Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng SĐTD vào dạy học bài 19 Phong cách ngôn ngữ báo chí 1.4.1... nói riêng và dạy học tiếng Việt nói chung thì cần có những hình thức và biệnpháp tổ chức dạy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN
BÙI THỊ HẢI YẾN
SỬ DỤNG Sơ ĐỒ Tư DUY VÀO DẠY
HỌC BÀI PHONG CẢCH NGÔN NGỮ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
NGỮ VĂN
BÙI THỊ HẢI YÉN
SỬ DỤNG Sơ ĐỒ Tư DUY VÀO DẠY
HỌC BÀI PHONG CẢCH NGÔN NGỮ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn
Ngưòi hướng dẫn khoa học
TS PHẠM KIỀU ANH
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ văn, cácthày, cô trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ văn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôittong quá trình làm khóa luận Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS Phạm Kiều Anh - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình chu đáo đểtôi hoàn thành khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2015 Sinh viên
Bùi Thị Hải Yến
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
9
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướngdẫn tận tình của cô giáo - TS Phạm Kiều Anh Khóa luận này chưa từng đượccông bố trong bất cứ công trình nào và kết quả nghiên cứu là trung thực khôngtrùng với kết quả của các tác giả khác
Hà Nội, ngày 24 thảng 4 năm 2015 Sinh viên
Bùi Thị Hải Yến
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
PCNNBC: Phong cách ngôn ngữ báo chí
SĐTD: Sơ đồ tư duy
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
VIỆC SỬ DỤNG Sơ ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC BÀI PHONG
CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
1.1 Tư duy và sự phát triển tư duy của con người 5
1.1.1 Giới thiệu chung về tư duy con người 5 1.1.2 Đặc điểm tư duy của HS THPT 8
1.2 Sơ đồ tư duy và ý nghĩa của việc sửdụng SĐTD trong quá 9 trình giáo dục
1.2.1 Giới thiệu chung về sơ đồ tư duy 9 1.2.2 Cẩu tạo và phân loại 11 1.2.3 Ỷ nghĩa của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình 14 giáo dục
1.3.1 Giới thiệu chung về PCNN bảo chỉ 15 ỉ.3.2 Những đặc trưng cơ bản của PCNN báo chí 17
1.4 Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng SĐTD vào dạy học bài 19
Phong cách ngôn ngữ báo chí
1.4.1 Điều íra, thăm dò ỷ kiến GV 19 1.4.2 Điều tra, thăm dò ỷ kiến HS 21
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
CHÍ TRONG SGK NGỮ VĂN 11 CÓ sử DỤNG sơ ĐỒ TƯ DUY
2.1 Mục đích của việc dạy bài Phong cách ngôn ngữ báo chí trong 23
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tếvói những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn càu hóa tạo ra những cơ hộinhưng đồng thời cũng đặt ra những yêu càu mới đối với nền giáo dục Vì vậy, đổimới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà đang là một ttong những yêu càucấp thiết của giáo dục Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, do điều kiện thực tế ở nước
ta còn chưa phát triển nên yêu cầu đổi mới không có nghĩa là loại bỏ các phươngpháp truyền thống cũ mà bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạnchế những nhược điểm của chúng Một trong những định hướng cơ bản của việcđổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rờithực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành độngcủa ngưòi học Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, mônhọc, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vàothực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS
Ngữ văn là một môn học có vị trí quan trọng.Tuy nhiên, do đặc trưng củamôn học khiến cho các em HS khi học tập thường ngại học, chán học dẫn đếntình trạng không coi trọng và hứng thú với môn học này Từ đó đặt ra một yêucầu, muốn HS học tốt môn Ngữ văn thì GV cần phải đổi mới phương pháp dạyhọc sao cho phù hợp và hiệu quả để để kích thích tinh thần học tập cho các em,đưa các em đến với môn học một cách tự giác
Báo chí có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Bởi lẽ báo chí ra đời
để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người Cũng vi thế, bài Phong cách ngôn
ngữ báo chí là một bài học quan trọng và có tính ứng dụng cao trong chương trình
Ngữ văn 11 Tuy nhiên, chất lượng học tập môn tiếng Việt nói chung, chất lượnghọc và vận dụng những kiến thức về báo chí vào thực tế đời sống của HS chưa
tốt Muốn cải thiện chất lượng trong việc dạy bài Phong cách ngôn ngữ báo chí
Trang 9nói riêng và dạy học tiếng Việt nói chung thì cần có những hình thức và biệnpháp tổ chức dạy học phù họp.
Với mong muốn tìm ra một hình thức dạy học có sáng tạo, tạo ra những
hiệu ứng học tập cho HS, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Sử dụng sơ đồ tư
duy trong dạy học bài Phong cách ngôn ngữ báo chí.
2 Lích sử vấn đề
■
Sơ đồ tư duy (SĐTD) còn được gọi là bản đồ tư duy, là Minmap Người cócông sinh thành ra thứ phương tiện hiện đại này là Tony Buzan, một nhà tâm líhọc Khi nghiên cứu về bộ não và trí nhớ con người, ông đã phát hiện ra sứcmạnh của ghi nhớ, của tư duy khi hệ thống những kiến thức bằng những đườngnét và hình ảnh Cũng tò nhận thức đó, Tony Buzan đã hình thành và tạo ra chonhân loại một phương tiện ghi nhớ hữu hiệu - SĐTD Theo ông, lập SĐTD làphương pháp cách mạng nhằm tận dụng các nguồn tài nguyên vô tận của bộ não.Cho đến nay, tại Việt Nam đã có nhiều sách dịch tò các công trình nghiên cứu
của ông như: “Sơ đồ tư duy”, “Làm chủ trí nhớ củabạn ”, “Sử dụng trí não của
bạn ”, “Sơ đồ tư duy trong kinh doanh ”, “Bản đồ tư duy cho con thông minh”
và được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội
Adamkho cũng nghiên cứu về vấn đề này với ba cuốn: “Tôi tài giỏi, bạn cũng
thế”, “Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh” và “Con cái chúng ta đều tài giỏi”.
