Phong cách khoa học:

Một phần của tài liệu Giáo trình Phong cách học tiếng Việt (Trang 25 - 28)

II- MIÊU TẢ CÁC PCCN NGƠN NGỮ TIẾNG VIỆT 1 Phong cách khẩu ngữ:

2- Phong cách khoa học:

a- Khái niệm:

PC khoa học là PC được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Ðây là PC ngơn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên mơn sâu. Khác với PCKN, PC này chỉ tồn tại chủ yếu ở mơi trường của những người làm khoa học ( ngoại trừ dạng phổ cập khoa học).

PC khoa học cĩ ba biến thể: PC khoa học chuyên sâu, PC khoa học giáo khoa và PC khoa học phổ cập.

Khác với PC khẩu ngữ, ở PC này dạng viết là tiêu biểu. b- Chức năng và đặc trưng:

1- Chức năng: PC khoa học cĩ hai chức năng là: thơng báo và chứng minh. Một vài giáo trình trước đây cho rằng PCKH cĩ chức năng chủ yếu là thơng báo [14],[15]. Quan niệm trên tỏ ra khơng bao quát hết bản chất của PC này. Chính chức năng chứng minh tạo nên sự khu biệt giữa PCKH với các PC khác. Văn bản thuộc PC này khơng chỉ thuần thơng báo các sự kiện, sự vật tồn tại trong thực tế khách quan mà cịn phải chứng minh, làm sáng tỏ ý nghĩa của các sự kiện ấy.

2- Ðặc trưng: PC khoa học cĩ 3 đặc trưng :

2.1- Tính trừu tượng- khái quát: Mục đích của khoa học là phát hiện ra các quy luật tồn tại trong các sự vật, hiện tượng nên phải thơng qua trừu tượng hố, khái quát hố khi nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan. Trừu tượng hố chính là con đường của nhận thức lí tính giúp ta thốt khỏi những nhận biết lẻ tẻ, rời rạc ở giai đoạn cảm tính. Ví dụ , để cĩ khái niệm PCCNNN, người ta đã phải trừu tượng hố tất cả các văn bản, các dạng lời nĩi trong quá trình hoạt động ngơn giao.

2.2- Tính logic: Cách diễn đạt của PC khoa học phải biểu hiện năng lực tổng hợp của trí tuệ, phải tuân theo quy tắc chặt chẽ từ tư duy logic hình thức đến tư duy logic biện chứng. Các nội dung ý tưởng khoa học của người viết phải được sắp xếp trong mối quan hệ logic, tránh trùng lặp hoặc mâu thuẫn; những khái quát, suy lí khoa học khơng được phủ định lại những tài liệu (cứ liệu) làm cơ sở cho nĩ...

2.3- Tính chính xác- khách quan: PC khoa học khơng được phép tạo ra sự khác biệt giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Một văn bản khoa học chỉ cĩ giá trị thực sự khi đưa đến người tiếp nhận những thơng tin chính xác về các phát hiện, phát minh khoa học. Muốn vậy, văn bản khoa học phải đảm bảo tính một nghĩa. Nghĩa là nĩ khơng cho phép nhiều cách hiểu khác nhau hoặc hiểu một cách mơ hồ. Chân lí khoa học luơn phụ thuộc vào các quy luật khách quan, khơng phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Những từ ngữ biểu cảm, những ý kiến chủ quan khơng thích hợp ở PC này.

1- Ngữ âm: Khi phát âm ở PC này người ta thường cĩ ý thức hướng đến chuẩn mực ngữ âm. Ngữ điệu cĩ thể được dùng hạn chế để tăng thêm sức thuyết phục của sự lập luận

2- Từ ngữ:

- Sử dụng nhiều và sử dụng chính xác thuật ngữ khoa học.

- Những từ ngữ trừu tượng, trung hịa về sắc thái biểu cảm xuất hiện với tần số cao và thích hợp với sự diễn đạt của PC này.

Ví dụ: Cái mơ hình ngữ pháp miêu tả mà N. Chomsky thừa nhận là cĩ tính khách quan và chặt chẽ nhất là mơ hình ICs ( với lối phân tích lưỡng phân liên tục, từ S ( tức Sentence đến NP, VP ( tức noun phrase, verb phrase) rồi đến những thành tố trực tiếp khác trong lịng chúng cho đến hình vị cuối cùng), nhưng áp dụng nĩ vào việc tạo sinh câu thì vẫn cĩ thể tạo ra những câu kỳ quặc kiểu như The colorless green ideas sleep furiously (Những tư tưởng khơng màu màu xanh lục ngủ một cách giận dữ)!

Với sự sáng lập ngữ pháp tạo sinh, N.Chomsky là người đầu tiên đi vào nghiên cứu ngữ pháp của hoạt động tạo ra lời. Ðây là cống hiến quan trọng của N. Chomsky mà lịch sử ngơn ngữ học sẽ trân trọng ghi khắc, một cống hiến cĩ giá trị tạo ra một giai đoạn phát triển mới trong tiến trình ngơn ngữ học thế giới. [ 11,29]

- Các đại từ ngơi thứ ba ( người ta) và đại từ ngơi thứ nhất ( ta, chúng ta, chúng tơi ) với ý nghĩa khái quát được dùng nhiều.

Ví dụ: Và như vậy, ta lại trở về với một cách hiểu xuất phát của từ phong cách mà khơng chỉ là ngơn ngữ hay hoạt động ngơn ngữ nghệ thuật hay phi nghệ thuật v.v... đĩ là: những đặc trưng hoạt động bằng lời nĩi được lặp đi lặp lại ở một người nào đĩ, ở một mơi trường ngơn ngữ hay một cộng đồng cĩ khả năng khu biệt với những kiểu biểu đạt ngơn ngữ khác; nĩi cách khác nĩ là tổng số của những dấu hiệu khu biệt của các sự kiện lời nĩi trong giao tiếp, phản ánh một cấu trúc bên trong và một cơ chế hoạt động ngơn ngữ. [5, 130]

3- Cú pháp:

-PC khoa học sử dụng các hình thức câu hồn chỉnh, kết cấu câu chặt chẽ, rõ ràng để đảm bảo yêu cầu chính xác, một nghĩa và tránh cách hiểu nước đơi nước ba.

- Các phát ngơn hàm chứa nhiều lập luận khoa học, thể hiện chất lượng tư duy logic cao.

- Câu điều kiện-hệ quả và câu ghép được sử dụng nhiều. Nội dung của các phát ngơn đều minh xác. Sự liên hệ giữa các vế trong câu và giữa các phát ngơn với nhau thể hiện những luận cứ khoa học chặt chẽ. Vì vậy, độ dư thừa trong các phát ngơn nĩi chung là ít, mà cũng cĩ thể nĩi là ít nhất, so với các phát ngơn khác.

-Văn phong KH thường sử dụng những cấu trúc câu khuyết chủ ngữ, hoặc câu cĩ chủ ngữ khơng xác định.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phong cách học tiếng Việt (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w