Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lớp 3

77 1.7K 8
Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lớp 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... sinh lớp 3E tốt lớp 3G Cụ thể là: Ở lớp 3E HS biết viết câu văn có hình ảnh Với số lượng câu có em; câu có em; câu có em; không em viết câu Lớp 3G số lượng HS viết câu văn có hình ảnh chưa cao: có. .. ảnh chưa cao: có em viết câu văn có hình ảnh; em viết câu; em viết 3, câu văn có hình ảnh Rất HS viết 2, 3, câu có hình ảnh Như vậy, lớp số lượng HS viết câu văn có hình ảnh hạn chế Điểm qua... 24 2.1 .3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học 26 2.2 Xây dựng hệ thống tập luyện viết câu văn có hình ảnh 26 2.2.1 Dạng tập luyện viết câu văn có hình ảnh dựa lõi câu cho trước

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC =======***======= NGUYỄN THỊ QUYÊN XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN VIẾT CÂU VĂN CÓ HÌNH ẢNH CHO HỌC SINH LỚP 3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt HÀ NỘI, 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC =======***======= NGUYỄN THỊ QUYÊN XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN VIẾT CÂU VĂN CÓ HÌNH ẢNH CHO HỌC SINH LỚP 3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Phạm Thị Hòa HÀ NỘI, 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô khoa Giáo dục Tiểu học đã tận tình truyền thụ cho tôi kiến thức, phương pháp giảng dạy ở tiểu học… giúp cho việc học tập, nghiên cứu, tiếp thu tri thức, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ của tôi đạt kết quả như mong muốn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - T.S Phạm Thị Hòa, người đã hướng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận của mình. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, các em HS trường Tiểu học Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội, đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế tại trường. Do hạn chế về mặt thời gian và năng lực của bản thân nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đọc để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Quyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lớp 3” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không trùng khớp với kết quả của một công trình nghiên cứu nào khác đã được công bố. Những kết quả và số liệu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Trong tiến hành thực nghiệm khóa luận, chúng tôi có tham khảo những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đi trước với sự trân trọng, biết ơn. Đề tài này chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Quyên BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT BPTT: biện pháp tu từ GV: giáo viên HS: học sinh NXB: nhà xuất bản SGK: sách giáo khoa SGV: sách giáo viên MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3 6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 4 7. Cấu trúc khóa luận .................................................................................... 4 NỘI DUNG ....................................................................................................... 5 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VIẾT CÂU VĂN CÓ HÌNH ẢNH .................................... 5 1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................... 5 1.1.1. Khái quát chung về bài tập trong dạy học tập làm văn .................. 5 1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học ....................................................................... 6 1.1.3. Cơ sở tâm lí học ............................................................................ 17 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 19 1.2.1. Các dạng bài tập trong chương trình Tập làm văn lớp 3 ............. 19 1.2.2. Thực trạng hoạt động dạy- học luyện viết câu văn có hình ảnh cho HS lớp 3 ................................................................................................... 20 Chương 2. CÁC DẠNG BÀI TẬP LUYỆN VIẾT CÂU VĂN CÓ HÌNH ẢNH CHO HỌC SINH LỚP 3 ....................................................................... 23 2.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập................................................................ 23 2.1.1. Nguyên tắc hướng đến mục tiêu môn học ..................................... 23 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học sinh ................................................................................................... 24 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học........................ 26 2.2. Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh ................. 26 2.2.1 Dạng bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh dựa trên lõi câu cho trước................................................................................................. 26 2.2.2 Dạng bài tập luyện viết thành câu văn có hình ảnh từ các từ cho trước ........................................................................................................ 31 2.2.3. Dạng bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh theo yêu cầu cho trước .................................................................................................. 34 2.2.4. Dạng bài tập sửa chữa các câu viết sai thành câu đúng .............. 45 Chương 3. THỂ NGHIỆM .............................................................................. 50 3.1. Mục đích thể nghiệm............................................................................ 50 3.2. Nội dung thể nghiệm ............................................................................ 50 3.3. Địa bàn và thời gian thể nghiệm .......................................................... 50 3.4. Cách thức thể nghiệm........................................................................... 50 3.5. Lớp và giáo viên thể nghiệm................................................................ 51 3.6. Giáo án thể nghiệm .............................................................................. 51 3.7. Nhận xét kết quả thể nghiệm................................................................ 57 3.7.1. Kết quả thể nghiệm........................................................................ 57 3.7.2. Nhận xét chung .............................................................................. 58 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 63 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong môn Tiếng Việt có nhiều phân môn (Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn) mỗi phân môn có nhiệm vụ nhất định, chúng hỗ trợ cho nhau để học sinh (HS) học tốt tiếng Việt. Trong đó phân môn Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong dạy học Tiếng Việt. Nó thể hện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy HS sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, tư duy và học tập. Việc dạy các em viết những câu văn có hình ảnh có tác dụng rất lớn đối với việc hình thành và phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, năng lực tư duy của HS. Một bài văn có sinh động, có hấp dẫn, có lôi cuốn người đọc hay không là ở việc HS biết sử dụng những câu văn có hình ảnh. Bài làm văn được coi là hay, không phải chỉ có những câu, những từ ngữ, những cách viết đoạn viết bài đúng mà phải có sức gợi lớn. Như vậy để đạt được những mục tiêu của phân môn, người học cần luyện tập với nhiều hình thức phong phú, đa dạng trong quá trình cảm thụ cũng như xây dựng bài văn. Ở bậc tiểu học ngay từ lớp 2, HS đã được làm quen với bài tập viết câu văn có hình ảnh. Tuy nhiên phải lên lớp 3, HS mới được tiếp xúc nhiều hơn với dạng bài này. Hệ thống bài tập luyện viết có vai trò rất quan trọng để các em hoàn thành tốt bài văn của mình. Với tư cách là một GV trong tương lai, việc xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho HS sẽ giúp bản thân tôi tích lũy được một số kinh nghiệm, kĩ năng tri thức cần thiết cho hành trang vào nghề sắp tới. Xuất phát từ những lí do trên và trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lớp 3”. 1 2. Lịch sử vấn đề Dạy viết câu cho HS là một phần không thể thiếu trong dạy học Luyện từ và câu nói riêng và dạy học Tiếng Việt nói chung. Bởi rèn kĩ năng viết câu cho HS là rèn cho các em một kĩ năng, một công cụ để HS học môn Tiếng Việt cũng như học các môn khác, đồng thời giúp các em có khả năng giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi. Dạy viết câu văn có hình ảnh cho HS lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi bài làm văn được coi là đúng hay không đúng không phải chỉ có những câu, những từ ngữ, cách viết đoạn, viết bài đúng mà còn phải có sức gợi lớn. Chính vì vai trò quan trọng của việc hình thành kĩ năng viết câu cho HS mà việc dạy câu nói chung và việc dạy viết câu văn có hình ảnh nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, những bài viết đề cập tới. Sau đây chúng tôi xin trình bày những nghiên cứu có liên quan đến việc viết câu văn có hình ảnh. Nghiên cứu cách hướng dẫn học sinh viết văn có hình ảnh Thuộc hướng nghiên cứu này có các công trình nghiên cứu sau: 1/ Lê Hữu Tỉnh,Trần Mạnh Hưởng (2000) “Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học” (NXB Giáo dục). Tác giả đã viết: để rèn luyện kỹ năng viết bài TLV của HS lớp 4,5 đạt kết quả tốt cần phải rèn viết những câu văn sinh động, rèn viết những đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý, rèn viết bài văn có bố cục chặt chẽ có lời phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại, trong điểm rèn viết những câu văn sinh động ông còn chỉ rõ GV hướng dẫn HS tập mở rộng câu bằng cách sử dụng những hình ảnh, chi tiết, các biện pháp so sánh, liên tưởng làm cho cách diễn đạt cụ thể, chân thực và sinh động. 2/ Lê Phương Nga (2011) “Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học (NXB Đại học Sư phạm). 2 Tác giả cho rằng một trong những kỹ năng cần rèn đẻ HS học giỏi môn Tiếng Việt là kỹ năng nhận diện các BPTT. Ngoài ra công trình này còn đưa ra một số bài tập hướng dẫn HS luyện viết các câu văn có hình ảnh đẹp . 3/ Vũ Ngọc Khánh (2001) “Bí quyết giỏi văn”, NXB Giáo dục. Tác giả cho rằng có thể tạo hình bằng lối nói so sánh tác giả còn chỉ rõ so sánh bằng tỉ dụ, so sánh bằng ẩn dụ, so sánh bằng đối ngẫu. 4/ Trần Mạnh Hưởng (2013) “25 đề kiểm tra học sinh giỏi Tiếng Việt 4”, NXB Giáo dục 5/ Vũ Khắc Tuân (2003) “Bài tập luyện viết văn miêu tả ở Tiểu học tập 1”, NXB Giáo dục Chúng tôi sẽ kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước và vận dụng linh hoạt vào nghiên cứu đề tài của mình. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là giúp HS có kĩ năng viết câu văn có hình ảnh để từ đó nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn cho học sinh lớp 3 nói riêng và dạy học Tiếng Việt nói chung ở trường tiểu học 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đặt ra, khóa luận phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan để làm cơ sở lí thuyết cho khóa luận đồng thời điều tra thực tiễn luyện viết câu văn có hình ảnh cho HS lớp 3 ở trường tiểu học hiện nay. - Xây dựng được hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho HS lớp 3. - Tiến hành thể nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh mà khóa luận đã xây dựng được. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh trong môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3. 