Có thể khẳng định những công trình trên đây đã thể hiện rõ tầm quan trọng củaviệc sử dụng SĐTD vào các hoạt động thường ngày của con người Việc sử dụngSĐTD thực sự giúp con người có thể ghi chú các công việc một cách đầy sángtạo và còn có thể sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống, đem lại nhiềuhiệu quả đáng kinh ngạc nhất là trong kinh doanh Và đó cũng là những căn cứthực tế để nhiều nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu về thứ phương tiện đặc biệt này
Ở Việt Nam, SĐTD chỉ mới được biết đến ừong vài năm trở lại đây.TS.Trần Đình Châu và TS.Đặng Thị Thu Thủy là hai tác giả đầu tiên tiến hànhnghiên cứu và tìm cách đưa SĐTD vào trong giảng dạy tại Việt Nam TS.Đặng
Trang 10Thị Thu Thủy đã có nhiều sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học về ứng dụngcông nghệ thông tin trong dạy học, về SĐTD và hiện nay đã được nhiều trườnghọc áp dụng Có thể nói, việc áp dụng SĐTD trong học các môn tự nhiên như:Toán, Lý, Hóa .là khá phổ biến Nhưng đối với môn Ngữ văn thì còn gặp nhiềukhỏ khăn Bởi hầu hết GV chỉ dùng SĐTD khi hệ thống hóa kiến thức cuối bàihay khi ôn tập, tổng kết một mảng hay chủ đề nào đó mà thôi còn chưa mạnh dạnđưa vào các khâu trong quá trình dạy học Do đó, chưa phát huy được hết cáccông dụng của SĐTD trong quá trình dạy học Cũng vì thế, tìm hiểu SĐTD vàtìm ra cách sự dụng nó vào quá trình dạy học Ngữ văn nói chung, tiếng Việt nóiriêng là việc làm cần thiết Đây là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra một hình thức mới khi dạy bài Phong
cách ngôn ngữ báo chí, tạo ra sự sáng tạo, kích thích hứng thú học tập cho HS
nhằm đem lại hiệu quả cao cho việc dạy học bài này ở trường THPT
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, việc nghiên cứu đề tài này phải hướng tới cácnhiệm vụ sau:
- Tổng hợp các vấn đề lý thuyết về SĐTD và phong cách ngôn ngữ báo chí(PCNNBC)
- Đề xuất cách vận dụng SĐTD khi dạy học bài Phong cách ngôn ngữ báo
chí trong SGK Ngữ văn 11 (bộ chuẩn).
- Thực nghiệm nhằm bước đầu đánh giá kết quả đề xuất
4 Đổi tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là SĐTD trong giáo dục
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 11Gắn với nội dung đề tài, chúng tôi xác định khóa luận tập trung nghiên cứu
cách sử dụng SĐTD vào quá trình dạy học bài Phong cách ngôn ngữ báo chí,
trong SGK Ngữ văn 11 (bộ chuẩn)
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài để làm cơ sở lý luận như:các tài liệu hướng dẫn dạy học, các tài liệu về SĐTD và ứng đụng SĐTD trongdạy học
5.2 Phương pháp điều tra khảo sát
Khảo sát, tìm hiểu thực tiễn việc xây dựng và sử dụng SĐTD trong thựctiễn dạy học ở trường THPT, trong đó có môn Ngữ văn
Bố cục được triển khai làm 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận
Phần nội dung được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng sơ đồ tư duy
vào dạy học bài Phong cách ngôn ngữ báo chí
Chương 2: Dạy học bài Phong cách ngôn ngữ báo chí trong SGK Ngữ văn
11 (bộ chuẩn) có sử dụng sơ đồ tư duy Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
NỘI DUNG Chương 1
Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ Cơ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC sử DỤNG sơ ĐỒ TƯ
DUY VÀO DẠY HỌC BÀI PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Trang 121.1 Tư duy và sự phát triển tư duy con người
1.1.1 Giới thiệu chung về tư duy con người
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi hoạt động của con người đều gắn liền với
tư duy Hoạt động nhận thức của con người được thể hiện qua quá trình trước khibắt tay vào hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới, mỗi cá nhân đều đã có sẵn dự ántrong đầu Dự tính đó được định hình bởi khả năng phân tích, suy nghĩ và tưduy.Trên cơ sở đó, con người dần dần phát hiện ra thao tác tư duy Nói một cáchkhác, tư duy chính là căn cứ để con người xác định và thực hiện các hành động đểchiếm lĩnh thế giói Bởi yậy, tư duy là hoạt động chủ đạo của mỗi cá nhân Vậy
tư duy là gì?
Bàn về tư duy, cho đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau Theo Từ
điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4: Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật
chất được tổ chức một cách đặc biệt - bộ não người Tư duy phản ánh tích cựchiện thực khách quan dưới dạng khái niệm, sự phán đoán, lý luận
Trong khi đó, Từ điển tiếng Việt cho rằng: “Tư duy là giai đoạn cao của
quá trình nhận thức, đi sâu vào nhận thức và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức, những biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lf \
Với quan niệm này có thể nhận thấy, tư duy là một mức độ nhận thức mới mẻ vềchất so với cảm giác và tri giác Khác với cảm giác và tri giác, tư duy phản ánhnhững thuộc tính bên trong sự yật, hiện tượng Tư duy của mỗi người được hìnhthành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức tích cực của bản thân họnhưng nội dung và tính chất của tư duy được quy định bởi trình độ nhận thứcchung, tồn tại trong một giai đoạn phát triển xã hội lúc đó Do vậy, cũng như mọihoạt động tâm lý khác, tư duy con ngưòi mang bản chất xã hội Hoạt động tư duycủa con người là quá trình hoạt động nhận thức có mở đầu, diễn biến và kết thúc
rõ ràng Quá trình này mang tính gián tiếp và khách quan nảy sinh trên cơ sở hoạtđộng thực tiễn Nghiên cứu về tư duy con người, các nhà khoa học đã tìm ra tưduy con ngưòi có những đặc điểm cơ bản sau:
Trang 13Trước hết, nói đến tư duy người ta nhắc đến tỉnh “có vẩn đề” của tư duy.
Không phải trong bất cứ hoàn cảnh nào tư duy cũng xuất hiện Trên thực tế, tư
duy chỉ xuất hiện khi gặp những hoàn cảnh, những tình huống “cớ vẩn đề” Khi
đó, những sự hiểu biết sẵn có, những phương pháp thường dùng không đủ để giảiquyết vấn đề thì con người phải tìm ra cách thức giải quyết mới, khi đó buộc conngười phải tư duy
Nhắc đến tư duy, người ta thường nhắc tới một hoạt động có tính gián tiếp của tư duy Đây được coi là một đặc trưng cơ bản của hoạt động tư duy Có đặc
trưng này là bởi con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp màthường biểu hiện hoạt động nhận thức ấy một cách gián tiếp Tính gián tiếp đóđược thể hiện ở việc con người dùng ngôn ngữ để tư duy Nhờ có ngôn ngữ màcon ngưòi sử dụng các kết quả nhận thức (quy tắc, công thức, quy luật, kháiniệm ) vào quá trình tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát ) để nhậnthức được sự vật, hiện tượng Điều đó có thể được thể hiện qua hoạt đông như:Khi muốn giải một bài tập hóa học thì ta cần phải biết yêu càu cũng như nhiệm vụcủa bài, từ đó, ta dùng các công thức, quy tắc, phương trình để giải bài tập đó.Việc sử dụng các công thức, quy tắc chính là cách con người dùng ngôn ngữ để
tư duy Tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện ở chỗ, ừong quá trình tư duycon người đã sử dụng những công cụ, phương tiện như: đồng hồ, nhiệt kế, máymóc để nhận thức những đối tượng mà ta không thể trực tiếp tri giác Ví dụ nhưkhi ta kiểm tra cường độ dòng điện thì ta dùng ampe kế, kiểm tra độ sôi của nướcthì ta dùng nhiệt kế hay khi ta muốn kiểm tra độ pH, độ ẩm của đất thì ta càn phảidùng máy móc Như vậy, nhờ có tính gián tiếp mà tư duy của con người được
mở rộng không giới hạn những khả năng nhận thức, con người không chỉ phảnánh được những gì đang xảy ra ở hiện tại mà còn phản ánh được cả quá khứ vàtương lai
Một đặc trưng nữa của tư duy là tỉnh trừu tượng và khái quát hóa Khác
vói nhận thức cảm tính, tư duy không phản ánh sự yật hiện tượng một cách cụ thể
Trang 14và riêng lẻ mà trên cơ sở đó khái quát những sự vật hiện tượng có những thuộctính bản chất chung thành một nhóm, một loại, một phạm trù Nói cách khác, tưduy mang tính trừu tượng và khái quát Ví dụ như khi ta nói tới khái niệm “sách”thì ta không nói về một quyển sách cụ thể nào mà là sách nói chung.
