1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lập kế hoạch kinh doanh thị trường nội địa công ty cổ phần may tây đô

119 959 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Tong đó, quá trình sản xuất sản phẩm và lập kế hoạch kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của công ty và đối phó với những thay đổi c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ MINH TRANG

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CÔNG TY CỔ PHẦN

MAY TÂY ĐÔ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp

Mã số ngành: D340101

Tháng 12/2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ MINH TRANG

MSSV: 2081947

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CÔNG TY CỔ PHẦN

MAY TÂY ĐÔ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

MÃ SỐ NGÀNH: D340101

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS ONG QUỐC CƯỜNG

Tháng 12/2013

Trang 3

Quý thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em trong suốt thời gian học tập tại trường

Cô Lê Thị Hồng Thúy, cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên của Công ty

cổ phần may Tây Đô đã nhiệt tình giúp đỡ, trả lời những bảng câu hỏi phỏng vấn, chỉ dạy em trong suốt thời gian thực tập tại công ty

Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài luận văn tốt nghiệp của em sẽ không tránh khỏi sai sót Vì vậy, em cũng kính mong sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy cô cùng Ban lãnh đạo Công ty để bài luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn cũng như giúp em củng cố những kiến thức còn hạn chế Cuối lời, em xin gửi đến quý thầy cô lời kính chúc sức khỏe và thành công Em cũng xin gửi đến Ban lãnh đạo cùng tập thể nhân viên quý Công ty lời kính chúc sức khỏe, thành đạt, sự phát triển và bền vững của quý Công ty

Cần Thơ, Ngày… Tháng…….năm 2013

Sinh viên thực hiện

TRẦN THỊ MINH TRANG

Trang 4

TRANG CAM KẾT

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài này là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện

TRẦN THỊ MINH TRANG

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Cần Thơ, ngày tháng năm 2013

Xác nhận của công Ty

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ i

TRANG CAM KẾT ii

NHẬN XÉT CƠ QUAN THỰC TẬP iii

DANH MỤC BIÊU BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xi

DANH SÁCH PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA xii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨ 1

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài 1

1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn 1

1.1.2.1 Căn cứ khoa học 1

1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn 2

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Phạm vi không gian 2

1.3.2 Phạm vi thời gian 3

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

2.1.1 Khái niệm về việc lập kế hoạch kinh doanh 5

2.1.2 Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh 5

2.1.3 Các bước xây dựng kế hoạch kinh doanh 5

2.1.3.1 Mô tả chung về doanh nghiệp 5

2.1.3.2 Phân tích môi trường bên ngoài 5

2.1.3.3 Môi trường vĩ mô 6

2.1.3.4 Phân tích môi trường vi mô 7

2.1.3.5 Phân tích các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp 9

2.1.3.6 Phân tích ma trận SWOT 11

2.1.3.7 Ma trận EFE và IFE 12

a Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (EFE Matrix – External Factor Evaluation Matrix) 11

b Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong doanh nghiệp (IFE – Internal Factor Evaluation Matrix) 13

c Ma trận hình ảnh cạnh tranh 13

2.1.4 Lập kế hoạch kinh doanh 14

2.1.4.1 Kế hoạch bán hàng 14

2.1.4.2 Kế hoạch sản xuất 4

2.1.4.3 Kế hoạch chi phí 14

2.1.4.4 Kế hoạch tài chính 15

Trang 7

2.1.4.5 Dự báo 15

a.Khái niệm 15

b Các phương pháp dự báo 15

2.1.5 Phân tích các chỉ tiêu tài chính 16

2.1.5.1 Các tỷ số thanh khoản 16

2.1.5.2 Các tỷ số hoạt động (Quick ratio) 16

2.1.5.3 Các tỷ số quản trị nợ 18

2.1.5.4 Các tỷ số khả năng sinh lời 18

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 19

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 19

2.2.2.1 Phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối 19

2.2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả 20

2.2.2.3 Phương pháp bình quân di động 20

2.2.2.4 Mô hình dự báo theo tốc độ phát triển bình quân 21

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TÂY ĐÔ VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TÂY ĐÔ 22

3.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TÂY ĐÔ 22

3.1.1 Giới thiệu công ty 22

3.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty 22

3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 23

3.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ 24

a Chức năng 24

b Nhiệm vụ 24

3.1.1.4 Sản phẩm kinh doanh 25

3.1.1.5 Hình thức hoạt động 25

3.1.2 Cơ cấu tổ chức 25

3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty 25

3.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận 25

a Tổng giám đốc 25

b Phó tổng giám đốc 26

c Phòng tổ chức hành chính 26

d Phòng chuẩn bị sản xuất 26

e Phòng kế toán 27

f Phòng kiểm soát nội bộ 27

g Phòng kinh doanh 28

3.1.3 Thuận lợi, khó khăn của công ty trong thời gian qua và phương hướng phát triển trong thời gian tới 28

3.1.3.1 Thuận lợi 28

3.1.3.2 Khó khăn 28

3.1.3.3 Phương hướng phát triển của công ty 29

a Về khách hàng 29

b Về hoạt động sản xuất kinh doanh 29

c Nguồn nhân lực 30

Trang 8

d Đối thủ cạnh tranh 30

3.1.4 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh 30

3.1.4.1 Phân tích tình hinh doanh thu giai đoạn 2010 – 06/2013 32

3.1.4.2 Phân tích tình hình chi phí công ty giai đoạn 2010 – 06/2013 34

3.1.4.3 Phân tích tình hình lợi nhuận công ty giai đoạn 2010 – 06/2013 35

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TÂY ĐÔ 37

4.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ 37

4.1.1 Quản trị 37

4.1.2 Nguồn nhân lực 38

4.1.3 Tình hình nghiên cứu và phát triển 39

4.1.4 Tình hình sản xuất 39

4.1.5 Tình hình tài chính - kế toán 42

4.1.6 Tình hình marketing 44

4.1.6.1 Về sản phẩm 44

4.1.6.2 Khuyến mãi – quảng cáo 44

4.1.6.3 Giá cả 45

4.1.6.4 Kênh phân phối 46

4.1.7 Hệ thống thông tin 47

4.1.8 Văn hóa doanh nghiệp 47

4.1.9 Ma trận các yếu tố bên trong (ma trận IFE) công ty 48

4.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 49

4.2.1 Môi trường vĩ mô 49

4.2.1.1 Các yếu tố kinh tế 49

4.2.1.2 Yếu tố chính trị pháp luật 52

4.2.1.3 Yếu tố văn hóa – xã hội 53

4.2.1.4 Yếu tố công nghệ 53

4.2.1.5 Yếu tố môi trường quốc tế 54

4.2.1.6 Môi trường tự nhiên 55

4.2.2 Môi trường vi mô 56

4.2.2.1 Các đối thủ cạnh tranh 56

4.2.2.2 Khách hàng 58

4.2.2.3 Nhà cung ứng 62

4.2.2.4 Các đối thủ tiềm ẩn 64

4.2.2.5 Sản phẩm thay thế 64

4.2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 65

4.3 MA TRẬN SWOT 66

4.4 CÁC CHIẾN LƯỢC ĐUCỢ HÌNH THÀNH TỪ MA TRẬN SWOT 67

CHƯƠNG 5: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TÂY ĐÔ 68

5.1 NHỮNG MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM 2014 68

5.2 KẾ HOẠCH TIÊU THỤ 68

5.2.1 Sản lượng tiêu thụ sản phẩm áo sơ mi và quần tây 68

5.2.2 Kế hoạch tiêu thụ áo sơ mi 68

Trang 9

5.2.3 Kế hoạch tiêu thụ quần tây 70

5.3 KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 73

5.3.1 Sản lượng sản xuất áo sơ mi và quần tây 73

5.3.2 Kế hoạch sản xuất áo sơ mi 74

5.3.3 Kế hoạch sản xuất quần tây 76

5.4 KẾ HOẠCH GIÁ BÁN 79

5.5 KẾ HOẠCH CHI PHÍ SẢN XUẤT 81

5.5.1 Kế hoạch chi phí sản xuất áo sơ mi 81

5.5.2 Kế hoạch chi phí sản xuất quần tây 82

5.6 KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 83

5.6.1 Kế hoạch giá vốn hàng bán 83

5.6.2 Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận 83

5.6.2.1 Kế hoạch doanh thu 83

5.6.2.2 Kế hoạch lợi nhuận 84

a Kế hoạch lợi nhuận áo sơ mi 84

b Kế hoạch lợi nhuận quần tây 85

5.7 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỰ KIẾN 85

5.8 KẾ HOẠCH MARKETING 85

5.8.1 Chiến lược sản phẩm 85

5.8.2 Chiến lược phân phối 86

5.8.3 Chiến lược chiêu thị 86

5.8.4 Quang hệ công chúng 87

5.9 MỘT SỐ MẶT CÒN TỒN TẠI VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐỀ RA 88

5.9.1 Một số mặt còn tồn tại 88

5.9.2 Một số biên pháp thực hiện kế hoạch 89

5.9.2.1 Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thị trường 89

5.9.2.2 Giải pháp thực hiện chiến lược phát triểm sản phẩm 90

5.9.2.3 Giải pháp thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực 92

5.9.2.4 Giải pháp thục hiện chiến lược marketing 93

5.9.2.5 Giải pháp kế hoạch sản xuất 93

5.9.2.6 Giải pháp chi phí sản xuất sản phẩm và giá bán 94

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95

6.1 KẾT LUẬN 95

6.2 KIẾN NGHỊ 96

6.2.1 Đối với nhà nước 96

6.2.2 Đối với hiệp hội dệt may Việt Nam 97

6.2.3 Đối với công ty cổ phần may Tây Đô 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

PHỤ LỤC 1: BẢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TÂY ĐÔ 100

PHỤ LUC 2: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA 101

Trang 10

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 2.1: Phân tích ma trận SWOT 11

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 2010 – 2012 31

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 06/2012 – 06/2013 32

Bảng 4.1: Tình hình nhân sự công ty Cổ phần may Tây Đô theo đối tượng lao động đến 06/2013 38

Bảng 4.2: Tình hình nhân sự công ty Cổ phần may Tây Đô phân theo trình độ lao động 38

Bảng 4.3: Chỉ số tài chính công ty Cổ phần may Tây Đô 42

Bảng 4.4: Giá bán trung bình sản phẩm áo sơ mi, quần tây 45

Bảng 4.5: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE) 48

Bảng 4.6: Tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm giai đoạn 2010 – 2013 49

Bảng 4.7: Một số đối thủ cạnh tranh chính 57

Bảng 4.8: Ma trận hình ảnh cạnh tranh 58

Bảng 4.9: Tình hình tiêu thụ áo sơ mi theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2010 – 06/2013 59

Bảng 4.10: Tình hình tiêu thụ quần tây theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2010 – 06/2013 61

Bảng 4.11: Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu 63

Bảng 4.12: Ma trận các yếu tố bên ngoài (ma trận EFE) 65

Bảng 4.13: Phân tích ma trận SWOT 66

Bảng 5.1: Sản lượng tiêu thụ áo sơ mi, quần tây 68

Bảng 5.2: Chỉ số mùa vụ tiêu thụ sản phẩm áo sơ mi 69

Bảng 5.3: Kế hoạch tiêu thụ áo sơ mi đã phi mùa vụ 69

Bảng 5.4: Bình quân di động tình hình tiêu thụ áo sơ mi theo 3, 5, 7 quý 69

Bảng 5.5: Độ lệch tuyệt đối tình hình tiêu thụ sản phẩm áo sơ mi 70

Bảng 5.6: Kế hoạch tiêu thụ áo sơ mi năm 2014 70

Bảng 5.7: Chỉ số mùa vụ tiêu thụ sản phẩm quần tây 70

Bảng 5.8: Kế hoạch tiêu thụ quần tây đã phi mùa vụ 71

Bảng 5.9: Bình quân di động sản phẩm quần tây theo 3, 5, 7 quý 71

Bảng 5.10: Độ lệch tuyệt đối tình hình tiêu thụ quần tây 72

Bảng 5.11: Kế hoạch tiêu thụ quần tây năm 2014 71

Bảng 5.12: Sản lượng tiêu thụ áo sơ mi và quần tây năm 2014 72

Bảng 5.13: Sản lượng sản xuất áo sơ mi, quần tây 73

Bảng 5.14: Chỉ số mùa vụ sản xuất áo sơ mi 74

Bảng 5.15: Kế hoạch sản xuất áo sơ mi đã phi mùa vụ 74

Bảng 5.16: Bình quân di động sản xuất áo sơ mi theo 3, 5, 7 quý 75

Bảng 5.17: Độ lệch tuyết đối tình hình sản xuất áo sơ mi 75

Bảng 5.18: Kế hoạch sản xuất áo sơ mi năm 2014 76

Bảng 5.19: Chỉ số mùa vụ sản xuất quần tây 76

Bảng 5.20: Kế hoạch sản xuất quần tây đã phi mùa vụ 76

Bảng 5.21: Bình quân di động sản xuất quần tây theo 3, 5, 7 quý 77

Bảng 5.22: Độ lệch tuyệt đối tình hình sản xuất quần tây 77

Bảng 5.23: Kế hoạch sản xuất quần tây năm 2014 78

Bảng 5.24: Sản lượng sản xuất áo sơ mi, quần tây năm 2014 78

Trang 11

Bảng 5.25: Giá bán trung bình sản phẩm áo sơ mi, quần tây 79

Bảng 5.26: Tốc độ phát triển bình quân giá bán quần tây, áo sơ mi 80

Bảng 5.27: Giá bán trung bình sản phẩm áo sơ mi và quần tây năm 2014 80

Bảng 5.28: Chi phí trung bình sản xuất áo sơ mi 81

Bảng 5.29: Tốc độ phát triển bình quân chi phí sản xuất áo sơ mi 81

Bảng 5.30: Chi phí sản xuất sản phẩm áo sơ mi năm 2014 82

Bảng 5.31: Chi phí sản xuất trung bình của quần tây 82

Bảng 5.32: Tốc độ phát triển bình quân chi phí sản xuất quần tây 82

Bảng 5.33: Chi phí sản xuất sản phẩm quần tây năm 2014 83

Bảng 5.34: Kế hoạch giá vốn hàng bán áo sơ mi, quần tây 83

Bảng 5.35: Kế hoạch doanh thu áo sơ mi, quần tây 84

Bảng 5.36: Kế hoạch lợi nhuận áo sơ mi 85

Bảng 5.37: Kế hoạch lợi nhuận quần tây 85

Bảng 5.38: Kế hoạch kết quả hoạt động kinh doanh 85

Bảng 5.39: Kế hoạch chi phí cho hoạt động quan hệ công chúng 88

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức và quản lý của công ty 25

Hình 3.2: Tình hình doanh thu công ty 2010 – 2012 32

Hình 3.3: Tình hình tiêu thụ công ty 06/2012 – 06/2013 32

Hình 3.4: Tình hình chi phí công ty 2010 – 2012 34

Hình 3.5: Tình hình chi phí công ty 06/2012 – 06/2013 34

Hình 3.6: Tình hình lợi nhuận công ty giai đoạn 2010 – 2012 35

Hình 3.7: Tình hình lợi nhuận công ty giai đoạn 06/2012 – 06/2013 35

Hình 4.1: Sơ đồ qui trình sản xuất 41

Hình 4.2: Kênh phân phối sản phẩm công ty 46

Hình 5.1: So sánh sản lượng tiêu thụ sản phẩm áo sơ mi, quần tây 73

Hình 5.2: So sánh sản lượng sản xuất sản phẩm áo sơ mi, quần tây 78

Hình 5.3: So sánh giá bán trung bình sản phẩm áo sơ mi, quần tây 80

Trang 13

KDNĐ: Kinh doanh nội địa

NHTM: Ngân hàn thương mại

NHNN: Ngân hàng nhà nước

ASEAN: Liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia

trong khu vực Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations)

