Dạng bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh dựa trên lõi câu

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lớp 3 (Trang 33)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.1 Dạng bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh dựa trên lõi câu

cho trước

Ở dạng bài tập này, chúng tôi tập trung vào 3 dạng như sau:

- Dạng bài tập luyện kĩ năng diễn đạt lại các câu cho trước thành các câu có hình ảnh

- Dạng bài tập sửa chữa các câu viết sai thành câu đúng

2.2.1.1. Dạng bài tập luyện kĩ năng diễn đạt lại các câu cho trước thành các câu có hình ảnh

Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng, kĩ năng diễn đạt câu của các em còn lủng củng, khập khiễng, chưa phù hợp. Để phần nào khắc phục tình trạng này, chúng tôi đưa ra một số bài tập để giúp các em luyện tập diễn đạt lại các câu chưa hay, chưa sinh động thành các câu sinh động và có hình ảnh hơn. Các bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó.

2.2.1.1.1. Bài tập điền từ thích hợp vào chỗ trống để biến câu văn cho trước thành câu văn có hình ảnh

+ Điền các từ thích hợp vào chỗ trống để biến các câu sau thành các câu có hình ảnh nhân hóa

a) Dòng sông ……chảy qua sườn đê.

b) ….kim giờ chậm chạp. ….kim phút lầm lì. ….kim giây tinh nghịch. c) Những ……gà con đang bới đất tìm giun.

d )….mặt trời chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt hồ. e) Mùa hè đến, những ….phượng đua nhau ….. .

g )….. xe lu chầm chậm từng bước nặng nề. Câu gợi ý

Học sinh có thể diễn đạt lại như sau:

a) Dòng sông uốn mình chảy qua sườn đê.

b) Bác kim giờ chậm chạp. Anh kim phút lầm lì. kim giây tinh nghịch.

c) Những chúgà con đang bới đất tìm giun.

d) Ông mặt trời chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt hồ. e) Mùa hè đến, những chị phượng đua nhau khoe sắc.

+ Điền các từ thích hợp vào chỗ trống để biến các câu sau thành các câu có hình ảnh so sánh.

a) Mắt chú mèo tròn xoe ……… chăm chăm nhìn bé như….

b) Đoàn học sinh như…..ríu rít dưới gốc phượng già giữa sân trường c) Bác thợ đóng gạch da đỏ như….

d) Em bé hàng xóm nhà em xinh như…. e) Buổi sáng trời mát, gió mơn man như...

g) Trưa hè nắng như...,mọi người phải tìm bống râm cho đỡ nóng. Câu gợi ý:

a) Mắt chú mèo tròn xoe tựa hai hòn bi ve chăm chăm nhìn bé như

ngưỡng mộ bé lắm.

b) Đoàn học sinh như bầy chim non ríu rít dưới gốc phượng già giữa sân trường.

c) Bác thợ đóng gạch da đỏ như đồng hun.

d) Em bé hàng xóm nhà em xinh như thiên thần.

e) Buổi sáng trời mát, gió mơn man như vuốt ve da thịt mọi người.

g) Trưa hè trời nắng như thiêu như đốt (như đổ lửa), mọi người phải tìm bóng râm cho đỡ nóng.

2.2.1.1.2.Diễn đạt lại những câu văn sau đây bằng cách thêm các từ ngữ có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa cho sinh động, gợi tả.

Bài tập 1

a) Đôi cánh gà mẹ xòe ra rất rộng. b) Cô Ngọc bước vào lớp .

c) Chiếc bảng đen xinh xắn. d) Bông hoa hồng xinh đẹp.

e) Mặt biển trong xanh và những con thuyền dậy sóng ra khơi. f) Xa xa, những cánh buồm nhấp nhô trên sông.

g) Con mèo nhà em có bộ lông rất đẹp.

h) Cây hồng nhung trước nhà tỏa hương thơm.

i) Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên, các bạn học sinh ùa chạy ra sân.

Câu gợi ý

a) Đôi cánh của cô gà mẹ xòe ra như muốn ôm lấy đàn con. b) Cô Ngọc bước vào lớp nhẹ nhàng như cơn gió sớm mai. c) Chị bảng đen thật xinh xắn.

d) Cô hoa hồng mới xinh đẹp làm sao !

e) Mặt biển trong xanh và đội quân thuyền hùng dũng đè sóng ra khơi. f) Xa xa, những cánh buồm nhấp nhô trên sông như nhiều cánh bướm khổng lồ.

g) Chú mèo nhà em có bộ lông mềm như nhung.

h) Chị hồng nhung trước nhà tỏa hương thơm ngào ngạt.

i) Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên, từ các lớp, các bạn học sinh ùa ra sân như bầy chim non ríu rít.

Bài tập 2

- Đôi mắt con mèo long lanh nhìn xung quanh - Núi và biển rất gần nhau.

- Sông nằm giữa làng, chảy dài. - Từng đoàn thuyền ra khơi đánh cá. - Mọi người rủ nhau đi xem rất đông. Câu gợi ý:

- Đôi mắt chú mèo long lanh như thủy tinh lúc nào cũng liến láu nhìn xung quanh.

- Núi và biển kề bên nhau thật là đẹp.

- Từng đoàn thuyền rẽ sóng ra khơi đánh cá. - Mọi người rủ nhau đi xem đông như hội Bài tập 3

a) Đêm Trung Thu trăng rất sáng.

b) Những đám mây trắng bồng bềnh trôi trên nền trời xanh thẳm. c) Tàu dừa chải vào mây xanh.

d) Những tòa nhà rất cao và đẹp. e) Nhìn từ xa, cây gạo rất to.

f) Bà em năm nay đã ngoài 80 tuổi. Bà có mái tóc trắng tinh. g) Cây gạo có hoa màu đỏ.

Câu gợi ý

Học sinh có thể thêm các hình ảnh so sánh để câu văn trở nên hay và hấp dẫn hơn như sau:

a) Đêm Trung Thu trăng sáng như gương.

b) Những đám mây trắng như bông bồng bềnh trôi trên nền trời xanh thẳm. c) Tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh.

d) Những tòa nhà lộng lẫy như những tòa lâu đài.

e) Nhìn từ xa, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. f) Bà em năm nay ngoài 80 tuổi. Bà có mái tóc trắng như cước. g) Cây gạo hoa đỏ như son.

Bài tập 4

- Những chiếc lá va vào nhau xào xạc. - Con cún nhà em có bộ lông rất mượt - Con gà trống choai có cái mào màu đỏ.

- Những con sóng cuồn cuộn ra xa tít tận chân trời. - Trên bầu trời, những đám mây đang trôi.

Câu gợi ý

Học sinh có thể thêm một số từ ngữ và sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa để viết lại như sau:

- Những chiếc lá va vào nhau xào xạc như đang thì thầm với nhau. - Chú cún nhà em có bộ lông mượt như nhung.

- Chú gà trống choai có cái mào đỏ như son.

- Những con sóng đuổi nhau ra xa tít tận chân trời.

- Trên bầu trời, những đám mây trắng như bông đang lững lờ trôi. - Những nụ hoa chúm chím như còn e ngại.

2.2.2 Dạng bài tập từ các từ cho trước viết thành câu văn có hình ảnh

2.2.2.1. Từ các từ cho trước hãy viết lại thành câu có hình ảnh

+ Từ các từ cho trước hãy viết lại thành câu có hình ảnh so sánh a) lá cây, bàn tay, người lớn, bằng

b) tai, của, như, vểnh lên, lúc, nào, cũng, chú,nghe ngóng, đang, điều gì c) không, có, bà, người, nào, cháu, tôi, như, nội, thương, đối với.

d) nước, cuồn cuộn, thác, chảy, như. e) Cô, ấy, như, nói, mật, vào, tai, rót. f) Bạn, ấy, khỏe, Thánh Gióng, như. Câu gợi ý:

a) Lá cây bằng bàn tay người lớn.

b) Tai của chú lúc nào cũng vểnh lên như đang nghe ngóng điều gì. c) Không có người bà nào thương cháu như nội đối với tôi.

d) Nước chảy cuồn cuộn như thác. e) Cô ấy nói như mật rót vào tai.

f) Bạn ấy ao ước mình khỏe như Thánh Gióng.

+ Từ các từ cho trước hãy viết lại thành câu có hình ảnh nhân hóa a) chị, có, bút, mảnh khảnh, thân hình.

c) ông, đạp xe, mặt trời, xuống, núi.

d) những, nhởn nhơ, trời, trên, nền, xanh thẳm, đám mây. e) chú, hót, chim, trên, cành, líu lo, những.

Câu gợi ý

a) Chị bút có thân hình mảnh khảnh.

b) Những chiếc lá dang tay đón ánh nắng mặt trời. c) Ông mặt trời đạp xe xuống núi.

d) Những đám mây nhởn nhơ trên nền trời xanh thẳm. e) Những chú chim hót líu lo trên cành.

2.2.2.2. Từ các từ cho trước hãy viết lại thành câu đúng rồi viết dưới dạng câu có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa sao cho sinh động gợi tả

Ở phần bài tập này, yêu cầu học sinh làm được 2 việc:

+ Việc thứ nhất: từ các từ cho trước, học sinh viết lại được thành câu đúng. + Việc thứ hai: sau khi viết lại thành câu đúng, từ câu đó, học sinh viết được một câu có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa.

Như vậy, yêu cầu đưa ra đã cao hơn với nội dung phần bài tập ở trên. Nếu ở trên, từ những từ cho trước HS chỉ cần viết lại thành câu hoàn chỉnh thì đến phần bài tập này không những các em cần diễn đạt được đúng nội dung của câu đã cho mà từ đó còn triển khai được dưới dạng câu có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa để câu trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Bài tập 5

a) Mưa xuống, khô héo, không còn, những cây lúa. b) Toàn, bút, thân, đều, tròn.

c) nụ hồng, những, nụ huệ, khẽ, rung rinh.

d) lá cờ, đuôi nheo, những, đủ màu, bay, phấp phới. e) Những, chiếc, đèn lồng, đung đưa, ánh trăng, dưới. Câu gợi ý

Câu Câu đúng Câu có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa

a Mưa xuống, những cây lúa không còn khô héo.

Mưa xuống, những chị lúa không còn khô héo

b Toàn thân bút tròn đều. Toàn thân bút tròn đều, thoạt nhìn trông giống như một chiếc đũa.

c Những nụ hồng, nụ huệ khẽ rung rinh.

Những nụ hồng, nụ huệ còn ngậm hương thơm khẽ rung rinh.

d

Những lá cờ đuôi nheo đủ màu bay phấp phới.

Những lá cờ đuôi nheo đủ màu tung bay trước gió, hân hoan chào đón ngày tựu trường.

e

Những chiếc đèn lồng đung đưa dưới ánh trăng.

Những chiếc đèn lồng nhảy nhót trong đêm như muốn bứt ra khỏi dây để bay lên trời cùng trăng.

Bài tập 6

a) sách, đẹp, bìa, rất.

b) nhô lên, từ từ, mặt trời, khỏi,núi, đỉnh, phía xa. c) khói trắng, bay, lên, đang, những, làn, không trung. d) phong cảnh, đẹp, nơi đây, rất.

Câu gợi ý

Câu Câu đúng Câu có hình ảnh so sánh hoặc nhân

hóa

a Bìa sách rất đẹp Bìa sách đẹp như một bức tranh b Mặt trời từ từ nhô lên khỏi

đỉnh núi phía xa.

Ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi đỉnh núi phía xa.

c Những làn khói trắng đang bay lên không trung.

Những làn khói trắng quấn quýt nhau bay lên không trung.

d Phong cảnh nơi đây rất đẹp Phong cảnh nơi đây đẹp như một bức tranh thủy mặc.

Bài tập 7

a) có, chị, em, nụ cười, rất, tươi. b) nước, trong,xanh, biển.

c) con sóng, bất tận, những, dài, trải.

d) nhìn, mặt sông, buổi chiều, huyền ảo, càng, lunh linh. Câu gợi ý

Câu Câu đúng Câu có hình ảnh so sánh và nhân hóa a Chị em có nụ cười rất tươi. Chị em cười tươi như hoa.

b Nước biển trong xanh. Nước biển xanh như ngọc c Những con sóng trải dài bất

tận.

Những con sóng đuổi nhau ra xa tít tận chân trời.

d Buổi chiều, nhìn mặt sông càng lung linh, huyền ảo.

Ráng chiều rơi xuống làm mặt sông càng lung linh, huyền ảo.

2.2.3. Dạng bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh theo yêu cầu cho trước

Khi khả năng diễn đạt câu của học sinh đã tiến bộ, các em không những viết được một câu đúng mà còn có khả năng diễn đạt lại câu đó thành câu có hình ảnh hơn, GV tiến hành cho HS luyện viết câu theo yêu cầu của đề bài cho trước.