Cuối cùng, nói tới tư duy ta thấy nó có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Tư duy thường bắt đàu từ nhận thức cảm tính,
trên cơ sở nhận thức cảm tính mà nảy sinh “tình huống có vấn đề” Nói cáchkhác, nhận thức cảm tính là cơ sở, là một bước để con người tư duy Nhận thứccảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy với hiện thực, là chấtliệu của những khái quát hiện thực theo nhóm, lớp, phạm trù mang tính quy luậttrong quá trình tư duy Ngược lại, tư duy và những kết quả của nó ảnh hưởngmạnh mẽ và chi phối khả năng phản ánh của nhận thức cảm tính: làm cho khảnăng của con người mang tính lựa chọn, nhạy bén hơn; làm cho tri giác của conngưòi mang tính lựa chọn, tính ý nghĩa Chính vì vậy, Ăngghen đánh giá: “Nhậpvào vói con mắt của chúng ta chẳng những có cảm giác khác mà còn có cả hoạtđộng tư duy nữa Nói theo một cách khác, nhận thức cảm tính phản ánh nhữngthuộc tính bề ngoài, những mối quan hệ có tính không gian và thời gian của sựvật hiện tượng còn tư duy phản ánh thuộc tính, bản chất bên trong, những mốiliên hệ, quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật hiện tượng mà trước đóchúng ta chưa biết”
Mỗi hành động tư duy là một quá trình giải quyết một nhiệm vụ nào đó xảy
ra trong hoạt động nhận thức hay trong hoạt động thực tiễn.Tư duy nảy sinh khicon người nhận thức được tình huống và muốn biểu đạt tình huống đó Tức là khi
đó con người đã nhận thức được nhiệm vụ của tư duy Khi xác định được nhiệm
vụ cần giải quyết chủ thể tư duy huy động các tri thức, kinh nghiệm liên quan đểgiải quyết vấn đề đó Trong quá trình đó tư duy của con ngưòi luôn vận động vàngày càng sâu hơn Cũng bỏi vậy, trong quá trình giáo dục, GV cần chú ý tới việcphát triển tư duy cho HS Vì nếu không có khả năng tư duy thì không thể học tập,
Trang 15không thể hiểu biết, không thể cải tạo được tự nhiên xã hội và rèn luyện bản thân.
Do đó, con ngưòi càn chú trọng đến việc phát triển tư duy, và muốn phát triển tưduy chúng ta cần:
Phải đặt cá nhân HS vào tình huống có vấn đề để kích thích tính tích cựccủa bản thân, độc lập sáng tạo khi giải quyết tình huống có vấn đề
Phải rèn luyện năng lực học tập, nâng cao nhận thức để phát triển khả năng
tư duy tốt, chính xác
Phải tăng cường khả năng trừu tượng khái quát
Phải thường xuyên quan sát tìm hiểu thực tế, rèn luyện cảm giác, tính nhạycảm, năng lực trí nhớ, nhằm nâng cao nhận thức cảm tính để sau đó rút ra nhậnthức một cách lý tính, có khoa học
Phải trau dồi vốn ngôn ngữ vì ngôn ngữ là cái vỏ thể hiện tư duy và thôngqua đó mới biểu đạt được tư duy của bản thân cũng như lĩnh hội được tư duy củangười khác
1.1.2 Đặc điểm tư duy của học sinh THPT
Do cấu trúc não bộ phức tạp và chức năng của não phát triển, do sự pháttriển của quá trình nhận thức nói chung, do ảnh hưởng của hoạt động học tập màhoạt động tư duy của HS THPT phát triển mạnh Các em có khả năng tư duy lýluận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo hơn Năng lực phân tích, tổnghọp, so sánh trừu tượng hóa phát triển cao giúp các em có thể lĩnh hội mọi kháiniệm phức tạp và trừu tượng Tư duy của các em nhất quán hơn, chặt chẽ hơn và
có căn cứ hơn.Đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển Các em có khảnăng đánh giá và tự đánh giá nhiều mối quan hệ, những sự vật hiện tượng xungquanh theo những thang giá tri đã được xác lập Các em thích khái quát, thích tìmhiểu những quy luật và nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, củanhững tri thức phải tiếp thu Tư duy của các em nhất quán chặt chẽ và có căn cứhơn, có sử dụng vật liệu là những khái niệm khoa học, tri thức dưới dạng thuậtngữ, mệnh đề để tư duy thoát ly với vật chất Năng lực tư duy phát triển đã góp
Trang 16phần nảy sinh hiện tượng tâm lý mới đó là tính hoài nghi khoa học Trước mộtvấn đề các em thường đặt những câu hỏi nghi vấn hay dùng lối phản đề để nhậnthức chân lý một cách sâu sắc hơn Tuy nhiên, ở lứa tuổi “nổi loạn” nhiều em cònham chơi chưa tích cực tư duy, chưa tìm ra phương pháp học tập khoa học hiệuquả nên dẫn đến tình trạng chán học Nhiều em chưa phát huy hết năng lực độclập suy nghĩ của bản thân còn kết luận vội vàng theo cảm tính Vì vậy, đòi hỏitrong quá trình học tập GV cần hướng dẫn giúp đỡ HS rèn luyện tư duy một cáchtích cực, độc lập để phân tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luận cuối cùng.Đồng thời, GV phải tìm ra những phương pháp, phương tiện dạy học tích cựcnhằm mang lại những hiệu quả tích cực, giúp các em có những hứng thú học tập
để các em có thể đạt hiệu quả học tập cao.Với nhận thức trên, chúng tôi cho rằngviệc sử dụng SĐTD trong dạy học sẽ mang lại hiệu quả lọi ích thiết thực cho HS
ở lứa tuổi này
1.2 SĐTD và ý nghĩa của việc sử dụng SĐTD trong quá trình giáo dục
1.2.1 Giới thiệu chung về SĐTD
Khi đánh giá về các hoạt động trong đời sống của con người, nhiều nhà tâm lý
học đã đề cao vai trò của trí nhớ Trí nhớ đóng vai ừò quan ừọng trongmọi hoạt động của con người Con người không có trí nhớ thì không có kinhnghiệm, không có kinh nghiệm thì sẽ không thích nghi được với môi trường xungquanh, không thể thực hiện bất kì hoạt động nào và nhân cách cũng không thểhình thành Đe có trí nhớ tốt, con người bắt buộc phải rèn luyện Và một trongnhững cách ghi nhớ nhanh đầy đủ và sáng tạo đó là sử dụng SĐTD
- công cụ vạn năng cho bộ não
Tony Buzan - cha đẻ của SĐTD là một trong những người đi sâu nghiêncứu để tìm ra hoạt động của bộ não Ông nhận định: Bộ não người không tư duytheo lối trình tự và tuần tự mà theo cách lan tỏa như mọi hình dạng tự nhiên hệtuần hoàn, hệ thần kinh trong cơ thể con người, các nhánh của thân cây và nhữngđường gân trên chiếc lá Đây chính là cách tư duy của não.Để tư duy hiệu quả,
Trang 17não cần có một công cụ có khả năng phản ánh dòng tư duy tự nhiên ấy- SĐTD.Nói đến SĐTD ( bản đồ tư duy, lược đồ tư duy), người ta thường nói tới mộtphương tiện kỹ thuật được tạo ra trên cơ sở của hình thức ghi chép nhằm tìm tòiđào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thốnghóa một chủ đề bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc,
chữ viết Theo đó, có thể khẳng định: SĐTD là một hình thức ghi chép có thể sử
dụng màu sẳc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ỷ tưởng Nhờ sự kết nổi giữa các nhánh, các ỷ tưởng được liên kết với nhau khiến SĐTD có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi rộng Tính hấp dẫn của hình ảnh, âm thanh gây
ra những kích thích rất mạnh mẽ lên hệ thống rìa của não giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền và tạo ra những điều kiện thuận lợi để vỏ não phân tích, xử lí, rút
ra kết luận hoặc xây dựng mô hình về đổi tượng nghiên cứu.
