Tích hợp hướng dẫn học sinh THPT rút ra bài học nhận thức trong giờ nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

69 676 5
Tích hợp hướng dẫn học sinh THPT rút ra bài học nhận thức trong giờ nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... học sinh Nghị luận tư tưởng, đạo lí 2.3.1 Những yêu cầu cần đạt Nghị luận tư tưởng, đạo lí 2.3.1.1 Nội dung kiến thức cần đạt Nghị luận tư tưởng, đạo lí Nghị luận tư tưởng, đạo lí học lí. .. học GV chuẩn bị tích cực HS 24 CHƢƠNG HƢỚNG DẪN HỌC SINH RÚT RA BÀI HỌC NHẬN THỨC TRONG GIỜ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƢ TƢỞNG, ĐẠO LÍ 2.1 Mục đích việc dạy học Nghị luận tư tưởng, đạo lí Việc dạy học. .. giáo dục ngƣời học sinh Nghị luận tư tưởng, đạo lí 26 2.3.1 Những yêu cầu cần đạt Nghị luận tư tưởng, đạo lí 26 2.3.2 Đối tư ng bàn luận kiểu Nghị luận tư tưởng, đạo lí 31 2.4

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ NGA TÍCH HỢP HƢỚNG DẪN HỌC SINH THPT RÚT RA BÀI HỌC NHẬN THỨC TRONG GIỜ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƢ TƢỞNG, ĐẠO LÍ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Ngữ văn HÀ NỘI, 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ NGA TÍCH HỢP HƢỚNG DẪN HỌC SINH THPT RÚT RA BÀI HỌC NHẬN THỨC TRONG GIỜ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƢ TƢỞNG, ĐẠO LÍ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Ngữ văn Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. PHẠM KIỀU ANH HÀ NỘI, 2015 LỜI CẢM ƠN Xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ Văn, khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là TS. Phạm Kiều Anh đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài khóa luận này. Do thời gian và khuôn khổ cho phép của đề tài còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để tiếp tục xây dựng đề tài hoàn thiện hơn. Hà nội, ngày 20 tháng 04 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Nga LỜI CAM ĐOAN Khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Phạm Kiều Anh. Tôi xin cam đoan khóa luận này là nghiên cứu của riêng tôi không trùng với kết quả nghiên cứu của những tác giả khác. Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Nga DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CH Câu hỏi ĐHSP Đại học Sƣ phạm GD & ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh NXB Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TS Tiến sĩ TV Tiếng Việt XHCN Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................4 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................8 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................8 6. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................................9 NỘI DUNG ...............................................................................................................10 CHƢƠNG 1 ..............................................................................................................10 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................10 1.1. Những cơ sở lí luận của tâm lí và giáo dục học .................................................10 1.1.1. Cơ sở giáo dục học ..........................................................................................10 1.1.2. Cơ sở tâm lí học ..............................................................................................13 1.2. Những cơ sở lí luận của nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí ................................16 1.2.1. Khái niệm nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ..................................................16 1.2.2. Đặc điểm của kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ...............................17 1.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................19 1.3.1. Điều tra, khảo sát thực trạng dạy học bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” ở trường THPT ..........................................................................................................19 1.3.2. Đánh giá chung ...............................................................................................24 CHƢƠNG 2 ..............................................................................................................25 HƢỚNG DẪN HỌC SINH RÚT RA BÀI HỌC NHẬN THỨC .............................25 TRONG GIỜ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƢ TƢỞNG, ĐẠO LÍ ................................25 2.1. Mục đích của việc dạy học bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” ................25 2.2. Cấu trúc bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” .............................................25 2.3. Cơ sở xác định nội dung giáo dục con ngƣời học sinh trong bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” .................................................................................................26 2.3.1. Những yêu cầu cần đạt trong bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” .........26 2.3.2. Đối tượng được bàn luận trong kiểu bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí”...31 2.4. Xác định nội dung kiến thức có thể rút ra bài học nhận thức cho học sinh trong giờ “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” ...................................................................35 2.4.1. Rút ra bài học nhận thức cho học sinh khi phân tích ngữ liệu .......................35 2.4.2. Giáo dục con người học sinh khi liên hệ bản thân .........................................37 2.4.3 Giáo dục con người học sinh khi thực hiện các bài tập luyện tập ...................37 2.5. Quy trình dạy bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” gắn với mục đích giáo dục HS .......................................................................................................................40 2.5.1. Sử dụng câu hỏi để kiểm tra bài cũ .................................................................41 2.5.2. Giới thiệu bài mới ...........................................................................................41 2.5.3. Hướng dẫn HS tham gia bài học thông qua hệ thống câu hỏi........................42 2.5.4. Hướng dẫn HS rút ra kết luận .........................................................................44 CHƢƠNG 3 ..............................................................................................................46 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................................................46 3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................................46 3.2. Đối tƣợng và chủ đề thực nghiệm ......................................................................46 3.3. Địa bàn thực nghiệm ..........................................................................................47 3.4. Thời gian thực nghiệm .......................................................................................47 3.5. Nội dung thực nghiệm ........................................................................................47 3.6. Kết quả thực nghiệm ..........................................................................................57 KẾT LUẬN ...............................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tích hợp một trong những quan điểm giáo dục của thế giới hiện đại. Nó đƣợc đề xuất nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa sự vô hạn của khoa học với sự hữu hạn của thời gian học tập của con ngƣời. Nhận thấy lợi ích của tích hợp, nhiều nƣớc trên thế giới đã ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có giáo dục và nó trở thành một quan điểm lí luận dạy học phổ biến trên thế giới hiện nay. Xu hƣớng tích hợp còn đƣợc gọi là xu hƣớng liên hội đang đƣợc thực hiện trên nhiều bình diện, cấp độ trong quá trình phát triển của các chƣơng trình giáo dục. Hiểu một cách đơn giản thì: Tích hợp là một phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ các môn học khác nhau theo những hình thức mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau. Với quan niệm trên, có thể nhận thấy tích hợp trong dạy học là sự hợp nhất, liên kết giữa các phân môn; giữa các bộ môn có liên quan; giữa các phân môn, bộ môn có quan hệ hỗ trợ nhau tạo thành một thể thống nhất nhằm tránh tình trạng học tách biệt, riêng rẽ giữa các phân môn trong bộ môn; qua đó rèn kĩ năng liên môn, xuyên môn để ngƣời học phát huy khả năng tƣ duy sáng tạo, tƣ duy tổng hợp để vận dụng vào thực tiễn ở mức độ, bình diện khác nhau. Có rất nhiều hình thức tích hợp đƣợc đƣa ra, song có ba hình thức cơ bản đó là tích hợp ngang, tích hợp dọc và tích hợp mở rộng. Đối với môn Ngữ văn, tích hợp mở rộng là sự tích hợp giữa các kiến thức của bài học Ngữ văn với kiến thức đời sống. Đặc biệt là những phong tục, tập quán, đạo đức, quan niệm sống mà học sinh (HS) đã tích lũy đƣợc từ xã hội, từ đó làm giàu vốn hiểu biết và góp phần hình thành nhân cách cho các em. Nhƣ vậy, thông qua cách tích hợp đơn môn, đa môn, liên môn và xuyên môn, HS sẽ đƣợc trang bị một vốn tri thức toàn diện cả về kiến thức, kĩ năng cũng nhƣ thái độ một cách tối ƣu và khoa học nhất tránh đƣợc tình trạng lặp lại kiến thức. Làm văn là một trong “tam vị nhất thể” của môn Ngữ văn bậc THCS và THPT. Theo đó, các đơn vị kiến thức thuộc phần Làm văn hiện nay ở THCS, THPT 1 đƣợc triển khai tích hợp với Tiếng Việt và Đọc hiểu văn bản. Dạy học Làm văn theo quan điểm tích hợp sẽ giúp ích việc dạy học, cái này đƣợc học thông qua cái kia và ngƣợc lại. Nhƣ vậy, sẽ tránh đƣợc những vƣớng mắc dƣ thừa chồng chéo nội dung trong quá trình dạy Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt, Làm văn nhƣ trƣớc đây. Bản chất của quá trình dạy học làm văn là trang bị cho các em những hiểu biết về các kiểu văn bản. Từ đó, cung cấp những kĩ năng thiết yếu của việc tạo lập các kiểu văn bản để các em biết sử dụng những kĩ năng đó trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, cùng với quan niệm học văn là học những điều cơ bản về cuộc sống, để HS trở thành những công dân có ích của xã hội, những đơn vị kiến thức và kĩ năng của làm văn cũng có những phần gắn liền với thực tế cuộc sống. Nghị luận xã hội - trong đó có nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí đƣợc triển khai cũng nhằm mục đích đó. 1.2. Khi bàn về con ngƣời trong xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói của Ngƣời nhấn mạnh đến vai trò và nhiệm vụ của giáo dục, đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những con ngƣời có tài, có đức và biết cống hiến cho xã hội. Bởi vậy, phẩm chất đạo đức là một phần quan trọng, là một trong những nhiệm vụ và mục đích quá trình giáo dục. Theo đó, khi tổ chức giờ học, giáo viên (GV) luôn xác định rõ một bài học trong chƣơng trình, dù ở phân môn nào cũng hƣớng tới việc giáo dục HS không chỉ kiến thức, kĩ năng mà còn có cả mục đích giáo dục con ngƣời nhằm hình thành, phát triển nhân cách các em. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nội dung và những kiến thức của từng bài; tùy thuộc vào đặc trƣng kiến thức, kĩ năng của từng phân môn mà mục đích giáo dục tƣ tƣởng, nhận thức cho HS cũng có những sự khác biệt. Chẳng hạn, khi hƣớng dẫn HS đọc hiểu văn bản, GV bên cạnh việc giúp cho HS hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. Đồng thời, GV còn phải giúp các em rút ra những bài học nhận thức về cuộc sống, về tình ngƣời, tình đời, về lẽ sống và qua đó các em biết thấu hiểu, cảm thông trƣớc vấn đề tác giả muốn đề cập. Với phân môn Làm Văn, sau khi học xong những tri thức và kĩ năng tạo lập các kiểu văn bản, HS phải biết sử dụng các thao tác cần thiết để tạo lập các kiểu văn bản đƣợc học, biết vận dụng các kiểu văn bản đƣợc học phục vụ cho việc học tập ở nhà trƣờng và quan 2 trọng hơn là các em biết sử dụng chúng để phục vụ cho chính cuộc sống của các em, cho gia đình, xã hội. Muốn vậy, việc dạy học Làm văn ở trƣờng phổ thông không chỉ là trang bị tri thức, kĩ năng mà còn phải gắn liền với thực tế cuộc sống. Nhƣ vậy, giữa các phân môn cũng có sự tích hợp nên trong giảng dạy từng bài cụ thể ta không chỉ chú trọng đến kiến thức và kĩ năng mà ta cần phải chú trọng đến cả mục đích giáo dục HS từ những bài học kiến thức. Thế nhƣng một thực tế đau lòng đang diễn ra hiện nay là tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức, niềm tin, lí tƣởng của một bộ phận HS, đặc biệt là HS trung học phổ thông (THPT). Việc các em lừa dối cha mẹ, vô lễ với các thầy cô giáo, bỏ học la cà quán xá, gây gổ đánh nhau, sa vào các tệ nạn xã hội, thậm chí phạm tội không phải hiếm gặp. Nguyên nhân của tình trạng này thì có nhiều nhƣng điều dễ nhận thấy ở tuổi “tập” làm ngƣời lớn nhận thức của các em thƣờng chịu ảnh hƣởng rất lớn của môi trƣờng xung quanh. Trong khi đó, thực tế xã hội hiện nay vẫn còn một bộ phận ngƣời bị suy thoái đạo đức dƣới tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế kinh tế thị trƣờng. Điều này đã tác động tiêu cực đến việc tu dƣỡng rèn luyện đạo đức của đa số HS. Chƣơng trình Làm văn hiện nay ở THCS, THPT không còn là một môn độc lập nhƣ trƣớc nữa mà đƣợc tích hợp với Tiếng Việt và Đọc hiểu văn bản. Vì vậy, việc tăng cƣờng giáo dục đạo đức, bồi dƣỡng nhân cách HS hiện nay là vấn đề vô cùng quan trọng, là trách nhiệm của gia đình, nhà trƣờng và toàn xã hội. Là một sinh viên chuyên ngành sƣ phạm Ngữ văn sẽ trực tiếp giảng dạy trong nhà trƣờng THPT, tôi nhận thấy việc giáo dục HS cũng là một trong những mục đích quan trọng trong từng bài cụ thể. 1.3. Trong thời gian gần đây, giáo dục Việt Nam đang từng bƣớc thay đổi theo tinh thần Nghị quyết IX của Trung ƣơng Đảng, với tinh thần “đổi mới căn bản và toàn diện” giáo dục. Bàn về định hƣớng đổi mới giáo dục trong giai đoạn sắp tới, Thứ trƣởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Chương trình đổi mới tiếp cận theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho người học; không chạy theo khối lượng tri thức mà chú ý khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, động cơ...vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Tiếp cận theo hướng năng lực đòi hỏi HS làm, vận dụng được gì hơn là 3 HS biết những gì. Tránh tình trạng biết rất nhiều nhưng làm, vận dụng không được bao nhiêu, biết những điều rất cao siêu, nhưng không làm được những việc hết sức thiết thực đơn giản trong cuộc sống thường nhật... Nhận định này đã thể hiện khá rõ vai trò của giáo dục trƣớc đây cũng nhƣ những nhiệm vụ cần thiết trong giai đoạn sắp tới. Giáo dục Việt Nam trƣớc kia chủ yếu quan tâm tới hệ thống khối lƣợng kiến thức khổng lồ mà không chú trọng, quan tâm tới việc giáo dục thái độ, tình cảm cho các em HS khi tiếp cận với những kiến thức thuộc các khoa học chuyên môn mà không gắn với các tình huống thực tiễn. Nhƣ vậy, trong quá trình dạy học, bên cạnh việc trang bị cho HS hệ thống kiến thức và những kĩ năng cơ bản, GV còn phải quan tâm tới việc hƣớng dẫn các em biết rút ra những bài học nhận thức đã học để ứng dụng trong cuộc sống thực tiễn hàng ngày. Tuy nhiên, thực tế giáo dục hiện nay còn tồn tại hạn chế khi chỉ chú trọng đến kiến thức, kĩ năng mà chƣa quan tâm nhiều đến việc giáo dục nhân cách HS. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Tích hợp hướng dẫn học sinh THPT rút ra bài học nhận thức trong giờ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu dạy học bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” Theo Từ điển Từ và ngữ Hán Việt, “nghị luận” là dùng lí luận để phân tích bàn bạc, mở rộng ý nghĩa của các vấn đề trong thực tế khách quan. Còn nhắc tới “xã hội”, trƣớc hết chúng ta có thể hiểu là một tập thể ngƣời cùng sống, gắn bó với nhau trong quan hệ sản xuất và các quan hệ khác; hay cũng có thể hiểu là những gì thuộc về quan hệ giữa ngƣời và ngƣời về các mặt chính trị, kinh tế triết học, lịch sử, văn học, ngôn ngữ... Nhƣ vậy, chúng ta có thể cho rằng nghị luận xã hội là thể văn hƣớng tới phân tích, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ của con ngƣời trong đời sống xã hội. Mục đích cuối cùng của nó là tạo ra những tác động tích cực đến con ngƣời và những mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong xã hội. Với ý nghĩa trên, có thể khẳng định, nghị luận xã hội là một kiểu bài của nghị luận mà đối tƣợng đƣợc bàn luận trong đó khá rộng lớn. Đó có thể là những câu chuyện, 4 những lời nói, những hành động, việc làm của những con ngƣời trong cuộc sống hàng ngày; đó cũng có thể là những quan điểm sống còn đang diễn ra trong xã hội... Nhƣ vậy, các vấn đề tƣ tƣởng, đạo lí đƣợc con ngƣời vận dụng và ứng xử trong cuộc sống hiện đại cũng là một phạm vi đƣợc luận bàn trong nghị luận xã hội. Trong chƣơng trình Ngữ văn, nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí đƣợc triển khai dạy từ THCS và THPT. Theo đó, đã có một số nhà khoa học nghiên cứu về việc dạy học kiểu bài này, có thể kể tới những công trình nhƣ: Trong cuốn Làm văn do Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) các tác giả đã chỉ rõ Nghị luận chính trị - xã hội là loại đề yêu cầu bàn bạc về một vấn đề chính trị, đạo đức, luân lí hay một vấn đề xã hội [16, 229]. Ở đây, các tác giả chỉ ra các phạm trù của nghị luận xã hội nhƣng chƣa đề ra đƣợc sự thống nhất chung về kiểu văn nghị luận xã hội. Bên cạnh đó, cuốn sách này các tác giả cũng lƣu ý một số điểm khác nhau khi làm đề văn nghị luận xã hội với nghị luận văn học, giữa nghị luận về một hiện tƣợng đời sống với nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. Cơ sở để xác định kiểu bài nghị luận xã hội là Nghị luận chính trị, xã hội là loại đề yêu cầu bàn bạc vấn đề chính trị, đạo đức, luân lí hay một vấn đề xã hội. Ở đây, các tác giả đã chỉ ra phạm trù của nghị luận xã hội đó là: Nghị luận chính trị; nghị luận đạo đức, tƣ tƣởng; nghị luận hiện tƣợng đời sống xã hội. Theo đó, các tác giả Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh Hiếu, Nguyễn Thành Thi trong công trình này mới tập trung bàn về cách tạo lập văn bản nghị luận. Các tác giả nhấn mạnh: Đề văn này thuộc loại nào? Nghị luận văn học hay nghị luận xã hội? Nếu là nghị luận văn học thì thuộc nhóm nào? Nếu là nghị luận xã hội thì thuộc nhóm nào? [229, 12]. Nhƣ vậy, ở đây các tác giả đã bàn đến sự khác nhau của các kiểu bài trong đề văn. Việc chỉ ra sự khác nhau đó, cho chúng ta thấy mỗi kiểu bài có cách tiếp cận, cách tạo lập khác nhau. Nếu là nghị luận xã hội sẽ có hƣớng tiếp cận của kiểu bài nghị luận xã hội và nếu là nghị luận văn học thì có hƣớng tiếp cận của kiểu bài nghị luận văn học. Tuy nhiên, những lƣu ý đó chỉ đƣợc các tác giả nêu một cách khái quát và khi chỉ ra cách làm bài văn nghị luận các tác giả cũng trình bày cách làm của bài văn nghị luận chung chung chƣa quan tâm đến cách làm cụ thể của mỗi kiểu bài. 5 Trong cuốn Rèn luyện kĩ năng văn nghị luận của Bảo Quyến, tác giả cũng bàn về văn nghị luận. Theo Bảo Quyến cũng phân loại văn nghị luận thành hai loại: Nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Và trong văn nghị luận xã hội lại bao gồm nhiều dạng nghị luận khác nhau nhƣ: nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tƣợng đời sống… Nhƣ vậy, có thể nhận thấy cho đến nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và bàn về văn bản nghị luận và cách tạo lập văn bản. Trong cuốn Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 12 môn Ngữ văn, các tác giả cũng bàn đến phương pháp dạy học kiểu văn bản nghị luận, trong đó có Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Song nhìn chung các tác giả chỉ nói một cách chung nhất về quy trình dạy học kiểu bài này gồm các bƣớc (Bƣớc 1: Tìm hiểu đề, xác định yêu cầu của đề bài; Bƣớc 2: Tìm ý và lập dàn ý; Bƣớc 3: Xây dựng dàn ý; Bƣớc 4: Học sinh thảo luận để rút ra cách làm và sau đó đọc phần ghi nhớ; Bƣớc 5: Luyện tập thực hành. Nhƣ vậy, ta thấy rất nhiều tác giả có những công trình nghiên cứu bàn về văn nghị luận nói chung và nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí nói riêng. Đa phần các công trình nghiên cứu trƣớc đó mới chỉ đề cập đến các bƣớc làm bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí hay những cách hiểu chung chung về kiểu bài này. Trong khi đó, việc giáo dục đạo đức HS nhằm mục đích giáo dục HS cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ giúp các em có sự phát triển toàn diện cả về nhận thức và nhân cách dƣờng nhƣ chƣa đƣợc chú trọng. Đứng trƣớc yêu cầu phát huy tính tích hợp giữa hình thành kiến thức, kĩ năng với bài học nhận thức cho HS trong giờ học nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này. 2.2. Lịch sử nghiên cứu dạy học bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” chú trọng tới việc giáo dục con người HS Nhƣ chúng ta đƣợc biết, việc phát triển đạo đức của học sinh trong quá trình giáo dục vẫn chƣa đƣợc chú trọng trong một giờ học cụ thể trong đó có Làm văn. Bàn về vấn đề giáo dục đạo đức, con ngƣời học sinh bƣớc đầu đã có những công trình bàn về vấn đề này: TS. Phạm Thị Kim Anh trong Tạp chí giáo dục và thời đại số 38(99) tháng 52014, khi bàn về Đạo đức học sinh đang thách thức năng lực giáo dục của người 6 thầy, đã đề cập đến vấn đề giáo dục con ngƣời học sinh. Trong phần mở đầu, TS. Phạm Thị Kim Anh viết: “Trong những năm gần đây nhiều câu chuyện buồn liên tiếp xảy ra như: trò tạt cả chậu a xít vào người thầy vì không được nâng điểm thi, kiện lại thầy vì bị phạt hít đất trong giờ thể dục ( ở TP. Hồ Chí Minh); rút dây nịt quất vào đầu, vào mặt thầy giáo đến khi ngất xỉu chỉ vì thầy gọi giám thị mời trò ra khỏi lớp do đánh cờ, la ó trong giờ học (ở An Giang); lao vào đánh hội đồng thầy khi bị thầy tát (ở Bình Định),... để thầy bị sa thải và còn biết bao trường hợp trò chặn đánh thầy giữa đường, ngang nhiên thách thức lại thầy cô giáo, hỗn láo với thầy cô trong giờ học,... đang làm dư luận xã hội dạy sóng và làm dấy lên nhiều câu hỏi: “Phải chăng đã đến thời thầy phải sợ trò” [2, 15]. Hiện nay, cùng với nhiệm vụ đổi mới toàn diện giáo dục, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã xác định dạy học các tri thức khoa học phải hƣớng tới nhiệm vụ hình thành năng lực, các tri thức cũng phải gắn liền với thực tế để các em có thể có những trải nghiệm sáng tạo; hình thành con ngƣời HS toàn diện ở các phƣơng diện trí, thể, mỹ để các em trở thành những công dân có ích cho xã hội. Với tinh thần trên, có thể thấy việc dạy và học các phân môn, trong đó có cả dạy học những tri thức Làm văn đều có thể gắn với mục đích giáo dục nhân cách HS. Ta chỉ thấy các tác giả chỉ chú trọng đến cách phân loại, các bƣớc làm văn nghị luận xã hội, đặc điểm của văn nghị luận song chƣa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu cách dạy các bài nghị luận nói chung và bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí nói riêng. Trong đó, có sự kết hợp giữa rèn luyện các kĩ năng, bài học nhận thức. Đặc biệt, chƣa thật sự chú trọng việc kết hợp giáo dục bài học đạo đức cho HS. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng tôi nhận thấy lịch sử nghiên cứu việc dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí dƣờng nhƣ chƣa chú trọng tới giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS mà mới chỉ dừng lại ở việc hƣớng dẫn HS biết cách kết hợp kiến thức và kĩ năng để tạo lập văn bản. Đây chính là những gợi dẫn để tôi triển khai đề tài: Tích hợp hướng dẫn học sinh THPT rút ra bài học nhận thức trong giờ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 7 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này nhằm hƣớng tới các mục tiêu sau: - Tìm ra những cơ sở khoa học khi dạy học một nội dung kiến thức trong chƣơng trình Ngữ văn THPT có hƣớng tới việc giáo dục HS thông qua những bài học nhận thức. - Tìm ra những hình thức giáo dục nhân cách HS ngoài việc trang bị tri thức. - Góp phần nhỏ bé vào việc tìm ra những cách tổ chức hoạt động dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí đạt hiệu quả. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng hợp những tri thức cơ bản về nghị luận xã hội. - Khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài. - Nêu ra cách vận dụng những kiến thức để giáo dục con ngƣời học sinh trong giờ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Gắn với nội dung đề tài, khóa luận xác định đối tƣợng nghiên cứu là bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí đƣợc dạy cho HS lớp 12 - THPT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tuy nhiên, theo đề tài khóa luận tập trung tìm hiểu cách hƣớng dẫn HS rút ra những bài học nhận thức trong giờ dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Qua đó, cho các em có những hiểu biết và rút ra những suy nghĩ, nhận thức nhằm giáo dục nhân cách con ngƣời các em. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài Bài học nhận thức cho học sinh THPT trong giờ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí khóa luận sử dụng các phƣơng pháp sau: 5.1. Phương pháp thống kê Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân loại và phân tích kết quả khảo sát thực trạng của HS trƣớc khi tiến hành thực nghiệm. 8 5.2. Phương pháp hệ thống hóa Sử dụng phƣơng pháp này nhằm hệ thống hóa các tri thức, lí thuyết về tích hợp, về các kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội trong SGK Ngữ văn 12. 5.3. Phương pháp so sánh đối chiếu Phƣơng pháp này sử dụng khi tiến hành so sánh các dạng bài nghị luận xã hội nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu trong đề tài. 5.4. Phương pháp thực nghiệm Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi tổ chức thực nghiệm để chứng minh tính khả thi của thiết kế, từ đó rút ra kết luận chung, cần thiết cho những đề xuất đƣợc giới thiệu. 6. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận gồm 3 chƣơng: CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CHƢƠNG 2: HƢỚNG DẪN HỌC SINH RÚT RA BÀI HỌC NHẬN THỨC TRONG GIỜ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƢ TƢỞNG, ĐẠO LÍ CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 9 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Những cơ sở lí luận của tâm lí và giáo dục học 1.1.1. Cơ sở giáo dục học Nhân cách là thuật ngữ đƣợc các nhà khoa học dùng để chỉ những nét riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân. Nói một cách khác, nhân cách biểu hiện thế giới cái tôi của mỗi cá nhân, là sự tổng hợp của các yếu tố sinh học, tâm lí, xã hội, tạo nên đặc trƣng riêng về di truyền, về sinh lí thần kinh, về hoàn cảnh sống của mỗi cá nhân theo các cách riêng của mình. Nhƣ vậy, nhân cách là toàn bộ năng lực và phẩm chất xã hội - sinh lí - tâm lí của cá nhân tạo thành chỉnh thể, đóng vai trò chủ thể ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định và tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình. Nhân cách đƣợc đánh giá thông qua những hành động, lời nói, cách ứng xử, qua cách sống và làm việc trƣớc cộng đồng, trƣớc tập thể, trƣớc xã hội. Có thể nói nhƣ vậy là bởi con ngƣời sống và phát triển trong hệ thống các quan hệ đa dạng với thế giới xung quanh. Hai mặt quan trọng nhất trong hệ thống đó là quan hệ giữa ngƣời với tự nhiên và quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, giữa ngƣời với thế giới vật thể - văn hóa do ngƣời tạo ra. Nhờ có các quan hệ với tự nhiên, con ngƣời sẽ đƣợc tiếp nhận toàn bộ những biểu hiện của thực tế khách quan, từ đó hình thành những hiểu biết và nhận thức về thế giới, tạo ra những kết quả khoa học. Còn thông qua quan hệ với ngƣời (tức là quan hệ với các cá nhân khác trong cộng đồng), mỗi cá nhân có thể gây dựng đƣợc những mối quan hệ giao lƣu trong đời sống xã hội, tạo ra những mối quan hệ xã hội, thể hiện đƣợc tính tập thể trong đời sống hàng ngày. Con ngƣời với tƣ cách là một thực thể xã hội, dù muốn hay không, luôn luôn phải giao lƣu với ngƣời khác trong mọi hoạt động và phải giữ những vai trò xã hội khác nhau. Khi giữ những vai trò đó, họ có thể tham gia một cách tích cực, sáng tạo vào hoạt động chung; họ có thể phục tùng một cách thụ động và hòa tan nhân cách của mình trong cộng đồng đó; họ cũng có thể đối lập với cộng đồng, thƣờng xuyên va chạm với ngƣời khác. Thông qua các mối quan hệ giao lƣu muôn màu muôn vẻ đó, con ngƣời chiếm lĩnh đƣợc bản chất xã hội loài 10 ngƣời, nhân cách của mỗi ngƣời với tƣ cách là chủ thể hoạt động và giao lƣu đƣợc hình thành và phát triển. Sự hình thành nhân cách của họ tùy thuộc vào tính chất của các mối quan hệ của ngƣời đó trong cộng đồng. Nhƣ vậy, nếu cá nhân là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa từng cá thể so với các cá nhân khác trong tập thể, thì nhân cách là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa các cá nhân. Cá nhân là nhân tố biểu hiện của giống loài, còn nhân cách vừa là nội dung vừa là cách thức biểu hiện của mỗi cá nhân riêng biệt. Nhân cách là thế giới quan bên trong của mỗi cá nhân. Một xã hội tiến bộ là một xã hội mà mỗi cá nhân phát triển nhân cách của mình theo hƣớng tích cực, phát huy vai trò động lực, chủ thể sáng tạo của mỗi cá nhân. Nhân cách không phải là bẩm sinh, sẵn có mà đƣợc hình thành và phát triển phụ thuộc vào ba yếu tố sau đây: Thứ nhất, nhân cách phải dựa trên tiền đề sinh học và tƣ chất di truyền học, một cá thể sống phát triển cao nhất của giới hữu sinh. Thứ hai, môi trƣờng xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách thông qua sự tác động biện chứng của gia đình, nhà trƣờng và xã hội đối với mỗi cá nhân. Thứ ba, hạt nhân của nhân cách là thế giới quan cá nhân, bao gồm toàn bộ các yếu tố nhƣ quan điểm, lí luận, niềm tin, định hƣớng giá trị. Yếu tố quyết định để hình thành thế giới quan cá nhân là tính chất của thời đại, lợi ích, vai trò, địa vị cá nhân trong xã hội; khả năng thẩm định giá trị đạo đức - nhân văn và kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Dựa trên nền tảng của thế giới quan cá nhân để hình thành các thuộc tính bên trong về năng lực, về phẩm chất xã hội nhƣ năng lực trí tuệ, chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức, pháp luật, thẩm mĩ. Sự hình thành và phát triển của nhân cách là sự thống nhất của các yếu tố sinh học, tâm lí xã hội để xác lập “cái tôi” của cá nhân. Hiểu đƣợc nhân cách con ngƣời là gì và quá trình hình thành nhân cách diễn ra nhƣ thế nào chính là những gợi dẫn để GV phát triển đƣợc nhân cách của HS trong một giờ học, đặc biệt là giờ học Làm văn. Nhân cách đƣợc hình thành trên các cơ sơ sinh học, di truyền và đặc biệt là yếu tố môi trƣờng xã hội. Sản phẩm của hoạt 11 động giáo dục là con ngƣời. Vì vậy, việc hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong con ngƣời là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục. Giáo dục đạo đức là vấn đề cốt lõi của việc hình thành nhân cách cho HS phổ thông. Đó là cả một quá trình đƣợc chuẩn bị đầy đủ về tri thức khoa học và chiến lƣợc đào tạo từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tƣợng. Trong quá trình đào tạo, giáo dục không chỉ dừng lại ở việc bồi dƣỡng nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội mà còn phải góp phần định hình và phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân cách con ngƣời với những hành vi cao đẹp đầy tính nhân văn cho HS với hệ thống chuẩn mực các yếu tố nhƣ: hành vi đạo đức; chuẩn mực tri thức và niềm tin; chuẩn mực về tình cảm, thái độ, hình thành những kĩ năng, hành vi phù hợp với các chuẩn mực và trên cơ sở đó rèn luyện thói quen đạo đức tích cực cho các em. Khi nói về vai trò của giáo dục, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Trong xã hội có giáo dục, quan hệ giữa ngƣời với ngƣời dựa trên những chuẩn mực xã hội sẽ là tiền đề cho sự ổn dịnh và phát triển kinh tế xã hội, tạo nên cuộc sống vui tƣơi, hạnh phúc cho tất cả mọi ngƣời. Trong nhà trƣờng, giáo dục đạo đức cho HS là một trong những vấn đề trọng tâm. Bởi các em chính là những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Nếu giáo dục tốt, các em sẽ trở thành những con ngƣời có ích cho gia đình, xã hội. Ngƣợc lại, các em sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, “Tiên học Lễ, hậu học Văn” không chỉ là khẩu hiệu mà còn chính là nhiệm vụ của thầy và trò trong suốt quá trình dạy - học. Giáo dục nhận thức và đạo đức HS có ý nghĩa không nhỏ. Nó giúp cho HS từ những tri thức khoa học đã học, biết suy nghĩ, đánh giá đúng sai, phải trái, biết soi lại mình và cũng biết bày tỏ những tâm tƣ của mình. Từ đó, các em biết tự điều chỉnh hành vi, cách cƣ xử sao cho đúng đắn, phù hợp trong các mối quan hệ với ngƣời khác, biết hƣớng cuộc sống của mình vào những mục tiêu cao cả. Làm văn là 12 một phần kiến thức và kĩ năng mà HS đƣợc học từ Tiểu học đến THPT. Bản chất của làm văn là giúp cho HS biết cách tạo lập những kiểu văn bản mà con ngƣời thƣờng sử dụng trong đời sống hàng ngày. Theo đó, khi trình bày những vấn đề của cuộc sống, con ngƣời cũng cần phải biết thể hiện những suy nghĩ, nhận thức, tình cảm, thái độ và chính kiến của bản thân về cuộc sống. Văn bản nghị luận, trong đó có nghị luận xã hội đƣợc giới thiệu trong chƣơng trình cũng nhằm mục đích trên. Có thể nói, hƣớng dẫn HS tạo lập văn bản nghị luận xã hội trƣớc hết là giúp cho các em biết và có những kĩ năng thiết yếu tạo lập một kiểu văn bản đƣợc con ngƣời sử dụng khá phổ biển trong cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa, gắn với những vấn đề thuộc về đời sống xã hội, trong quá trình tạo lập văn bản, ngƣời tạo lập bao giờ cũng phải thể hiện nhận thức và chính kiến của bản thân. Nhƣ vậy là khi bàn luận các vấn đề của đời sống xã hội, ngƣời tạo lập ít nhiều đều phải thể hiện bóng dáng con ngƣời mình. Bởi lẽ, trƣớc những đề bài nghị luận xã hội, HS phải suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh các vấn đề đạo lí, nhân cách con ngƣời. Từ đó phát triển ý thức tự trao đổi, xây dựng cho mình một nhân cách tốt đẹp. Đây chính là những vốn sống vô cùng quan trọng trong hành trang mà mỗi thầy cô giáo trang bị cho các em khi bƣớc vào đời. Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho HS là một phần không thể thiếu trong mỗi giờ học Làm văn. Thông qua một giờ dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, GV sẽ tích hợp kiến thức, kĩ năng và giáo dục nhân cách cho các em thông qua việc phân tích ngữ liệu, liên hệ thực tế và khi thực hiện các bài luyện tập. Từ đó, các em có thể hình thành cho mình những phẩm chất tốt, theo đúng những yêu cầu của xã hội hiện đại, biết tạo cho mình những cách ứng xử hợp tình, hợp lí và phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện sống cụ thể. 1.1.2. Cơ sở tâm lí học Ở THPT, HS đang trong thời kì dậy thì điều đó tạo ra những nét riêng biệt về sự phát triển tâm sinh lí của các em. Có thể nhận thấy, đây là giai đoạn phát triển quan trọng của con ngƣời, xuất hiện những biểu hiện rất đặc trƣng về tâm lí. Trong thời kì này các em bắt đầu có những băn khoăn, suy nghĩ về nhiều vấn đề: học tập, gia đình, bạn bè...Luôn muốn khẳng định mình, thích làm ngƣời lớn. Những sự thay 13 đổi trong tâm sinh lí nhƣ vậy có ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động giáo dục, trong đó có nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho các em. Dƣới đây là một số đặc điểm tâm lí chủ yếu của HS THPT: Do những thay đổi của tâm sinh lí tuổi dậy thì, HS THPT thƣờng mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ, chuộng cái đẹp. Đây là lứa tuổi đang phát triển về tài năng tiếp thu cái mới nhanh, thông minh sáng tạo nhƣng cũng rất dễ sinh ra chủ quan, nông nổi, kiêu ngạo, ít chịu học đến nơi đến chốn. Thích hƣớng về tƣơng lai, ít chú ý đến hiện tại và dễ quên quá khứ. Ở lứa tuổi này, các em hăng hái nhiệt tình trong công việc, lạc quan yêu đời nhƣng cũng rất bi quan chán nản khi gặp thất bại. Tuy nhiên, trên thực tế, một số HS THPT tình cảm cách mạng và ý chí phấn đấu yếu, trình độ giác ngộ, nhận thức về xã hội còn thấp. Một số HS có thái độ coi thƣờng lao động chân tay, thích cuộc sống xa hoa lãng phí, ăn chơi đua đòi theo bạn bè, tôn thờ hình thức bề ngoài, có mới nới cũ… Với một số nét về đặc điểm tâm lí HS THPT nhƣ trên, trong quá trình giáo dục GV cần phải nắm bắt đƣợc những đặc điểm, tính chất của các mối quan hệ tạo ra hoàn cảnh xã hội cho sự phát triển tâm lí ở từng em. Thông qua đó, GV có thể hiểu đƣợc vị trí của giai đoạn lứa tuổi HS THPT, bối cảnh xã hội, các yếu tố ảnh hƣởng tới diễn biến tâm lí của lứa tuổi này để từ đó có những định hƣớng dạy học giáo dục cả về kiến thức, kĩ năng cũng nhƣ hình thành nên những nhân cách tốt cho bản thân các em. Giáo dục là một hiện tƣợng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hƣởng tự giác chủ động đến con ngƣời đƣa đến sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách. Hiểu theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trƣờng, xã hội bao gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác đến con ngƣời. Theo nghĩa hẹp thì giáo dục có thể xem nhƣ là quá trình tác động đến tƣ tƣởng, hành vi của con ngƣời (giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục lối sống, hành vi…). Trong sự hình thành và phát triển nhân cách thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo, điều đó đƣợc thể hiện nhƣ sau: 14 Trƣớc hết, giáo dục vạch ra phƣơng hƣớng cho sự hình thành và phát triển nhân cách vì giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành một mẫu ngƣời cụ thể cho xã hội - một mô hình nhân cách phát triển, đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống. Thông qua các mặt nội dung giáo dục, thế hệ trƣớc truyền lại cho thế hệ sau nền văn hoá xã hội - lịch sử để tạo nên nhân cách của mình. Không những vậy, giáo dục con ngƣời đƣa thế hệ trẻ vào “vùng phát triển gần”, vƣơn tới những cái mà thế hệ trẻ sẽ có, tạo cho thế hệ trẻ một sự phát triển nhanh, mạnh, hƣớng về tƣơng lai. Cũng từ đó, giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình thành nhân cách nhƣ các yếu tố thể chất (bẩm sinh di truyền), yếu tố hoàn cảnh sống, yếu tố xã hội, đồng thời bù đắp cho những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố trên sinh ra (nhƣ ngƣời bị khuyết tật, bị bệnh hoặc có hoàn cảnh không thuận lợi). Mặt khác, giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch về một mặt nào đó so với các chuẩn mực do tác động tự phát của môi trƣờng gây nên và làm cho nó phát triển theo hƣớng mong muốn của xã hội (giáo dục lại). Cho nên, giáo dục giữ vai trò chủ đạo quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách, song không nên tuyệt đối hoá vai trò của giáo dục, giáo dục không phải là vạn năng, cần phải tiến hành giáo dục trong mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức hoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt động cùng nhau trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ nhóm và tập thể. Giáo dục không tách rời với tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân [3, 181- 182]. Nhƣ vậy, có thể khẳng định, giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng để chi phối sự hình thành nhân cách cho HS. Chính vì giáo dục là một trong những yếu tố có vai trò chủ đạo trong việc giáo dục nhân cách con ngƣời nên việc giáo dục đạo đức cho HS trong giờ học là vô cùng quan trọng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho các em nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình dạy học Ngữ văn nói chung và phần Làm văn nói riêng để xây dựng hình thành cho các em những nhân cách tốt khi lồng các bài học từ thực tế vào trong giờ học sẽ giúp các em tự liên hệ và mỗi cá nhân sẽ tự rút cho mình những bài học đạo đức tốt đẹp. 15 1.2. Những cơ sở lí luận của nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí 1.2.1. Khái niệm nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Khi bàn về khái niệm “tư tưởng”, tác giả Nguyễn Nhƣ Ý trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2007, tr. 1704) có viết: “Quan niệm và ý nghĩ chung của con người đối với tự nhiên và xã hội”. Mở rộng hơn ý nghĩa của “tƣ tƣởng”, một ý kiến khác cho rằng tƣ tƣởng là “Kết quả sinh ra từ hoạt động của tư duy con người nhằm phản ánh tồn tại khách quan vào trong ý thức”. Còn nhắc tới “đạo lí” (Hán Dũ, Nguyên Đạo, dẫn theo bản dịch tiếng Việt trong: Đƣờng Tống bát đại gia, NXB Đồng Nai, 1996, tr. 20) cho rằng: “Lòng thương người gọi là “nhân”, giải quyết công việc hợp tình hợp lí gọi là “nghĩa”, mọi chuyện đều làm theo hai thứ đó thì gọi là “đạo”, tự mình có thể bằng lòng với chính mình, không cần ỷ lại vào người khác thì gọi là “đức”. “Nhân” và “nghĩa” là những danh xưng đã được khẳng định, “đạo” và “đức” là những từ chưa được khẳng định. Cho nên nói tới đạo lí thì có sự phân biệt quân tử và tiểu nhân, nói tới đức hạnh thì có sự khác nhau giữa mĩ đức và ác đức”. Với những cách hiểu về “tƣ tƣởng” và “đạo lí” nhƣ vậy, có thể khẳng định: Nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tƣ tƣởng đạo đức, lối sống, quan niệm của con ngƣời. Trƣớc hết, có thể hiểu tƣ tƣởng là sự kết tinh của những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc đời. Đó là những ý nghĩ, suy nghĩ sâu xa, độc đáo về một vấn đề của đời sống. Còn đạo lí đƣợc hiểu là những vấn đề về đạo đức, về lí tƣởng. Ngoài ra, đạo lí còn gắn liền với quan niệm sống, phong tục tập quán, với lối suy nghĩ, thuần phong mĩ tục của ngƣời Việt. Riêng về phạm trù đạo lí, nội dung bàn luận bao gồm nhiều ý nghĩa, nhiều phƣơng diện nhƣ đạo làm ngƣời, lẽ phải, trong quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, giữa cá nhân và xã hội. Vấn đề tƣ tƣởng, đạo lí thƣờng đƣợc nêu lên trong các ý kiến, nhận định của các bậc vĩ nhân, hay nhà thơ, nhà văn..., hoặc nêu ra ở tục ngữ, ca dao. Ta có thể nhận thấy một số tƣ tƣởng, đạo lí của ngƣời Việt trong một số đề dƣới đây: Nói về chuyện học, tục ngữ có câu:“Học thầy không tày học bạn”, lại có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Anh (chị) suy nghĩ nhƣ thế nào trƣớc những lời khuyên này? 16 Ngoài ra, có thể hiểu tƣ tƣởng nói một cách đơn giản là suy nghĩ, ý nghĩ; tƣ tƣởng là quan điểm và ý nghĩ chung của con ngƣời đối với hiện thực khách quan và đối với xã hội. Pa-xcan có câu nói nổi tiếng: “Con người là một cây sậy, nhưng là cây sậy có tư tưởng, nhờ tư tưởng mà con người bao trùm được vũ trụ”. Nhƣ vậy, nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí là một loại văn nghị luận xã hội ngoài các loại nhƣ nghị luận về một hiện tƣợng đời sống; nghị luận về một vấn đề gắn với văn học. 1.2.2. Đặc điểm của kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Nghị luận về tƣ tƣởng tức là bàn luận nhằm thể hiện suy nghĩ, bộc lộ quan điểm của mình về quan niệm sống, về các phạm trù đạo đức của chính bản thân các em. Vấn đề đạo lí trong nội dung nghị luận cũng nhằm giúp HS có thái độ ứng xử đúng đắn với chính bản thân mình và với chính mọi ngƣời trong xã hội. Theo đó, xem xét kiểu bài này trong chƣơng trình Ngữ văn hiện hành, chúng tôi nhận thấy nó có một số đặc điểm sau: Trƣớc hết, về mặt nội dung nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tƣ tƣởng, đạo lí, lối sống...của con ngƣời. Với loại nghị luận này có thể nhận thấy rằng phạm vi đề tài của nó vô cùng phong phú, đa dạng. Đề bài có thể bàn luận về các vấn đề (quan niệm, suy nghĩ, những chuẩn mực xã hội…). Cần chú ý đề bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí (thuộc lĩnh vực xã hội) có khi đƣợc nêu ra trong một tác phẩm, một hiện tƣợng văn học có bàn về vấn đề của cuộc sống; cùng là vấn đề xã hội nhƣng tƣ tƣởng, đạo lí hƣớng tới chuẩn mực, còn hiện tƣợng đời sống là những biểu hiện của đời sống đã và đang diễn ra. Chẳng hạn, có các đề bài nhƣ: Suy nghĩ về câu ca dao “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay có phải “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu tình thương”?... Nhận thức tƣ tƣởng, đạo lí có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống mỗi con ngƣời. Đó là vấn đề liên quan đến quan niệm, lẽ sống, đạo đức, tình cảm… theo những chuẩn mực xã hội nhất định. Những chuẩn mực này có thể đƣợc điều chỉnh qua các thời đại và đƣợc kiểm chứng trong thực tế với những hành vi ứng xử của con ngƣời. Tuy nhiên, khi bàn luận, nhận thức về tƣ tƣởng, đạo lí không tách rời nhận thức về các lĩnh vực khác nhƣ khoa học, nghệ thuật, văn hóa nếp sống… Tƣ tƣởng, đạo lí đƣợc quy định 17 bởi xã hội và bao giờ cũng mang tính chất khách quan. Mặc dù vậy, tƣ tƣởng, đạo lí không xa lạ với tình cảm. Những tình cảm chân chính bao giờ cũng tìm thấy mối liên hệ với tƣ tƣởng, đạo lí. Nhận thức đó có nhiều khả năng thẩm thấu vào hoạt động của nhiều lĩnh vực và quy định chuẩn mực của những lĩnh vực này. Sự liên thông kiến thức giữa các lĩnh vực đời sống xã hội là một thực tế. Vì vậy, ngƣời làm văn nghị luận về vấn đề tƣ tƣởng, đạo lí cần huy động đƣợc hiểu biết về các lĩnh vực để lập luận có sức thuyết phục. Những áng văn nghị luận mẫu mực đều chứng tỏ đều này. Bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí còn có một mục đích khác là giáo dục đạo đức nhân cách cho HS, giúp các em rèn luyện kĩ năng lập luận, biết vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận vào từng dạng đề cụ thể. Vì vậy, kiểu bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí về cơ bản vẫn mang những đặc trƣng chung của một bài nghị luận xã hội. Song xét ở cấp độ cụ thể thì nó cũng có những nét đặc trƣng riêng mang những dấu ấn rõ nét. Trong quá trình làm bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, ngƣời viết phải nắm vững những kiến thức liên quan đến vấn đề cần nghị luận, không phỏng đoán và thiếu căn cứ khoa học cũng nhƣ thực tiễn. Không những thế, nội dung của bài văn phải có chiều sâu về trí tuệ trong cách giải thích, lí giải, phân tích, bình luận, trong liên hệ, liên tƣởng cùng với vốn hiểu biết phong phú về văn học, văn hóa xã hội; đồng thời cái quan trọng là sự chân thành của ngƣời viết khi thể hiện cảm xúc qua việc trình bày một nội dung nào đó. Bài văn đã chứng tỏ đƣợc khả năng quan sát, khả năng phát hiện vấn đề, khả năng giải quyết vấn đề theo cách của riêng mình, khả năng huy động vốn sống cùng với tri thức văn hóa. Xét về cấu trúc, cũng giống nhƣ kết cấu của một bài văn nghị luận thông thƣờng, một bài văn nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí gồm ba phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề. Cụ thể hơn khi tiến hành thực hiện lập luận trong kiểu bài này, ngƣời tạo lập cần đảm bảo ba bƣớc cụ thể nhƣ sau: Bƣớc 1: Giải thích khái niệm; Bƣớc 2: phân tích, lí giải; Bƣớc 3: bình luận, đánh giá. Làm văn nghị luận xã hội về một tƣ tƣởng, đạo lí yêu cầu HS phải đọc và hiểu đƣợc yêu cầu của đề. Trong đề việc trích dẫn câu nói, những câu châm ngôn 18 chỉ để làm cơ sở để yêu cầu các em bàn luận đến một vấn đề có liên quan đến nội dung câu nói đó, nhƣng thể hiện từ sự nhận thức và trải nghiệm của bản thân mình. Việc dùng lí lẽ và dẫn chứng ở dạng bài này không phải căn cứ vào những lí lẽ, dẫn chứng hoặc câu nói có tính kinh điển là hay mà phải là sự trung thực nói lên suy nghĩ, nhận thức của mình với những dẫn chứng có thật từ đời sống xung quanh, thậm trí ngay cả bản thân mình vừa có giá trị biểu cảm để tác động đến cả nhận thức và tình cảm của ngƣời đọc. Văn nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong nhà trƣờng cũng nhƣ trong xã hội. Đối với HS trong nhà trƣờng phổ thông, do tâm lí, lứa tuổi, tầm nhận thức nên những vấn đề đặt ra bàn luận không phải những vấn đề quá phức tạp, lớn lao mà chỉ là những khía cạnh đạo đức, tƣ tƣởng, tình cảm gắn liền với đời sống hàng ngày...thông qua những vấn đề này không chỉ giúp các em vận dụng một cách tối đa, tổng hợp nhất những hiểu biết của mình về tự nhiên, xã hội rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, tƣ duy logic, giúp HS có những nhận thức, đánh giá đúng và có thái độ đúng đắn trƣớc những vấn đề của cuộc sống, qua đó giáo dục đạo đức và phát triển nhân cách các em. Ngoài ra, nó còn giúp con ngƣời có những nhận đầy đủ về các kiến thức ngoài xã hội và những kiến thức mang màu sắc chính trị - xã hội: những hiểu biết về chính trị - pháp luật, những kiến thức cơ bản về truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, tâm lí - xã hội... 