II- MIÊU TẢ CÁC PCCN NGƠN NGỮ TIẾNG VIỆT 1 Phong cách khẩu ngữ:
A- Ðặc điểm tu từ của một số lớp từ ngữ cĩ chức năng tu từ đặc biệt.
Trong số từ ngữ tiếng Việt được dùng trong giao tiếp hiện nay, ta thấy cĩ một số lớp từ ngữ cĩ chức năng tu từ đặc biệt dựa trên sự đối lập với những từ ngữ đồng nghĩa hoặc tương đương về ý nghĩa. Ðĩ là những lớp từ : thành ngữ, từ thuầìn Việt và Hán Việt đẳng nghĩa, từ địa phương, từ xưng hơ, từ lịch sử ...
I- Thành ngữ:
1- Khái niệm:
Thành ngữ là những tổ hợp từ cĩ sẵn ( cụm từ cố định) cĩ khả năng định danh như từ dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động.
2- Ðặc điểm tu từ :
2.1- Màu sắc phong cách : Thành ngữ cĩ khả năng sử dụng rộng rãi trong nhiều PCCN tiếng Việt. Dựa vào phạm vi sử dụng mà người ta cĩ thể chia làm: thành ngữ đa phong cách, thành ngữ gọt giũa và thành ngữ khẩu ngữ.
2.2- Sắc thái biểu cảm: Thành ngữ khơng mang sắc thái biểu cảm chủ quan, cá nhân kể cả những thành ngữ khẩu ngữ. Sắc thái biểu cảm của thành ngữ mang tính khái quát, tính chung chứ khơng mang tính chất cá nhân. Ðiều này chúng ta cĩ thể giải thích từ cách cấu tạo nên thành ngữ. Về mặt hình thức, thành ngữ thường dựa vào quy luật hài hồ về âm thanh, trong đĩ vần, nhịp và kiến trúc sĩng đơi đĩng một vai trị hết sức quan trọng. Về mặt nội dung, thành ngữ thường được cấu tạo theo quy tắc chuyển nghĩa. Ngoại trừ các thành ngữ so sánh cĩ giá trị biểu trưng thấp; các thành ngữ cịn lại thường được cấu tạo theo quy tắc chuyển nghĩa ẩn dụ và hốn dụ và cĩ giá trị biểu trưng rất cao. Trong cách cấu tạo này người ta lựa chọn những hình ảnh quen thuộc, sinh động và cụ thể trong đời sống như : động vật, thực vật, tự nhiên, đồ dùng... dùng chúng làm dấu hiệu để biểu đạt những vấn đề trừu tượng về đời sống xã hội con người.
Ví dụ để biểu đạt sự buơn bán, lặn lội vất vả nhằm kiếm miếng ăn độ nhật của những người khơng nhiều vốn liếng ở phố đơng, xĩm vắng người ta mượn hình ảnh buơn gánh và bán bưng.
Do được cấu tạo theo quy tắc chuyển nghĩa ẩn dụ hoặc hốn dụ mà thành ngữ bao giờ cũng cĩ hai nghĩa : nghĩa đen và nghĩa bĩng. Nghĩa đen của thành ngữ do bản thân tổ hợp từ ngữ mang lại cĩ tính chất cụ thể, sinh động và hình ảnh. Nghĩa bĩng cĩ tính chất trừu tượng, khái quát đồng thời cĩ sắc thái biểu cảm. Tuỳ thuộc vào sự đánh giá tốt xấu
và tính chất thẩm mĩ của những hình ảnh được lấy làm dấu hiệu biểu trưng mà sắc thái biểu cảm của thành ngữ cĩ thể là dương tính hay âm tính.
3- Tác dụng :
Sử dụng thành ngữ trong giao tiếp làm cho lời nĩi đậm đà màu sắc dân tộc. Thành ngữ được dùng trong PC khẩu ngữ sẽ giúp cho sự giao tiếp giàu hình ảnh và cảm xúc.
Sử dụng thành ngữ để diễn đạt sẽ dễ thuyết phục mọi người vì nĩ cĩ tính khách quan, bằng hình ảnh thực tế chứ khơng phải bằng những lí luận suơng. Trong văn chính luận, nếu biết lấy thành ngữ làm một bộ phận cho cơ sở lí lẽ thì tính quy luật, tính chính xác của nội dung thành ngữ sẽ được phát huy, sự diễn đạt của câu văn trở nên chắc chắn. Ví dụ: Ðiểm này, cĩ lẽ các đồng chí nắm vững rồi. Bác chỉ nhắc các cơ các chú phải đi sâu đi sát cơ sở, nằm ở cơ sở để chỉ đạo phong trào, khơng nên xuống cơ sở theo lối chuồn chuồn đạp nước. Vấn đề này nghe thì dễ nhưng thực hiện chưa tốt lắm. ( Hồ Chí Minh)
Trong PCVC, thành ngữ rất cần thiết. Nĩ giúp nhà văn miêu tả một cách sinh động ngoại hình, tâm hồn, tính cách và thân phận nhân vật. Ví dụ: Nhìn bọn Tây đầm thuộc địa ngày thường ồn ào, hống hách, bây giờ cứ cắm mặt xuống tiu nghỉu như mèo bị cắt tai, Tồn hả ngầm trong dạ. ( Vỡ bờ- Nguyễn Ðình Thi)