1.2.Hệ thống từ loạ

Một phần của tài liệu Ngữ pháp tiếng việt (Trang 46 - 58)

1.2.1.Sự phân biệt thực từ và hư từ

Nhìn một cách tổng quát, các hư từ của tiếng Việt trước hết được phân biệt theo các đặc điểm về ý nghĩa ngữ pháp và các đặc điểm hình thức trong hoạt động ngữ pháp thành hai phạm trù lớn:

+Thực từ +Hư từ

Thưc từ từ

Thực từ có ý nghĩa từ vựng, thường gắn với các chức năng tri nhận và định danh các đối tượng của hiện thực: có thể dùng thực từ để gọi tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất…

VD: gió, cây, đi, trả lời, hùng vĩ,…

Thực từ có thể đảm nhiệm vai trò của thành tố chính và cả thành tố phụ trong cấu tạo của cụm từ và câu.

từ từ

Hư từ cũng có ý nghĩa nhưng nghĩa của hư từ không thể liên hệ tới một đối tượng nào tronng thực tế. Do đó, hư từ không thể thực hiện được chức năng định danh. Hư từ chỉ bổ sung một ý nghĩa ý ngữ pháp nào đó cho thực từ.

Hư từ không thể đảm nhiệm vai trò thành phần chính trong cấu tạo của cụm từ và của câu.

Hư từ chỉ có vai trò: hoặc đi kèm với thực từ để làm thành tố phụ bổ sung ý nghĩa nào đó cho thực từ; hoặc dùng biểu thị quan hệ giữa các từ, các cụm từ, các câu; hoặc dùng làm dấu hiệu cho các ý nghĩa tình thái.

Tuy có sự phân biệt thực từ và hư từ nhưng cả hai đều cần thiết và quan trọng đối với hoạt động ngôn ngữ, nhất là ở tiếng Việt, một

ngôn ngữ dùng hư từ làm một trong những phương thức ngữ pháp chủ yếu. Trong hoạt động nhận thức tư duy và giao tiếp bằng

ngôn ngữ không thể không có thực từ, cũng không thể không có hư từ.

Số lượng hư từ thường ít hơn thực từ, nhưng hư từ laị có tần số sử dụng cao.

Trong lịch sử phát triển của một ngôn ngữ, cũng như trong thực tế sử dụng ngôn

ngữ hàng ngày có thể diễn ra sự chuyển hóa của một từ từ thực từ sang hư từ và có thể ngược lại.

VD: từ “rằng” trong truyện Kiều còn được dùng là một thực từ (động từ) có nghĩa là “nói”

Sinh rằng chị cũng nực cười

Ngày nay, từ “rằng” chỉ còn được dùng là một hư từ làm nhiệm vụ liên kết giữa động từ chỉ hoạt động nhận thức, suy nghĩ hay nói năng với phần phụ chỉ nội dung của các hoạt động đó.

VD: Tôi nói rằng họ đi vắng.

Phức tạp là những trường hợp sự chuyển hóa từ thực từ sang hư từ chưa hoàn tất. Lúc đó cùng một từ có thể dùng vừa như thực từ vừa như hư từ, tùy mức độ đậm nhạt khác nhau.

VD: từ khá chủ yếu dùng với tư cách tính từ (thực từ) chỉ phẩm chất cao hơn mức trung bình như trong câu: Nó học rất khá.

Nhưng nó được dùng như một phụ từ (hư từ) chỉ để thể hiện ý nghĩa mức (hư từ) chỉ để thể hiện ý nghĩa mức độ cho một thực từ: Bộ phim ấy cũng khá hay…

Tóm lại, tuy có sự phân biệt rõ rệt thực từ và hư từ nhưng vẫn có thể diễn ra từ và hư từ nhưng vẫn có thể diễn ra những sự chuyển hóa linh hoạt trong sử dụng giữa hai phạm trù từ loại đó.

Nhìn tổng thể hệ thống từ loại của tiếng Việt có thể biểu hiện qua sơ đồ sau: Việt có thể biểu hiện qua sơ đồ sau:

Thưc từ Hư từ

Danh từ Động từ Tính từ Số từ Đại từ Phụ (phó) từ Quan hệ từ Tình thái từ (trợ từ, thán từ)

Ghi chu

-Bên cạnh số từ có từ loại lượng từ. Lượng từ được quan niệm là những từ chỉ lượng sự vật, thường dùng kèm với danh từ chỉ sự vật.

Nhưng lượng từ không thể dùng độc lập để đảm nhiệm vai trò thành phần câu như số từ, không thể dùng lượng từ để tính đếm sự vật. VD: về lượng từ: những, các, mỗi, mọi, từng… Như vậy,lượng từ có nhiều đặc điểm giống phụ

từ. Hơn nữa, lượng từ có số lượng rất ít. Vì thế lượng từ chỉ là một loại của phụ từ.

-Bên cạnh đại từ còn có chỉ từ. Chỉ từ là những từ dùng để chỉ định sự vật trong không gian hoặc thời gian.

VD về chỉ từ: đó, đây, đấy, này, nay, nãy, nấy, nọ, kia, ấy…

Các chỉ từ cũng có số lượng ít, và có nhiều đặc điểm giống đại từ nên theo quan

niệm hợp nhất chỉ từ từ loại thành đại từ thành một tiểu loại của đại từ (đại từ chỉ định)

-Bên cạnh tình thái từ còn có trợ từ và thán từ. VD: về trợ từ: chính, đích, cả ngay…

Về thán từ: ôi, chao ôi, ủa, ối chào…

Trợ từ và thán từ đều có chức năng bộc lộ nghĩa tình thái, chứ không phải nghĩa biểu niệm. Đông thời chúng cũng không thể đóng vai trò là thành phần chính hay phụ trong cấu trúc ngữ pháp của câu. Vì vậy có thể thống nhất chúng trong một từ loại lớn là tình thái từ. Hơn nữa quan niệm như vậy tạo nên sự nhất quán với bình diện nghĩa của câu (nghĩa tình thái) và bình diện cấu tạo ngữ pháp của câu (thành phần tình thái) tuy rằng phạm trù tình thái của câu còn bao trùm một phạm vi rộng lớn hơn.

1.2.2.Danh từ

a.Khái niệm

Danh từ là một loại từ lớn, bao gôm một số lượng từ rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức, tư duy và giao tiếp của con người.

Một phần của tài liệu Ngữ pháp tiếng việt (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(194 trang)