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Điều tra, khảo sát thực trạng dạy học bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” ở trường THPT 1.3.1.1. Điều tra, thăm dò, dự giờ GV Để đánh giá đúng thực tế dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí chúng tôi tiến hành thăm dò, điều tra các GV qua hoạt động giảng dạy Ngữ văn và trực tiếp dự giờ của họ. Cụ thể: * Phát phiếu thăm dò ý kiến GV Trƣớc hết, chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến của GV thông qua các phiếu thăm dò. Phiếu điều tra gồm 10 phiếu, đƣợc phát cho GV tổ Văn, Trƣờng THPT 19 Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội. Nội dung phiếu nhƣ sau: Xin các đồng chí vui lòng cho biết một số ý kiến bản thân về tầm quan trọng của việc đưa bài học nhận thức vào trong bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12 với mục đích giáo dục HS? Câu 1: Theo đồng chí, việc giáo dục nhân cách HS trong giờ học bài Nghị luận về một tưởng, đạo lí có tầm quan trọng nhƣ thế nào? Câu 2: Theo đồng chí, quan điểm tích hợp đã đƣợc sử dụng hợp lí trong việc tích hợp các bài học kiến thức, kĩ năng và giáo dục nhân cách HS hay chƣa? Câu 3: Theo các đồng chí thời lƣợng tiết học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí đã phù hợp chƣa? Thuận lợi và khó khăn khi phải soạn giáo án bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí theo hƣớng mới tập trung vào bài học nhận thức đồng thời qua đó giáo dục con ngƣời HS. Sau khi tiếp nhận ý kiến của đội ngũ GV, chúng tôi thống kê và nhận thấy: Câu 1: Chúng tôi nhận đƣợc rất nhiều câu trả lời khác nhau về tầm quan trọng của bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, song đa số các ý kiến đó vẫn có những quan điểm chung rằng: Bài học Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ngoài việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng còn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó hình thành cho HS có những nhận thức về thực tế cuộc sống, rút ra đƣợc những bài học cần thiết để hình thành và phát triển nhân cách, giúp các em có lối sống lành mạnh, có đƣợc những cách ứng xử thông minh trong từng trƣờng hợp của đời sống, xã hội. Câu 2: Ở câu hỏi thứ 2 này, chúng tôi đa số nhận đƣợc những ý kiến cho rằng: Mặc dù GV nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, nhân cách HS nhƣng trong bài học cụ thể thì việc giáo dục các em vẫn chƣa đƣợc kết hợp nhuần nhuyễn với các bài học kiến thức, kĩ năng. Vì vậy, quá trình dạy học vẫn chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao nhất, chƣa có sự linh hoạt để phù hợp. Điều đó dẫn tới thực tế là việc hình thành nhân cách HS chƣa thu đƣợc nhiều kết quả. Câu 3: Thời lƣợng tiết học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ngắn, chỉ có một tiết nên việc dạy học theo quan điểm tích hợp giữa kiến thức, kĩ năng và giáo dục con ngƣời HS gặp khó khăn do thiếu thời gian. 20 Đa số GV đều đƣa ra đƣợc những thuận lợi và khó khăn khi soạn giáo án bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. - Thuận lợi: + Bài giảng trở nên sâu sắc, sinh động, hấp dẫn, cuốn hút ngƣời học, không còn sự khô khan, máy móc... + GV có sự chuẩn bị bài bản kĩ lƣỡng, chủ động hơn cho bài giảng của mình + HS hứng thú với những hình thức học mới, nội dung đa dạng + HS chủ động tiếp xúc với SGK, phát huy cao độ tính tích cực của HS. - Khó khăn: + GV phải đặt nhiều CH gợi mở liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống, xã hội để giúp HS tri nhận đƣợc kiến thức của bài học một cách hiệu quả nhất. + GV cần nhiều thời gian để soạn bài vì khi giảng bài kết hợp kiến thức, kĩ năng và giáo dục con ngƣời HS cần đặt nhiều CH. Qua việc khảo sát trên chúng tôi nhận thấy đa số GV đã có nhận thức đúng đắn bản chất của việc kết hợp bài học kiến thức và bài học kĩ năng với việc giáo dục HS trong dạy học Ngữ văn nói chung và trong bài Nghị luận vê một tư tưởng, đạo lí. Nó có tầm quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện nhân cách cho các em, để các em có những cách ứng xử tốt nhất, thông minh nhất trong mỗi trƣờng hợp. Tuy nhiên, việc áp dụng nó vào thực tiễn dạy học còn chƣa phổ biến, nếu có áp dụng thì cũng chỉ là hời hợt, qua loa chƣa có những phƣơng hƣớng, kế hoạch cụ thể khi dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có sự tích hợp giữa rèn luyện kĩ năng Làm văn với việc giáo dục nhân cách cho HS. * Dự giờ của GV Bên cạnh việc phát phiếu thăm dò ý kiến GV, chúng tôi đã tiến hành dự giờ bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí tại lớp 12A3 Trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ Gia Lâm - Hà Nội. Qua dự giờ, chúng tôi nhận thấy: Nhìn chung, GV đã áp dụng đúng theo quy trình dạy học của Bộ GD và ĐT đồng thời cũng từng bƣớc thay đổi các hoạt động dạy học nhằm hƣớng tới mục đích rèn luyện kĩ năng và phát triển năng lực cho cho HS. Cũng vì thế, trong giờ học, 21 GV đã tổ chức các hình thức học tập đa dạng, ít nhiều có tạo điều kiện để HS có những hoạt động trải nghiệm và từng bƣớc hƣớng dẫn HS sáng tạo khi tạo lập văn bản nghị luận. Tuy nhiên, nhiều GV còn quá khô cứng trong việc áp dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Làm văn, điều đó gây khó khăn không nhỏ trong việc giáo dục kiến thức, kĩ năng cũng nhƣ con ngƣời HS. 1.3.1.2. Điều tra, khảo sát đối tượng HS Với đối tƣợng HS - chủ thể trung tâm của quá trình dạy học, chúng tôi cũng tiến hành điều tra, khảo sát. Đối tƣợng đƣợc điều tra, khảo sát là HS lớp 12, Trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội. Chúng tôi tiến hành điều tra về thái độ, không khí học tập, kết quả học tập trƣớc và trong quá trình GV dạy bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí để có cơ sở đối chiếu. Phiếu điều tra gồm 45 phiếu, đƣợc phát cho HS Trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội. Nội dung phát phiếu nhƣ sau: Câu 1: Em có thích học phần Làm văn không? Vì sao? Câu 2: Em có nhận xét gì khi đƣợc học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí không? Tại sao? Câu 3: Khi học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí em có những bài học nhận thức gì cho mình, ngoài kiến thức và kĩ năng? Với các CH nhƣ trên, sau khi thu phiếu thăm dò ý kiến HS, chúng tôi nhận thấy: Câu 1: Nhìn chung, khi tiến hành điều tra chúng tôi thấy: Đa số các em có câu trả lời rằng chƣa thực sự thích học văn đặc biệt là Làm văn bởi các em cho rằng Làm văn khô khan, máy móc, phải vận dụng nhiều thao tác lập luận, phân tích, bình luận... Mặc dù làm văn chỉ cần nắm vững kiến thức lí thuyết sau đó vận dụng vào bài tập nên các em không quá áp lực, căng thẳng, phân môn Làm văn có nội dung kiến thức ngắn gọn, đễ hiểu, dễ nhớ, dễ liên hệ bản thân nhƣng các em cũng không thích thú. Câu 2: Đa số HS thích học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Điều này thể hiện trực tiếp qua việc các em rất hăng hái xây dựng bài, thái độ học tập tích cực, chăm chú nghe giảng. Ngoài ra, các em còn thích học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí bởi lẽ dạng bài này có nội dung kiến thức gần gũi, quen thuộc, các em 22 cũng đã đƣợc học ở những lớp dƣới. Không chỉ vậy, đây còn là những kiến thức gắn liền với cách cảm, cách nghĩ của các em trong cuộc sống hàng ngày. Câu 3: Có rất nhiều câu trả lời khác nhau nhƣng đa số các em nhận thấy rằng khi tiến hành trình bày những nội dung cơ bản cho từng yêu cầu khi Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí các em phải thực hiện một hành động là liên hệ bản thân, thực tế. Nhƣ vậy, ngoài việc huy động vốn nhận thức, kĩ năng làm bài các em còn có thể tự rút đƣợc cho mình những bài học, những lối sống, cách sống đúng, sống đẹp trong đời sống xã hội, rút ra đƣợc những bài học về cách ứng xử... Qua dự giờ, chúng tôi nhận thấy giờ học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng và các giờ làm văn nói chung dƣờng nhƣ vẫn chƣa thực sự có không khí sôi nổi, hứng thú. Tuy nhiên, với những yêu cầu tham gia xây dựng nội dung bài học. HS đã từng bƣớc hăng hái tham gia vào tìm hiểu nội dung bài học lí thuyết. Đặc biệt, trong giờ thực hành các em rất tích cực vận dụng sáng tạo, liên hệ thực tế cho bản thân khiến các em có nhiều hứng thú học tập. Điều này cho thấy sự chuẩn bị chu đáo của các em cho bài học. Đồng thời, chúng tôi còn nhận thấy các em không còn hiện tƣợng học vẹt, học sáo nữa mà các em đã biết vận dụng giữa lí thuyết và thực hành cũng nhƣ liên hệ với bản thân và thực tế cuộc sống. Song cũng có một số hạn chế đó là các em vận dụng kĩ năng khi làm bài chƣa thành thạo, còn quên kiến thức cũ, đôi khi liên hệ quá nhiều dẫn đến lan man. Có thể nói, từ việc điều tra thực tiễn phía HS chúng tôi nhận thấy việc tích hợp bài học kiến thức, kĩ năng với việc giáo dục nhân cách HS là việc làm có thể thực hiện và rất cần thiết. Nhờ đó, HS có nhận thức đầy đủ, toàn diện cả về kiến thức sách vở cũng nhƣ kiến thức, kĩ năng, thái độ trong cuộc sống. Tuy nhiên, còn nhiều hạn chế, bất cập khi áp dụng cả nhiệm vụ dạy kiến thức, kĩ năng và giáo dục con ngƣời HS nhƣng chúng tôi tin chắc rằng đây là mục tiêu vô cùng quan trọng mà chúng ta cần phải tiến tới. Chúng tôi tin tƣởng rằng với định hƣớng đổi mới phƣơng pháp và sự tìm tòi cũng nhƣ sự nhiệt tình của GV thái độ học tích cực của HS thì dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng và các bài làm văn nói chung sẽ trở nên thú vị, hấp dẫn, lôi cuốn và bổ ích đối với HS. 23 1.3.2. Đánh giá chung Từ những tìm hiểu trên, có thể nói bài Nghị luận về một tưởng, đạo lí đƣợc đƣa vào dạy học trong nhà trƣờng với những thời lƣợng hạn định, tài liệu tham khảo lại không nhiều nên việc dạy và học của GV, HS còn nhiều hạn chế. Đa số các GV mới chỉ bám sát vào SGK, SGV, thiết kế bài giảng mà chƣa có sự chủ động, mở rộng, vận dụng sáng tạo nhiều kiến thức mới. Một số GV thì nhiệt tình nhƣng phƣơng pháp chƣa tốt. Về phía HS, chúng ta có thể nhận thấy rằng các em vẫn chƣa có sự chuẩn bị chủ động, tích cực trong mỗi bài học, còn thụ động. Mặt khác, sự tự học và tƣ duy rèn luyện của các em còn hạn chế nên khi đi vào tạo lập một văn bản nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí phần lớn các em chƣa vận dụng đƣợc các thao tác lập luận vào bài làm một cách linh hoạt, sáng tạo để làm nổi bật vấn đề cần nghị luận. Nhiều bài viết chƣa tuân theo các bƣớc của thao tác nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí nên bài viết không rõ ràng, không có sức thuyết phục. Mặc dù hiện nay GV đang cố làm theo phƣơng pháp mới, từng bƣớc đƣa HS trở thành chủ thể trung tâm của hoạt động dạy học nhƣng vẫn còn đó những lối học theo kiểu cũ nhƣ nghe, ghi chép, nhớ và tái hiện những gì GV cung cấp chứ chƣa thực sự chủ động trong mỗi hoạt động tìm hiểu kiến thức của bài học. Trong quá trình dạy học, GV không chỉ giúp HS biết vận dụng thành thạo các kĩ năng cơ bản, biết đƣợc cách thức tạo lập một bài nghị luận về một tƣởng, đạo lí mà còn phải quan tâm tới việc hình thành, giáo dục nhân cách cho các em. Nhƣng để làm đƣợc điều đó thì cần có sự tận tình, sáng tạo, thay đổi linh hoạt các phƣơng pháp dạy học của GV và sự chuẩn bị tích cực của HS. 24 CHƢƠNG 2 HƢỚNG DẪN HỌC SINH RÚT RA BÀI HỌC NHẬN THỨC TRONG GIỜ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƢ TƢỞNG, ĐẠO LÍ 2.1. Mục đích của việc dạy học bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” Việc dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hƣớng tới những mục đích cơ bản nhƣ sau: Giúp HS nhớ đƣợc những kiến thức, những kĩ năng cơ bản để tạo lập một văn bản về nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. Muốn vậy, HS phải hiểu đƣợc vấn đề nghị luận qua phân tích, giải thích để xác định vấn đề, biết cách phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bác bỏ; phải biết rút ra ý nghĩa của vấn đề. Giúp HS nắm đƣợc cách viết bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí, trƣớc hết là kĩ năng tìm hiểu đề, chủ động trong việc huy động và tổ chức những thông tin liên quan đến đề tài cần nghị luận để lập dàn ý cho bài viết. Qua quá trình tìm hiểu, suy nghĩ và trình bày về một số vấn đề tƣ tƣởng liên quan thiết thực đến đời sống của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay, HS có những định hƣớng đứng đắn trong tình cảm, suy nghĩ, lối sống. Giúp HS sau khi phân tích vấn đề thì cần rút ra đƣợc những bài học có ý nghĩa về tƣ tƣởng, đạo lí cho mỗi cá nhân và cho cuộc sống. 2.2. Cấu trúc bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” Khi triển khai nội dung bài học này, SGK Ngữ văn 12 tập 1 đã bố trí các kiến thức nhƣ sau: Phần 1: Tìm hểu đề tài và lập dàn ý Phần 2: Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Phần 3: Luyện tập Ở phần 1: Tìm hiểu đề và lập dàn ý: SGK đƣa ra một đề bài cụ thể là “Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?” 25 Sau đó đƣa ra gợi ý để HS thảo luận (gợi ý để học sinh tìm hiểu đề và tìm ý) với các nội dung sau: - Câu thơ trên của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì? - Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống thế nào khi được gọi là sống đẹp? Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất nào? - Với đề bài trên, cần vận dụng những thao tác lập luận nào? - Bài viết này cần sử dụng những tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống để làm dẫn chứng? Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học được không? Vì sao? Tiếp đó là các gợi ý lập dàn ý cho cả ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Đến phần thứ 2: Từ việc thảo luận một đề bài cụ thể, HS tự rút ra nhận định của mình về cách làm một bài văn nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. Ở phần 3: HS đƣợc củng cố kiến thức thông qua phần ghi nhớ và làm bài tập phần luyện tập. 2.3. Cơ sở xác định nội dung giáo dục con ngƣời học sinh trong bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” 2.3.1. Những yêu cầu cần đạt trong bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” 2.3.1.1. Nội dung kiến thức cần đạt của bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài học lí thuyết kĩ năng. Theo đó, khi triển khai dạy bài này, GV cần hƣớng tới những nội dung kiến thức sau: Trƣớc hết, HS phải nắm đƣợc những kiến thức cơ bản về nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. Theo đó, HS sẽ hiểu đƣợc vấn đề đƣợc bàn luận về tƣ tƣởng, đạo lí trong cuộc đời gồm: lí tƣởng (lẽ sống); cách sống; hoạt động sống; mối quan hệ trong cuộc đời giữa con ngƣời với con ngƣời (cha con, vợ chồng, anh em và những ngƣời thân thuộc khác). Ở ngoài xã hội có các quan hệ trên, dƣới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè… Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nằm trong văn bản nghị luận, vì vậy nó cũng mang đầy đủ đặc điểm của văn nghị luận đó là: Nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí là kiểu văn bản gắn liến với cuộc sống con ngƣời; đặc biệt chú trọng tới vai trò của lập luận và quan tâm tới tính thuyết phục, đồng cảm. Mỗi kiểu văn bản có những đặc 26 trƣng riêng vì vậy chúng ta phải căn cứ vào những đặc trƣng đó để có cách thức tạo lập văn bản phù hợp. Đối với kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí muốn tạo đƣợc những văn bản hay, sáng tạo thì việc trang bị kiến thức văn nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí là một điều không thể thiếu. Để HS vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo kiểu bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí tạo nên những văn bản hay, sáng tạo hấp dẫn ngƣời đọc, hơn nữa còn giáo dục nhân cách HS qua quá trình phân tích ngữ liệu, liên hệ bản thân, làm bài luyện tập…thì cần phải có những cách tổ chức dạy học bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí một cách khoa học và có hiệu quả. Bên cạnh đó, HS còn nắm đƣợc kiến thức về bố cục của một bài văn. Từ những kiến thức các em đã đƣợc học ở THCS và ở lớp 10, 11, GV có thể hƣớng dẫn các em nắm đƣợc: Cấu trúc bài Nghị luận về một tƣ tƣ tƣởng, đạo lí cũng giống nhƣ cấu trúc của một bài nghị luận xã hội khác. Dù dung lƣợng không dài cũng vẫn phải đảm bảo cấu trúc của một bài làm văn, nghĩa là phải có: Mở bài (Đặt vấn đề); Thân bài (Giải quyết vấn đề) và Kết bài (Kết thúc vấn đề). Về hình thức ba phần này phải tƣơng xứng với nhau để tạo nên sự cân đối, hài hòa cho bài văn. Mở bài và kết bài phải ngắn gọn, súc tích. + Về nội dung: bài văn phải đảm bảo các yêu cầu: Phần mở bài: Cần trình bày đƣợc vấn đề đặt ra trong bài làm (nội dung đề bài) để ngƣời đọc có thể biết đƣợc bài làm của bạn đề cập tới nội dung chính nào, tránh tình trạng mở bài dài nhƣng không đúng chủ đề hay làm lạc đề. Cần có phần dẫn dắt nhất định để đi vào bài một cách tự nhiên, tránh gò bó, gƣợng ép gây cảm giác khó chịu cho ngƣời đọc. Theo đánh giá chung, mở bài sáng tạo tự nhiên thƣờng đƣợc đánh giá cao và gây ấn tƣợng đầu tiên đối với ngƣời chấm bài. Phần thân bài: Đƣợc xem nhƣ phần làm chính, phần xƣơng sống của cả bài viết bởi nó làm nhiệm vụ giải quyết những vấn đề chính của đề bài đặt ra. Phần này thƣờng trả lời cho các câu hỏi: Vấn đề đó là gì? Vấn đề là đúng hay sai, tại sao? Trong thực tế cuộc sống, nó diễn ra phổ biến nhƣ thế nào? Cần làm gì để phát huy những mặt tốt và hạn chế những tiêu cực (nếu là mặt xấu) đó trong xã hội hiện nay? Bạn cần làm gì và nhƣ thế nào để góp phần hiện thực hóa nó vào trong thực tế? Đây 27 là những yêu cầu cơ bản trong việc viết một thân bài của dạng nghị luận xã hội nói chung và bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí nói riêng. Ngoài ra, phải chú ý đó là bạn cần có những ví dụ thực tế, liên hệ thực tiễn và có số liệu chứng minh (nếu cần) để bài viết thêm sinh động, hấp dẫn thuyết phục đƣợc ngƣời đọc. Phần kết bài: Tuy ngắn nhƣng nó có vai trò vô cùng quan trọng vì nó khép lại cả vấn đề mà cả bài viết đang đề cập tới và mở rộng ra những ý kiến cá nhân nhằm làm cho ngƣời đọc có những liên tƣởng rõ hơn về cả bài viết của mình. Cách làm một bài văn Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí gồm có 3 bƣớc: Bƣớc 1: Tìm hiểu đề Xác định ba yêu cầu: + Yêu cầu về nội dung: Vấn đề cần nghị luận là gì? (Lí tƣởng (lẽ sống); cách sống; hoạt động sống; mối quan hệ trong cuộc đời giữa con ngƣời với con ngƣời (cha con, vợ chồng, anh em và những ngƣời thân thuộc khác). Ở ngoài xã hội có các quan hệ: tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè...)? Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý nhƣ thế nào? + Yêu cầu về phƣơng pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng? (giải thích, chứng minh, bình luận...). + Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn). Bƣớc 2: Lập dàn ý * Mở bài: Giới thiệu tƣ tƣởng, đạo lí cần nghị luận. * Thân bài: Cần trình bày các ý sau: - Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận: Lí giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa rộng đi vào những cách nói tế nhị bóng bảy để hiểu đƣợc đến nơi đến chốn luận đề đƣợc đƣa ra nhằm xác định một cách hiểu đứng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm tránh cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, không hết ý. Bƣớc kết thúc của thao tác giải thích là rút ra đƣợc ý nghĩa của luận đề. 28 - Phân tích, chứng minh vấn đề bằng những dẫn chứng cụ thể: + Làm sáng tỏ chân lí bằng các dẫn chứng và lí lẽ. + Tìm hiểu điều phải chứng minh, không phải mỗi bản thân mình hiểu mà còn phải làm cho ngƣời khác thống nhất đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất. + Lựa chọn dẫn chứng từ cuộc sống thực tế rộng lớn, tƣ liệu lịch sử phong phú ta phải tìm và lựa chọn trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu toàn diện nhất. Để dẫn chứng và lí lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng thành một hệ thống mạch lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian từ xƣa đến nay, từ xa đến gần từ ngoài vào trong hoặc ngƣợc lại miễn sao hợp logic. Bình luận (bàn bạc, mở rộng vấn đề): Phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề từ đó có thái độ đúng đắn. + Bày tỏ thái độ: Có ba khả năng (hoàn toàn nhất trí; chỉ nhất trí một phần (có giới hạn, có điều kiện); không chấp nhận (bác bỏ). Sau đó ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề đƣợc nhìn nhận sâu hơn, hoàn thiện hơn, triệt để hơn. - Đánh giá tư tưởng, đạo lí + Đƣa dẫn chứng để chứng minh sự đúng đắn của tƣ tƣởng, đạo lí. + Khẳng định sự sâu sắc, đúng đắn của tƣ tƣởng, đạo lí trong đời sống xã hội hiện tại và tƣơng lai, phát huy những giá trị đã đƣợc hình thành trong truyền thống dân tộc, là ý thức trách nhiệm với sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát huy thành qủa của các thế hệ cha ông. * Kết bài: Khẳng định ý nghĩa tƣ tƣởng, đạo lí. Liên hệ thực tế bản thân, rút ra bài học cho bản thân bài học nhận thức và bài học hành động. Bƣớc 3: Viết bài: Dựa trên hệ thống các ý đã sắp xếp trong dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh. Bƣớc 4: Đọc bài viết và sửa chữa 2.3.1.2. Kĩ năng cần đạt trong bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” Muốn văn bản đƣợc tạo lập có thể thuyết phục đối tƣợng tiếp nhận, bên cạnh việc biết huy động kiến thức chính xác, hấp dẫn thì ngƣời tạo lập còn cần phải biết vận dụng những kĩ năng cơ bản của việc tạo lập văn bản. Tuy nhiên, đối với HS, khi 29 tạo lập văn bản, các em trƣớc hết cần phải thực hiện các bƣớc đầu tiên của làm văn nghị luận là: phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý. Kĩ năng đầu tiên HS phải nắm vững là kĩ năng phân tích đề. Đây là tìm hiểu các yêu cầu của đề về nội dung nghị luận, phƣơng pháp nghị luận và giới hạn nội dung nghị luận, giới hạn dẫn chứng. Có những dạng đề đã có những chỉ dẫn, có những dạng đề tổng quát, chỉ có nội dung nghị luận mà không nêu yêu cầu về phƣơng pháp nghị luận và giới hạn của luận đề hay dẫn chứng. HS căn cứ trên phạm vi của nội dung nghị luận để xác định các yêu cầu khác. Để HS thực hiện tốt kĩ năng phân tích đề cách tốt nhất là sử dụng hình thức trả lời CH: Về nội dung nghị luận: Nội dung nghị luận mà đề bài đặt ra thuộc lĩnh vực xã hội hay văn học? Đề bài nói về điều gì? Ý nghĩa của luận đề đó nhƣ thế nào? Về phương pháp nghị luận: Đề tài thuộc kiểu bài nào? (yêu cầu một thao tác hay yêu cầu nhiều thao tác nghị luận, hay tổng hợp các thao tác). Thuộc dạng bài nào? (tìm hiểu một đối tƣợng hay tìm hiểu nhiều đối tƣợng? hoặc so sánh giữa các đối tƣợng với nhau). Về phạm vi nghị luận, giới hạn dẫn chứng: Nội dung nghị luận liên quan đến những đối tƣợng hay lĩnh vực nào? Từ việc phân tích đề đúng thì việc tìm ý sẽ dễ dàng và tập trung hơn. Kĩ năng thứ hai là tìm ý. Yêu cầu của kĩ năng này là xác định từng yếu tố nội dung đề ra. Cần lƣu ý, các ý trong bài văn phải là bộ phận của luận đề và phải tƣơng ứng với mỗi thao tác theo yêu cầu của nghị luận (tức là thao tác chủ đạo của ý đó, trong quá trình triển khai ý có thể sẽ kết hợp với các thao tác khác nhau). Căn cứ vào yêu cầu của đề để xác định các ý cho một bài văn, để xác định các ý cho bài văn nghị luận cách đơn giản nhất là đặt CH theo các hình thức: Là gì? Như thế nào? Tại sao? Hay là…? Điều đó có đúng không ? Có thể như vậy không?... Mỗi loại CH tƣơng ứng với một thao tác nghi luận. Ví dụ nhƣ đối với CH có hình thức “Là gì?”, khi biểu đạt sẽ phải sử dụng thao tác giải thích. Còn CH có hình thức “Như thế nào?” tƣơng ứng với thao tác phân tích hoặc chứng minh; CH với “có đúng không?” hoặc “có…không?” tƣơng ứng với thao tác bình luận… 30 Kĩ năng cơ bản tiếp theo là lập dàn ý. Thông thƣờng khi tìm đƣợc ý thì HS không lập dàn ý nữa mà tiến hành triển khai ý thành bài văn. Tuy nhiên, lập đƣợc dàn ý không những không thừa mà khi chúng ta đƣa các ý tìm đƣợc vào một hệ thống của dàn ý thì biết đƣợc ý nào cần thiết giữ lại, ý nào không cần thiết thì loại bỏ, ý nào là trọng tâm cần triển khai sâu rộng và kết hợp nhiều thao tác, ý nào không trọng tâm thì trình bày khái quát; đồng thời phải chú ý đến trật tự các ý phải nhƣ thế nào mới hợp lí, cấu trúc bài văn đẹp. Nếu thao tác nhiều lần thì việc tìm ý, không mất nhiều thời gian, trái lại còn giúp chúng ta triển khai bài văn nhanh hơn, có hệ thống hơn, bài văn không bị gạch xoá do nhầm ý, lặp ý, mất trật tự giữa các ý. Một dàn ý tốt mới có thể viết đƣợc một bài văn tốt. 2.3.2. Đối tượng được bàn luận trong kiểu bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” Đối tƣợng đƣợc nêu ra trong bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thƣờng là một ý kiến, một quan niệm về tƣ tƣởng, đạo lí. Tƣ tƣởng, đạo lí đƣợc đƣa ra nghị luận thƣờng có ý nghĩa tích cực nhƣ: lối sống đẹp, lí tƣởng, ƣớc mơ, học tập, lao động, nhận thức, lòng bao dung, vị tha, tình yêu thƣơng, sự đồng cảm, chia sẻ, các mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong gia đình, ngoài xã hội,… Tuy nhiên cũng cần mở rộng, phê phán lối sống không đẹp, những quan niệm sai lầm, thói lƣời biếng, ích kỉ, vô cảm,… Từ đó, HS có điều kiện bộc lộ quan điểm, tự rèn luyện nâng cao phẩm chất tƣ tƣởng, đạo đức của mình để bƣớc vào cuộc sống. Tƣ tƣởng có thể hiểu là quan điểm, ý nghĩ chung của con ngƣời đối với hiện thực khách quan. Nó thuộc phạm trù ý thức, là sản phẩm chủ quan của con ngƣời. Vì vậy, ý thức nhƣ thế nào phụ thuộc vào đối tƣợng, phản ánh, môi trƣờng xã hội và trình độ nhận thức, tâm sinh lí của mỗi ngƣời. Khi quan điểm đƣợc khái quát, xây dựng thành hệ thống lí luận, phản ánh lợi ích một giai cấp thì đƣợc gọi là hệ tƣ tƣởng của giai cấp đó. Giai cấp nào thống trị xã hội thì hệ tƣ tƣởng của nó cũng thống trị xã hội. Ngoài ra, có thể hiểu tƣ tƣởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ con ngƣời với thế giới xung quanh. Theo đó, khái niệm tƣ tƣởng ở đây không phải dùng với ý nghĩa tinh thần - tƣ tƣởng, ý nghĩ của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng mà với nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm đƣợc xây dựng 31 trên nền tảng triết học (thế giới quan và phƣơng pháp luận) nhất quán đã biết cho lí trí, nguyện vọng của mỗi giai cấp, mỗi dân tộc đƣợc hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ là hoạt động thực tiễn và hiện thực.Trên thực tế của chúng ta có rất nhiều kiểu tƣ tƣởng khác nhau: tƣ tƣởng về giai cấp, tƣ tƣởng về con ngƣời, tƣ tƣởng dân tộc… Mỗi tƣ tƣởng lại cho ta những bài học đắt giá, sâu sắc về một khía cạnh nào đó của cuộc sống. Song không phải những quan niệm, tƣ tƣởng nào cũng hoàn toàn đúng mà nó có hai mặt: Mặt lợi, mặt hại, mặt đúng và mặt sai, vẫn tồn tại những ý kiến sai, những nhận định không chính xác, phiến diện chủ quan… Chính vì vậy, khi đi tìm hiểu, phân tích, cảm nhận về tƣ tƣởng nào chúng ta cần phải có hiểu biết để xác định mình có nên hoàn toàn học tập theo tƣ tƣởng đó hay không hay là bác bỏ. Chẳng hạn, những tƣ tƣởng chƣa đúng nhƣ: “Thất bại là mẹ của thành công” câu này chỉ đúng khi con ngƣời ta thất bại mà có thể rút ra đƣợc cho mình những bài học, kinh nghiệm từ thất bại đó để chuẩn bị cho những việc làm sâu này đạt thuận lợi, suôn sẻ. Ngƣợc lại, tƣ tƣởng này sai khi thất bại một lần hoặc nhiều lần nhƣng sau mỗi thất bại con ngƣời ta bảo thủ, cố chấp không rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm từ sự thất bại đó thì sẽ bi quan chán nản, thất bại nhiều lần trở nên ấu trĩ, kém phát triển. Đạo lí đƣợc hiểu là những vấn đề về đạo đức, về lí tƣởng. Đạo lí là những vấn đề thuộc phạm trù văn hoá. Bên cạnh đó, đạo lí gắn liền với quan niệm sống, phong tục tập quán, với lối suy nghĩ, thuần phong mĩ tục của ngƣời Việt. Trong cuộc sống hàng ngày của con ngƣời, từ thuở xa xƣa cho đến nay con ngƣời luôn đƣa ra cho mình những bài học, triết lí sống, làm việc vô cùng bổ ích. Hơn nữa, tƣ tƣởng, đạo lí là những vấn đề đƣợc con ngƣời nhận thức sau đó cô đọng, đúc kết lại, có khi là một câu, một đoạn ngắn nhƣ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “Uống nước nhớ nguốn”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”… Khác với các tác phẩm văn chƣơng, tác giả có thể tập trung miêu tả chi tiết rõ ràng một nhân vật nào đó rồi có thể tạt ngang miêu tả các vấn đề khác. Chẳng hạn nhƣ là tạt ngang vào miêu tả một không gian, một mối quan hệ nào đó của nhân vật, miêu tả phong cảnh mà trong văn chƣơng gọi là các đoạn trữ tình ngoại đề. Những quan niệm tƣ tƣởng, đạo lí 32 đƣợc con ngƣời nhận thấy trong cuộc sống hàng ngày, họ nêu ra và tiếp nhận từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó có ý nghĩa làm cho cuộc sống của họ ngày càng tốt đẹp hơn, biến những bài học rƣờm rà thành những câu nói ngắn gọn, biến những lời dạy khô khan, máy móc thành những câu đơn giản, dễ nhớ. Tƣ tƣởng, đạo lí của con ngƣời là vấn đề rất khó giải quyết và vô cùng phức tạp. Ta không thể nhanh chóng, qua quýt hay gƣợng gạo đƣợc, cũng không để từ từ hay bỏ mặc nó mà chỉ có thể “mưa dầm thầm lâu”, hợp lí hợp tình, giải quyết phải chính xác, đúng thời cơ. Bởi lẽ đó nên chúng ta phải tăng cƣờng lí thuyết dẫn dắt. Đó chính là tính thuyết phục mạnh mẽ của thể loại này. Những quan điểm, tƣ tƣởng, đạo lí đƣợc con ngƣời nhận thấy trong cuộc sống hàng ngày và họ đƣa những tƣ tƣởng, đạo lí đó ra bàn luận nhằm mục đích tự giáo dục làm cho cuộc sống của con ngƣời nói riêng và xã hội nói chung có một cuộc sống tốt đẹp, lành mạnh, văn minh tránh xa những hiện tƣợng xấu ảnh hƣởng tới con ngƣời. 2.3.3. Tích hợp giữa “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” và giáo dục học sinh Trƣớc sự xuống cấp trong nhận thức của một bộ phận HS (thể hiện qua tình trạng bạo lực học đƣờng, HS không lễ phép với thầy cô giáo và những ngƣời lớn tuổi…diễn ra khá phổ biến ở xã hội hiện tại) có thể nhận thấy dƣờng nhƣ nhiều HS hiện nay đã và đang làm mất dần đi nét đẹp văn hoá của dân tộc từ xƣa đến nay: “Tôn sư trọng đạo”, “Kính trên nhường dưới”. Chính vì vậy, chúng tôi muốn tích hợp giữa việc học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và giáo dục HS nhằm góp phần nhỏ bé của mình trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức giúp các em có những cách làm đúng, hành động đẹp trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục nhân cách HS gắn với các đơn vị kiến thức và kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí đƣợc triển khai trên cơ sở quan điểm tích hợp, cụ thể là tích hợp mở rộng. Tích hợp mở rộng là sự tích hợp giữa các kiến thức của bài học Ngữ văn với các kiến thức đời sống, đặc biệt là những tƣ tƣởng, đạo lí mà HS đã tích luỹ đƣợc từ cộng đồng xã hội, từ đó làm giàu vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho HS. Khi hƣớng dẫn HS nhận thức vấn đề thông qua những bài học thì các em phải biết vận dụng những hiểu biết từ bản thân, từ thực tế, từ những ngƣời xung 33 quanh, từ những bài học trên lớp… Có thể nói, tất cả các kĩ năng trong dạy học Làm văn đều hƣớng đến phục vụ cho kĩ năng cuối cùng là tạo lập văn bản. Để các em có thể làm tốt đƣợc công vệc này thì ngoài kiến thức đã đƣợc trang bị trong sách vở, HS còn cần phải tích hợp những hiểu biết từ bên ngoài cuộc sống. Từ những kiến thức nền tảng đã đƣợc trang bị, kết hợp với những điều diễn ra trong thực tế cuộc sống, các em sẽ rút ra đƣợc những bài học nhận thức cho bản thân. Đồng thời, các em cũng có những cơ sở thực tiễn đƣợc tích hợp với những kiến thức để góp phần hoàn thiện năng lực viết văn, phát triển nhân cách, bồi dƣỡng tƣ duy và biết vận dụng những hiểu biết ấy vào tình huống cụ thể. Từ đó, giúp các em trở thành những công dân có trách nhiệm, có ý thức tự lập và sáng tạo. Việc tích hợp học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí với việc giáo dục đạo đức cho HS trong giờ Làm văn không chỉ có tác dụng riêng với một bộ môn Ngữ văn mà nó còn có tác dụng làm nền tảng, tạo cho HS hứng thú học các môn khác chẳng hạn nhƣ môn Giáo dục công dân. Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục chỉ rõ: “Giáo dục thế hệ trẻ yêu quê hương, tổ quốc XHCN và tinh thần quốc tê vô sản, ý thức làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, có ý thức kỉ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đức tính thật thà, khiêm tốn, dũng cảm...”