Dạng bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh theo yêu cầu

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lớp 3 (Trang 41 - 52)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.3.Dạng bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh theo yêu cầu

Khi khả năng diễn đạt câu của học sinh đã tiến bộ, các em không những viết được một câu đúng mà còn có khả năng diễn đạt lại câu đó thành câu có hình ảnh hơn, GV tiến hành cho HS luyện viết câu theo yêu cầu của đề bài cho trước.

Với dạng bài tập này, học sinh không có câu cho trước để viết nữa mà theo yêu cầu của đề bài, các em tự mình viết được câu không những đúng về mặt ngữ pháp mà còn có sức gợi tả.

Trong chương trình SGK tiếng Việt 3, các em được học về so sánh và nhân hóa rất tỉ mỉ, đa dạng. Các bài học về so sánh được bố trí xen kẽ giữa các chủ điểm.

+ Về so sánh

Chủ điểm 3 (Mái ấm): Ở chủ đề này học sinh được học so sánh thông qua các bài tập. Từ đó học sinh tìm được các hình ảnh so sánh trong các câu văn câu thơ. Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó.

Chủ điểm 5 (Tới trường): Ở chủ đề này học sinh so sánh hơn kém, nắm được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém từ đó các em biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.

Chủ điểm 7 (Cộng đồng): Học sinh được đọc hiểu so sánh sự vật với con người.

Chủ điểm 10 (Quê hương): Học sinh học thêm kiểu so sánh âm thanh với âm thanh với mô hình so sánh như sau:

Âm thanh 1 Từ so sánh Âm thanh 2

Tiếng suối trong Như tiếng hát xa

Chủ điểm 12 (Bắc - Trung - Nam): SGK giới thiệu tiếp mô hình so sánh hoạt động - hoạt động.

Chủ điểm 15 (Anh em một nhà): Ở chủ đề này học sinh biết đặt câu có hình ảnh so sánh.

+ Về nhân hóa

SGK tiếng Việt 3 đưa ra các kiến thức về nhân hóa thông qua phân môn luyện từ và câu với 12 bài học về nhân hóa. Trong đó có 3 bài học đầu tiên nhằm hình thành những kiến thức cơ bản về khái niệm nhân hóa, các cách nhân hóa, các bài học còn lại luyện cho học sinh kĩ năng thực hành nhận biết BPTT nhân hóa và bước đầu biết cách phân tích hiệu quả nghệ thuật của BPTT này.

Trước tiên, chúng tôi đưa ra hệ thống bài tập luyện viết câu có hình ảnh so sánh và nhân hóa. Sau đó là các bài tập để các em luyện tập thêm.

2.2.3.1. Luyện viết câu có hình ảnh so sánh

Bài tập 8

Hãy viết một câu văn giới thiệu về quê hương em hoặc nơi em đang ở trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh.

Bài tập 9

Sân trường em giờ ra chơi rất nhộn nhịp. Em hãy viết một câu văn giới thiệu một hoạt động chơi trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh.

Bài tập 10

Em hãy viết một câu có sử dụng hình ảnh so sánh để giới thiệu về một người lao động trí óc mà em biết.

Bài tập 11

Mỗi buổi chiều mùa hè trên làng quê, được ngồi dưới lũy tre làng hóng mát thật tuyệt biết bao. Em hãy viết một câu văn giới thiệu về lũy tre làng trong đó có sử dụng kiểu so sánh âm thanh - âm thanh.

Bài tập 12

Biển Nha Trang thật đẹp. Em hãy viết một câu văn giới thiệu về hình ảnh mà em thích nhất, trong đó có sử dụng kiểu so sánh hoạt động - hoạt động. Bài tập 13

Hãy viết một câu văn giới thiệu về chị của em, trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh.

Trên đây là một số bài tập được gắn với nội dung và chủ điểm mà các em được học trong chương trình SGK tiếng Việt 3

Câu gợi ý Bài tập 8

- Nơi em đang sinh sống không ồn ào, náo nhiệt như trên thành phố. - Nhìn từ xa, những ngôi nhà như trẻ nhỏ trông càng đáng yêu hơn.

Bài tập 9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên, từ các lớp, các bạn ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ.

Hoặc, học sinh có thể giới thiệu về hoạt động chơi diễn ra trong giờ ra chơi, quang cảnh giờ ra chơi…

Bài tập 10

Những người lao động trí óc có thể là: giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, kiến trúc sư, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ…

Chẳng hạn, viết về cô giáo em: - Giọng nói của cô êm như ru. - Cô như người mẹ thứ hai của em. Bài tập 11

- Những tiếng xào xạc của lá tre va vào nhau nghe như khúc nhạc êm ái của làng quê.

Bài tập 12

- Những con sóng xô vào nhau hết lớp này đến lớp khác như đang chơi trò đuổi bắt.

Bài tập 13

- Chị em có đôi môi đỏ như son. - Chị có khuôn mặt hình trái xoan.

2.2.3.2. Luyện viết câu có hình ảnh nhân hóa

Bài tập 14

Nhà em có một con gà trống rất đẹp. Hãy viết câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa để giới thiệu về con gà trống đó.

Bài tập 15

Trường em có rất nhiều loại cây cho bóng mát. Em hãy viết một câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa để giới thiệu cho các bạn biết về cây đó.

Bài tập 16

Một năm bắt đầu bằng mùa xuân. Em hãy viết một câu văn để giới thiệu về mùa xuân có sử dụng hình ảnh nhân hóa.

Bài tập 17

Em hãy viết một câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa để nói về cơn mưa mùa hạ.

Bài tập 18

Em hãy viết một câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa để giới thiệu về buổi chào cờ đầu tuần ở trường em.

Bài tập 19

Nhà em có rất nhiều loại cây ăn quả. Em hãy viết một câu văn giới thiệu về đặc điểm mà em thích của cây ăn quả đó trong đó có sử dụng hình ảnh nhân hóa.

Bài tập 20

Hãy viết một câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa để giới thiệu về đêm trăng sáng đẹp ở quê em.

Bài tập 21

Hãy viết một câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa để giới thiệu về cái bàn học của em.

Bài tập 22

Sinh nhật lần thứ tám, mẹ mua cho em một cây bút rất đẹp. Hãy viết một câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa để giới thiệu về cây bút đó.

Bài tập 23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xuân đến trăm hoa đua nở. Em hãy viết một câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa để giới thiệu về một loại hoa mà em thích.

Bài tập 24

Hãy viết một câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa để giới thiệu về dòng sông quê em.

Câu gợi ý Bài tập 14

- Chú thuộc giống gà ta, to khỏe như một đô vật ngoại hạng. Hoặc

- Chú khoác trên mình tấm áo màu đỏ tía. Bài tập 15

+ Giới thiệu về cây bàng

- Từ cổng vào, bạn sẽ thấy hàng cây đứng xếp hàng như đội quân tập nghi thức Đội.

- Tán lá xòe rộng ra hứng ánh nắng mặt trời. Bài tập 16

- Xuân đến, các loại cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc. - Nàng xuân dịu dàng gõ cửa từng nhà.

Bài tập 17

- Mưa mỗi lúc một to, những hạt mưa nhảy nhót trên mái nhà lộp độp, lộp độp.

Bài tập 18

- Những chiếc ghế xanh, đỏ xếp thành hàng như một chiếc tàu đang chạy. Bài tập 19

- Cành cây khẳng khiu, vươn dài ra các phía đón ánh nắng mặt trời. Bài tập 20

- Mặt sông mỉm cười vì thấy mình đẹp hơn khi mặc bộ đồ có vầng trăng sáng và có hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như được dát bạc.

Bài tập 21

- Anh bàn học được khoác trên mình tấm áo màu vàng bóng rất đẹp mắt. Bài tập 22

- Chị bút nhỏ nhắn, xinh xắn dài khoảng một gang tay. Bài tập 23

Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, chị hồng nhung lại đung đưa như vẫy chào em.

Bài tập 24

- Dòng sông uốn mình như ôm lấy xóm làng.

2.2.3.3. Luyện viết câu có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa

Em hãy viết một câu văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa để: Bài tập 25

Giới thiệu về ngôi trường của em đang học . Bài tập 26

Kể về người mà em yêu quý nhất. Bài tập 27

Kể về buổi đầu đi học của em. Bài tập 28

Tả về cây phượng của trường em. Bài tập 29

Giới thiệu về một cảnh đẹp mà em yêu thích. Bài tập 30

Tả về cây bưởi trong vườn nhà em. Bài tập 31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giới thiệu về buổi chiều ở làng quê. Bài tập 32

Nói về một cảnh đẹp mà em thích nhất. Bài tập 33

Tả lại quang cảnh của một lễ hội mà em biết hoặc có dịp được đi Bài tập 34

Bài tập 35

Kể về người hàng xóm mà em quý mến. Bài tập 36

Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. Bài tập 37

Giới thiệu về cây bàng ở trường em. Bài tập 38

Giới thiệu về quang cảnh ngày hè. Bài tập 39

Giới thiệu một đồ chơi mà em thích chơi nhất. Bài tập 40

Kể về thành thị hoặc nông thôn. Câu gợi ý

Bài tập 25

- Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho những chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn.

Hoặc

- Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của người mẹ lúc nào cũng chào đón những đứa con thân yêu vào lòng.

Bài tập 26

HS có thể kể về bố, mẹ, anh, chị, ông, bà… + Gợi ý kể về bố

- Bố có khuôn mặt như chữ điền vuông vắn, phúc hậu.

- Hàm răng đều tăm tắp như hạt ngô càng làm cho vẻ hiền từ của bố trở nên đẹp lạ thường.

Bài tập 27

- Những lá cờ đuôi nheo đủ màu tung bay trước gió, hân hoan chào đón ngày tựu trường.

- Cảnh vật ngoài đường trong con mắt em cũng thật khác lạ, tất cả như hòa chung niềm vui với ngày đầu tiên đi học của em.

Bài tập 28

- Nhìn từ xa, cây phượng như khoác lên mình một chiếc áo choàng đỏ thật rực rỡ.

- Rễ cây ngoằn ngoèo bò trên mặt đất như những con rắn. - Năm cánh phượng mịn như nhung lung linh dưới nắng hè. - Cây phượng như người bạn tri kỉ của tuổi học trò chúng em. Bài tập 29

+ Giới thiệu về vịnh Hạ Long:

- Vịnh Hạ Long là món quà quý mà thiên nhiên ban tặng.

- Có hòn đảo như một chú rồng bay lượn trên mặt nước vì thế mà gọi là hòn Rồng.

- Hòn Trống Mái là hai chú gà đang âu yếm mà tạo dáng hình hóa thân vào đá.

Bài tập 30

- Lá bưởi non to bằng bàn tay, màu xanh dịu, đến già thì màu xanh đậm. - Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc nâng đỡ tán lá và quả. - Qủa bưởi lớn nhanh như thổi. Lúc đầu chúng bé bằng hòn bi, sau đó to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn và bằng quả bóng lúc nào không hay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài tập 31

- Phía đằng Tây, ông mặt trời thong thả đạp xe xuống núi. - Ráng chiều rơi xuống làm mặt sông càng lung linh huyền ảo. - Những sợi khói màu lam bò ngoằn ngoèo trên những mái nhà. Bài tập 32

- Biển Nha Trang đẹp như một bức tranh.

- Từng con sóng chạy lon ta lon ton trên mặt biển như trẻ con chơi trò đuổi bắt.

- Những cánh buốm như những chú bướm rực rỡ sắc màu đưa đoàn thuyền đánh cá đang hối hả ra khơi.

- Từng đàn hải âu sải cánh rập rờn như múa. Bài tập 33

Gợi ý về hội đua thuyền:

- Những chiếc thuyền rẽ nước lao đi, khiến cho mặt nước vốn dĩ hiền hòa, phẳng lặng nay bỗng nổi sóng cuồn cuộn.

- Những người chiến thắng vui mừng khôn xiết, nét rạng rỡ trên khuôn mặt họ như xua tan đi nỗi mệt nhọc.

Bài tập 34

- Xung quanh khán đài mọi người chen chúc nhau đông như trẩy hội trên nét mặt ai ai cũng phấn khởi roi rói những nụ cười.

- Hai đội lúc này như hai con trâu ra sức kéo cho bằng được về phía mình. Bài tập 35

- Em coi bác như người thân trong gia đình em.

- Tuy đã có tuổi nhưng bác có mái tóc đen như gỗ mun. Bài tập 36

+ Buổi biểu diễn xiếc

- Lối vào khán đài chật như nêm.

- Sân khấu được trang hoàng thật lộng lãy bởi muôn ngàn ngọn đèn đủ màu sắc đang thi nhau nhấp nháy.

- Đầu tiên là màn biểu diễn đi xe đạp của bốn chú khỉ. Bài tập 37

- Nhìn từ xa cây bàng sừng sững như một chiếc ô xanh khổng lồ. - Thân cây được khoác trên mình một chiếc áo màu nâu đem sần sùi.

- Qủa bàng chín màu vàng rực to bằng quả ổi, lấp ló sau những tán lá như chơi trốn tìm.

Bài tập 38

- Những thửa ruộng lúc bấy giờ rộng ra như một tấm thảm xanh dưới ánh nắng mặt trời.

- Trong các ao, hồ, đầm, hoa rau muống lấp lánh như ngời lên bởi ánh nắng tô thêm sắc màu.

Bài tập 39

Gợi ý giới thiệu về con gấu bông

- Chú có bộ lông trắng muốt và mịn như nhung. - Cái đầu chú tròn như trái bưởi.

- Đôi mắt chú đen lay láy tròn xoe như hạt nhãn.

- Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu.

Bài tập 40

+ Nông thôn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những vườn cây ăn trái xanh tốt kế tiếp nhau trông như một rừng cây. - Những thửa ruộng cùng một lúc có đến hàng trăm con én chao liệng trên tấm thảm nhung xanh.

+ Thành thị:

- Những tòa nhà lộng lẫy như những tòa lâu đài. - Đường phố giờ tan tầm đông như mắc cửi.

Trên đây là một số gợi ý để các em tham khảo giúp các em viết được những câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa góp phần làm cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Đây chỉ là một số gợi ý, các em không nhất thiết phải dập khuôn, học một cách máy móc mà bằng tư duy, bằng sự sáng tạo của bản thân, HS viết được câu văn có hình ảnh theo yêu cầu cho trước dưới lăng kính của mình.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lớp 3 (Trang 41 - 52)