6. Cấu trúc khóa luận
2.3.1. Những yêu cầu cần đạt trong bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí”
2.3.1.1. Nội dung kiến thức cần đạt của bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài học lí thuyết kĩ năng. Theo đó, khi triển khai dạy bài này, GV cần hƣớng tới những nội dung kiến thức sau:
Trƣớc hết, HS phải nắm đƣợc những kiến thức cơ bản về nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. Theo đó, HS sẽ hiểu đƣợc vấn đề đƣợc bàn luận về tƣ tƣởng, đạo lí trong cuộc đời gồm: lí tƣởng (lẽ sống); cách sống; hoạt động sống; mối quan hệ trong cuộc đời giữa con ngƣời với con ngƣời (cha con, vợ chồng, anh em và những ngƣời thân thuộc khác). Ở ngoài xã hội có các quan hệ trên, dƣới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè…
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nằm trong văn bản nghị luận, vì vậy nó cũng mang đầy đủ đặc điểm của văn nghị luận đó là: Nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí là kiểu văn bản gắn liến với cuộc sống con ngƣời; đặc biệt chú trọng tới vai trò của lập luận và quan tâm tới tính thuyết phục, đồng cảm. Mỗi kiểu văn bản có những đặc
27
trƣng riêng vì vậy chúng ta phải căn cứ vào những đặc trƣng đó để có cách thức tạo lập văn bản phù hợp. Đối với kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí muốn tạo đƣợc những văn bản hay, sáng tạo thì việc trang bị kiến thức văn nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí là một điều không thể thiếu. Để HS vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo kiểu bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí tạo nên những văn bản hay, sáng tạo hấp dẫn ngƣời đọc, hơn nữa còn giáo dục nhân cách HS qua quá trình phân tích ngữ liệu, liên hệ bản thân, làm bài luyện tập…thì cần phải có những cách tổ chức dạy học bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí một cách khoa học và có hiệu quả.
Bên cạnh đó, HS còn nắm đƣợc kiến thức về bố cục của một bài văn. Từ những kiến thức các em đã đƣợc học ở THCS và ở lớp 10, 11, GV có thể hƣớng dẫn các em nắm đƣợc: Cấu trúcbài Nghị luận về một tƣ tƣ tƣởng, đạo lí cũng giống nhƣ cấu trúc của một bài nghị luận xã hội khác. Dù dung lƣợng không dài cũng vẫn phải đảm bảo cấu trúc của một bài làm văn, nghĩa là phải có: Mở bài (Đặt vấn đề); Thân bài (Giải quyết vấn đề) và Kết bài (Kết thúc vấn đề).
Về hình thức ba phần này phải tƣơng xứng với nhau để tạo nên sự cân đối, hài hòa cho bài văn. Mở bài và kết bài phải ngắn gọn, súc tích.
+ Về nội dung: bài văn phải đảm bảo các yêu cầu:
Phần mở bài: Cần trình bày đƣợc vấn đề đặt ra trong bài làm (nội dung đề bài) để ngƣời đọc có thể biết đƣợc bài làm của bạn đề cập tới nội dung chính nào, tránh tình trạng mở bài dài nhƣng không đúng chủ đề hay làm lạc đề. Cần có phần dẫn dắt nhất định để đi vào bài một cách tự nhiên, tránh gò bó, gƣợng ép gây cảm giác khó chịu cho ngƣời đọc. Theo đánh giá chung, mở bài sáng tạo tự nhiên thƣờng đƣợc đánh giá cao và gây ấn tƣợng đầu tiên đối với ngƣời chấm bài.
Phần thân bài: Đƣợc xem nhƣ phần làm chính, phần xƣơng sống của cả bài viết bởi nó làm nhiệm vụ giải quyết những vấn đề chính của đề bài đặt ra. Phần này thƣờng trả lời cho các câu hỏi: Vấn đề đó là gì? Vấn đề là đúng hay sai, tại sao? Trong thực tế cuộc sống, nó diễn ra phổ biến nhƣ thế nào? Cần làm gì để phát huy những mặt tốt và hạn chế những tiêu cực (nếu là mặt xấu) đó trong xã hội hiện nay? Bạn cần làm gì và nhƣ thế nào để góp phần hiện thực hóa nó vào trong thực tế? Đây
28
là những yêu cầu cơ bản trong việc viết một thân bài của dạng nghị luận xã hội nói chung và bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí nói riêng. Ngoài ra, phải chú ý đó là bạn cần có những ví dụ thực tế, liên hệ thực tiễn và có số liệu chứng minh (nếu cần) để bài viết thêm sinh động, hấp dẫn thuyết phục đƣợc ngƣời đọc.
Phần kết bài: Tuy ngắn nhƣng nó có vai trò vô cùng quan trọng vì nó khép lại cả vấn đề mà cả bài viết đang đề cập tới và mở rộng ra những ý kiến cá nhân nhằm làm cho ngƣời đọc có những liên tƣởng rõ hơn về cả bài viết của mình.
Cách làm một bài văn Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí gồm có 3 bƣớc: Bƣớc 1: Tìm hiểu đề
Xác định ba yêu cầu:
+ Yêu cầu về nội dung: Vấn đề cần nghị luận là gì? (Lí tƣởng (lẽ sống); cách sống; hoạt động sống; mối quan hệ trong cuộc đời giữa con ngƣời với con ngƣời (cha con, vợ chồng, anh em và những ngƣời thân thuộc khác). Ở ngoài xã hội có các quan hệ: tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè...)? Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý nhƣ thế nào?
+ Yêu cầu về phƣơng pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng? (giải thích, chứng minh, bình luận...).
+ Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).
Bƣớc 2: Lập dàn ý
* Mở bài: Giới thiệu tƣ tƣởng, đạo lí cần nghị luận.
* Thân bài:
Cần trình bày các ý sau:
- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận: Lí giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa rộng đi vào những cách nói tế nhị bóng bảy để hiểu đƣợc đến nơi đến chốn luận đề đƣợc đƣa ra nhằm xác định một cách hiểu đứng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm tránh cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, không hết ý. Bƣớc kết thúc của thao tác giải thích là rút ra đƣợc ý nghĩa của luận đề.
29
- Phân tích, chứng minh vấn đề bằng những dẫn chứng cụ thể:
+ Làm sáng tỏ chân lí bằng các dẫn chứng và lí lẽ.
+ Tìm hiểu điều phải chứng minh, không phải mỗi bản thân mình hiểu mà còn phải làm cho ngƣời khác thống nhất đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.
+ Lựa chọn dẫn chứng từ cuộc sống thực tế rộng lớn, tƣ liệu lịch sử phong phú ta phải tìm và lựa chọn trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu toàn diện nhất. Để dẫn chứng và lí lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng thành một hệ thống mạch lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian từ xƣa đến nay, từ xa đến gần từ ngoài vào trong hoặc ngƣợc lại miễn sao hợp logic.
Bình luận (bàn bạc, mở rộng vấn đề): Phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề từ đó có thái độ đúng đắn.
+ Bày tỏ thái độ: Có ba khả năng (hoàn toàn nhất trí; chỉ nhất trí một phần (có giới hạn, có điều kiện); không chấp nhận (bác bỏ). Sau đó ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề đƣợc nhìn nhận sâu hơn, hoàn thiện hơn, triệt để hơn.
- Đánh giá tư tưởng, đạo lí
+ Đƣa dẫn chứng để chứng minh sự đúng đắn của tƣ tƣởng, đạo lí.
+ Khẳng định sự sâu sắc, đúng đắn của tƣ tƣởng, đạo lí trong đời sống xã hội hiện tại và tƣơng lai, phát huy những giá trị đã đƣợc hình thành trong truyền thống dân tộc, là ý thức trách nhiệm với sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát huy thành qủa của các thế hệ cha ông.
* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa tƣ tƣởng, đạo lí. Liên hệ thực tế bản thân, rút ra bài học cho bản thân bài học nhận thức và bài học hành động.
Bƣớc 3: Viết bài: Dựa trên hệ thống các ý đã sắp xếp trong dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Bƣớc 4: Đọc bài viết và sửa chữa
2.3.1.2. Kĩ năng cần đạt trong bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí”
Muốn văn bản đƣợc tạo lập có thể thuyết phục đối tƣợng tiếp nhận, bên cạnh việc biết huy động kiến thức chính xác, hấp dẫn thì ngƣời tạo lập còn cần phải biết vận dụng những kĩ năng cơ bản của việc tạo lập văn bản. Tuy nhiên, đối với HS, khi
30
tạo lập văn bản, các em trƣớc hết cần phải thực hiện các bƣớc đầu tiên của làm văn nghị luận là: phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý.
Kĩ năng đầu tiên HS phải nắm vững là kĩ năng phân tích đề. Đây là tìm hiểu các yêu cầu của đề về nội dung nghị luận, phƣơng pháp nghị luận và giới hạn nội dung nghị luận, giới hạn dẫn chứng. Có những dạng đề đã có những chỉ dẫn, có những dạng đề tổng quát, chỉ có nội dung nghị luận mà không nêu yêu cầu về phƣơng pháp nghị luận và giới hạn của luận đề hay dẫn chứng. HS căn cứ trên phạm vi của nội dung nghị luận để xác định các yêu cầu khác. Để HS thực hiện tốt kĩ năng phân tích đề cách tốt nhất là sử dụng hình thức trả lời CH:
Về nội dung nghị luận: Nội dung nghị luận mà đề bài đặt ra thuộc lĩnh vực xã hội hay văn học? Đề bài nói về điều gì? Ý nghĩa của luận đề đó nhƣ thế nào?
Về phương pháp nghị luận: Đề tài thuộc kiểu bài nào? (yêu cầu một thao tác hay yêu cầu nhiều thao tác nghị luận, hay tổng hợp các thao tác). Thuộc dạng bài nào? (tìm hiểu một đối tƣợng hay tìm hiểu nhiều đối tƣợng? hoặc so sánh giữa các đối tƣợng với nhau).
Về phạm vi nghị luận, giới hạn dẫn chứng: Nội dung nghị luận liên quan đến những đối tƣợng hay lĩnh vực nào? Từ việc phân tích đề đúng thì việc tìm ý sẽ dễ dàng và tập trung hơn.
Kĩ năng thứ hai là tìm ý. Yêu cầu của kĩ năng này là xác định từng yếu tố nội dung đề ra. Cần lƣu ý, các ý trong bài văn phải là bộ phận của luận đề và phải tƣơng ứng với mỗi thao tác theo yêu cầu của nghị luận (tức là thao tác chủ đạo của ý đó, trong quá trình triển khai ý có thể sẽ kết hợp với các thao tác khác nhau). Căn cứ vào yêu cầu của đề để xác định các ý cho một bài văn, để xác định các ý cho bài văn nghị luận cách đơn giản nhất là đặt CH theo các hình thức: Là gì? Như thế nào? Tại sao? Hay là…? Điều đó có đúng không ? Có thể như vậy không?... Mỗi loại CH tƣơng ứng với một thao tác nghi luận. Ví dụ nhƣ đối với CH có hình thức “Là gì?”, khi biểu đạt sẽ phải sử dụng thao tác giải thích. Còn CH có hình thức “Như thế nào?” tƣơng ứng với thao tác phân tích hoặc chứng minh; CH với “có đúng không?” hoặc “có…không?” tƣơng ứng với thao tác bình luận…
31
Kĩ năng cơ bản tiếp theo là lập dàn ý. Thông thƣờng khi tìm đƣợc ý thì HS không lập dàn ý nữa mà tiến hành triển khai ý thành bài văn. Tuy nhiên, lập đƣợc dàn ý không những không thừa mà khi chúng ta đƣa các ý tìm đƣợc vào một hệ thống của dàn ý thì biết đƣợc ý nào cần thiết giữ lại, ý nào không cần thiết thì loại bỏ, ý nào là trọng tâm cần triển khai sâu rộng và kết hợp nhiều thao tác, ý nào không trọng tâm thì trình bày khái quát; đồng thời phải chú ý đến trật tự các ý phải nhƣ thế nào mới hợp lí, cấu trúc bài văn đẹp. Nếu thao tác nhiều lần thì việc tìm ý, không mất nhiều thời gian, trái lại còn giúp chúng ta triển khai bài văn nhanh hơn, có hệ thống hơn, bài văn không bị gạch xoá do nhầm ý, lặp ý, mất trật tự giữa các ý. Một dàn ý tốt mới có thể viết đƣợc một bài văn tốt.