C.2.Động từ độc lập

Một phần của tài liệu Ngữ pháp tiếng việt (Trang 98 - 112)

Đó là các động từ có thể được dùng một mình trong một chức năng cú pháp của câu. Chúng có thể hoàn thành các chức năng cú pháp trong câu. Chúng có số lượng lớn và bao gôm nhiều gôm nhiều

tiểu loại. Dựa vào ý nghĩa và khả năng chi phối các thành tố phụ, chúng được phân thành 2 nhóm: nội động và ngoại động.

*Nội động từ (động từ vô tác)

-Ý nghĩa: chỉ hoạt động trạng thái tự thân, không tác động đến một đối tượng nào khác

-Hình thức kết hợp: trong câu, chúng

không thể có thành tố phụ chỉ đối tượng chịu sự tác động.

Nội động từ gôm các nhóm nhỏ sau: + Nhóm chỉ tư thế : đứng, nằm, ngôi … + Nhóm chỉ sự tự di chuyển: lăng, lê, bò,

trường…

+ Nhóm động từ chỉ quá trình : rơi, rụng, héo, úa…

+ Nhóm chỉ trạng thái tâm lí, sinh lí: lo sợ, đau đớn, thao thức…

+ Nhóm chỉ trạng thái tôn tại: có, còn, hết, mất,….

*Ngoại Động từ (động từ chuyển tác)

-Ý nghĩa: chỉ những hoạt động có chuyển đến, tác động đến một đối tượng nào đó.

-Hình thức kết hợp: Khi dùng trong câu, các động từ này thường đòi hỏi thành tố phụ chỉ đối tượng chịu sự tác động.

VD: (Động từ + thành tố phụ chỉ đối tượng) đá bóng, xây nhà, diệt giặc….

Căn cứ vào ý nghĩa chỉ tiểu phạm trù và khả

năng chi phối các thành tố phụ sau, các ngoại động từ có thẻ chia tách thành một số nhóm

+ Các động từ tác động: chỉ hành động tác động vào đối tượng, hoặc làm hình thành đối tượng, hoặc hủy diệt đối tượng hay làm biến đổi đối tượng:

VD: đánh người, Đóng một cái tủ,

Xé rách quyển sách.

Sau các động từ này luôn có thành tố phụ chỉ đối tượng.

+ Các động từ chỉ sự di chuyển đối tượng trong không gian.

Sau các động từ này, ngoài bổ ngữ chỉ đối

tượng còn có bổ ngữ chỉ hướng và đích di chuyển.

+ Các động từ chỉ hoạt động phát nhận (cho, lấy) như: cho, tặng, vay, lấy, hiến dâng, thí biếu, thu, nộp, lấy trộm, lấy cắp,….

Đó là các hoạt động cho ai cái gì, hoặc nhận của ai cái gì.

Trong câu, các động từ này đòi hỏi hai thành tố phụ đi sau để được trọn nghĩa: thành tố phụ chỉ vật nhận và thành tố phụ chỉ kẻ được

VD: nó cho tôi cây viết.

Họ mượn anh ấy rất nhiều tiền

+Các động từ chỉ hoạt động nối kết các

đối tượng (ít nhất là hai) như: nói, hòa, trôn, pha, kết hợp, hợp nhất,… trôn, pha, kết hợp, hợp nhất,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng đòi hỏi hai thành tố phụ chỉ các đối tượng được nối kết với nhau. đối tượng được nối kết với nhau.

VD: Huỳnh trộn bánh tráng với muối.Thanh pha sửa với cà phê Thanh pha sửa với cà phê

+ Các động từ chỉ hoạt động cầu khiến, sai khiến như: bắt, khiên, mời, đề nghị, yêu cầu, lệnh, cử, bảo,…

Đây là hoạt động tác động đến đối tượng khác và

khiến đối tượng này phải thực hiện một hành đông, hay phải chuyển sang một trạng thái nào đó.