3 5.2. Phạm vi nghiên cứu Để viết câu văn có hình ảnh, GV có thể hướng dẫn HS dùng trong các câu văn của mình nhiều từ láy, từ tượng thanh gợi hình, gợi tả, giàu tính biểu cảm, hoặc sử dụng các biện pháp tu từ; so sánh, nhân hóa…Nhưng trong khuôn khổ của một đề tài khóa luận và để phù hợp với đối tượng HS khối lớp 3 (khối lớp đã và đang học hai biện pháp so sánh, nhân hóa), chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ở việc tập trung xây dựng loại bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh bằng cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. Khóa luận khảo sát năng lực viết câu văn và bước đầu thể nghiệm các dạng bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh trên đối tượng học sinh lớp 3 trường tiểu học Cổ Loa huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong khóa luận này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1/ Phương pháp tổng hợp lí luận và thực tiễn 2/ Phương pháp phân tích 3/ Phương pháp thống kê 4/ Phương pháp thực nghiệm 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận được chia làm 3 chương: + Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn + Chương 2. Các dạng bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lớp 3 + Chương 3. Thể nghiệm 4 NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VIẾT CÂU VĂN CÓ HÌNH ẢNH 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái quát chung về bài tập trong dạy học tập làm văn 1.1.1.1. Khái niệm bài tập Theo Từ điển tiếng Việt: Bài tập là bài ra cho HS làm để vận dụng những điều đã học. Đây là quan niệm được nhiều tác giả của các công trình nghiên cứu lí luận giáo dục và lí luận dạy học sử dụng khá phổ biến để nghiên cứu về bài tập. Quan niệm này chủ yếu phù hợp với các bài học lí thuyết và vận dụng thực hành theo lí thuyết. Cụ thể là lí thuyết được dạy trước, phần vận dụng được dạy sau bằng một hệ thống bài tập. Nhìn chung, các bài tập ở bài học lí thuyết chủ yếu giúp HS nắm chắc các khái niệm lí thuyết, củng cố các đơn vị lí thuyết vừa học. Tuy nhiên quan niệm cũng đúng với các bài tập nói chung. Vì đa phần các bài tập luyện tập được biên soạn thành một bài riêng đều được đặt sau các bài học lí thuyết. Trong các bài học thực hành rèn luyện kĩ năng, bài tập được coi là phương tiện cơ bản, chủ yếu để thực hiện mục đích. Bài tập là yếu tố không thể thiếu có vai trò hết sức quan trọng. Mặt khác, theo quan điểm phát huy tính tích cực chủ động của HS trong giờ học, hệ thống bài tập hiện nay không chỉ là bài tập thực hành mà còn là cả một con đường mà thông qua đó HS sẽ tự tìm kiếm tri thức, hình thành những kĩ năng cần thiết cho mình. Như vậy có thể hiểu: bài tập là một hệ thống tin xác định bao gồm những điều kiện và những yêu cầu được đưa ra trong quá trình dạy học, đòi hỏi người học phải có một lời giải đáp. Dạy HS viết câu văn có hình ảnh là giúp HS hình thành và 5 phát triển các kĩ năng để cuối cùng tạo lập được những bài bài văn sinh động, có hồn. Muốn đạt được mục đích nêu trên, con đường ngắn nhất, có tính chất bắt buộc đó là con đường thực hành. Và thực hành thông qua hệ thống bài tập bao giờ cũng đem lại hiệu quả toàn diện, tốt nhất. Như vậy, trong các bài học thực hành rèn luyện kĩ năng có thể hiểu bài tập là một tập hợp yêu cầu hành động để đạt tới một kết quả nào đó. Nếu là một hoạt động cùng kiểu lặp đi lặp lại tới mức độ cần thiết thí sẽ hình thành được kĩ năng tương ứng. Nói cụ thể hơn trong các bài học thực hành rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt thì việc thì việc rèn kĩ năng viết cho HS thông qua hệ thống bài tập được coi là rất quan trọng. 1.1.1.2.Cơ sở xây dựng bài tập Để hoạt động thực hành đạt hiệu quả, hệ thống bài tập phải được xây dựng dựa trên những cơ sở khoa học. Trước hết các bài tập phải đáp ứng được mục tiêu của môn học. Một trong những mục tiêu cơ bản của môn tiếng Việt là hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Các bài tập phải đảm bảo được các nguyên tắc: khoa học, phát triển và vừa sức. (Các nguyên tắc này chúng tôi sẽ trình bày kĩ hơn trong chương 2). 1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học 1.1.2.1. Khái niệm câu Trong lịch sử ngôn ngữ học, so với các đơn vị ngôn ngữ như: âm vị, hình vị, từ, cụm từ, văn bản thì câu là đơn vị được nghiên cứu sớm nhất- nó được nghiên cứu từ thời cổ đại. Theo Diệp Quang Ban (2005), “Câu là một đơn vị ngôn ngữ không có sẵn, dùng để biểu thị sự tình, được tạo nên từ các đơn vị nhỏ hơn theo những quy tắc ngữ pháp nhất định, có dấu hiệu hình thức riêng, được sử dụng trong giao tiếp nhằm thực hiện một hành động nói”. 6 Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ. 1.1.2.2. Các biện pháp tu từ và việc sử dụng biện pháp tu từ để viết câu văn có hình ảnh 1.1.2.2.1. Biện pháp tu từ nói chung và biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa a) Khái niệm biện pháp tu từ Theo tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt” (NXB Giáo Dục - 1999) định nghĩa: “BPTT là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay không trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng gây ấn tượng về hình ảnh, cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh)” (Tr 142). Sau đây chúng tôi trình bày quan niệm về hai BPTT này theo quan điểm của Đinh Trọng Lạc trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt”. b) Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa b.1) Biện pháp tu từ so sánh b1.1) Khái niệm so sánh Trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt” (Đinh Trọng Lạc – NXB Giáo dục) định nghĩa: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem lại sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe” (Trang 189). Trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt” (NXB Giáo Dục - 1999) định nghĩa: “So sánh tu từ là một BPTT ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực thể khách quan không đồng nhất với nhau 7 nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” (Tr 154). Như vậy, có thể hiểu: So sánh là đem đối chiếu hai sự vật, hai đối tượng, hai đặc điểm khác loại, khác phạm trù nhau nhưng có một nét chung, giống nhau nào đó nhằm diễn đạt một cách hình ảnh và biểu cảm hơn về sự vật, hiện tượng đó. b1.2) Các dạng so sánh • Cuốn “Phong cách học Tiếng Việt” (Đinh Trọng Lạc - NXB Giáo dục Hà Nội - 1997) đưa ra mô hình chung của so sánh là A x B và mô hình đầy đủ gồm 4 yếu tố: - Yếu tố 1: yếu tố được hoặc bị so sánh - Yếu tố 2: yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động có vai trò nêu rõ phương diện so sánh. - Yếu tố 3: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh. - Yếu tố 4: yếu tố đưa ra làm chuẩn so sánh. Kí hiệu: A là vế được so sánh B là vế so sánh • Xét về mặt nội dung, đối tượng nằm ở hai vế của phép so sánh là khác loại, khác phạm trù nhưng lại có nét giống nhau nào đó, nét giống nhau này có thể nổi hoặc chìm. - So sánh tu từ nổi: Trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt” (NXB Giáo dục - 1999), tác giả cho rằng: “cái được so sánh và cái so sánh là các đối tượng cùng loại và có mục đích của so sánh là sự xác lập sự tương đồng giữa hai đối tượng. Ví dụ: Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. (TV 3 tr 144). Gọi biện pháp so sánh trong câu văn trên là so sánh nổi vì ở đây hiện rõ cả 4 vị trí. Đặc biệt vị trí 2- vị trí đặc điểm tương đồng hiện diện rõ nét (sừng 8 sững). Có thể nói, biện pháp so sánh nào không chìm đi điểm tương đồng giữa hai yếu tố so sánh thì đó là so sánh nổi. So sánh chìm thì khác. Mặc dù vẫn hiện diện hai vế, nhưng điểm tương đồng thường không hiện diện bằng từ ngữ. Người đọc phải căn cứ vào vế được đem ra so sánh để khôi phục đặc điểm so sánh. Trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt” (NXB Giáo dục - 1999) tác giả Đinh Trọng Lạc cho rằng: So sánh chìm tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi hơn để có thể xác định được những nét giống nhau giữa hai đối tượng ở hai vế từ đó mà nhận ra đặc điểm của đối tượng miêu tả. Như vậy, ta có thể phân biệt so sánh nổi và so sánh chìm thông qua sự hiện diện hay không nét tương đồng bằng từ ngữ cụ thể. - So sánh nổi: Nét tương đồng: cơ sở của sự so sánh được hiện ra bằng những từ ngữ cụ thể mà người nghe người đọc có thể dễ dàng nhìn thấy. - So sánh chìm: Nét tương đồng: cơ sở của sự so sánh không được thực hiện ra bằng những từ ngữ cụ thể mà người nghe, người đọc phải tự phát hiện. Ví dụ: Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè, hoa nở cùng sao Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh. (Cây dừa - Trần Đăng Khoa) Đến đây ta xét vai trò của các yếu tố 1,2, 3, 4 trong mô hình so sánh. - Yếu tố 2 thể hiện phương diện so sánh. Nếu so sánh giữa 2 sự vật thì so sánh về phương diện thuộc tính (tính chất hoặc hành động của sự vật). Nếu so sánh giữa hai hành động thì so sánh về phương diện trạng thái. Thông qua 9 các thuộc tính mà hiểu được sự vật cũng như thông qua trạng thái mà hiểu hành động. - Yếu tố 2 và yếu tố 4 có khả năng bù đắp được sự thiếu vắng yếu tố kia nhưng không một mô hình so sánh nào được thiếu vắng hai yếu tố đó. - Yếu tố 3: có vai trò là tiêu chí phân loại mô hình so sánh (cấu trúc so sánh). Sự phân biệt “so sánh nổi” với “so sánh chìm” bắt đầu từ sự có mặt hay thiếu vắng yếu tố diễn tả quan hệ so sánh. Với tiêu chí “có hay không” có mặt yếu tố thứ 3 có thể chia mô hình so sánh làm 2 loại. - Loại có mặt yếu tố thứ 3 là những mô hình so sánh thực thụ. - Loại vắng mặt yếu tố thứ 3 là những mô hình so sánh có tính chất ẩn dụ. - Đã so sánh là phải so sánh với chuẩn (yếu tố 4). Nhưng biết so sánh về phương diện nào (yếu tố 2) với các hình thức như thế nào? (yếu tố 3). Vai trò của yếu tố 2, 3, 4 là rõ. Vậy yếu tố 1 có vai trò gì không? Thực ra mô hình so sánh nào cũng có yếu tố 1. Trong hoạt động lời nói lại càng phải có. Nếu chỉ xét với tư cách là thành tố của tổ hợp của yếu tố này cũng đã góp phần tạo ra khá nhiều kiểu so sánh và những kiểu ẩn dụ đặc sắc. b2) Nhân hóa b2.1) Kiến thức về nhân hóa trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt. Tác giả Đinh Trọng Lạc qua cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt” (NXBGD, 1999) đưa ra khái niệm về nhân hóa như sau: “Nhân hóa (còn gọi: nhân cách hóa) là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải con người nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình”. 10 Trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt”, tác giả đã viết: Có tài liệu gọi nhân hóa là những ẩn dụ, khi chuyển đổi từ những vật vô sinh sang hữu sinh, hoặc là từ thế giới vật sang thế giới ý thức của con người. Ta vẫn thường nghe nói: điếu cày kêu sòng sọc, gió rít từng đợt, gió thì thầm, con đường lượn quanh, đá đổ mồ hôi, cái bụng muốn đi mà cái chân không muốn bước, cái ghế kê chân lên bàn, sách nằm lên nóc tủ,… Những vật vô sinh: điếu cày, gió, con đường…tự nhiên trở nên sống động như là những vật trước mắt ta. Lối nhân hóa không phải là hiếm hoi trong đời sống hằng ngày. Đặc biệt là ở ngôn ngữ trẻ em, cách nhìn và cách nói của trẻ em thật nên thơ, ngộ nghĩnh. Trong thơ văn, ta bắt gặp lối nhân hóa trong các sử thi, trường ca Đam San, Xinh Nhã phản ánh tư duy của người cổ. Trong thơ ca truyền miệng của dân gian cũng vậy, nhân hóa là phương thức thể hiện tình cảm đầy thi vị. Thơ hiện đại dùng nhân hóa trong tả cảnh, nhưng cảnh vật cũng là nỗi lòng. b2.2) Các loại nhân hóa Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt” đã phân loại nhân hóa: về mặt hình thức, nhân hóa có thể được cấu tạo theo ba cách * Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị tính chất của đối tượng không phải con người: Lúa đã chen vai đứng cả dậy (Trần Đăng Khoa) Vì sương nên núi bạc đầu Biển lay bởi gió hoa sầu vì mưa (Ca dao) * Coi đối tượng không phải là con người như con người để tâm tình, trò chuyện với nhau. 11 Núi cao chi lắm núi ơi? Núi che mặt trời chẳng thấy người thương! (Ca dao) * Dùng những từ chỉ quan hệ thân thuộc của con người để gọi tên đối tượng không phải là con người. Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò áo trắng Khiêng nắng Qua sông Cô gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi. (Trần Đăng Khoa) b) Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong sách giáo khoa tiểu học Trong chương trình tiếng Việt lớp Ba các em được học hai BPTT là so sánh và nhân hóa thông qua phân môn Luyện từ và câu. SGK tiếng Việt 3 đưa ra các kiến thức về nhân hóa thông qua phân môn Luyện từ và câu với 12 bài học về nhân hóa. Trong đó có 3 bài học đầu tiên nhằm hình thành những kiến thức cơ bản về nhân hóa, các cách nhân hóa, các bài học còn lại luyện cho HS kĩ năng thực hành nhận biết BPTT nhân hóa và bước đầu biết cách phân tích hiệu quả nghệ thuật của BPTT này. Nhìn chung các bài học nhân hóa được trình bày trong SGK theo cấu trúc sau: 1. Yêu cầu HS đọc văn bản có sử dụng biện pháp nhân hóa. 2. Hệ thống bài tập gợi ý HS nhận biết đối tượng nhân hóa, các cách nhân hóa hoặc phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp nhân hóa. Ví dụ: Luyện từ và câu (SGK - tiếng Việt 3, tập 2, trang 26). 