Phối hợp từ:

Một phần của tài liệu Giáo trình Phong cách học tiếng Việt (Trang 61 - 62)

1- Khái niệm:

Phối hợp từ ( cịn gọi là đồng nghĩa kép) là biện pháp tu từ trong đĩ người ta dùng phối hợp nhiều từ ngữ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa nhằm mục đích biểu hiện đầy đủ các phương diện khác nhau của cùng một đối tượng hoặc cùng một nội dung trình bày.

Ví dụ:

Xoè bàn tay bấm đốt Tính đã bốn năm rịng

Người ta bảo khơng trơng

Ai cũng nhủ đừng mong Riêng em thì em nhớ.

( Thăm luá -Trần Hữu Thung )

2- Tác dụng :

- Giúp lời văn thêm mạnh, làm cho sự biểu đạt tư tưởng tình cảm đầy đủ, chính xác. - Thể hiện sự say sưa, nhiệt tình của lời nĩi, làm tăng thêm tính hùng hồn và hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thì câu văn dễ trở nên nặng nề.

4- Chức năng :

Phối hợp từ cĩ cả chức năng nhận thức và biểu cảm. Biện pháp này thường được dùng trong PC văn chương và PC chính luận.

III- Tiệm Tiến:

1- Khái niệm:

Tiệm tiến là biện pháp tu từ dùng cách sắp xếp các lượng ngữ nghĩa cĩ quan hệ gần gũi nhau theo một trình tự từ nhỏ đếưn lớn, từ nơng đến sâu, từ nhẹ đến mạnh, từ phương diện này đến phương diện kia, hoặc ngược lại trình tự đĩ. Kết quả là phần đi sau hơn hoặc kém phần đi trước về nội dung ý nghĩa hoặc về sắc thái biểu cảm.

Ví dụ: Ai cĩ súng dùng súng, ai cĩ gươm dùng gươm, khơng cĩ gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước

2- Tác dụng:

Tiệm tiến cĩ tác dụng tạo nên sự bất ngờ, gây một cảm xúc và một ấn tượng đặc biệt đối với nội dung trình bày bởi vì sự miêu tả cứï tăng dần hoặc giảm dần theo những cung bậc mà người ta khơng đốn trước được. Ví dụ:

Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, khơng những là cái cẩm nang thần kì, khơng những là cái kim chỉ nam, mà cịn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ( Hồ Chí Minh)

3- Chức năng:

Tiệm tiến cĩ chức năng nhận thức và biểu cảm. Biện pháp này được dùng nhiều trong PC chính luận và PC văn chương.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phong cách học tiếng Việt (Trang 61 - 62)