6. Cấu trúc khóa luận
3.6. Kết quả thực nghiệm
Thông qua việc giáo dục bài học nhận thức cho HS lớp 12 THPT khi học bài
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí chúng tôi đã tiến hành kiểm chứng, đánh giá khả năng nhận thức và vận dụng lí thuyết vào thực hành của HS. Các yêu cầu này đã đƣợc cụ thể hoá trong các giờ thực hành và các bài kiểm tra của HS. Điều này đƣợc cụ thể trên các phƣơng diện sau:
Về mặt nhận thức của HS: Phần lớn các em đều có hứng thú với nội dung bài học. Trong giờ học, các em sôi nổi, hăng hái xây dựng bài. Đặc biệt, các em vô cùng hứng khởi với những câu hỏi yêu cầu liên hệ thực tế của bản thân để rút ra những bài học về đạo đức cho mình. Điều này khẳng định nội dung dạy học có tích hợp với việc giáo dục bài học nhận thức cho HS đạt hiệu quả.
Ở bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong chƣơng trình lớp 12 chú trọng việc rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản, liên hệ bản thân. Do đó, trong phần luyện tập thực hành khi tổ chức thảo luận nhóm HS tham gia rất tích cực, hứng thú. Thông qua hệ thống các bài tập mà GV đƣa ra nhiều HS đã hệ thống và củng cố đƣợc các phần lí thuyết. Đồng thời, các em đã tự rút ra bài học đạo đức cho mình dƣới sự dẫn dắt của GV qua các CH hƣớng dẫn làm bài.
Về khả năng vận dụng của HS: Có thể nói sau khi tiếp thu các vấn đề tri thức tƣơng đối đầy đủ, HS đã biêt vận dụng các đơn vị kiến thức tiếp nhận đƣợc vào quá trình thực hành. Việc vận dụng của các em, trƣớc hết biểu hiện ở việc các em xác định và thực hiện những yêu cầu đó. Song việc vận dụng đó có những mức độ khác nhau: Có những em vận dụng nhanh nhạy, chuẩn xác, biết cách lập dàn ý, tạo đƣợc sức hấp dẫn và thuyết phục đƣợc ngƣời đọc trong bài viết của mình. Nhƣng vẫn còn
58
tồn tai những em còn lúng túng trong quá trình lập dàn ý, liên hệ thực tế rút ra bài học cho bản thân. Nhìn chung khi thực hiện tạo lập văn bản nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí, lời văn của HS ít nhiều còn khô khan, ít sinh động do các em còn phụ thuộc nhiều vào tài liêu tham khảo chƣa có sự chủ động khi đứng trƣớc một đề bài cụ thể. Thậm chí có những HS còn không biết liên hệ bản thân nhƣ thế nào, vận dụng lí thuyết một cách máy móc.
Về trình độ của HS: Cùng với việc đánh giá nhận thức, kĩ năng thực hành của HS thông qua giờ học trên lớp chúng tôi còn thông qua những bài kiểm tra để đánh giá chất lƣợng học tập của từng em. GV đƣa ra một đề kiểm tra cụ thể:
Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.
Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tƣởng và lí tƣởng của riêng mình? Thông qua quá trình chấm và chữa bài của HS, chúng tôi thấy hầu hết các em HS trong lớp thực nghiệm đã có kĩ năng nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí biết cách làm bài tập khi gặp đề thuộc kiểu bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. Do vậy, các em đã đạt hiệu quả nhất định khi tạo lập kiểu văn bản này. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số HS còn lúng túng trong việc xác định và sử dụng các thao tác lập luận khi nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. Vì vậy, vẫn còn một số bài văn không đạt yêu cầu.
Mặc dù phạm vi và nội dung thực nghiệm không rộng, lại trong khoảng thời gian ngắn, nhƣng qua thực nghiệm chúng tôi đã rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm thiết thực khi tiến hành giáo dục bài học nhận thức cho HS khi học bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí nói riêng và dạy học các bài Làm văn cho HS THPT nói chung.
Nhƣ vậy, có thể nói rằng Khi dạy bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí chúng ta cần khéo léo kết hợp giữa bài học về kiến thức, kĩ năng với bài học về đạo đức, tích hợp giữa kiến thức của bài học với kiến thức từ thực tế, kinh nghiệm bản thân. Hơn nữa, cần phải biết liên hệ với kiến thức bên ngoài để HS biết vận dụng bài học vào thực tiễn của cuộc sống, giúp các em có những lối sống đẹp, có cách ứng xử thông minh và có một nhân cách tốt. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy rằng việc tổ chức dạy học Làm văn ở trƣờng phổ thông có thể đạt đƣợc những hiệu quả nhất định, bài học không còn khô khan, nhàm chán nếu GV dạy học thực sự có đam mê, nhiệt huyết và những tìm tòi sáng tạo khi tổ chức nội dung dạy học cho HS chú trọng nhiều đến bài học nhận thức và giáo dục nhân cách HS qua tiến trình bài dạy.
