Kết quả thể nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lớp 3 (Trang 64)

7. Cấu trúc khóa luận

3.7.1.Kết quả thể nghiệm

Sau khi chấm bài khảo sát trên cả 2 đối tượng học sinh: thực nghiệm và đối chứng chúng tôi thu được kết quả như sau:

Lớp TN

Lớp ĐC

Câu văn chưa có hình ảnh

Bước đầu biết viết câu văn có hình ảnh nhưng chưa hợp lí Câu văn có hình ảnh, cô đọng Lớp thực nghiệm 10 HS (19,6 %) 13 HS (25,4 %) 28 HS (54,9 %) Lớp đối chứng 16 HS (36,4 %) 18 HS (40,9 %) 10 HS (22,7 %) 3.7.2. Nhận xét chung

Từ việc tiến hành thực nghiệm tôi nhận thấy ở các lớp thực nghiệm tiết học diễn ra sôi nổi hơn lớp đối chứng, bởi các em được làm quen với một số dạng bài tập mới.

Và kết quả làm bài của các em cũng khả quan hơn vì các em được học một cách tỉ mỉ, cụ thể và có hệ thống hơn lớp đối chứng. Cùng một bài tập nhưng các em lại có cách suy nghĩ, cách viết khác nhau.

Ví dụ:

Ở bài tập 2 trong phần Hướng dẫn làm bài tập.

Đề bài: Kể về người mà em yêu quý nhất, trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh.

Với đề bài này HS có thể kể về ông, bà, bố, mẹ, anh, chị…và trong câu viết của các em phải có hình ảnh so sánh. Ở những tiết học trong phân môn Luyện từ và câu, HS đã được học rất nhiều về so sánh nhưng các em chỉ được làm quen với các dạng bài như: Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu

thơ, câu văn hoặc Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ,

câu văn nghĩa là từ những câu cho trước mà các em”tìm” ra được các hình ảnh so sánh hoặc những sự vật được so sánh với nhau. Như vậy, HS chưa được luyện viết những câu có hình ảnh, chưa được tự mình viết ra những câu giàu sức gợi như thế.

Qua tiết học về nội dung luyện viết câu văn có hình ảnh này, chúng tôi nhận thấy cùng một bài tập nhưng lớp thể nghiệm và lớp đối chứng đã có sự khác nhau rõ rệt.

Lớp thực nghiệm, các em viết:

+ Bố em có khuôn mặt vuông như chữ điền. + Bà ngoại em có mái tóc trắng như cước.

+ Bím tóc đuôi sam óng như tơ làm cho khuôn mặt của chị càng trở nên rạng rỡ.

Chỉ một số ít HS đã biết viết câu có hình ảnh so sánh nhưng còn chưa phù hợp. Chẳng hạn:

+ Cô giáo em hiền như bà bụt. Còn lớp đối chứng:

+ Mẹ em có mái tóc mượt như nhung. + Đôi mắt mẹ sáng như sao.

+ Bố có khuôn mặt giống hình vuông.

Số lượng HS viết được câu văn có hình ảnh ở lớp đối chứng còn hạn chế, câu văn chưa tiêu biểu. Nhiều em chưa biết viết câu có hình ảnh.

Có thể nhận thấy rằng ở lớp thực nghiệm chưa hẳn là HS viết hoàn toàn đúng, một số em vẫn còn lúng túng để lựa chọn hình ảnh so sánh, có những hình ảnh so sánh còn chưa phù hợp với cái so sánh nhưng đó là phần ít HS. Ở lớp đối chứng, đã có những HS viết rất tốt, nhưng bên cạnh đó, đa số các em chưa viết được câu có hình ảnh so sánh, nếu có thì vẫn còn khập khiễng và cách diễn đạt câu còn lủng củng. Như vậy, HS ở lớp thực nghiệm được học theo hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh nên các em viết tốt hơn lớp đối chứng. Cụ thể, HS đã biết đắn đo, lựa chọn hình ảnh phù hợp để sử dụng trong câu viết của mình sao cho hợp lí, cho hay. Câu văn được gọt giũa hơn, bóng bẩy hơn.

