Và có thể có cấu tạo hình thức giống các câu mệnh lệnh, câu cảm thán, nhất là khi cụm C-V là lời dẫn trực tiếp.
VD: Khi đó tôi bảo cô ấy: “bạn hãy im đi!”. +Cụm C-V có thể có thành phần phụ ở ngoài
thành phần C-V.
VD: {Tôi để nguyên cả quần áo tây và chỉ
ngay ngáy lo} đêm nay //một vài chú rận có thể rời sơ mi tôi để đi du lịch ra cái chăn
bông thoang thoảng nước hoa.
Ở VD trên phần trong {} là thành phần phụ ngoài C-V.
+Cũng giống như ở câu đơn độc lập, ở cụm C-V, VN có thể được tình thái hóa bằng các phụ từ. VD: Lan không ngờ rằng vóc dáng mình vẫn giữ
được như ngày ấy.
Nhìn chung về hình thức cấu tạo, cụm C-V có cấu tạo giống với câu đơn hai thành phần. Do đó, nếu được tách riêng ra bằng ngữ điệu thích hợp thì
cụm C-V có thể thành một câu độc lập.
Nhưng nằm trong câu cụm C-V chỉ là một bộ phận, một thành phần câu, nên nó không mang ngữ
điệu đặc trưng của câu, không có chức nang thông báo như câu, không có cấu trúc tin như câu.
c.Về chức năng ngữ pháp:
Cụm chủ vị có thể có nhiều chức năng của nhiều thành phần cụm từ và câu.
+Làm định ngữ cho danh từ.
VD1Cái nhà anh Hoàng ở nhờ có thể gọi là rộng rãi. (Nam Cao)
“anh Hoàng ở nhờ” là một cụm C-V nhưng chưa thành câu vì chúng mới là định ngữ cho danh từ “cái nhà”.
VD2: Ngọn núi Nguyệt đang đứng chính là một ngọn núi trong dãy núi đá xanh cao sừng sững nằm bên trái bến ngầm. (Nguyễn Minh Châu)
“Nguyệt đang đứng” là một cụm C-V nhưng chưa thành câu vì nó chỉ mới là định ngữ cho danh từ “ngọn núi”.
+Làm bổ ngữ cho động từ, tính từ:
VD1: Mình nghĩ rằng mình cứ chỉ ngôi trong cái lỗ vuông ấy. (Tô Hoài)
“mình cứ chỉ ngôi trong cái lỗ vuông ấy” là cụm C-V nhưng chưa là một câu vì nó chỉ mới làm bổ ngữ cho động từ “nghĩ”.
VD2: Những cái bàn màu đỏ chất sơn vừa khô lại.
“chất sơn vừa khô lại” là cụm C-V nhưng chưa là một câu vì nó chỉ mới làm bổ ngữ cho “màu đỏ”.
+Làm vị ngữ trong câu:
VD1: Cây cam này // quả / to và ngọt lắm. C1 V1
C VVD2: VD2:
Chiến tranh liên miên // làm con người / đau khổ.
C1 V1
Cụm C-V còn có thể đảm nhiệm vai trò một vế trong câu ghép. Chúng có thể liên kết với nhau nhờ các quan hệ từ hay chỉ
bằng phương tiện ngữ điệu: quãng ngắt. VD: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại
thoái vị.
(Hô Chí Minh)
2.2.Các loại cụm từ khác:
a. Cụm số từ:b. Cụm đại từ: b. Cụm đại từ: