Dưới sự tác động đó dân tộc Việt Nam ít nhiều chịu sự đồng hóa của người Hán 漢 trên nhiều phương diện và lĩnh vực khác nhau: chữ viết, văn hóa, tư tưởng, lối sống, các phong tục tập quán
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy cô giáo Trường ĐHQB đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt khóa học vừa qua
Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến quý thầy cô giáo trong khoa Khoa học Xã hội
đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo Nguyễn Thị Hoài An đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
Xin gửi lời cám ơn đến Trung tâm học liệu Trường ĐHQB đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về các tài liệu, cám ơn gia đình cũng như bạn bè đã luôn động viên khích lệ tôi trong suôt khóa học và trong suốt thời gian nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Trong quá trình thực hiện khóa luận, do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn chế nên chắc chắn vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn
Trân trọng cám ơn !
Quảng Bình tháng 6 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Mai Thị Bích Huệ
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “Từ Hán Việt trong Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 (Ban
cơ bản)” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi không sao chép của ai, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Hoài An Những số liệu, kết quả ghi trong khóa luận là trung thực và chưa công bố ở công trình khác Nội dung bài khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của khóa luận Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Sinh viên thực hiện
Mai Thị Bích Huệ
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam đã trải qua bốn ngàn năm xây dựng và phát triển Đất nước ta hơn một ngàn năm chịu ách đô hộ và cai trị của phong kiến phương Bắc Dưới sự tác động đó dân tộc Việt Nam ít nhiều chịu sự đồng hóa của người Hán 漢 trên nhiều phương diện và lĩnh vực khác nhau: chữ viết, văn hóa, tư tưởng, lối sống, các phong tục tập quán Tuy nhiên dân tộc Việt Nam đã có ý thức rất cao trong việc giữ gìn bản sắc, phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói riêng cho dân tộc mình nhưng vẫn không thể tránh khỏi những tác động, ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Trung Hoa trong đó có ngôn ngữ và chữ viết Văn hóa Việt Nam trong quá trình Hán hóa và chống Hán hóa, một số lượng lớn từ các từ Hán vào ngôn ngữ nước ta và trở thành một phần của ngôn ngữ Việt Chữ Hán xâm nhập vào tiếng Việt được người Việt đọc theo ngữ âm tiếng Việt gọi là từ Hán Việt Ngoài ra, các yếu tố Hán Việt cũng đã đóng góp làm phong phú cho ngôn ngữ giao tiếp của người Việt Trong vốn từ vựng tiếng Việt, lớp từ Hán Việt 漢越 chiếm một số lượng đáng kể Theo thống kê chưa đầy đủ, nó chiếm khoảng 70% trong khối lượng từ vựng tiếng Việt Điều này minh chứng cho sự ảnh hưởng rất sâu sắc và bền chặt của nền văn hóa, ngôn ngữ Hán đến văn hóa và ngôn ngữ nước ta Từ Hán Việt là một bộ phận quan trọng, gắn bó chặt chẽ một cách hữu cơ với sự phát triển của bản ngữ, góp phần tích cực làm cho tiếng Việt thêm phong phú, chuẩn xác, đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu do cuộc sống văn hoá xã hội phát triển đề ra Từ Hán Việt đã có mặt trong các tác phẩm dân gian cho đến những sáng tác của các tác gia trung đại
Trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày người Việt sử dụng từ Hán Việt rất nhiều trong mọi lĩnh vực trong các văn bản hành chính, tài liệu học tập, chuyên luận, công trình nghiên cứu nhưng đôi lúc lại không hiểu thấu đáo nghĩa dẫn đến hiện tượng hiểu sai, dùng sai từ Hán Việt Mặc dù chữ Hán, chữ Nôm đã được thay thế bằng chữ Quốc ngữ và không còn được đưa vào giảng dạy một cách chính thống trong các trường học phổ thông nhưng nó vẫn được sử dụng rộng rãi một cách vô thức Đặc biệt là trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn, số lượng từ Hán Việt vẫn còn được sử dụng với một tỉ lệ khá lớn Do đó,
Trang 5trong quá trình đặc trưng kết cấu ngữ nghĩa, bản thân từ Hán Việt đã trở thành một rào cản khá lớn và gây nên sự khó hiểu đối với một bộ phận người sử dụng, nhất là đối tượng học sinh, sinh viên (HS, SV) trong nhà trường Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa từ Hán Việt vào chương trình phổ thông để giảng dạy đây là một việc làm thiết thực, trước hết nó có thể giúp cho HS hiểu và sử dụng đúng lớp từ này, cảm thụ được những nét tinh tế, cái hay, cái đẹp thông qua các tác phẩm văn học, đặc biệt là những tác phẩm trong chương trình THPT, đồng thời bồi dưỡng cho HS, SV lòng yêu mến, tự hào tiếng nói dân tộc
Bộ GD và ĐT và các chuyên gia đầu nghành của bộ môn Ngữ Văn do nhà nghiên cứu hàng đầu về giáo học Pháp – Phan Trọng Luận chủ trì, đã tiến hành biên soạn và đưa vào sử dụng bộ SGK Ngữ Văn 12 (Ban cơ bản) Bộ sách này được sử dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước, điểm nổi bật của nó là thể hiện được một nội dung các tác phẩm văn học và do đó số lượng từ Hán Việt được sử dụng trong bộ SGK này là khá lớn Bộ SGK Ngữ Văn 12 tuy đã thể hiện được vai trò hướng dẫn học tập nhưng cũng đã tạo ra những
khó khăn đáng kể đối với HS phổ thông, nhất là các em HS lớp 12
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách giáo khoa, sách tham khảo, chuyên luận bàn về từ Hán Việt trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng chưa có công trình nào tập trung vào việc tìm hiểu cách dùng, giá trị sử dụng, giải nghĩa mở rộng từ Hán Việt trong Sách giáo khoa
Từ Hán Việt là một đề tài không mới nhưng vẫn còn nhiều vấn đề thảo luận, nghiên cứu, đặc biệt là phương pháp học và giảng dạy từ Hán Việt trong chương trình Ngữ Văn
ở trường Phổ thông Nghiên cứu quá trình hình thành các kỉ năng phân tích, sử dụng từ Hán Việt trong giao tiếp và tiếp nhận nó trong ngôn ngữ văn chương Chính vì vậy chúng tôi bước đầu nghiên cứu đề tài “Từ Hán Việt trong Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 (Ban cơ bản)” Qua nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tìm hiểu kiến thức cơ bản
về từ Hán Việt trên các bình diện lý thuyết để từ đó xác lập một hệ thống các phương pháp tiếp cận, nhận diện, giảng dạy và học tập từ Hán Việt thích hợp với HS bậc Trung học phổ thông (THPT)
Trang 62 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ Hán Việt là lớp từ ngữ mà người Việt đã vay mượn của tiếng Hán Đây là hiện tượng Việt hóa các từ gốc Hán ở các phương diện ngữ âm, ngữ nghĩa lẫn phạm vi sử dụng Từ Hán Việt đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học lịch sử,
từ vựng học lịch sử Chúng tôi tạm chia lịch sử nghiên cứu về từ Hán Việt và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt như sau:
2.1 Lịch sử nghiên cứu cách đọc Hán Việt và từ Hán Việt
Lịch sử nghiên cứu quá trình hình thành cách đọc Hán Việt có lẽ đã được bắt đầu từ những năm đầu của thế kỷ XX Người đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu về đối tượng này
một cách hệ thống là Nguyễn Văn San và Hoa Bằng Trúc Trâm Trên Nam Phong Tạp chí 南風雜志 số 5 (1929), Nguyễn Văn San và Hoa Bằng đã đưa ra những lý giải đầu
tiên về cách đọc Hán Việt, sau đó trên tạp chí Tri Tân 知新 (số 07/1941), Trúc Khê Ngô Văn Triện cũng đặt vấn đề nghiên cứu về từ Hán Việt Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu, khảo sát của các tác giả trên chỉ là những bước khảo cứu, tìm hiểu ban đầu và nặng nề về tính suy diễn hơn là đưa ra dẫn liệu cụ thể về từ Hán Việt
Năm 1941, ông Dương Quảng Hàm công bố chuyên luận “Việt Nam văn học sử
y ế u” Một trong những công trình văn học sử đầu tiên của khoa nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam Trong “Thiên tứ thư”: Các thể văn, khi bàn về chữ nôm, ông cũng có những nhận đinh về từ ngữ Hán Việt Chẳng hạn ông cho rằng: “ti ế ng Nam ta gồm có: 1 Những ti ế ng có gốc ở chữ Nho mà cách đọc:
a Hoặc giống chữ Nho Thí dụ: dân 民, tỉnh 省
b Hoặc hơi khác âm chữ Nho một chút Thí dụ: Côi (do chữ cô 孤), cuộc (do chữ Cục 局) ”[16; tr.114] Trong công trình của mình, Dương Quảng Hàm không trực tiếp
đề cập đến khái niệm từ Hán Việt, ông gọi đó là âm độc của chữ Nho Tuy vậy, từ gốc độ văn tự học, Dương Quảng Hàm cũng đã bước đầu đề cập đến một lớp từ khá phổ biến
trong kho từ vựng Việt ngữ
Trong chuyên khảo nổi tiếng về “Loại hình các ngôn ngữ” (sơ thảo năm 1976)
N.V.Xtankeevic đã khẳng định, tiếng Hán và tiếng Việt tuy có cội nguồn khác nhau,
Trang 7thuộc những ngữ hệ khác nhau nhưng cả hai đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, âm
ti ế t tính Đây là một điểm rất quan trọng, cần đặc biệt lưu ý khi nghiên cứu mối quan hệ
ngôn ngữ văn hóa Việt – Hán ở buổi đầu Chính điều này đã tạo ra những thuận lợi cơ bản nhưng đồng thời cũng gây không ít khó khăn cho sự nghiệp bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc của nhân dân Việt Nam trong gần một thiên niên kỷ bị Hán hóa và chống Hán hóa Đó là một quá trình thử thách đầy cam go của tiếng Việt trong lịch sử với nhiều giai đoạn chuyển biên quanh co, phức tạp Những vấn đề cơ bản về từ Hán Việt và cách đọc Hán Việt lần đầu tiên được nghiên cứu một cách hệ thống nhất là ở trong
chuyên luận “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt” (1979) của nhà
ngôn ngữ học Nguyễn Tài Cẩn Trong tài liệu này, ông đã trình bày những vấn đề mang
tính lịch sử của từ Hán Việt Từ góc độ Ngữ âm học lịch sử, Âm vận học Trung hoa, tác
giả từng bước lý giải chặt chẽ những vấn đề cơ bản của từ Hán Việt trên bình diện âm đọc và ngữ nghĩa Sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán - Việt lâu dài đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng ngôn ngữ đáng chú ý Muốn hiểu thế nào là từ Hán Việt, trước hết phải hiểu thế
nào là cách đọc Hán Việt
Cách đọc chữ Hán ở Trung Quốc qua các giai đoạn lịch sử cũng có sự thay đổi do
sự thay đổi của hệ thống ngữ âm tiếng Hán Do bối cảnh xã hội nước ta vào thời kỳ Bắc thuộc, tiếng Hán ở Giao Châu có thể coi như là một phương ngữ của tiếng Hán Nguyễn
Tài Cẩn trong công trình “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt”, đã nhận xét: “Tất nhiên ở Giao Châu vì tồn tại bên cạnh ti ế ng Việt, chịu tác động của cách nói người Việt, ti ế ng Hán có “ méo mó” đi ít nhiều, nhưng nhìn chung thời kỳ này, nó vẫn gắn liền mật thi ế t với ti ế ng Hán ở Trung Quốc, ti ế ng Hán ở Trung Quốc diễn bi ế n thì
ở Giao Châu nó cũng phải chuyển bi ế n theo” [5; tr.49]
Theo tác giả Nguyễn Tài Cẩn, gần đến thế kỷ VIII và IX, cách đọc chữ Hán ở Giao Châu là cách đọc theo hệ thống ngữ âm tiếng Hán trung cổ Sang thế kỷ X, khi Việt Nam
đã trở thành một quốc gia độc lập và tự chủ thì sự du nhập, phát triển của chữ Hán trong tiếng Việt cũng được chuyển sang một chiều hướng khác Cách đọc chữ Hán dựa trên hệ thống ngữ âm tiếng Hán thời Đường dần dần biến dạng đi dưới áp lực tác động của hệ thống lịch sử tiếng Việt nó tách xa hẳn cách đọc của người Hán và trở thành một cách
Trang 8đọc riêng của người Việt Cách đọc đó gọi là cách đọc Hán Việt Vì vậy, có thể định nghĩa cách đọc Hán Việt như sau: “Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán của người Việt bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm ti ế ng Hán thời Đường, chịu sự chi phối của hệ thống ngữ âm ti ế ng Việt” [5; tr.46] Năm 1998, trong “Giáo trình ngữ âm lịch sử ti ế ng Việt (sơ thảo)”, Nguyễn Tài Cẩn cũng tiếp tục khẳng định hướng nghiên cứu trên Quan điểm
nghiên cứu của ông đã được các nhà nghiên cứu kế tục và phát triển Qua các bộ giáo
trình “Dẫn luận ngôn ngữ học” (1998), “Từ vựng học ti ế ng Việt”(1999) của Nguyễn Thiện Giáp, “Ngữ pháp ti ế ng Việt tập 1” (1999), chúng ta cũng có thể nhận thấy rõ sự
ảnh hưởng đấy
Năm 1989, Phan Ngọc đã công bố chuyên luận “Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt” (Nxb
GD, Hà Nội) Trong công trình này, Phan Ngọc đã phân tích khá chi tiết quá trình hình thành và phát triển của từ Hán Việt Tuy nhiên, ông chỉ tập trung vào phương thức giải thích, giải nghĩa từ Hán Việt Đặc biệt, Phan Ngọc đã khái quát những đặc điểm phong cách, sắc thái tu từ của từ ngữ Hán Việt, từ ngữ thuần Việt Đây là đóng góp lớn của ông đối với lịch sử nghiên cứu về từ Hán Việt Phan Ngọc cho rằng, bên cạnh tính trang trọng, uyên nhã, tạo sắc thái cổ kính, từ Hán Việt còn gợi cho ta hình ảnh của thế giới khái niệm,
im lìm, bất động, trái lại, từ thuần Việt cung cấp cho ta hình ảnh sinh động của thế giới thực tế Ông viết: Sự đối lập này đã được các nhà văn khai thác Cùng tả buổi chiều, có
thuyền, có nước, có tác giả bâng khuâng nhưng trong “Thu đi ế u” của Nguyễn Khuyến,
toàn dùng từ thuần Việt để gợi lên một mùa thu có thực và một nông thôn thực tế của quê nhà Dùng từ Hán Việt vào đây thì cái cảm giác thân quen, gần gũi sẽ mất đi Cho nên vị
Tam nguyên giỏi chữ Hán đã tránh dùng từ Hán Việt, trong bài thơ “Câu cá mùa thu”
Một nông thôn bình dị, đẹp, nghèo, những đỗi thân yêu Chính các từ Thuần Việt tạo nên
được cái âm hưởng ấy Chẳng hạn, “Bà Huyện Thanh Quan trong bài “Chiều hôm nhớ nhà” đẩy lùi bức tranh th ế giới của tâm tưởng, của ý niệm Các từ Hán Việt nữ thi sĩ dùng đẩy ta vào th ế giới muôn đời Trên đời chỉ có những ông chài, những thôn vắng, những kẻ chăn trâu, những b ế n xe, những người ở đài cao, những người ở khách trộm, cảnh ấm lặng của cuộc đời Làm gì có những “ngư ông”, “những viễn phố”, “những mục tử”, “những cô thôn” ? Làm gì có những “Chương Đài”, “người lữ thứ, nỗi hàn
Trang 9ôn” ? Không những thế, các từ Hán Việt đều đặt vào vị trí quyết định giá trị câu thơ: cuối
vần để gây tiếng vọng trong tâm hồn ta, cuối nhịp để bắt người đọc dừng lại ở đây Trong
“Thanh Long thành hoài cổ”, cả bài chỉ có tám từ Hán Việt, mà cả tám từ ấy đều ở cuối
câu Bằng cách này, Bà Huyện Thanh Quan kéo ta về cõi vĩnh viễn của ý niệm và nỗi u hoài của nhà thơ, là nỗi u hoài của cái kiếp người không biết đến tháng năm, thời đại, không có sự tách biệt giữa tôi với anh” [15; tr.46]
Trong thời gian gần đây, thành tựu nghiên cứu về từ Hán Việt càng được khẳng định hơn bởi những cứ liệu Hán Nôm, ngôn ngữ học lịch sử Từ quan điểm ngôn ngữ học lịch
sử, Hán Nôm học, Nguyễn Ngọc San đã công bố chuyên luận cơ bản về từ ngữ Hán Việt
“Lý thuy ế t chữ nôm văn nôm (2003) Trong chuyên luận này ông đã phân định các âm đọc từ Hán Việt như sau: Đọc âm thượng cổ; Đọc âm trung cổ; Đọc âm cận hiện đại
Tùy theo từng giai đoạn, các âm này khi du nhập vào nước ta đã chịu sự chi phối về quy
luật ngữ âm tiếng Việt và đã trở thành âm của người Việt Do đó, theo chúng tôi, từ Hán Việt là lớp từ có gốc từ ti ế ng Hán, về cơ bản được đọc theo âm thời Trung cổ chủ y ế u là
âm đời Đường Riêng âm đọc thượng cổ, có người gọi là âm cổ Hán Việt Trong “Lý thuy ế t chữ Nôm văn Nôm”, Nguyễn Ngọc San đã đề nghị dùng khái niệm tiền Hán Việt
