II.Từ loại và cụm từ

Một phần của tài liệu Ngữ pháp tiếng việt (Trang 36 - 46)

1.1.Khái niệm từ loại và cơ sở phân định

1.1.1.Khái niệm từ loại

Từ loại là lớp các từ có sự giống nhau về các đặc điểm ngữ pháp. Muốn phân

định được từ loại thì cần xác định được đặc điểm ngữ pháp của từ.

1.1.2.Tiêu chí phân định

a.Ý nghĩa ngữ pháp khái quát

Đây là loại ý nghĩa phạm trù, có mức độ khái quát cao, do đó là ý nghĩa chung cho các từ thuộc cùng một từ loại.

VD: các từ năm, bốn, hai, bốn mốt, sáu mươi, trăm, triệu, vạn, dặm… có ý nghĩa khái quát chỉ số lượng.

Trong một phạm trù ý nghĩa lại có ý nghĩa khái quát ở mức độ thấp hơn, hẹp hơn. Các ý nghĩa khái quát thấp hơn, hẹp hơn này là tiêu chí để xác định các tiểu loại của từ

Vd: trong phạm trù ý nghĩa sự vật có thể phân biệt:

Nghĩa sự vật đơn thể. Đó là nghĩa khái

quát chung của những từ gọi tên các sự vật tôn tại dưới dạng cá thể: công nhân, trâu, bàn, ghế…

Nghĩa sự vật tổng thể. Đó là ý nghĩa khái quát chung của những từ gọi tên tổng thể nhiều sự vật cùng loại: máy móc, xe cộ, cơm nước…

Tiêu chí ngữ pháp khái quát là một tiêu chí quan trọng, vì ý nghĩa ngữ pháp của từ chi phối các đặc điểm trong hoạt động ngữ

pháp của từ. Nhưng chỉ căn cứ vào ý

nghĩa ngữ pháp thì: không thấy được đặc điểm khác biệt của từ loại trong các ngôn ngữ khác nhau, trong các loại hình ngôn ngữ khác nhau; không thấy được sự thống nhất giữa ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp, chức năng ngữ pháp của từ; không có tác dụng tích cực đối với thực tiễn sử dụng từ vào hoạt động giao tiếp.

b.Đặc điểm về hình thức ngữ pháp

Hình thức ngữ pháp của từ tiếng Việt

không bộc lộ trong bản thân từ mà trong hoạt động cấu tạo các đơn vị lớn hơn:

cụm từ và câu.

b.1.Khả năng kết hợp của từ để cấu tạo cụm từ

Trong tiếng Việt, cần căn cứ vào các từ xung quanh để xác định đặc điểm ngữ pháp, bản chất từ loại của từ.

-1988, Lê Văn Lý đề xuất tiêu chuẩn phân định từ loại tiếng Việt dựa vào các từ chứng. Các từ chứng là các từ thường kết hợp với một từ loại nhất định và do đó làm chứng cứ cho

bản chất từ loại của từ loại đó. Vì vậy, muốn phân định được từ loại của các từ cần xem xét khả năng kết hợp với các từ chứng.

VD: các từ người, con, cái, nhà máy… đều có khả năng kết hợp như sau:

+Với các từ chỉ lượng (số từ và lượng từ) ở phía trước: sáu người, hai con, vài cái…

+Với các chỉ từ (này, kia, ấy, nọ,…) để phía sau: người này, con ấy, nhà máy kia,…

Khả năng kết hợp (ở trước và sau) với các từ chứng đó xác định các từ trên thuộc từ loại danh từ.

-1960, Nguyễn Tài Cẩn dựa vào khả năng kết hợp của từ nhưng giới hạn rõ trong

khuôn khổ của một đoạn ngữ. Lúc đó khả năng kết hợp với các từ chứng được xây dựng thành tiêu chí khả năng cấu tạo của một đoạn ngữ một cụm từ.

Có những từ loại có thể làm trung tâm cho một

cụm từ. Có những từ loại không thể có khả năng đó mà chỉ có khả năng đóng vai trò thành tố phụ. Lại có những từ loại làm thành tố chính và

thành tố phụ mà chỉ nối kết các thành tố hoặc nằm ngoài cấu tạo của từ. Căn cứ vào những

khả năng khác nhau đó có thể phân định các từ loại khác nhau.

Tiêu chí khả năng kết hợp của từ được nhìn nhận theo khả năng cấu tạo cụm từ và khả năng đảm nhiệm thành tố chính hay thành tố phụ của cụm từ. Hơn nữa, đó là khả năng cấu tạo loại cụm từ nào.

b.2.Khả năng cấu tạo câu, đảm nhiệm các thành phần câu

Đây cũng là một phương diện bộc lộ đặc điểm và bản chất ngữ pháp của các từ trong tiếng Việt. Hoạt động cấu tạo câu chủ yếu được xem xét ở năng lực đảm nhiệm vai trò của 2 thành phần chính (C-V) trong nòng cốt của câu đơn bình thường.

Căn cứ vào đó có thể phân biệt những từ có thể đảm nhiệm vai trò của các thành phần chính (danh, động, tính, đại từ) và các từ chỉ đảm nhiệm vai trò của các

thành phần phụ (số từ, phó từ), hoặc chỉ đảm nhiệm vai trò nối kết các thành

phần câu (quan hệ từ) ngoài ra còn có những từ loại chỉ thể hiện ý nghĩa tình thái của câu (tình thái từ, trợ từ, phó từ).

Một phần của tài liệu Ngữ pháp tiếng việt (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(194 trang)