàng hoá, các từ chỉ địa danh, nhân danh và các tính từ chỉ phẩm chất. Ví dụ: Raid- nhãn hiệu luôn dẫn đầu về thị phần tại hơn 120 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam và được xếp vào danh sách những sản phẩm bán chạy nhất tại Mỹ. Do đó, Raid thực sự là một nhãn hiệu đáng tin cậy cho mọi gia đình Việt Nam, với những lợi ích thiết thực: Raid- hiệu quả cao: Tiêu diệt tất cả các loại côn trùng (Gián, Muỗi, Kiến...) và diệt ngay khi tiếp xúc; duy trì hiệu quả sau 4 tuần ( đối với các loại côn trùng bò như Gián, Kiến...) Raid- An toàn cho sức khoẻ: chỉ có tác dụng đối với côn trùng. Raid - Giết côn trùng chết. ( Báo Tuổi trẻ ) - Từ ngữ trong các bài phỏng vấn, phóng sự thì thường là những từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực được tiến hành phỏng vấn hay phóng sự. Ví dụ: * Hội đồng văn hoá khi giới thiệu ông với giải thưởng Rockefeller III đã đánh giá về bảo tàng do ông làm giám đốc là một trong những bảo tàng có ấn tượng nhất trong loại hình này ở châu Á. Thưa ông, về phiïa chủ quan mình, chữ ấn tượng này nên hiểu như thế nào? - TS Nguyễn Văn Huy: Có lẽ trước hết vì bảo tàng này giới thiệu một cách bình đẳng 54 nền văn hoá của 54 dân tộc ở Việt Nam. Ðó là điều không phải ở đâu cũng làm được. Chủ thể của những nền văn hoá này được tôn trọng trong các cách giới thiệu từng thành tố văn hoá. Bảo tàng đã phản ánh một cách chân thật lịch sử, đời sống văn hoá và cuộc sống của các dân tộc... ( Báo Tuổi trẻ CN ) 2.2- Từ ngữ dùng thường có màu sắc biểu cảm- cảm xúc . Có xu hướng đi tìm cái mới trong ý nghĩa của từ. Ðiều này bộc lộ những khả năng tìm tòi, phát hiện những năng lực tiềm tàng ẩn chứa trong từ hoặc trong các kết hợp mới mẻ có tính năng động dễ đi vào lòng người. Ví dụ: Hội chứng chiến tranh vùng Vịnh, tội ác xuyên quốc gia, cuộc chiến chống bệnh tật đói nghèo, quả bom dân số, chiến tranh lạnh, xa lộ thông tin, bùng nổ thông tin, cái chết trắng, bên bờ vực phá sản, liên minh ma quỷ... 30 2.3- Có mối tương quan giữa những từ ngữ diễn cảm và những từ ngữ dùng theo khuôn mẫu có tính năng động và linh hoạt. 2.4- Dùng nhiều từ ngữ có màu sắc trang trọng. 2.5- Có lớp từ riêng dùng trong PC này, gọi là từ ngữ thông tấn. 3- Cú pháp: 3.1- Cấu trúc cú pháp thường lặp đi lặp lại một số kiểu nhất định. Trong đó, quảng cáo thường sử dụng câu đơn; bài đưa tin thường sử dụng nhiều câu ghép hoặc câu đơn có kết cấu phức tạp; bài phỏng vấn phóng sự thì tùy lĩnh vực nó đi sâu mà cấu trúc cú pháp có thể đơn giản hay phức tạp, nhưng thường là hay sử dụng nhiều câu ghép và câu phức tạp. Ví dụ: Theo Kyodo, trong cuộc họp ngay sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G-8 ở Okinawa ngày 23-7, Tổng thống Nga Vlađimia Putin và Thủ tướng Nhật Bản Yoshiro Mori đã thoả thuận rằng ông Putin sẽ đi thăm Nhật Bản từ 3 đến 5-9 để có các cuộc hội đàm về kế hoạch kí kết một hiệp ước hoà bình song phương. Nga và Nhật đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1956 nhưng chưa kí hiệp ước hoà bình vì còn bất đồng về chủ quyền quần đảo Kurin. (Báo Tuổi trẻ ). 3.2- Thường theo những khuôn mẫu văn bản và công thức hành văn nhất định. Ðưa tin có khuôn mẫu và công thức hành văn riêng; quảng cáo, phỏng vấn, phóng sự,...tuy khuôn mẫu văn bản và công thức hành văn có khác nhau nhưng cũng đều có những quy định chuẩn về những phương diện đó. 3.3- Trong các bài phóng sự điều tra, tiểu phẩm... những cấu trúc câu khẩu ngữ, câu trong PC văn chương như: câu hỏi, câu cảm thán, câu chuyển đổi tình thái, câu tỉnh lược, câu đảo trật tự các thành phần cú pháp cũng được khai thác sử dụng nhằm thực hiện chức năng riêng của mỗi thể loại. 4- Phong cách chính luận : a- Khái niệm: TOP PC chính luận là PC được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. Người giao tiếp ở PC này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội. Ðây là khái niệm ít nhiều mang tính truyền thống và việc phân giới giữa PC này với PC khoa học, PC thông tấn vẫn còn một số quan niệm chưa thống nhất. [4], [8],[14],[15]. b- Chức năng và đặc trưng : 31 1- Chức năng : PC chính luận có ba chức năng: thông báo, tác động và chứng minh. Chính vì thực hiện các chức năng này mà ta thấy PC chính luận có sự thể hiện đặc trưng và đặc điểm ngôn ngữ có nét giống với PC thông tấn, PC khoa học và cả PC văn chương. 2- Ðặc trưng: PC chính luận có ba đặc trưng: 2.1- Tính bình giá công khai: Người nói, người viết bao giờ cũng bộc lộ công khai một cách rõ ràng trực tiếp quan điểm, thái độ của mình đối với sự kiện. Ðây là đặc trưng khu biệt PC chính luận với PC khoa học và PC văn chương. Nếu văn chương là bình giá gián tiếp, khoa học là tránh sự thể hiện những yếu tố cảm tính chủ quan thì ngôn ngữ của PC chính luận bao giờ cũng bộc lộ trực tiếp quan điểm, thái độ của mình về một vấn đề thời sự của xã hội. Sự bình giá này có thể là của cá nhân hoặc nhân danh một tổ chức, đoàn thể chính trị nào đó. 2.2- Tính lập luận chặt chẽ: Ðể bày tỏ chính kiến, giải thích, thuyết phục và động viên mọi người tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thời sự nóng hổi của đất nước, sự diễn đạt ở PC này đòi hỏi có tính chất lập thuyết. Nghĩa là phải bằng những lí lẽ đúng đắn, có căn cứ vững chắc, dựa trên cơ sở những luận điểm, luận cứ khoa học mà đấu tranh, thuyết phục, động viên. Tính lập luận chặt chẽ thể hiện ở việc khai thác những quan hệ chiều sâu giữa hình thức ngôn ngữ và mục đích biểu đạt. Một văn bản chính luận hay thường là những văn bản chưá đựng nhiều hàm ý sâu sắc, có sức chinh phục lòng người, có sức cuốn hút mãnh liệt. 2.3- Tính truyền cảm: PC chính luận cóï tính truyền cảm mạnh mẽ , tức sự diễn đạt hùng hồn, sinh động có sức hấp dẫn và đạt hiệu quả cao, thuyết phục cả bằng lí trí, cả bằng tình cảm, đạo đức. Ðặc trưng này tạo nên sự khu biệt giữa PC chính luận với PC khoa học, thông tấn và khiến PC này gần với PC văn chương. Trong văn bản chính luận, chúng ta thường bắt gặp các biện pháp tu từ, những từ ngữ có đặc điểm tu từ cao nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ về mặt âm thanh và ý nghĩa. c- Ðặc điểm : 1- Ngữ âm: Có ý thức hướng tới chuẩn mực ngữ âm. Khi phát biểu trong hội nghị hoặc diễn thuyết trong mit tinh, ngữ điệu được xem là phương tiện bổ sung để tăng thêm sức hấp dẫn, lôi cuốn người nghe. 32 2- Từ ngữ:- Ðặc điểm nổi bật nhất là sự có mặt của lớp từ chính trị, công cụ riêng của PC chính luận. PC chính luận đòi hỏi khi dùng từ chính trị phải luôn luôn tỏ rõ lập trường, quan điểm và tình cảm cách mạng của mình. Ví dụ: Ai dám bảo cuộc Cách mạng tháng Tám của ta là cuộc đảo chính? Ðảo chính là hai bọn thống trị trong nước hất cẳng nhau. Bọn này quật đổ bọn kia để lập chính phủ mới, nhưng căn bản chế độ cũ vẫn để nguyên. Ðằng này nhân dân bị áp bức nổi dậy tự giải phóng giành chính quyền, sao gọi là đảo chính? (TC) - Từ ngữ đòi hỏi sự minh xác cao. Ðề tài được đưa ra bàn luận ở PC chính luận là những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội cho nên khi cần thiết người ta phải dùng tất cả các lớp từ ngữ có quan hệ đến đề tài này. - Khi cần bày tỏ sự đánh giá tình cảm của mình một cách mạnh mẽ đối với các vấn đề nêu ra, người ta coön chọn lọc và sử dụng các đơn vị từ khẩu ngữ, bởi vì đây là lớp từ giàu sắc thái ý nghĩa và sắc thái biểu cảm. Ví dụ: Ai nói mà không làm, ai chỉ nghị quyết suông, ai theo đuôi quần chúng, ai ỳ ra như xe bò lên dốc, ai nhút nhát như bị quân thù bắt mất hồn, ai không dám hi sinh việc nhà cho việc Ðảng, phải kíp sửa đổi mà tiến lên (T.Tr) [15,157] 3- Cú pháp: -Do phải thực hiện chức năng thông báo, chứng minh và tác động nên phong cách chính luận dùng nhiều kiểu câu khác nhau: câu đơn, câu ghép, câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán. - Câu văn chính luận thường dài, có kết cấu tầng bậc làm cho tư tưởng nêu ra được xác định chặt chẽ. - Ðể nhấn mạnh ý tưởng, gây sự chú ý ở người đọc, PC chính luận sử dụng nhiều lối nói trùng điệp, phép điệp từ, điệp ngữ, các cách so sánh giàu tính liên tưởng và tương phản để tăng cường độ tập trung thông tin và hiệu quả bình giá, phán xét. Ví dụ: - Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. (Hồ Chí Minh) - Ðổi mới là con đường duy nhất đúng đắn của Ðảng ta, của nhân dân ta, để vượt qua mọi khó khăn to lớn, đi đến ổn định và phát triển. Ðổi mới tạo nên thế mới và sức 33 lực mới, như muà xuân làm bật dậy sức sinh sôi huyền diệu của thiên nhiên, đúng theo quy luật của sự phát triển. (Báo Nhân dân) 5- Phong cách hành chính : a- Khái niệm : TOP PC hành chính là PC đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðấy là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác. b- Chức năng và đặc trưng: 1- Chức năng: PC hành chính có hai chức năng: thông báo và sai khiến. Chức năng thông báo thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường, ví dụ như: văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hoá đơn, hợp đồng...Chức năng sai khiến bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gởi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân. 2- Ðặc trưng: PC hành chính có 3 đặc trưng: 2.1- Tính chính xác- minh bạch: Văn bản hành chính chỉ cho phép một cách hiểu. Nếu hiểu không thống nhất sẽ dẫn đến việc thi hành các văn bản hành chính theo những cách khác nhau. Tính chính xác này đòi hỏi từ dấu chấm câu đến từ ngữ, câu văn và kết cấu của văn bản. Nói cách khác, quan hệ giữa hình thức và nội dung biểu đạt là quan hệ 1-1. Ðặc trưng này đòi hỏi người tạo lập văn bản không được dùng các từ ngữ, các kiểu cấu trúc ngữ pháp mơ hồ. 2.2- Tính nghiêm túc- khách quan: Tính khách quan gắn với chuẩn mực luật pháp nhằm để diễn đạt tính chất xác nhận, khẳng định của những tài liệu này. Văn bản hành chính thuộc loại giấy tờ có quan hệ đến thể chế quốc gia , của xã hội có tổ chức cho nên sự diễn đạt ở đây phải luôn luôn thể hiện tính nghiêm túc. Các văn bản như : hiến pháp, luật, quyết định, thông tư,... mang tính chất khuôn phép cao cho nên không chấp nhận PC diễn đạt riêng của cá nhân. Ngay cả những văn bản hành chính mang tính cá nhân cũng phải đảm bảo đặc trưng này. 2.3- Tính khuôn mẫu: Văn bản hành chính được soạn thảo theo những khuôn mẫu nhất định do nhà nước quy định. Những khuôn mẫu này được gọi là thể thức văn bản hành chính. Thể thức đúng không những làm cho văn bản được sử dụng có hiệu quả 34 trong hoạt động hiện hành của các cơ quan mà còn làm cho văn bản có giá trị bền vững về sau. c- Ðặc điểm: 1- Ngữ âm: Khi phát âm ở phong cách này phải hướng tới chuẩn mực ngữ âm, phát âm phải rõ ràng, chính xác. Khác với các PC khác, khi tồn tại ở dạng nói, PC hành chính không phải là sự trình bày , diễn đạt theo văn bản đã viết hoặc soạn đề cương mà là đọc lại.Nghĩa là chúng không chịu một sự biến đổi nào bên trong. Ngữ điệu đọc hoàn toàn bị phụ thuộc vào cấu trúc của nội dung văn bản. 2- Từ ngữ: - Những từ ngữ xuất hiện nhiều ở PC này là lớp từ ngữ chuyên dùng trong các hoạt động của bộ máy nhà nước và các đoàn thể, còn được gọi là từ hành chính. Loại từ này tạo nên vẻ riêng nghiêm chỉnh, có thể chế của sự diễn đạt hành chính. - Có khuynh hướng dùng những từ ngữ thật chính xác đứng về mặt nội dung và những từ ngữ trung hoà hoặc những từ ngữ trang trọng đứng về mặt sắc thái biểu cảm. Những từ ngữ này góp phần biểu thị tính chất thể chế nghiêm chỉnh của các giấy tờ và văn kiện hành chính. - Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ khá lớn. 3- Cú pháp: - Dùng câu tường thuật là chủ yếu, các kiểu câu cảm thán , nghi vấn không thích hợp với yêu cầu thông tin của phong cách này. - Câu văn hành chính không chấp nhận sự mơ hồ. Tính thống nhất và chặt chẽ của các văn bản hành chính không cho phép sử dụng những câu trong đó quan hệ ngữ pháp giữa các thành phần không rõ ràng khiến nội dung câu văn bị hiểu theo nhiều cách. - Câu văn hành chính không cho phép sự sáng tạo về ngôn ngữ của cá nhân, những yếu tố cảm xúc của cá nhân. Do yêu cầu cao về sự thống nhất theo thể thức hành chính nên một số văn bản hành chính viết theo mẫu đã quy định thống nhất. - Cú pháp của bất kỳ một quyết định hành chính nào cũng chỉ được trình bày trong một câu. 6- Phong cách văn chương : a- Khái niệm: 35 PC văn chương ( còn gọi là PC nghệ thuật) là PC được dùng trong sáng tác văn chương. PC này là dạng tồn tại toàn vẹn và sáng chói nhất của ngôn ngữ toàn dân. PC văn chương không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp. b- Chức năng và đặc trưng: 1- Chức năng: PC ngôn ngữ văn chương có ba chức năng: thông báo, tác động, thẩm mĩ. Việc thực hiện chức năng của phong cách văn chương không bằng con đường trực tiếp như ở các PC khác mà bằng con đường gián tiếp thông qua hình tượng văn học. 2- Ðặc trưng: PC văn chương có ba đặc trưng: 2.1- Tính cấu trúc: Mỗi tác phẩm văn chương là một cấu trúc. Các thành tố nội dung tư tưởng, tình cảm , hình tượng và các thành tố ngôn ngữ diễn đạt chúng không những phụ thuộc vào nhau mà còn phụ thuộc vào hệ thống nói chung. Trong tác phẩm văn chương, có khi chỉ cần bỏ đi một từ hay thay bằng một từ khác là đủ làm hỏng cả một câu thơ, phá tan nhạc điệu của nó, xoá sạch mối quan hệ của nó với hoàn cảnh xung quanh. Từ nghệ thuật không sống đơn độc, tự nó, vì nó, từ nghệ thuật đứng trong đội ngũ, nó góp phần mình vào các từ đồng đội khác. Tính cấu trúc là điều kiện của cái đẹp. Một yếu tố ngôn ngữ chỉ có được ý nghĩa thẩm mĩ khi nằm trong tác phẩm. Chính là trên cái nền văn bản phù hợp mà từ ngữ có thể thay đổi ý nghĩa: cũ kĩ hay mới mẻ, dịu dàng hay thâm độc, trang trọng hay hài hước...[8,140] 2.2- Tính hình tượng: Ngôn ngữ văn chương được xem là công cụ cơ bản để xây dựng hình tượng văn học Khi khảo sát, đánh giá ngôn ngữ văn chương phải xem xét ngôn ngữ ở đây đã góp phần xây dựng và thể hiện hình tượng văn học như thế nào. Khi giao tiếp ở phong cách khẩu ngữ, người ta có thể dùng những từ ngữ bóng bẩy, văn hoa, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm nhưng hiệu quả ở đây còn tuỳ thuộc vào người nói là ai, nói trong hoàn cảnh nào và vì mục đích gì. Giao tiếp ở phong cách này, người phát ngôn có vai trò quyết định: Miệng nhà quan có gang, có thép; Vai mang túi bạc kè kè. Nói ấm nói ớ, người nghe ầm ầm. Trong khi đó, ở phong cách văn chương, địa vị cao thấp, sang hèn của nhà văn nhà thơ không đóng vai trò quyết định nhiều. Tính hình tượng của ngôn ngữ văn chương bắt nguồn từ chỗ đó là ngôn ngữ của một chủ thể tư tưởng thẩm mĩ xã hội có tầm khái quát nhất định. Chính vì thế ngôn ngữ văn chương dễ đi vào lòng người, nó trở thành ngôn ngữ của muôn người. 36 Tính hình tượng trong phong cách văn chương thể hiện ở chỗ ngôn ngữ ở đây có khả năng truyền đạt sự vận động, động tác nội tại của toàn bộ thế giới, cảnh vật, con người vào trong tác phẩm. Ngôn ngữ trong phong cách khẩu ngữ cũng có khả năng này nhưng nó không là điều bắt buộc. Trong văn chương, trái lại, đó là điều không thể thiếu. Ngôn ngữ văn chương phải làm sống dậy các động tác, vận động đầy ý nghĩa của sự vật trong những thời khắc nhất định. Bất kỳ một phương tiện từ ngữ nào trong một văn cảnh nhất định đều có thể chuyển thành một từ ngữ nghệ thuật, nếu có thêm một nét nghĩa bổ sung nào đó. 2.3- Tính cá thể hoá: Tính cá thể hoá được hiểu là dấu ấn phong cách tác giả trong tác phẩm văn chương. Dấïu ấn PC tác giả là cái thuộc về đặc điểm bản thể, thuộc về điều kiện bắt buộc của ngôn ngữ văn chương. Sêkhôp nói: Nếu tác giả nào không có lối nói riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn cả. Lối nói riêng mà Sêkhôp gọi chính là PC tác giả. Xét về mặt ngôn ngữ, PC tác giả thể hiện ở hai dấu hiệu: - Khuynh hướng ưa thích và sở trường sử dụng những loại phương tiện ngôn ngữ nào đó của tác giả; - Sự sáng tạo ngôn ngữ của tác giả c- Ðặc điểm: 1- Ngữ âm: Trong PCVC, những yếu tố ngữ âm như: âm, thanh, ngữ điệu, tiết tấu, âm điệu rất quan trọng. Có thể nói, tất cả những tiềm năng của ngữ âm tiếng Việt đều được vận dụng một cách nghệ thuâtû để đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ về mặt ngữ âm của người đọc, người nghe. Hầu như mọi biến thể của ngữ âm tiếng Việt đều được khai thác. 2- Từ ngữ: Từ ngữ trong PCVC rất đa dạng, gồm cả từ phổ thông và từ địa phương, biệt ngữ; từ hiện đại và từ lịch sử, từ cổ; từ khiếm nhã và từ trang nhã. Từ trong sinh hoạt bình thường chiếm tỉ lệ cao, song vẫn xuất hiện đủ các lớp từ văn hoá, kể cả thuật ngữ khoa học. Nguyên nhân là tác phẩm văn chương có chức năng phản ánh mọi khía cạnh của cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Nhờ sử dụng toàn bộ các phương tiện biểu hiện mà PCVC luôn luôn chuyển đổi, biến động, luôn luôn đa dạng mới mẻ trong cách phô diễn. 37 3- Cú pháp: PCVC sử dụng hầu như tất cả các kiểu cấu trúc câu. Song cấu trúc câu đơn vẫn chiếm tỉ lệ cao. PCVC thường sử dụng các loại câu mở rộng thành phần định ngữ, trạng ngữ và các loại kết cấu tu từ như đảo ngữ, sóng đôi cú pháp, câu chuyển đổi tình thái... Ví dụ: -Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng (Tràng giang- Huy Cận) -Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc? Khi lòng ta đã hoá những con tàu, Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu? ( Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên) * Bài tập thực hành: 1- Hãy xác định phong cách chức năng và thuyết minh đặc trưng, đặc điểm ngôn ngữ của những ví dụ sau :a-Theo Tổng cục Khí tượng thủy văn và Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, tình hình thời tiết năm nay diễn tiến phức tạp trên toàn cầu, nhiều nơi xảy ra lũ lụt lớn. Trung Quốc là nước láng giềng với ta đã xảy ra lũ lụt trên địa bàn rộng, đông dân cư gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Ở nước ta thời tiết diễn biến phức tạp. Ngay từ đầu năm đã có lũ lớn ở các tỉnh miền núi phía Bắc; miền Trung hạn hán kéo dài. Từ nay đến cuối năm tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp, chưa thể dự đoán chính xác được. Ðể chủ động đề phòng thiên tai có thể xảy ra, Bộ yêu cầu các đồng chí Giám đốc kiểm tra đôn đốc các đơn vị cấp dưới thực hiện nghiêm chỉnh công tác PCLB năm 1998 và đặc biệt lưu ý các đơn vị, Sở có hàng hoá, vật tư trên địa bàn xung yếu thuộc Hà Tây, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh thường xuyên theo dõi các tình huống cụ thể để đề phòng lũ lụt xảy ra, nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản. Bộ sẽ làm việc cụ thể với một số Tổng công ty, công ty để giao nhiệm vụ, chuẩn bị phương tiện vận tải ( ô tô các loại, tàu, sà lan...) và lực lượng tự vệ xung kích để khi cần Trung ương có thể huy động ngay được. b- Các dấu chấm câu 38 Có người đánh mất dấu phẩy, trở nên sợ những phức tạp, cố tìm những câu đơn giản. Ðằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản. Sau đó anh ta đánh mất dấu chấm than và bắt đầu nói khe khẽ, không có ngữ điệu. Chẳng còn gì làm anh ta sung sướng hay phẫn nộ. Anh ta thờ ơ với mọi chuyện. Kế đó anh ta đánh mất dấu hỏi và chẳng bao giờ hỏi gì nữa. Mọi sự kiện bất kỳ xảy ra ở đâu, dù ở trên vũ trụ, trên mặt đất hay ngay trong nhà anh ta, cũng không làm anh ta quan tâm. Một vài năm sau anh ta quên mất dấu hai chấm và không còn giải thích hành vi của mình nữa. Cuối đời anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào riêng của mình nữa, lúc nào cũng trích dẫn lời người khác. Thế là anh ta quên mất cách tư duy hoàn toàn. Cứ như vậy anh ta đi cho tới dấu chấm hết. Xin hãy giữ những dấu chấm câu của mình . c- Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh Hỡi đồng bào cả nước, Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn độc lập và Dân quyền của cách mạng Pháp 1791 cũng nói : Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Ðó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Thế mà hơn 80 năm nay, thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do nào. 39 Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều, chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và buôn bán, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản của ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Ðông Dương để mở thêm căn cứ đánh Ðồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không bảo hộ được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng. Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản của họ. 40 Sự thật là từ muà thu 1940, nước ta đã trở thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải là thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Ðồng Minh, thì nhân dân cả nước ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Ðại thoái vị. Dân ta đánh đổ các xiềng xích của thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của thực dân Pháp. Chúng tôi tin rằng các nước Ðồng Minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay. Một dân tộc đã gan góc đứng về phe Ðồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thực đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy. dÔng Bảo:- Thằng Chiến nhà ông thi mấy trường? Ông Hùng:- Thì phải đủ ba lần mèo mới chịu mở mắt ra mà lị. Ông Bảo:- Liệu có đỗ cả không? Ông Hùng:- Thấy cháu nó nói là làm được. Cũng chưa biết thế nào. Không được thì toi mất hơn tấn luá. 41 Ông Bảo:- Có không đỗ thì một lần ra Hà Nội cũng sướng. Tôi ngần này tuổi chưa biết Hà Nội Hà ngoại ở đâu. Ông Hùng:- Hôm thi xong tôi bảo, đỗ đâu chưa biết hai bố con cứ phải ra bờ Hồ ăn một bữa kem cho đã miệng cái đã. Ông Bảo:- Chắc là ngon lắm? Ông Hùng:- Tuyệt. Ðời tôi... là lần đầu. Ông Bảo:- Ông nói mà tôi phát thèm. Ông Hùng:- Kem Hà Nội thứ thiệt chứ không dởm như quê mình, đúng là tiền nào của ấy. Ông Bảo:- Mấy trăm một que? Ông Hùng:- Hà Nội làm gì có kem mấy trăm. Một ngàn. Chỗ nào cũng một ngàn. Ông Bảo:- Thế ngon là phải. Quê mình có hai trăm. Rẻ thế nhưng con mẹ Ly bán kem cũng giàu nhanh ra phết. Ông Hùng:- Nó mới bỏ chồng hay sao ấy nhỉ? Ông Bảo:- Ừ. Ði theo thằng... thằng... thằng Tú chớp ảnh trên phố huyện. Anh ta cũng có con thi đại học đợt này đấy. e- Con chó chết vào giữa cái hồi đói khủng khiếp mà có lẽ đến năm 2000, con cháu chúng ta vẫn còn kể lại cho nhau nghe để rùng minh. Không phải chết vì chủ nó không tìm nổi mỗi ngày vài lạng thịt bò để cho nó ăn. Anh Hoàng là một nhà văn, nhưng đồng thời cũng là một tay chợ đen rất tài tình. Khi chúng tôi đến nỗi chỉ còn một giúm xương và rất nhiều bản thảo chẳng biết bán cho ai, anh Hoàng