về đặc trung, có thể nhận thấy, SĐTD là một sơ đồ mở, việc thiết kế SĐTDtheo mạch tư duy của mỗi người nên không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe nhưbản đồ địa lí hay bản đồ lịch sử Người sử dụng có thể thêm hoặc bớt các nhánhtùy ý, mỗi ngưòi có thể vẽ một kiểu khác nhau, sử dụng hình ảnh, màu sắc, ngônngữ diễn đạt khác nhau Có thể cùng một chủ đề, cùng một nội dung nhưng mỗingười có thể “thể hiện” SĐTD theo cách riêng của mình, do đó việc sử dụngSĐTD sẽ phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mỗi người Cũng bởi thế, nhiềunhà khoa học đã nhấn mạnh đây chính là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, cóthể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh,đường nét, màu sắc phù hợp vói cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ nãogiúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não Nó được coi là sự lựa chọncho trí óc hướng tới lối suy nghĩ mạch lạc Vì vậy, GV có thể vận dụng để hỗ trợdạy học các dạng bài nghiên cứu kiến thức mới, bài ôn tập, củng cố,hệ thống hóakiến thức cho người học sau mỗi bài/chương/phần/chuyên đề/học kì và giúpcho cán bộ quản lý lập kế hoạch công tác hiệu quả
1.2.2 Cấu tạo và phân loại
Trang 18Theo Tony Buzan thì: SĐTD là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắchình ảnh để mở rộng và đào sâu ý tưởng Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hìnhảnh trung tâm Ý hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển thành các nhánhtượng trưng cho các ý chính và đều được nối với ý trung tâm Các nhánh chính lạiđược phân thành các nhánh nhỏ nhằm nghiên cứu chủ đề ở mức độ sâu hơn.Những nhánh nhỏ này lại được tiếp tục phân thành nhiều nhánh nhỏ hơn, nhằmnghiên cứu vấn đề ở mức độ sâu hơn nữa.Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ýtưởng cũng có sự liên kết dựa trên mối liên hệ của bản thân các ý, điều này khiếnbản đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng màmột bản liệt kê các ý tưởng thông thường không thể làm được Cách thức xâydựng một bản đồ tư duy khá đơn giản thông qua 5 bước:
Bước 1: Xác định từ khóa - đây là những từ quan trọng tập trung chủ đềmột cách cô đọng nhất nên phải ngắn gọn, súc tích
Trang 19I -Hình vẽ (từ khóa)
Bước 2: Vẽ chủ đề trung tâm trên một mảnh giấy (nằm ngang) Chủ đềtrung tâm có thể là một hình ảnh, từ, cụm từ, kí hiệu, câu nói thể hiện nội dungchủ đề
Bước 3: Vẽ thêm các nhánh cấp 1 tỏa ra từ chủ đề trung tâm Đây là các ýchính làm rõ chủ đề Đây là những nhánh của SĐTD chúng sẽ giúp bạn liên kếtcác thông tin lại vói nhau Khi vẽ vạch liên kết nên vẽ đường cong hơn là đườngthẳng, màu sắc nổi bật vì chúng hấp dẫn hơn với mắt và dễ ghi nhớ hơn đối vớinão
Bước 4: Vẽ thêm các nhánh cấp 2, cấp 3 để thể hiện rõ hơn nội dung củacác nhánh trước Các nhánh phụ sẽ vẽ bằng nét nhỏ hơn để dễ phân biệt với cácnhánh chính Có thể chú thích các từ ngữ cần thiết hoặc điền số thứ tự vào cácnhánh nếu bạn muốn sắp xếp theo thứ tự quan trọng hoặc thứ tự các nhánh phảixem nếu thông tin yêu càu phải theo tuần tự Các nhánh tạo thành một cấu trúccác nút liên hệ chặt chẽ với nhau
Bước 5: Hoàn thiện SĐTD Ở bước này, người viết có thể thêm các hìnhảnh giúp cho các ý quan trọng thêm nổi bật, thêm sức hấp dẫn cho SĐTD cũngnhư giúp chúng ta dễ ghi nhớ hơn
Trang 20trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng được tỏa ra các nhánh, ý càng quantrọng thì nằm ở vị trí càng gần với ý chính Từ đó, ta có thể dễ dàng nắm được nộidung một cách rõ ràng Có nhiều cách để phân loại SĐTD nhưng khi tùy thuộcvào mức độ tóm lược kiến thức thì SĐTD có thể được chia thành 3 loại chính sau:
SĐTD theo đề cương (SĐTD tổng quát) là loại SĐTD này mang lại một cái
nhìn tổng quát về toàn bộ môn học Lập SĐTD theo đề cương sẽ giúp chúng ta cómột cái nhìn tổng quát về số lượng kiến thức của mỗi môn học, từ đó ta có thểxác định được số lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kì thi
SĐTD theo chương là loại SĐTD có thể cụ thể hóa những kiến thức mà ta
phải học trong từng chương Chúng ta có thể lập SĐTD cho từng chương ừongchương trình.Đối với các chương có lượng kiến thức tò 10 - 12 trang thì ta có thểthâu tóm lượng kiến thức đó trong một SĐTD Còn đối vói những chương cólượng kiến thức dài từ 20 trang trở lên thì ta cần lập SĐTD trên nhiều trang giấy
Và một điều lưu ý là khi chúng ta lập SĐTD theo chương, người lập không nênchỉ giữ lại các ý chính mà cần bổ sung thêm những chi tiết hỗ trợ quan trọngkhác, đôi khi bạn có thể kèm theo các bảng dữ liệu, các đồ thị hay các loại biểu
đồ nếu càn thiết
Cuối cùng là SĐTD theo đoạn văn Vói loại sơ đồ này càn lưu ý, có thể vẽ
SĐTD cho từng đoạn văn nhỏ trong SGK để tóm tắt nội dung chính của đoạn văn.SĐTD theo đoạn văn sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian khi ôn tập, học bài vìkhi nhìn vào SĐTD chúng ta có thể nắm được những thông tin cần thiết màkhông cần đọc lại đoạn văn đó
Dựa vào cấu tạo và bản chất của SĐTD, chúng ta nhận thấy đây là phươngtiện khá đơn giản, hiện đại nhưng có nhiều ưu điểm vượt trội như: logic, mạchlạc, rõ ràng; trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ do nó được thể hiện bằng màusắc; ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn; có thể thêm kiến thức dễ dàng hơn bằngcách vẽ chèn thêm vào sơ đồ; kích thích hứng thú quan sát và phân tích của conngười; phát huy sự sáng tạo của con người, không dập khuôn máy móc như khi
Trang 21lập các bảng biểu, sơ đồ; hệ thống hóa kiến thức đầy đủ và tiết kiệm thời gian YÌ
nó chỉ sử dụng từ khóa
1.2.3 Ỷ nghĩa của việc sử dụng SĐTD trong quá trình giáo dục
Chúng ta biết rằng việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉđơn thuần là một phương thức GV sử dụng để nâng cao hiệu quả học tập mà còn
là điều kiện để hiện thực hóa mục tiêu dạy học Trên thực tế, với các phươngpháp học cũ thì HS thụ động ttong quá trình học ttên lớp, không phát huy đượctính năng động, sáng tạo cũng như không phát huy được tinh thần tự giác, hứngthú khi học ở nhà Vì các em nắm kiến thức một cách rời rạc không có sự liên kếtlogic vói nhau nên dẫn đến tình trạng học trước quên sau, không phát huy đượccác năng lực cần thiết Do vậy, việc sử dụng SĐTD trong quá trình dạy - học làđiều cần thiết, sẽ giúp các em có một cách học tốt, phát huy được tính độc lập,chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy SĐTD giúp ta tư duy nhiều chiều Đó làmột công cụ giúp học tập hiệu quả thông qua việc vận dụng não phải và não tráigiúp người học tiếp thu bài nhanh hơn, hiểu bài kĩ hơn và nhớ được nhiều chi tiếthơn Từ đó, ta thấy sử dụng SĐTD trong việc dạy học sẽ mang lại nhiều lọi íchthiết thực như giúp: nắm kiến thức một cách tổng quát mà logic mạch lạc, tiếtkiệm thời gian công sức, ghi nhớ nhanh, lâu và sâu kiến thức hơn, kích thích ócsáng tạo cũng như khơi dậy khiếu hội họa Đối vói việc dạy học Tiếng Việt thìviệc sử dụng SĐTD sẽ giúp HS chiếm lĩnh bài học một cách tổng thể.GV sẽhướng dẫn các em đi từ kiến thức tổng quát của bài - trọng tâm bài học và sẽ làtrung tâm của SĐTD Từ đó, sẽ giúp các em tìm ra những nội dung kiến thứcxoay quanh chủ đề đó và phát triển thành các ý (các nhánh của sơ đồ) Khi nhìnvào sơ đồ, HS có thể nắm được nội dung bài học đồng thời xác định được đâu là
ý chính, đâu là ý phụ một cách rõ ràng và từ đó lên kế hoạch học tập hiệu quả
1.3 Những đặc trưng cơ bản của PCNNBC
1.3.1 Giới thiệu chung về PCNNBC
Trang 22Trong giao tiếp, dù ở mức tự giác hay không tự giác, người sử dụng đềuphải tuân theo những quy tắc riêng về cách sử dụng ngôn ngữ Gắn với mục đíchgiao tiếp và phạm vi giao tiếp khác nhau, ngưòi ta dần tạo ra những đặc trưng vềphương tiện ngôn ngữ Khi xã hội phát triển, việc nghiên cứu cách sử dụng ngônngữ sao cho hiệu quả trở thành một khoa học và khoa học về phong cách ngônngữ ra đời Vậy phong cách ngôn ngữ là toàn bộ những đặc điểm về cách thứcdiễn đạt tạo thành kiểu diễn đạt ttong mỗi loại văn bản nhất định Các kiểu phongcách ngôn ngữ cơ bản như: phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữhành chính, phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phongcách ngôn ngữ nghệ thuật Trong đó, PCNNBC là một trong những chức năngphong cách ngôn ngữ cơ bản, nó được sử dụng khá phổ biến trong đòi sống, xãhội và có vai trò thiết yếu trong việc giúp con ngưòi bày tỏ quan điểm, thái độcủa mình trước những sự kiện xảy ra ừong đòi sống Để tìm hiểu về PCNNBC,chúng ta cùng xét ngữ liệu sau:
“NDĐT - Sáng 20-4, Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại CHDCND Lào đã tổ chức lễ trao tặng Danh hiệu “Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội” cho đồng chỉ Phim-ma-xỏn Lương-khăm-ma, ủy viên T.Ư Đảng NDCMLào, Bỉ thư Tỉnh uỷ, Tỉnh trưởng tỉnh Luông Nậm Thà.”
(Theo Báo Nhân dân, ngày 20/4/2015)Ngữ liệu này cung cấp cho chúng ta thông tin được cập nhật trong đời sống
xã hội hàng ngày Nó phản ánh một sự kiện quan trọng trong đời sống xã hội,được nhân dân bấy giờ quan tâm Đó là việc đồng chí Phim- ma- xỏn Lương-
Khăm- ma được công nhận là “Công dân danh dự thủ đô” Ngữ liệu có thời gian
và sự kiện cụ thể, sự kiện chính xác nhằm cung cấp thông tin mới cho người
đọc.Từ ngữ liệu trên chúng ta có thể hiểu: “Ngôn ngữ báo chỉ là ngôn ngữ dùng
để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tể, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội” Qua đó, ta
thấy ngôn ngữ báo chí không chỉ có chức năng thông tin mà nó còn có chức năng
Trang 23tác động Nó vừa giúp người đọc hiểu được nội dung thông tin muốn nói tới đồngthời nó còn tác động vào nhu cầu, nguyện vọng, thái độ của người đọc Tuynhiên, không phải mọi bài đăng trên báo đều thuộc ngôn ngữ báo chí, chỉ nhữngbài nào mang đặc trưng cơ bản của PCNNBC mới thuộc ngôn ngữ báo chí như:bản tin, phóng sự, phỏng vấn, thư bạn đọc, quảng cáo
Ngôn ngữ báo chí tồn tại ở cả dạng nói và dạng viết Dạng nói là nhữngbài viết, những mẩu tin trên báo và tờ in, những quảng cáo trên giấy dán nơi đôngngười Dạng nói là những mẩu tin hàng ngày, những mục thông tin quảng cáo
ừên đài phát thanh, đài truyền hình Từ đó, ta có thể hiểu: PCNNBC là kiểu diễn
đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chủng báo ỉn, đài phát thanh, đài truyền hình, internet như tin tức, phóng sự, bình luận, tiểu phẩm, diễn đàn, thông tin quảng cáo Nói một cách khác: PCNNBC - công luận
là khuôn mẫu thích họp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai trò củangười tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí, công luận Nói cụ thể hơn đó làvai trò nhà báo, người đưa tin, người cổ động, người quảng cáo tất cả những aitham gia vào hoạt động thông tin của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự Báo chícung cấp thông tin cho chúng ta hàng ngày giúp cho cuộc sống của con ngườiphát triển văn minh han Mọi nhu cầu và nguyện vọng của con người đều phảnánh nhu cầu về thông tin
Ngôn ngữ báo chí không phải là một vấn đề mới, nó đã được đào sâunghiên cứu theo từng góc cạnh, từng thời kì phát triển Nhưng trong thời đại bùng
nổ công nghệ thông tin như hiện nay thì đây lại là một vấn đề cần quan tâm củatoàn xã hội tiếng Việt đang dần bị ăn mòn bởi thứ ngôn ngữ lai căng, thiếu trongsáng của một bộ phận giới ừẻ Do vậy, báo chí phải như một người dẫn đườngtrong công cuộc bảo tồn và phát triển tiếng Việt ngày càng giàu đẹp
1.3.2 Những đặc trưng cơ bản của PCNNBC
Trang 24Đe đảm bảo các chức năng thông tin, tuyên truyền PCNNBC cần phảimang đầy đủ những đặc trưng cơ bản: tính thông tin thời sự; tính ngắn gọn; tínhsinh động, hấp dẫn.
1.3.2.1 Tỉnh thông tin thời sự
Ngôn ngữ có tính thông tin, thời sự là ngôn ngữ cung cấp những tin tứcnóng hổi tùng ngày, đòi hỏi phải chính xác về thời gian, địa điểm, nhân vật, sựkiện
Ví dụ:
03/11/2010 05:59 (GMT+7)
Chiều qua, ngày 2/11 đập chứa nước ở Ninh Thuận bị vỡ Nước lũ tràn tự
do khiến cho một sổ người chết và mất tích tại 2 tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa tăng thêm Người dân các tình Nam Trung Bộ vẫn đang vẫy vùng trong bão lũ Các hồ chứa nước đang tràn tự do.
Theo báo cáo sơ bộ, hiện Khánh Hòa có 5 người chết,l người mất tích Ninh Thuận có 3 người chết và mất tích và Phú Yên có 2 người chết vì bão lũ.
(Tin tức online)Ngữ liệu trên đã cung cấp cho chúng ta thông tin nóng hổi về một sự việcvừa xảy ra được mọi người đặc biệt quan tâm Đó là việc vỡ đập ở Nam Trung
Bộ Với sự kiện đó, ngữ liệu đã giới thiệu một cách khái quát về thời gian, địađiểm, những hệ lụy mà sự việc đó dẫn tới Và qua chuỗi các thông tin đượctrình bày ngắn gọn đó độc giả có thể hiểu được những điều đang xảy ra trongthực tế Như vậy, có thể nói các tác phẩm báo chí không chỉ đưa thông tin về các
sự kiện mà còn thể hiện công khai thái độ của tác giả đối với sự kiện thông qua
sự bình giá Sự bình giá có thể tích cực, có thể tiêu cực, song ừong bất kì tìnhhuống nào nó cũng được biểu đạt thông qua ngôn từ
1.3.2.2 Tính ngắn gọn
Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn, súc tích Sự dài dòng có thể làm loãngthông tin ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe Trên thực
Trang 25tế, để truyền tải được các thông tin thì ngôn ngữ báo chí phải thông qua cácphương tiện truyền thông đại chúng mà các phương tiện thông tin đại chúng cũng
có giới hạn trong khi lượng thông tin cần thông báo lại vô cùng phong phú, đadạng Trên báo thì tính từng dòng, từng chữ, ừên đài phát thanh, đài truyền hìnhthì tính từng phút từng giây Và người độc giả thì luôn muốn thu được nhiềuthông tin trong một đơn vị thời gian Hơn nữa, nếu viết quá dài sẽ dễ mắc nhiềudạng lỗi khác nhau, nhất là các lỗi về sử dụng từ Vì vậy, báo chí luôn phải diễnđạt cho thật ngắn gọn mà vẫn chứa đựng được nhiều thông tin nhất
Tính ngắn gọn, súc tích của ngôn ngữ báo chí được biểu hiện ở đặc điểm:dồn nén lượng thông tin; tập trung làm nổi bật sự kiện cốt lõi; sức biểu đạt caonhất; đáp ứng những hạn định về dung lượng, thời lượng và phù hợp với loạihình, loại thể Văn báo chí là lối văn ngắn gọn với lượng thông tin cao Tiêu biểucho sự ngắn gọn là bản tin, đặc biệt là loại tin vắn, tin nhanh, quảng cáo Ở đó
có khi chỉ cần dùng một câu mà người đọc có thể nắm bắt được những thông tincần thiết Ta có thể nhận thấy đặc trưng này ừong ngữ liệu dưới đây:
(LĐ) - Ngày 1.11, tại Hà Nội.
Nhà xuất bản (NXB) Lao động tổ chức ki niệm 65 năm thành lập (1.11.1945-1.11.2010).
(Trích Báo Nhân dân, ngày 1/11/2010)Chỉ với một câu như trên nhưng bản tin đã nêu lên thông tin một cáchchính xác và đày đủ về việc Nhà xuất bản Lao động tổ chức kỉ niệm 65 nămthành lập, với thời gian là ngày 1/11 và có địa điểm cụ thể là tại Hà Nội
1.3.2.3 Tính sinh động, hấp dẫn
Không phải thể loại nào cũng viết sinh động, hấp dẫn nhưng muốn thu hút
sự chú ý của người đọc, ngôn ngữ báo chí cần kích thích sự tò mò hiểu biết củangười đọc Vì vậy, ngôn ngữ báo chí cần phải có tính biểu cảm nếu không thìnhững thông tin khô khan mà nó chuyển tải khỏ có thể được công chúng tiếp
Trang 26nhận như mong muốn, vì chúng mới chỉ tác động vào lí trí của họ Chính tínhbiểu cảm mới là nhân tố tác động mạnh mẽ tới tâm hồn người đọc, người nghelàm cho họ đạt tới một trạng thái tâm lý cảm xúc nhất định, để rồi từ đó tiếp nhậnđược những ý mà người viết gửi gắm, thực hiện những hành động mà người viếtchờ đợi Tính sinh động, hấp dẫn ừong ngôn ngữ báo chí gắn liền với việc sửdụng các từ ngữ, lối nói mới lạ, giàu hình ảnh và ở lượng thông tin mới Ví dụ:
Cách đặt tít cho bài báo kích thích trí tò mò của độc giả “Sông Tô mà không lịch
”
(Báo Văn Hóa, 17/5/1999)
“Mua của người chán, bán cho người cần ”
1.4.Cơ sở của việc sử dụng SĐTD vào dạy học bài Phong cách ngôn ngữ báo
chí
1.4.1 Điều tra thăm dò ý kiến giáo viên
Việc điều tra, thăm dò ý kiến GV được thực hiện với 15 GV và với 5 câu hỏi Qua việc thống kê, chúng tôi có kết quả như sau:
Câu 1: Phương pháp dạy học mà các thầy cô sử dụng nhiều nhất là?
pp phân tích ngôn ngữ 9/15
Trang 27Câu 2: Theo thầy cô có thể sử dụng SĐTD vào dạy học bài PCNNBC nói riêng và phân môn tiếng Việt được không?
Câu 3: Khâu nào trong quá trình dạy học được các thây cô sử dụng SĐTD?
Câu 5: Ưu điếm khi sử dụng phương tiện này?
Có thê sử dụng ở mọi điêu kiện 7/15
Từ kết quả trên, chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau:
Một thực tế được rút ra là trong quá trình dạy học của GV, các phương tiệndạy học vẫn chưa được sử dụng nhiều Chỉ một số ít GV lựa chọn sử dụng SĐTD
và kết hợp với các phương pháp khác vào quá trình dạy học của mình (1/15phiếu) Tuy nhiên, theo các thầy cô có thể sử dụng SĐTD vào dạy học nhưng việcmạnh dạn áp dụng vào dạy học không phải là điều dễ dàng Việc sử dụng SĐTD
Trang 28được áp dụng một cách hạn chế trong các khâu của quá trình dạy học Đa sốchúng vẫn được sử dụng trong phàn kiểm tra bài cũ và tổng kết Mục đích sửdụng SĐTD vẫn bó hẹp trong nội dung hệ thống lại kiến thức của học sinh quacác phần kiến thức đã học theo chương, theo phần Sử dụng SĐTD vào dạy học làmột cách dạy học mới Nhiều GV đã có những nhận xét tốt về phương tiện này.
Họ đánh giá phương tiện này mang lại hiệu quả tốt và ưu điểm của nó là dễ dàngghi nhớ - việc cần thiết khi học tập của HS Hon nữa, nó còn rất dễ sử dụng, phùhợp vói mọi điều kiện, hoàn cảnh Như vậy, việc áp đụng phương tiện này vàodạy học tiếng Việt hoàn toàn có khả thi, giúp cải thiện một giờ học tiếng Việtđược coi là khô khan này
1.4.2 Điều ira thăm dò ỷ kiến học sinh
Chúng tôi điều tra, lấy ý kiến của 90 HS khối lớp 11 với 5 CH Kết quảđiều tra như sau:
Đa số HS có thái độ không thích học văn, phân môn tiếng Việt cũng khôngnằm ngoài xu thế đó Chỉ có 22,22% số HS được hỏi cho biết các em thích thú vóigiờ học của môn Ngữ văn Những con số còn lại cho thấy thực tế không khảquan, số lượng HS nhàm chán, không thích thú cao (16,67%), số còn lại học vìđây là môn bắt buộc Có thực trạng này là do thầy cô vẫn áp dụng những phươngpháp cũ không tạo được hứng thú cho HS Chỉ có 5,57% HS cho biết thầy cô sửdụng SĐTD - một phương tiện mói trong dạy học, và kết hợp với các phươngpháp dạy học khác như phương pháp hỏi đáp (phát vấn) và phân tích YÍ dụ (phântích ngôn ngữ) (94,43%) Vì vậy, khơi gợi lại hứng thú đối với môn Văn nóichung và các phân môn của nó nói riêng là điều cần thiết Việc đổi mới phươngpháp dạy học trong giảng dạy là rất quan trọng để “kéo” học sinh về với môn học
Sử dụng SĐTD trong dạy học là một biện pháp khá khả quan Với những
ưu điểm của nó tận dụng được sự tư duy cả hai bán cầu não và tư duy theo cách
tự nhiên nên giúp HS ghi nhớ cũng rất tự nhiên Ngoài ra những cảm nhận trựcgiác về hình ảnh, đường nét, màu sắc giúp HS ghi nhớ tốt hơn Hơn nữa đây cũng
Trang 29là phương pháp đã được HS biết đến, làm quen và bước đầu sử dụng nó vào tronghọc tập, thu được những kết quả nhất định Có tới 60% HS đã tiếp xúc vói nó, và
có tới 31,11% HS đã quen thuộc với nó Đây là tiền đề tốt để sử dụng phương tiệnnày vào ttong dạy học Cho biết về hiệu quả khi sử dụng nó là 71,11% HS hàohứng với môn học 28,89% HS cho biết nó giúp dễ dàng ghi nhớ kiến thức Không
có ai cho biết kết quả không cao Tuy nhiên, việc sử dụng phương tiện này chohiệu quả trong suốt quá trình học tập thì các em vẫn chưa áp dụng được mà chủyếu để hệ thống kiến thức cũ (97,78%)
Như vậy, GV có thể sử dụng được những ưu điểm của phương pháp SĐTD
và nền tảng các em đã làm quen với nó để sử dụng hiệu quả phương pháp nàytrong dạy học và hướng dẫn các em học bài một cách khoa học, phát huy hết lọithế của SĐTD
Tiểu kết chương 1
Việc phát triển tư duy cho HS luôn là một trong những ưu tiên hàng đầucủa người làm công tác giáo dục Thông qua việc tìm hiểu cơ sở lí luận và thực
trạng bài Phong cách ngôn ngữ báo chí ở trường THPT Giao Thủy A, chúng tôi
có những căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm xác định những định hướng cho việc
thiết kế tiến trình tổ chức quá trình dạy học bài Phong cách ngôn ngữ báo chí Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành thiết kế bài dạy Phong cách ngôn ngữ báo chí
có sử dụng SĐTD để hướng dẫn HS học tập
Chương 2
DẠY HỌC BÀI PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BẢO CHÍ TRONG SGK NGỮ
VĂN 11 (Bộ CHUẨN) CÓ sử DỤNG sơ ĐỒ TƯ DUY
2.1 Mục đích của việc dạy học bài Phong cách ngôn ngữ báo chí
Báo chí ra đời và phát triển là nhu càu khách quan của xã hội về thông tin
và giao tiếp Nó là một loại hình hoạt động chính trị xã hội, không chỉ là món ăntinh thần của mọi ngưòi dân, của xã hội mà còn là lực lượng sản xuất trực tiếp
Trang 30phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Do vậy, ta có thểkhẳng định rằng ảnh hưởng của báo chí ttong xã hội hiện nay là YÔ cùng lớn.Chính vì vậy, trách nhiệm của nó cũng không hề nhỏ Ngoài khả năng cung cấpthông tin và định hướng dư luận, báo chí còn có trách nhiệm góp phần định hìnhngôn ngữ, đặc biệt là những tờ báo viết cho giới trẻ vì đây là bộ phận sử dụngngôn ngữ một cách táo bạo nhất có sự thay đổi, lai căng, pha tạp làm mất đi sựtrong sáng của tiếng Việt Hơn nữa, người ta vẫn luôn quan niệm rằng trong việc
sử dụng ngôn ngữ của một dân tộc bao giờ cũng bộc lộ tầm vóc văn hóa của nó
Mà báo chí lại là môi trường rộng lớn nhất được xem là mẫu mực nhất để ngônngữ hành chức Vì vậy, ngôn ngữ báo chí khi sử dụng cần có sự chắt lọc, lựachọn
Vì thế Phong cách ngôn ngữ báo chí là một nội dung kiến thức quan trọng
trong chương trình Ngữ văn THPT Thông qua bài học rèn cho các em cách sửdụng ngôn ngữ đúng chuẩn mực hơn về từ ngữ, ngữ pháp đồng thời biết cáchdùng ngôn ngữ một cách độc đáo, đặc sắc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.Nói tóm lại, đó chính là việc sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt hơn
Có thể nói, việc lựa chọn nội dung kiến thức này đã tạo ra sự mói mẻnhưng cũng thể hiện rõ tính cập nhật với xu hướng nghiên cứu hiện đại Ngônngữ khi sử dụng để viết báo chí không chỉ là ngôn ngữ chuẩn mà còn phải ngắngọn, cô đúc, hàm súc, dễ nghe, dễ hiểu đồng thời phải đáp ứng được yêu càu về
sự nhanh, nhạy, sống động Qua đó, không chỉ rèn cho các em về nói viết các câu
mà còn hướng tới mục đích sử dụng ttong thực tiễn
Qua tri thức của bài Phong cách ngôn ngữ báo chí không chỉ cung cấp
lượng kiến thức mới về một phong cách chức năng ngôn ngữ, không chỉ rèn kĩnăng nghe - nói - đọc - viết cho các em mà còn hướng tới mục tiêu bồi dưỡng chocác em tình yêu tiếng mẹ đẻ đồng thời hình thành và rèn luyện ý thức giữ gìn sựtrong sáng của tiếng Việt cho các em
Trang 312.2 Các đơn vị kiến thức trong bài Phong cách ngôn ngữ báo chí trong SGK
Ngữ văn 11 (bộ chuẩn).
Bài Phong cách ngôn ngữ báo chí trong sách Ngữ văn 11 được dạy trong 2
tiết ở học kì I Số tiết dạy theo phân phối chương trình là tiết 44 và tiết 52 Vói bốcục bài dạy như vậy, SGK Ngữ văn đã triển khai như sau:
Ở tiết 1, SGK giới thiệu nội dung cơ bản về ngôn ngữ báo chí với một sốthể loại và các đặc điểm về văn bản báo chí, ngôn ngữ báo chí Còn ở tiết 2, SGKtập trung trình bày các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí Ởcuối mỗi tiết SGK có triển khai hệ thống bài tập nhằm củng cố kiến thức cũngnhư rèn kĩ năng làm bài cho học sinh
Tiết 1 của bài Phong cách ngôn ngữ báo chí chúng ta tìm hiểu về ngôn ngữ
báo chí, trước tiên chúng ta tìm hiểu về một số thể loại văn bản báo chí Với chứcnăng cơ bản là thông báo tin tức thòi sự và dư luận xã hội theo một chính kiếnnhất định, một số thể loại tiêu biểu của báo chí như:
Bản tin: là một thể loại báo chí nhằm thông tin một cách chân thực, kịp
thời những sự kiện có ý nghĩa trong đời sống Trước khi viết một bản tín cần phảikhai thác lựa chọn những sự kiện có ý nghĩa cụ thể, chính xác Một bản thường có
3 phần: phần tiêu đề, phần mở đầu bản tin và phần triển khai chi tiết bản tin Với
kiến thức về bản tin, SGK Ngữ văn đã chọn và giới thiệu ngữ liệu: Tôn vinh 122
thủ khoa năm 2006
Với ngữ liệu này, GV có thể hướng dẫn HS nhận ra những đặc trưng cơ bản của bản tin về thời gian (từ ngày 29 đến 31/3); địa điểm (Hà Nội)', sự kiện {Trung ương Đoàn TNCS HCM tổ chức tuyên dương và trao phần thưởng cho những thủ khoa năm 2006) và các hoạt động liên quan tới sự kiện này (năm 2006
cả nước có 122 thủ khoa, trong đó có 98 thủ khoa của kì thỉ tuyển sinh đại học và đoạt huy chương vàng ở các kì thi Ô-lim-pích quốc tế và 24 thủ khoa tốt nghiệp đại học và sau lễ tôn vinh, 50 thủ khoa sẽ đại diện cho 122 thủ khoa tham gia các
Trang 32hoạt động văn hóa tại Hà Nội, gặp gỡ một so lãnh đạo chính phủ và giao lưu với thanh niên, sinh viên thủ đõ).
Thể loại thứ hai được giới thiệu trong SGK Ngữ văn là phóng sự báo
chí.về thực chất cũng là bản tin nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sựkiện và miêu tả bằng hình ảnh, để cung cấp cho người đọc một cái nhìn đày đủ,sinh động và hấp dẫn SGK Ngữ văn cũng chọn và giói thiệu một phóng sự vớimục đích là giúp HS hiểu và nhận biết được thể loại này khi các em đọc báo
Thể loại thứ ba được nhắc tới là tiểu phẩm Đây là một thể loại báo chí
được tổ chức giống như những câu chuyện trào phúng ngắn gọn Tuy nhiên, vềnội dung, tiểu phẩm cũng được người viết sử dụng nhằm phản ánh về những sựviệc, sự kiện diễn ra trong đời sống hàng ngày Với giọng văn thân mật, dân dã,thường có sắc thái mỉa mai, châm biếm, hàm chứa chính kiến về thòi cuộc, ngườiđọc có thể hiểu được những vấn đề được phản chiếu trong tiểu phẩm là nhữngvấn đề trái ngược với pháp luật và đạo lý sống Theo đó, SGK giới thiệu ngữ liệu:
Nhà chằn tinh Thông qua ngữ liệu này, chúng ta thấy tiểu phẩm nói về việc xây
nhà trái phép ở phố Giọng đối thoại giữa hai nhân vật thân mật, gần gũi và mangđậm sắc thái mỉa mai, châm biếm với việc xây nhà trái phép mà vẫn được chấpnhận, nói lên mặt trái của xã hội hiện nay - xã hội đảo điên vì đồng tiền
Với việc trình bày các nội dung này, có thể nhận thấy HS bước đầu đãnhận diện được các thể loại cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí từ đó các
em có thể nhận biết được chúng trong thực tế sử dụng Không chỉ vậy, với cácngữ liệu cụ về từng thể loại văn bản khác nhau giúp các em nắm được cách thức
sử dụng ngôn ngữ của từng thể loại ttong phong cách ngôn ngữ báo chí từ đó sẽgiúp các em trong việc tạo lập các văn bản
Sau khi tìm hiểu về các thể loại chính với các ngữ liệu cụ thể phần tiếptheo của bài học chúng ta tìm hiểu những nét chung về văn bản báo chí và ngônngữ báo chí