AFTA: Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Area)

APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation)

WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

UNESCO: Di sản văn hóa thế giới (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)

ISO 9001: Là tiêu chuẩn được công nhận tòan cầu dành cho hệ thống quản lý chất lượng

SA 8000: Là một hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp, trang trại hay văn phòng

6S: Sẳn sàn -

QC/QA: Là kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm; được đặt xen kẽ giữa các công đoạn sản xuất và ở khâu thành phẩm để kiểm tra chất lượng của các sản phẩm QC là bộ phận thi hành những quy định, hướng dẩn của QA trong

việc kiểm tra, phân loại chất lượng sản phẩm (Quality control/Quality Assurance)

Trang 14

DANH SÁCH PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

1 Phan Thị Minh Châu Chức vụ: Giám đốc điều hành

Email: mccantho@gmail.com Kinh nghiệm công tác: 22 năm Đơn vị công tác: Công ty cổ phần may Tây Đô Điện thoại: 07103 894 385

2 Ngô Văn Chơn Chức vụ: Trưởng phòng chuẩn bị sản xuất

Email: nvchon@gmail.com Kinh nghiệm công tác: 6 năm Đơn vị công tác: Công ty cổ phần may Tây Đô Điện thoại: 0912 153 072

3 Nguyễn Thị Hương Lan Chức vụ: Phó phòng kinh doanh

Email: lantaydo@gmail.com Kinh nghiệm công tác: 19 năm Đơn vị công tác: Công ty cổ phần may Tây Đô Điện thoại: 0917 727 308

4 Võ Minh Quân Chức vụ: Quản lý bán hàng

Email: info@aothunyan.com Kinh nghiệm công tác: 4 năm Đơn vị công tác: Áo thun Yan Điện thoại: 0939 403 090

5 Lý Thị Kim Thoa Chức vụ: Nhân viên bán hàng

Email:

Kinh nghiệm công tác: 7 năm Đơn vị công tác: Công ty cổ phần may Thái Tuấn Điện thoại: 0942.670.910

Trang 15

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài

Cùng với sự phát triển đất nước, hoạt động kinh doanh giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển ngày càng mạnh

mẽ Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, tham gia AFTA, gia nhập APEC và là thành viên chính thức 150 của WTO Chính những sự kiện này tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển hòa nhập vào nền kinh tế thế giới làm cho môi trường kinh doanh Việt Nam càng đa dạng và cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp

Như ta đã biết mỗi công ty sản xuất kinh doanh là một tế bào trong nền kinh tế với chức năng hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm chính của công ty làm ra, nhằm đáp ứng nhu cầu trong khu vực và thị tường Vì vậy, vấn

đề quan tâm hàng đầu Các doanh nghiệp hiện nay làm sau thỏa mãn nhu cầu khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ tối đa của công ty Tong đó, quá trình sản xuất sản phẩm và lập kế hoạch kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của công ty và đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài doanh nghiệp cũng như môi trường bên trong doanh nghiệp

Vì vậy việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lập kế hoạch kinh doanh thật sự cần thiết trong kế hoạch sản xuất và tiêu thụ mang lại lợi nhuận công ty Tuy nhiên các công ty nổ lực cạnh tranh xuất khẩu để dành lấy thị phần, thị trường ngày càng bị co hẹp và thị trường nội địa ít được quan tâm, hiện nay các công ty đang nhận thấy tầm quan trọng thị trường nội địa mang lại lợi nhuận cho công ty Xuất phát từ những nhận định trên nên việc phân tích tình hình tiêu thụ từ đó lập kế hoạch kinh doanh hết sức cần thiết vì đề

tài: “Lập kế hoạch kinh thị trường nội địa doanh công ty Cổ phần May Tây Đô”

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

1.1.2.1 Căn cứ khoa học

Trong xu thế hội nhập hiên nay thì chiến lược kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Trước hết chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ mục đính hướng đi của mình, đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp Kế đến trong điều kiện phát triển nhanh chóng của môi trường kinh doanh, chiến lược kinh

Trang 16

doanh tạo điều kiện nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời chủ động tìm giải pháp khắc phục và vượt qua những nguy cơ và hiểm họa trên thương trường cạnh tranh Ngoài ra, chiến lược kinh doanh còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và tăng cường vị thế cạnh tranh đảm bảo cho sự phát triển liên tục và bền vững của doanh nghiệp Cuối cùng, việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh còn tạo ra căn cứ vững chắc cho việc

đề ra các chính sách và quyết định phù hợp với những biến động của thị trường

1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn

Trong quá trình hoạt động, dưới sự quản lý trực tiếp của Công ty cổ phần may Tây Đô cần phân tích khả năng tiêu thụ để xây dựng một kế hoạch kinh doanh để chỉ ra phương pháp, cách thức để hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu được đặt ra

Trước bối cảnh hiện nay môi trường kinh doanh luôn có nhiều biến động, cạnh tranh ngày càng gay gắt, phức tạp hơn, để có thể đứng vững trên thị trường, để có thể ứng phó với những biến đổi của thị trường thì công ty càng cần xây dựng cho riêng mình một kế hoạch kinh doanh

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của công ty

Từ đó lập ma trận SWOT, kết hợp các điểm mạnh – điểm yếu, cũng như các

cơ hội – đe dọa để xác định các phương hướng trong kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh năm 2014 đồng thời đề xuất một số biện pháp

để thực hiện kế hoạch đề ra

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi không gian

Luận văn được thực hiện tại công ty cổ phần may Tây Đô

Trang 17

1.3.2 Phạm vi thời gian

Thời gian nghiên cứu đề tài từ năm 2010 – 6/2013

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Lập kế hoạch kinh doanh công ty Cổ Phần May Tây Đô

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI TIỆU

Bùi Thị An Phương (2011) “Lập kế hoạch kinh doanh năm 2011 Công ty TNHH Bao Bì Hoàn Mỹ Thành Phố Cần Thơ” luận văn tốt nghiệp đại học, đại học Cần Thơ Trong đề tài này tác giả thực hiện các bước phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và các yếu tố môi trường tác động đến tình hình kinh doanh của công ty, từ đó lập kế hoạch sản xuất, nhân sự, marketing, chi phí, doanh thu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty Đề tài sử dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối và phương pháp hồi quy tuyến tính (y = ax + b)

Nguyễn Lê Minh (2012) “Lập kế hoạch kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ năm 2012” luận văn tốt nghiệp đại học, đại học Cần Thơ Trong đề tài này, tác giả đã thực hiện các bước phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích môi trường kinh doanh công ty, xây dựng kế hoạch bán hàng, kế hoạch chi phí, kế hoạch tài chính từ đó đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong năm kế hoạch nhằm đưa ra một

số biện pháp thực hiện kế hoạch đề ra Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ công ty trong 3 năm (2009 – 2011), số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để thiêt lập ma trận EFE, IFE Sử dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và phương pháp dự báo tốc độ phát triển bình quân hàng năm để dự báo sản lượng từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

Phạm Văn Hợp (2012) “Lập kế hoạch kinh doanh ngành hàng vật liệu xây dựng năm 2012 tại công ty Cổ phần vật tư Hậu Giang (HAMACO)” luận văn tốt nghiệp đại học, đại học Cần Thơ Trong đề tài này phân tích hoạt động kinh doanh, đánh giá tình hình tiêu thụ ngành vật liệu xây dựng trong 3 năm (2009, 2010, 2011) và phân tích môi trường kinh doanh tác động đến công ty, từ đó xây dựng kế hoạch bán hàng, kế hoạch mua hàng, kế hoạt marketing, nhân sự, tài chính nhằm xác định và bổ sung nguồn nhân lực hợp lý để đạt được mục tiêu Trong

đề tài sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ công ty, tin tức, internet,…Sử

Trang 18

dụng phương pháp phân tích so sánh tương đối, tuyệt đối và phân tích hồi quy tuyến tính để thiêt lập mô hình dự báo (y = ax + b)

Huỳnh Tuấn Anh (2011) “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty viễn thông Tân Hiệp huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang giai đọa

2011 – 2013” luận văn tốt nghiệp đại học, đại học Cần Thơ Trong đề tài này phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2008 – 2010), phân tích môi trường kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến công ty nhằm tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức mà công ty sẽ đối mặt trong thời gian tới, từ đó xây dựng các chiến lược phù hợp và các giải pháp kèm theo nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh công ty giai đoạn 2011 – 2013 Đề tài sử dụng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối, phương pháp phân tích môi trường bên ngoài (rà soát, theo dõi, dự đoán và đánh giá), phương pháp phân tích ma trận EFE, IFE, phương pháp phân tích ma trận SWOT từ đó đưa ra giải pháp thực hiện chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Viễn thông Tân Hiệp

Qua các đề tài này, có thể học hỏi quy trình các bước phân tích môi trường để từ đó đưa ra kế hoạch công ty Giúp định hướng công việc cần phân tích yếu tố nào trước, trình bày các nội dung cần phân tích hợp lý, phương pháp nào dùng để phân tích số liệu Đồng thời giúp biết được cách lập ma trận EFE và IFE hoàn chỉnh

Trang 19

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Khái niệm về việc lập kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh là hệ thống các mục tiêu và các biện pháp nhằm đạt được những mục tiêu đó của doanh nghiệp trong tương lai Các mục tiêu gồm có: tiếp thị, nhân sự, sản xuất, tài chính,… Để đạt được những mục tiêu đề ra doanh nghiệp cần có một chương trình hành động cụ thể trong tương lai, kế hoạch kinh doanh còn là một bức tranh miêu tả các hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai

2.1.2 Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch là cần thiết để đối phó với những thay đổi bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp Lập kế hoạch có thể làm cho mọi việc diễn ra như dự kiến ban đầu và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong thời gian kế hoạch

Lập kế hoạch sẽ giúp doanh nghiệp tập trung chú trọng thực hiện những mục tiêu và lập kế hoạch bao gồm: xác định công việc phối hợp hoạt động của từng bộ phận trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu chung Nếu muốn đạt được mục tiêu chung thì mỗi người, mỗi bộ phận trong hệ thống cần phải được biết mình sẽ phải hoàn thành phần việc cụ thể nào, chỉ tiêu về chất lượng công việc ra sao

Lập kế hoạch còn có vai trò như một tiêu chuẩn để kiểm tra hiệu quả công việc của từng bộ phận cũng như toàn bộ hệ thống từ đó giúp nhà quản trị

có thể có được những điều chỉnh cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống

2.1.3 Các bước xây dụng kế hoạch kinh doanh

2.1.3.1 Mô tả chung về doanh nghiệp

Mô tả chung về quá trình hình thành, phát triển của doanh nghiệp, kế quả họat động kinh doanh trong những năm gần đây và các biến cố quan trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp (tích cực, tiêu cực),… Từ đó giúp ta nhìn tổng quan nhất về tình hình hoạt động của doanh nghiệp

2.1.3.2 Phân tích mối trường bên ngoài

Bước này giúp ta đạt được mục tiêu đề ra là “phân tích tác động của môi trường kinh doanh từ đó tìm ra những cơ hội và các các mối đe doạ đối với

Trang 20

công ty” Các tác động của môi trường kinh doanh đối với công ty gồm: các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và các yếu tố thuộc môi trường tác nghiệp

2.1.3.3 Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô là môi trường bao trùm lên hoạt động của tất cả các doanh nghiệp trong tất cả các ngành nghề, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên hoạt động của tất cả các doanh nghiệp Phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô giúp ta biết được doanh nghiệp hiện tại đang phải đối mặt với vấn đề gì: môi trường này được xác lập bởi các yếu tố:

Yếu tố kinh tế: Các yếu tố này tác động lớn đến nhiều mặt hàng kinh

doanh của môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Các ngoại cảnh kinh tế của doanh nghiệp được xác định thông qua tiềm lực kinh tế quốc gia Các yếu

tố được đánh giá bao gồm: mức tăng trưởng kinh tế hàng năm được đánh giá thông qua các mức tăng GDP và mức thu nhập bình quân đầu người/năm, tỷ lệ thất nghiệp, cán cân thanh toán, chính sách tài chính tiền tệ, lãi suất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát,… Các yếu tố này tương đối rộng nên doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biết các tác động trực tiếp nhất tới doanh nghiệp

Yếu tố môi trường quốc tế: trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa,

không có một quốc gia, doanh nghiệp nào không có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nền kinh tế thế giới Những mối quan hệ này phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hàng ngày, hàng giờ Môi trường toàn cầu bao gồm

môi trường của các thị trường mà doanh nghiệp có liên quan

Yếu tố chính trị và pháp luật: Mọi quyết định của doanh nghiệp đều chịu

ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố thuộc môi trường này Các yếu tố được đánh giá bao gồm: hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực cũng như trên toàn thế giới

Yếu tố công nghệ: những tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới tạo ra khả

năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ vào chất lượng và giá bán Doanh nghiệp cần hiểu rõ những biến đổi đang diễn ra của khoa học kỹ thuật, phân tích các yếu tố này giúp doanh nghiệp nhận thức được thay đổi về mặt công nghệ và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào doanh nghiệp mình Doanh nghiệp nên cảnh giác đối với công nghệ mới làm cho sản phẩm bị lạc hậu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp

Chinh trị và pháp luật: ảnh hưởng chi phối một cách trực tiếp hoạt

gián tiếp đến hoạt động của tổ chức và lực lượng tác đông rất mạnh mẽ

Yếu tố văn hoá – xã hội: Theo UNESCO định nghĩa: “Văn hoá bao

gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này với dân tộc khác với dân tộc khác, từ

Trang 21

những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động” Vậy văn hoá là tổng thể phức hợp những giá trị vật chất

và tinh thần do con người kiến tạo nên, bao gồm các yếu tố: ngôn từ, tôn giáo, giá trị, và thái độ, cách cư xử, phong tục, tập quán,… những yếu tố này ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Các yếu tố cần đánh giá bao gồm: quan niệm về chất lượng cuộc sống, trình độ nhận thức, khuynh hướng tiêu dùng,…

Yếu tố tự nhiên: bao gồm các yếu tố như vị trí địa lý, khí khậu, cảnh

quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên thiên nhiên,… đảm bảo các yếu tố đầu vào cần thiết vào môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp

2.1.2.4 Phân tích môi trường vi mô

Để hoạch định chiến lược nếu chỉ dựa lên kết quả của việc phân tích môi trường vĩ mô thì chưa đủ, còn phải phân tích tác động từ môi trường vi mô hay còn gọi là môi trường tác nghiệp Môi trường tác nghiệp là môi trường gắn trực tiếp với từng doanh nghiệp đang hoạt động trong cùng một ngành nghề, phần lớn hoạt động và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp đều diễn ra trong môi trường này

Theo Micheal E Porter có 05 nguồn lực tác động đến doanh nghiệp trong môi trường này, các nguồn lực này vừa tạo ra những cơ hội cũng như đe dọa đối với doanh nghiệp, vì vậy nhận diện được cơ hội, mối đe dọa là quan trọng

Trang 22

Nguy cơ gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những đối thủ cạnh tranh có thể tham gia thị trường của ngành trong tương lai, hình thành những đối thủ cạnh tranh mới Khi đối thủ cạnh tranh mới có thể xuất hiện qua các con đường như: liên doanh, đầu tư trực tiếp dưới hình thức 100% vốn nước ngoài, mua lại công ty trong ngành,…

Vì vậy, cần phải phân tích các đối thủ tiềm ẩn, nhằm đánh giá những nguy cơ

họ có thể gây ra cho doanh nghiệp

Đối thủ cạnh tranh: gồm 3 nhóm là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ

cạnh tranh tiềm ẩn, sản phẩm và dịch vụ thay thế Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

là một tổ chức cung ứng cùng một loại sản phẩm hay dịch vụ và cùng hoạt động trên cùng một thị trường Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những tổ chức hiện tại chưa phải là đối thủ cạnh tranh, nhưng trong tương lai có thể họ sẽ gia nhập ngành và trở thành đối thủ cạnh tranh Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm/ dịch vụ không cùng chủng loại với sản phẩm/ dịch vụ có thể thỏa mãn, đáp ứng cùng một nhu cầu của khách hàng

Nhà cung ứng: là những cá nhân hoặc tổ chức cung cấp các nguồn lực

cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp như: sản phẩm, nguyên vật liệu, máy móc,… Nhà cung ứng vừa có thể mang lại lợi thế và bất lợi cho doanh nghiệp, họ mang lại lợi thế giảm giá bán, tăng chất lượng sản phẩm,… Tuy

Nhà

cung

ứng

Các đối thủ tiềm năng

Các đối thủ canh tranh trong ngành

Sự cạnh tranh giữa các sản phẩm hiện có trong ngành

Sản phẩm thay thế

Khách hàng Khả năng ép

giá của người cung cấp

Nguy cơ có các đối thủ cạnh tranh

mới

Khả năng ép giá của người mua

Hình 2.1 Mô hình 05 áp lực cạnh tranh của Micheal Porter

Trang 23

nhiên, nhà cung cấp mang lại bất lợi khi họ nắm trong tay những sản phẩm trên thị trường rất ít nguồn cung cấp và rất hạn chế các sản phẩm thay thế cho sản phẩm họ đang cung cấp,… điều này gây áp lực rất lớn đến doanh nghiệp, nhất là về chi phí

Khách hàng: là đối tượng phục vụ doanh nghiệp cần phải nghiên cứu

khách hàng của mình Áp lực chính từ phía khách hàng chủ yếu là giảm giá hoặc đàm phán để có chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn nhưng giá thì thay đổi Chính điều này làm cho đối thủ cạnh tranh hiện tại chống lại lẫn nhau làm cho mức lợi nhuận của ngành suy giảm

Đối thủ tiềm ẩn: đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể lếu

tố là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới, với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết Cần lưu ý việc mua lại các cơ sở khác trong ngành với ý định xây dựng thị phần thường là biểu hiện của sự xuất hiện đối thủ mới xâm nhập

Sản phẩm thay thế: là những sản phẩm khác về tên gọi và thành phần

nhưng đem lại cho người tiêu dùng những tính năng, lợi ích tương tự như sản phẩm do chính công ty sản xuất hoặc cung ứng ra thị trường Điều này dẫn đến nguy cơ làm giảm giá bán của sản phẩm, kéo theo là sự sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

2.1.3.5 Phân tích các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp

Bước phân tích này giúp ta giải quyết mục tiêu đề tài, mục tiêu là “Phân tích năng lực hiện tại của công ty từ đó tìm ra được những điểm mạnh và điểm yếu nội tại”

Môi tường nội tai hay còn gọi là môi trường bên trong, gồm tất cả các yếu tố bên trong của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp vận hành và phát triển Phân tích môi trường nội tại của doanh nghiệp giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu, hiện tại, ngoài ra các bước phân tích này giúp xác định được những khả năng đặt biệt của doanh nghiệp doanh nghiệp Từ đó, ta có thể định được chiến lược phát triển phù hợp cho doanh nghiệp Các yếu tố thuộc môi trường gồm:

Quản trị: Là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát những

hoạt động của các thành viên tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của

tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra Như vậy quản trị là những hoạt động cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức Các công việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát và cuối cùng là thực thi việc ra quyết định

Trang 24

Nguồn nhân lực: Trong bất cứ một tổ chức, doanh nghiệp nào thì nguồn

lực luôn đóng một vai trò chủ đạo Một doanh nghiệp dù có trang bị máy móc, thiết bị tinh vi, hiện đại đến mức nào đi chăng nữa thì cũng chẳng thể vận hành tốt hoặc sản xuất ra được những dòng sản phẩm có chất lượng cao nhất nếu không có đội ngũ vận hành giỏi về chuyên môn,… Nghiên cứu về yếu tố này cần chú ý đến các nội dung như: trình độ chuyên môn, tay nghề, chính sách nhân sự, kinh nghiệm,…

Nghiên cứu phát triển: Chất lượng của các nổ lực nghiên cứu phát triển

của doanh nghiệp ó thể giúp doanh nghiệp giữ vị trí đi đầu trong ngành và ngược lại, làm cho doanh nghiệp tụt hậu so với các doanh nghiệp đầu ngành trong các lĩnh vực như phát triển sản phẩm mới, chất lượng sản phẩm, kiểm soát giá thành và công nghệ sản xuất Trình độ, kinh nghiêm và năng lực khoa học chưa đủ cho công tác nghiên cứu phát triển tốt Bộ phân chức năng nghiên cứu phát triển phải thường xuyên theo dõi về đổi mới công nghệ liên quan đến qui trình công nghệ, sản xuất và nguyên vật liệu

Sản xuất: Là lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với việc tạo

ra sản phẩm Đây là một trong những lĩnh vực hoạt động chính yếu của doanh nghiệp, vì vậy có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng đạt tới thành công của doanh nghiệp và các lĩnh vực hoạt động khác Trong sản xuất cần chú ý về giá

cả, mức độ cung ứng nguyên vật liệu, hệ thống kiểm tra hàng tồn kho,…

Tài chính – kế toán: Chức năng của bộ phận tài chính bao gồm việc phân

tích lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp Tài chính ảnh hưởng sâu rộng trong toàn doanh nghiệp Các nghiên cứu xét về tài chính và các mục tiêu, chiến lược mục tiêu của doanh nghiệp gắn bó mật thiết với nhau vì các kế hoạch và quyết định của doanh nghiệp liên quan đến nguồn tài chính, có mối tương tác trực tiếp giữa

bộ phận tài chính và các lĩnh vực hoạt động khác, cung cấp cho các bộ phận khác thông qua hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp

Marketing: Marketing có thể được mô tả như một quá trình xác định, dự

báo, xác định, thiết lập, thỏa mãn các nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm hay dịch vụ Do vậy, để có thể đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ họ thì bộ phận marketing trong kinh doanh đóng vai trò cầu nối chủ chốt giữa doanh nghiệp và khách hàng

Hệ thống thông tin: là nguồn chiến lược quan trọng nó tiếp nhận dữ liệu

thô từ môi trường bên ngoài và bên trong của tổ chức giúp theo dõi các thay đổi của môi trường

Trang 25

Văn hóa doanh nghiệp: Doanh nghiệp như một cơ thể sống vì con người

làm cho doanh nghiệp hoạt động và hình thành nề nếp đã mang lại ý nghĩa và mục đích cho hoạt động của tổ chức Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, chuẩn mực, kinh nghiệm, cá tính và bầu không khí của doanh nghiệp

mà liên kết với nhau tạo thành “phương thức mà chúng ta hoàn thành công việc ở đó”