vẫn phong lưu. Con chó của anh chưa phải nhịn bữa nào. Nhưng xác người chết đói ngập đường phố. Nó chết có lẽ vì chén phải thịt người ươn hay là vì hít phải nhiều xú khí. Thảm hại thay cho nó! Thế mà bây giờ đến thăm anh Hoàng ở chỗ gia đình anh tản cư về, cách Hà Nội hàng trăm cây số, tôi lại được nghe đến một con chó dữ. Thật là thú vị!.. Tôi cười nho nhỏ. Chẳng biết tôi cười gì, anh thanh niên cũng nhe những chiếc răng vẩu ra cười. Ðáp lại tiếng anh gọi, tiếng những chiếc guốc mỏng manh quét trên sân gạch nổi lên, lẹc khẹc và mau mắn. Một thằng bé mũ nồi đen, áo len xám chạy ra. Một đôi mắt đen láy nhìn tôi... f- Sự phát triển của các biến thể phương ngữ cho thấy sự tiến hoá liên tục của ngôn ngữ. Càng xa các trung tâm văn hoá, kinh tế, thương mại thì ngôn ngữ càng ít biến 42 động, do đó càng giữ lại lâu, bảo tồn lâu dài những hiện tượng ngôn ngữ. Như vậy, ở các vùng núi cao, hoặc ở các vùng quê xa xôi, hẻo lánh thì còn lưu lại những dấu vết của tiếng Việt cổ xưa. Vì thế, khi nghiên cứu các phương ngữ, chúng ta có thể khôi phục lại, tìm thấy được dấu vết phát triển của tiếng Việt, chỉ ra được những biến thể và những bất biến trong lịch sử tiếng Việt, và do đó chỉ ra được những đặc điểm của tiếng Việt. Nhiều sự vật, được PNBB và PNNB gọi bằng những tên khác nhau. Nghiên cứu những cái biểu đạt này cũng giúp ta thấy được những quy luật đáng lưu ý trong tiếng Việt. Ví dụ, từ bông của tiếng Việt có nguồn gốc Mã Lai là bongga (Dẫn theo Bình Nguyên Lộc [53], Hoàng Thị Châu [14]). Từ bông là một từ cổ hơn từ hoa, một từ cũng trỏ cùng một đối tượng như bông, nhưng là một từ xuất hiện khi tiếp xúc với tiếng Hán. Ðồng nghĩa tuyệt đối là sự xa xỉ của ngôn ngữ tự nhiên (A.Meillet), vì thế, bước thứ nhất có sự phân bố lại cách dùng. Người miền Nam vẫn giữ lại từ bông còn người miền Bắc dùng từ hoa. Pháo bông, bông tai... trong PNNB ứng với pháo hoa, hoa tai... trong PNBB. Mặt khác, theo mô hình cấu tạo các từ ghép đẳng nghĩa, như đường sá, chợ búa, tre pheo, gà qué... trong PNBB đã hình thành từ bông hoa, lúc đầu cùng với cương vị là từ ghép đẳng nghĩa. Bước thứ hai, trong tư duy phân loại thực vật, có thứ vẫn được gọi là hoa nhưng có thứ lại gọi là bông chứ không còn là hoa nữa. Một mặt ta có hoa lan, hoa huệ, hoa mai... một mặt ta lại có bông lúa, bông kê, bông lau, bông sậy... Lúc này, bông không còn trỏ hoa nữa, nó đã chuyển sang ý nghĩa trỏ loại (bông lúa). Theo ý nghĩa đó, dần dần kết hợp bông hoa đã mất ý nghĩa của một từ ghép đẳng nghĩa mà trở thành một từ ghép chính phụ, ở đó bông chỉ còn ý nghĩa ngữ pháp trỏ loại từ. (Em muốn hái một bông hoa hồng...). Nếu như từ bông được dùng ở PNNB thì ở phương ngữ này vẫn có hàng loạt từ ghép Hán Việt chứa yếu tố hoa như: hoa hậu, hoa khôi, hoa đăng, tinh hoa, hoa màu, hoa mĩ, hoa nguyệt, hoa miên, hoa văn... 43 Chương III: ÐẶC ÐIỂM TU TỪ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT. A- Ðặc điểm tu từ của một số lớp từ ngữ có chức năng tu từ đặc biệt . 44 Trong số từ ngữ tiếng Việt được dùng trong giao tiếp hiện nay, ta thấy có một số lớp từ ngữ có chức năng tu từ đặc biệt dựa trên sự đối lập với những từ ngữ đồng nghĩa hoặc tương đương về ý nghĩa. Ðó là những lớp từ : thành ngữ, từ thuầìn Việt và Hán Việt đẳng nghĩa, từ địa phương, từ xưng hô, từ lịch sử ... I- Thành ngữ: 1- Khái niệm: Thành ngữ là những tổ hợp từ có sẵn ( cụm từ cố định) có khả năng định danh như từ dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động. 2- Ðặc điểm tu từ : 2.1- Màu sắc phong cách : Thành ngữ có khả năng sử dụng rộng rãi trong nhiều PCCN tiếng Việt. Dựa vào phạm vi sử dụng mà người ta có thể chia làm: thành ngữ đa phong cách, thành ngữ gọt giũa và thành ngữ khẩu ngữ. 2.2- Sắc thái biểu cảm: Thành ngữ không mang sắc thái biểu cảm chủ quan, cá nhân kể cả những thành ngữ khẩu ngữ. Sắc thái biểu cảm của thành ngữ mang tính khái quát, tính chung chứ không mang tính chất cá nhân. Ðiều này chúng ta có thể giải thích từ cách cấu tạo nên thành ngữ. Về mặt hình thức, thành ngữ thường dựa vào quy luật hài hoà về âm thanh, trong đó vần, nhịp và kiến trúc sóng đôi đóng một vai trò hết sức quan trọng. Về mặt nội dung, thành ngữ thường được cấu tạo theo quy tắc chuyển nghĩa. Ngoại trừ các thành ngữ so sánh có giá trị biểu trưng thấp; các thành ngữ còn lại thường được cấu tạo theo quy tắc chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ và có giá trị biểu trưng rất cao. Trong cách cấu tạo này người ta lựa chọn những hình ảnh quen thuộc, sinh động và cụ thể trong đời sống như : động vật, thực vật, tự nhiên, đồ dùng... dùng chúng làm dấu hiệu để biểu đạt những vấn đề trừu tượng về đời sống xã hội con người. Ví dụ để biểu đạt sự buôn bán, lặn lội vất vả nhằm kiếm miếng ăn độ nhật của những người không nhiều vốn liếng ở phố đông, xóm vắng người ta mượn hình ảnh buôn gánh và bán bưng. Do được cấu tạo theo quy tắc chuyển nghĩa ẩn dụ hoặc hoán dụ mà thành ngữ bao giờ cũng có hai nghĩa : nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen của thành ngữ do bản thân tổ hợp từ ngữ mang lại có tính chất cụ thể, sinh động và hình ảnh. Nghĩa bóng có tính chất trừu tượng, khái quát đồng thời có sắc thái biểu cảm. Tuỳ thuộc vào sự đánh giá tốt xấu 45 và tính chất thẩm mĩ của những hình ảnh được lấy làm dấu hiệu biểu trưng mà sắc thái biểu cảm của thành ngữ có thể là dương tính hay âm tính. 3- Tác dụng : Sử dụng thành ngữ trong giao tiếp làm cho lời nói đậm đà màu sắc dân tộc. Thành ngữ được dùng trong PC khẩu ngữ sẽ giúp cho sự giao tiếp giàu hình ảnh và cảm xúc. Sử dụng thành ngữ để diễn đạt sẽ dễ thuyết phục mọi người vì nó có tính khách quan, bằng hình ảnh thực tế chứ không phải bằng những lí luận suông. Trong văn chính luận, nếu biết lấy thành ngữ làm một bộ phận cho cơ sở lí lẽ thì tính quy luật, tính chính xác của nội dung thành ngữ sẽ được phát huy, sự diễn đạt của câu văn trở nên chắc chắn. Ví dụ: Ðiểm này, có lẽ các đồng chí nắm vững rồi. Bác chỉ nhắc các cô các chú phải đi sâu đi sát cơ sở, nằm ở cơ sở để chỉ đạo phong trào, không nên xuống cơ sở theo lối chuồn chuồn đạp nước. Vấn đề này nghe thì dễ nhưng thực hiện chưa tốt lắm. ( Hồ Chí Minh) Trong PCVC, thành ngữ rất cần thiết. Nó giúp nhà văn miêu tả một cách sinh động ngoại hình, tâm hồn, tính cách và thân phận nhân vật. Ví dụ: Nhìn bọn Tây đầm thuộc địa ngày thường ồn ào, hống hách, bây giờ cứ cắm mặt xuống tiu nghỉu như mèo bị cắt tai, Toàn hả ngầm trong dạ. ( Vỡ bờ- Nguyễn Ðình Thi) II- Từ Hán Việt và thuần Việt đẳng nghĩa: 1- Khái niệm: Từ đẳng nghĩa là hiện tượng hai yếu tố ngôn ngữ ngang nghĩa nhau nhưng lại khác nhau về nguồn gốc. Từ Hán Việt và thuần Việt đẳng nghĩa không chỉ khác nhau về nguồn gốc mà cả về màu sắc phong cách, sắc thái ý nghĩa và sắc thái biểu cảm. Ví dụ: Hán Việt Thuần Việt - Phú cường - Giàu mạnh - Vĩ đại - To lớn - Phụ mẫu - Cha mẹ 2- Những đặc điểm khác nhau của các cặp từ Hán Việt và thuần Việt đẳng nghĩa: 2.1- Sắc thái ý nghĩa : - Từ Hán Việt thường có sắc thái ý nghĩa trừu tượng. Ví dụ: thảo mộc, sơn hà, thiên địa... 46 - Từ thuần Việt đẳng nghĩa thường có sắc thái ý nghĩa cụ thể hơn. Ví dụ: cỏ cây, núi sông, trời đất... Ðiều này khiến cho từ Hán Việt mang tính chất tĩnh tại, không sinh động, gợi hình. Trong khi đó , do có sắc thái ý nghĩa cụ thể nên từ thuần Việt mang tính chất sinh động, gợi hình. 2.2- Sắc thái biểu cảm: Ðại bộ phận từ Hán Việt thường có sắc thái biểu cảm dương tính. Ví dụ: phát biểu, phu nhân, hảo tâm, nhân ái, tân niên, hi sinh... Ðại bộ phận từì thuần Việt đẳng nghĩa thường có sắc thái biểu cảm trung hoà hoặc âm tính. Ví dụ: nói, vợ, lòng tốt, thương người, năm mới, bỏ mạng... 2.3- Màu sắc phong cách: Từ Hán Việt thường được dùng trong giao tiếp mang tính nghi thức như :PC khoa học, hành chính, chính luận, thông tấn, văn chương,...Một số từ Hán Việt do chỉ xuất hiện ở giao tiếp mang tính nghi thức hoặc ít xuất hiện trong giao tiếp không mang tính nghi thức nên mang tính chất cổ kính, không thông dụng. Từ thuần Việt nhìn chung có thể được dùng trong nhiều PCCNNN và đặc biệt là PCKN nên có màu sắc đa phong cách và mang tính hiện đại thông dụng. 3- Nguyên nhân : 3.1- Nguyên nhân xã hội- ngôn ngữ: -Quá trình vay mượn và sử dụng từ Hán Việt của chúng ta chủ yếu qua con đường sách vở mà không bằng con đường giao tiếp sinh hoạt hàng ngày. - Trong một thời gian dài của lịch sử, từ Hán Việt được dùng trong công việc hành chính, trong giáo dục và trong sáng tác văn chương. - Môi trường, hoàn cảnh và mục đích sử dụng đã tạo nên những đặc điểm riêng của từ Hán Việt so với những từ thuần Việt đẳöng nghĩa. - Quá trình đấu tranh bền bỉ cho vị trí và sự phát triển của tiếng Việt. 3.2- Nguyên nhân ngôn ngữ: - Từ Hán Việt không có khả năng lập thành đơn vị từ hoặc nếu có thì cũng rất hạn chế trong sử dụng. Các hình vị trong các từ đa tiết Hán Việt thuộc loại này không có nét nghĩa được hiện ra ngay. Do nghĩa không hiện ra ngay nên khi tiếp nhận từ Hán Việt ta 47 thường cảm thấy có cái gì mơ hồ, trừu tượng, khó nắm bắt, không rõ ràng, cụ thể, dễ nắm bắt như từ thuần Việt. - Trong các từ ghép thuần Việt, các hình vị cấu tạo nên chúng xét theo quan điểm đồng đại thì cũng lại có khả năng một mình lập thành đơn vị từ. Cho nên, nghĩa của chúng là hiển nhiên, rõ ràng , cụ thể, dễ nắm bắt. Sự khác nhau về khả năng hoạt động của hình vị trong từ Hán Việt và thuần Việt đẳng nghĩa đã góp phần tạo nên những khác biệt về sắc thái ý nghĩa trừu tượng- cụ thể; tĩnh tại- sinh động. 4- Quy luật sử dụng : Qua sự phân tích ở trên chúng ta thấy giữa từ Hán Việt và từ thuần Việt đẳng nghĩa có sự đối lập về đặc điểm tu từ rất rõ rệt. Ðiều quan trọng là phải biết rõ đặc điểm tu từ để vận dụng chúng trong những hoàn cảnh và mục đích giao tiếp cụ thể nhằm phát huy thế mạnh của từ. Từ Hán Việt do có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát; do có sắc thái biểu cảm dương tính nên thường đem đến cho ta những khái niệm im lìm, không sắc màu cụ thể, thiếu sự vận động, mang hình ảnh của thế giới ý niệm. Do đó, lớp từ này rất thích hợp khi miêu tả những gì mơ hồ, ngưng đọng, cổ xưa. Trái lại, từ thuần Việt do có sắc thái ý nghĩa cụ thể; do có sắc thái biểu cảm trung hoà hoặc âm tính nên thường đem đến cho ta những hình ảnh quen thuộc, giản dị, sinh động, lắm sắc màu, mang hơi thở của hiện thực khách quan nên rất thích hợp khi miêu tả những chi tiết cụ thể, sinh động. Ðể chứng minh điều này, ta có thể dựa vào tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Trong giao tiếp ở PC khẩu ngữ , từ thuần Việt thích hợp hơn. Trong những phong cách : khoa học, báo chí, hành chính... người ta thường tìm đến từ Hán Việt. III- Từ xưng hô : 1- Khái niệm: Từ xưng hô là lớp từ dùng để tự xưng và gọi đối tượng khi giao tiếp. Từ xưng hô tiếng Việt rất phong phú. Ngoài các đại từ, tiếng Việt còn dùng tất cả những từ chỉ quan hệ họ hàng, chức tước để xưng hô. Thậm chí, người ta còn xưng hô bằng cách nói trống không. 2- Cách xưng hô: 48 Tùy theo đối tượng giao tiếp mà cách xưng hô của một cá nhân phải thay đổi cho phù hợp. Những mối quan hệ gia đình, xã hội, tình cảm khi giao tiếp là nguyên nhân tạo nên những cách xưng hô khác nhau. Cùng một đối tượng, nhưng hoàn cảnh giao tiếp và nhất là tình cảm thay đổi thì cách dùng từ xưng hô cũng đổi thay. Ví dụ: Anh gọi chị là bà làm chị kiêu hãnh, sau đó là chị làm chị ấm lòng và cuối cùng là em làm chị sung sướng. Cuộc cách mạng về sự xưng hô ấy chỉ diễn ra trong vòng 15 phút. Phút thứ 16 thì anh nói đã thuê hai hecta rừng thông chiều nay để không ai được lai vãng qua. Phút thứ 17 thì lưng chị đã lấm đầy cát và sau đó chị bắt đầu vào cuộc hành trình vào thiên đường lần đầu tiên trong đời. ( Văn nghệ số 423) 3- Những mô hình xưng hô thường gặp : 3.1- Mô hình : Tôi ( chúng tôi )- Ông ( một từ chỉ quan hệ họ hàng ). Mô hình này mang sắc thái biểu cảm trung hoà, có màu sắc đa phong cách. 3.2- Mô hình : Cháu ( một từ chỉ quan hệ họ hàng) - Bác ( một từ chỉ quan hệ họ hàng). Mô hình này mang sắc thái biểu cảm dương tính, được dùng chủ yếu trong phong cách khẩu ngữ. 3.3- Mô hình : Tao ( chúng tao)- Mày ( chúng mày, chúng bây ) Mô hình này mang sắc thái biểu cảm thân mật, suồng sã, được dùng hạn chế trong phong cách khẩu ngữ. Nếu không có quan hệ bạn bè thân mật mà xưng hô theo mô hình này sẽ bao hàm sắc thái miệt thị, không tôn trọng. 3.4- Mô hình : Mình - ta ( thiếp- chàng ). Mô hình này mang sắc thái biểu cảm dương tính, thân thiết, gắn bó được dùng ở ca dao và văn thơ cổ. IV- Từ địa phương : 1- Khái niệm : Từ địa phương là lớp từ được dùng chủ yếu trong phong cách khẩu ngữ ở các địa phương. Ở các phong cách ngôn ngữ khác không nên dùng từ địa phương vì nó có thể gây khó khăn cho sự thông hiểu liên tục khi giao tiếp . 2- Giá trị sử dụng : - Từ địa phương được xem như một lớp từ ngữ mới góp phần làm phong phú vốn ngôn ngữ toàn dân. 49 - Trong PCVC, để phản ánh sắc thái địa phương , nhất là để biểu hiện tính cách địa phương của nhân vật, người viết có thể sử dụng từ địa phương trong một mức độ nhất định nhằm : *Bổ sung cho từ toàn dân trong trường hợp vốn từ toàn dân thiếu phương tiện miêu tả thật đúng đối tượng mà nhà văn định biểu hiện. Ví dụ: Có nhà viên ngoại họ Vương Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung ( Truyện Kiều - Nguyễn Du) * Nhấn mạnh về tính chất riêng biệt về khu vực, địa bàn của hiện tượng hoặc nhân vật được miêu tả. Chúng tôi đi nhớ nhất câu ni Dân chúng cầm tay lắc lắc: -Ðộc lập nhớ rẽ viền chơi ví chắc! ( Nhớ- Hồng Nguyên) * Tạo nên sự hoà hợp, đồng cảm giữa tác giả và nhân vật. Ví dụ: Răng không cô gái trên sông Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài. ( Tiếng hát sông Huơng- Tố Hữu) V- Từ lịch sử : 1- Khái niệm: Từ lịch sử là lớp từ dùng để biểu thị những sự vật hoặc những khái niệm xưa. Lớp từ này mang màu sắc lịch sử và đôi khi được dùng trong văn chương hiện đại. Ví dụ: Trẫm, bề tôi, Thăng Long, Ðông Ðô, toàn quyền, khâm sai, lý trưởng, tri phủ... 2- Ðặc điểm tu từ: 2.1- Màu sắc phong cách : Lớp từ này ngày nay chỉ được dùng trong PC khoa học và PC văn chương. 