Vì vậy trong câu, động từ loại này đòi hỏi hai thành tố phụ để trọn nghĩa

-Thành tố phụ thứ nhất chỉ đối tượng chịu sự sai khiến, thường được biểu hiện bằng danh từ (cụm danh tư). hoặc đại từ.

-Thành tố phụ thứ hai chỉ nội dung sai khiến, thường được biểu hiện bằng động từ (cụm động từ)

Chúng trả lời cho các câu chỉ sai khiến ai? Làm gì? VD: Nó bảo tôi làm việc này

Ông yêu cầu cơ quan cấp nhà ở. Chúng tôi mời anh đến chơi.

Hoạt động sai khiến cầu khiến có thể có nhiều mức độ khác nhau: bắt- yêu cầu đề nghị- mời-

khuyên….

Gần với hoạt động sai khiến, là hoạt động gây khiến: gây ra cho đối tượng một trạng thái nào đó; một hệ quả nào đó. Các động từ gây khiến cũng đòi hỏi

hai thành tố phụ đi sau, nhưng thành tố phụ chỉ đối tượng có thể biểu hiện các vật.

VD: Nó bẻ cây viết gảy làm đôi.

+Các động từ chỉ hoạt động chỉ đánh giá đối tượng. Các động từ này cũng đòi hỏi 2 thành tố phụ đi sau:

-Thành tố phụ chỉ đối tượng chịu sự đánh giá thường được biểu hiện bằng danh từ hoặc đại từ.

-Thành tố phụ chỉ nội dung đánh giá, thường được biểu hiện bằng các kết cấu: là (là làm) + danh từ (cụm danh từ), hoặc tính từ (cụm tính từ).

VD: các động từ: cho, gọi, coi, công nhận, bầu, thừa nhận, đánh giá…

VD: Chúng tôi bầu chị ấy làm lớp trưởng. Họ công nhận cô ấy học rất chăm.

Các bạn goi cô ấy là sếu đầu đỏ.

+Các động từ chỉ các hoạt động cảm giác, tri giác, nhận thức, suy nghĩ, nói năng.

VD: biết, nghĩ, nói, thấy, nhận thấy, phát biểu…

Các động từ này có thể chỉ có thành tố phụ chỉ đối tượng đi sau (được biểu hiện bằng danh từ, cụm danh từ, đại từ), chẳng hạn:

VD: Tôi biết chị ấy. Tôi thấy máy bay.

Nhưng các động này có thể có thành tố phụ chỉ nội dung cảm nghĩ nói năng. Loại thành tố này có đặc điểm:

-Có cấu tạo là một cụm chủ vị

-Có thể liên kết với động từ nhờ các quan hệ từ như: rằng, là.

VD: Tôi biết rằng Hiếu đi vắng. Thanh là lớp trưởng.

Giữa các tiểu loại và các nhóm động từ trên đây không phải có một đường ranh giới tuyệt đối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi sử dụng trong hoạt động giao tiếp, các động từ có thể có sự chuyển hóa: chuyển tiểu loại,

chuyển nhóm. Khi có cả ý nghĩa của động từ cả khả năng chi phối các thành tố phụ cũng thay đổi.

VD: động từ cho.

-Là động từ phát nhận chỉ hoạt động cho ai cái gì và chi phối 2 thành tố phụ và vật đem cho.

-Là động từ sai khiến biểu hiện hoạt động tạo điều kiện cho ai làm việc. Nó cũng chi phối 2 thành tố phụ: một chỉ đối tượng, một chỉ nội dung sai khiến.

VD: Thầy giáo cho học sinh nghỉ.

-Là động từ đánh giá, biểu hiện hoạt động công nhận ai là gì, hoặc có phẩm chất gì. Nó cũng chi phối 2 thành tố phụ, nhưng ngoài thành tố phụ chỉ đối tượng còn có thành tố phụ thứ hai chỉ nội dung đánh giá.

1.2.5.Tính từ

Một phần của tài liệu Ngữ pháp tiếng việt (Trang 98 - 112)