前漢越 để tránh sự nhầm lẫn là âm thời cổ đại và trung cổ Cụ thể:
Chữ Hán Âm tiền Hán Việt Âm Hán Việt Âm Bắc Kinh
Trang 10Nhìn chung, nghiên cứu về từ Hán Việt đã trải qua một quá trình tìm hiểu, phân tích, lý giải từ những cứu liệu ngôn ngữ Điều này đã chứng minh được tính lịch sử, sự đóng góp của lớp từ ngữ này vào hệ thống từ vựng Việt ngữ và từ Hán Việt là một bộ phận không thể thiếu trong vốn từ vựng tiếng Việt Theo một số nhà nghiên cứu đã chứng minh: Sự chuẩn xác của nó giúp cho người viết có thể chuyển tải được những nội dung có sức khái quát cao và người đọc cũng có thể cảm nhận được sự chuẩn xác đó Riêng về phương diện giao tiếp, từ Hán Việt cũng đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tính hiệu quả của lời nói
Trang 112.2 Lịch sử ngiên cứu vấn đề dạy học từ Hán Việt trong nhà trường
Thành tựu nghiên cứu về từ Hán Việt đã tạo điều kiện thuận lợi cho công việc tổ chức dạy học từ ngữ ở nhà trường phổ thông Đó là sự bổ trợ lớn nhất, nhất là đối với quá trình dạy học phần văn học của bộ môn ngữ văn Tiếp cận hệ thống ngôn ngữ văn học Việt Nam dưới góc độ từ vựng học Chúng tôi nhận thấy rằng sức hấp dẫn lôi cuốn của lớp từ này được thể hiện trên hai phương diện chính đó là: Nội dung và hình thức nghệ thuật Tuy nhiên, quá trình dạy học từ Hán Việt của GV và HS đã vấp phải những trở ngại lớn, nhất là cách thức nhận diện, giải thích và phân tích từ ngữ Hán Việt Năm 1998,
để giải quyết những vấn đề mang tính học thuật, đặc trưng ngôn ngữ, GS.Đặng Đức Siêu
đã biên soạn chuyên luận “Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông” Ở chuyên luận, tác giả đã giới thiệu một cách cơ bản về tính lịch sử, quá trình du nhập và đặc trưng về cấu tạo của từ Hán Việt Đặc biệt, ông đã nêu bật những vấn đề mang tính định hướng về phương pháp dạy học từ ngữ cho GV và HS Đó là con đường tìm hiểu giải thích về từ Hán Việt trong hệ thống ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ giao tiếp đến cảm nhận trực quan đến phân tích
lý tính và khái quát đặc trưng phong cách của từ ngữ Hán Việt Trực tiếp bàn đến vấn đề dạy và học từ Hán Việt trong Sách giáo khoa (SGK) Văn học (10,11, 12 – chỉnh lý hợp nhất năm 2000) là công trình của Lê Anh Tuấn, Từ Hán Việt trong SGK Văn học hệ phổ thông (2002) Trong công trình này Lê Anh Tuấn đã khảo sát, giải nghĩa, ngữ cảnh xuất hiện của những từ Hán Việt trong Sách giáo khoa Văn học Qua công trình này có thể giúp học sinh tiếp nhận, nhận diện từ Hán Việt trong các văn bản một cách dễ dàng Dạy và học từ ngữ Hán Việt ở trường phổ thông là vấn đề mang tính cấp thiết trong giáo dục của nhà trường hiện nay Tuy vậy, do những điều kiện khách quan và chủ quan, vấn đề này chưa được triển khai một cách sâu sắc thấu đáo Từ những thành tựu và hạn chế trên, đề tài khóa luận của chúng tôi bước đầu tìm hiểu và khái quát về từ Hán Việt trong một phạm vi nhỏ (SGK Ngữ Văn 12, Ban cơ bản) để từ đó khái quát những vấn đề mang tính chuyên sâu và phương pháp, từng bước giúp cho bản thân – một GV tương lai và quý thầy
cô giáo tháo gỡ những khó khăn bất cập trong quá trình giảng dạy từ Hán Việt trong SGK Ngữ Văn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 123.1 Đối tượng nghiên cứu:
Từ Hán Việt trong SGK Ngữ văn 12 (Ban cơ bản)
3.2 Phạm vi khảo sát:
Khóa luận này chúng tôi chỉ tập trung vào hệ thống từ ngữ Hán Việt trong các bài giảng về văn học Việt Nam trong SGK Ngữ văn 12 (Ban cơ bản) bao gồm tập 1 và tập 2 của Nxb Giáo dục xuất bản năm 2010
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp tiếp cận cơ bản sau:
4.1 Phương pháp thống kê, phân loại
Thông qua văn bản SGK Ngữ văn 12 (Ban cơ bản) chúng tôi sẽ thống kê phân loại các từ ngữ Hán Việt như hệ thống từ đơn âm, song âm, tên tác giả, tác phẩm, thuật ngữ khoa học theo từng đơn vị bài học
4.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp
Trên cơ sở số lượng từ Hán Việt đã thống kê được, chúng tôi từng bước phân tích nội hàm và khả năng của nó trong bài học để từ đó xây dựng một hệ thống các phương pháp giảng dạy và học tập
từ này, cảm thụ được những nét tinh tế, cái hay, cái đẹp thông qua các tác phẩm văn học
ở chương trình Ngữ Văn 12 Đồng thời qua khóa luận này đã chỉ ra những phương hướng giúp GV và HS nắm vững vốn từ Hán Việt để từ đó học và tiếp thu từ Hán Việt một cách
dễ dàng hơn
6 Bố cục của đề tài:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài của chúng tôi được chia thành 3 chương, cụ thể như sau:
Trang 13Chương 1 Từ Hán Việt và vấn đề chú giải từ Hán Việt trong SGK Ngữ Văn 12
Chương 2 Khảo sát và mở rộng vốn từ Hán Việt trong SGK Ngữ Văn 12 (Ban cơ bản)
Chương 3 Phương pháp nắm vững vốn từ Hán Việt trong việc dạy và học văn ở trường phổ thông
Trang 14NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỪ HÁN VIỆT VÀ VẤN ĐỀ CHÚ GIẢI TỪ HÁN VIỆT TRONG
Dưới sự tác động mạnh mẽ của văn hóa Trung Hoa, tiếng Việt cũng có điều kiện tiếp xúc với tiếng Hán từ lâu đời thông qua nhiều con đường và cách thức khác nhau Khảo sát nguồn gốc, chúng ta có thể chia quá trình du nhập của tiếng Hán và hệ thống từ tiếng Việt thông qua hai giai đoạn chính: một là giai đoạn từ đầu Công nguyên đến đầu đời Đường (đầu thế kỉ VIII); hai là giai đoạn từ đời Đường (thế kỉ VIII – thế kỉ X) trở về sau Hai lần tiếp xúc lớn này cung cấp cho từ vựng tiếng Việt hai nguồn gốc từ Hán mà như trước nay vẫn quen gọi là từ cổ Hán Việt [3; tr.10]
- Các từ cổ Hán Việt là những từ có nguồn gốc từ tiếng Hán được du nhập vào tiếng Việt ngay từ đầu khi chữ Hán xâm nhập vào nước ta (đầu thế kỉ VIII ), còn mang nhiều nét
âm vận của tiếng Việt Trung Quốc trước đời Đường Do có lợi thế đi vào tiếng Việt ngay từ đầu, các từ này đã đồng hóa trong ngôn ngữ Việt, trở thành một phần “ không thể thiếu” của
hệ thống từ tiếng Việt Mặc dù có nguồn gốc Hán cổ nhưng các loại từ này đã trở thành từ của tiếng Việt và người Việt Nam ai cũng có thể hiểu được nghĩa và sử dụng những từ này
như các từ thuần Việt khác, ví dụ như: chè, ngà, chén, chém, chìm, buồng, buồn, buồm, mùi, mùa
Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ từ Hán Việt du nhập vào Việt Nam tương đối sớm nhưng lại bị ảnh hưởng của tiếng bản địa, khiến cho âm đọc của chúng bị thay đổi phù
Trang 15hợp với lối phát âm của người Việt Nhóm từ này gọi là từ Hán Việt bị Việt hóa như: cận
近 thành gần, sàng 床 thành giường can 肝 thành gan
- Từ Hán Việt là những từ gốc Hán du nhập vào một bộ phận tiếng Việt của chúng
ta vào giai đoạn đời Đường 唐 代 thế kỉ VIII – thế kỉ X Những từ này đã được người Việt đọc thành âm chuẩn của chúng theo hệ thống ngữ âm của mình Một bộ phận từ ngữ vẫn được gọi là từ Hán Việt vì chúng bao gồm cả những từ vốn không phải là gốc Hán
mà là do người Hán đã vay mượn từ trong một số ngôn ngữ khác, tiếp theo lại được người Việt phiên thiết và đọc chúng theo âm Hán Việt như những từ khác Ví dụ:
+ Từ có nguồn gốc Nhật Bản như: trường hợp 塲 合, nghĩa vụ 義 務, kinh t ế 經 濟, thủ tục 手 續, biện chứng 辨 證, xã hội 社會, phát triển發展, nghiên cứu 研究, nông nghiệp農業
+ Từ xuất phát từ tiếng phạn (Sanskrit) như: Phật đà 佛佗, Ni ế t bàn涅槃, Di Lặc彌
Khi chữ nôm ra đời, nó được sử dụng song song với chữ Hán Đến thế kỉ XVI, nó bị thay thế dần bằng chữ Quốc ngữ Và đến đầu thế kỉ XX, chữ Quốc ngữ chính thức thay thế chữ Hán Nôm Chữ Hán Nôm đã không còn được giảng dạy và học trong nhà trường gần một thế kỷ Vì vậy, chúng ta thấy rằng nếu sử dụng chữ Quốc ngữ và biết thêm chữ Hán, chữ Nôm, thì chúng ta có thể hiểu rõ và dùng đúng tiếng Việt hơn Đó là nguyên nhân chúng
ta cần duy trì việc dạy và học chữ Hán Nôm trong trường với một số lượng nhất định từ những chữ Hán Nôm thông dụng (giống trường hợp của hai ngôn ngữ Triều Tiên và Nhật Bản) khi đã chính thức dùng chữ Quốc ngữ
Trang 161.1.2 Khái niệm
Về thuật ngữ từ Hán Việt, từ trước đến nay, các nhà ngiên cứu ngôn ngữ học đã đưa
ra nhiều định nghĩa khác nhau Có thể tóm lược thành mấy nhóm quan điểm như sau:
Năm 1972, trong công trình “Văn phạm Việt Nam ( Giản dị và thực dụng)” Bùi Đức
Tịnh đã nêu một cách hiểu đơn giản về từ Hán Việt như sau: “Có thể định nghĩa một cách giản dị rằng ti ế ng Hán Việt là những ti ế ng Hán phát âm theo lối Việt Ban đầu nó là những chữ Hán mà khi học trong sách Trung Hoa, các nhà trí thức nước ta đọc trại đi theo giọng Việt ” [8; tr.10]
Năm 1979, trong chuyên luận nổi tiếng về tiếng Việt lịch sử , “Nguồn gốc và quá
trình hình thành cách đọc Hán Việt”, GS TS Nguyễn Tài Cẩn nêu lên tầm quan trọng và những điều kiện lịch sử, văn hóa cho quá trình hình thành tên gọi, cách đọc từ Hán Việt Tuy vậy, qua công trình của mình, GS Nguyễn Tài Cẩn cũng chưa đưa ra cách định nghĩa
cụ thể về từ Hán Việt
Năm 1798, Nguyễn Như Ý trong “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” đã cho
rằng: “Từ ti ế ng Việt có nguồn gốc từ ti ế ng Hán, được nhập vào hệ thống từ vựng ti ế ng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của ti ế ng Việt, còn gọi là
từ Việt Hán.” [25; tr.369]
Nhà từ vựng học Nguyễn Thiện Giáp trong giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt”
(Bản in năm 1998) cũng khẳng định: “Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt, gọi tắt
là từ Hán Việt” [25; tr.241–242]
Xuất phát từ quan điểm lịch sử, Lê Đình Khẩn trong chuyên luận “Từ vựng gốc Hán
trong tiếng Việt” cũng thống nhất với quan điểm của Nguyễn Như Ý, ông khẳng định: “Từ
Hán Việt là lớp từ Hán mà ti ế ng Việt vay mượn từ đời Đường và dựa trên cơ sở âm đọc ở Trường An là âm đọc chính thời bấy giờ ”[8; tr.60]
Nhìn chung, những định nghĩa đã nêu trên có những điểm giống và khác nhau Như chúng ta đã biết, tiếng Hán lúc ban đầu cho đến giai đoạn hiện nay về mặt ngữ âm
đã trải qua nhiều lần thay đổi
Để có được cái nhìn tường tận về hệ âm đọc của từ Hán Việt, năm 2003, Nguyễn Ngọc San trong “lý thuyết chữ nôm văn nôm” đã phân tích như sau:
Trang 17+ Đọc âm thượng cổ: là âm đọc chữ Hán từ thời Tiên Tần 先 秦, Lưỡng Hán兩漢
cho đến khoảng sau các đời Ngụy Tấn 讆晉
+ Đọc âm Trung cổ: là âm đọc chữ Hán khoảng Đời Đường 唐 cho đến trước thời
Trung nguyên âm vận 中原音韻
+ Đọc âm cận hiện đại: là cách đọc chữ Hán dựa vào Trung nguyên âm vận khoảng
đời Minh 明cho đến cách đọc theo âm Bắc Kinh北京 ngày nay [16; tr.25]
Theo các soạn giả SGK Ngữ Văn bậc THPT, nhất là quan điểm của Nguyễn Văn
Khang, “Từ Hán Việt là từ vay mượn của ti ế ng Hán, được đọc bằng cách đọc Hán Việt,
vi ế t bằng chữ quốc ngữ Cách đọc Hán Việt là hệ thống cách đọc của người Việt đối với chữ Hán, được xây dựng trên cơ sở ngữ âm ti ế ng Hán thời trung đại (khoảng th ế kỉ thứ VII) ” và “nhờ có hệ thống cách đọc Hán Việt mà trong ti ế ng Việt có một khối lượng khá lớn các từ Hán Việt, ví dụ như : đông, tây, nam, bắc, động, tĩnh, hòa bình, ki ế n thi ế t, bình minh ” [12; tr.50]
Về khái niệm ngữ Hán Việt, với tư cách là các tín hiệu thẩm mỹ trong văn bản văn học Nôm, ngữ Hán Việt được chúng tôi xem xét dưới hình thức là các cụm từ (có nguồn gốc Hán Việt trong cấu trúc) và có tính ổn định về mặt ý nghĩa, có tần số lặp lại khá cao
và trở nên quen thuộc với số đông trí thức và người sáng tác văn chương thời trung đại
Đó là hệ thống các cụm từ là các thành ngữ, tục ngữ Hán Việt, các từ ngữ có nguồn gốc
từ điển cổ Hán học, các từ ngữ có nguồn gốc từ thơ ca Trung hoa
Với tính chất là tín hiệu ngôn ngữ cơ bản trong các tác phẩm văn học cổ điển, các đơn vị ngôn ngữ mang phong cách khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ, các khái niệm Hán Việt, nhân danh, thư danh, địa danh, Hán Việt được chúng tôi xem xét như những đơn vị ngôn ngữ được lựa chọn để chú thích và phân tích
1.2 Phương thức Việt hóa từ ngữ Hán của người Việt
Việc du nhập và phổ biến từ ngữ Hán Việt vào nước ta đã trải qua một thời gian dài, có tính liên tục Lúc đầu mang tính tự phát, về sau mang tính tự giác Do tiếng Việt và tiếng Hán giống nhau về đặc điểm loại hình (cả hai đều là ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính) nên việc tiếp nhận tiếng Hán ở ta có phần thuận lợi Chịu sự tác động mạnh mẽ của lớp từ
Trang 18Hán vào ngôn ngữ của dân tộc, từ Hán Việt trong tiếng Việt có những cách biểu hiện riêng biệt, thay đổi so với gốc Hán; đó là quá trình Việt hoá tiếng Hán về mặt âm đọc, ý nghĩa và phạm vi sử dụng
Tuy vậy, ông cha ta đã tiếp nhận tiếng Hán trên tinh thần chủ động sáng tạo, phù hợp với quy luật ngữ âm của tiếng Việt đồng thời cũng phù hợp với phong tục tập quán của người Việt, chúng ta có thể xem xét ở các phương diện sau:
1.2.1 Vay mượn của từ ngữ Hán
- Vay mượn hoàn toàn như Tâm 心, tài 才, nhân 仁, trí 智, hoa花, nam 男, nữ女, mệnh 命, phúc 福, nghĩa 義, học 學, tín 信
- Ghép hai từ có nghĩa giống nhau như “quốc gia” có nghĩa là “nhà nước”; “bằng hữu” có nghĩa là “bạn bè”; “hiểm trở” có nghĩa là “địa thế không thuận lợi cho việc đi lại, giao thông vận tải” v.v
- Ghép hai từ có nghĩa trái ngược như “nam nữ” có nghĩa là “trai gái”; “bỉ thử” có nghĩa là “đó đây, đây đó, chổ nay chổ kia (nói chung)”; “tử sinh” có nghĩa là “sống chết” v.v
1.2.2 Bi ế n đổi trên cơ sở của từ ngữ Hán
- Rút gọn: Thừa trần (nghĩa đen là “hứng bụi – một bộ phận kiến trúc ngăn cách không gian nhà ở với mái nhà) thành trần (trong trần nhà ), lạc hoa sinh thành lạc (trong
- Thay đổi các yếu tố như: an phận thủ kỷ 安 分 守 几 (Hán) thành an phận thủ thường (Việt), cửu tử nhất sinh 九 死 一 生 (Hán) thành thập tử nhất sinh (Việt), nhất lộ bình an 一
路 平 安 (Hán) thành thượng lộ bình an (Việt), nhất cử lưỡng đắc 一 举 两 得 (Hán) thành nhất cử lưỡng tiện (Việt)
Trang 19- Thay đổi ý nghĩa, thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa như: phương phi 芳非(Hán) vốn
có nghĩa là “hoa cỏ thơm tho”, vào tiếng Việt lại có nghĩa là “béo tốt” (mặt mũi phương
phi, người trông phương phi béo tốt); khôi ngô 魁梧 (Hán) vốn nghĩa là người “to lớn,
cao lớn” , vào tiếng Việt lại có nghĩa là “mặt mũi sáng sủa dễ coi” (gương mặt khôi ngô);
hách dịch 赫 役 (Hán) vốn có nghĩa là “đẹp rực rỡ” vào tiếng Việt có nghĩa “cậy quyền thế ra oai”; bồi hồi 徘 徊 (Hán) vốn có nghĩa là “đi đi lại lại” vào tiếng Việt có nghĩa là
“bồn chồn, xao xuyến, xôn xao trong lòng” (lòng dạ bồi hồi) thậm chí còn có dạng láy:
bổi hổi bồi hồi để tăng cường thêm sức mạnh biểu đạt; đinh ninh 叮 嚀 (Hán) vốn nghĩa
là “dặn dò, nói đi nói lại, dặn đi dặn lại” vào tiếng Việt ta thêm nghĩa “tin chắc, yên trí”,
“không đổi thay” (Cứ đinh ninh là nó còn đang ở nhà; Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn, Những lời hò hẹn vẫn còn đinh ninh – ca dao), trong khi đó nghĩa “nhắc đi nhắc lại, nói đi nói lại cho nhớ, cho in sâu vào tâm khảm ” vẫn được dùng (Vầng trăng vằng vặc giữa trời, đinh ninh hai mặt một lời song song – Truyện Kiều) Cũng có những trường hợp, từ ngữ Hán vừa
bị rút gọn lại vừa bị đổi nghĩa không còn giữ lại nét nghĩa nào vốn có trong Hán ngữ, thí dụ như: lang bạt kì hồ (Hán) chẳng hạn, vốn là một câu thơ trong Kinh Thi, được rút gọn lại và mang một nghĩa chuyển rất xa trong tiếng Việt “lang thang, nay đây mai đó” (cuộc đời lang bạt)
- Chuyển đổi màu sắc tu từ: Thủ đoạn 手段 (Hán) vốn không có hàm ý xấu tốt, chỉ
có nghĩa tương tự như: “cách thức, biện pháp, phương thức cách làm, tiến hành giải quyết công việc” nhưng tư cách là một từ Hán Việt, “thủ đoạn” mang hàm ý xấu: “mánh khóe khôn ngoan và xảo trá ác độc” (thủ đoạn bóc lột, thủ đoạn lừa đảo, một kẻ rất thủ đoạn
v.v ) Dã tâm 野 心 (Hán) vốn không có hàm ý xấu tốt, chỉ có nghĩa tương tự như: “khát
vọng, tham vọng” nhưng với tư cách là một từ Hán Việt, dã tâm lại có hàm ý xấu: “lòng
dạ hiểm độc”(dã tâm đen tối của kẻ thù) Tống 送 (Hán) vốn không có hàm ý xấu tốt, chỉ
có nghĩa tương tự như “tiễn đưa” nhưng với tư cách là một từ Hán Việt, tống lại có hàm
nghĩa xấu “ đuổi đi” Khốn nạn 困 難 (Hán) vốn có nghĩa là “khó khăn” nhưng với tư cách là một từ Hán Việt, khốn nạn có nghĩa “lòng dạ xấu xa” Giang hồ 江湖 (sông hồ)
Trang 20cũng đã được chuyển nghĩa trong tiếng Hán, thí dụ như giang hồ (khách) chỉ có nghĩa
“(người) đi nhiều, không ở yên một chỗ”; vào tiếng Việt giang hồ lại có hàm ý xấu: gái giang hồ, ả giang hồ (gái mại dâm); dân tứ chiếng giang hồ (giang hồ tứ chiếng) đều được dùng để nói về những người lưu lạc tha phương, kiếm sống bằng những nghề bất
chính hoặc không cao sang gì Đáo để 到底 (Hán) có nghĩa “cuối cùng, rút cục lại, đến
cùng , đến tận cùng”, vào tiếng Việt có mang nghĩa “mức độ cao, hơn hẳn bình thường” như: ngon đáo để, vui đáo để, phần nào còn có liên hệ với nghĩa “đến cùng, đến tận cùng”; nhưng đáo để với nghĩa “quá quắt, đanh đá cá cày, không chịu nhường nhịn ai tí chút v.v ” thì rõ ràng là có nghĩa chê bai, sắc thái nghĩa này vốn không có trong tiếng
Hán Tử t ế 仔細 (Hán) có nghĩa là “tỉ mỉ, kĩ lưỡng, kĩ càng, chú ý”, vào tiếng Việt lại
mang nghĩa: 1 Đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi mà lệ thường phải có để được coi trọng: ra đường phải ăn mặc tử tế, lấy nhau có cưới xin tử tế 2 Có lòng tốt trong đối xử: ăn ở tử tế
với mọi người, được đối xử tử tế Khúc chi ế t 曲折(Hán) vốn có nghĩa “cong queo, gãy khúc; sự việc ẩn giấu tình tiết, không lộ rõ”, vào tiếng Việt, khúc chi ế t thường mang nghĩa “rõ ràng, gẫy gọn, rành mạch” Lịch sự 曆事 (Hán) có nghĩa “từng trải việc đời”;
vào tiếng Việt, lịch sự chủ yếu mang nghĩa “có cách tiếp xúc, giao tiếp phù hợp với phép tắc xã giao mà xã hội thừa nhận” thí dụ như: con người lịch sự, ăn nói lịch sự, và từ đó có thêm nét nghĩa mở rộng “sang trọng mà trang nhã”, như áo quần lịch sự, thường được dùng chung với sang trọng, như ăn mặc sang trọng lịch sự v.v
- Từ Hán có rất nhiều nghĩa, vào tiếng Việt, nhiều khi chỉ có một vài nghĩa được
dùng một cách phổ biến Thí dụ, từ thu, trong Hán ngữ có tới 10 nghĩa, vào tiếng Việt,
chỉ một vài nghĩa sau là thông dụng trong một số từ ghép, như: “thu vào, thu gom, thu lấy, nhận lấy, nhận vào, đạt được”; còn các nghĩa khác trong Hán ngữ như “che giấu, cất giấu;
bắt bớ; kết thúc; hợp v.v ” không thấy được dùng Từ học vào tiếng Việt có nghĩa học
theo những điều đã biết dưới sự hướng dẫn của người khác như học tập, học hành, học
hỏi v.v Từ thanh có nghĩa là xanh và trong như thanh bình, thanh xuân, thanh phong
v.v
Trang 21- Đặc biệt là các yếu tố Hán -Việt được sử dụng để tạo nên những từ ngữ đặc trưng
chỉ có trong tiếng Việt, không có trong tiếng Hán như là các từ sĩ diện, phi công (dùng
hai yếu tố Hán – Việt) hay bao gồm, sống động (một yếu tố Hán kết hợp với một yếu tố
thuần Việt)
Số lượng từ Việt gốc Hán chiếm một tỉ lệ khá lớn trong tiếng Việt (khoảng 70 %)
cho nên khi muốn tìm hiểu sâu sắc các từ này, chúng ta cần tìm hiểu, phân tích các từ
nguyên, từ nghĩa của từ ngữ Hán Một khi đã nắm và hiểu rõ được các từ Hán, chúng ta
sẽ hiểu thêm một cách dễ dàng các từ tiếng Việt có nguồn gốc tiếng Hán [11; tr.10]
Tỉ lệ vay mượn tiếng Hán rất lớn nhưng lại đa số những từ đó đều đã được Việt hóa
Do vậy, dù vay mượn tiếng Hán nhưng tiếng Việt vẫn giữ được bản sắc riêng của mình,
trong khi tận dụng một cách tối đa những thành tựu ngôn ngữ trong tiếng Hán để tự cải
tiến mình Sáng tạo ra từ mới mà chỉ có trong kho từ vựng tiếng Việt, có thể liệt kê thêm
như: Sản xuất, sĩ diện, luận án
Nhìn chung, từ Hán Việt và những yếu tố phát sinh sau quá trình thành từ Hán Việt
có ảnh hưởng vô cùng to lớn và sâu sắc đến ngôn ngữ tiếng Việt Trong ngôn ngữ giao
tiếp hằng ngày của người Việt Nam hiện đại, số lượng từ ngữ tiếng Hán hay mang nguồn
gốc Hán chiếm một tỉ lệ vô cùng lớn Mặc dù chữ Hán, chữ nôm đã được thay thế bằng
chữ quốc ngữ và không còn được đưa vào giảng dạy một cách chính thống trong các
trường học phổ thông nhưng nó vẫn được sử dụng rộng rãi một cách vô thức Mặc dù có
thể nhiều người không thể hiểu nghĩa chính xác những vẫn sử dụng từ từ Hán Việt trong
lời ăn tiếng nói hằng ngày, điều đó chứng minh sự tồn tại lâu bền và không thể thay thế
của các từ Hán Việt trong kho từ vựng Việt ngữ
1.3 Những nguyên tắc chú giải từ Hán Việt trong SGK Ngữ Văn
1.3.1 Về hình thức
- Chọn đúng, đủ số lượng và cần những từ xuất hiện trong các bài học
- Chuẩn xác, ngắn gọn, dễ hiểu và phù hợp với tư duy của lứa tuổi, cấp bậc học khác
nhau
- Không được giải thích dài dòng làm khó hiểu cho người tiếp nhận văn bản
1.3.2 Về Nội dung
Trang 22- Khi giải thích từ Hán Việt ta phải giải thích nghĩa gốc, nghĩa phái sinh, nghĩa cộng tác và nghĩa văn cảnh
- Chú giải phải đảm bảo có tính hệ thống, chuyển tiếp và khoa học từ cấp thấp lên cao
Bên cạnh các nguyên tắc đã nêu trên, theo tôi cần phải chú trọng đến kỷ năng phân tích và hướng dẫn phân tích từ ngữ Hán Việt từ kinh nghiệm tự thân của HS Trong quá trình giao tiếp khẩu ngữ và tiếp xúc với hệ thống tác phẩm văn học ở nhà trường phổ thông HS tự thân vận động phát triển kỷ năng giải thích từ ngữ riêng của mình Đây là yêu cầu cơ bản giúp HS có thể biện giải, cắt nghĩa thế giới nghệ thuật những tác phẩm văn chương cổ điển Việt Nam, Trung Hoa trong SGK Ngữ Văn THPT
Từ Hán Việt là một hệ quả lịch sử của cuộc giao lưu văn hóa ngôn ngữ Việt – Hoa qua hàng ngàn năm lịch sử Từ ngữ Hán Việt là một bộ phận quan trọng gắn bó chặt chẽ với tiến trình lịch sử của bản ngữ, góp phần tích cực làm cho tiếng Việt thêm phong phú, chuẩn xác, đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu do cuộc sống văn hóa xã hội phát triển đề ra
Tuy nhiên, xét từ gốc độ từ vựng – phong cách, đây là lớp từ ngữ, xét về mặt phong cách hoàn toàn khác với phong cách của hệ thống từ ngữ Việt Nếu như hệ thống
từ ngữ Việt mang tính chất cụ thể, trực cảm thì từ Hán Việt lại mang tính chất cổ kính, trang nhã, tránh gây ấn tượng ghê rợn, trừu tượng, gợi hình ảnh của thế giới ý niệm, khái quát
Việc chú giải và dạy học từ Hán Việt trong nhà trường phổ thông là vấn đề cấp thiết, phức tạp hiện nay, nhất là đối với bộ sách Ngữ Văn cơ bản Để quy trình này đạt được kết quả tối ưu, GV và HS cần phải được trang bị một hệ thống kiến thức chuẩn, cơ bản về từ ngữ Hán Việt Do đó, quá trình sưu tập, hướng dẫn GV, HS tiếp cận, lý giải hệ thống từ ngữ Hán Việt trong giờ Ngữ Văn là một thao tác quan trọng cần được phát triển
Trang 23CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT VÀ MỞ RỘNG TỪ NGỮ HÁN VIỆT TRONG SGK
NGỮ VĂN 12 (BAN CƠ BẢN)
2.1 Cơ sở khảo sát từ ngữ Hán Việt trong SGK Ngữ Văn 12
Từ Hán Việt là một bộ phận ngôn ngữ quan trọng cần được xem xét, giải nghĩa thấu đáo Hệ thống từ Hán Việt được khảo sát và mở rộng trong khoá luận này bao gồm từ đơn, từ ghép Bên cạnh đó, nhằm mục đích cung cấp thêm một khối lượng tri thức về tác gia, tác phẩm, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát thêm hệ thống danh từ riêng (nhân danh, địa danh) Tuy nhiên, để hình thành một hệ quy chiếu cơ bản, một hệ thống các tiêu chí phân loại, cũng như những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi cũng xin giới thuyết sơ bộ
về từ tiền Hán Việt, từ có yếu tố Hán Việt và danh từ riêng Hán Việt Những nội dung được trình bày trong chương mục này là những vấn đề phức tạp và còn tranh luận, do đó chúng tôi chỉ tìm hiểu những nét khái quát và cơ bản nhất
2.1.1 Vấn đề nhận diện từ tiền Hán Việt
Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, chúng ta cần phải phân biệt từ Hán Việt với những từ mượn gốc Hán không đọc theo cách đọc Hán Việt Đó là những từ mượn gốc Hán được mượn vào tiếng Việt trong giai đoạn chưa có sự xuất hiện cách đọc Hán Việt (từ thượng cổ đến trước thời Vãn Đường 晚 唐) Có người gọi lớp từ này là tiền Hán Việt hoặc cổ Hán Việt Sau đây là một số ví dụ về từ tiền Hán Việt:
STT Chữ viết Âm tiền Hán
Trang 24Ngoài từ tiền Hán Việt ra, tiếng Việt đã tiếp nhận một khối lượng từ ngữ rất lớn để
bổ sung vào kho từ vựng Việt ngữ Hiện tượng tiếp nhận này diễn ra qua nhiều con đường khác nhau, chủ yếu bằng con đường khẩu ngữ, tiếp xúc trực tiếp với người Hán ở giai đoạn đầu, đến đời Đường 唐đến Minh Thanh 明清và các giai đoạn sau, tiếng Việt đã tiếp nhận các từ ngữ Hán một cách có hệ thống qua con đường bằng sách vở Còn có một
số ít từ mượn gốc Hán được mượn theo con đường khẩu ngữ (nói một cách chính xác hơn
là mượn theo cách phát âm địa phương của tiếng Hán hiện đại) như: mì chính, vằn thắn, sủi cảo, ca la thâu, xá xíu, mằn thắn
2.1.2 Y ế u tố Hán Việt, từ có y ế u tố Hán Việt và danh từ riêng trong Hán Văn
* Yếu tố Hán Việt là yếu tố gốc Hán, một âm tiết, phát âm theo cách đọc Hán Việt, dùng để cấu tạo từ Mỗi yếu tố Hán Việt tương đương với một chữ Hán Yếu tố Hán Việt
có thể chia thành các loại :
- Yếu tố Hán Việt được dùng độc lập với cương vị từ, mỗi yếu tố là một từ của tiếng
Việt như: hoa 花, quả 果, đông 東, tây 西, nam 南, bắc 北 , bút 筆, lợi 利, hại 害, thắng
勝 , bại 敗,
- Yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập với cương vị từ mà chỉ là một thành tố
cấu tạo từ như: sơn 山 (núi ) hải 海 (biển), thiên 天 (trời), địa 地 (đất), mã 馬 (ngựa), hoàng 皇 (vàng), hắc 黑 (đen), độc 讀 (đọc), ti ế u 笑 (cười), khán 看 (xem), thính 聽
(nghe) ,
- Yếu tố Hán Việt với hiện tượng đồng âm rất đậm nét ví dụ: Lạc (vui) trong lạc quan, lạc thú Lạc (nối liền) trong liên lạc, mạch lạc Lạc (đường ngang) trong kinh lạc
Trang 25- Ngoài ra còn có hiện tượng đồng âm giữa yếu tố Hán Việt và yếu tố phi Hán Việt
như đường (yếu tố Hán Việt chỉ một loại thực phẩm) và đường (yếu tố phi Hán Việt, trong con đường), kê (yếu tố Hán Việt chỉ con gà) với kê (yếu tố phi Hán Việt, trong kê
bàn, kê ghế)
- Yếu tố Hán Việt với hiện tượng đồng nghĩa: Hiện tượng đồng nghĩa chủ yếu xảy ra giữa yếu tố Hán Việt và yếu tố phi Hán Việt vì thế ông cha ta ngày xưa đã dựa vào đặc điểm này để học thuộc nghĩa một số yếu tố Hán Việt:
Thiên – trời, địa – đất, vân – mây,
Vũ – mưa, phong – gió, nhật – ngày, dạ - đêm,
Tinh – khôn, lộ - móc, tường – điềm,
Hưu – lành, khách – phúc, tăng – thêm, đa – nhiều
Hoặc: Thiên – trời, địa – đất, cử - cất, tồn – còn, tử - con, tôn – cháu, lục – súc, tam – ba, gia – già, quốc – nước, tiền – trước, hậu – sau, ngưu – trâu, mã – ngựa
- Khi tiếp nhận từ Hán Việt, chúng ta tiếp nhận cả chỉnh thể từ gốc Hán tức là tiếp nhận tất cả các thành tố cấu tạo (các yếu tố Hán Việt) Như vậy khi trong tiếng Việt đã có sẵn yếu tố phi Hán Việt giữ cương vị rồi thì yếu tố Hán Việt tương ứng chỉ giữ cương vị yếu tố cấu tạo từ
- Cũng có trường hợp trong tiếng Việt đã có sẵn yếu tố phi Hán Việt giữ cương vị từ nhưng vẫn tiếp nhận yếu tố Hán Việt đồng nghĩa với cương vị từ do nhu cầu về phong cách, ví dụ:
淚 lệ (rơi lệ ) - Nước mắt
月 Nguyệt (bóng nguyệt ) - Trăng
白 Bạch (bạch sư phụ ) - Thưa, bẩm
Ngoài hiện tượng đồng nghĩa giữa các yếu tố Hán Việt và yếu tố phi Hán Việt, còn
có hiện tượng đồng nghĩa giữa các yếu tố Hán Việt Đáng chú ý là những cặp yếu tố Hán Việt đồng nghĩa do các biến thể ngữ âm của cách đọc Hán Việt đối với một chữ Hán Các biến thể ngữ âm đó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
Trang 26- Do kiêng huý tên của vua chúa hoặc họ hàng thân thích vua chúa và người có thế lực như:
義 Nghĩa là Ngãi, do kiêng tên Hoằng Nghĩa Vương 弘 義 王 Nguyễn Phúc Thái 阮
福 泰 (tình Ngãi, Quảng Ngãi)
任 Nhậm là Nhiệm, do kiêng tên tự của Tự Đức 嗣 德 là Hồng Nhậm 葓 任 (nhiệm
vụ, trách nhiệm, Ngô Thời (Thì) Nhiệm 吳 時 任任)
- Do sự phát triển của ngữ âm tiếng Việt Ví dụ:
收 Thu (thu phục, thu nhập) là thâu (thâu phục, thâu nhập)
朱 Châu (chu sa) là châu (châu phê)
Về vấn đề nghĩa của yếu tố Hán Việt, trước hết ta cần làm sáng tỏ một điều: có phải tất cả yếu tố Hán Việt đều có nghĩa ? Thực tế không phải như vậy, có một số ít yếu tố Hán Việt tự thân nó không có nghĩa Ví dụ :
瑪 Mã và 瑙 não trong từ Mã não 瑪 瑙
菩 Bồ và 薩 tát trong từ bồ tát 菩 薩
流 lưu và 璃 ly trong từ lưu ly 流 璃
俱 Câu, 樂 Lạc và 部 bộ trong từ Câu lạc bộ 俱 樂 部
Những yếu tố như tỳ, bà, bồ, đào, mã, não, lưu, ly, nếu tra tự điển Hán Việt, chúng
ta sẽ không giải thích nghĩa của từng yếu tố Bồ và tát cũng đều không có nghĩa mà là những yếu tố dùng để dịch tắt bodhi- sattva trong tiếng phạn cổ Các yếu tố câu, lạc, bộ,
trong tiếng Hán đều có nghĩa nhưng thực chất các yếu tố này dùng để phiên âm từ club
trong tiếng Anh, còn nghĩa các yếu tố thì chẳng dính dáng gì mấy đến nghĩa của từ này
Do đó, có thể nói rằng: phần lớn yếu tố Hán Việt đều có nghĩa So sánh nghĩa của yếu tố Hán Việt và nghĩa của yếu tố Hán trong tiếng Hán, chúng ta thấy rằng có một số nghĩa của yếu tố Hán không được tiếp nhận trong yếu tố Hán Việt tương ứng
Cũng so sánh nghĩa của các yếu tố Hán Việt với nghĩa của yếu tố Hán, chúng ta thấy rằng có một số nghĩa trong yếu tố Hán Việt có trong yếu tố Hán tương ứng Đó là sự phát triển nghĩa của yếu tố Hán Việt, ví dụ :
Trang 27- 飛 Phi có hai nghĩa mới:
+(Ngựa) chạy rất nhanh: ngựa phi
+ Phóng dao: phi dao
- 送Tống có thêm nghĩa mới là “đuổi đi”
- 聽 Thính có thêm nghĩa mới là “rất nhạy cảm âm thanh”: tai rất thính
Một số Hán Việt nguyên chỉ tính chất, có thêm nghĩa mới chỉ mức độ cao như: ác 惡 (diện ác), tệ 弊 (đẹp kinh)
Một số yếu tố Hán Việt từ nghĩa chỉ sự vật, có thêm nghĩa mới chỉ tính chất: thánh
Bạch 白 vốn nghĩa là “trắng”, có thêm nghĩa mới là “trắng toàn một màu” (trắng bạch, sáng bạch )
Bạc 薄 vốn nghĩa là “mỏng”, có thêm nghĩa mới là “không có tình nghĩa trọn vẹn” (bạc đãi, phụ bạc ) dẫn lại theo [18; tr.193–194]
-Một số yếu tố Hán Việt chỉ loại sự vật có thêm nghĩa mới chỉ một tiểu loại của sự vật đó như:
Bố 布 vốn nghĩa là “vải”, có thêm nghĩa là “ một loại vải thô” (vải bố)
Côn棍 vốn nghĩa là “gậy”, có thêm nghĩa mới là “một loại gậy để đánh võ, múa võ” (đánh côn, múa côn)
Thủ 首 vốn nghĩa là “cái đầu”, có thêm nghĩa mới là “cái đầu gia súc đã giết thịt” (thủ lợn, thịt thủ )
- Một số yếu tố Hán Việt chỉ hoạt động có thêm nghĩa mới chỉ cái cụ thể của hoạt động đó như:
Trang 28Đả 打 vốn nghĩa là “đánh”, có thêm nghĩa mới là đánh về mặt tinh thần (đả cho nó một trận)
Tẩu 走 vốn nghĩa là “đi”, có thêm nghĩa là “chuồn” (nó tẩu mất rồi)
Cùng với những từ tiền Hán Việt, hệ thống từ vay mượn từ gốc Hán qua con đường khẩu ngữ, chúng tôi không đưa vào trong diện khảo sát và phân tích Đối với yếu
tố Hán Việt, nếu hoàn chỉnh về nghĩa, chúng tôi sẽ xem xét chúng với tư cách là những từ
từ đơn âm, từ đơn đa âm
Trong những trường hợp khác, đặc biệt là những từ có yếu tố Hán Việt như: Lớp trưởng, hoa sen, khen thưởng và những vấn đề về ý nghĩa và sự thay đổi sắc thái nghĩa của hệ thống yếu tố Hán Việt như đã trình bày không nằm trong phạm vi khảo sát của khóa luận
* Danh từ riêng trong Hán Văn
Trong các tài liệu khảo sát về ngữ pháp phổ thông tiếng Việt, các nhà nghiên cứu
đã phân biệt danh từ chung và danh từ riêng Danh từ chung là danh từ dùng để gọi những sự vật cùng một loại, danh từ riêng là những danh từ dùng để làm tên riêng để gọi tên từng sự vật, đối tượng riêng lẻ Đối với người Việt đó là:
Những tên chỉ người, tên cá nhân, dân tộc, Ví dụ : Nguyễn Trãi, Việt Nam, Nguyễn Du, Hoàng Đức Lương
Những tên chỉ nơi chốn, núi, sông, hồ, tỉnh, Ví dụ: (núi) Tản Viên, (sông) Hồng, (tỉnh) Nghệ An,
Những từ chỉ công trình xây dựng và công trình văn hóa Ví dụ: (chùa ) Dâu, (cầu) Long Biên,
Những từ chỉ các cơ quan, tổ chức xã hội, Ví dụ: Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Những từ ngữ chỉ thời kì, từng sự kiện lịch sử, Ví dụ: (thời kì ) Lí Trần, Cách mạng tháng Tám, Hội nghị Pari [18; tr.44]
Trong chuyên luận “Từ loại danh từ trong ti ế ng Việt hiện đại” (1975) khi bàn về vấn đề danh từ trong ngôn ngữ, Nguyễn Tài Cẩn đã khẳng định: “ Bất kì nhân danh hay
Trang 29địa danh, tên sách báo hay tên gọi tổ chức, tên gọi thời đại, danh từ riêng bao giờ cũng
có đặc điểm là chỉ dùng để gọi tên một sự vật duy nhất, cá biệt Chính đặc điểm này là đặc điểm đã làm cho danh từ riêng khác hẳn với các danh từ còn lại cả về mặt ý nghĩa,
cả về mặt đặc trưng ngữ pháp ” [25; tr.70] Nhận định trên hoàn toàn phù hợp với hệ thống danh từ riêng trong tiếng Hán Lê Trí Viễn, Đặng Đức Siêu trong giáo trình Cơ Sở Ngữ Văn Hán Nôm (1982) cũng thống nhất với quan điểm trên, các tác giả đã cho rằng:
“Danh từ riêng trong ti ế ng Hán bao gồm: tên người, tên đất, tên thụy hiệu, tước vị, tên tác phẩm, tên các thể loại văn bản Hán văn ”, cụ thể như:
Nhân danh: Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn, Bùi Kỳ, Hoàng Đức Lương, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản, Trần Trí, Sơn Thọ
Địa danh: Thường Tín, Hà Tây, Chi Lăng, Tốt Động, Tiên Điền, Thăng Long, Đông
Hồ, Đông Quan, Tam Ngô, Ngũ Hồ
Thư danh: Quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Dư địa chí, Đoạn Trường Tân Thanh, Truyền Kỳ mạn lục
Niên hiệu thụy hiệu, miếu hiệu: Hưng Đạo đại vương, Hưng Nhượng Vương, Tản Trù bá, Trần Thánh Tông, Lê Thánh Tông
Niên hiệu, thời kỳ: Nguyên phong, Hồng Đức, Lý Trần, Lê Sơ
Hệ thống danh từ riêng đã chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số từ ngữ Hán Việt
mà chúng tôi thống kê được Tuy nhiên, xét từ gốc độ âm tiết, những từ này đều có 02 âm tiết trở lên nên rất dễ nhầm lẫn với cụm từ, đoản ngữ Trong mục này, chúng tôi chỉ trình bày sơ lược một vài điểm cơ bản để tạo cơ sở cho việc nhận xét, phân tích, chú giải từ Hán Việt
Trang 302.2 Khảo sát, thống kê vốn từ Hán Việt trong SGK Ngữ Văn 12
2.2.1.Hệ thống từ tố và từ ghép trong SGK Ngữ Văn 12
Như đã nói, từ Hán Việt cũng được xem là loại từ vay mượn của các ngôn ngữ khác để biểu thị những sự vật hiện tượng, đặc điểm, tính chất, trạng thái một cách khái quát và trừu tượng Do đó, hệ thống này đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống văn bản, SGK Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông
Từ mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã tiến hành đã khảo sát một số bài học trong SGK Ngữ văn 12 (Tập 1,2) và kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Bảng thống kê từ tố và từ ghép trong sách giáo khoa
Ngữ Văn 12 (Ban cơ bản)
số lương từ ghép chiếm số lượng nhiều hơn từ tố Chúng ta có thể xem bảng 1 ở phụ luc
2.2.2 Danh từ riêng Hán Việt trong SGK Ngữ Văn 12
Trong hệ thống từ Hán Việt mà chúng tôi thống kê được, bộ phận danh từ riêng Hán Việt cũng chiếm một phần đáng kể Hiện nay, quan điểm về bộ phận này chưa thật
sự thống nhất, chúng tôi không thể xếp chúng vào từ đơn hay từ ghép Do đó, để có được một cái nhìn toàn diện về tổng quan, chúng tôi thống kê sơ bộ hệ thống nhân danh, địa danh trong SGK Ngữ Văn 12, cụ thể như sau:
Bảng 2: Danh từ riêng trong sách giáo khoa Ngữ Văn 12 (Ban cơ bản)
Trang 31Trong tổng số 25 bài học trong cả hai tập, chúng tôi thống kê số lượng nhân danh là
45 từ, địa danh là 35 từ So sánh với tổng số từ thống kê được, chúng tôi nhận thấy đây là những danh từ cần qua tâm khảo sát, phân tích, chú giải (xem bảng 2 ở phụ lục) Việc làm này cần thiết cho quá trình học tập và tích lũy từ Hán Việt của học sinh THPT
2.3 Mở rộng vốn từ Hán Việt trong Sách giáo khoa Ngữ Văn 12
2.3.1 Nhận xét chung về hệ thống từ Hán Việt trong SGK Ngữ Văn 12
Trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát 25 bài học (thuộc phần văn học Việt Nam hiện đại và đương đại) trong SGK Ngữ văn 12 tập 1, tập 2 (Ban
cơ bản) Cụ thể ở các tập như sau:
Tập 1: Bài Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Nguyễn Đình Chiểu, “Ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” (Phạm Văn Đồng), Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi), Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Đất Nước (Nguyễn Đình Thi), Dọn về làng (Nông Quốc Chấn), Tiến hát con tàu (Chế Lan Viên) Đò Lèn (Nguyễn Duy), Sóng (Xuân Quỳnh), Đàn ghi ta của lorca (Thanh Thảo), Bác ơi (Tố Hữu), Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân), Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Những ngày đầu của nước Việt Nam mới được trích “Những năm tháng không thể nào quên” (Võ Nguyên Giáp)
Tập 2: Bài Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài ), Vợ nhặt (Kim Lân), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu)
Các bài học được tuyển chọn để khảo sát trên đều nằm trong phần giảng văn theo phân phối chương trình của Bộ GD và ĐT và một số bài đọc thêm Trong toàn bộ chương trình Ngữ Văn 12, những bài được đề cập trên có tỷ lệ từ Hán Việt khá lớn nhưng được các tác giả biên soạn SGK chỉ chú thích một phần rất nhỏ trong bảng tra cứu từ Hán Việt
ở sách Ngữ Văn 12 tập 2 Đây cũng là một trong những lý do khiến phần đông HS khó tiếp cận với các bài học này
Trang 32Qua khảo sát, phân loại cho thấy, tổng số từ Hán Việt được thống kê là 905 từ Trong đó từ tố là 105, chiếm tỷ lệ khoảng 12,72 % Từ ghép có 720 từ, chiếm tỷ lệ khoảng 87,28% Kết quả phân loại cho thấy, số lượng từ tố chiếm tỷ lệ khá chênh lệch so với từ ghép Ngoài ra, cũng qua khảo sát cho thấy số lượng danh từ riêng cũng chiếm một
tỷ lệ đáng kể với 80 từ, chiếm tỷ lệ 9,3% Từ đó chúng tôi nhận thấy rằng từ Hán Việt không chỉ xuất hiện trong các tác phẩm trung đại Việt Nam mà nó còn xuất hiện một lượng lớn trong các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại và đương đại Từ Hán Việt có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nên nên chiều sâu thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm văn học Việt Nam trong SGK Ngữ Văn 12 (Ban cơ bản) Bản thân
