1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phong cách học tiếng việt

14 605 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 537 KB

Nội dung

Chương 2: CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG CỦA TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH KHOA HỌC 2.2.2.1 Khái quát về phong cách khoa học a. Khái niệm: Phong cách khoa học là phong cách được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Đây là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. Khác với phong cách khẩu ngữ, phong cách này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học (ngoại trừ dạng phổ cập khoa học). Phong cách khoa học có ba biến thể: phong cách chuyên sâu, phong cách khoa học giáo khoa và phong cách khoa học phổ cập. Khác với phong cách khẩu ngữ, ở phong cách này dạng viết là dạng tiêu biểu.

Học phần: PHONG CÁCH HỌC Chương2: CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG CỦA TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH KHOA HỌC 2.2.2.1 Khái quát về phong cách khoa học 2.2.2.2 Đặc trưng của phong cách khoa học 2.2.2.3 Đặc điểm ngôn ngữ trong phong cách khoa học a.Khái niệm a.Tính trừu tượng – khái quát b.Chức năng b.Tính lôgic c.Tính chính xác – khách quan b.Từ ngữ c. Cú pháp a.Ngữ âm SƠ ĐỒ a.Gắn với tính quy phạm 2.2.2. Kết cấu văn bản KH d.Kết cấu văn bản hiện đại Chương 2: CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG CỦA TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH KHOA HỌC 2.2.2.1 Khái quát về phong cách khoa học a. Khái niệm: - Phong cách khoa học là phong cách được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Đây là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. Khác với phong cách khẩu ngữ, phong cách này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học (ngoại trừ dạng phổ cập khoa học). - Phong cách khoa học có ba biến thể: phong cách chuyên sâu, phong cách khoa học giáo khoa và phong cách khoa học phổ cập. - Khác với phong cách khẩu ngữ, ở phong cách này dạng viết là dạng tiêu biểu. b. Chức năng: Phong cách khoa học có hai chức năng: là thông báo và chứng minh. Một vài giáo trình trước đây cho rằng phong cách khoa học có chức năng chủ yếu là thông báo. Quan niệm này tỏ ra không bao quát hết bản chất của phong cách này. Chính chức năng chứng minh tạo nên sự khu biệt giữa các phong cách khác. Văn bản thuộc phong cách này không chỉ thuần thông báo các sự kiện, sự vật tồn tại trong thực tế khách quan mà còn phải chứng minh, làm sang tỏ ý nghĩa của sác sự kiện ấy. 2.2.2.2 Đặc trưng của phong cách khoa học: Phong cách khoa học có 3 đặc trưng a. Tính trừu tượng – khái quát: Mục đích của khoa học là phát hiện ra các quy luật tồn tại trong các sự vật, hiện tượng nên càng không thể dừng lại ở những cái gì riêng lẻ, bộ phận, các biệt. Đặc trưng này của phong cách khoa học thấy rõ khi so sánh những cách dùng cùng một từ trong lời nói khoa học và lời nói nghệ thuật Ở ao chuông nước sâu khoảng 1m nên thả 300 con(cá) (Trích tạp chí khoa học) Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Hiu quạnh bên trong một tiếng hò. (Tố Hữu) Trong lời nói KH, từ “sâu” chỉ khái niệm, “sâu”có nghĩa là “có độ sâu” “có khoảng cách tính từ mặt nước đến đáy nước”, “sâu” là một từ đa phong cách, có nghĩa đen, nghĩa sự vật. Trong lời nói nghệ thuật, từ “sâu” có nghĩa là “diễn ra trong tâm hồn, trong những rung động kín dáo của con người”. Từ sâu được dùng theo nghĩa bóng. Ví dụ: Sâu b. Tính lôgic: Cách diễn đạt của phong cách khoa học phải biểu hiện năng lực tổng hợp của trí tuệ, phải tuân theo quy tắc chặt chẽ từ tư duy của trí tuệ, luôn theo quy tắc chặt chẽ từ tư duy lôgic hình thức tư duy biện chứng. Các nội dung ý tưởng khoa học của người viết phải được sắp xếp trong mối quan hệ lôgic, tránh trùng lập mâu thuẫn: những khái quát, suy lí khoa học không được phủ định lại những tài liệu (cứ liệu) làm cơ sở cho nó… c. Tính chính xác – khách quan: Phong cách khoa học không được phép tạo ra khác biệt giữa các biểu đạt. Một văn bản khoa học chỉ có giá trị tật sự khi đưa đến người tiếp nhận những thông tin chính xác về các phát hiện, phát minh khoa học. Muốn vậy văn bản khoa học phải đảm bảo tính một nghĩa. Nghĩa là nó không cho phép nhiều cách biểu hiện khác nhau hoặc hiểu một cách mơ hồ. Chân lý khoa học luôn phụ thuộc vào các quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Những từ ngữ biểu cảm những ý kiến chủ quan không thích hợp ở phong cách này. 2.2.2.3 Đặc điểm ngôn ngữ trong phong cách khoa học a. Ngữ âm: Khi phát ẩm ở phong cách này người ta có ý thức hướng đến chuẩn mực ngữ âm. Ngữ điệu có thể được dùng hạn chế để tăng thêm sức thuyết phục của sự lập luận. Do phải phiên âm và dịch các thuật ngữ khoa học nước ngoài