I.KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN (PCCL)1.Định nghĩa:PCCL là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực chính trị xã hội. Cụ thể hơn, đó là vai của nhà lãnh đạo, nhà hoạt động chính trị xã hội, đảng viên… Tất cả những ai tham gia các hoạt động động viên, tuyên truyền, giáo dục về mặt chính trị xã hội. PCCL dựa chủ yếu trên kiểu ngôn ngữ viêt phi nghệ thuật, n hưng có thể bao gồm rộng rãi những cấu trúc của các kiểu viết và miệngnghệ thuật của lời nói. Yếu tố cá tính đóng vai trò rất quan trọng.2.Dạng của lời nói trong phong cách chính luận:Ngôn ngữ được sử dụng trong PCCL tồn tại ở cả hai dạng nói và viết. Dạng viết có: lời kêu gọi, tuyên ngôn, các báo cáo chính trị, xã luận bình luận trên báo chí… Dạng nói có: diễn thuyết, phát biểu trong mít tinh, báo cáo trong các hội nghị…
PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN I. KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN (PCCL) 1. Định nghĩa : PCCL là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực chính trị xã hội. Cụ thể hơn, đó là vai của nhà lãnh đạo, nhà hoạt động chính trị xã hội, đảng viên… Tất cả những ai tham gia các hoạt động động viên, tuyên truyền, giáo dục về mặt chính trị xã hội. PCCL dựa chủ yếu trên kiểu ngôn ngữ viêt- phi nghệ thuật, n hưng có thể bao gồm rộng rãi những cấu trúc của các kiểu viết và miệng- nghệ thuật của lời nói. Yếu tố cá tính đóng vai trò rất quan trọng. 2. Dạng của lời nói trong phong cách chính luận: Ngôn ngữ được sử dụng trong PCCL tồn tại ở cả hai dạng nói và viết. - Dạng viết có: lời kêu gọi, tuyên ngôn, các báo cáo chính trị, xã luận bình luận trên báo chí… VD: Lời kêu gọi Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. (Hồ Chí Minh) - Dạng nói có: diễn thuyết, phát biểu trong mít tinh, báo cáo trong các hội nghị… VD: Phát biểu “Sau giải phóng, đồng chí Hồ Chí Minh nhận thức được những kẻ thù vô hình của dân tộc mà Người gọi là: tham ô, lãng phí. “Không loại trừ chúng thì cách mạng không thể thắng lơi hoàn toàn được”. […]. Trên các trang của lịch sử Hồ Chí Minh vẫn chói lọi, vinh quang như sao Bắc đẩu để 1 hướng dẫn loài người đi đến một tương lai tốt đẹp hơn trên hành tinh thân yêu này của chúng ta”. (G.S. Xantơmani - Ấn Độ) 3. Kiểu và thể loại của văn bản chính luận - Dựa vào nội dung ý nghĩa sự vật-logic, người ta chia văn bản chính luận ra các kiểu, như: văn bản nghị luận chính trị, văn bản nghị luận kinh tế, văn bản nghị luận văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật,… VD: Văn bản nghị luận chính trị “Đổi mới là con đường duy nhất đúng đắn của đảng ta, của nhân dân ta để vượt qua mọi khó khăn to lớn, đi đén ổn định và phát triển. Đổi mới tạo nên thế mới và sức lực mới, mùa xuân làm bật dậy sức sinh sôi huyền diệu của thiên nhiên, đúng theo quy luật của sự phát triển”. ( Báo nhân dân) - Dựa vào những đặc điểm về kết cấu và về tu từ, người ta chia văn bản chính luận ra các thể loại, như: lời kêu gọi, báo cáo chính trị, xã luận, bình luận,… VD: Ngày vẻ vang của