12 Ông trời bật lửa Chị mây vừa kéo đến Trăng sao trốn cả rồi Đất nóng lòng chờ đợi Xuống đi nào, mưa ơi ! Mưa ! Mưa xuống thật rồi ! Đất hả hê uống nước Ông sấm vỗ tay cười Làm bé bừng tỉnh giấc. Chớp bỗng lòe chói mắt Soi sáng khắp ruộng vườn Ơ ! Ông trời bật lửa Xem lúa vừa trổ bông. (Đỗ Xuân Thanh) Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hóa ? Chúng được nhân hóa bằng những cách nào ? Gợi ý: a) Các sự vật được gọi bằng gì ? b) Các sự vật được tả bằng những từ ngữ nào ? c) Trong câu Xuống đi nào, mưa ơi !, tác giả nói với mưa thân mật như thế nào? Trên cơ sở HS trả lời các câu hỏi đó, các em có những hiểu biết ban đầu về nhân hóa do GV cung cấp: - Khái niệm nhân hóa: Gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,…bằng những từ ngữ vốn để gọi hoặc tả con người là nhân hóa. - Các cách nhân hóa: Có 3 cách nhân hóa. 13 + Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi người. + Tả vật bằng từ dùng để tả người. + Nói với sự vật thân mật như với người. 1.2.1.2. Kiến thức về so sánh trong SGK tiếng Việt 3 Kiến thức về so sánh trong SGK tiếng Việt 3 tập 1 đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình tiếng Việt sau năm 2000 ở phân môn Luyện từ và câu. Toàn bộ chương trình tiếng Việt 3 tập 1 và một phần tập 2 đã dạy về so sánh tu từ bao gồm 10 bài với 2 mô hình: * Mô hình 1: So sánh sự vật - sự vật Sự vật 1 Đặc điểm (x) Từ so sánh (y) Sự vật 2 Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ Mô hình trên có 2 dạng: A như B: Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng. (Tiếng Việt 3 - tập 1 - tr 58) A - B (x bị triệt tiêu): Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. A là B: Ông là buổi trời chiều Bà là ngày rạng sáng. (Tiếng Việt 3 - tập 1 - tr 43) A chẳng bằng B: Những ngôi sao thứ ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. (Tiếng Việt 3 - tập 1 - tr 41) 14 * Mô hình 2: So sánh hành động - hành động Hành động 1 Đặc điểm Từ so sánh Hành động 2 Phóng Nhanh Như bay Mô hình trên còn có các dạng: AxB A hơn B SGK tiếng Việt 3 không trực tiếp giới thiệu khái niệm so sánh (với tư cách là một BPTT) cho HS mà thông qua hàng loạt các bài tập, dần dần hình thành ở HS khái niệm này. Hình thức bài tập thường là nêu ngữ liệu, yêu cầu HS chỉ ra các hình ảnh so sánh, các sự vật được so sánh với nhau trong các ngữ liệu ấy. Các bài Luyện từ và câu có dạng BPTT so sánh được bố trí xen kẽ giữa các chủ đề trong SGK tiếng Việt. Chủ đề 3 (Mái ấm): Ở chủ đề này HS được học so sánh thông qua các bài tập. Từ đó HS tìm được các hình ảnh so sánh trong các câu văn câu thơ. Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó. Chủ đề 5 (Tới trường): Ở chủ đề này HS so sánh hơn kém, nắm được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém từ đó các em biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh. Chủ đề 7 (Cộng đồng): HS được đọc hiểu so sánh sự vật với con người. Chủ đề 10 (Quê hương): HS học thêm kiểu so sánh âm thanh với âm thanh với mô hình so sánh như sau: Âm thanh 1 Từ so sánh Âm thanh 2 Tiếng suối trong Như tiếng hát xa Chủ đề 12 (Bắc - Trung - Nam): SGK giới thiệu tiếp mô hình só sánh hoạt động - hoạt động. 15 Chủ đề 15 (Anh em một nhà): Ở chủ đề này HS biết đặt câu có hình ảnh so sánh. Như vậy, việc dạy so sánh ở tiểu học rất tỉ mỉ và kĩ lưỡng. Sự đa dạng và phong phú của các dạng so sánh đã cung cấp cho HS những hiểu biết sâu sắc về thế giới xung quanh. Sự sáng tạo và trí tưởng tượng của các em được bộc lộ và phát triển. Tuy nhiên các kiến thức so sánh mà các em được học chủ yếu dừng lại ở nêu hiện tượng (sự khái quát chưa rõ ràng và chưa hệ thống). So sánh và nhân hóa là hai BPTT rất quan trọng trong quá trình hình thành nhận thức, tình cảm và thẩm mỹ cho HS nói chung và HS tiểu học nói riêng. Qua đó học sinh sẽ hiểu sâu hơn về thế giới nhân sinh quan cũng như có thể có cái nhìn sâu sắc và tình cảm đúng đắn về cái đẹp, cái thiện hay cái xấu của cuộc sống. Về cơ bản HS cũng được rèn luyện để nhận biết và thực hành các kiểu so sánh và nhân hóa. Mặc dù HS được hướng dẫn nhận biết hình ảnh so sánh trong các câu như: Trời như cánh đồng Xong mùa gặt hái Diều em lưỡi liềm Ai quên để để lại Nhưng HS không cần phân tích kĩ, tác giả đã so sánh điểm tương đồng nào giữa bầu trời và cánh đồng vừa xong mùa gặt. Chỉ cần có 2 vế, còn có từ so sánh hoặc không có từ so sánh, đều được coi là biện pháp so sánh. HS không cần biết đến khái niệm so sánh nổi và so sánh chìm. Khi hướng dẫn HS viết văn, GV cũng không cần nêu hai khái niệm này ra để tránh sự phức tạp không nên có. Tuy nhiên, HS được học rất kĩ các cách nhân hóa và tác dụng của nó. Đây là nội dung rất cần để HS thực hành viết câu văn có hình ảnh. 16 1.1.3. Cơ sở tâm lí học Trẻ em là sự kết tinh của thời đại dân tộc. Và trẻ em ngày nay chỉ có thể phát triển được thông qua giáo dục và bằng giáo dục nhà trường. Trong trường tiểu học học sinh có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Đây là giai đoạn phát triển nhân cách đặc biệt, các em rất giàu trí tưởng tượng, tư duy cụ thể, phát triển, ham thích sáng tạo và rất hồn nhiên trong việc học các phân môn của tiếng Việt. Sự phát triển tâm lí của HS tiểu học là tiền đề cơ bản để tiếp thu các hoạt động học tập của các em. Đến 6 tuổi trẻ em vào học lớp Một, đây là bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ. Các em có hứng thú học tập nhằm tiếp thu những hiểu biết mới, tri thức mới và những cảm xúc mới. 1.1.3.1 Đặc điểm ngôn ngữ Sự phát triển ngôn ngữ của HS tiểu học giúp các em có khả năng diễn đạt những lời giảng của giáo viên, diễn đạt rõ ràng ý nghĩ, tình cảm của mình. Các em tư duy các sự vật, hiện tượng để nhận thức chúng, từ đó các em có được những nhận thức, hiểu biết về thế giới xung quanh. Do đó các em tiếp thu tri thức của các môn học được dễ dàng hơn. 1.1.3.2 Đặc điểm chú ý và ghi nhớ Sự chú ý của HS tiểu học giúp các em tập trung vào một hay một số đối tượng tạo điều kiện để cho các đối tượng này được phản ánh tốt nhất. Nhờ sự chú ý mà HS tập trung vào bài học, nhận thức được những lời GV giảng giải, từ đó hình thành trong trí nhớ hình ảnh về sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ em sẽ tri giác để phản ánh trọn vẹn các đặc điểm của sự vật, hiện tượng khi các em tiếp xúc với chúng. HS sẽ phản ánh được nội dung bài học, nội dung kiến thức mà HS được tham gia vào bài học, được tìm hiểu, khám phá kiến thức. Trên cơ sở tri giác của sự vật, hiện tượng HS sẽ ghi nhớ những gì đã tri giác được thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của GV. Trí nhớ là 17 một trong những thuộc tính tâm lí quan trọng của HS mà người GVcần chú ý trong dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học về so sánh, nhân hóa nói riêng. Khi HS tiểu học viết câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa, các em phải quan sát, phải tưởng tượng huy động vốn hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, dùng những từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hóa để hợp thành các câu văn. Các em phải ghi nhớ những điều quan sát được, phải ghi nhớ những tưởng tượng để vận dụng vào trong câu văn của mình sao cho chân thực nhưng không kém phần sống động. 1.1.3.3. Đặc điểm liên tưởng, tưởng tượng Ở HS tiểu học các đặc điểm tâm lí liên tưởng, tưởng tượng phát triển mạnh. Nhờ các đặc điểm đó mà học sinh tiếp nhận được tri thức của các môn học nói chung và môn tiếng Việt nói riêng. HS sẽ tưởng tượng, tư duy nội dung bài học nhằm khắc sâu kiến thức. Ở HS lứa tuổi tiểu học trí tưởng tượng rất phong phú. Có khi từ những điều rất đơn giản, bình dị trong cuộc sống các em lại tưởng tượng đến những cái lạ lẫm, hấp dẫn trẻ. Nhờ tưởng tượng mà các em có hứng thú học tập. Ví dụ: Khi các em được học về một nhân vật nào đó trong bài tập đọc thì các em sẽ tưởng tượng về hình dáng, tính cách, lời nói của nhân vật đó và hình như nhân vật đó đang hiện ra trước mắt các em. Nhờ đó mà HS ghi nhớ đặc điểm của nhân vật và bộc lộ tình cảm của mình với nhân vật ấy. Nhờ vậy mà trí tưởng tượng của HS được phát huy trong học tập các môn học nói chung và môn tiếng Việt ở tiểu học nói riêng. Trí tưởng tượng của HS cũng chính là nhân tố quan trọng trong quá trình liên tưởng từ sự vật, hiện tượng đến thế giới con người. Liên tưởng, tưởng tượng giúp HS xác định được các hình ảnh nhân hóa thích hợp, sống động và đa dạng. Do trẻ rất thích quan sát khám phá, giàu khả năng liên tưởng nên khi thấy cái gì lạ, mới, hoặc thích thú... các em đều liên tưởng, so sánh điểm 18 giống và khác với những cái đã biết. Trẻ cũng giàu trí tưởng tượng. Mọi thứ xung quanh trẻ đều được trẻ nhận thức như những nhân vật có linh hồn. Ta thường bắt gặp bé gái thì thầm nựng, dỗ em búp bê; bé trai hò hét chơi với đoàn tàu, với các bạn đồ chơi bằng gỗ....Tất cả những đặ điểm này rất thích hợp để GV dạy HS khơi gợi, phát huy khi luyện viết các câu văn có hình ảnh bằng BPTT so sánh, nhân hóa. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Các dạng bài tập trong chương trình Tập làm văn lớp 3 Trong chương trình Tập làm văn lớp 3 có 7 dạng bài tập, đó là: 1/ Nghe- kể một câu chuyện; 2/ Nói, viết theo chủ điểm; 3/ Viết thư; 4/ Làm đơn và điền vào giấy tờ in sẵn; 5/ Tập tổ chức cuộc họp; 6/ Giới thiệu về trường lớp và viết báo cáo hoạt động; 7/ Ghi chép sổ tay. Cụ thể: Trong kiểu bài Tập làm văn nghe- kể một câu chuyện, các em được học 10 bài. Trong kiểu bài Tập làm văn nói, viết theo chủ điểm,các em được học 11 bài. Trong kiểu bài tập làm văn viết thư, có 3 bài học. Kiểu bài Làm đơn và điền vào giấy tờ in sẵn: 4 bài Kiểu bài Tập tổ chức cuộc họp: 2 bài Kiểu bài Giới thiệu về trường lớp và viết báo cáo hoạt động: 3 bài Kiểu bài Ghi chép sổ tay: 2 bài Trong các dạng bài tập Nghe- kể một câu chuyện,Nói viết theo chủ điểm và Viết thư, HS đều cần được rèn luyện viết câu văn có hình ành để bài nói, kể, viết thư của các em sinh động hơn . Vì thế khi khảo sát hoạt động dạy học rèn viết câu văn có hình ảnh, chúng tôi chủ yếu khảo sát ở hoạt động dạy học ba dạng bài tập làm văn này. 19 Trước hết chúng tôi khảo sát đề văn ở các dạng bài này trong SGK. Nhìn chung các đề trong SGK chỉ gợi ý cho HS cách kể, nói, viết về một vấn đề khái quát nào đó chứ không gợi ý cho các em biết viết câu có hình ảnh so sánh, nhân hóa như thế nào cho đúng, cho hay. Ví dụ: trong chủ điểm Ngôi nhà chung, SGK đưa ra bài tập như sau: Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. Gợi ý: a) Một số việc tốt góp phần bảo vệ môi trường: - Chăm sóc bồn hoa, vườn cây của trường (hoặc khu phố, làng, xã…) - Bảo vệ hàng cây mới trồng trên đường đến trường. - Giữ gìn cảnh đẹp của hồ nước ở địa phương. - Dọn vệ sinh cùng các bạn ở khu phố (hoặc làng, xã…). b) Cách kể - Em đã làm việc gì ? (Việc đó có thể là chăm sóc cây hoa, nhặt rác, dọn vệ sinh khu vực nơi em sinh sống ; có thể là ngăn chặn những hành động làm hại cây hoa, làm bẩn môi trường sống…) - Kết quả ra sao ? - Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó. Sau đó yêu cầu HS viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại việc làm trên. Có thể thấy, đây mới chỉ là liệt kê những công việc mà các em làm để bảo vệ môi trường. HS trả lời theo gợi ý của SGK nên bài viết của các em còn rất khô khan, chưa có sức hút đối với người đọc, người nghe. 1.2.2. Thực trạng hoạt động dạy- học luyện viết câu văn có hình ảnh cho HS lớp 3 1.2.2.1. Cách thức điều tra Chúng tôi điều tra bằng cách chấm các bài văn nói viết theo chủ đề trên đối tượng HS lớp 3 ở 2 lớp 3E và 3G trường tiểu học Cổ Loa để biết được kĩ năng viết câu văn của các em. 20 1.2.2.2. Kết quả điều tra Trường Cổ Loa Lớp Sĩ số 3E 3G Số lượng câu văn có hình ảnh viết được 1 câu 2 câu 3 câu 4 câu 30 8 3 2 0 30 5 4 0 0 1.2.2.3. Nhận xét kết quả điều tra Qua điều tra, chúng tôi thấy, chất lượng làm bài của học sinh lớp 3E tốt hơn lớp 3G. Cụ thể là: Ở lớp 3E HS đã biết viết câu văn có hình ảnh. Với số lượng 1 câu có 8 em; 2 câu có 3 em; 3 câu có 2 em; không em nào viết được 4 câu. Lớp 3G số lượng HS viết được câu văn có hình ảnh chưa cao: chỉ có 5 em viết được 1 câu văn có hình ảnh; 4 em viết được 2 câu; không có em nào viết được 3, 4 câu văn có hình ảnh . Rất ít HS viết được 2, 3, 4 câu có hình ảnh. Như vậy, trong một lớp số lượng HS viết được câu văn có hình ảnh vẫn còn hạn chế. Điểm qua chúng tôi nhận thấy chất lượng làm bài Tập làm văn của các em chưa cao.Tồn tại thực trạng này bởi vì: Về phía GV Người GV còn gặp không ít khó khăn như cơ sở vật chất, phượng tiện dạy học và tài liệu tham khảo còn ít. Chỉ có một bộ phận nhỏ GV chú trọng quan tâm đến việc lồng ghép trong quá trình dạy học giữa các phân môn của môn tiếng Việt với nhau để khơi dậy hứng thú học tập và sự tò mò của phân môn này với phân môn khác trong môn tiếng Việt. Hiện nay, GV được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn rất nhiều. Đặc biệt trong sinh hoạt chuyên môn GV đủ mạnh dạn đề ra những câu hỏi, những phương pháp để dạy tốt hơn. Nhiều tiết dạy thể hiện năng lực tốt, phát huy được tính tích cực, chủ động của HS. Song bên cạnh đó vẫn còn những tiết 21 dạy tiếng Việt còn nhiều hạn chế: GV chỉ ra bài tập khái quát, đưa yêu cầu chung chung, vẫn lúng túng chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS. Do vậy HS không hứng thú trong học tập vì vậy kết quả còn hạn chế. Về phía HS Do khả năng tư duy của HS còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ để áp dụng vào câu văn của mình còn hạn chế. HS còn dùng những đại từ để nhân hóa vật sai, nhiều câu so sánh khập khiễng buồn cười. Vì vậy việc viết những câu văn có hình ảnh cũng từ đó mà chưa được sử dụng nhiều. 