sang tiếng Việt nên ở phong cách khoa học. Nhiều đơn vị âm tiết trước đây mới ở trong thế tiềm năng chưa được dùng để cấu tạo từ nay cũng được huy động, tận dụng làm vỏ âm thanh vật chất cho viêc đặt các thuật ngữ khoa học Ví dụ: gen trong gen sinh vật “véc” trong vectơ Trên cơ sở cho phép của hệ thống ngữ âm tiếng Việt, người ta thường mạnh dạn tạo ra những âm mới, những kết hợp âm mới Ví dụ: “p” trước đây được dùng trong phụ âm cuối vần, nay được dùng trong phong cách khoa học làm phụ âm đầu vần(apatit, penixilin) Trước đây không có phụ âm kép thì trong PCKH tạo ra các phụ âm kép như: xt, xl, xc (Maxtcơva, Xtalin). b. Từ ngữ: Sử dụng nhiều thuật ngữ chính xác thuật ngữ khoa học Ví dụ: Trong tóan học: hàm số, đạo hàm, tích phân, vi phân Vật lý: quán tính, điện trở, cơ học, đao động… Hóa học: kiềm, phân tử, kim loại, lưu huỳnh… Những từ ngữ trừu tượng trung hòa về sắc thái biểu cảm xuất hiện với tầng số cao và thích hợp với sự diễn đạt của phong cách này. Ví dụ: sự sáng tạo, yếu tố, ý thức, tính hiện thực, thuộc tính, tần số… Sử dụng nhiều danh từ định danh. Phần lớn là danh từ trừu tượng (thời gian, hiện tượng, số lượng, trạng thái, thái độ ) Các đại từ ngôi thứ 3(người ta), đại từ ngôi thứ nhất (ta, chúng ta, chúng tôi) với ý nghĩa khái quát được dùng nhiều. Để đảm bảo nhu cầu chính xác khách quan nên ngôn ngữ khoa học chỉ được phép hiểu theo nghĩa đen, nghĩa sự vật. Việc sử dụng nghĩa bóng, nghĩa hình tượng ít được dùng. Chủ yếu trong khoa học xã hội(như việc nghiên cứu các ngành văn học, lịch sử triết học), một số ngành khoa học tự nhiên miêu tả(địa chất, hóa hoc, địa lí ) c. Cú pháp: - Phong cách khoa học sử dụng các hính thức câu hòan chỉnh, kết cấu câu chặt chẽ, rõ ràng để đảm bảo yêu cầu chính xác, một nghĩa và tránh cách hiểu nước đôi nước ba. Ví dụ: Khía niệm khoa học “thời gian” trong vật lí được trình bày trong những đơn vị cú pháp như sau: “Thời gian tuyệt đối chân chính, thời gian tóan học, tự nó và trong bản chất của nó không có một quan hệ gì với bên ngoài trôi qua một cách đều đặn và được gọi bằng cái tên khác là độ dài thời gian. Còn thời gian thông thường tương đối và biểu kiến là cáci thước đo thời gian hoặc chính xác hoặc biến đổi mà cảm giác ta tiếp thu được lien kết bên ngoài, được thông qua một vận động nào đó như giờ, ngày, tháng, năm được dùng trong thời gian hằng ngày thay cho thời gian tóan học chân chính”. [...]... khoa học: miêu tả, tường thuật, biện luận và phê bình - luận chiến -Hình thức đối thoại: có 4 dạng + Tọa đàm + Tranh luận khoa học + Độc thoại được xây dựng theo lược đồ đối thoại + Các yếu tố của đối thoại trong tường thuật độc thoại c.Kết cấu văn bản khoa học phổ cập: không tuân theo khuôn mẫu cố định Trình độ, kiến thức của người đọc là nhân tố quyết định đến cách viết của tác giả Văn bản khoa học. .. là n, thì đoạn m có thể coi như một dòng điện tròn, có cường độ I,n,m - Văn phong khoa học thường được sử dụng nhưng cấu trúc khuyết chủ ngữ, hoặc câu có chủ ngữ không xác định Ví dụ: Thực tế thấy rằng… Thoạt nhìn, tưởng là…thực ra không phải… 2.2.2.4 Kết cấu văn bản khoa học: Gắn với xu hướng mang tính quy phạm: Lời nói khoa học loại bỏ yếu tố cá nhân Trung hòa về sắc thái biểu cảm, gắn với xu hướng... tố cá nhân Trung hòa về sắc thái biểu cảm, gắn với xu hướng quy phạm về hai mặt: mặt cấu trúc của văn bản và mặt sử dụng trong văn bản các phương tiện ngôn ngữ Văn bản khoa học được xây dựng theo khuôn mẫu + Một bài báo cáo khoa học: Thường được bắt đầu bằng việc trình bày lịch sử vấn đề nêu lên thời sự của đề tài (lí do chọn đối tượng khảo sát), xác định nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu Trong phần...- Các phát ngôn hàm chứa nhiều lập luận khoa học, thể hiện chất lượng tư duy lôgic cao Ví dụ: Chúng tôi nghĩ rằng… Chúng tôi nhấn mạnh… Thực tế này đã chứng minh… - Câu điều kiện – hệ quả, nhượng bộ, tăng tiến và câu ghép được sử dụng nhiều (như: . Học phần: PHONG CÁCH HỌC Chương2: CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG CỦA TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH KHOA HỌC 2.2.2.1 Khái quát về phong cách khoa học 2.2.2.2 Đặc trưng của phong cách khoa học 2.2.2.3. CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG CỦA TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH KHOA HỌC 2.2.2.1 Khái quát về phong cách khoa học a. Khái niệm: - Phong cách khoa học là phong cách được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học. phổ cập khoa học) . - Phong cách khoa học có ba biến thể: phong cách chuyên sâu, phong cách khoa học giáo khoa và phong cách khoa học phổ cập. - Khác với phong cách khẩu ngữ, ở phong cách này dạng

Ngày đăng: 04/02/2015, 00:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w