. Do đó, việc giáo dục đạo đức cho HS là một quá trình lâu dài, xuyên suốt trong quá trình giáo dục. Nó đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của gia đình, nhà trƣờng và toàn xã hội. Đúng nhƣ vậy, HS Việt Nam vốn có truyền thống yêu nƣớc, tinh thần hiếu học, cần cù chịu thƣơng, chịu khó…nên biết bao thế hệ HS ra sức rèn đức, luyện tài để trở thành những chủ nhân của đất nƣớc. Hơn thế nữa, trong giáo dục đạo đức cho HS, việc giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc rất quan trọng. Những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam đã đƣợc lƣu giữ, truyền lại cho các thế hệ và không ngừng đƣợc phát huy qua hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc rất hào hùng, oanh liệt. Nhƣ vậy, việc giáo dục đạo đức cho HS hiện nay không chỉ đƣợc chú trọng ở môn Ngữ văn nói riêng, môn giáo dục công dân mà còn có thể mở rộng với những kiến thức về đời sống xã hội, với văn hóa, với chính thực tế cuộc sống của HS. Đó là tiền đề để các em có những nhận thức và tìm ra những cách ứng xử phù hợp cho bản thân trong thực tế cuộc sống. 34 2.4. Xác định nội dung kiến thức có thể rút ra bài học nhận thức cho học sinh trong giờ “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” 2.4.1. Rút ra bài học nhận thức cho học sinh khi phân tích ngữ liệu Một việc không thể thiếu trong giờ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là GV cần định hƣớng, dẫn dắt HS đi tìm hiểu ngữ liệu để tự bản thân các em rút ra bài học nhận thức cho riêng mình. Với đối tƣợng đƣợc bàn luận khá rộng, GV có thể lựa chọn một số ngữ liệu tiêu biểu nhƣ: Ngữ liệu 1: Chẳng hạn với đề bài: Suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn, các bƣớc làm bài sẽ là: * Bƣớc 1: Tìm hiểu đề và tìm ý - Tìm hiểu đề: + Đề bài đƣa ra vấn đề gì? (đạo lí Uống nước nhớ nguồn) + Đề bài yêu cầu nhƣ thế nào? (nêu suy nghĩ). + Phải huy động những tri thức nào xung quanh vấn đề nghị luận? (Hiểu biết về tục ngữ Việt Nam; hiểu biết về đời sống có liên quan đến đạo lí Uống nước nhớ nguồn). - Tìm ý: + Tìm hiểu nội dung tƣ tƣởng, đạo lí (nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ) + Liên hệ với thực tế (Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống ân nghĩa nhƣ một nguyên tắc sống của ngƣời Việt Nam; ngày nay, đạo lí Uống nước nhớ nguồn vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục đƣợc khẳng định ở những khía cạnh mới…) * Bƣớc 2: Lập dàn ý. Việc lập dàn ý phải đảm bảo theo bố cục 3 phần: Mở bài: - Giới thiệu tƣ tƣởng, đạo lí sẽ nghị luận (Giới thiệu câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn). - Nêu khái quát về nội dung và ý nghĩa của tƣ tƣởng, đạo lí (Khái quát nội dung của câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn và ý nghĩa răn dạy của nó). Thân bài - Giải thích nội dung tƣ tƣởng, đạo lí (Giải thích nội dung câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn): 35 + Cắt nghĩa tƣ tƣởng, đạo lí (nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ). + Phân tích những biểu hiện của tƣ tƣởng, đạo lí (những điều hàm chứa trong câu tục ngữ). - Đánh giá tƣ tƣởng, đạo lí (Sự đúng đắn và sâu sắc của đạo lí Uống nước nhớ nguồn). + Đƣa dẫn chứng để chứng minh sự đúng đắn của tƣ tƣởng, đạo lí (truyền thống ân nghĩa của ngƣời Việt Nam). + Khẳng định sự sâu sắc, đúng đắn của tƣ tƣởng, đạo lí trong đời sống xã hội hiện tại và tƣơng lai (Uống nƣớc nhớ nguồn còn là nền tảng duy trì, phát huy những giá trị đã đƣợc hình thành trong truyền thống dân tộc; là ý thức trách nhiệm với sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát huy thành quả của các thế hệ cha ông; nhắc nhở những kẻ sống vong ân bội nghĩa,…). Kết bài - Khẳng định ý nghĩa của tƣ tƣởng, đạo lí (Khẳng định truyền thống đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân tộc, ý nghĩa sâu sắc của đạo lí này trong hiện tại và tƣơng lai). - Tự rút ra bài học cho bản thân từ vấn đề vừa nghị luận. Sau khi GV hƣớng dẫn HS học sinh cách lập dàn ý thì GV tiếp tục hƣớng dẫn HS rút ra bài học nhận thức bằng việc GV sẽ đƣa ra các CH nhƣ: CH: Đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” cho các em những suy nghĩ và hiểu được điều gì từ cuộc sống? CH: Thái độ của các em khi đứng trước đạo lí này như thế nào? CH: Sau khi giải thích nghĩa của đạo lí này em có hành động gì để thực hiện tốt lời dạy của cha ông? HS trả lời xong GV sẽ chốt lại vấn đề. Và bắt đầu cho các em viết bài. * Bƣớc 3: Viết bài. Dựa trên hệ thống các ý đã sắp xếp trong dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh. * Bƣớc 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa 36 2.4.2. Giáo dục con người học sinh khi liên hệ bản thân Trong các bƣớc làm của kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có phần liên hệ bản thân. Có thể khẳng định đây là phần có thể giúp HS rút ra đƣợc những bài học nhận thức cho các bản thân các em một cách đầy đủ và cụ thể nhất, bởi đây chính là phần đòi hỏi các em phải có những hiểu biết về thực tế cuộc sống, về quan niệm, cách sống, cách ứng xử và các phạm trù đạo đức của con ngƣời trong xã hội theo từng thời kì lịch sử để từ đó có những liên hệ với cách sống trong xã hội hiện đại. Nhƣ vậy, trong quá trình hình thành những kĩ năng tạo lập văn bản, GV đã tích hợp với những kiến thức cơ bản định hƣớng về cách sống của mỗi cá nhân HS. Theo đó, GV thực hiện nhiệm vụ dạy cho các em cách học để sống và chung sống với mọi người. Để hƣớng dẫn HS rút ra bài học nhận thức khi liên hệ bản thân, GV cần có một hoặc một số câu hỏi mang tính chất gợi mở, định hƣớng để bản thân mỗi em có thể rút ra đƣợc cho mình nhũng lối sống, cách sống, cách ứng xử và những chuẩn mực của đạo đức… Dƣới đây là một số câu hỏi gợi mở để rút ra bài học khi liên hệ bản thân. CH: Em có những phương hướng và biện pháp gì để có thể sống đẹp? CH: Bản thân em đã thực sự là người sống đẹp hay chưa? CH: Em rút ra được những bài học gì về lối sống đẹp? Sau khi học sinh trả lời xong, GV sẽ chốt lại ý, đƣa ra những gợi dẫn về biểu hiện của lối sống đẹp, dẫn một vài tấm gƣơng trong cuộc sống về lối sống đẹp để các em học tập, rút kinh nghiệm và liên hệ bản thân. Đồng thời, mỗi cá nhân sẽ tự rút ra bài học nhận thức cho mình. 2.4.3 Giáo dục con người học sinh khi thực hiện các bài tập luyện tập Thực hành là khâu không thể thiếu trong một giờ học. Bởi thông qua các bài tập cụ thể, HS có điều kiện áp dụng các kiến thức lí thuyết vừa học, từ đó rèn luyện cho các em thành thạo trong kĩ năng tạo lập và lĩnh hội văn bản. Đối với bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí GV có thể đƣa ra các bài luyện tập ở trên lớp, hƣớng dẫn các em thành thạo các kĩ năng, rút ra đƣợc bài học nhận thức khi thực hiện các bài luyện tập. Chẳng hạn, GV có thể nêu ra bài tập dƣới đây: 37 Bài tập 1: Ca dao xưa có câu: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” Em hãy cho biết ngày nay quan niệm về chữ “Hiếu” như thế nào? Sau khi đƣa ra đề bài GV hƣớng dẫn HS lập dàn ý. a. Mở bài - Dẫn dắt vấn đề: Hiếu thảo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xƣa. - Bởi thế cha ông đã nhắc nhở con cháu qua câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” b. Thân bài * Giải thích - Câu ca dao: + Thái Sơn: Là ngọn núi cao và to lớn ở Trung Quốc. + Nƣớc trong nguồn: Là nƣớc trong vắt, mát rƣợi không bao giờ cạn. - Mƣợn hai hình ảnh đó để so sánh với công cha và nghĩa mẹ, tác giả dân gian đã giúp ta hình dung đƣợc một cách cụ thể, sinh động và dễ hiểu về sự lớn lao vô tận của công cha và nghĩa mẹ. + Chữ hiếu: - Là hành động cụ thể của con cháu để thể hiện lòng biết ơn với ông bà cha mẹ. - Nguồn gốc chính là từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. * Biểu hiện cụ thể: - Yêu thƣơng, kính trọng, vâng lời. (Chăm sóc, động viên lúc buồn đau tuổi già…) + Trần Quốc Toản giữ trọn đạo lí, luôn vâng lời cha mẹ trƣớc lúc từ biệt mẹ già lên đƣờng Trần Quốc Toản đã lạy tạ và từ biệt mẹ, nói với mẹ cho con đƣợc làm bổn 38 phận của đấng nam nhi và khi ca khúc khải hoàn sẽ về chăm sóc mẹ (làm tròn chữ hiếu). Đây chính là việc thể hiện sự kính trọng, lễ phép, lòng yêu thƣơng sâu sắc với mẹ. - Làm rạng danh và yên lòng ông bà cha mẹ bằng sự chăm chỉ học hành, tu dƣỡng đạo đức, rèn luyện tài năng để trở thành một công dân tốt, cố gắng tạo cho mình một sự nghiệp có ích cho nƣớc nhà, cho dân tộc. * Đánh giá + Khẳng định đạo lí đúng đắn của bài ca dao. - Công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn bởi: Không có ông bà cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Ông bà cha mẹ chăm sóc, nuôi dạy ta với bao nỗi lo toan vất vả. - Một lòng thờ kính ông bà cha mẹ là trách nhiệm và đạo lí thiêng liêng mà con cái phải giữ gìn. - Thờ kính ông bà cha mẹ là đền ơn sinh thành là yêu kính, biết ơn, bởi nó là nhân cách, nhân phẩm của con ngƣời. Nó là cái gốc của nhiều tình cảm khác. * Định hướng - Ngày nay vẫn phải đề cao bài học đạo lí cao đẹp đó. - Phê phán những hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí vô ơn đối với cha mẹ. Đó là sự đòi hỏi ích kỉ của những đứa con không nghe lời cha mẹ. Đó là những HS lƣời biếng, đua đòi không chịu học tập. - Ngày nay, ta hiểu một mặt hiếu với cha mẹ, mặt khác phải hiếu với nhân dân hết lòng phục vụ Tổ quốc. c. Kết bài - Khẳng định ý nghĩa của câu ca dao. - Rút ra bài học liên hệ bản thân. Sau khi hƣớng dẫn HS lập đƣợc dàn ý, GV chú trọng việc đƣa ra CH nhận thức cho HS ở phần kết bài để định hƣớng cho các em có thể rút ra đƣợc những bài học đúng đắn cho mình chẳng hạn: CH: Theo các em sống như thế nào được gọi là có hiếu? CH: Các em đã thực sự là người có hiếu chưa? CH: Chúng ta cần làm những việc như thế nào để trở thành con cháu có hiếu với ông bà, cha mẹ? 39 2.5. Quy trình dạy bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” gắn với mục đích giáo dục HS Trƣớc khi đi vào quy trình dạy học cụ thể, GV cần hệ thống đƣợc những kiến thức và kĩ năng về kiểu bài này mà HS đã đƣợc trang bị để hƣớng dẫn các em tham gia xây dựng nội dung bài học. Trong khi dạy, GV cần lƣu ý tới những yêu cầu sau: Đặc điểm của bài học này là: Ngoài những nét tƣơng đồng với kiểu bài nghị luận về một hiện tƣợng đời sống, kiểu bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí có những nét khác biệt cần lƣu ý nhƣ: về nội dung văn bản nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí bàn về các vấn đề thuộc lĩnh vực đạo đức, tƣ tƣởng, văn hoá gắn với quan niệm sống của ngƣời Việt Nam; về hình thức, kiểu bài này ngắn gọn, cô đọng, không lan man, phản ánh nhanh chóng, nhằm thẳng vấn đề, sức thuyết phục cao. Nội dung trọng tâm của bài là: Cách làm bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. Trên cơ sở đã xác định những yêu cẩu cơ bản cho bài học, GV lựa chọn các phƣơng pháp dạy học. Đối với bài này, GV có thể sử dụng các phƣơng pháp dạy học: nêu vấn đề, phát vấn, dẫn dắt để HS phát huy trí tuệ; thảo luận để rút ra bài học và kĩ năng nghị luận và trọng tâm là gợi dẫn các em rút ra cho mình bài học về lẽ sống, cách sống hình thành cho các em có một lối sống đẹp. Để giờ học có thể đạt hiệu quả, chúng tôi xác định quy trình dạy học bài này nhƣ sau: Bƣớc 1: Sử dụng hệ thống CH để kiểm tra bài cũ. Bƣớc 2: Giới thiệu bài mới Bƣớc 3: Hƣớng dẫn HS tham gia bài học thông qua hệ thống câu hỏi. Ở phần này có những CH hƣớng dẫn HS rút ra bài học nhận thức Bƣớc 4: Hƣớng dẫn HS rút ra kết luận cần thiết Bƣớc 5: Thực hành Quy trình dạy học bài này đƣợc triển khai nhƣ sau: Vì đây là bài học rèn luyện cho học sinh kĩ năng tạo lập một văn bản nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí và hƣớng tới nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho HS nên quy trình dạy học đƣợc tiến hành theo trình tự nhƣ sau: 40 2.5.1. Sử dụng câu hỏi để kiểm tra bài cũ Kiến thức về văn nghị luận HS đã đƣợc làm quen ở THCS và ở các lớp 10, 11 nên ở phần này GV có thể kiểm tra lại để giúp các em nhớ lại kiến thức cũ và chuẩn bị tiếp nhận kiến thức mới. CH: Thế nào là văn nghị luận xã hội? Nghị luận xã hội có mấy hình thức cơ bản? Với CH này GV yêu cầu HS phải trả lời đƣợc các ý sau: Văn bản nghị luận là loại văn bản được tạo lập nhằm giải quyết một vấn đề nào đó đặt ra trong cuộc sống. Người viết sẽ trình bày các tư tưởng, quan điểm của mình về vấn đề đặt ra nhằm thuyết phục người đọc tán thành và làm theo. Vấn đề càng có ý nghĩa xã hội sâu rộng, văn bản nghị luận càng có giá trị. Nghệ thuật nghị luận càng sắc bén, chặt chẽ, văn bản càng có tác dụng rộng rãi và mạnh mẽ. Nghị luận xã hội là một lĩnh vực rất rộng lớn, từ bàn bạc những sự việc, hiện tượng đời sống đến bàn luận những vấn đề chính trị, chính sách, từ những vấn đề đạo đức, lối sống đến những vấn đề có tầm chiến lược, những vấn đề tư tưởng triết lí. Nghị luận xã hội có hai hình thức cơ bản: nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 2.5.2. Giới thiệu bài mới Đây là khâu vô cùng quan trọng, có thể nói đây là phần góp lên sự thành công của cả bài dạy. Lời vào bài mà hay, hấp dẫn, độc đáo sẽ thu hút ngay đƣợc sự hứng thú, chú ý của HS. Đối với bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có rất nhiều cách để vào bài khác nhau. GV có thể vận dụng những kiến thức cũ mà các em đã đƣợc học ở lớp dƣới để dẫn dắt vào bài hoặc có thể đi từ cái chung đến cái riêng, cũng có thể mở rộng thêm kiến thức từ thực tiễn. Chúng ta kết hợp với kiến thức ở lớp dƣới để giới thiệu. Chúng tôi chọn cách giới thiệu bài mới nhƣ sau: Văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là kiểu bài các em thường gặp. Ở chương trình THCS, cụ thể là chương trình lớp 9 các em đã được làm quen với kiểu bài này. Các em đã phần nào nắm được những kiến thức chung nhất (khái niệm, yêu cầu về nội dung hình thức) của kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài học hôm nay, cô và các em tiếp tục tìm hiểu văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 41 nhưng ở mức độ sâu hơn. Bài học này ngoài việc giúp các em rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận về một tư tưởng, đạo lí còn giúp các em tự rút ra được những bài học bài học đạo đức sâu sắc cho bản thân mình. Cô và các em cùng đi vào tìm hiểu bài học mới: “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí”. 2.5.3. Hướng dẫn HS tham gia bài học thông qua hệ thống câu hỏi CH tìm hiểu bài có vai trò vô cùng quan trọng trong một giờ học. Chính vì vậy GV phải xây dựng những câu hỏi có nội dung hợp lí, thích hợp và đúng với bài học. Ở phần này có những CH hƣớng dẫn HS rút ra bài học nhận thức. Trong bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, chúng tôi xin đƣa ra một số câu hỏi hƣớng HS rút ra bài học nhận thức. Ở phần I: Ôn lại kiến thức: GV có thể đƣa ra những CH để giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan đến văn nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí mà các em đã đƣợc học. CH: Văn bản Thời gian là vàng (SGK Ngữ văn 9) thuộc kiểu bài nào của văn nghị luận? Theo em hiểu thế nào là kiểu bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. Ở phần II: Tìm hiểu đề và lập dàn ý: Dựa vào từng nội dung kiến thức mà GV triển khai hệ thống CH cho phù hợp. Cụ thể: 1. Tìm hiểu đề Trƣớc khi tìm hiểu một đề bài cụ thể, GV yêu cầu HS đọc yêu cầu các công việc cần làm khi tiến hành tìm hiểu đề trong SGK. CH: Tìm hiểu đề là bƣớc đầu tiên khi tiếp cận một đề bài. Em hãy nhắc lại các công việc khi tiến hành tìm hiểu đề? Sau khi HS trả lời xong CH, GV tiếp tục hƣớng dẫn các em thực hiện các yêu cầu. GV sẽ chia lớp thành hai nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thực hiện: + Nhóm 1: - Câu thơ trên của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì? - Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống thế nào được coi là sống đẹp? Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất nào? + Nhóm 2: - Với đề bài trên, cần vận dụng những thao tác lập luận nào? 42 - Bài biết này cần sử dụng những tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống để làm dẫn chứng? Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học được không? Vì sao? Sau khi các nhóm đã thảo luận, cử đại diện trả lời GV sẽ xem xét lại các câu trả lời đó và đƣa ra CH chốt ý: CH: Vậy khi tìm hiểu một đề bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thì theo các em phải thực hiện những bước nào? CH: Qua mỗi bài làm nghị luận về một tư tưởng, đạo lí em rút ra cho mình những bài học gì? 2. Lập dàn ý CH: Các em đã được học về lập dàn ý cho bài văn nghị luận? Vậy với một đề văn nghị luận nói chung khi lâp dàn ý chúng ta cần phải triển khai những công việc gì? CH: Bài viết được triển khai theo kết cấu như thế nào? (có đầy đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài). CH: Theo các em khi lập dàn ý phần liên hệ bản thân có quan trọng không? Vì sao? Ở phần III: Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Từ các kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý trên đây, chúng tôi hƣớng dẫn HS khái quát những thành phần nội dung cơ bản của bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. CH: Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường bao gồm những nội dung cơ bản nào? Cần có yêu cầu gì về diễn đạt? (GV nêu CH nâng cao để củng cố kiến thức và kĩ năng, GV nhấn mạnh vấn đề qua CH): CH: Mục đích quan trọng nhất cần đạt khi nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là gì? (Nêu các phƣơng án để HS lựa chọn câu trả lời đúng): A. Giải thích, chứng minh cho tƣ tƣởng, đạo lí cần bàn luận. B. Tiếp thu quan niệm tiến bộ, phê phán những quan niệm sai lầm. C. Phân tích rõ cơ sở hiện thực của tƣ tƣởng, đạo lí. D. Tiếp thu những quan niệm tiến bộ và phê phán quan niệm sai lầm để hƣớng tới tƣ tƣởng, hành động tích cực. 43 2.5.4. Hướng dẫn HS rút ra kết luận Đây là một phần vô cùng quan trọng để giúp HS chốt lại kiến thức tránh các trƣờng hợp còn lan man. Sau khi GV hƣớng dẫn HS tự rút ra cách làm bài văn nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí, GV sẽ chốt lại kiến thức một lần nữa để các em khắc sâu: - Bài văn nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí thƣờng bao gồm những nội dung sau: + Giới thiệu giải thích tƣ tƣởng, đạo lí cần bàn luận. + Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bàn luận. + Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tƣ tƣởng, đạo lí. - Diễn đạt phải chính xác, chuẩn mực, mạch lạc; có thể sử dụng các yếu tố biểu cảm và một số phép tu từ nhƣng phải phù hợp và chuẩn mực. 2.5.5. Thực hành Đây chính là phần GV gợi ý, hƣớng dẫn HS làm bài tập để kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu bài của các em sau khi đã đƣợc trang bị những kiến thức của bài. Ở phần này, GV hƣớng dẫn HS giải lần lƣợt các bài tập trong SGK. Đối với mỗi bài tập, GV gọi HS xác định yêu cầu rồi hƣớng dẫn HS suy nghĩ làm bài. Ở phần IV: Thực hành Dƣới đây chúng tôi xin đƣa ra một số bài tập gợi ý: Bài tập: Trong truyện ngắn Trăng sáng (1943), nhà văn Nam cao viết: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên”. Tiếp đó, GV cho HS làm các bài tập trong SGK. Đối với mỗi bài tập trong SGK, GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài, xác định đúng yêu cầu của bài tập. Sau đó GV hƣớng dẫn HS cách làm bài trong một khoảng thời gian nhất định và gọi HS lên bảng chữa bài. GV yêu cầu các HS khác nhận xét, đƣa ra đáp án và cho điểm. Tiếp đó, khi HS làm xong các bài tập trong SGK, GV tiếp tục củng cố cho các em bằng một bài tập nữa. Bài tập: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên? (Theo Đời Thừa - Nam Cao, Ngữ văn 11 Nâng cao, tập 1, NXB Giáo Dục Việt nam, 2003, tr. 203 - 204). 