những nhà trồng người. “Ngày nhà giáo việt nam 20-11 đã đi vào cuộc sống của nhân dân ta như một biểu hiện của truyền thống trọng thầy, hiếu học của dân tộc. Xin gửi đến các Nhà giáo nhân dân, Nhà đội ngũ hùng hậu các thầy giáo, cô giáo ở tất cả mọi cấp, mọi lĩnh vực những lời chúc mừng nồng nhiệt, những tình cảm quý mến và biết ơn sâu sắc”. (Báo Nhân dân) II.CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ TRONG PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN VÀ ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA PHONG CÁCH NÀY 1) Chức năng của ngôn ngữ trong phong cách chính luận: Chức năng giao tiếp lý trí, chức năng chứng minh, chức năng tác động. Tác động vào tư tưởng, tình cảm, ý chí, đạo đức…của người nghe, người đọc. Tác động bằng những yếu tố ngoài ngôn ngữ và bằng cả những yếu tố ngôn ngữ: những phương tiện tu từ và những biện pháp tu từ. 2 Ngôn ngữ được sử dụng trong PCCL là ngôn ngữ tổng hợp vừa của lý trí vừa của tình cảm, nó thuyết phục người đọc bằng những luận điểm, luận cứ vững chắc, đồng thời cũng sử dụng những yếu tố tạo hình, diễn cảm trong ngôn ngữ để làm tăng thêm sức thuyết phục. Trong văn bản chính luận ta có thể thấy rõ vẻ riêng của phong cách cá nhân từng tác giả. Có người viết rắn rỏi,hùng hồn, có người viết chặt chẽ, trong sáng, có người viết sâu sắc, súc tích, có người viết súc tích. 2) Đặc trưng của phong cách chính luận a. Tính bình giá công khai: Biểu thị một cách rõ ràng trực tiếp thái độ của tác giả đối với sự kiện. Vd: Một số câu văn chính luận tiêu biểu của Hồ Chí Minh. - Hiện nay vấn đề giải phóng là cao hơn hết. - Cán bộ phải chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ. Tính bình giá công khai chính là nét khu biệt của phong cách chính luận so với lời nói nghệ thuật: văn bản nghệ thuật cũng bao hàm thái độ bình giá, nhưng là bình giá ngầm, gián tiếp, thông qua hệ thống hình tượng. b. Tính lập luận chặt chẽ Muốn thuyết phục người đọc thì cần phải giải thích, thuyết minh một cách có lý lẽ, có căn cứ vững chắc, nghĩa là phải dựa trên cơ sở những luận điểm, luận cứ khoa học. về điểm này, PCCL gần gũi với phong cách khoa học. Vd: Một số câu văn tiêu biểu của Hồ Chí Minh. - Có anh hùng là vì có tập thể anh hùng. Có tập thể anh hùng vì có nhân dân anh hùng, Đảng anh hùng. - Chủ nghĩa xã hội là mọi người cùng ra sức lao động sản xuất để được ăn no, mặc ấm, và có nhà ở sach sẽ. Muốn làm nhà thì phải có gỗ. Muốn có 3 gỗ thì phải hăng hái trồng cây. Mọi người cố gắng trồng cây thì trong 6,7 năm nữa cả làng sẽ có đủ cây để làm nhà mới. c. Tính truyền cảm mạnh mẽ. Cách diễn đạt trong PCCL rất hùng hồn, sinh động, có sức hấp dẫn và đạt hiệu quả cao, thuyết phục bằng cả lý trí, cả bằng tình cảm, đạo đức… vd: Một số câu văn chính luận tiêu biểu của Hồ Chí Minh: - Đồng bào Nam bộ là dân của nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi. - Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Ba đặc điểm trên đây của phong cách chính luận được biểu hiện rõ rệt trong những đặc điểm ngôn ngữ của phong cách này. Sự biểu hiện này có những mức độ khác nhautrong những kiểu và thể loại văn bản khác nhau của phong cách chính luận. III.ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA PHONG CÁCH CHÍNH LUÂN 1) Từ ngữ của phong cách chính luận: - Dùng từ ngữ có tính chất thuật ngữ của các ngành khoa học, tùy thuộc kiểu văn bản: nghị luận chính trị, xã hội, văn hóa…từ ngữ chính trị đóng vai trò quan trọng trong sự bộc lộ thái độ bình giá công khai của người nói. Người nói qua cách dùng những từ ngữ chính trị có thể bộc lộ rõ lập trường, quan điểm và tình cảm cách mạng của mình về từng vấn đề của đời sống xã hội. Vd: những câu nói của Hồ Chí Minh: “Đối với người, ai làm gì có lợi cho nhân dân Tổ quốc đều là bạn. Bất kỳ ai làm gì có hại cho nhân dân và cho Tổ quốc tức là kẻ thù. - Để bày tỏ thái độ tình cảm của mình một cách mạnh mẽ, người viết chính luận thường chọn lọc và sử dụng những đơn vị từ vựng hội thoại giàu màu sắc tu từ: 4 vd: “ Chính sách bắt nạt của các người đại diện Pháp ở Đông Dương đã bắt chúng ta chịu đựng cuộc chiến tranh này”. - Do đối tượng tiếp nhận đông đảo về số lượng và đa dạng về trình độ nên ngôn ngữ trong phong cách này phải giản dị, rõ ràng, chính xác, có khả năng diễn đạt dễ hiểu những khái niệm phức tạp. tránh dùng những từ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ và những từ ngữ mới còn xa lạ với mọi người. 2) Cú phâp của phong cách chính luận: - Có xu hướng tìm những cách đặt câu mới mẻ. Sử dụng cả những cách đặt câu có tính chất hội thoại rất quen thuộc, dễ hiểu. Vd: Việc gì khó cho mấy, quyết tâm làm thì chắc được. ít người làm không nổi, nhiều người đồng tâm hiệp lực mà làm thì phải nổi, đời này làm chưa xong, đời sau nối theo thì phải xong. - Khi cần thiết thì PCCL cũng dùng các kiểu câu khác nhau như câu đơn, câu ghép, câu tường thuật, câu nghi vấn…và phải đảm bảo sự trong sáng, khúc chiết, cân đối, nhịp nhàng, uyển chuyển. 3) Các yếu tố tu từ trong lời nói chính luận: Ngôn ngữ trong PCCL đứng thứ hai sau phong cách nghệ thuật về việc sử dụng những phương tiện tu từ và biện pháp tu từ thuộc các cấp độ. Việc sử dụng này không nhằm mục đích làm cho văn bản có tính hình tượng như trong ngôn ngữ nghệ thuật mà chỉ nhằm tăng thêm sức mạnh bình giá, phục vụ cho việc bình giá. Hồ Chí Minh là người viết chính luận tiêu biểu trong cách sử dụng tập trung nhiều phương tiện tu từ, biện pháp tu từ nhằm đạt được nhiều tác dụng tu từ nổi bật. Vd: sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn du, hoán dụ như: “ Ở nông thôn, nước ví như sông, mà chủ nghĩa xã hội-như thuyền, nước sông lên nhiều thì thuyền đi lại dễ dàng”. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ như: “ Thế địch như lửa, thế ta như nước. Nước nhất định thắng lợi”. 5 a. Lập cú pháp: “ một dân tộc đã gan góc chống lại ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đãgan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít Nhật mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập. b. Đối chọi: Việc gì có lợi cho dân thì ta hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, thì ta hết sức tránh. c. Đảo đổi Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có thành công thì kháng chiến mới thắng lợi. d. Câu hỏi tu từ Nói tóm lại, người ta đã hứa hẹn đủ thứ nhưng giờ đây mọi người đều thấy tòan là những lời lừa dối. Phải làm thế nào để giải phóng chúng ta? Áp dụng lời Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em là chỉ có bản thân nỗ lực đấu tranh mới có giải phóng được. e. Tách biệt Những người Pháp muốn thật thà cộng tác với ta thì ta thật thà cộng tác với họ, lợi ích cho cả đôi bên. Để cho thế giới biết rằng ta là một dân tộc văn minh. Để cho người Pháp ủng hộ ta thêm đông, sức ủng hộ càng thêm mạnh. Để cho những kẻ khiêu khích muốn chia rẽ không có thể và không có cơ sở mà chia rẽ. Để cho công cuộc thống nhất và độc lập của chúng ta chóng thành công. PHONG CÁCH SINH HOẠT I. Khái quát về phong cách sinh hoạt: 6 1. Định nghĩa: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (PCNNSH) còn gọi là phong cách khẩu ngữ, phong cách hội thoại, là dấu hiệu đặc trưng khái quát chức năng và việc lựa chọn các phương tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp trong lời ăn tiếng nói tự nhiên hằng ngày. 2. Phân loại: PCNNSH chia làm 2 biến thể: + Phong cách sinh hoạt hằng ngày ( PCSHHN) tự nhiên: mang tính chất tự nhiên, thoải mái và do đó nó trở nên sinh động, thân mật, gần gũi. Do thói quen, do tính chất của mối quan hệ vai bằng nhau giữa hai người đối thoại trong những hoàn cảnh không theo nghi thức, do tâm trạng lúc giao tiếp, họ có thể dùng những từ ngữ thô lỗ, tục tằn. + PCSHHN văn hoá: được hình thành do nhu cầu xã hội của một xã hội có trình độ văn hoá cao, được dùng trong hoàn cảnh theo nghi thức, trong tình thế vai ngang bằng và không ngang bằng nhau của các người giao tiếp, vẫn tuân theo những quy tắc xã giao, ứng xử tối thiểu. PCSHHN văn hoá dựa chủ yếu trên kiểu ngôn ngữ viết, không nghệ thuật, nhưng có thể bao gồm những cấu trúc các kiểu viết và nói, nghệ thuật. 3. Các dạng của PCNNSH: Ngôn ngữ được sử dụng trong PCSHHN tồn tại ở cả hai dạng nói và viết mà dạng nói là chủ yếu: + Dạng nói: Là những lời trò chuyện, tâm sự, trao đổi, nhận xét, đánh giá, phân tích, triết lí… Điều đáng lưu ý là PCNNSH không chỉ tồn tại ở lời được nói ra mà cả lời nói bên trong, những suy nghĩ nội tâm: độc thoại, đối thoại nội tâm, dòng tâm tư 7 Trong dạng nói, thì hội thoại thường ngày giữa bạn bè là một trong những dạng nói tiêu biểu của PCSHHN. Đó là các cuộc hoại thoại xuất hiện trong đời sống bình thường ngoài phạm vi công tác, giữa các nhân lực hội thoại có vị thế xã hội và vị thế giao tiếp bình đẳng với nhau, có quan hệ mật thiết đến suồng sã đối với nhau. Ví dụ 1: “ - Con Nga xinh lắm mày ạ. Mẹ nó không cho nó đi chơi khuya đâu. - Tại sao thế nhỉ? - Biết đâu đấy. Con chim đẹp người ta muốn nhốt trong lòng thì sao”. Đoạn đối thoại trên thuộc PCNNSH tự nhiên. Đặc diểm ngôn ngữ: giàu màu sắc biểu cảm, dạt giàu cảm xúc. Dùng tiểu từ “ạ” biểu thị thái độ của người nói: “mày ạ” (bày tỏ sự thân mật), dùng đại từ chỉ định “đấy” làm tiểu từ tình thái trong câu nghi vấn - phủ định: “biết đâu đấy”(nhấn mạnh sự phủ định). Dùng tiểu từ “nhỉ” để tạo dạng cho câu nghi vấn: “Tại sao thế nhỉ?” (bày tỏ sự thân mật). Dùng tiểu từ “đâu” biểu thị thái độ ngưòi nói: “ Mẹ nó không cho nó đi chơi khuya đâu” (bày tỏ sự phân trần, giải thích). Dùng danh từ chỉ loại “con”: “con Nga” ( chỉ ngưòi con gái một cách thân mật gần gũi). Dùng ẩn dụ tu từ trong câu nghi vấn - khẳng định: “Con chim đẹp người ta muốn nhốt trong lòng thì sao” ( bày tỏ ý châm biếm hài hước). Từ phân tích ví dụ ta kết luận: PCNNSH tự nhiên có ưu điểm : sinh động, thân mật, gần gũi…, đồng thời cũng có những nhược điểm khi dùng từ không chính xác luộm thuộm diễn đạt không chặt chẽ. + Dạng viết: Là những dòng thư ngắn báo tin, chào hỏi, những lưu niệm tâm tình, những đoạn nhật kí… Ví dụ 2: “ Bố kính mến! 8 Bố ạ! Con gái bố sắp ra trường rồi. Lâu quá không về thăm nhà, con nhớ bố mẹ, nhớ em, nhớ nội, nhớ tất cả mọi người trong gia đình. Bố ơi! Con gái Lan của bố vẫn khoẻ, con đi học suốt cả ngày, ít có thời gian rãnh rỗi viết thư cho gia đình, mong bố thông cảm. Khi ra trường con sẽ xin về quê mình công tác để được ở gần bố, gần mẹ nhé! Con yêu bố mẹ nhiều! ” Qua ví dụ ta thấy: Dùng từ gọi: Bố kính yêu, bố ơi ( biểu lộ sự thân thiết). Lặp từ vựng: Lặp từ con 5 lần, từ bố 9 lần ( biểu lộ sự tha thiết, yêu thương). Cách xưng tên: Con gái Lan của bố ( biểu lộ sự được yêu chiều). Vị ngữ đẳng lập: nhớ bố mẹ, nhớ nội, nhớ tất cả mọi người trong gia đình là những nét ngôn ngữ sách vở biểu hiện những tình cảm say sưa, những cảm xúc dạt dào. Còn cách đặt câu, cách ngắt câu theo dòng suy nghĩ tự nhiên của lời nói, cách dùng tiểu từ nhé để tạo dạng cho câu nghi vấn- khẳng định. Những nét ngôn ngữ hội thoại đem đến cho bức thư tính chất tự nhiên, sinh động. PCSH văn hoá là sự hoà lẫn nhiều đặc điểm của các phong cách khác: có cái tự nhiên, sinh động của PCSH hằng ngày, đồng thời có những yếu tố chính xác, chặt chẽ của phong cách KH, có những yếu tố gợi hình, gợi cảm, đẹp đẽ ở mức độ nhất định của ngôn ngữ nghệ thuật. PCSH văn hoá phù hợp với những đòi hỏi tối thiểu của ngôn ngữ văn hoá toàn dân, dùng hằng ngày trong xã hội giữa những tầng lớp đông đảo có văn hoá trong nhân dân. III. Đặc trưng chung của phong cách sinh hoạt: PCSH phải có được những đặc trưng chung là: tính cá thể, tính cụ thể và tính cảm xúc. 1. Tính cá thể: Thể hiện ở vẻ riêng của mỗi người khi trao đổi, chuyện trò với người khác. Người này thường nói từ tốn, khoan thai, nghiêm túc, chính xác, người kia hay nói hấp tấp, vội vàng, đại khái, qua loa, có người thích hai năm rõ mười 9 “thẳng băng”, có người chuộng cách nói bóng bẩy tế nhị…Trong thực tế, không ai nói giống ai, mỗi người có đặc điểm riêng trong lời nói hàng ngày của mình. Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, ngoài giọng nói thì cách dùng từ ngữ, cách lựa chọn kiểu câu của mỗi người cũng thể hiện tính cá thể: mỗi người thường có vốn từ ngữ ưa dùng riêng, có những cách nói riêng,…Qua giọng nói, qua từ ngữ và cách nói quen dùng ta có thể biết được tuổi tác, giới tính, cá tính, địa phương,… của họ. Ví dụ: Đứa cháu ở thành phố về thăm ông ở Hồng Ngự, Đồng Tháp. - Ông ơi! Con về rồi nè!( Cháu gọi lớn) - Cháu ông lớn quá nhỉ! Mới hai năm mà mày khác nhiều quá! - Bà đâu ông? - Bả đang mần mấy con cá gô ở sau bếp kìa! - Thích quá! Con rất thích món canh điên điển nấu với cá gô lắm đó! 2. Tính cụ thể: Là đặc điểm nổi bật của PCSH. PCSH tránh lối nói trừu tượng, chung chung, thích lối nói cụ thể, nổi bật làm cho sự vật không phải chỉ được gọi tên mà còn được hiện lên với những hình ảnh, âm thanh rõ rệt. Tính cụ thể đã làm cho sự giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày trở nên rõ ràng, nhanh chóng, ngay trong trường hợp phải đề cập đến những vấn đề trừu tượng. Tính cụ thể ở đây được hiểu là cụ thể về hoàn cảnh, về con người và về cách nói năng, từ ngữ diễn đạt. Ví dụ: (Buổi sáng, tại phòng 107 dãy B4 KTX trường ĐHĐT, hai bạn Mỹ và Vân gọi bạn Vi đi học) - Vy ơi! Đi học đi!(1) (im lặng) - Vy ơi! Đi học đi!(Mỹ và Vân cùng gào lên) (2) - Tụi bây làm gì mà ầm ĩ lên thế! Không để cho ai ngủ ngáy nữa à!(tiếng của Thúy- bạn cùng phòng với Vi) (3) 10 [...]... thích dùng cách diễn tả khoa trương, nói giảm để tô đậm hình ảnh để người nghe chú ý Ví dụ: Nhanh như thỏ, chậm như rùa, đẹp tuyệt trần, ốm như tăm, cao như tre Đề tài: Anh (chị) hãy phân biệt phong cách khẩu ngữ tự nhiên và phong cách ngôn ngữ văn hóa Ví dụ minh họa 1 Khái niệm về phong cách khẩu ngữ tự nhiên và phong cách ngôn ngữ văn hóa: - Phong cách khẩu ngữ tự nhiên: còn gọi là phong cách ngôn... hằng ngày - Phong cách ngôn ngữ văn hóa: còn gọi là ngôn ngữ gọt giũa, ngôn ngữ sách vở, thực hiện chức năng thông báo (hay thông tin một chiều) 2 Phân biệt phong cách khẩu ngữ tự nhiên và phong cách ngôn ngữ văn hóa: 2.1 Giống nhau: - Thuộc bình diện phong cách, là đối tượng nghiên cứu của phong cách học - Đều được hình thành từ vốn ngôn ngữ của dân tộc - Mục đích chung của hai phong cách là nhằm... phủ định: Ví dụ: Anh xử lí công việc thế mà gọi là tốt sao? + Chọn cách nói đồng nghĩa hơn trong hai cách nói đồng nghĩa Ngược lại các phong cách khác có những hình thức cú pháp khác mà PCNNSH không hay dùng Chẳng hạn cấu trúc bị dộng dùng trong phong cách chính luận, phong cách khoa học thì được chuyển thành cấu trúc chủ động ở phong cách sinh hoạt: Ví dụ: Không riêng gì anh, tất cả mọi người đều đồng... dạng nói và viết 2.2 Khác nhau: Phong cách khẩu ngữ tự nhiên 1 Lịch sử hình thành: - Có đặc điểm lâu đời nhưng không có lịch sử Phong cách ngôn ngữ văn hóa - Lịch sử hình thành dựa trên nền tảng của sự phát triển xã hội, sự ra đời của các tổ chức sản xuất, sự phát triển khoa học kỹ thuật, hình thái ý thức xã hội - Phong cách khẩu ngữ - Sự ra đời của ngôn ngữ văn hóa Tiếng Việt xuất hiện từ rất được bắt... con nghĩa nặng” - Hồ Biểu Chánh) Đây là sự thể hiện của phong cách SHHN ở Nam bộ Những biến thể ngữ âm như: coi(nhìn), từ thân mật(nè) Những ví dụ trên chứng tỏ trong phong cách SHHN, khi nói năng, người ta phát âm thoải mái theo một tập quán phát âm địa phương với sự thể hiện không theo chuẩn mực chung của các phụ âm đầu, phụ âm cuối và các thanh điệu Đối với những vùng đất nước hẻo lánh, tập quán... ngữ điệu lên xuống, cao thấp) 3.2 Về sử dụng các phương tiện từ ngữ: Sử dụng các vốn từ ngữ đa phong cách, thuật ngữ, từ ngữ Điểm nối bật là thiên hành chính, chính trị mang tính về những từ ngữ mang tính cụ trừu tượng, trung hoà về sắc thái thể, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm biểu cảm VD: Xem tham quan, quan sát VD: Nói về hành động đánh nhau, phong cách Dùng sử dụng Thiếu sót khuyết điểm... với sự phong phú của phong cách khẩu ra đời của Tiếng Việt Song ngữ tự nhiên nó tồn tại dưới dạng lời nói nên rất khó để xác định được lịch sử tiến trình của nó 2 Phạm vi sử dụng: - Dùng trong giao tiếp mang tính - Dùng trong sinh hoạt hàng ngày sự giao tiếp không chính thức xã hội (trong sách báo, công văn, cơ quan,…) mang tính chính xác xã hội, có tính tự nhiên 3 Đặc điểm: 3.1 Về sử dụng các phương... ngày sự giao tiếp không chính thức xã hội (trong sách báo, công văn, cơ quan,…) mang tính chính xác xã hội, có tính tự nhiên 3 Đặc điểm: 3.1 Về sử dụng các phương tiện ngữ âm: - Phong cách ngôn ngữ văn hóa - Khi nói năng ở phong cách hướng đến chuẩn mực trong này người ta không có ý phát âm, tạo nên một khái niệm thức hướng đến chuẩn mực chung trên phạm vi rộng 17 trong phát âm bởi tập quán phát âm địa...11 - Các bạn ơi khẽ chứ! Để mọi người còn ngủ với! Nhanh lên Vi! Bạn đang chờ kìa! (tiếng của Dung nhẹ nhàng, ôn tồn) (4) - Đây rồi! Ra đây rồi! (tiếng Vi nhỏ nhẹ) (5) - Gớm! Làm gì mà chậm như rùa ấy! Trễ học rồi kìa! (Tiếng Mỹ càu nhàu).(6) 3 Tính cảm xúc: Gắn chặt với tính cụ thể PCSH được sử dụng trong đời sống thực vô vàng, cụ thể, sinh động, truyền đạt những tư tưởng, tình cảm hết sức phong phú,... Những kiểu câu giấu sắc thái cảm xúc: - Câu cảm thái: “Vy ơi!”, “Gớm!”, “Đây rồi!” - Câu cầu khiến: “Đi học đi”, (4) - Những lời gọi đáp,trách mắng( 3) III Đặc điểm ngôn ngữ của PCSHHN: 1 Về ngữ âm: Dạng chủ yếu trong phong cách SHHN là dạng nói Trong dạng nói, người ta có thể thấy được tất cả các biến thể ngữ âm, những từ địa phương Ví dụ: 12 (1) “ - Hôm nay sao u về muộn thế! Làm tôi nóng cả ruột . chóng thành công. PHONG CÁCH SINH HOẠT I. Khái quát về phong cách sinh hoạt: 6 1. Định nghĩa: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (PCNNSH) còn gọi là phong cách khẩu ngữ, phong cách hội thoại, là. hãy phân biệt phong cách khẩu ngữ tự nhiên và phong cách ngôn ngữ văn hóa. Ví dụ minh họa. 1. Khái niệm về phong cách khẩu ngữ tự nhiên và phong cách ngôn ngữ văn hóa: - Phong cách khẩu ngữ tự nhiên:. một chiều). 2. Phân biệt phong cách khẩu ngữ tự nhiên và phong cách ngôn ngữ văn hóa: 2.1. Giống nhau: - Thuộc bình diện phong cách, là đối tượng nghiên cứu của phong cách học. - Đều được hình