2.1.3.6 Phân tích ma trận SWOT

Ma trận SWOT là bảng ma trận dùng để tóm tắt lại những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa đối với doanh nghiệp (S: Strengths – điểm mạnh, W: Weaknesses – điểm yếu, O: Opportuneties – cơ hội, T: Threats – đe dọa) Mục đích của việc thành lập ma trận này là để kết hợp các mặt mạnh, mặt yếu với các cơ hội và đe dọa sao cho hợp lý

Để xây dựng ma trận SWOT cần phải kể ra những điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – đe dọa xếp theo thứ tự ưu tiên trong các ô tương ứng Từ đó tiến hành kết hợp các nhóm chiến lược sau: điểm mạnh – cơ hội (SO), điểm yếu –

cơ hội (WO), điểm mạnh – nguy cơ (ST) và điểm yếu – nguy cơ (WT)

cơ hội

CÁC CHIẾN LƯỢC ST

Sử dụng những điểm mạnh để tránh các mối đe dọa

CÁC CHIẾN LƯỢC WT Tối thiểu quá các điểm yếu và tránh các mối đe dọa

Trang 26

với các cơ hội và đe dọa bên ngoài

Các bước lập ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài:

Bước 1: Lập một danh mục các yếu tố (từ 10 – 20 yếu tố) có vai trò

quyết định sự thành công trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố này bao gồm các cơ hội và đe dọa ảnh hưởng đến bản thân công ty và ngành kinh doanh của công ty

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất

quan trọng) cho từng yếu tố Tổng mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0 Phân phân loại có ý nghĩa chỉ rõ tầm quan trọng của từng yếu đối với sự thành công trong ngành kinh doanh của doanh nghiệp, hay nói một cách tổng quát sự phân loại tầm quan trọng ở bước này dựa trên cơ sở ngành

Bước 3: Đánh giá từ 1 đến 4 cho từng yếu tố để cho thấy cách thức mà

các chiến lươc hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với yếu tố này; trong đó 4

là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình (khá), 2 là phản ứng trung bình,

1 là phản ứng yếu Việc đánh giá các yếu tố này dựa trên hiệu quả chiến lược của doanh nghiệp

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với mức phản ứng của

doanh nghiệp để xác định số điểm về tầm quan trọng

Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của từng yếu tố để xác

định tổng số điểm quyết định cho doanh nghiệp Tổng số điểm quan trọng cao nhất là 4,0 và thấp nhất là 1,0 Tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,5 Nếu tổng số điểm quan trọng >2,5 cho thấy doanh nghiệp phản ứng khá tốt đối với các cơ hội và đe dọa bên ngoài, ngược lại tổng số điểm quan trọng <2,5 cho thấy doanh nghiệp phản ứng không tốt đối với các cơ hội và đe dọa bên ngoài

Trang 27

b Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE – Internal Factor Evaluation Matrix)

Ma trận các yếu tố bên ngoài cho phép nhà quản trị đánh giá và tóm tắt những điểm mạnh và điểm yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng cung cấp cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này Ma trận IFE dùng để phân tích các yếu

tố bên trong của doanh nghiệp như: sản xuất, marketing, tài chính - kế toán, nhân lực, nghiên cứu và phát triển, thông tin,

Các bước lập ma trân các yếu tố bên trong:

Bước 1: Xác định các yếu tố bên trong (từ 10 – 20 yếu tố) có ảnh hưởng

lớn đến sự phát triển và công việc kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố này là những yếu tố then chốt bên trong của doanh nghiệp, bao gồm những điểm mạnh và điểm yếu

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất

quan trọng) cho từng yếu tố Tổng mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0 Sự phân loại có ý nghĩa chỉ rõ tầm quan trọng của từng yếu tố đối với sự thành công của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh Không phân biệt yếu tố đó là điểm mạnh hay điểm yếu, các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp thì được cho làtầm quan trọng nhất

Bước 3: Đánh giá từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trong đó 1 là điểm lớn nhất,

2 là điểm nhỏ nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, 4 là điểm mạnh lớn nhất Việc đánh giá các bước này dựa trên cơ sở tình hình nội lực tài chính của doanh nghiệp

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với mức đánh giá để xác

định số điểm về tằm quan trọng

Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của từng yếu tố để xác

định tổng số điểm quan trọng cho doanh nghiệp Tổng số điểm quan trọng cao nhất là 4,0 và tháp nhất là 1,0 tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,5 Nếu tổng số điểm quan trọng >2,5 cho thấy doanh nghiệp mạnh về nội bộ, ngược lại nếu số điểm quan trọng <2,5 cho thấy doanh nghiệp yếu về nội bộ

c Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Ma trận hình ảnh cạnh tranh để so sánh doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng của các doanh nghiệp trong ngành

Có 5 bước xây dựng Ma trận hình ảnh cạnh tranh:

Trang 28

Bước 1: Lập một danh mục khoảng 10 yếu tố có ảnh hưởng quan trọng

đến khả năng canh tranh của các doanh nghiệp trong ngành

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng), đến 1,0 (rất

quan trọng) cho từng yếu tố Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất

cả các yếu tố phải bằng 1,0

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, loại của mỗi yếu tố tùy

thuộc vào mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với yếu tố đó, trong đó: 4 – phản ứng tốt, 3 – phản ứng trên trung bình, 2 – phản ứng trung bình, 1 – phản ứng yếu

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để xác định

số điểm về tầm quant trọng

Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để

xác định tổng số điểm của ma trận hình ản cạnh tranh cho từng doanh nghiệp

2.1.4.2 Kế hoạch sản xuất

Căn cứ trên kế hoạch bán hàng người quản lý soạn thảo kế hoạch sản xuất trình bày số lượng sản phẩm cần được sản xuất trong kỳ đảm bảo số lượng sản phẩm bán ra dự kiến Khi lập kế hoạch sản xuất cần chú ý nhu cầu

dự trữ trong kinh doanh cũng như trong sản xuất liên tục và không bị gián đoạn Do đó, sản phẩm cần sản xuất phải đủ cung cấp cho nhu cầu sản phẩm bán ra dựu kiến trong kỳ và nhu cầu dự trữ thành phẩm dự kiến bán ra trong

kỳ

2.1.4.3 Kế hoạch chi phí

Kế hoạch chi phí gồm: chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý và bán hàng

Trang 29

2.1.4.4 Kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính bao gồm lế hoạch về tiền mặt và dự kiến kết quả hoạch động kinh doanh cuối năm kế hoạch Kế hoạch tiền mặt giúp ta biết được lượng tiền mặt có đủ cho hoạt động hiện tại hay không, từ đó sẽ đưa ra quyết định đi vay hay thực hiện đầu tư tài chính Báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm kế hoạch giúp ta thấy được hiệu quả của kế hoạch kinh doanh

2.1.4.5 Dự báo

a Khái niệm

Dự báo là một khoa học và là một nghệ thuật tuyên đoán những sự việc xãy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được Khi tiến hành dự báo ta căn cứ vào việc thu thập xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học

b Các phương pháp dự báo

 Phương pháp dự báo định tính

Một trong những phương pháp sử dụng là lấy ý kiến của ban điều hành Phương pháp này sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp Khi tiến hành dự báo, lấy ý kiến của những nhà quản trị cấp cao, những người phụ trách công việc, các bộ phận quan trọng của doanh nghiệp, và sử dụng các số liệu thống kê về những chỉ tiêu tổng hợp: doanh số, chi phí, lợi nhuận

 Phương pháp dự báo định lượng

Mô hình dự bóa định lượng dựa trên số liệu quá khứ, số liệu nào giả sử có liện quan đến tương lai và có thể tìm thấy được Tất cả các mô hình dự báo có thể thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo lường các giai đoạn theo từng chuỗi

Các bước tiến hành dự báo:

Trang 30

2.1.5 Phân tích các chỉ tiêu tài chính

2.1.5.1 Các tỷ số thanh khoản

Các tỷ số thanh khoản đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn

hạn của công ty bằng tài sản ngắn hạn Tỷ số thanh khoản có ý nghĩa quan

trọng đối với các tổ chức tín dụng vì nó giúp tổ chức này đánh giá được khả

năng thanh toán các khoản tín dụng ngắn hạn của công ty

 Tỷ số thanh toán hiện thời

Tỷ số thanh toán hiện thời thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn

hạn và các khoản nợ ngắn hạn

 Tỷ số thanh khoản nhanh (Current ratio)

Tỷ số thanh toán nhanh là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản

nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao

2.1.5.2 Các tỷ số hoạt động (Quick ratio)

Các tỷ số hoạt động đo lường tình hình quản lý các loại tài sản của công

ty Nhóm tỷ số này bao gồm: tỷ số vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình

quân, vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản

 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover)

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quả lý hàng tồn kho của

một công ty Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho

càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp công ty giảm được chi

phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn động ở hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn

RI =

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

Trang 31

kho cho biết mỗi năm hàng hóa luân chuyển được mấy lần Số vòng quay càng nhiều, thời gian luân chuyển càng ngắn

 Kỳ thu tiền bình quân (Receivable turnover)

Tỷ số bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu của một công ty Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu Hệ số này là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

 Vòng quay tài sản cố định (Fixed assats turnover ratio)

Tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng tài sản cố định Tỷ số này cho biết một năm một đồng giá trị tài sản cố định ròng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao

 Vòng quay tổng tài sản (Total assets turnover ratio)

Hệ số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty Hệ số này chúng ta biết được với một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra

Doanh thu hàng năm

Trang 32

2.1.5.3 Các tỷ số quản trị nợ

Các tý số quản trị nợ phản ánh cơ cấu nguồn vốn của một công ty Cơ cấu vốn có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các cổ đông và rủi ro phá sản của một công ty

 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Total debt to total asets)

Tỷ số nợ trên tổng tài sản, thường được gọi là ty số nợ, đo lường mức độ

sử dụng nợ của một công ty trong việc tài trợ cho các loại sản phẩm hiện hữu

 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Total debt to equity)

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường tương quan giũa nợ và vốn chủ sở hữu của một công ty Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu được xác định dựa trên số liệu thể hiện trong bản cân đối kế toán

 Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (Times – Interest – Earned)

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay đo lường khả năng trả lãi vay của một công ty Như vậy khả năng thanh toán lãi vay của một công ty phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và mức độ sử dụng nợ của công ty

2.1.5.4 Các tỷ số khả năng sinh lời

 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (Retur on sales – ROS)

ROS

=

Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần

(2.9)

RD =

Tổng nợ phải trả Tổng giá trị tài sản

(2.8)

Trang 33

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên khả năng doanh thu được tạo ra trong kỳ Tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng

 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (Return on total assets – ROA)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng

 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on equity – ROE)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, phương pháp để thu thập số liệu trong đề tài là thu thập số liệu thứ cấp từ công ty từ năm 2010 – 6/2013, từ đó

dự báo cho năm 2014, đồng thời có sự kết hợp với việc tham khảo các giáo trình, sách báo, internet,…

Số liệu sơ cấp sử dụng để thiết lập ma trận EFE, IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối

Phương pháp này sử dụng rộng rãi, là phương pháp chủ yếu để so sánh các chi tiêu trong tài liệu hoạch toán của công ty Để tiến hành so sánh cần giải quyế 3 vấn đề cơ bản:

Xác định kỳ gốc để so sánh:

ROE =

Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu bình quân

(2.13)

ROA=

Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân

(2.12)

Trang 34

- Số liệu kỳ trước: nhằm đánh giá xu hướng phát triển của chỉ tiêu

- Mục tiêu dự kiến (kế hoạch): nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với

kế hoạch

- Chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh: nhằm khẳng định

vị trí của doanh nghiệp, khả năng đáp ứng nhu cầu,…

Kỹ thuật so sánh:

- So sánh tuyết đối: số tuyệt đối = chỉ tiêu kỳ phân tích – chi tiêu kỳ gốc

- So sánh tương đối:

Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn từ năm

2010 đến 06/2013 Dùng phương pháp so sánh để phân tích thực trạng hoạt động các chức năng của doanh nghiệp nhằm đanh giá khả năng thực hiện kế hoạch đề ra trong nhưng năm quá khứ

2.2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp đo lường mô tả và trình bày

số liệu được ứng dụng vào trong lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập được

Phương pháp này dùng phân tích sự tác động của môi trường kinh doanh đến ngành may mặc Sự tác động của một trường kinh doanh đến hoạt động của doanh nghiệp sẽ được nghiên cứu bằng cách thống kê số liệu và tổng hợp lại để thấy được rõ ràng mức độ ảnh hưởng từ môi trường đến hoạt động của công ty

Trang 35

quân di động được tính từ các mức độ trong dãy số thời gian có khoảng cách điều nhau

Phương pháp bình quân di động là mỗi số bình quân di động trong dãy số bình quân di động được xác định từ một nhóm nhất định, số lượng mức độ không đổi và mức độ đầu trong nhóm mức độ luôn thay đổi bằng cách thế dần các mức độ tiếp theo trong dãy các mức độ Như vậy, bình quân di động là số bình quân cộng của một nhóm các mức độ được thay thế dần nhưng vấn đảm bảo số lượng mức độ trong nhóm không thay đổi Công thức mức độ bình quân di động

Ft =

n

A A

A t1 t2   tn

=

n

A n

i t

 1 1

(1.15)

Với: Ft – Dự báo thời kỳ thứ t;

At – Số liệu thực tế thời kỳ trước (i=1, 2, …, n)

n- Số thời kỳ tính toán di động

2.2.2.4 Mô hình dự báo theo theo tốc độ phát triển bình quân

Phương pháp này được sử dụng dự báo đối với hiện tượng nghiên cứu có nhịp độ phát triển tương đối ổn định:

Mô hình dự báo theo phương trình:

Trong đó: y nL: Mức độ dự báo và thời gian (n + L)

yn : Mức độ cuối cùng của dãy thời gian

Trang 36

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TÂY ĐÔ

VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TÂY ĐÔ 3.1.1 Giới thiệu công ty

3.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Công ty Cổ Phần May Tây Đô là thành viên tổng công ty cổ phần may Việt Tiến được thành lập từ năm 1989 với trên 1000 cán bộ công nhân viên, gồm 30 dây chuyền sản xuất áo sơ mi, quần tây, quần kaki, Bên cạnh những sản phẩm sơ mi nam công sở lịch lãm, Tây Đô tiếp tục khẳng định sự phát triển bền vững của mình bằng việc cho ra đời dòng sản phẩm Slimfit nhãn hiệu Advando với nét đặc trung riêng ở cổ, nẹp áo, tay áo,… tạo sự khác biệt của sản phẩm, áo sơ mi Slimfit còn được thiết kế nhằm mang sự trẻ trung và năng động

Sản phẩm công ty được sản xuất trên hệ thống máy móc thiết bị hiện đại với công nghệ “LEAN” đã tạo cho sản phẩm những chi tiết đường nét không quá cầu kỳ nhưng sang trọng, lịch sự

Công ty cổ phần may Tây Đô có mô hình sản xuất kinh doanh khá đa dạng và phong phú gồm:

 Gia công may mặc trong và ngoài nước

 Sản xuất hàng may mặc tiêu thụ trong và ngoài nước

 May gia công xuất khẩu

 Bán hàng FOB thị trường nội địa

Thương hiệu Tây Đô được người tiêu dùng bình chọn:

- Hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền

- Top 10 thương hiệu Việt

- Thương hiệu nổi tiếng quốc gia

Địa chỉ: 73 Mậu Thân, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ Điện thoại – Fax: 07103 894923 – 07103 891645

Email – Website: taydo@hcm.vnn.vn

www.taydo.com.vn

Trang 37

Sản phẩm trưng bày: Áo sơ mi nhãn hiệu Tây Đô, áo sơ mi nhãn hiệu Advando, quần tây, quần kaki,…

3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ Phần May Tây Đô, tiền thân là xí nghiệp liên doanh May Tây Đô được thành lập ngày 01 – 08 – 1989, gồm hai sáng lập viên là Công ty May Việt Tiến và Công ty Thương Nghiệp TP Cần Thơ, trong hơn 20 năm hoạt động doanh nghiệp đã được chuyển đổi nhiều loại hình doanh nghiệp như: Xí nghiệp Liên Doanh, Doanh Nghiệp Nhà Nước, Công ty TNHH 2 thành viên và ngày 01/01/2008 là Công ty Cổ Phần May Tây Đô, thành viên của tổng Công ty May Việt Tiến

Những năm đầu thành lập, công ty gặp rất nhiều khó khăn về trang thiết

bị máy móc (60 máy may công nghiệp do Liên Xô (cũ) sản xuất), doanh thu hàng năm đạt trên 200 triệu VNĐ, thị trường xuất khẩu chủ yếu là Liên Xô (cũ), một số nước Đông Âu và sản xuất theo hiệp định trao đổi thương mại hoặc trả nợ giữa hai cấp Chính Phủ

Năm 1992 – 1995 Công ty mạnh dạng vay vốn ngân hàng đầu tư mở rộng nhà xưởng, máy móc, thiết bị chuyên dùng tiên tiến, hiện đại của các nhà sản xuất nổi tiếng như Nhật Bản, Âu-Mỹ Công ty đã trang bị hệ thống máy cắt tự động, chạy vải tự động và máy may điện tử, không ngừng tìm kiếm khách hàng, thâm nhập thị trường mới, xuất khẩu sản phẩm sang các nước trong khu vực như Malaysia, Singapo, Đài Loan, Hàn Quốc đặc biệt khách hàng khó tính Nhật Bản và từng bước thâm nhập vào thị trường EU, Canada, Hoa Kỳ,… Sau khi thâm nhập vào các nền kinh tế trên thị trường có hiệu quả, quy mô sản xuất được mở rộng, thu hút lao động từ 500 công nhân tăng lên 1.200 công nhân, doanh thu ban đầu công ty đạt 16 tỷ VNĐ và tăng dần lên đạt trên 132 tỷ vào những năm 2003-2005 khi thị trường xuất khẩu Mỹ tăng mạnh

Cùng với sự chuyển mình của ngành công nghiệp nói chung và ngành may mặc nói riêng, công ty đã dần thay đổi công nghệ sản xuất số liệu sang công nghệ Lean nâng cao năng suất lao động và tiền lương của cán bộ - công nhân viên Song song với việc thay đổi cơ cấu sản xuất công ty đã không ngừng bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý Công ty đặc biệt chú trọng tới thị trường nội địa phuc vụ tiêu dùng trong nước nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” Hiện nay sản phẩm mang thương hiệu “Tây Đô” đã xuất hiện ở hầu hết các vùng miền trong cả nước và được người tiêu dùng ưa chuộng do hợp thời trang, giá cả phù hợp, chất lượng tốt

Trang 38

Từ những kết quả đạt được, công ty đã mở nhiều đại lý cửa hàng không những trên địa bàn TP Cần Thơ mà còn ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

và TP Hồ Chí Minh nên trong những năm gần đây doanh thu bán hàng từ trên dưới 1 tỷ đồng tăng dần lên hàng năm

Trong gần 20 năm hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã được Đảng, Nhà Nước tặng thưởng Huân chương Lao động; 6 năm được trao tặng giải thưởng chất lượng Việt Nam và 10 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao Sản phẩm của Công ty CP may Tây Đô luôn thỏa mãn mọi yêu cầu về thị hiếu của khách hàng và cũng là phương châm hoạt động của công ty

Trên cơ sở đó, từ Tổng Giám Đốc cho đến mọi thành viên trong công ty đều đã cam kết thực hiện những yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO

9001 và luôn đảm bảo mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất

3.1.1.3 Chức năng và nhiện vụ của công ty

Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính lao động, tiền lương, quản lý và thực hiện theo phân phối lao động, không ngừng đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, trình độ văn hóa tay nghề cho các cán

bộ công nhân viên công ty

Trang 39

3.1.1.4 Sản phẩm kinh doanh

Với đặc điểm của công ty là ngành may mặc nên sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là áo sơ mi, quần tây…do có tính thời trang nên sản phẩm thường xuyên thay đổi kiểu dáng, mẫu mã nhằm đáp ứng thị hiếu của khách hàng

Phòng

TCHC

Phòng CBSX

Tổ QA

Phòng kế toán

PX 2

PX 1

Tổ cơ điện

HĐQT Tổng GĐ

Ban kiểm soát

P.Tổng GĐ

Phòng KDNĐ

Xưởng thêu vi tính

Các cửa hàng ở Cần Thơ

Trang 40

- Tổ chức điều hành, thực hiện và kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty

- Phân công trách nhiệm, quyền hạn thực hiện nhiệm vụ cho Phó Tổng giám đốc

- Là người đại diện của công ty trong các quan hệ kinh tế pháp luật

b Phó tổng giám đốc

- Giải quyết về chính trị tư tưởng cho toàn thể cán bộ công nhân viên

- Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về tất cả các lĩnh vực được phân công

- Kiểm tra chỉ đạo sản xuất và xem xét đánh giá hiệu quả khối lượng công ty của từng đơn vị có phù hợp với những yêu cầu của hệ thống chất lượng

- Thay mặt Tổng Giám Đốc chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khi Tổng Giám Đốc đi vắng

c Phòng tổ chức hành chính

- Làm tham mưu, đề xuất với lãnh đạo công ty về các chế độ, chính sách

nội bộ của công ty đối với người lao động phù hợp với pháp luật

- Xây dựng các kế hoạch tuyển dụng lao động và tạo nguồn nhân lực

phục vụ cho chiến lược kinh doanh của công ty

- Quản lý sử dụng có hiệu quả tài sản cố định bao gồm: đất đai, nhà xưởng trên đất, công cụ lao động, các thiết bị văn phòng và phương tiện khác

của công ty

- Xây dựng kế hoạch, phương án, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, toàn toàn phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, an toàn vệ sinh, thực hiện kế

hoạch bảo vệ môi trường trong và ngoài công ty

- Thực hiện chế độ ghi nhận hồ sơ, báo cáo định kỳ hàng tuần, tháng,

quý, năm và quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu bảo mật thông tin

- Thường trực ban chỉ đạo thực hiện SA 8000 và 6S, tiếp nhận thông tin

khi khách hàng đánh giá SA

Ngày đăng: 21/09/2015, 13:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân Th.s Kim Ngọt Đạt, 2010. Quản trị chiến lược. Nhà xuất bản Thống Kê Khác
2. PGS.TS Nguyễn Minh Kiều, 2012. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Nhà xuất bản Thống kê xã hội Khác
3. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Thúy, 2010. Nguyên lý thống kê. Nhà xuất bản Thống Kê Khác
4. PGS.TS Trương Đông Lộc, 2010. Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Tủ sách Đại học Cần Thơ Khác
5. Th.S Đỗ Thị Tuyết, 2011. Giáo trình quản trị doanh ngiệp. Tủ sách Đại học Cần Thơ Khác
6. Th.S Nguyễn Phạm Thanh Nam Th.S Trương Chí Tiến, 2011. Giáo trình Quản trị học. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ Khác
7. Th.S Ong Quốc Cường, 2012. Giáo trình phân tích thẩm định dự án đầu tư. Tủ sách Đại học Cần Thơ Khác
8. Th.S Trương Chí Tiến Th.S Nguyễn Văn Duyệt, 2010. Giáo trình quản trị sản xuất. Tủ sách Đại học cần Thơ Khác
9. Ts Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2013. Quản trị chiến lược. Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w