2.2- Sắc thái biểu cảm: Tuỳ vào nội dung biểu đạt và đối tượng, sự vật được đề cập mà người ta chia lớp từ này ra làm hai loại: từ lịch sử có sắc thái biểu cảm dương tính và từ lịch sử có sắc thái biểu cảm âm tính. 2- Giá trị sử dụng: 50 Từ lịch sử nói chung không còn được dùng trong các phong cách ngôn ngữ tiếng Việt hiện đại nhưng đôi khi cần thiết cho nói, viết về quá khứ. Nó có tác dụng gợi lên không khí xa xưa, gợi lên sự vật và quan niệm xa xưa. Vì vậy, lớp từ này ngày nay chỉ còn dùng trong PCVC và PC khoa học. *Bài tập thực hành : 1- Phân tích sự đối lập về đặc điểm tu từ của lớp từ Hán Việt và từ thuần Việt trong những ví dụ sau : a- Sư ông đỏ mặt ấp úng : - Bẩm ngài, đi hát cô đầu cũng chỉ là di dưỡng tinh thần, vì đó là thuộc kinh nhạc trong tứ thư ngũ kinh của đức Khổng . Tăng ni chúng tôi mà có đi hát thì cũng không bao giờ phạm đến sắc giới, vì chúng tôi chỉ hát chay thôi chứ không khi nào ngủ lại cả đêm ở nhà chị em... Vả lại... đến pháp luật của chính phủ bảo hộ cũng bênh vực cho sư đi hát nữa là ! Ðấy ngài xem, anh chủ cái báo gì ấy dám công kích sư đi hát mà bần tăng kiện tại toà cho phải thua hộc máu mồm ra đấy . ( Vũ Trọng Phụng ) b- Thăng Long thành hoài cổ Tạo hoá gây chi cuộc hí trường Ðến nay thấm thoát mấy tinh sương Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo Thành cũ lâu đài bóng tịch dương Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Nghìn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh đấy người đây luống đoạn trường . ( Bà huyện Thanh Quan ) 2- Phân tích đặc điểm tu từ của những từ xưng hô trong các câu thơ sau : Mình về với Bác đường xuôi Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ người Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời Aïo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường ( Tố Hữu ) 51 3- Từ địa phương được dùng trong các phong cách chức năng ngôn ngữ nào? Giải thích . 4- Thừa một con thì có ! Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, đứng núi này trông núi nọ, già kén kẹn hom, ghét của nào trời trao của ấy. Chị nọ phận hẩm duyên ôi, kết tóc xe tơ với một anh chàng, mặt nạc đóm dày, xấu ma chê quỷ hờn lại đần độn ngốc nghếch, vô tâm vô tính, ruột để ngoài da, thiên lôi chỉ đâu đánh đấy, mười tám cũng ư mười tư cũng gật, học chẳng hay cày chẳng biết, lúng túng như thợ vụng mất kim, chỉ được cái Sáng tai họ điếc tai cày là giỏi . Trăm dâu đổ đầu tằm, giỗ tết cúng bái trong nhà, công to việc lớn ngoài xóm, hai sương một nắng, tất bật quanh năm, một tay chị lo toan định liệu. Anh chồng thì như gà què ăn quẩn cối xay, lừ đừ như ông từ vào đền, như cổ máy không giật không động. Giàu vì bạn ,sang vì vợ, hàng xóm láng giềng kháo nhau : Chàng ngốc thật là tốt số , mả táng hàm rồng, như mèo mù vớ cá rán. Chị vợ mỏng mày hay hạt, tháo vát đảm đang, hay lam hay làm, vớ phải chàng ngốc đành nước mắt ngắn nước mắt dài, đeo sầu nuốt tủi, ngậm bồ hòn làm ngọt cho qua ngày đoạn tháng. Nhiều lúc tức bầm gan tím ruột, cực chẳng đã chị định liều ba bảy cũng liều, lành làm gáo, vỡ làm muôi, rồi anh đi đường anh, tôi đi đường tôi , cho thoát nợ. Nhưng gái có chồng như gông đeo cổ, chim vào lồng biết thuở nào ra, nên đành ngậm đắng nuốt cay, một điều nhịn chín điều lành, tốt đẹp phô ra xấu xa đậy lại, vợ chồng đóng cửa bảo nhau cho êm cửa ấm nhà, sao nỡ vạch áo cho người xem lưng, xấu chàng hổ ai ? Một hôm ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh, giữa thanh thiên bạch nhật, chị vợ dỗ ngon, dỗ ngọt bảo chồng đi chợ mua bò, không quên dặn đi dặn lại: đến chợ phải tuỳ cơ liệu cơm gắp mắm, tiền trao cháo múc, đồng tiền phải liền khúc ruột kẻo lại mất cả chì lẫn chài. Ðược lời như cởi tấm lòng, ngốc ta mở cờ trong bụng, gật đầu như búa máy, vội khăn gói quả mướp lên đường quyết phen này lập công chuộc tội. Bụng bảo dạ, phải đi đến nơi về đến chốn, một sự bất tín vạn sự bất tin, ngốc quàng chân lên cổ đi như chạy đến chợ. Chợ giữa phiên, người đông như kiến, áo quần như nêm, biết bao món ngon vật lạ, 52 thèm rỏ dãi mà đánh nhắm mắt bước qua. Hai tay giữ bọc tiền khư khư như từ giữ oản, ngốc nuốt nước bọt bước đến bãi bán bò. Sau một hồi bới lông tìm vết, cò kè bớt một thêm hai, nài lên ép xuống, cuối cùng ngốc cũng mua được sáu con bò. Thấy mình cũng được việc, không đến nỗi ăn không ngồi rồi báo hại vợ con, ngốc mừng như được của. Hai năm rõ mười, ai dám bảo anh ăn như rồng cuốn, uống như rồng leo, làm như mèo mửa. Nghĩ vậy, ngốc ung dung leo lên lưng con bò đi đầu, mồm hô miệng hét diễu võ giương oai lùa đàn bò ra về mà lòng vui như hội. Giữa đường, sực nhớ lời vợ dặn, suy đi tính lại, cẩn tắc vô áy náy, ngốc quyết định đếm lại đàn bò cho chắc chắn. Ngoảnh trước ngó sau, đếm đi đếm lại, đếm tái, đếm hồi vẫn chỉ thấy có năm con, còn một con không cánh mà bay đâu mất. Toát mồ hôi, dựng tóc gáy, mặt cắt không còn giọt máu, ngốc vò đầu gãi tai, sợ về nhà vợ mắng cho mất mặn mất nhạt, rồi bù lu bù loa kêu làng kêu nước mà than thân trách phận. Hồn vía lên mây, run như cầy sấy, ngốc về nhà với bộ mặt buồn thiu như đưa đám. Thấy chồng về, chị vợ tươi cười như hoa ra đón, nhưng ngốc vẫn ngồi như bụt mọc trên lưng con bò đi đầu, chắp tay lạy vợ như tế sao! - Mình ơi! Tôi đánh mất bò! Xin mình tha tội cho tôi... Nhìn chồng mặt như chàm đổ mình dường giẽ run, chị vợ không khỏi lo vốn liếng đi đời nhà ma, liền rít lên như xé lụa: -Ðồ ăn hại. Ðàn ông mà trói gà không chặt. Làm sao lại để bò sổng? Sợ thót tim vãi đái, nhưng ngốc vẫn lấy hết bình tĩnh để phân trần: -Tôi mua tất cả sáu con, họ cũng giao đủ sáu con, bây giờ đếm mãi vẫn chỉ có năm con. Nhìn ngốc ta vẫn ngồi như đóng đinh trên lưng bò, chị vợ hiểu rõ đầu đuôi cơ sự, dở khóc dở cười bảo chồng: - Thôi xuống đi! Thiếu đâu mà thiếu, có mà thừa một con thì có! Các phương tiện từ ngữ được dùng trong văn bản trên có gì đặc biệt ? Ðặc điểm tu từ và giá trị sử dụng của chúng như thế nào trong các phong cách chức năng tiếng Việt. B- Ðặc điểm tu từ của các biện pháp tu từ từ vựng- ngữ nghĩa tiếng Việt . B.1.Các biện pháp tu từ được cấu tạo theo quan hệ liên tưởng : Ðặc điểm chung của những biện pháp thuộc nhóm này là trong văn cảnh cụ thể, từ ngữ có hiện tượng chuyển đổi ý nghĩa lâm thời. Tức là, nghĩa của từ ngữ vốn biểu thị đối 53 tượng này được lâm thời chuyển sang biểu thị đối tượng khác, dựa trên cơ sở của hai mối quan hệ liên tưởng : liên tưởng tương đồng và logic khách quan. Mặc dù so sánh không phải là hiện tượng chuyển nghĩa nhưng nó là cơ sở của nhiều biện pháp tu từ trong nhóm này. I- So sánh : 1- Khái niệm: So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có một nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm miî trong nhận thức của người đọc, người nghe. Ví dụ: Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. ( Ca dao ) Cần phân biệt so sánh tu từ với so sánh luận lí. Dù đều là thao tác đối chiếu giữa hai hay nhiều đối tượng với nhau nhưng hai loại so sánh này lại có sự khác nhau về chất. Nếu so sánh tu từ là sự đối chiếu giữa các đối tượng khác loại thì so sánh luận lí là sự đối chiếu giữa các đối tượng cùng loại. Nếu so sánh tu từ nhằm mục đích gợi lên một cách hình ảnh đặc điểm giữa các đối tượng từ đó tạo nên xúc cảm thẩm mĩ trong nhận thức của người tiếp nhận thì so sánh luận lí đơn thuần chỉ cho ta thấy sự ngang bằng hay hơn kém giữa các đối tượng đấy mà thôi. Ví dụ : So sánh tu từ Ðôi ta như cá ở đìa Ngày ăn tản lạc, tối dìa ngủ chung - Ðứt tay một chút chẳng đau Xa nhau một chút như dao cắt lòng. 2- Cấu tạo: So sánh luận lí - Khôi đã cao bằng mẹ. - Con hơn cha nhà có phúc. - Nam học giỏi như Bắc. 2.1- Hình thức: Bao giờ cũng công khai phô bày hai vế : - Vế so sánh - Vế được so sánh. Ở dạng thức đầy đủ nhất, so sánh tu từ gồm có bốn yếu tố: 54 Vế so sánh Cơ sở so sánh Từ so sánh (1) Gái có chồng Lòng ta vẫn (2) (3) như như vững Vế được so sánh (4) gông đeo cổ kiềng ba chân Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai? ( Ca dao) *A bao nhiêu B bấy nhiêu: Qua đình ngả nón trông đình Ðình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. ( Ca dao) * A là B : Em là gái trong song cửa Anh là mây bốn phương Anh theo cánh gió chơi vơi Em vẫn nằm trong nhung lụa. ( Một mùa đông -Lưu Trọng Lư) * A ( ẩn từ so sánh) B: Tấc đất, tấc vàng 2.2- Nội dung: Các đối tượng nằm trong hai vế là khác loại nhưng lại có nét tương đồng nào đó, tạo thành cơ sở cho so sánh tu từ. Nếu nét giống nhau này thể hiện ra cụ thể bằng từ ngữ ( cơ sở giống nhau) thì ta có so sánh nổi; nếu nét giống nhau này không thể hiện ra cụ thể bằng từ ngữ thì ta có so sánh chìm. 3- Chức năng : So sánh tu từ có hai chức năng là nhận thức và biểu cảm.Biện pháp tu từ này được vận dụng rộng rãi trong nhiều phong cách khác nhau như :khẩu ngữ, chính luận, thông tấn, văn chương,... II- Ẩn dụ tu từ : 1- Khái niệm: Ẩn dụ là cách lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này để chỉ đối tượng kia dựa vào nét tương đồng giữa hai đối tượng. Ví dụ: Tưởng nước giếng sâu nối sợi dây dài 55 Ai ngờ giếng cạn tiếc hoài sợi dây. ( Ca dao ) 2- Cấu tạo: 2.1- Hình thức: Ẩn dụ tu từ chỉ phô bày một đối tượng- đối tượng dùng để biểu thị- còn đối tượng định nói đến- được biểu thị- thì dấu đi, ẩn đi, không phô ra như so sánh tu từ. 2.2- Nội dung: Ẩn dụ tu từ cũng giống như so sánh tu từ (do đó người ta còn gọi là so sánh ngầm), nghĩa là cần phải liên tưởng rút ra nét tương đồng giữa hai đối tượng. Những mối quan hệ liên tưởng tương đồng thường được dùng để cấu tạo ẩn dụ tu từ là: tương đồng về màu sắc, tương đồng về tính chất, tương đồng về trạng thái, tương đồng về hành động, tương đồng về cơ cấu... 3- Chức năng : Ẩn dụ tu từ có hai chức năng: biểu cảm và nhận thức. Biện pháp tu từ này cũng được dùng rộng rãi trong các PCCN tiếng Việt. III- Nhân hoá : 1- Khái niệm: Nhân hoá là một biến thể của ẩn dụ tu từ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị những thuộc tính, hoạt động của người dùng để biểu thị hoạt động của đối tượng khác loại dựa trên nét tương đồng về thuộc tính, về hoaüt động giữa người và đối tượng không phải là người. Ví dụ: Những chị luá phất phơ bím tóc Những cây tre bá vai nhau thì thầm đứng học Ðàn cò trắng Khiêng nắng qua sông. ( Trần Ðăng Khoa ) 2- Cấu tạo : 2.1- Hình thức: -Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của người để biểu thị những tính chất, hoạt động của đối tượng không phải là người. Ví dụ: Ðây những tháp gầy mòn vì mong đợi 56 Những đền xưa đổ nát dưới thời gian Những sông vắng lê mình trong bóng tối Những tượng đài lở lói rỉ rên than. ( Chế Lan Viên) - Xem đối tượng không phải là người như con người để tâm tình trò chuyện. Ví dụ: Ðêm nằm than thở, thở than Gối ơi hỡi gối, bạn lan đâu rồi? ( Ca dao) 2.2- Nội dung: Dựa trên sự liên tưởng nhằm phát hiện ra nét giống nhau giữa đối tượng không phải là người và người. 3- Chức năng: Nhân hoá có hai chức năng: nhận thức và biểu cảm.Nhân hoá được dùng rộng rãi trong các phong cách : khẩu ngữ, chính luận,văn chương. Ngoài ra còn có biện pháp vật hoá. Ðó là cách dùng các từ ngữ chỉ thuộc tính, hoạt động của loài vật, đồ vật sang chỉ những thuộc tính và hoạt động của con người. Biện pháp này thường được dùng trong khẩu ngữ và trong văn thơ châm biếm. Ví dụ: Gái chính chuyên lấy được chín chồng Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi, Ai ngờ quang đứt lọ rơi Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng. ( Ca dao) IV- Phúng dụ: 1- Khái niệm: Phúng dụ là hệ thống những ẩn dụ, nhân hoá được sử dụng để biểu đạt một nội dung triết lí hay bài học luân lí mà người nói không muốn trình bày trực tiếp. Ví dụ: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. 57 ( Ca dao ) 2- Cấu tạo: 2.1- Hình thức: Chỉ có một vế biểu hiện như ẩn dụ và nhân hoá. 2.2- Nội dung: Ẩn dụ chỉ có một nghĩa. Phúng dụ bao giờ cũng được hiểu ở cả hai bình diện nghĩa : ý nghĩa trực tiếp và ý nghĩa gián tiếp, trong đó ý nghĩa trực tiếp là phương tiện biểu đạt còn ý nghĩa gián tiếp là mục đích biểu đạt. 3- Chức năng : Phúng dụ chủ yếu có chức năng nhận thức và được dùng trong phong cách VC. Khả năng biểu hiện sâu sắc và thâm thúy những ý niệm về triết lí nhân sinh khiến cho phúng dụ có thể tồn tại lâu dài với chúng ta. Viết theo lối phúng dụ là cách viết vừa triết lí lại vừa nghệ thuật, vừa có tính hiện thực sâu sắc lại vừa mang tính truyền thống, nói điều quen thuộc mà ý nghĩa thật sâu xa.[ 8, 201] V- Hoán dụ : 1- Khái niệm: Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó dựa vào mối quan hệ liên tưởng logic khách quan giữa hai đối tượng. Ví dụ: Aïo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay . ( Việt Bắc - Tốï Hữu ) 2- Cấu tạo: 2.1- Hình thức: Giống ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ chỉ có một vế biểu hiện, vế được biểu hiện không phô ra. 2.2- Nội dung: Nếu ẩn dụ dựa trên mối quan hệ liên tưởng về nét tương đồng thì hoán dụ dựa vào mối quan hệ có thực, quan hệ tiếp cận. Một số mối quan hệ logic khách quan thường được dùng để cấu tạo nên hoán dụ tu từ: - Quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng. - Quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. - Quan hệ giữa cái chứa đựng và vật được chứa đựng ( cải dung). - Quan hệ giữa chủ thể và vật sở thuộc. 58 - Quan hệ giữa số lượng xác định và số lượng không xác định ( cải số ). - Quan hệ giữa tên riêng và tính cách con người ( cải danh). 3- Chức năng : Hoán dụ chủ yếu có chức năng nhận thức.Biện pháp tu từ này được dùng rộng rãi trong các PCCN tiếng Việt. VI- Tượng trưng: 1- Khái niệm : Tượng trưng là biện pháp tu từ biểu thị đối tượng định miêu tả bằng ước lệ có tính chất xã hội. Người ta quy ước với nhau rằng từ này có thể được dùng để biểu thị một đối tượng khác ngoài nội dung ngữ nghĩa thông thường của nó. Ví dụ: Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo Giữa trời vách đá cheo leo Ai mà chịu rét thì trèo với thông. ( Nguyễn Công Trứ ) 2- Cấu tạo: 2.1- Hình thức: Chỉ có một vế biểu hiện giống như ẩn dụ và hoán dụ tu từ. 2.2- Nội dung: Ðược xây dựng trên cơ sở của mối quan hệ liên tưởng tương đồng và logic khác quan. * Tượng trưng ẩn dụ: Chênh vênh thẳng đuột bách tùng Với hàng lau cỏ đứng cùng được sau. ( Nguyễn Công Trứ) *Tượng trưng hoán dụ: Ðứng lên thân cỏ thân rơm Búa liềm đâu sợ súng gươm bạo tàn. (Tố Hữu) 3- Chức năng : Tượng trưng chủ yếu có chức năng nhận thức và chủ yếu được dùng trong PCVC. 59 B.2. Các biện pháp tu từ được cấu tạo theo quan hệ kết hợp: Ðặc điểm chung của những biện pháp thuộc nhóm này là trong văn cảnh cụ thể, nhờ cách sắp xếp từ ngữ theo những mối quan hệ kết hợp nhất định mà có được nội dung biểu hiện bổ sung. Sự đối lập giữa các hình thức kết hợp khác nhau nhằm cùng biểu hiện một thông báo cơ sở là nguyên nhân sinh ra các cách tạo hình, gợi cảm của những biện pháp tu từ được cấu tạo theo quan hệ kết hợp. I- Ðiệp ngữ: 1- Khái niệm : Ðiệp ngữ là biện pháp lặp đi lặp lại những từ ngữ nào đó nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc. Ví dụ: Cũng cờ, cũng biển cũng cân đai Cũng gọi ông nghè có kém ai. ( Nguyễn Khuyến ) 2- Hình thức: Có một số hình thức điệp như : điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng. 2.1- Ðiệp ngữ nối tiếp: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp, ai sầu hơn ai. ( Chinh Phụ Ngâm- Ðặng Trần Côn) 2.2- Ðiệp ngữ cách quãng: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi (Tây Tiến- Quang Dũng) 3- Chức năng: 60 Ðiệp ngữ vừa có chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm. Biện pháp này được dùng rộng rãi trong các PCCN. II- Phối hợp từ: 1- Khái niệm: Phối hợp từ ( còn gọi là đồng nghĩa kép) là biện pháp tu từ trong đó người ta dùng phối hợp nhiều từ ngữ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa nhằm mục đích biểu hiện đầy đủ các phương diện khác nhau của cùng một đối tượng hoặc cùng một nội dung trình bày. Ví dụ: Xoè bàn tay bấm đốt Tính đã bốn năm ròng Người ta bảo không trông Ai cũng nhủ đừng mong Riêng em thì em nhớ. ( Thăm luá -Trần Hữu Thung ) 2- Tác dụng : - Giúp lời văn thêm mạnh, làm cho sự biểu đạt tư tưởng tình cảm đầy đủ, chính xác. - Thể hiện sự say sưa, nhiệt tình của lời nói, làm tăng thêm tính hùng hồn và hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thì câu văn dễ trở nên nặng nề. 4- Chức năng : Phối hợp từ có cả chức năng nhận thức và biểu cảm. Biện pháp này thường được dùng trong PC văn chương và PC chính luận. III- Tiệm Tiến: 1- Khái niệm: Tiệm tiến là biện pháp tu từ dùng cách sắp xếp các lượng ngữ nghĩa có quan hệ gần gũi nhau theo một trình tự từ nhỏ đếön lớn, từ nông đến sâu, từ nhẹ đến mạnh, từ phương diện này đến phương diện kia, hoặc ngược lại trình tự đó. Kết quả là phần đi sau hơn hoặc kém phần đi trước về nội dung ý nghĩa hoặc về sắc thái biểu cảm. Ví dụ: Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước ( Hồ Chí Minh) 61 2- Tác dụng: Tiệm tiến có tác dụng tạo nên sự bất ngờ, gây một cảm xúc và một ấn tượng đặc biệt đối với nội dung trình bày bởi vì sự miêu tả cứï tăng dần hoặc giảm dần theo những cung bậc mà người ta không đoán trước được. Ví dụ: Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái cẩm nang thần kì, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ( Hồ Chí Minh) 3- Chức năng: Tiệm tiến có chức năng nhận thức và biểu cảm. Biện pháp này được dùng nhiều trong PC chính luận và PC văn chương. IV- Ðột giáng : 1- Khái niệm: Ðột giáng là biện pháp tu từ gây sự chú ý vào một chi tiết nội dung bằng cách xếp đặt từ ngữ, câu văn sao cho khi chuyển sang chi tiết này thì mạch trình bày bị chuyển đổi một cách đột ngột. Biện pháp này gây nên cảm giác hụt hẫng đối với người tiếp nhận từ đó tạo ra tiếng cười châm biếm, đả kích. Ví dụ: Bắt chước ai ta chúc mấy lời Chúc cho khắp hết cả trên đời Vua quan sĩ tử người muôn nước Sao được cho ra cái giống người. ( Khuyết danh ) 2- Chức năng : Ðột giáng có chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm. Biện pháp này chủ yếu được dùng trong thơ ca trào lộng, châm biếm, đả kích. Trong văn xuôi chúng ta thấy ít sử dụng biện pháp này V- Tương phản: . 1- Khái niệm: 62 Tương phản là biện pháp tu từ dùng các từ ngữ biểu thị những khái niệm đối lập nhau cùng để xuất hiện trong một văn cảnh nhằm mục đích làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng được miêu tả. Ví dụ: O du kích nhỏ giương cao súng Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu Ra thế to gan hơn béo bụng Anh hùng đâu cứ phải mày râu. ( Tấm ảnh - Tố Hữu ) 2- Chức năng : Tương phản có chức năng nhận thức và biểu cảm. Biện pháp này được dùng nhiều trong các phong cách : chính luận, thông tấn và văn chương . VI- Im lặng : 1- Khái niệm: Im lặng (hay còn gọi là phép lặng) là biện pháp tu từ dùng sự biểu đạt bằng cách bỏ trống (tín hiệu zêrô). Nhờ ngữ cảnh, nhờ những dòng chữ, những tiếng nói có mặt mà những dòng chữ, những tiếng nói vắng mặt trở nên có nghĩa.( Trong chữ viết, phép lặng được thể hiện bằng dấu ba chấm [...]... chớnh lun, PC hnh chớnh PC ngụn ng vn chng c kho sỏt riờng khụng nm trong phong cỏch ngụn ng gt gia S phong cỏch ting Vit c biu hin nh sau : Ting Vit ton dõn Phong cỏch khu ng t Phong cỏch ngụn ng gt gia nhiờn Phong Phong Phong Phong cỏch cỏch cỏch cỏch ngụn khoa chớnh hnh vn ng hc lun chớnh chng 2- GS éinh Trng Lc phõn loi phong cỏch chc nng ting Vit ra lm 5 loi : PC Hnh chớnh- cụng v, PC khoa hc-... II: CC PHONG CCH CHC NNG NGễN NG TING VIT I- VN PHN LOI 1- í ngha: éng v mt ngụn ng hc thỡ vic phõn loi v miờu t cỏc phong cỏch chc nng ngụn ng ting Vit l yờu cu lớ thuyt t ra cho bt kỡ ngụn ng no ó v ang thi kỡ phỏt trin Trong giao tip, phong cỏch chc nng ngụn ng luụn gi vai trũ mụi gii Tt c nhng nột phong phỳ v sõu sc, thõm thuý v tinh t, tt c nhng kh nng bin hoỏ ca ting Vit u th hin trong phong. .. t hiu qu cao thỡ chun mc ngụn ng khụng bn n 2- Chun mc phong cỏch: Chun mc phong cỏch l ton b cỏch ch dn th hin tớùnh quy lut bt buc mt thi kỡ nht nh ca mt ngụn ng sao cho phự hp vi phong cỏch ca hot ng li núi v vi cỏc kiu v th loi vn bn Chun mc phong cỏch gn vi phm vi c trng ca hot ng li núi, vi mt kiu, mt th loi vn bn c th Cho nờn , chun mc phong cỏch ch tr li cõu hi Dựng cú phự hp vi ng cnh hay... l nhng khỏi nim khỏc nhau nhng gn bú cht ch vi nhau, an chộo vo nhau Ngy nay, dng núi v dng vit u cú th tn ti trong tt c cỏc phong cỏch chc nng ngụn ng Tuy nhiờn nhng phong cỏch khỏc nhau s th hin gia hai dng ny khụng ng u Vớ d, trong phong cỏch khu ng, dng núi l ch yu nhng phong cỏch hnh chớnh, dng vit li chim u th 2- S khỏc nhau gia dng núi v dng vit v phng din vt cht: 2.1- Dng núi dựng õm thanh,... khỏc nhau 4.2- Phong cỏch ngụn ng v li núi cỏ nhõn: Trong núi nng, dự mun hay khụng, mi ngi u núi, vit theo mt phong cỏch ngụn ng nht nh Tuy nhiờn, vic vn dng ú cũn tu thuc vo nng lc ngụn ng ca mi ngi, khụng phi ai cng s dng phự hp, ỳng n, sõu sc v tinh t nh nhau Li núi cỏ nhõn l kt qu ca vic thc hin phong cỏch ngụn ng ca mi cỏ nhõn trong thc t Li núi cỏ nhõn va bao hm cỏi chung, phong cỏch ngụn... hc tp, ging dy hon chnh v ting Vit S phõn loi v miờu t cỏc phong cỏch cú ý ngha v nhiu mt: ý ngha xó hi, ý ngha lớ lun v ý ngha s phm 2- Cỏc cỏch phõn loi PCNN: Vic phõn loi cỏc phong cỏch chc nng l mt vn ó c t ra t thi M t phỏp c i vi lc bỏnh xe phong cỏch ca Virgile Riờng Vit Nam vn 19 ny ch mi thc s quan tõm t khi cú cỏc giỏo trỡnh v phong cỏch hc C th l trong quyn Giỏo trỡnh Vit ng tp III ca... sung ca mt s biu t cựng ngha 4- Phong cỏch chc nng ngụn ng: Phong cỏch chc nng ngụn ng (PCCNNN) l mt trong nhng vn trung tõm v l mt phm trự c bn nht ca phong cỏch hc PCCNNN l mt dng tn ti ca ngụn ng dõn tc c nh hỡnh thnh nhng dng nht nh bi quy lut la chn v s dng cỏc phng tin biu hin do cỏc nhõn t ngoi ngụn ng chi phi v quy nh [15, 45] éinh Trng Lc cú nh ngha nh sau: phong cỏch chc nng ngụn ng l nhng... ny khụng m bo tớnh h thng ca PCCNNN ting Vit v mõu thun v khỏi nim phong cỏch ó c cp phn phõn loi ca tỏc gi Giỏo trỡnh ny phõn loi cỏc PCCNNN ting Vit ra lm 6 loi éú l : PC khu ng, PC khoa hc, PC thụng tn, PC chớnh lun, PC hnh chớnh v PC vn chng 20 II- MIấU T CC PCCN NGễN NG TING VIT 1- Phong cỏch khu ng: a- Khỏi nim: Phong cỏch KN l phong cỏch c dựng trong giao tip sinh hot hng ngy, thuc hon cnh giao... Cỏc nhõn t to nờn phong cỏch chc nng ngụn ng : Phong cỏch chc nng ngụn ng c to nờn bi hai nhõn t: nhõn t ngụn ng v nhõn t ngoi ngụn ng 4.1.1- Nhõn t ngụn ng : Bao gm cỏc phng tin ngụn ng nh: ng õm, t vng, cỳ phỏp Cỏc yu t ny gi vai trũ l phng tin biu hin, tc lm rừ din mo, c th húa din mo ca PCCNNN Chớnh nh cỏc phng tin ny m chỳng ta cú th kho sỏt cỏc c trng din t v c im ngụn ng ca tng phong cỏch 4.1.2-... thuý v tinh t, tt c nhng kh nng bin hoỏ ca ting Vit u th hin trong phong cỏch v qua phong cỏch Tt c nhng vn quan trng nh Gi gỡn s trong sỏng ca ting Vit, Chun hoỏ ngụn ng,phỏt trin v nõng cao ting Vit vn hoỏ u phi c gii quyt trong s gn bú mt thit vi phong cỏch Mi s non kộm, thiu sút v ngụn ng u s bc l khi s dng cỏc phong cỏch chc nng ngụn ng éi vi nh trng, s phõn loi v miờu t cỏc PC s to ra nhng c

Ngày đăng: 30/09/2015, 18:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w