44 Cuối cùng, GV nhắc lại những kiến thức cơ bản của bài học và đặc biệt chú ý đến bài học nhận thức giáo dục, gợi dẫn để các em tự rút ra bài học bổ ích cho mình, rồi giao bài tập về nhà cho HS. Nhƣ vậy, để giáo dục bài học nhận thức cho HS khi học bài “Nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí” đạt hiệu quả cao đòi hỏi ngƣời học phải tích cực, chủ động, ngƣời dạy tận tình, có phƣơng pháp dạy học phù hợp, sáng tạo, gây hứng thú cho HS. Để dạy học bài này ngoài việc chú trọng đến kiến thức, kĩ năng còn chú trọng đặc biệt đến việc giáo dục đạo đức cho HS, chúng tôi phải áp dụng nhiều phƣơng pháp dạy học để bài học đạt hiệu quả nhƣ mong muốn nhƣ: phƣơng pháp tái hiện, phƣơng pháp thảo luận nhóm, phƣơng pháp nêu vấn đề, phƣơng pháp diễn giảng… Chúng tôi lấy HS làm trung tâm và tận dụng khả năng kiến thức vốn có của HS. 45 CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM Thực nghiệm là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài này nói riêng và trong nghiên cứu phƣơng pháp dạy học Làm văn nói chung. Đây là khâu thực thi toàn bộ nội dung mà đề tài đề cập đến, là khâu kiểm nghiệm, đánh giá kết quả của những giả thiết khoa học mà đề tài đề xuất, kiểm tra tính hợp lí, đúng sai giữa lí thuyết và thực hành. Đây là khâu không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu đề tài. Kết quả thực nghiệm tạo cơ sở thực tiến, khẳng định giả thuyết, từ đó đề xuất những khả năng ứng dụng vào thực tiễn dạy học Làm văn cho HS ở THPT. 3.1. Mục đích thực nghiệm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm những mục đích sau: - Thực nghiệm để kiểm tra, đánh giá tính khả thi của các phƣơng pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của HS trong việc dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. - Khảo sát thực trạng dạy và học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ở trƣờng THPT. Đó là cơ sở để chúng tôi tìm ra phƣơng hƣớng dạy học thích hợp nội dung này cho HS, kết hợp đƣợc cả dạy kiến thức, kĩ năng và giáo dục đạo đức, nhân cách cho các em. - Góp phần làm cho quan điểm dạy học theo hƣớng mới nhấn vào việc giáo dục đạo đức cho HS trở nên phổ biến. - Bƣớc đầu đánh giá hiệu quả của các giả thuyết mà khóa luận đề ra. 3.2. Đối tƣợng và chủ đề thực nghiệm Để quá trình thực nghiệm đƣợc thuận lợi đạt đƣợc mục đích, yêu cầu đề ra, chúng tôi tiến hành trên các đối tƣợng sau: - Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên đối tƣợng là HS lớp 12 Trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội. - Về GV thực nghiệm, chúng tôi xin tham gia giảng dạy, có GV dự giờ để cùng nghiên cứu thu thập ý kiến, từ đó điều chỉnh tổ chức thực nghiệm sao cho phù hợp. 46 3.3. Địa bàn thực nghiệm Để thuận lợi cho việc đánh giá thực nghiệm, chúng tôi tổ chức quá trình thực nghiệm tại Trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội. 3.4. Thời gian thực nghiệm Thời gian thực nghiệm đƣợc tiến hành ở học kì I, năm học 2014 - 2015 và đối tƣợng là HS lớp 12. 3.5. Nội dung thực nghiệm Chúng tôi triển khai, vận dụng quan điểm tích hợp và một số bài học nhận thức vào dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. GIÁO ÁN TIẾT 3. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƢ TƢỞNG, ĐẠO LÍ I. Mục tiêu bài học Giúp HS: 1. Về kiến thức - Hiểu đƣợc thế nào là một bài văn Nghị luận về một tưởng, đạo lí. - Nắm đƣợc nội dung, yêu cầu và cách thức triển khai bài văn nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí cách viết bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. 2. Về kĩ năng - Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. - Hiểu rõ quy trình các kĩ năng cơ bản cần thực hiện khi tạo lập văn bản nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. - Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một tƣ tƣởng, đạo lí. - Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. 3. Về thái độ Nâng cao ý thức và có thái độ đúng đắn khi tiếp thu những quan niệm. Biết tiếp thu những quan niệm đúng đắn, phê phán những quan niệm sai lầm. II. Phƣơng pháp thực hiện GV kết hợp sử dụng các phƣơng pháp nhƣ phát vấn - đàm thoại, phƣơng pháp diễn dịch, phƣơng pháp quy nạp, phƣơng pháp thảo luận nhóm. 47 III. Phƣơng tiện thực hiện GV: SGK, SGV, giáo án, tài lệu tham khảo HS: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, vở soạn. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) CH: Thế nào là văn nghị luận xã hội? Nghị luận xã hội được chia làm mấy dạng, đó là những dạng nào? 3. Vào bài mới Lời vào bài: Văn nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí là kiểu bài các em thƣờng gặp. Ở chƣơng trình THCS, cụ thể là chƣơng trình lớp 9 các em đã đƣợc làm quen với kiểu bài này. Các em đã phần nào nắm đƣợc những kiến thức chung nhất (khái niệm, yêu cầu về nội dung, hình thức) của kiểu bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. Bài học hôm nay, cô và các em tiếp tục tìm hiểu văn nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí nhƣng ở mức độ sâu hơn. Bài học này ngoài việc giúp các em rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí còn giúp các em tự rút ra đƣợc những bài học bài học đạo đức sâu sắc cho bản thân mình. Cô và các em cùng đi vào tìm hiểu bài học mới: “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí”. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động 1: GV hƣớng dẫn HS ôn lại kiến thức lớp 9 GV dẫn dắt: Văn nghị luận nói chung và nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí nói riêng là kiểu bài chúng ta rất hay gặp. Hơn nữa, ở bậc THCS các em cũng đã đƣợc làm quen với kiểu bài này. Vậy một em nhắc lại cho cô: Khái niệm văn nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí? CH: Em hãy nêu một số HS trả lời một số văn bản 48 NỘI DUNG CẦN ĐẠT I. Ôn lại kiến thức 1. Khái niệm Nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống…của con ngƣời. văn bản các em đã học thuộc kiểu bài nghị luận thuộc kiểu văn nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí về một tư tưởng, đạo lí? nhƣ: + Tinh thần yêu nƣớc của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) + Về luân lí xã hội ở nƣớc ta (Phan Châu Trinh) HS suy nghĩ trả lời CH: Em hãy nêu những yêu cầu về nội dung và hình thức của văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí? 2. Hoạt động 2: Hƣớng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn ý GV gọi HS đọc đề văn SGK/ tr. 20 CH: Theo các em khi đi tìm hiểu một đề văn nghị luận chúng ta phải làm những gì? GV gọi HS đọc ngữ liệu trong SGK và trả lời CH. GV chia lớp thành hai nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, sau 5 phút gọi đại diện nhóm trả lời, các HS còn lại nghe và nhận xét: - Nhóm 1: + Câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì? 2. Yêu cầu về nội dung Nội dung của bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí đó là phải làm sáng tỏ đƣợc các vấn đề tƣ tƣởng, đạo lí. 3. Yêu cầu về hình thức Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phải phù hợp, lời văn chính xác, sống động. II. Tìm hiểu đề và lập dàn ý HS đọc HS trả lời: Khi tìm hiểu một đề văn nghị luận cần phải: + Đọc kĩ đề, gạch chân những từ then chốt. + Xác định nội dung vấn đề cần nghị luận. Đề bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi của nhà thơ Tố Hữu: HS đọc và bắt đầu đi tìm “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hiểu đề. hỡi bạn?” 1. Tìm hiểu đề - Vấn đề cần nghị luận: Câu thơ của Tố Hữu đề 49 + Với thanh niên, học sinh ngày nay thế nào là sống đẹp? Để sống đẹp cần rèn luyện những phẩm chất nào? HS thảo luận và cử đại diện trả lời: + Câu thơ của Tố Hữu đề cập đến vấn đề lối sống đẹp của con ngƣời. + Sống đẹp là sống có lí tƣởng đúng đắn, cao cả phù hợp với thời đại, xác định đƣợc vai trò, trách nhiệm. Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú và hài hoà. Nhóm 2: + Cần vận dụng những thao tác lập luận nào? Ở khía cạnh nào? + Cần sử dụng các tư liệu thuộc lĩnh vực nào của dẫn chứng để làm dẫn chứng? HS thảo luận và cử đại diện trả lời: Các thao tác lập luận cần sử dụng đó là + Giải thích: Sống đẹp là gì? + Phân tích: Các khía cạnh của sống đẹp. + Chứng minh: Gƣơng GV nghe, nhận xét và ngƣời tốt chốt lại. Đƣa ra một số + Bình luận: Bàn về lối câu hỏi gợi mở để các em sống đẹp rút ra bài học nhận thức cho bản thân. CH: Em có những phương hướng và biện 50 cập đến vấn đề lối sống đẹp của con ngƣời, đặc biệt là tuổi trẻ. - Sống đẹp là sống có trí tuệ, có tâm hồn, là lối sống tích cực có lí tƣởng. Để sống đẹp cần rèn luyện những phẩm chất sau: + Có trí tuệ và ngày càng sáng suốt, học hỏi mở rộng thêm những hiểu biết của mình. Kiến thức luôn đƣợc trau dồi. + Có đời sống tâm hồn, tình cảm đẹp, lành mạnh, trong sáng, nhân hậu. + Có hành động tích cực, hƣớng thiện. + Sống có lí tƣởng đúng đắn, có bổn phận, trách nhiệm, sống để yêu thƣơng và chia sẻ, sống giản dị, khiêm nhƣờng với những gì mình có nhƣng luôn hƣớng thiện, luôn biết trân trọng những giá trị của cuộc sống. - Các thao tác cần sử dụng: + Giải thích: Sống đẹp là gì? + Phân tích: Các khía cạnh của sống đẹp. + Chứng minh: Gƣơng ngƣời tốt + Bình luận: Bàn về lối sống đẹp, ca ngợi lối sống đẹp, phê phán những lối sống ích kỉ. - Bài viết cần sử dụng các tƣ liệu trong đời sống hoặc có thể sử dụng các tƣ liệu đƣợc lấy từ trong các pháp gì để có thể sống tác phẩm văn học. đẹp? CH: Bản thân em đã thực sự là người sống đẹp hay chưa? CH: Em rút ra được những bài học gì về lối sống đẹp? CH: Vậy khi tìm hiểu đề của kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Theo em cần thực hiện những bước nào? HS nghe sau đó tự liên hệ GV nhận xét, chốt lại, ghi bản thân bảng. CH: Việc lập dàn ý là việc làm thường xuyên và liên tục các em phải làm khi đứng trước một đề văn nghị. Hơn nữa, ở lớp 10 các em đã học cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận. Vậy, một bài văn nghị luận bao gồm những phần nào? HS trả lời: Bao gồm 3 bƣớc: + Xác định vấn đề cần nghị luận. + Tìm hiểu luận điểm. + Dự kiến các thao tác. Một bài văn nghị luận có cấu trúc gồm 3 phần: + Mở bài + Thân bài + Kết bài GV từ các ý trong phần 1, hãy lập dàn ý cho đề bài trên. GV gọi HS trả lời, nhận xét, chốt lại dàn ý chuẩn. 51 * Các bƣớc tìm hiểu đề - Xác định vấn đề tƣ tƣởng, đạo lí cần nghị luận - Tìm luận điểm, luận cứ cho vấn đề cần nghị luận. - Dự kiến thao tác lập luận, phạm vi dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. 2. Lập dàn ý a. Mở bài - Giới thiệu quan niệm sống đẹp. - Trích nguyên văn câu thơ của Tố Hữu. b. Thân bài - Giải thích khái niệm “sống đẹp”. - Phân tích các khía cạnh, biểu hiện của sống đẹp và có dẫn chứng minh hoạ. - Phê phán lối sống cá nhân, ích kỉ, thiếu ý thức, ý chí, nghị lực. - Xác định phƣơng hƣớng, biện pháp phấn đấu để có lối sống đẹp. c. Kết bài - Khẳng định lối sống đẹp là đúng và nêu ý nghĩa của cách sống đẹp - Rút ra bài học cho thế hệ trẻ hiện nay, cần phải phấn đấu, rèn luyện để nâng cao cả tài lực và trí lực. GV hƣớng dẫn HS rút ra HS đọc đề bài, suy nghĩ * Cách lập dàn ý cho cách lập dàn ý đối với bài lập dàn ý cho đề bài và kiểu bài nghị luận về nghị luận về một tƣ tƣởng, chuẩn bị đứng dậy trình một tƣ tƣởng, đạo lí: đạo lí. bày trƣớc lớp. Gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. * Mở bài: Giới thiệu đƣợc vấn đề cần nghị luận (giới thiệu vấn đề tƣ tƣởng, đạo lí). * Thân bài + Giải thích tƣ tƣởng, đạo lí + Phân tích phân tích các khía cạnh của vấn đề, ca ngợi mặt đúng, bác bỏ mặt sai. Đồng thời, phải kèm theo dẫn chứng. + Đƣa ra các phƣơng châm đúng đắn, phƣơng hƣớng hành động cụ thể để phấn đấu. * Kết bài: + Khẳng định ý nghĩa của tƣ tƣởng, đạo lí. + Nâng câu nói, vấn đề đó lên tầm một bài học tƣ tƣởng (nếu đúng). + Rút ra bài học nhận thức và hành động về tƣ tƣởng, GV chốt lại ghi bảng đạo lí đó. 52 3. Hoạt động 3: Hƣớng HS rút ra cách lập dàn ý dẫn HS cách làm bài cho kiểu bài nghị luận về nghị luận về một tƣ một tƣ tƣởng, đạo lí. tƣởng, đạo lí CH: Qua tất cả sự tìm hiểu ở trên, em hãy rút ra kết luận về cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí? GV chốt lại, ghi bảng GV gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK - Tr. 21. 4. Hoạt động 4: Luyện tập Bài tập: Ca dao xưa có câu: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Em hãy cho biết ngày nay quan niệm về chữ “Hiếu” như thế nào? HS rút ra kết luận. HS ghi bài HS đọc ghi nhớ HS suy nghĩ làm bài 53 III. Cách làm bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí - Khi muốn làm bài văn nghị luận vê một tƣ tƣởng, đạo lí cần phải đáp ứng những bƣớc sau: + Tìm hiểu kĩ càng về tƣ tƣởng, đạo lí đƣợc đem ra bàn bạc. + Kết hợp sử dụng nhiều thao tác lập luận, phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận…Để làm sáng rõ vấn đề đƣợc nêu ra. + Phát biểu, đánh giá, đƣa ra nhận định của mình về tƣ tƣởng, đạo lí đó. Cần phải nêu ra đƣợc các luận cứ và phân tích các luận cứ để khẳng định những phát biểu, đánh giá, nhận định của mình. * Ghi nhớ SGK-Trang 21 IV. Luyện tập 1. Bài tập vận dụng a. Mở bài - Dẫn dắt vấn đề : Hiếu thảo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xƣa - Bởi thế cha ông đã nhắc nhở con cháu qua câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. b. Thân bài * Giải thích - Câu ca dao: + Thái sơn: Là quả núi rất cao và to lớn ở Trung Quốc + Nƣớc trong nguồn: Là nƣớc trong vắt, mát rƣợi không bao giờ cạn. - Mƣợn hai hình ảnh đó để so sánh với công cha và nghĩa mẹ, tác giả dân gian đã giúp ta hình dung đƣợc một cách cụ thể, sinh động và dễ hiểu về sự lớn lao vô tận của công cha và nghĩa mẹ. + Chữ hiếu: - Là hành động cụ thể của con cháu để thể hiện lòng biết ơn với ông bà cha mẹ. - Nguồn gốc chính là từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. * Biểu hiện cụ thể: - Yêu thƣơng, kính trọng, vâng lời. (Chăm sóc, động viên lúc buồn đau tuổi già…) + Trần Quốc Toản giữ trọn đạo lí, luôn vâng lời cha mẹ trƣớc lúc từ biệt mẹ già lên đƣờng Trần Quốc Toản đã lạy tạ và từ biệt mẹ, nói với mẹ cho con đƣợc làm bổn phận của đấng nam nhi và khi ca khúc khải hoàn sẽ về chăm sóc mẹ (làm tròn chữ hiếu). Đây chính là việc thể hiện sự kính trọng, lễ phép, lòng yêu thƣơng sâu sắc với mẹ - Làm rạng danh và yên lòng ông bà cha mẹ bằng sự chăm chỉ học hành, tu dƣỡng đạo đức, rèn luyện 54 tài năng để trở thành một công dân tốt, cố gắng tạo cho mình một sự nghiệp có ích cho nƣớc nhà, cho dân tộc. * Đánh giá + Khẳng định đạo lí đúng đắn của bài ca dao - Công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn bởi: Không có ông bà cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Ông bà cha mẹ chăm sóc, nuôi dạy ta với bao nỗi lo toan vất vả. - Một lòng thờ kính ông bà cha mẹ là trách nhiệm và đạo lí thiêng liêng mà con gái phải giữ gìn. - Thờ kính ông bà cha mẹ là đền ơn sinh thành là yêu kính, biết ơn, bởi nó là nhân cách , nhân phẩm của con ngƣời. Nó là cái gốc của nhiều tình cảm khác. * Định hướng - Ngày nay vẫn phải đề cao bài học đạo lí cao đẹp đó - Phê phán những hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí vô ơn đối với cha mẹ. Đó là sự đòi hỏi ích kỉ của những đứa con không nghe lời cha mẹ. Đó là những HS lƣời biếng, đua đòi không chịu học tập. - Ngày nay, ta hiểu một mặt hiếu với cha mẹ, mặt khác phải hiếu với nhân dân hết lòng phục vụ tổ quốc c. Kết bài - Khẳng định ý nghĩa của câu ca dao 55 - Rút ra bài học liên hệ bản thân. Bài tập 1,2: 2. Bài tập 1 Trả lời câu hỏi trong SGK a. Nê - ru là Cố Tổng GV gọi HS xác định các Các nhóm thảo luận, cử thống của Ấn Độ, ông đã yêu cầu của các bài tập. đại diện trả lời. Các em nêu ra vấn đề về văn hoá GV hƣớng dẫn HS làm bài còn lại chú ý lắng nghe và và những biểu hiện của GV chia lớp thành hai nhận xét. con ngƣời. nhóm Ta có thể đặt cho văn bản + Nhóm 1: Bài tập 1 đó một cái tên đó là “Văn + Nhóm 2: Bài tập 2 hoá và con ngƣời”. b. Các thao tác lập luận GV chốt lại HS chữa bài vào vở - Giải thích và chứng minh: (Từ đầu đến “hạn chế về văn hoá”). - Phân tích và bình luận: Đoạn còn lại. c. Cách diễn đạt ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng, giàu hình ảnh, hấp dẫn lôi cuốn ngƣời đọc. 3. Bài tập 2 - Giải thích khái niệm “lí tƣởng” là gì? - Vai trò: Khẳng định lí tƣởng là yếu tố quan trọng làm nên cuộc sống của con ngƣời. - Khẳng định câu nói đúng, từ đó mở rộng bàn bạc. + Làm thế nào để sống có lí tƣởng? + Sống không lí tƣởng thì hậu quả sẽ ra sao? + Lí tƣởng sống của thanh niên là gì? - Ý nghĩa của câu nói: Đối với thanh niên hiện nay là gì? Đối với con đƣờng phấn đấu, phát triển của thanh niên ngày nay. V. Củng cố, dặn dò 56 1. Củng cố GV nhấn mạnh nội dung cơ bản cuả bài học, HS cần nắm đƣợc: - Nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tƣ tƣởng, đạo lí, cách sống đứng đắn, tích cực đối với thanh niên, HS. - Cách làm bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. 