Với dạng bài tập này, học sinh không có câu cho trước để viết nữa mà theo yêu cầu của đề bài, các em tự mình viết được câu không những đúng về mặt ngữ pháp mà còn có sức gợi tả.

Trong chương trình SGK tiếng Việt 3, các em được học về so sánh và nhân hóa rất tỉ mỉ, đa dạng. Các bài học về so sánh được bố trí xen kẽ giữa các chủ điểm.

+ Về so sánh

Chủ điểm 3 (Mái ấm): Ở chủ đề này học sinh được học so sánh thông qua các bài tập. Từ đó học sinh tìm được các hình ảnh so sánh trong các câu văn câu thơ. Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó.

Chủ điểm 5 (Tới trường): Ở chủ đề này học sinh so sánh hơn kém, nắm được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém từ đó các em biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.

Chủ điểm 7 (Cộng đồng): Học sinh được đọc hiểu so sánh sự vật với con người.

Chủ điểm 10 (Quê hương): Học sinh học thêm kiểu so sánh âm thanh với âm thanh với mô hình so sánh như sau:

Âm thanh 1 Từ so sánh Âm thanh 2

Tiếng suối trong Như tiếng hát xa

Chủ điểm 12 (Bắc - Trung - Nam): SGK giới thiệu tiếp mô hình so sánh hoạt động - hoạt động.

Chủ điểm 15 (Anh em một nhà): Ở chủ đề này học sinh biết đặt câu có hình ảnh so sánh.

+ Về nhân hóa

SGK tiếng Việt 3 đưa ra các kiến thức về nhân hóa thông qua phân môn luyện từ và câu với 12 bài học về nhân hóa. Trong đó có 3 bài học đầu tiên nhằm hình thành những kiến thức cơ bản về khái niệm nhân hóa, các cách nhân hóa, các bài học còn lại luyện cho học sinh kĩ năng thực hành nhận biết BPTT nhân hóa và bước đầu biết cách phân tích hiệu quả nghệ thuật của BPTT này.

Trước tiên, chúng tôi đưa ra hệ thống bài tập luyện viết câu có hình ảnh so sánh và nhân hóa. Sau đó là các bài tập để các em luyện tập thêm.

2.2.3.1. Luyện viết câu có hình ảnh so sánh

Bài tập 8

Hãy viết một câu văn giới thiệu về quê hương em hoặc nơi em đang ở trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh.

Bài tập 9

Sân trường em giờ ra chơi rất nhộn nhịp. Em hãy viết một câu văn giới thiệu một hoạt động chơi trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh.

Bài tập 10

Em hãy viết một câu có sử dụng hình ảnh so sánh để giới thiệu về một người lao động trí óc mà em biết.

Bài tập 11

Mỗi buổi chiều mùa hè trên làng quê, được ngồi dưới lũy tre làng hóng mát thật tuyệt biết bao. Em hãy viết một câu văn giới thiệu về lũy tre làng trong đó có sử dụng kiểu so sánh âm thanh - âm thanh.

Bài tập 12

Biển Nha Trang thật đẹp. Em hãy viết một câu văn giới thiệu về hình ảnh mà em thích nhất, trong đó có sử dụng kiểu so sánh hoạt động - hoạt động. Bài tập 13

Hãy viết một câu văn giới thiệu về chị của em, trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh.

Trên đây là một số bài tập được gắn với nội dung và chủ điểm mà các em được học trong chương trình SGK tiếng Việt 3

Câu gợi ý Bài tập 8

- Nơi em đang sinh sống không ồn ào, náo nhiệt như trên thành phố. - Nhìn từ xa, những ngôi nhà như trẻ nhỏ trông càng đáng yêu hơn.

Bài tập 9

- Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên, từ các lớp, các bạn ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ.

Hoặc, học sinh có thể giới thiệu về hoạt động chơi diễn ra trong giờ ra chơi, quang cảnh giờ ra chơi…

Bài tập 10

Những người lao động trí óc có thể là: giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, kiến trúc sư, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ…

Chẳng hạn, viết về cô giáo em: - Giọng nói của cô êm như ru. - Cô như người mẹ thứ hai của em. Bài tập 11

- Những tiếng xào xạc của lá tre va vào nhau nghe như khúc nhạc êm ái của làng quê.

Bài tập 12

- Những con sóng xô vào nhau hết lớp này đến lớp khác như đang chơi trò đuổi bắt.

Bài tập 13

- Chị em có đôi môi đỏ như son.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lớp 3 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)