59
KẾT LUẬN
Đứng trƣớc những vấn đề về tƣ tƣởng, đạo lí con ngƣời luôn đƣa ra những lời bàn luận, đánh giá nhằm mục đích nhận thức và phản ánh những vấn đề xoay quanh cuộc sống, tâm tƣ tình cảm của con ngƣời. Song dù đƣợc thể hiện dƣới hình thức nào thì những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày đều đƣợc gọi là nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí. Nhƣ vậy, nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí bắt nguồn từ đời sống và nó cũng quay trở lại để phục vụ xã hội loài ngƣời. Điều này cho thấy vai trò của nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí vô cùng quan trọng. Mặt khác, trong chƣơng trình phổ thông nghị luận xã hội nói chung và nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí nói riêng là loại văn bản rất quan trọng đối với HS. Thông qua việc nắm vững cách làm bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí sẽ giúp các em có ý thức và khả năng tiếp thu những quan điểm đúng, phê phán những quan điểm sai lầm về tƣ tƣởng, đạo lí, biết cách để diễn đạt một tƣ tƣởng, đạo lí có sức thuyết phục cao. Ngoài ra, còn góp phần giúp HS có sự mạnh dạn, chủ động khi bày tỏ các hiểu của mình và dám bày tỏ một quan niệm, tƣ tƣởng và sẵn sàng tham gia bàn luận về một tƣ tƣởng, đạo lí thuyết phục, hợp lí, đúng đắn.
Đối với văn nghị luận, kiểu bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” ý nghĩa của nó vô cùng quan trọng. Nó không chỉ góp phần hoàn thiện nội dung giáo dục, mục tiêu đào tạo; bên cạnh đó nó còn góp phần phát triển nhân cách của HS. Đây là một kiểu bài không thể nào thiếu trong chƣơng trình đào tạo. Kiểu bài này giúp cho HS có vốn hiểu biết về một phần của đời sống xã hội, có ý thức tiếp thu, phát triển cái đúng, chống lại cái sai trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí rất phong phú, nó đòi hỏi ngƣời viết (trong đó có HS) cần có sự sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức vấn đề. Từ đó, vấn đề nghị luận sẽ mới lạ, tạo sức hấp dẫn lôi cuốn ngƣời tiếp nhận. Song thực tế, trong quá trình học tập, khả năng nhận thức của mỗi HS là khác nhau. Trong khi đó, thời gian luyện tập thực hành cho các em là rất ít. Thời gian dạy lí thuyết và thực hành quá ngắn nên tồn tại nhiều hạn chế. Cho nên trong quá trình dạy học, GV cần có sự kết hợp tốt phần nội
60
dung lí thuyết và thực hành để HS có thể tiếp nhận, vận dụng một cách nhuần nhuyễn nội dung bài học vào thực tế để triển khai nội dung nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí.
Chúng tôi hi vọng rằng với những kết quả nhỏ bé của đề tài sẽ đóng góp một phần công sức vào việc dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí theo hƣớng mới, chú trọng nhiều hơn đến hoạt động hƣớng dẫn HS liên hệ thực tế, thông qua đó mà giáo dục nhân cách, đạo đức cho HS, tạo cơ sở cho một giờ học không còn nhàm chán. Để làm đƣợc điều này GV phải đổi mới phƣơng pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của HS, lấy HS làm trung tâm, HS phải chủ động tích cực trong việc tìm hiểu bài học và liên hệ bản thân. Chính nhƣ vậy thì giờ học mới đạt kết quả nhƣ mong muốn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A (chủ biên) (2006), Thực hành Làm văn lớp 12, NXB Giáo dục.
2. TS. Phạm Thị Kim Anh, Tạp chí giáo dục và thời đại số 38(99) tháng 5- 2014
3. Nguyễn Quang Ẩn (chủ biên), Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành, Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Lê Nguyên Cẩn, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Thị Ngọc Khanh, Nguyễn Thị Nƣơng, Bùi Minh Toán (2008), Tư liệu Ngữ văn 12, NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Hải Châu (chủ biên), Nguyễn Khắc Đàm, Nguyễn Lê Huân (2008), Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 (tập 1), NXB Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Đƣờng (chủ biên), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, NXB Hà Nội.
7. Lƣu Đức Hạnh (chủ biên), Lê Thị Anh Thơ, Trịnh Trọng Nam (2008),
Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 (tập 1), NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Thúy Hồng (chủ biên), Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Lan Anh (2010), Hướng dẫn làm văn 12, NXB Giáo dục Việt Nam.
9. Lê Văn Hồng (chủ biên) (1997), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Giáo dục.
10. Đỗ Kim Hồi, Bùi Minh Toán (đồng chủ biên), Nguyễn Thị Nƣơng, Phạm Thị Minh Trâm (2008), Ôn tập Ngữ Văn 12, NXB Giáo dục.
11. Nguyễn Xuân Lạc (chủ biên), Vũ Kim Bảng (2008), Kiến thức cơ bản và bài tập Ngữ văn 12, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2006), Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Thiết kế bài học ngữ văn lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
13. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2006), Ngữ văn các khối lớp 10, 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
14. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2010), Thiết kế bài học Ngữ văn 12 (tập 1),
15. Bảo Quyến (chủ biên) (2004), Rèn kĩ năng làm văn nghị luận, NXB Giáo dục.
16. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) (2008), Làm văn, NXB ĐHSP.
17. Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh Hiếu, Nguyễn Thành Thi (2008), Làm văn,
NXB Đại học Sƣ phạm.
18. Đố Ngọc Thống (chủ biên) (2010), Dạy và học nghị luận xã hội, NXB Giáo dục.
19. Nguyễn Trí (chủ biên), Giang khắc Bình, Nguyễn Trọng Hoàn (biên tập và giới thiệu) (2005), Văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn THCS, NXB Giáo dục.