2. Dặn dò Nắm vững nội dung bài học Học bài và hoàn thiện các bài tập trong SGK Soạn bài Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh. 3.6. Kết quả thực nghiệm Thông qua việc giáo dục bài học nhận thức cho HS lớp 12 THPT khi học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí chúng tôi đã tiến hành kiểm chứng, đánh giá khả năng nhận thức và vận dụng lí thuyết vào thực hành của HS. Các yêu cầu này đã đƣợc cụ thể hoá trong các giờ thực hành và các bài kiểm tra của HS. Điều này đƣợc cụ thể trên các phƣơng diện sau: Về mặt nhận thức của HS: Phần lớn các em đều có hứng thú với nội dung bài học. Trong giờ học, các em sôi nổi, hăng hái xây dựng bài. Đặc biệt, các em vô cùng hứng khởi với những câu hỏi yêu cầu liên hệ thực tế của bản thân để rút ra những bài học về đạo đức cho mình. Điều này khẳng định nội dung dạy học có tích hợp với việc giáo dục bài học nhận thức cho HS đạt hiệu quả. Ở bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong chƣơng trình lớp 12 chú trọng việc rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản, liên hệ bản thân. Do đó, trong phần luyện tập thực hành khi tổ chức thảo luận nhóm HS tham gia rất tích cực, hứng thú. Thông qua hệ thống các bài tập mà GV đƣa ra nhiều HS đã hệ thống và củng cố đƣợc các phần lí thuyết. Đồng thời, các em đã tự rút ra bài học đạo đức cho mình dƣới sự dẫn dắt của GV qua các CH hƣớng dẫn làm bài. Về khả năng vận dụng của HS: Có thể nói sau khi tiếp thu các vấn đề tri thức tƣơng đối đầy đủ, HS đã biêt vận dụng các đơn vị kiến thức tiếp nhận đƣợc vào quá trình thực hành. Việc vận dụng của các em, trƣớc hết biểu hiện ở việc các em xác định và thực hiện những yêu cầu đó. Song việc vận dụng đó có những mức độ khác nhau: Có những em vận dụng nhanh nhạy, chuẩn xác, biết cách lập dàn ý, tạo đƣợc sức hấp dẫn và thuyết phục đƣợc ngƣời đọc trong bài viết của mình. Nhƣng vẫn còn 57 tồn tai những em còn lúng túng trong quá trình lập dàn ý, liên hệ thực tế rút ra bài học cho bản thân. Nhìn chung khi thực hiện tạo lập văn bản nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí, lời văn của HS ít nhiều còn khô khan, ít sinh động do các em còn phụ thuộc nhiều vào tài liêu tham khảo chƣa có sự chủ động khi đứng trƣớc một đề bài cụ thể. Thậm chí có những HS còn không biết liên hệ bản thân nhƣ thế nào, vận dụng lí thuyết một cách máy móc. Về trình độ của HS: Cùng với việc đánh giá nhận thức, kĩ năng thực hành của HS thông qua giờ học trên lớp chúng tôi còn thông qua những bài kiểm tra để đánh giá chất lƣợng học tập của từng em. GV đƣa ra một đề kiểm tra cụ thể: Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tƣởng và lí tƣởng của riêng mình? Thông qua quá trình chấm và chữa bài của HS, chúng tôi thấy hầu hết các em HS trong lớp thực nghiệm đã có kĩ năng nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí biết cách làm bài tập khi gặp đề thuộc kiểu bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. Do vậy, các em đã đạt hiệu quả nhất định khi tạo lập kiểu văn bản này. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số HS còn lúng túng trong việc xác định và sử dụng các thao tác lập luận khi nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. Vì vậy, vẫn còn một số bài văn không đạt yêu cầu. Mặc dù phạm vi và nội dung thực nghiệm không rộng, lại trong khoảng thời gian ngắn, nhƣng qua thực nghiệm chúng tôi đã rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm thiết thực khi tiến hành giáo dục bài học nhận thức cho HS khi học bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí nói riêng và dạy học các bài Làm văn cho HS THPT nói chung. Nhƣ vậy, có thể nói rằng Khi dạy bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí chúng ta cần khéo léo kết hợp giữa bài học về kiến thức, kĩ năng với bài học về đạo đức, tích hợp giữa kiến thức của bài học với kiến thức từ thực tế, kinh nghiệm bản thân. Hơn nữa, cần phải biết liên hệ với kiến thức bên ngoài để HS biết vận dụng bài học vào thực tiễn của cuộc sống, giúp các em có những lối sống đẹp, có cách ứng xử thông minh và có một nhân cách tốt. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy rằng việc tổ chức dạy học Làm văn ở trƣờng phổ thông có thể đạt đƣợc những hiệu quả nhất định, bài học không còn khô khan, nhàm chán nếu GV dạy học thực sự có đam mê, nhiệt huyết và những tìm tòi sáng tạo khi tổ chức nội dung dạy học cho HS chú trọng nhiều đến bài học nhận thức và giáo dục nhân cách HS qua tiến trình bài dạy. 58 KẾT LUẬN Đứng trƣớc những vấn đề về tƣ tƣởng, đạo lí con ngƣời luôn đƣa ra những lời bàn luận, đánh giá nhằm mục đích nhận thức và phản ánh những vấn đề xoay quanh cuộc sống, tâm tƣ tình cảm của con ngƣời. Song dù đƣợc thể hiện dƣới hình thức nào thì những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày đều đƣợc gọi là nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. Nhƣ vậy, nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí bắt nguồn từ đời sống và nó cũng quay trở lại để phục vụ xã hội loài ngƣời. Điều này cho thấy vai trò của nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí vô cùng quan trọng. Mặt khác, trong chƣơng trình phổ thông nghị luận xã hội nói chung và nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí nói riêng là loại văn bản rất quan trọng đối với HS. Thông qua việc nắm vững cách làm bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí sẽ giúp các em có ý thức và khả năng tiếp thu những quan điểm đúng, phê phán những quan điểm sai lầm về tƣ tƣởng, đạo lí, biết cách để diễn đạt một tƣ tƣởng, đạo lí có sức thuyết phục cao. Ngoài ra, còn góp phần giúp HS có sự mạnh dạn, chủ động khi bày tỏ các hiểu của mình và dám bày tỏ một quan niệm, tƣ tƣởng và sẵn sàng tham gia bàn luận về một tƣ tƣởng, đạo lí thuyết phục, hợp lí, đúng đắn. Đối với văn nghị luận, kiểu bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” ý nghĩa của nó vô cùng quan trọng. Nó không chỉ góp phần hoàn thiện nội dung giáo dục, mục tiêu đào tạo; bên cạnh đó nó còn góp phần phát triển nhân cách của HS. Đây là một kiểu bài không thể nào thiếu trong chƣơng trình đào tạo. Kiểu bài này giúp cho HS có vốn hiểu biết về một phần của đời sống xã hội, có ý thức tiếp thu, phát triển cái đúng, chống lại cái sai trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí rất phong phú, nó đòi hỏi ngƣời viết (trong đó có HS) cần có sự sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức vấn đề. Từ đó, vấn đề nghị luận sẽ mới lạ, tạo sức hấp dẫn lôi cuốn ngƣời tiếp nhận. Song thực tế, trong quá trình học tập, khả năng nhận thức của mỗi HS là khác nhau. Trong khi đó, thời gian luyện tập thực hành cho các em là rất ít. Thời gian dạy lí thuyết và thực hành quá ngắn nên tồn tại nhiều hạn chế. Cho nên trong quá trình dạy học, GV cần có sự kết hợp tốt phần nội 59 dung lí thuyết và thực hành để HS có thể tiếp nhận, vận dụng một cách nhuần nhuyễn nội dung bài học vào thực tế để triển khai nội dung nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. Chúng tôi hi vọng rằng với những kết quả nhỏ bé của đề tài sẽ đóng góp một phần công sức vào việc dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí theo hƣớng mới, chú trọng nhiều hơn đến hoạt động hƣớng dẫn HS liên hệ thực tế, thông qua đó mà giáo dục nhân cách, đạo đức cho HS, tạo cơ sở cho một giờ học không còn nhàm chán. Để làm đƣợc điều này GV phải đổi mới phƣơng pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của HS, lấy HS làm trung tâm, HS phải chủ động tích cực trong việc tìm hiểu bài học và liên hệ bản thân. Chính nhƣ vậy thì giờ học mới đạt kết quả nhƣ mong muốn. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê A (chủ biên) (2006), Thực hành Làm văn lớp 12, NXB Giáo dục. 2. TS. Phạm Thị Kim Anh, Tạp chí giáo dục và thời đại số 38(99) tháng 52014 3. Nguyễn Quang Ẩn (chủ biên), Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành, Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Lê Nguyên Cẩn, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Thị Ngọc Khanh, Nguyễn Thị Nƣơng, Bùi Minh Toán (2008), Tư liệu Ngữ văn 12, NXB Giáo dục. 5. Nguyễn Hải Châu (chủ biên), Nguyễn Khắc Đàm, Nguyễn Lê Huân (2008), Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 (tập 1), NXB Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Đƣờng (chủ biên), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, NXB Hà Nội. 7. Lƣu Đức Hạnh (chủ biên), Lê Thị Anh Thơ, Trịnh Trọng Nam (2008), Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 (tập 1), NXB Giáo dục. 8. Nguyễn Thúy Hồng (chủ biên), Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Lan Anh (2010), Hướng dẫn làm văn 12, NXB Giáo dục Việt Nam. 9. Lê Văn Hồng (chủ biên) (1997), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Giáo dục. 10. Đỗ Kim Hồi, Bùi Minh Toán (đồng chủ biên), Nguyễn Thị Nƣơng, Phạm Thị Minh Trâm (2008), Ôn tập Ngữ Văn 12, NXB Giáo dục. 11. Nguyễn Xuân Lạc (chủ biên), Vũ Kim Bảng (2008), Kiến thức cơ bản và bài tập Ngữ văn 12, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2006), Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Thiết kế bài học ngữ văn lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội. 13. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2006), Ngữ văn các khối lớp 10, 11, NXB Giáo dục, Hà Nội. 14. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2010), Thiết kế bài học Ngữ văn 12 (tập 1), NXB Giáo dục Việt Nam. 15. Bảo Quyến (chủ biên) (2004), Rèn kĩ năng làm văn nghị luận, NXB Giáo dục. 16. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) (2008), Làm văn, NXB ĐHSP. 17. Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh Hiếu, Nguyễn Thành Thi (2008), Làm văn, NXB Đại học Sƣ phạm. 18. Đố Ngọc Thống (chủ biên) (2010), Dạy và học nghị luận xã hội, NXB Giáo dục. 19. Nguyễn Trí (chủ biên), Giang khắc Bình, Nguyễn Trọng Hoàn (biên tập và giới thiệu) (2005), Văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn THCS, NXB Giáo dục. [...]... chuẩn bị tích cực của HS 24 CHƢƠNG 2 HƢỚNG DẪN HỌC SINH RÚT RA BÀI HỌC NHẬN THỨC TRONG GIỜ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƢ TƢỞNG, ĐẠO LÍ 2.1 Mục đích của việc dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Việc dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hƣớng tới những mục đích cơ bản nhƣ sau: Giúp HS nhớ đƣợc những kiến thức, những kĩ năng cơ bản để tạo lập một văn bản về nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí Muốn... theo đề tài khóa luận tập trung tìm hiểu cách hƣớng dẫn HS rút ra những bài học nhận thức trong giờ dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Qua đó, cho các em có những hiểu biết và rút ra những suy nghĩ, nhận thức nhằm giáo dục nhân cách con ngƣời các em 5 Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài Bài học nhận thức cho học sinh THPT trong giờ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí khóa luận sử dụng các... cách HS Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Tích hợp hướng dẫn học sinh THPT rút ra bài học nhận thức trong giờ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 2 Lịch sử vấn đề 2.1 Lịch sử nghiên cứu dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Theo Từ điển Từ và ngữ Hán Việt, nghị luận là dùng lí luận để phân tích bàn bạc, mở rộng ý nghĩa của các vấn đề trong thực tế khách quan Còn... Từ việc thảo luận một đề bài cụ thể, HS tự rút ra nhận định của mình về cách làm một bài văn nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí Ở phần 3: HS đƣợc củng cố kiến thức thông qua phần ghi nhớ và làm bài tập phần luyện tập 2.3 Cơ sở xác định nội dung giáo dục con ngƣời học sinh trong bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 2.3.1 Những yêu cầu cần đạt trong bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 2.3.1.1 Nội... nghiên cứu việc dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí dƣờng nhƣ chƣa chú trọng tới giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS mà mới chỉ dừng lại ở việc hƣớng dẫn HS biết cách kết hợp kiến thức và kĩ năng để tạo lập văn bản Đây chính là những gợi dẫn để tôi triển khai đề tài: Tích hợp hướng dẫn học sinh THPT rút ra bài học nhận thức trong giờ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 7 3 Mục đích, nhiệm vụ... tư tưởng, nhờ tư tưởng mà con người bao trùm được vũ trụ” Nhƣ vậy, nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí là một loại văn nghị luận xã hội ngoài các loại nhƣ nghị luận về một hiện tƣợng đời sống; nghị luận về một vấn đề gắn với văn học 1.2.2 Đặc điểm của kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Nghị luận về tƣ tƣởng tức là bàn luận nhằm thể hiện suy nghĩ, bộc lộ quan điểm của mình về quan niệm sống, về. .. Nội dung kiến thức cần đạt của bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài học lí thuyết kĩ năng Theo đó, khi triển khai dạy bài này, GV cần hƣớng tới những nội dung kiến thức sau: Trƣớc hết, HS phải nắm đƣợc những kiến thức cơ bản về nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí Theo đó, HS sẽ hiểu đƣợc vấn đề đƣợc bàn luận về tƣ tƣởng, đạo lí trong cuộc đời gồm: lí tƣởng (lẽ... khi Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí các em phải thực hiện một hành động là liên hệ bản thân, thực tế Nhƣ vậy, ngoài việc huy động vốn nhận thức, kĩ năng làm bài các em còn có thể tự rút đƣợc cho mình những bài học, những lối sống, cách sống đúng, sống đẹp trong đời sống xã hội, rút ra đƣợc những bài học về cách ứng xử Qua dự giờ, chúng tôi nhận thấy giờ học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói... - Tổng hợp những tri thức cơ bản về nghị luận xã hội - Khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài - Nêu ra cách vận dụng những kiến thức để giáo dục con ngƣời học sinh trong giờ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tư ng nghiên cứu Gắn với nội dung đề tài, khóa luận xác định đối tƣợng nghiên cứu là bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí đƣợc dạy cho HS lớp 12 - THPT 4.2... một tư tưởng, đạo lí đã phù hợp chƣa? Thuận lợi và khó khăn khi phải soạn giáo án bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí theo hƣớng mới tập trung vào bài học nhận thức đồng thời qua đó giáo dục con ngƣời HS Sau khi tiếp nhận ý kiến của đội ngũ GV, chúng tôi thống kê và nhận thấy: Câu 1: Chúng tôi nhận đƣợc rất nhiều câu trả lời khác nhau về tầm quan trọng của bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, song

Ngày đăng: 28/09/2015, 10:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan