1.1 Ngữ pháp có tính trừu tượng và khái quát Chính vì các quy luật và phép tắc tạo nên ngữ pháp của một ngôn ngữ không phải chỉ thuộc về một từ hay một câu cụ thể nào mà là chung cho tất cả các từ hay các câu. Quy luật tổ chức của ngữ pháp được biểu hiện dưới dạng mô hình hay sơ đồ VD: Lênin nói: “Trong ngôn ngữ chỉ có cái khái quát mà thôi”. Tuy nhiên, so với mặt ngữ âm và từ vựng thì sự khái quát ở mặt ngữ pháp lại khác về chất so với sự khái quát về mặt ngữ âm và từ vựng. Sự khái quát ở mặt ngữ âm thể hiện từ vô số âm tố cụ thể của lời nói được khái quát thành một số âm vị có hạn. Sự khái quát ở mặt từ vựng được thể hiện ở chổ từ các từ tố đa dạng nhưng có thể khái quát thành chỉ một từ nào đó. Chẳng hạn, từ “nhà” có thể được thực hiện qua các từ tố trong “nhà vàng, nhà xanh, nhà cao, nhà thấp…” khác nhau nhưng đều gọi bằng từ nhà.