6. Cấu trúc khóa luận
2.5.3. Hướng dẫn HS tham gia bài học thông qua hệ thống câu hỏi
CH tìm hiểu bài có vai trò vô cùng quan trọng trong một giờ học. Chính vì vậy GV phải xây dựng những câu hỏi có nội dung hợp lí, thích hợp và đúng với bài học. Ở phần này có những CH hƣớng dẫn HS rút ra bài học nhận thức. Trong bài
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, chúng tôi xin đƣa ra một số câu hỏi hƣớng HS rút ra bài học nhận thức.
Ở phần I: Ôn lại kiến thức: GV có thể đƣa ra những CH để giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan đến văn nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí mà các em đã đƣợc học.
CH: Văn bản Thời gian là vàng (SGK Ngữ văn 9) thuộc kiểu bài nào của văn nghị luận? Theo em hiểu thế nào là kiểu bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí.
Ở phần II: Tìm hiểu đề và lập dàn ý: Dựa vào từng nội dung kiến thức mà GV triển khai hệ thống CH cho phù hợp. Cụ thể:
1. Tìm hiểu đề
Trƣớc khi tìm hiểu một đề bài cụ thể, GV yêu cầu HS đọc yêu cầu các công việc cần làm khi tiến hành tìm hiểu đề trong SGK.
CH: Tìm hiểu đề là bƣớc đầu tiên khi tiếp cận một đề bài. Em hãy nhắc lại các công việc khi tiến hành tìm hiểu đề?
Sau khi HS trả lời xong CH, GV tiếp tục hƣớng dẫn các em thực hiện các yêu cầu. GV sẽ chia lớp thành hai nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thực hiện:
+ Nhóm 1:
- Câu thơ trên của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?
- Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống thế nào được coi là sống đẹp? Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất nào?
+ Nhóm 2:
43
- Bài biết này cần sử dụng những tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống để làm dẫn chứng? Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học được không? Vì sao?
Sau khi các nhóm đã thảo luận, cử đại diện trả lời GV sẽ xem xét lại các câu trả lời đó và đƣa ra CH chốt ý:
CH: Vậy khi tìm hiểu một đề bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thì theo các em phải thực hiện những bước nào?
CH: Qua mỗi bài làm nghị luận về một tư tưởng, đạo lí em rút ra cho mình những bài học gì?
2. Lập dàn ý
CH: Các em đã được học về lập dàn ý cho bài văn nghị luận? Vậy với một đề văn nghị luận nói chung khi lâp dàn ý chúng ta cần phải triển khai những công việc gì?
CH: Bài viết được triển khai theo kết cấu như thế nào? (có đầy đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài).
CH: Theo các em khi lập dàn ý phần liên hệ bản thân có quan trọng không? Vì sao?
Ở phần III: Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Từ các kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý trên đây, chúng tôi hƣớng dẫn HS khái quát những thành phần nội dung cơ bản của bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí.
CH:Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường bao gồm những nội dung cơ bản nào? Cần có yêu cầu gì về diễn đạt? (GV nêu CH nâng cao để củng cố kiến thức và kĩ năng, GV nhấn mạnh vấn đề qua CH):
CH: Mục đích quan trọng nhất cần đạt khi nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là gì? (Nêu các phƣơng án để HS lựa chọn câu trả lời đúng):
A. Giải thích, chứng minh cho tƣ tƣởng, đạo lí cần bàn luận. B. Tiếp thu quan niệm tiến bộ, phê phán những quan niệm sai lầm. C. Phân tích rõ cơ sở hiện thực của tƣ tƣởng, đạo lí.
D. Tiếp thu những quan niệm tiến bộ và phê phán quan niệm sai lầm để hƣớng tới tƣ tƣởng, hành động tích cực.
44