1.3 Tiểu kết chƣơng Trong chương một chúng tôi đã chọn một số lí thuyết tiêu biểu của các vấn đề lí luận có liên quan làm cơ sở lí thuyết cho đề tài. Đồng thời chúng tôi cũng thống kê các dạng bài tập luyện viết câu trong chương trình Tập làm văn lớp 3 để từ đó điều tra thực trạng dạy học luyện viết câu văn có hình ảnh cho HS lớp 3 . Đây chính là cơ sở thực tiễn của khóa luận. Những lí luận liên ngành và hiểu biết thực tiễn đã được trình bày ở trên sẽ là căn cứ khoa học chắc chắn giúp chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của đề tài khóa luận. 22 Chƣơng 2 CÁC DẠNG BÀI TẬP LUYỆN VIẾT CÂU VĂN CÓ HÌNH ẢNH CHO HỌC SINH LỚP 3 2.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập Để xây dựng được các bài tập đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với năng lực của học sinh, giúp các em luyện kĩ năng viết câu văn có hình ảnh đạt hiệu quả cao nhất, chúng tôi thấy cần xác định được các nguyên tắc xây dựng bài tập. Đó là các nguyên tắc: hướng đến mục tiêu môn học, đảm bảo tính vừa sức và đảm bảo tính khoa học. Từ các nguyên tắc này chúng tôi sẽ xây dựng các dạng, kiểu bài tập khác nhau để phong phú hoạt động rèn kĩ năng viết câu văn cho các em. 2.1.1. Nguyên tắc hướng đến mục tiêu môn học Một trong những mục tiêu cơ bản của môn tiếng Việt là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Các kiểu bài Tập làm văn ở lớp 3 bao gồm: 1/ Nghe- kể một câu chuyện; 2/ Nói, viết theo chủ điểm; 3/ Viết thư; 4/ Làm đơn và điền vào giấy tờ in sẵn; 5/ Tập tổ chức cuộc họp; 6/ Giới thiệu về trường lớp và viết báo cáo hoạt động; 7/ Ghi chép sổ tay. Tất cả các kiểu bài Tập làm văn này đều hướng đến mục tiêu rèn kĩ năng nói và viết cho học sinh. Cả kĩ năng nói và viết trong giao tiếp đời thường tự nhiên, khẩu ngữ và trong văn viết gọt giũa, giàu hình ảnh. Hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh sẽ góp phần không nhỏ giúp các em viết được những câu văn hay, sinh động, hấp dẫn đảm bảo mục tiêu môn học trong các kiểu bài: Nói viết theo chủ điểm; Viết thư; Ghi chép sổ tay….Ví dụ, khi rèn kĩ năng nói, viết theo chủ điểm Cộng đồng, Bắc-Trung- Nam… GV có thể xây dựng các bài tập cụ thể để trẻ có thể diễn đạt những hiểu biết về 23 quan hệ hàng xóm láng giềng trong cộng đồng chòm xóm một cách hồn nhiên, trong sáng. (Ví dụ: kể về một người hàng xóm mà em yêu quý). Tương tự, khi học chủ điểm Bắc- Trung- Nam, mục tiêu của bài học là học sinh miêu tả được các danh lam thắng cảnh của đất nước thông qua quan sát và cảm nhận của riêng mình. Bám sát vào mục tiêu này, GV sẽ xây dựng các câu hỏi nhằm phát huy tối đa năng lực quan sát, năng lực tưởng tượng của HS để các em viết được những câu văn giàu hình ảnh. 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học sinh Tính vừa sức khi xây dựng các bài tập thể hiện cụ thể như sau: hệ thống bài tập đưa ra phải phù hợp với hiểu biết về tri thức cũng như trình độ khả năng nhận thức của học sinh. Nếu bài tập quá khó các em sẽ không đủ sức để giải quyết yêu cầu bài tập. Tuy nhiên bài tập quá dễ sẽ không phát huy được tính sáng tạo của các em. Ví dụ khi hướng dẫn HS cảm hiểu bài thơ Trăng của mỗi người để HS hiểu cách so sánh phù hợp với tư duy liên tưởng của mỗi người ở các độ tuổi khác nhau, các góc nhìn khác nhau đã tạo nên những câu thơ có hình ảnh so sánh sinh động, độc đáo như thế nào. Từ đây các em có thể vận dụng để viết các câu văn khác có sử dụng hình ảnh so sánh đúng và hay. Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui Bà nhìn: như hạt cau phơi Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn Bố nhớ khi vượt Trường Sơn Trăng như cánh võng chập chờn trong mây (Trần Đăng Khoa) 24 Đây là một bài thơ rất hay của Trần Đăng Khoa, tác giả đã mượn lời của từng người để so sánh trăng với các hình ảnh rất đỗi thân thuộc. Mẹ quen với công việc đồng áng với liềm hái thì nhìn trăng giống “lưỡi liềm”. Ông cả đời gắn với sông nước thì thấy trăng giống “con thuyền cong mui”. Bà hàng ngày gắn bó với trầu cau thơm nồng thì nhìn trăng mà nghĩ tới hạt cau phơi khô cong trong nắng. Tương tự,ta hiểu vì sao nhìn trăng bé nghĩ tới “quả chuối”, bố nghĩ tới “cánh võng”. Bài thơ hay ở chỗ các hình ảnh so sánh quá đúng, quá hay, phù hợp với lứa tuổi, với điểm riêng biệt của từng người. Đây là đặc điểm phù hợp với HS lớp 3, khi đọc bài thơ, các em có thể hình dung cụ thể được “Trăng của mỗi người” như thế nào. Nhưng nếu chúng ta lấy hình ảnh so sánh trong hai câu thơ sau để dạy cho HS lớp 3 thì sao? Cầu cong như chiếc lược ngà Sông dài mái tóc cung nga buông hờ. (Vài nét Huế- Nguyễn Bính) HS có thể hiểu được hình ảnh so sánh trong câu lục. Còn hình ảnh so sánh trong câu bát rất hay nhưng lại quá khó đối với học sinh lớp 3 vì tư duy của các em còn mang nặng tính cụ thể. Chắc chắn các em khó phát hiện được đặc điểm so sánh trong câu thơ này. Làm sao các em có thể hiểu được qua câu thơ tác giả muốn so sánh sự lặng lờ nhẹ nhàng êm ả của dòng sông Hương với cái mượt mà, mềm nhẹ thướt tha của mái tóc các cung nữ trong đại nội. Vì vậy khi chọn các ngữ liệu để hướng dẫn HS cảm nhận các BPTT, GV phải chú ý đên tính mức độ, tính vừa sức. Các bài tập luyện viết các câu văn có hình ảnh cũng thế. GVcần đưa ra các bài tập viết các câu văn về các chủ đề gần gũi, quen thuộc với các em và tăng dần độ khó. Ví dụ, kiểu bài tập viết câu văn có hình ảnh dựa trên lõi câu cho trước nên đặt trước dạng bài tập yêu cầu các em viết câu văn có hình ảnh theo một chủ đề nào đó. 25 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học Vận dụng quan điểm hệ thống trong nghiên cứu khoa học, chúng tôi xem xét việc xây dựng các bài tập rèn kĩ năng viết các câu văn có hình ảnh với tư cách là một bộ phận trong hệ thống việc xây dựng các bài tập luyện kĩ năng viết nói chung. Mỗi dạng kiểu trong các bài tập luyện kĩ năng viết câu văn có hình ảnh có nhiệm vụ cụ thể riêng. Nhưng tổng hợp các dạng kiểu này, các bài tập lại có nhiệm vụ chung nhằm hướng tới mục tiêu chung giúp HS viết được các câu văn đa dạng, sinh động, giàu hình ảnh. Các bài tập này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xây dựng hệ thống còn cần phải đảm bảo tính chính xác, khoa học về kiến thức, kĩ năng nếu không việc định hướng giải quyết yêu cầu bài tập cho HS không thể đạt được mục tiêu đề ra Tính chính xác, khoa học của hệ thống bài tập còn được thể hiện ở chính kĩ thuật xây dựng câu hỏi bài tập của GV. Đây là vấn đề tưởng như đơn giản nhưng thực chất không hoàn toàn như vậy. Mỗi kiểu câu hỏi đều có những yêu cầu kĩ thuật cụ thể. Mặt khác nguyên tắc đảm bảo tính khoa học cũng đòi hỏi khi xây dựng bài tập, phần yêu cầu phải đúng đắn, không mơ hồ, không thiếu, không thừa dữ kiện. Hơn nữa ngữ liệu bài tập phải điển hình, không trung gian khi dành cho học sinh bình thường. Đối với học sinh khá giỏi có thể dùng các ngữ liệu có tính tính chất trung gian, song cần phải có chỉ dẫn cụ thể. 2.2. Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh 2.2.1 Dạng bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh dựa trên lõi câu cho trước Ở dạng bài tập này, chúng tôi tập trung vào 3 dạng như sau: - Dạng bài tập luyện kĩ năng diễn đạt lại các câu cho trước thành các câu có hình ảnh - Dạng bài tập luyện viết câu theo yêu cầu cho trước 26 - Dạng bài tập sửa chữa các câu viết sai thành câu đúng 2.2.1.1. Dạng bài tập luyện kĩ năng diễn đạt lại các câu cho trước thành các câu có hình ảnh Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng, kĩ năng diễn đạt câu của các em còn lủng củng, khập khiễng, chưa phù hợp. Để phần nào khắc phục tình trạng này, chúng tôi đưa ra một số bài tập để giúp các em luyện tập diễn đạt lại các câu chưa hay, chưa sinh động thành các câu sinh động và có hình ảnh hơn. Các bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó. 2.2.1.1.1. Bài tập điền từ thích hợp vào chỗ trống để biến câu văn cho trước thành câu văn có hình ảnh + Điền các từ thích hợp vào chỗ trống để biến các câu sau thành các câu có hình ảnh nhân hóa a) Dòng sông ……chảy qua sườn đê. b) ….kim giờ chậm chạp. ….kim phút lầm lì. ….kim giây tinh nghịch. c) Những ……gà con đang bới đất tìm giun. d )….mặt trời chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt hồ. e) Mùa hè đến, những ….phượng đua nhau ….. . g )….. xe lu chầm chậm từng bước nặng nề. Câu gợi ý Học sinh có thể diễn đạt lại như sau: a) Dòng sông uốn mình chảy qua sườn đê. b) Bác kim giờ chậm chạp. Anh kim phút lầm lì. Bé kim giây tinh nghịch. c) Những chú gà con đang bới đất tìm giun. d) Ông mặt trời chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt hồ. e) Mùa hè đến, những chị phượng đua nhau khoe sắc. g) Bác xe lu chầm chậm từng bước nặng nề. 27 + Điền các từ thích hợp vào chỗ trống để biến các câu sau thành các câu có hình ảnh so sánh. a) Mắt chú mèo tròn xoe ……… chăm chăm nhìn bé như…. b) Đoàn học sinh như…..ríu rít dưới gốc phượng già giữa sân trường c) Bác thợ đóng gạch da đỏ như…. d) Em bé hàng xóm nhà em xinh như…. e) Buổi sáng trời mát, gió mơn man như...... g) Trưa hè nắng như.......,mọi người phải tìm bống râm cho đỡ nóng. Câu gợi ý: a) Mắt chú mèo tròn xoe tựa hai hòn bi ve chăm chăm nhìn bé như ngưỡng mộ bé lắm. b) Đoàn học sinh như bầy chim non ríu rít dưới gốc phượng già giữa sân trường. c) Bác thợ đóng gạch da đỏ như đồng hun. d) Em bé hàng xóm nhà em xinh như thiên thần. e) Buổi sáng trời mát, gió mơn man như vuốt ve da thịt mọi người. g) Trưa hè trời nắng như thiêu như đốt (như đổ lửa), mọi người phải tìm bóng râm cho đỡ nóng. 2.2.1.1.2.Diễn đạt lại những câu văn sau đây bằng cách thêm các từ ngữ có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa cho sinh động, gợi tả. Bài tập 1 a) Đôi cánh gà mẹ xòe ra rất rộng. b) Cô Ngọc bước vào lớp . c) Chiếc bảng đen xinh xắn. d) Bông hoa hồng xinh đẹp. e) Mặt biển trong xanh và những con thuyền dậy sóng ra khơi. f) Xa xa, những cánh buồm nhấp nhô trên sông. 28 g) Con mèo nhà em có bộ lông rất đẹp. h) Cây hồng nhung trước nhà tỏa hương thơm. i) Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên, các bạn học sinh ùa chạy ra sân. Câu gợi ý a) Đôi cánh của cô gà mẹ xòe ra như muốn ôm lấy đàn con. b) Cô Ngọc bước vào lớp nhẹ nhàng như cơn gió sớm mai. c) Chị bảng đen thật xinh xắn. d) Cô hoa hồng mới xinh đẹp làm sao ! e) Mặt biển trong xanh và đội quân thuyền hùng dũng đè sóng ra khơi. f) Xa xa, những cánh buồm nhấp nhô trên sông như nhiều cánh bướm khổng lồ. g) Chú mèo nhà em có bộ lông mềm như nhung. h) Chị hồng nhung trước nhà tỏa hương thơm ngào ngạt. i) Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên, từ các lớp, các bạn học sinh ùa ra sân như bầy chim non ríu rít. Bài tập 2 - Đôi mắt con mèo long lanh nhìn xung quanh - Núi và biển rất gần nhau. - Sông nằm giữa làng, chảy dài. - Từng đoàn thuyền ra khơi đánh cá. - Mọi người rủ nhau đi xem rất đông. Câu gợi ý: - Đôi mắt chú mèo long lanh như thủy tinh lúc nào cũng liến láu nhìn xung quanh. - Núi và biển kề bên nhau thật là đẹp. - Dòng sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chảy dài bất tận. 29 - Từng đoàn thuyền rẽ sóng ra khơi đánh cá. - Mọi người rủ nhau đi xem đông như hội Bài tập 3 a) Đêm Trung Thu trăng rất sáng. b) Những đám mây trắng bồng bềnh trôi trên nền trời xanh thẳm. c) Tàu dừa chải vào mây xanh. d) Những tòa nhà rất cao và đẹp. e) Nhìn từ xa, cây gạo rất to. f) Bà em năm nay đã ngoài 80 tuổi. Bà có mái tóc trắng tinh. g) Cây gạo có hoa màu đỏ. Câu gợi ý Học sinh có thể thêm các hình ảnh so sánh để câu văn trở nên hay và hấp dẫn hơn như sau: a) Đêm Trung Thu trăng sáng như gương. b) Những đám mây trắng như bông bồng bềnh trôi trên nền trời xanh thẳm. c) Tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh. d) Những tòa nhà lộng lẫy như những tòa lâu đài. e) Nhìn từ xa, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. f) Bà em năm nay ngoài 80 tuổi. Bà có mái tóc trắng như cước. g) Cây gạo hoa đỏ như son. Bài tập 4 - Những chiếc lá va vào nhau xào xạc. - Con cún nhà em có bộ lông rất mượt - Con gà trống choai có cái mào màu đỏ. - Những con sóng cuồn cuộn ra xa tít tận chân trời. - Trên bầu trời, những đám mây đang trôi. - Những nụ hoa chúm chím. 30 Câu gợi ý Học sinh có thể thêm một số từ ngữ và sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa để viết lại như sau: - Những chiếc lá va vào nhau xào xạc như đang thì thầm với nhau. - Chú cún nhà em có bộ lông mượt như nhung. - Chú gà trống choai có cái mào đỏ như son. - Những con sóng đuổi nhau ra xa tít tận chân trời. - Trên bầu trời, những đám mây trắng như bông đang lững lờ trôi. - Những nụ hoa chúm chím như còn e ngại. 2.2.2 Dạng bài tập từ các từ cho trước viết thành câu văn có hình ảnh 2.2.2.1. Từ các từ cho trước hãy viết lại thành câu có hình ảnh + Từ các từ cho trước hãy viết lại thành câu có hình ảnh so sánh a) lá cây, bàn tay, người lớn, bằng b) tai, của, như, vểnh lên, lúc, nào, cũng, chú,nghe ngóng, đang, điều gì c) không, có, bà, người, nào, cháu, tôi, như, nội, thương, đối với. d) nước, cuồn cuộn, thác, chảy, như. e) Cô, ấy, như, nói, mật, vào, tai, rót. f) Bạn, ấy, khỏe, Thánh Gióng, như. Câu gợi ý: a) Lá cây bằng bàn tay người lớn. b) Tai của chú lúc nào cũng vểnh lên như đang nghe ngóng điều gì. c) Không có người bà nào thương cháu như nội đối với tôi. d) Nước chảy cuồn cuộn như thác. e) Cô ấy nói như mật rót vào tai. f) Bạn ấy ao ước mình khỏe như Thánh Gióng. + Từ các từ cho trước hãy viết lại thành câu có hình ảnh nhân hóa a) chị, có, bút, mảnh khảnh, thân hình. b) những, chiếc lá, ánh nắng, dang tay, mặt trời, đón. 31 c) ông, đạp xe, mặt trời, xuống, núi. d) những, nhởn nhơ, trời, trên, nền, xanh thẳm, đám mây. e) chú, hót, chim, trên, cành, líu lo, những. Câu gợi ý a) Chị bút có thân hình mảnh khảnh. b) Những chiếc lá dang tay đón ánh nắng mặt trời. c) Ông mặt trời đạp xe xuống núi. d) Những đám mây nhởn nhơ trên nền trời xanh thẳm. e) Những chú chim hót líu lo trên cành. 2.2.2.2. Từ các từ cho trước hãy viết lại thành câu đúng rồi viết dưới dạng câu có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa sao cho sinh động gợi tả Ở phần bài tập này, yêu cầu học sinh làm được 2 việc: + Việc thứ nhất: từ các từ cho trước, học sinh viết lại được thành câu đúng. + Việc thứ hai: sau khi viết lại thành câu đúng, từ câu đó, học sinh viết được một câu có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa. Như vậy, yêu cầu đưa ra đã cao hơn với nội dung phần bài tập ở trên. Nếu ở trên, từ những từ cho trước HS chỉ cần viết lại thành câu hoàn chỉnh thì đến phần bài tập này không những các em cần diễn đạt được đúng nội dung của câu đã cho mà từ đó còn triển khai được dưới dạng câu có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa để câu trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Bài tập 5 a) Mưa xuống, khô héo, không còn, những cây lúa. b) Toàn, bút, thân, đều, tròn. c) nụ hồng, những, nụ huệ, khẽ, rung rinh. d) lá cờ, đuôi nheo, những, đủ màu, bay, phấp phới. e) Những, chiếc, đèn lồng, đung đưa, ánh trăng, dưới. Câu gợi ý 32 a b c Câu có hình ảnh so sánh hoặc nhân Câu đúng Câu hóa Mưa xuống, những cây lúa Mưa xuống, những chị lúa không còn không còn khô héo. khô héo Toàn thân bút tròn đều. Toàn thân bút tròn đều, thoạt nhìn trông giống như một chiếc đũa. Những nụ hồng, nụ huệ khẽ Những nụ hồng, nụ huệ còn ngậm hương thơm khẽ rung rinh. rung rinh. Những lá cờ đuôi nheo đủ Những lá cờ đuôi nheo đủ màu tung d màu bay phấp phới. bay trước gió, hân hoan chào đón ngày tựu trường. Những chiếc đèn lồng đung Những chiếc đèn lồng nhảy nhót trong e đưa dưới ánh trăng. đêm như muốn bứt ra khỏi dây để bay lên trời cùng trăng. Bài tập 6 a) sách, đẹp, bìa, rất. b) nhô lên, từ từ, mặt trời, khỏi,núi, đỉnh, phía xa. c) khói trắng, bay, lên, đang, những, làn, không trung. d) phong cảnh, đẹp, nơi đây, rất. Câu gợi ý Câu a b Câu có hình ảnh so sánh hoặc nhân Câu đúng Bìa sách rất đẹp hóa Bìa sách đẹp như một bức tranh Mặt trời từ từ nhô lên khỏi Ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi đỉnh đỉnh núi phía xa. núi phía xa. 33 c d Những làn khói trắng đang Những làn khói trắng quấn quýt nhau bay lên không trung. bay lên không trung. Phong cảnh nơi đây rất đẹp Phong cảnh nơi đây đẹp như một bức tranh thủy mặc. Bài tập 7 a) có, chị, em, nụ cười, rất, tươi. b) nước, trong,xanh, biển. c) con sóng, bất tận, những, dài, trải. d) nhìn, mặt sông, buổi chiều, huyền ảo, càng, lunh linh. Câu gợi ý Câu đúng Câu Câu có hình ảnh so sánh và nhân hóa a Chị em có nụ cười rất tươi. Chị em cười tươi như hoa. b Nước biển trong xanh. Nước biển xanh như ngọc c d Những con sóng trải dài bất Những con sóng đuổi nhau ra xa tít tận. tận chân trời. Buổi chiều, nhìn mặt sông Ráng chiều rơi xuống làm mặt sông càng lung linh, huyền ảo. càng lung linh, huyền ảo. 2.2.3. Dạng bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh theo yêu cầu cho trước Khi khả năng diễn đạt câu của học sinh đã tiến bộ, các em không những viết được một câu đúng mà còn có khả năng diễn đạt lại câu đó thành câu có hình ảnh hơn, GV tiến hành cho HS luyện viết câu theo yêu cầu của đề bài cho trước. Với dạng bài tập này, học sinh không có câu cho trước để viết nữa mà theo yêu cầu của đề bài, các em tự mình viết được câu không những đúng về mặt ngữ pháp mà còn có sức gợi tả. 34 Trong chương trình SGK tiếng Việt 3, các em được học về so sánh và nhân hóa rất tỉ mỉ, đa dạng. Các bài học về so sánh được bố trí xen kẽ giữa các chủ điểm. + Về so sánh Chủ điểm 3 (Mái ấm): Ở chủ đề này học sinh được học so sánh thông qua các bài tập. Từ đó học sinh tìm được các hình ảnh so sánh trong các câu văn câu thơ. Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó. Chủ điểm 5 (Tới trường): Ở chủ đề này học sinh so sánh hơn kém, nắm được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém từ đó các em biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh. Chủ điểm 7 (Cộng đồng): Học sinh được đọc hiểu so sánh sự vật với con người. Chủ điểm 10 (Quê hương): Học sinh học thêm kiểu so sánh âm thanh với âm thanh với mô hình so sánh như sau: Âm thanh 1 Từ so sánh Âm thanh 2 Tiếng suối trong Như tiếng hát xa Chủ điểm 12 (Bắc - Trung - Nam): SGK giới thiệu tiếp mô hình so sánh hoạt động - hoạt động. Chủ điểm 15 (Anh em một nhà): Ở chủ đề này học sinh biết đặt câu có hình ảnh so sánh. + Về nhân hóa SGK tiếng Việt 3 đưa ra các kiến thức về nhân hóa thông qua phân môn luyện từ và câu với 12 bài học về nhân hóa. Trong đó có 3 bài học đầu tiên nhằm hình thành những kiến thức cơ bản về khái niệm nhân hóa, các cách nhân hóa, các bài học còn lại luyện cho học sinh kĩ năng thực hành nhận biết BPTT nhân hóa và bước đầu biết cách phân tích hiệu quả nghệ thuật của BPTT này. 35 Trước tiên, chúng tôi đưa ra hệ thống bài tập luyện viết câu có hình ảnh so sánh và nhân hóa. Sau đó là các bài tập để các em luyện tập thêm. 2.2.3.1. Luyện viết câu có hình ảnh so sánh Bài tập 8 Hãy viết một câu văn giới thiệu về quê hương em hoặc nơi em đang ở trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh. Bài tập 9 Sân trường em giờ ra chơi rất nhộn nhịp. Em hãy viết một câu văn giới thiệu một hoạt động chơi trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh. Bài tập 10 Em hãy viết một câu có sử dụng hình ảnh so sánh để giới thiệu về một người lao động trí óc mà em biết. Bài tập 11 Mỗi buổi chiều mùa hè trên làng quê, được ngồi dưới lũy tre làng hóng mát thật tuyệt biết bao. Em hãy viết một câu văn giới thiệu về lũy tre làng trong đó có sử dụng kiểu so sánh âm thanh - âm thanh. Bài tập 12 Biển Nha Trang thật đẹp. Em hãy viết một câu văn giới thiệu về hình ảnh mà em thích nhất, trong đó có sử dụng kiểu so sánh hoạt động - hoạt động. Bài tập 13 Hãy viết một câu văn giới thiệu về chị của em, trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh. Trên đây là một số bài tập được gắn với nội dung và chủ điểm mà các em được học trong chương trình SGK tiếng Việt 3 Câu gợi ý Bài tập 8 - Nơi em đang sinh sống không ồn ào, náo nhiệt như trên thành phố. - Nhìn từ xa, những ngôi nhà như trẻ nhỏ trông càng đáng yêu hơn. 36 Bài tập 9 - Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên, từ các lớp, các bạn ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Hoặc, học sinh có thể giới thiệu về hoạt động chơi diễn ra trong giờ ra chơi, quang cảnh giờ ra chơi… Bài tập 10 Những người lao động trí óc có thể là: giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, kiến trúc sư, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ… Chẳng hạn, viết về cô giáo em: - Giọng nói của cô êm như ru. - Cô như người mẹ thứ hai của em. Bài tập 11 - Những tiếng xào xạc của lá tre va vào nhau nghe như khúc nhạc êm ái của làng quê. Bài tập 12 - Những con sóng xô vào nhau hết lớp này đến lớp khác như đang chơi trò đuổi bắt. Bài tập 13 - Chị em có đôi môi đỏ như son. - Chị có khuôn mặt hình trái xoan. 2.2.3.2. Luyện viết câu có hình ảnh nhân hóa Bài tập 14 Nhà em có một con gà trống rất đẹp. Hãy viết câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa để giới thiệu về con gà trống đó. Bài tập 15 Trường em có rất nhiều loại cây cho bóng mát. Em hãy viết một câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa để giới thiệu cho các bạn biết về cây đó. 37 Bài tập 16 Một năm bắt đầu bằng mùa xuân. Em hãy viết một câu văn để giới thiệu về mùa xuân có sử dụng hình ảnh nhân hóa. Bài tập 17 Em hãy viết một câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa để nói về cơn mưa mùa hạ. Bài tập 18 Em hãy viết một câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa để giới thiệu về buổi chào cờ đầu tuần ở trường em. Bài tập 19 Nhà em có rất nhiều loại cây ăn quả. Em hãy viết một câu văn giới thiệu về đặc điểm mà em thích của cây ăn quả đó trong đó có sử dụng hình ảnh nhân hóa. Bài tập 20 Hãy viết một câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa để giới thiệu về đêm trăng sáng đẹp ở quê em. Bài tập 21 Hãy viết một câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa để giới thiệu về cái bàn học của em. Bài tập 22 Sinh nhật lần thứ tám, mẹ mua cho em một cây bút rất đẹp. Hãy viết một câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa để giới thiệu về cây bút đó. Bài tập 23 Xuân đến trăm hoa đua nở. Em hãy viết một câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa để giới thiệu về một loại hoa mà em thích. Bài tập 24 Hãy viết một câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa để giới thiệu về dòng sông quê em. 38 Câu gợi ý Bài tập 14 - Chú thuộc giống gà ta, to khỏe như một đô vật ngoại hạng. Hoặc - Chú khoác trên mình tấm áo màu đỏ tía. Bài tập 15 + Giới thiệu về cây bàng - Từ cổng vào, bạn sẽ thấy hàng cây đứng xếp hàng như đội quân tập nghi thức Đội. - Tán lá xòe rộng ra hứng ánh nắng mặt trời. Bài tập 16 - Xuân đến, các loại cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc. - Nàng xuân dịu dàng gõ cửa từng nhà. Bài tập 17 - Mưa mỗi lúc một to, những hạt mưa nhảy nhót trên mái nhà lộp độp, lộp độp. Bài tập 18 - Những chiếc ghế xanh, đỏ xếp thành hàng như một chiếc tàu đang chạy. Bài tập 19 - Cành cây khẳng khiu, vươn dài ra các phía đón ánh nắng mặt trời. Bài tập 20 - Mặt sông mỉm cười vì thấy mình đẹp hơn khi mặc bộ đồ có vầng trăng sáng và có hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như được dát bạc. Bài tập 21 - Anh bàn học được khoác trên mình tấm áo màu vàng bóng rất đẹp mắt. Bài tập 22 Giới thiệu về hình dáng chiếc bút 39 - Chị bút nhỏ nhắn, xinh xắn dài khoảng một gang tay. Bài tập 23 Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, chị hồng nhung lại đung đưa như vẫy chào em. Bài tập 24 - Dòng sông uốn mình như ôm lấy xóm làng. 2.2.3.3. Luyện viết câu có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa Em hãy viết một câu văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa để: Bài tập 25 Giới thiệu về ngôi trường của em đang học . Bài tập 26 Kể về người mà em yêu quý nhất. Bài tập 27 Kể về buổi đầu đi học của em. Bài tập 28 Tả về cây phượng của trường em. Bài tập 29 Giới thiệu về một cảnh đẹp mà em yêu thích. Bài tập 30 Tả về cây bưởi trong vườn nhà em. Bài tập 31 Giới thiệu về buổi chiều ở làng quê. Bài tập 32 Nói về một cảnh đẹp mà em thích nhất. Bài tập 33 Tả lại quang cảnh của một lễ hội mà em biết hoặc có dịp được đi Bài tập 34 Giới thiệu về cuộc thi kéo co ở trường em. 40 Bài tập 35 Kể về người hàng xóm mà em quý mến. Bài tập 36 Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. Bài tập 37 Giới thiệu về cây bàng ở trường em. Bài tập 38 Giới thiệu về quang cảnh ngày hè. Bài tập 39 Giới thiệu một đồ chơi mà em thích chơi nhất. Bài tập 40 Kể về thành thị hoặc nông thôn. Câu gợi ý Bài tập 25 - Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho những chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Hoặc - Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của người mẹ lúc nào cũng chào đón những đứa con thân yêu vào lòng. Bài tập 26 HS có thể kể về bố, mẹ, anh, chị, ông, bà… + Gợi ý kể về bố - Bố có khuôn mặt như chữ điền vuông vắn, phúc hậu. - Hàm răng đều tăm tắp như hạt ngô càng làm cho vẻ hiền từ của bố trở nên đẹp lạ thường. Bài tập 27 - Những lá cờ đuôi nheo đủ màu tung bay trước gió, hân hoan chào đón ngày tựu trường. 41 - Cảnh vật ngoài đường trong con mắt em cũng thật khác lạ, tất cả như hòa chung niềm vui với ngày đầu tiên đi học của em. Bài tập 28 - Nhìn từ xa, cây phượng như khoác lên mình một chiếc áo choàng đỏ thật rực rỡ. - Rễ cây ngoằn ngoèo bò trên mặt đất như những con rắn. - Năm cánh phượng mịn như nhung lung linh dưới nắng hè. - Cây phượng như người bạn tri kỉ của tuổi học trò chúng em. Bài tập 29 + Giới thiệu về vịnh Hạ Long: - Vịnh Hạ Long là món quà quý mà thiên nhiên ban tặng. - Có hòn đảo như một chú rồng bay lượn trên mặt nước vì thế mà gọi là hòn Rồng. - Hòn Trống Mái là hai chú gà đang âu yếm mà tạo dáng hình hóa thân vào đá. Bài tập 30 - Lá bưởi non to bằng bàn tay, màu xanh dịu, đến già thì màu xanh đậm. - Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc nâng đỡ tán lá và quả. - Qủa bưởi lớn nhanh như thổi. Lúc đầu chúng bé bằng hòn bi, sau đó to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn và bằng quả bóng lúc nào không hay. Bài tập 31 - Phía đằng Tây, ông mặt trời thong thả đạp xe xuống núi. - Ráng chiều rơi xuống làm mặt sông càng lung linh huyền ảo. - Những sợi khói màu lam bò ngoằn ngoèo trên những mái nhà. Bài tập 32 + Nói về cảnh biển Nha Trang: 42 - Biển Nha Trang đẹp như một bức tranh. - Từng con sóng chạy lon ta lon ton trên mặt biển như trẻ con chơi trò đuổi bắt. - Những cánh buốm như những chú bướm rực rỡ sắc màu đưa đoàn thuyền đánh cá đang hối hả ra khơi. - Từng đàn hải âu sải cánh rập rờn như múa. Bài tập 33 Gợi ý về hội đua thuyền: - Những chiếc thuyền rẽ nước lao đi, khiến cho mặt nước vốn dĩ hiền hòa, phẳng lặng nay bỗng nổi sóng cuồn cuộn. - Những người chiến thắng vui mừng khôn xiết, nét rạng rỡ trên khuôn mặt họ như xua tan đi nỗi mệt nhọc. Bài tập 34 - Xung quanh khán đài mọi người chen chúc nhau đông như trẩy hội trên nét mặt ai ai cũng phấn khởi roi rói những nụ cười. - Hai đội lúc này như hai con trâu ra sức kéo cho bằng được về phía mình. Bài tập 35 - Em coi bác như người thân trong gia đình em. - Tuy đã có tuổi nhưng bác có mái tóc đen như gỗ mun. Bài tập 36 + Buổi biểu diễn xiếc - Lối vào khán đài chật như nêm. - Sân khấu được trang hoàng thật lộng lãy bởi muôn ngàn ngọn đèn đủ màu sắc đang thi nhau nhấp nháy. - Đầu tiên là màn biểu diễn đi xe đạp của bốn chú khỉ. Bài tập 37 - Nhìn từ xa cây bàng sừng sững như một chiếc ô xanh khổng lồ. - Thân cây được khoác trên mình một chiếc áo màu nâu đem sần sùi. 43 - Qủa bàng chín màu vàng rực to bằng quả ổi, lấp ló sau những tán lá như chơi trốn tìm. Bài tập 38 - Những thửa ruộng lúc bấy giờ rộng ra như một tấm thảm xanh dưới ánh nắng mặt trời. - Trong các ao, hồ, đầm, hoa rau muống lấp lánh như ngời lên bởi ánh nắng tô thêm sắc màu. Bài tập 39 Gợi ý giới thiệu về con gấu bông - Chú có bộ lông trắng muốt và mịn như nhung. - Cái đầu chú tròn như trái bưởi. - Đôi mắt chú đen lay láy tròn xoe như hạt nhãn. - Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Bài tập 40 + Nông thôn: - Những vườn cây ăn trái xanh tốt kế tiếp nhau trông như một rừng cây. - Những thửa ruộng cùng một lúc có đến hàng trăm con én chao liệng trên tấm thảm nhung xanh. + Thành thị: - Những tòa nhà lộng lẫy như những tòa lâu đài. - Đường phố giờ tan tầm đông như mắc cửi. Trên đây là một số gợi ý để các em tham khảo giúp các em viết được những câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa góp phần làm cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Đây chỉ là một số gợi ý, các em không nhất thiết phải dập khuôn, học một cách máy móc mà bằng tư duy, bằng sự sáng tạo của bản thân, HS viết được câu văn có hình ảnh theo yêu cầu cho trước dưới lăng kính của mình. 44 2.2.4. Dạng bài tập sửa chữa các câu viết sai thành câu đúng Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng không tránh khỏi việc viết câu lủng củng, dùng những đại từ để nhân hóa vật sai, nhiều câu so sánh khập khiễng buồn cười. Từ đặc điểm này, chúng tôi đưa ra một số bài tập để các em biết sửa chữa những lỗi sai mà học sinh thường mắc phải từ đó biết cách khắc phục, tránh lặp lại những lỗi sai đó. Bài tập 41 Những câu văn sau viết chưa chính xác. Em hãy sửa lại và viết lại cho đúng a) Mặt trời nhô dần lên trên biển như một quả cầu lửa đỏ. b) Trên biển nó có nhiều đoàn thuyền đang ra khơi. c) Tiếng nói cười vội vã của mấy trăm học sinh vang động cả sân trường làm cho mấy con chim sợ hãi bay vút lên cao. d) Lễ hội ở làng em rất vui, có rất nhiều người chật như nêm. e) Cô giáo em có mái tóc đen ơi là đen. f) Ngoài xa, từng làn sóng vỗ bờ cát. Bài tập 42 Trong bài văn kể về gia đình của mình (chủ điểm Mái ấm), bạn Nam đã viết một câu như sau: “Mẹ em có đôi mắt tròn như hòn bi ve”. Em hãy giúp Nam sửa lại thành câu đúng. Bài tập 43 Một bạn nhỏ viết về cây phượng như sau: “Bác phượng tung những cánh hoa đỏ rực rỡ cả một góc sân trường”. Em hãy giúp bạn sửa lại thành câu đúng. Bài tập 44 Bạn Hải viết về đàn gà nhà mình có câu: “Em gà mái dẫn đàn con nhỏ ra sau vườn tìm thức ăn”. Em hãy chỉ ra bạn sai ở đâu và sửa lại cho đúng. 45 Bài tập 45 Trong bài văn viết về mẹ (chủ điểm Mái ấm), bạn Hùng viết: “Mẹ về đến nhà là cuốn sạch cái sân đầy lá mít cùng sỏi đá lẫn trái sấu non mà chúng em bày ra ban chiều”. Em hãy giúp bạn sửa lại thành câu đúng. Bài tập 47 Khi giới thiệu về em gái của mình (chủ điểm Mái ấm), bạn Lan viết: “Bé cười tươi như n ụ hoa”. Em hãy chỉ ra chỗ chưa hợp lí và giúp bạn sửa lại thành câu đúng. Bài tập 48 Trong bài văn viết về cảnh đẹp đất nước (chủ điểm Quê hương), bạn Trung viết một câu như sau: “Đất nước ta cong cong kiểu như hình chữ S”. Em hãy chỉ ra chỗ sai và giúp Trung sửa lại thành câu đúng. Bài tập 49 Một bạn nhỏ đã so sánh “tiếng nước reo” như sau: “Cách xa nửa ngày đường, đã nghe tiếng thác nước reo, tưởng như tiếng hát xa”. Em hãy chỉ ra chỗ chưa hợp lí và giúp bạn sửa lại thành câu đúng. Bài tập 50 Trong bức thư viết cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái (chủ điểm Ngôi nhà chung), bạn Lâm viết cho một bạn nhỏ ở Nga như sau: “Khi chứng kiến những cố gắng vượt lên chính mình của bạn làm cho mình thấy ngưỡng mộ bạn rất nhiều. Bây giờ có thể nói bạn như siêu nhân của mình vậy”. Em hãy giúp bạn sửa lại thành câu đúng. Câu gợi ý 46 Bài tập 41 a) Mặt trời từ trong lòng biển dần dần nhô lên như một quả bóng khổng lồ màu lòng đỏ trứng gà. b) Trên mặt biển từng đoàn thuyền đang căng buồm rẽ sóng ra khơi. c) Em ước mùa hè sang năm em lại được đi tắm biển. d) Lễ hội ở làng em rất vui, mọi người đến xem chật như nêm. e) Cô giáo em có mái tóc đen như gỗ mun. f) Ngoài xa, từng đợt, từng đợt sóng rì rào nối tiếp nhau ùa vào bờ cát. Bài tập 42 “Mắt tròn như hòn bi ve” thường để tả về mắt của con vật. Do đó Nam nên tìm hình ảnh khác hợp lí hơn để giới thiệu về đôi mắt của mẹ mình. Chẳng hạn: - Mắt mẹ tròn như mắt bồ câu. - Mắt mẹ long lanh như giọt sương. Bài tập 43 Khi hoa phượng nở rộ là thời kì tràn đầy sức sống của cây phượng vì vậy không nên dùng đại từ “bác” mà nên dùng đại từ “chị”, “cô”, “em”, “nàng” để nói về phượng. Vì vậy, học sinh có thể viết lại thành: + Em phượng tung những cánh hoa đỏ rực rỡ cả một góc sân trường. + Chị phượng tung những cánh hoa đỏ rực rỡ cả một góc sân trường. + Cô phượng tung những cánh hoa đỏ rực rỡ cả một góc sân trường. Bài tập 44 Nếu như trong bài tập 43 bạn nhỏ dùng đại từ “quá già” thì Hải lại dùng đại từ “trẻ” để giới thiệu về đàn gà nhà mình. Gà mái khi đã có con ta nên dùng từ “cô gà mái”, “thím gà mái”, “chị gà mái” sẽ phù hợp hơn. Vì vậy, học sinh có thể viết lại thành: + Chị gà mái dẫn đàn con nhỏ ra sau vườn tìm thức ăn. 47 + Cô gà mái dẫn đàn con nhỏ ra sau vườn tìm thức ăn. + Thím gà mái dẫn đàn con nhỏ ra sau vườn tìm thức ăn. Bài tập 45 Trong bài tập này, bạn Hùng lại lạm dụng hình ảnh nhân hóa khiến cho câu văn trở nên buồn cười. Bạn muốn nói đến sự nhanh nhẹn của mẹ nhưng đã dùng từ “cuốn” chưa hợp lí. Học sinh có thể sửa lại giúp bạn Hùng thành: - Mẹ về đến nhà là xắn tay áo, cầm chổi quét cái sân đầy lá mít cùng sỏi đá lẫn trái sấu non mà chúng em bày ra ban chiều. Bài tập 47 Bạn Lan đã sử dụng hình ảnh so sánh rất khập khiễng: tươi - nụ hoa. Cười tươi là một cách cười vui vẻ, hồ hởi. Còn nụ hoa là dạng hoa non chưa nở. Do đó Lan nên bỏ từ “nụ” đi. Và câu đúng sẽ là: Bé cười tươi như hoa. Bài tập 48 Trong bài tập này, bạn Trung sử dụng từ so sánh chưa phù hợp. Bạn có thể thay thế bằng từ “giống”, “giống như”, “tựa như”, như. Vì vậy, học sinh có thể viết lại thành: + Đất nước ta cong cong giống hình chữ S. + Đất nước ta cong cong giống như hình chữ S. + Đất nước ta cong cong tựa như hình chữ S. + Đất nước ta cong cong như hình chữ S. Bài tập 49 Bạn nhỏ đã vận dụng mô tuýp quen thuộc “tiếng nước - tiếng hát” để liên tưởng đến “tiếng thác nước reo”, nhưng “tiếng thác nước reo” không êm đềm, ngọt ngào như thế mà nó rất mạnh mẽ, dữ dội. Vì vậy, học sinh có thể sửa lại thành: - Cách xa nửa ngày đường, đã nghe tiếng thác nước reo,tưởng như có trăm vạn tiếng quân reo giữa núi rừng trùng điệp. 48 Bài tập 50 Trong bài tập này, bạn Lâm đã so sánh không hợp lí: ngưỡng mộ bạn siêu nhân. Học sinh có thể thay từ “siêu nhân” bằng “thần tượng”. Câu được viết lại là: - Khi chứng kiến những cố gắng vượt lên chính mình của bạn làm cho mình thấy ngưỡng mộ bạn rất nhiều. Bây giờ có thể nói bạn như thần tượng của mình vậy. Trên đây chỉ là một số gợi ý về các bài tập.Bằng trí tưởng tượng, óc quan sát của mình, học sinh có thể viết được, sửa được những câu văn khác sao cho phù hợp với nội dung và yêu cầu của giáo viên đặt ra. Các bài tập mà chúng tôi đưa ra có thể chưa phong phú về mặt nội dung và hình thức. Nhưng hi vọng với các dạng bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lớp 3 này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh, giúp các em có điều kiện rèn luyện kĩ năng viết câu một cách tốt hơn và có những bài tập làm văn hay hơn, sáng tạo hơn, giáo viên có thêm những tài liệu để làm phong phú thêm bài dạy của mình 49 Chƣơng 3. THỂ NGHIỆM 3.1. Mục đích thể nghiệm Mục đích của thể nghiệm là bước đầu vận dụng các bài tập luyện viết đã xây dựng vào việc hướng dẫn các em viết câu văn có hình ảnh xem có khả thi hay không. Trên cơ sở đó điều chỉnh, sửa chữa với đối tượng học sinh cho phù hợp. 3.2. Nội dung thể nghiệm Bài được chọn để thể nghiệm là: Luyện viết câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa.Đây là những bài tập thể nghiệm cho các dạng bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh.Thông qua sự thể nghiệm này, chúng ta sẽ thấy được sự linh hoạt trong việc sử dụng các bài tập luyện viết để dạy HS viết câu văn có hình ảnh. 3.3. Địa bàn và thời gian thể nghiệm - Địa bàn thể nghiệm: Lớp 3C và lớp 3D, Trường tiểu học Cổ Loa Đông Anh - Hà Nội. - Thời gian thể nghệm: tiết Hướng dẫn học buổi chiều theo chương trình học 2 buổi/ngày. 3.4. Cách thức thể nghiệm Mỗi bài học được dạy ở 2 lớp: 1 lớp thực nghiệm và 1 lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm dạy theo hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh mà khóa luận đã xây dựng, lớp đối chứng dạy theo SGK và SGV. Sau khi thực nghiệm và đối chứng xong, chúng tôi tiến hành đo nghiệm bằng phiếu khảo sát cả 2 đối tượng HS với nội dung điều tra như nhau. Kết quả chấm phiếu khảo sát sẽ cho biết mức độ khả thi của phiếu bài tập mà chúng tôi đã xây dựng. 50 3.5. Lớp và giáo viên thể nghiệm - Lớp thực nghiệm + Lớp 3C. Sĩ số: 51.GV giảng dạy: Chu Thị Thái - Lớp đối chứng + Lớp 3D. Sĩ số: 44. GV giảng dạy: Đào Thị Chiện 3.6. Giáo án thể nghiệm LUYỆN VIẾT CÂU CÓ HÌNH ẢNH SO SÁNH, NHÂN HÓA Giáo viên giảng dạy: Chu Thị Thái Lớp: 3C A. Mục tiêu bài học - Giúp HS nhận biết hiện tượng so sánh, nhân hóa trong các đoạn thơ, đoạn văn. - HS dựa trên những hiểu biết về so sánh và nhân hóa đã học để viết được một số câu văn có hình ảnh. B. Đồ dùng dạy học + Đối với GV Máy chiếu + Đối với HS Đồ dùng học tập: sách, vở, bút… C. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp Nhắc nhở HS giữ trật tự và chuẩn bị đồ dùng học tập chuẩn bị vào giờ học. 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) - GV đưa ra yêu cầu: Tìm các hình ảnh so sánh, nhân hóa trong những câu thơ, câu văn sau: a) Trẻ em như búp trên cành 51 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. b) Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh. c) Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. d) Mưa! Mưa xuống thật rồi Đất hả hê uống nước. - Gọi 2 HS trả lời, sau đó yêu cầu 1 HS nhận xét câu trả lời của bạn. - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới TG 1’ Hoạt động dạy Hoạt động học - Lắng nghe 3.1. Giới thiệu bài Những giờ học trước, chúng ta đã được học về so sánh và nhân hóa. Tiết học này, các em sẽ luyện viết các câu văn có hình ảnh so sánh và nhân hóa để chuẩn bị tốt cho các bài văn của mình, góp phần làm cho những bài văn ấy hấp dẫn và sinh động hơn. - GV ghi bảng tên bài học. - HS ghi bài vào vở 26’ 3.2. Hƣớng dẫn làm bài tập 3.2.1. Bài tập 1 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1, cả lớp - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập theo dõi lên màn hình máy chiếu 1, cả lớp theo dõi màn hình máy chiếu. Điền các từ thích hợp vào chỗ trống để biến các câu sau thành các câu có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa 52 a) Tiếng suối trong như … b) Mắt chú mèo tròn xoe như…. chăm chăm nhìn bé như…. c) Bác thợ đóng gạch da đỏ như…. c) …bảng đen thật xinh xắn. d) Đôi cánh của … gà mẹ xòe ra như muốn… lấy đàn con. - Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài tập vào - HS làm bài tập vào vở. vở. - 1 số HS chữa bài. a) Tiếng suối trong như tiếng - Gọi 1 số HS chữa bài. hát xa. b) Mắt chú mèo tròn xoe như hai hòn bi ve chăm chăm nhìn bé như ngưỡng mộ bé lắm. c) Chị bảng đen thật xinh xắn. d) Đôi cánh của cô gà mẹ xòe ra như muốn ôm lấy đàn con. - 1 HS nhận xét - Lắng nghe và sửa chỗ sai (nếu có). - Lắng nghe và quan sát. - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. 53 - Lắng nghe - GV cung cấp thêm cho HS kiến thức về so sánh và nhân hóa. Bài tập 1 là một số ví dụ về so sánh và nhân hóa. Sau đây cô sẽ giới thiệu kĩ hơn cho cả lớp cùng biết về các loại so sánh và nhân - Lắng nghe và quan sát trên hóa để áp dụng vào làm các bài tập tiếp màn hình máy chiếu. theo. * So sánh Phép so sánh đầy đủ gồm 4 yếu tố: 1. Cái so sánh: yếu tố được hoặc bị so sánh 2. Cơ sở so sánh: yếu tố chỉ tính chất sự vật hay trạng thái của hành động. 3. Từ so sánh: mức độ so sánh (như, tựa như, giống, giống như, như là, như thể…) 4. Cái được so sánh: cái đưa ra để làm chuẩn so sánh. Dạng 1: Phép so sánh đầy đủ cả 4 yếu tố: cái so sánh, cơ sở so sánh, từ so sánh, cái được so sánh Dạng 2: So sánh vắng yếu tố 1 - Dạng so sánh này có rất nhiều trong thành ngữ so sánh: đông như hội, xấu như ma, lặng như tờ, ngọt như đường, trong như thạch, sạch như sương… Dạng 3: So sánh vắng yếu tố 2 Đây là dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được so sánh. Yếu tố 2 và 54 yếu tố 3 được thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang hoặc là hình thức đối chọi. Ngoài ra còn có trường hợp yếu tố 1 và yếu tố 4 đổi chỗ cho nhau, còn gọi là so sánh đổi chỗ. Có khi dùng cặp từ “bao nhiêu’…, “bấy nhiêu”…để so sánh. 3.2.2. Bài tập 2 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. Kể về người mà em yêu quý nhất, trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh - Học sinh thảo luận theo nhóm đôi và viết - HS thảo luận nhóm đôi và viết vào vở. các câu vào vở. - Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. + Bố em có khuôn mặt vuông như chữ điền. + Bà ngoại em có mái tóc trắng như cước. + Bím tóc đuôi sam như hai bông hoa làm cho khuôn mặt của chị càng trở nên rạng rỡ. - GV nhận xét, kết luận. - Lắng nghe. Đa số các em đã viết rất tốt, còn một số em chưa tìm được hình ảnh so sánh phù hợp. Vừa rồi, chúng ta đã làm rất tốt, một số 55 - Lắng nghe nhóm không những viết được câu có hình ảnh so sánh mà còn biết kết hợp cả nhân hóa nữa. Cô sẽ giới thiệu kĩ hơn về các dạng nhân hóa để lớp mình tiếp tục làm bài tập 3. * Các cách nhân hóa: Cách 1: Dùng những từ ngữ vốn gọi người (cô, dì, chú, bác, anh, chị…) để gọi sự vật. Cách 2: Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt - Lắng nghe và quan sát động của con người để biểu thị tính chất, hoạt động của sự vật. Cách 3: Coi các đối tượng không phải con người để tâm tình, trò chuyện với chúng. 3.2.3. Bài tập 3 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3. Hãy giới thiệu về một cảnh đẹp mà em yêu thích, trong đó có sử dụng hình ảnh nhân hóa. - HS làm bài cá nhân. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - 1 số HS đọc bài làm của mình. - Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình. + Nhiều ngọn núi thấp nấp đằng - GV nhận xét, sửa chữa. sau hòn núi cao như đang chơi - GV đưa ra 1 số ví dụ: trốn tìm. - Biển Nha Trang đẹp như một bức tranh. + Những tán cây dang rộng - Từng con sóng chạy lon ta lon ton trên cánh tay như ôm lấy ngôi nhà. mặt biển như trẻ con chơi trò đuổi bắt. -Lắng nghe. - Những cánh buốm như những chú bướm 56 rực rỡ sắc màu đưa đoàn thuyền đánh cá đang hối hả ra khơi. 5’ 3.3. Củng cố dặn dò - Quan sát trên màn hình máy - Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài tập và chiếu. làm thêm bài tập sau: a) Bài tập 1 Bạn Nam viết về cây phượng như sau: “Bác phượng tung những cánh hoa đỏ rực rỡ cả một góc sân trường”. Em hãy chỉ ra chỗ chưa hợp lí và giúp bạn - Lắng nghe, quan sát, ghi chép. sửa lại thành câu đúng. b) Bài tập 2 Một bạn nhỏ đã so sánh “tiếng nước reo” như sau: “Cách xa nửa ngày đường, đã nghe tiếng thác nước reo, tưởng như tiếng hát xa”. Em hãy chỉ ra chỗ chưa hợp lí và giúp bạn sửa lại thành câu đúng. 3.7. Nhận xét kết quả thể nghiệm 3.7.1. Kết quả thể nghiệm Sau khi chấm bài khảo sát trên cả 2 đối tượng học sinh: thực nghiệm và đối chứng chúng tôi thu được kết quả như sau: 57 Lớp TN Câu văn chưa có hình ảnh Lớp ĐC Lớp thực nghiệm đối Lớp chứng Bước đầu biết viết câu văn có hình ảnh nhưng chưa hợp lí Câu văn có hình ảnh, cô đọng 10 HS 13 HS 28 HS (19,6 %) (25,4 %) (54,9 %) 16 HS 18 HS 10 HS (36,4 %) (40,9 %) (22,7 %) 3.7.2. Nhận xét chung Từ việc tiến hành thực nghiệm tôi nhận thấy ở các lớp thực nghiệm tiết học diễn ra sôi nổi hơn lớp đối chứng, bởi các em được làm quen với một số dạng bài tập mới. Và kết quả làm bài của các em cũng khả quan hơn vì các em được học một cách tỉ mỉ, cụ thể và có hệ thống hơn lớp đối chứng. Cùng một bài tập nhưng các em lại có cách suy nghĩ, cách viết khác nhau. Ví dụ: Ở bài tập 2 trong phần Hướng dẫn làm bài tập. Đề bài: Kể về người mà em yêu quý nhất, trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh. Với đề bài này HS có thể kể về ông, bà, bố, mẹ, anh, chị…và trong câu viết của các em phải có hình ảnh so sánh. Ở những tiết học trong phân môn Luyện từ và câu, HS đã được học rất nhiều về so sánh nhưng các em chỉ được làm quen với các dạng bài như: Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn hoặc Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn nghĩa là từ những câu cho trước mà các em”tìm” ra được các hình ảnh so sánh hoặc những sự vật được so sánh với nhau. Như vậy, HS chưa được luyện viết những câu có hình ảnh, chưa được tự mình viết ra những câu giàu sức gợi như thế. 58 Qua tiết học về nội dung luyện viết câu văn có hình ảnh này, chúng tôi nhận thấy cùng một bài tập nhưng lớp thể nghiệm và lớp đối chứng đã có sự khác nhau rõ rệt. Lớp thực nghiệm, các em viết: + Bố em có khuôn mặt vuông như chữ điền. + Bà ngoại em có mái tóc trắng như cước. + Bím tóc đuôi sam óng như tơ làm cho khuôn mặt của chị càng trở nên rạng rỡ. Chỉ một số ít HS đã biết viết câu có hình ảnh so sánh nhưng còn chưa phù hợp. Chẳng hạn: + Cô giáo em hiền như bà bụt. Còn lớp đối chứng: + Mẹ em có mái tóc mượt như nhung. + Đôi mắt mẹ sáng như sao. + Bố có khuôn mặt giống hình vuông. Số lượng HS viết được câu văn có hình ảnh ở lớp đối chứng còn hạn chế, câu văn chưa tiêu biểu. Nhiều em chưa biết viết câu có hình ảnh. Có thể nhận thấy rằng ở lớp thực nghiệm chưa hẳn là HS viết hoàn toàn đúng, một số em vẫn còn lúng túng để lựa chọn hình ảnh so sánh, có những hình ảnh so sánh còn chưa phù hợp với cái so sánh nhưng đó là phần ít HS. Ở lớp đối chứng, đã có những HS viết rất tốt, nhưng bên cạnh đó, đa số các em chưa viết được câu có hình ảnh so sánh, nếu có thì vẫn còn khập khiễng và cách diễn đạt câu còn lủng củng. Như vậy, HS ở lớp thực nghiệm được học theo hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh nên các em viết tốt hơn lớp đối chứng. Cụ thể, HS đã biết đắn đo, lựa chọn hình ảnh phù hợp để sử dụng trong câu viết của mình sao cho hợp lí, cho hay. Câu văn được gọt giũa hơn, bóng bẩy hơn. 59 Sau khi tiến hành các tiết dạy, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra kết quả học tập của lớp 3C (thực nghiệm) và lớp 3D (đối chứng) để xác minh độ hiệu quả của việc xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lớp 3. Kết quả thu được: - Lớp thực nghiệm: + HS viết câu văn có hình ảnh, cô đọng chiếm tỉ lệ cao (54,9 %) + Số HS bước đầu biết viết câu văn có hình ảnh nhưng còn chưa hợp lí chiếm (25,4 %). + Câu văn chưa có hình ảnh (19,6 %) - Lớp đối chứng: + HS viết câu văn có hình ảnh, cô đọng chiếm tỉ lệ thấp (22,7 %). + Số HS bước đầu biết viết câu văn có hình ảnh nhưng còn chưa hợp lí chiếm tỉ lệ khá cao (40,9 %). + Câu văn chưa có hình ảnh (36,4 %) Như vậy, lớp thực nghiệm các em được học theo hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh bước đầu đã cho kết quả tốt. Đa số HS đã viết đúng câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa. Ngược lại, lớp đối chứng, kết quả này chưa cao, còn quá nhiều HS chưa viết được câu văn có hình ảnh. Do đó, ở cả hai lớp, GV nên chú trọng luyện cho các em sử dụng các hình ảnh sao cho phù hợp để khắc phục phần nào tình trạng HS còn so sánh khập khiễng, dùng sai đại từ gây buồn cười, khó hiểu. Như vậy, thông qua kết quả khảo sát cho thấy tình hình nắm vững bài học của học sinh lớp thực nghiệm tốt hơn hẳn học sinh lớp đối chứng. Đặc biệt hạn chế được phần nào tình trạng học sinh chép bài làm văn sẵn các bài tập trong SGK. 60 Qua thực tế khảo sát, điều tra, phân tích, thống kê những kết quả điều tra ở trên cho thấy: đối với các lớp thực nghiệm được làm quen với bài tập mới thì kết quả phiếu đo nghiệm thu được cao hơn, số lượng học sinh biết viết câu văn có hình ảnh và sử dụng tốt những câu văn có hình ảnh tương đối cao. Điều đó chứng tỏ, việc áp dụng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả vào các tiết dạy đã bước đầu mang lại hiệu quả. Tuy số tiết thử nghiệm còn ít, số học sinh làm bài tập kiểm tra còn khiêm tốn, số câu hỏi chưa nhiều xong bước đầu đã kiểm chứng được tính hiệu quả, khả thi của hệ thống bài tập đã biên soạn. 61 KẾT LUẬN Nghiên cứu vấn đề lý thuyết có liên quan, khảo sát nội dung chương trình và bài học về hai biện pháp so sánh và nhân hóa chúng tôi đã xây dựng được một hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lớp 3. Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh là một việc làm cần thiết. Trong khuôn khổ một khóa luận chúng tôi mới chỉ tiến hành điều tra thực tế và áp dụng các bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lớp 3 trường tiểu học Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Tuy nhiên đây là trường có học sinh có lực học tương đối tốt cho nên kết quả đo nghiệm có thể chưa phản ánh đúng tình hình viết văn chung của học sinh tiểu học, nhưng một điều không thể phủ nhận đó là các câu văn mà các em viết ra theo yêu cầu của bài tập do chúng tôi soạn thực sự là sản phẩm riêng của từng em. Rất sinh động, đa dạng. Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh nhưng cũng chính việc nghiên cứu đề tài này đã giúp chúng tôi có thể truyền thụ kiến thức một cách dễ dàng. Hơn nữa, việc được tiếp xúc với giáo viên và học sinh, tìm hiểu thực tiễn dạy học đã đem lại cho bản thân tôi nhiều bài học thực tế, giúp tôi có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong bước đường dạy học của bản thân sau này. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh, giúp các em có điều kiện được rèn luyện kĩ năng viết văn của mình một cách tốt hơn và có những bài tập làm văn hay hơn, sáng tạo hơn, giúp các giáo viên có thêm những tài liệu để làm phong phú thêm những bài dạy của mình. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và năng lực của bản thân có hạn nên đề tài nghiên cứu của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Mạnh Hưởng (2013) “25 đề kiểm tra học sinh giỏi tiếng Việt 4”. 2. Vũ Ngọc Khánh (2011) “Bí quyết giỏi văn”, NXB Giáo dục”. 3. Đinh Trọng Lạc (1999) “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt”, NXB Giáo dục. 4. Lê Phương Nga (2011) ) “Bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở Tiểu học”. 5. Hoàng Phê (2000) “Từ điển tiếng Việt”, NXB Đà Nẵng, 2000. 6. Lê Hữu Tỉnh, Trần Mạnh Hưởng (2000) “Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở tiểu học”, NXB Giáo dục. 7. Vũ Khắc Tuân (2003) “Bài tập luyện viết văn miêu tả ở tiểu học tập 1”, NXB Giáo dục. 8. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), 2005 “SGV tiếng Việt 3, tập 1”, NXB Giáo dục. 9. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), 2005 “SGV tiếng Việt 3, tập 2”, NXB Giáo dục. 10. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), 2005 “SGK tiếng Việt 3, tập 1”, NXB Giáo dục. 11. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), 2005 “SGK tiếng Việt 3, tập 1”, NXB Giáo dục. 63 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Giáo án đối chứng Giáo án bài: Luyện viết câu có hình ảnh so sánh, nhân hóa Giáo viên giảng dạy: Đào Thị Chiện Lớp: 3D LUYỆN VIẾT CÂU CÓ HÌNH ẢNH SO SÁNH, NHÂN HÓA A. Mục tiêu bài học - Giúp HS nhận biết hiện tượng so sánh, nhân hóa trong các đoạn thơ, đoạn văn. - HS dựa trên những hiểu biết về so sánh và nhân hóa đã học để viết được một số câu văn có hình ảnh. B. Đồ dùng dạy học + Đối với GV SGV, giáo án, bảng phụ viết các bài tập. + Đối với HS Đồ dùng học tập: sách, vở, bút… C. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp Nhắc nhở HS giữ trật tự và chuẩn bị đồ dùng học tập chuẩn bị vào giờ học. 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) - GV đưa ra yêu cầu: Tìm các hình ảnh so sánh, nhân hóa trong những câu thơ, câu văn sau: a) Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. b) Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh. c) Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. d) Mưa! Mưa xuống thật rồi Đất hả hê uống nước. - Gọi 2 HS trả lời, sau đó yêu cầu 1 HS nhận xét câu trả lời của bạn. - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới Hoạt động dạy TG 1’ Hoạt động học 3.1. Giới thiệu bài Những giờ học trước, chúng ta đã được học về so sánh và nhân hóa. - Lắng nghe Tiết học này, các em sẽ luyện viết các câu văn có hình ảnh so sánh và nhân hóa để chuẩn bị tốt cho các bài văn của mình, góp phần làm cho những bài văn ấy hấp dẫn và sinh động hơn. - GV ghi bảng tên đầu bài 25’ - HS ghi đầu bài vào vở 3.2. Hƣớng dẫn làm bài tập 3.2.1. Bài tập 1 - GV treo bảng phụ ghi nội dung bài - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1, cả tập 1 lớp quan sát nội dung bài và đọc - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1, cả thầm bằng mắt. lớp theo dõi vào nội dung bài tập. Điền các từ thích hợp vào chỗ trống để biến các câu sau thành các câu có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa a) Tiếng suối trong như … b) Mắt chú mèo tròn xoe như…. chăm chăm nhìn bé như…. c) Bác thợ đóng gạch da đỏ như…. c) …bảng đen thật xinh xắn. d) Đôi cánh của … gà mẹ xòe ra như muốn… lấy đàn con. - Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài tập - Suy nghĩ và làm bài tập vào vở. - 1 số HS chữa bài - Gọi 1 số HS chữa bài. a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa. b) Mắt chú mèo tròn xoe như hai hòn bi ve chăm chăm nhìn bé như ngưỡng mộ bé lắm. c) Chị bảng đen thật xinh xắn. d) Đôi cánh của cô gà mẹ xòe ra như muốn ôm lấy đàn con. - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Lắng nghe và sửa chữa chỗ sai Vừa rồi cả lớp đã phát hiện rất tốt (nếu có). những từ ngữ để nhận biết hình ảnh so sánh và nhân hóa. Tiếp theo chúng ta sẽ tập luyện viết các câu có hình ảnh nhé ! 3.2.2. Bài tập 2 - GV treo bảng phụ ghi nội dung bài - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. tập 2. Kể về người mà em yêu quý - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. nhất, trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh. - HS thảo luận theo nhóm đôi và viết - Các nhóm thảo luận vào vở. - Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo - Các nhóm báo cáo kết quả. luận. + Mẹ em có mái tóc mượt như nhung. + Đôi mắt mẹ sáng như sao. + Bố có khuôn mặt vuông như chữ điền. - GV nhận xét, sửa chữa, kết luận. Các em đã biết cách viết câu có hình - Lắng nghe và sửa chữa ảnh so sánh (Đôi mắt mẹ sáng như sao). Tuy nhiên một số em còn dùng hình ảnh so sánh chưa phù hợp và diễn đạt chưa lưu loát. 3.2.3. Bài tập 3 -GV treo bảng phụ yêu cầu bài tập 3 - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3. Hãy giới thiệu về một cảnh đẹp mà em yêu thích, trong đó có sử dụng hình ảnh nhân hóa. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - HS suy nghĩ và làm bài. - Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình. - 1 số HS đọc bài của mình. - Câu của 1 số HS: + Những con sóng đùa nghịch với biển khơi. + Đám mây đang trôi bồng bềnh trên biển. + Mặt trời đỏ như quả cầu lửa đang xuống núi. - Gọi 2 HS nhận xét. - 2 HS nhận xét. - GV nhận xét, sửa chữa. - Lắng nghe. Cũng như bài tập 2, một số bạn đã viết rất hay câu có hình ảnh nhân hóa nhưng nhiều bạn vẫn còn bí từ, lúng túng chưa biết viết thế nào và viết câu chưa có hình ảnh. Cô gợi ý thêm để cả lớp cùng tham khảo. - GV đưa ra 1 số ví dụ về biển: + Biển Nha Trang đẹp như một bức tranh. + Từng con sóng chạy lon ta lon ton trên mặt biển như trẻ con chơi trò đuổi bắt. - Lắng nghe và ghi chép. + Những cánh buốm như những chú bướm rực rỡ sắc màu đưa đoàn thuyền đánh cá đang hối hả ra khơi. 6’ 3.3. Củng cố dặn dò - Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài tập và làm thêm bài tập sau: a) Bài tập 1 Bạn Nam viết về cây phượng như sau: “Bác phượng tung những cánh hoa đỏ rực rỡ cả một góc sân trường”. - Lắng nghe và ghi chép. Em hãy chỉ ra chỗ chưa hợp lí và giúp bạn sửa lại thành câu đúng. b) Bài tập 2 Một bạn nhỏ đã so sánh “tiếng nước reo” như sau: “Cách xa nửa ngày đường, đã nghe tiếng thác nước reo, tưởng như tiếng hát xa”. Em hãy chỉ ra chỗ chưa hợp lí và giúp bạn sửa lại thành câu đúng PHỤ LỤC 2 NỘI DUNG PHIẾU ĐO NGHIỆM Trường tiểu học Cổ Loa HS lớp 3… Câu 1 Hãy viết một câu văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa để kể về một lễ hội mà em biết. Câu 2 Bạn Hải viết về đàn gà nhà mình có câu: “Em gà mái dẫn đàn con nhỏ ra sau vườn tìm thức ăn”. Em hãy chỉ ra bạn sai ở đâu và sửa lại cho đúng. [...]... cụ thể 2.2 Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh 2.2.1 Dạng bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh dựa trên lõi câu cho trước Ở dạng bài tập này, chúng tôi tập trung vào 3 dạng như sau: - Dạng bài tập luyện kĩ năng diễn đạt lại các câu cho trước thành các câu có hình ảnh - Dạng bài tập luyện viết câu theo yêu cầu cho trước 26 - Dạng bài tập sửa chữa các câu viết sai thành câu đúng... có hình ảnh viết được 1 câu 2 câu 3 câu 4 câu 30 8 3 2 0 30 5 4 0 0 1.2.2 .3 Nhận xét kết quả điều tra Qua điều tra, chúng tôi thấy, chất lượng làm bài của học sinh lớp 3E tốt hơn lớp 3G Cụ thể là: Ở lớp 3E HS đã biết viết câu văn có hình ảnh Với số lượng 1 câu có 8 em; 2 câu có 3 em; 3 câu có 2 em; không em nào viết được 4 câu Lớp 3G số lượng HS viết được câu văn có hình ảnh chưa cao: chỉ có 5 em viết. .. Các bài tập luyện viết các câu văn có hình ảnh cũng thế GVcần đưa ra các bài tập viết các câu văn về các chủ đề gần gũi, quen thuộc với các em và tăng dần độ khó Ví dụ, kiểu bài tập viết câu văn có hình ảnh dựa trên lõi câu cho trước nên đặt trước dạng bài tập yêu cầu các em viết câu văn có hình ảnh theo một chủ đề nào đó 25 2.1 .3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học Vận dụng quan điểm hệ thống. .. trình bày ở trên sẽ là căn cứ khoa học chắc chắn giúp chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của đề tài khóa luận 22 Chƣơng 2 CÁC DẠNG BÀI TẬP LUYỆN VIẾT CÂU VĂN CÓ HÌNH ẢNH CHO HỌC SINH LỚP 3 2.1 Nguyên tắc xây dựng bài tập Để xây dựng được các bài tập đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với năng lực của học sinh, giúp các em luyện kĩ năng viết câu văn có hình ảnh đạt hiệu quả cao nhất, chúng... cứu khoa học, chúng tôi xem xét việc xây dựng các bài tập rèn kĩ năng viết các câu văn có hình ảnh với tư cách là một bộ phận trong hệ thống việc xây dựng các bài tập luyện kĩ năng viết nói chung Mỗi dạng kiểu trong các bài tập luyện kĩ năng viết câu văn có hình ảnh có nhiệm vụ cụ thể riêng Nhưng tổng hợp các dạng kiểu này, các bài tập lại có nhiệm vụ chung nhằm hướng tới mục tiêu chung giúp HS viết được... viết được câu văn có hình ảnh chưa cao: chỉ có 5 em viết được 1 câu văn có hình ảnh; 4 em viết được 2 câu; không có em nào viết được 3, 4 câu văn có hình ảnh Rất ít HS viết được 2, 3, 4 câu có hình ảnh Như vậy, trong một lớp số lượng HS viết được câu văn có hình ảnh vẫn còn hạn chế Điểm qua chúng tôi nhận thấy chất lượng làm bài Tập làm văn của các em chưa cao.Tồn tại thực trạng này bởi vì: Về phía... chưa có sức hút đối với người đọc, người nghe 1.2.2 Thực trạng hoạt động dạy- học luyện viết câu văn có hình ảnh cho HS lớp 3 1.2.2.1 Cách thức điều tra Chúng tôi điều tra bằng cách chấm các bài văn nói viết theo chủ đề trên đối tượng HS lớp 3 ở 2 lớp 3E và 3G trường tiểu học Cổ Loa để biết được kĩ năng viết câu văn của các em 20 1.2.2.2 Kết quả điều tra Trường Cổ Loa Lớp Sĩ số 3E 3G Số lượng câu văn có. .. viết những câu văn có hình ảnh cũng từ đó mà chưa được sử dụng nhiều 1 .3 Tiểu kết chƣơng Trong chương một chúng tôi đã chọn một số lí thuyết tiêu biểu của các vấn đề lí luận có liên quan làm cơ sở lí thuyết cho đề tài Đồng thời chúng tôi cũng thống kê các dạng bài tập luyện viết câu trong chương trình Tập làm văn lớp 3 để từ đó điều tra thực trạng dạy học luyện viết câu văn có hình ảnh cho HS lớp 3. .. năng nói và viết cho học sinh Cả kĩ năng nói và viết trong giao tiếp đời thường tự nhiên, khẩu ngữ và trong văn viết gọt giũa, giàu hình ảnh Hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh sẽ góp phần không nhỏ giúp các em viết được những câu văn hay, sinh động, hấp dẫn đảm bảo mục tiêu môn học trong các kiểu bài: Nói viết theo chủ điểm; Viết thư; Ghi chép sổ tay….Ví dụ, khi rèn kĩ năng nói, viết theo... nhân hóa), chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ở việc tập trung xây dựng loại bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh bằng cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa Khóa luận khảo sát năng lực viết câu văn và bước đầu thể nghiệm các dạng bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh trên đối tượng học sinh lớp 3 trường tiểu học Cổ Loa huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội 6 Phƣơng pháp nghiên

Ngày đăng: 28/09/2015, 14:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan