7. Cấu trúc khóa luận
2.2.4. Dạng bài tập sửa chữa các câu viết sai thành câu đúng
Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng không tránh khỏi việc viết câu lủng củng, dùng những đại từ để nhân hóa vật sai, nhiều câu so sánh khập khiễng buồn cười. Từ đặc điểm này, chúng tôi đưa ra một số bài tập để các em biết sửa chữa những lỗi sai mà học sinh thường mắc phải từ đó biết cách khắc phục, tránh lặp lại những lỗi sai đó.
Bài tập 41
Những câu văn sau viết chưa chính xác. Em hãy sửa lại và viết lại cho đúng a) Mặt trời nhô dần lên trên biển như một quả cầu lửa đỏ.
b) Trên biển nó có nhiều đoàn thuyền đang ra khơi.
c) Tiếng nói cười vội vã của mấy trăm học sinh vang động cả sân trường làm cho mấy con chim sợ hãi bay vút lên cao.
d) Lễ hội ở làng em rất vui, có rất nhiều người chật như nêm. e) Cô giáo em có mái tóc đen ơi là đen.
f) Ngoài xa, từng làn sóng vỗ bờ cát. Bài tập 42
Trong bài văn kể về gia đình của mình (chủ điểm Mái ấm), bạn Nam đã viết một câu như sau:
“Mẹ em có đôi mắt tròn như hòn bi ve”. Em hãy giúp Nam sửa lại thành câu đúng.
Bài tập 43
Một bạn nhỏ viết về cây phượng như sau:
“Bác phượng tung những cánh hoa đỏ rực rỡ cả một góc sân trường”. Em hãy giúp bạn sửa lại thành câu đúng.
Bài tập 44
Bạn Hải viết về đàn gà nhà mình có câu:
“Em gà mái dẫn đàn con nhỏ ra sau vườn tìm thức ăn”. Em hãy chỉ ra bạn sai ở đâu và sửa lại cho đúng.
Bài tập 45
Trong bài văn viết về mẹ (chủ điểm Mái ấm), bạn Hùng viết:
“Mẹ về đến nhà là cuốn sạch cái sân đầy lá mít cùng sỏi đá lẫn trái sấu non mà chúng em bày ra ban chiều”. Em hãy giúp bạn sửa lại thành câu đúng. Bài tập 47
Khi giới thiệu về em gái của mình (chủ điểm Mái ấm), bạn Lan viết: “Bé cười tươi như n ụ hoa”. Em hãy chỉ ra chỗ chưa hợp lí và giúp bạn sửa lại thành câu đúng.
Bài tập 48
Trong bài văn viết về cảnh đẹp đất nước (chủ điểm Quê hương), bạn Trung viết một câu như sau:
“Đất nước ta cong cong kiểu như hình chữ S”. Em hãy chỉ ra chỗ sai và giúp Trung sửa lại thành câu đúng.
Bài tập 49
Một bạn nhỏ đã so sánh “tiếng nước reo” như sau:
“Cách xa nửa ngày đường, đã nghe tiếng thác nước reo, tưởng như tiếng hát xa”. Em hãy chỉ ra chỗ chưa hợp lí và giúp bạn sửa lại thành câu đúng. Bài tập 50
Trong bức thư viết cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái (chủ điểm Ngôi nhà chung), bạn Lâm viết cho một bạn nhỏ ở Nga như sau:
“Khi chứng kiến những cố gắng vượt lên chính mình của bạn làm cho mình thấy ngưỡng mộ bạn rất nhiều. Bây giờ có thể nói bạn như siêu nhân của mình vậy”.
Em hãy giúp bạn sửa lại thành câu đúng. Câu gợi ý
Bài tập 41
a) Mặt trời từ trong lòng biển dần dần nhô lên như một quả bóng khổng lồ màu lòng đỏ trứng gà.
b) Trên mặt biển từng đoàn thuyền đang căng buồm rẽ sóng ra khơi. c) Em ước mùa hè sang năm em lại được đi tắm biển.
d) Lễ hội ở làng em rất vui, mọi người đến xem chật như nêm. e) Cô giáo em có mái tóc đen như gỗ mun.
f) Ngoài xa, từng đợt, từng đợt sóng rì rào nối tiếp nhau ùa vào bờ cát. Bài tập 42
“Mắt tròn như hòn bi ve” thường để tả về mắt của con vật. Do đó Nam nên tìm hình ảnh khác hợp lí hơn để giới thiệu về đôi mắt của mẹ mình. Chẳng hạn:
- Mắt mẹ tròn như mắt bồ câu. - Mắt mẹ long lanh như giọt sương. Bài tập 43
Khi hoa phượng nở rộ là thời kì tràn đầy sức sống của cây phượng vì vậy không nên dùng đại từ “bác” mà nên dùng đại từ “chị”, “cô”, “em”, “nàng” để nói về phượng. Vì vậy, học sinh có thể viết lại thành:
+ Em phượng tung những cánh hoa đỏ rực rỡ cả một góc sân trường. + Chị phượng tung những cánh hoa đỏ rực rỡ cả một góc sân trường. + Cô phượng tung những cánh hoa đỏ rực rỡ cả một góc sân trường. Bài tập 44
Nếu như trong bài tập 43 bạn nhỏ dùng đại từ “quá già” thì Hải lại dùng đại từ “trẻ” để giới thiệu về đàn gà nhà mình.
Gà mái khi đã có con ta nên dùng từ “cô gà mái”, “thím gà mái”, “chị gà mái” sẽ phù hợp hơn. Vì vậy, học sinh có thể viết lại thành:
+ Cô gà mái dẫn đàn con nhỏ ra sau vườn tìm thức ăn. + Thím gà mái dẫn đàn con nhỏ ra sau vườn tìm thức ăn. Bài tập 45
Trong bài tập này, bạn Hùng lại lạm dụng hình ảnh nhân hóa khiến cho câu văn trở nên buồn cười. Bạn muốn nói đến sự nhanh nhẹn của mẹ nhưng đã dùng từ “cuốn” chưa hợp lí.
Học sinh có thể sửa lại giúp bạn Hùng thành:
- Mẹ về đến nhà là xắn tay áo, cầm chổi quét cái sân đầy lá mít cùng sỏi đá lẫn trái sấu non mà chúng em bày ra ban chiều.
Bài tập 47
Bạn Lan đã sử dụng hình ảnh so sánh rất khập khiễng: tươi - nụ hoa. Cười tươi là một cách cười vui vẻ, hồ hởi. Còn nụ hoa là dạng hoa non chưa nở. Do đó Lan nên bỏ từ “nụ” đi. Và câu đúng sẽ là: Bé cười tươi như hoa. Bài tập 48
Trong bài tập này, bạn Trung sử dụng từ so sánh chưa phù hợp. Bạn có thể thay thế bằng từ “giống”, “giống như”, “tựa như”, như.
Vì vậy, học sinh có thể viết lại thành: + Đất nước ta cong cong giống hình chữ S. + Đất nước ta cong cong giống như hình chữ S. + Đất nước ta cong cong tựa như hình chữ S. + Đất nước ta cong cong như hình chữ S. Bài tập 49
Bạn nhỏ đã vận dụng mô tuýp quen thuộc “tiếng nước - tiếng hát” để liên tưởng đến “tiếng thác nước reo”, nhưng “tiếng thác nước reo” không êm đềm, ngọt ngào như thế mà nó rất mạnh mẽ, dữ dội.
Vì vậy, học sinh có thể sửa lại thành:
- Cách xa nửa ngày đường, đã nghe tiếng thác nước reo,tưởng như có trăm vạn tiếng quân reo giữa núi rừng trùng điệp.
Bài tập 50
Trong bài tập này, bạn Lâm đã so sánh không hợp lí: ngưỡng mộ bạn - siêu nhân. Học sinh có thể thay từ “siêu nhân” bằng “thần tượng”.
Câu được viết lại là:
- Khi chứng kiến những cố gắng vượt lên chính mình của bạn làm cho mình thấy ngưỡng mộ bạn rất nhiều. Bây giờ có thể nói bạn như thần tượng của mình vậy.
Trên đây chỉ là một số gợi ý về các bài tập.Bằng trí tưởng tượng, óc quan sát của mình, học sinh có thể viết được, sửa được những câu văn khác sao cho phù hợp với nội dung và yêu cầu của giáo viên đặt ra.
Các bài tập mà chúng tôi đưa ra có thể chưa phong phú về mặt nội dung và hình thức. Nhưng hi vọng với các dạng bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lớp 3 này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh, giúp các em có điều kiện rèn luyện kĩ năng viết câu một cách tốt hơn và có những bài tập làm văn hay hơn, sáng tạo hơn, giáo viên có thêm những tài liệu để làm phong phú thêm bài dạy của mình
Chƣơng 3. THỂ NGHIỆM