Sau khi tiến hành các tiết dạy, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra kết quả học tập của lớp 3C (thực nghiệm) và lớp 3D (đối chứng) để xác minh độ hiệu quả của việc xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lớp 3.

Kết quả thu được: - Lớp thực nghiệm:

+ HS viết câu văn có hình ảnh, cô đọng chiếm tỉ lệ cao (54,9 %)

+ Số HS bước đầu biết viết câu văn có hình ảnh nhưng còn chưa hợp lí chiếm (25,4 %).

+ Câu văn chưa có hình ảnh (19,6 %) - Lớp đối chứng:

+ HS viết câu văn có hình ảnh, cô đọng chiếm tỉ lệ thấp (22,7 %).

+ Số HS bước đầu biết viết câu văn có hình ảnh nhưng còn chưa hợp lí chiếm tỉ lệ khá cao (40,9 %).

+ Câu văn chưa có hình ảnh (36,4 %) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, lớp thực nghiệm các em được học theo hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh bước đầu đã cho kết quả tốt. Đa số HS đã viết đúng câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa. Ngược lại, lớp đối chứng, kết quả này chưa cao, còn quá nhiều HS chưa viết được câu văn có hình ảnh. Do đó, ở cả hai lớp, GV nên chú trọng luyện cho các em sử dụng các hình ảnh sao cho phù hợp để khắc phục phần nào tình trạng HS còn so sánh khập khiễng, dùng sai đại từ gây buồn cười, khó hiểu.

Như vậy, thông qua kết quả khảo sát cho thấy tình hình nắm vững bài học của học sinh lớp thực nghiệm tốt hơn hẳn học sinh lớp đối chứng. Đặc biệt hạn chế được phần nào tình trạng học sinh chép bài làm văn sẵn các bài tập trong SGK.

Qua thực tế khảo sát, điều tra, phân tích, thống kê những kết quả điều tra ở trên cho thấy: đối với các lớp thực nghiệm được làm quen với bài tập mới thì kết quả phiếu đo nghiệm thu được cao hơn, số lượng học sinh biết viết câu văn có hình ảnh và sử dụng tốt những câu văn có hình ảnh tương đối cao. Điều đó chứng tỏ, việc áp dụng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả vào các tiết dạy đã bước đầu mang lại hiệu quả.

Tuy số tiết thử nghiệm còn ít, số học sinh làm bài tập kiểm tra còn khiêm tốn, số câu hỏi chưa nhiều xong bước đầu đã kiểm chứng được tính hiệu quả, khả thi của hệ thống bài tập đã biên soạn.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu vấn đề lý thuyết có liên quan, khảo sát nội dung chương trình và bài học về hai biện pháp so sánh và nhân hóa chúng tôi đã xây dựng được một hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lớp 3. Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh là một việc làm cần thiết.

Trong khuôn khổ một khóa luận chúng tôi mới chỉ tiến hành điều tra thực tế và áp dụng các bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lớp 3 trường tiểu học Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Tuy nhiên đây là trường có học sinh có lực học tương đối tốt cho nên kết quả đo nghiệm có thể chưa phản ánh đúng tình hình viết văn chung của học sinh tiểu học, nhưng một điều không thể phủ nhận đó là các câu văn mà các em viết ra theo yêu cầu của bài tập do chúng tôi soạn thực sự là sản phẩm riêng của từng em. Rất sinh động, đa dạng.

Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh nhưng cũng chính việc nghiên cứu đề tài này đã giúp chúng tôi có thể truyền thụ kiến thức một cách dễ dàng. Hơn nữa, việc được tiếp xúc với giáo viên và học sinh, tìm hiểu thực tiễn dạy học đã đem lại cho bản thân tôi nhiều bài học thực tế, giúp tôi có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong bước đường dạy học của bản thân sau này.

Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh, giúp các em có điều kiện được rèn luyện kĩ năng viết văn của mình một cách tốt hơn và có những bài tập làm văn hay hơn, sáng tạo hơn, giúp các giáo viên có thêm những tài liệu để làm phong phú thêm những bài dạy của mình.

Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và năng lực của bản thân có hạn nên đề tài nghiên cứu của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Mạnh Hưởng (2013) “25 đề kiểm tra học sinh giỏi tiếng Việt 4”. 2. Vũ Ngọc Khánh (2011) “Bí quyết giỏi văn”, NXB Giáo dục”.

3. Đinh Trọng Lạc (1999) “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt”,

NXB Giáo dục.

4. Lê Phương Nga (2011) ) “Bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở Tiểu học”.

5. Hoàng Phê (2000) “Từ điển tiếng Việt”, NXB Đà Nẵng, 2000.

6. Lê Hữu Tỉnh, Trần Mạnh Hưởng (2000) “Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy

Tiếng Việt ở tiểu học”, NXB Giáo dục.

7. Vũ Khắc Tuân (2003) “Bài tập luyện viết văn miêu tả ở tiểu học tập 1”,

NXB Giáo dục.

8. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), 2005 “SGV tiếng Việt 3, tập 1”, NXB Giáo dục.

9. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), 2005 “SGV tiếng Việt 3, tập 2”, NXB Giáo dục.

10. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), 2005 “SGK tiếng Việt 3, tập 1”, NXB Giáo dục.

11. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), 2005 “SGK tiếng Việt 3, tập 1”, NXB Giáo dục.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Giáo án đối chứng

Giáo án bài: Luyện viết câu có hình ảnh so sánh, nhân hóa

Giáo viên giảng dạy: Đào Thị Chiện Lớp: 3D

LUYỆN VIẾT CÂU CÓ HÌNH ẢNH SO SÁNH, NHÂN HÓA A. Mục tiêu bài học

- Giúp HS nhận biết hiện tượng so sánh, nhân hóa trong các đoạn thơ, đoạn văn.

- HS dựa trên những hiểu biết về so sánh và nhân hóa đã học để viết được một số câu văn có hình ảnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. Đồ dùng dạy học

+ Đối với GV

SGV, giáo án, bảng phụ viết các bài tập. + Đối với HS

Đồ dùng học tập: sách, vở, bút…

C. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

Nhắc nhở HS giữ trật tự và chuẩn bị đồ dùng học tập chuẩn bị vào giờ học.

2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

- GV đưa ra yêu cầu: Tìm các hình ảnh so sánh, nhân hóa trong những câu thơ, câu văn sau:

a) Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. b) Ngôi nhà như trẻ nhỏ

c) Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. d) Mưa! Mưa xuống thật rồi

Đất hả hê uống nước.

- Gọi 2 HS trả lời, sau đó yêu cầu 1 HS nhận xét câu trả lời của bạn. - Giáo viên nhận xét.

3. Bài mới

TG Hoạt động dạy Hoạt động học

1’

25’

3.1. Giới thiệu bài

Những giờ học trước, chúng ta đã được học về so sánh và nhân hóa. Tiết học này, các em sẽ luyện viết các câu văn có hình ảnh so sánh và nhân hóa để chuẩn bị tốt cho các bài văn của mình, góp phần làm cho những bài văn ấy hấp dẫn và sinh động hơn.

- GV ghi bảng tên đầu bài

3.2. Hƣớng dẫn làm bài tập

3.2.1. Bài tập 1

- GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 1

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1, cả lớp theo dõi vào nội dung bài tập.

- Lắng nghe

- HS ghi đầu bài vào vở

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1, cả lớp quan sát nội dung bài và đọc thầm bằng mắt.

Điền các từ thích hợp vào chỗ trống để biến các câu sau thành các câu có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa

- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài tập vào vở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Gọi 1 số HS chữa bài.

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. Vừa rồi cả lớp đã phát hiện rất tốt những từ ngữ để nhận biết hình ảnh so sánh và nhân hóa. Tiếp theo chúng ta sẽ tập luyện viết các câu có hình ảnh nhé !

3.2.2. Bài tập 2

- GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.

b) Mắt chú mèo tròn xoe như…. chăm chăm nhìn bé như…. c) Bác thợ đóng gạch da đỏ như….

c) …bảng đen thật xinh xắn. d) Đôi cánh của … gà mẹ xòe ra như muốn… lấy đàn con.

- Suy nghĩ và làm bài tập - 1 số HS chữa bài

a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

b) Mắt chú mèo tròn xoe như

hai hòn bi ve chăm chăm nhìn bé như ngưỡng mộ bé lắm.

c) Chị bảng đen thật xinh xắn. d) Đôi cánh của gà mẹ xòe ra như muốn ôm lấy đàn con. - Lắng nghe và sửa chữa chỗ sai (nếu có).

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.

Kể về người mà em yêu quý nhất, trong đó có sử dụng hình

- HS thảo luận theo nhóm đôi và viết vào vở.

- Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, sửa chữa, kết luận. Các em đã biết cách viết câu có hình ảnh so sánh (Đôi mắt mẹ sáng như sao). Tuy nhiên một số em còn dùng hình ảnh so sánh chưa phù hợp và diễn đạt chưa lưu loát.

3.2.3. Bài tập 3

-GV treo bảng phụ yêu cầu bài tập 3 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình.

ảnh so sánh.

- Các nhóm thảo luận

- Các nhóm báo cáo kết quả. + Mẹ em có mái tóc mượt như nhung.

+ Đôi mắt mẹ sáng như sao. + Bố có khuôn mặt vuông như chữ điền.

- Lắng nghe và sửa chữa

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3.

Hãy giới thiệu về một cảnh đẹp mà em yêu thích, trong đó có sử dụng hình ảnh nhân hóa. - HS suy nghĩ và làm bài. - 1 số HS đọc bài của mình. - Câu của 1 số HS: + Những con sóng đùa nghịch với biển khơi.

+ Đám mây đang trôi bồng bềnh trên biển.

6’

- Gọi 2 HS nhận xét. - GV nhận xét, sửa chữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng như bài tập 2, một số bạn đã viết rất hay câu có hình ảnh nhân hóa nhưng nhiều bạn vẫn còn bí từ, lúng túng chưa biết viết thế nào và viết câu chưa có hình ảnh. Cô gợi ý thêm để cả lớp cùng tham khảo.

- GV đưa ra 1 số ví dụ về biển: + Biển Nha Trang đẹp như một bức tranh.

+ Từng con sóng chạy lon ta lon ton trên mặt biển như trẻ con chơi trò đuổi bắt.

+ Những cánh buốm như những chú bướm rực rỡ sắc màu đưa đoàn thuyền đánh cá đang hối hả ra khơi.

3.3. Củng cố dặn dò

- Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài tập và làm thêm bài tập sau:

a) Bài tập 1

Bạn Nam viết về cây phượng như sau:

“Bác phượng tung những cánh hoa đỏ rực rỡ cả một góc sân trường”.

+ Mặt trời đỏ như quả cầu lửa đang xuống núi.

- 2 HS nhận xét. - Lắng nghe.

- Lắng nghe và ghi chép.

Em hãy chỉ ra chỗ chưa hợp lí và giúp bạn sửa lại thành câu đúng.

b) Bài tập 2

Một bạn nhỏ đã so sánh “tiếng nước reo” như sau:

“Cách xa nửa ngày đường, đã nghe tiếng thác nước reo, tưởng như tiếng hát xa”.

Em hãy chỉ ra chỗ chưa hợp lí và giúp bạn sửa lại thành câu đúng

PHỤ LỤC 2

NỘI DUNG PHIẾU ĐO NGHIỆM

Trường tiểu học Cổ Loa HS lớp 3…

Câu 1

Hãy viết một câu văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa để kể về một lễ hội mà em biết.

Câu 2

Bạn Hải viết về đàn gà nhà mình có câu:

“Em gà mái dẫn đàn con nhỏ ra sau vườn tìm thức ăn”. Em hãy chỉ ra bạn sai ở đâu và sửa lại cho đúng.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lớp 3 (Trang 64)