từ Hán Việt là những từ mang sắc thái trang trọng lịch sự tao nhã, dễ thuyết phục người đọc Cho nên các tác giả văn học Việt Nam hiện đại và đương đại đã sử dụng lớp từ này trong các sáng tác của mình với một lượng lớn cụ thể trong các tác phẩm bằng văn xuôi
2.3.2 Mở rộng vốn từ Hán Việt trong SGK Ngữ Văn 12
Mở rộng vốn từ Hán Việt trong SGK Ngữ Văn 12 (Ban cơ bản) là một việc làm rất cần thiết đối với HS ở trường THPT Từ Hán Việt hiện tượng đồng âm rất đậm nét Có những từ Hán Việt bản thân nó có rất nhiều nghĩa, mang nhiều sắc độ khác nhau Mà các soạn giả chỉ chú thích rất ít từ Hán Việt sau cuốn SGK kì hai của mỗi khối Đây là một điều bất cập gây khó khăn đối với các em khi tiếp thu các văn bản trong SGK Chính vì vậy chúng tôi đã mở rộng một số từ Hán Việt có khả năng mở rộng lớn Việc mở rộng các từ Hán Việt đó giúp học sinh có thể ứng dụng vào việc tìm hiểu vấn đề từ Hán Việt trong các văn bản đang học đồng thời có thể sử dụng trong các văn bản khác khi cần thiết Qua đó có thể giúp cho HS hiểu và sử dụng đúng lớp từ này, giải nghĩa và hiểu văn bản, cảm thụ được những nét tinh tế, cái hay, cái đẹp thông qua các tác phẩm văn học, đặc biệt
là những tác phẩm trong chương trình THPT, đồng thời bồi dưỡng cho HS, SV lòng yêu mến, tự hào tiếng nói dân tộc
Hán Việt Giải nghĩa và mở rộng vốn từ
Giá trị sử dụng trong
văn bản
Trang 33có gì đặc biệt), bình hành 平 行(cân bằng, thăng bằng), bình quân平 (chia đều), bình minh 平
明 (rạng đông lúc mặt trời mọc)
Bình1评 = Bình luận, đánh giá,
nhận xét: bình phẩm评 品 (khen chê đánh giá về ai hay việc gì), bình định 评 定(bình xét), bình giá 评 价 (đánh giá, nhận xét), bình luận 评 論 (bình luận và nhận định về một vấn đề), bình công 评 工(đánh giá công tác, việc làm)
Đẳng 等 = Hạng, loại, bậc, bằng,
chờ đợi: đẳng đãi 等 待 (chờ đợi), đẳng đáo等 到 (đến khi), đẳng hiệu 等 号(dấu bằng), đẳng
Trang 34cả nước), dân quân 民 军 (lực lượng vũ trang của nhân dân ở địa phương không thoát li sản xuất)
“Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc thì độc lập không có nghĩa lí gì” trích trong bài
“Những ngày đầu của nước Việt Nam mới” của
Võ Nguyên Giáp Trong bài đại tướng Võ Nguyên giáp muốn nói rằng dân chính là những người nồng cốt, một đất nước được độc lập cũng chính nhờ vào sức dân Dân phải được hưởng hạnh phúc về mọi mặt, độc lập rồi mà không được hưởng hạnh phúc thì cũng không có nghĩa lí gì
“Nước Việt Nam có quyền
được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”
được trích trong bài
“Tuyên ngôn độc lập” của
Hồ Chí Minh Bác đã tuyên bố rằng nước Việt
Trang 35trừ, cạnh tranh), độc đáo 獨 到 (riêng biệt chỉ có mình có)
Lập 立 = dựng nên tạo ra: lập
công 立 功 (lập được chiến công), lập luận 立 論 (trình bày
lí lẽ một cách có hệ thống, có loogic nhằm chứng minh cho một kết luận về một vấn đề gì đó), lập mưu 立 謀 (đặt ra mưu kế, nghi
ra mưu mẹo)
Nam đã được độc lập có nghĩa là không phụ thuộc vào ai nữa hết, độc lập về mọi mặt Người cũng muốn chúng ta hãy luôn giữ nền độc lập ấy đừng bao giờ để bị lệ thuộc vào kẻ thù nào nữa lời ấy đã được tuyên bố rất dõng dạc trong bản Tuyên ngôn độc lập
4 Đồng chí
同志
Người cùng theo một lý tưởng, cùng đứng trong một đoàn thể cách mạng
Đồng 同 = cùng, như nhau, giống như, và: đồng bào 同咆 (từ dùng
để gọi những người cùng giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc với mình nói chung), đồng đội 同 隊 (cùng trong một đội ngũ chiến đấu hoặc cùng đội thể thao), đồng hóa同化 (làm thay đổi bản chất cho giống như của mình), đồng ngũ 同 五 (cùng đội ngũ, cùng nhập ngũ vào quân đội), đồng thanh 同 声 (cùng nói một lời, cùng hô một tiêng, cùng hát một bài)
“Đồng chí về có giấy
không” trích trong bài
“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành Tnú đã theo
lý tưởng cách mạng tham gia sinh hoạt ttrong một đoàn thể cách mạng và được gọi là đồng chí Anh
là một người anh hùng, gan dạ quả cảm và táo báo, dũng cảm trước quân thù
để bảo vệ sự yên bình cho dân làng XôMan
Trang 36Đồng铜 = đồng (kim khí): đồng
hồ 銅 壺 (dụng cụ để đo thời gian)
Đồng 童 = con trẻ, trẻ em: đồng
thoại童话 (truyện dành cho trẻ em), đồng trinh 童 貞 (con gái còn trinh)
Chí志= chí hướng, mục tiêu mà
tấm long kẻ sĩ muốn hướng tới:
chí khí志氣 (ý muốn mạnh mẽ quyết tâm khắc phục khó khăn để thực hiện mục đích), chí thú 志趣 (chăm chỉ và hết sức hứng thú), chí hướng 志 向 (ý muốn mạnh
mẽ, bền bỉ hướng tới mục tiêu trong cuộc sống), chí nguyện 志
愿 (điều hằng mong mỏi đat được)
Chí至 = đến, tới: chí lí至理 (hết
sức có lí, hết sức đúng), chí tình
至情 (có tình cảm hết sức chân thành, sâu sắc), chí tử 至死 (đến mức không thể chịu được)
Trang 37nhà
Gia 家 = nhà, gia đình, nơi làm
việc, người làm nghề, nhà chuyên
môn, trường phái, của tôi cánh
bọn: gia sư家師 (thầy giáo dạy
riêng tại nhà), gia quyến 家 眷
(người thân trong nhà), gia sản
家 產 (của cải trong nhà), gia
truyền 家傳 (cha ông truyền lại
cho con cháu)
Gia 加 = thêm, tăng, cộng: gia
nhập 加 入 (đứng vào hàng ngũ,
trở thành viên của một tổ chức
nào đó), gia hạn 加限 (kéo dài
một thời gian nữa sau khi đã hết
hạn hoặc đã hết thời gian có hạn),
gia vị 加味 (thứ cho thêm vào
món ăn để tăng thêm vị thơm
Đình亭 = cái đình, nơi tụ họp của
dân làng xưa: đình miếu 亭 廟
(đình và miếu thờ)
Ngụy gây ra đối với gia đình Việt đều được chú
Năm ghi chép vào một
cuốn sổ của gia đình” trích
trong bài “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Minh Châu Qua những hồi ức của Việt về những thành viên trong gia đình, tác giả đã ca ngợi tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình và của nhân dân miền Nam nói chúng trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước Đặc biệt là gia đình Việt điều đó đã được chú Năm ghi chép một cách tỉ mỉ trong cuốn
sổ gia đình
Trang 38Đình停 = ngừng, dừng lại, xong
xuôi: đình công停工 (người lao động bỏ việc không làm để đấu tranh đòi người đứng đầu cơ quan, xí nghiệp thực hiện quyền lợi cho mình), đình đốn 停 頓 (việc không tiến hành được), đình chỉ 停止 (thôi dừng)
Lương粮 = tiền bạc hay lương
thực trả cho người làm việc:
lương khô粮 枯 (lương thực được chế biến sấy khô có thể để ăn lâu dài), lương thương 粮 呛 (kho lương thực), lương điếm 粮 店 (tiệm bán lương thực),
Lương 良 = tốt lành, tốt đẹp:
lương tri 良知 (cái nhận thức vốn
có bẩm sinh), lương y 良 醫 (thầy thuốc có lòng tốt ), lương thiện良
善 (tốt lành, không làm điều xấu xa), lương năng 良 能 (năng lực bẩm sinh, điều không học mà đã có)
Lương 涼 = rượu nhạt đạm bạc;
“Bọn tướng lĩnh Tưởng buộc phải giao dịch với ta
để có lương thực, có nhà
cửa” được trích trong bài
“Những ngày đầu của nước Việt Nam mới” của
Võ Nguyên Giáp Lương thực chính là những thứ như gạo, ngô, khoai sắn dùng để nuôi sống con gười Chính vì vậy bọn Tưởng buộc phải giao dịch với ta để có lương thực mà sống
Trang 39vắng vẽ quạnh hiu: thê lương
Lương 梁 = cây cầu (bắc qua
ngòi rãnh ngoài đồng) xà ngang, rường nhà: lương đống (đống:
đòn nóc nhà, chỉ người hiền tai của nước nhà), thượng lương (cất nóc)
Lương 粱 = lúa nếp ngon lành,
bổ dưỡng: cao lương mĩ vị
Thực食= ăn, thức ăn, đồ ăn, thức
ăn cho động vật, nhật thực, nguyệt thực: thực phẩm 食 品 (các thứ đồ ăn), thực đơn食 单 (bản kê những món ăn ở hiệu ăn hay phòng tiệc), thực quản 食 管 (ống dẫn thức ăn từ miệng vào dạ dày)
Thực 实 = đầy, đặc thật thà, chân
thực, thực tế, sự thật, quả, hạt : thực hành实 行 (từ lí luận đem áp dụng vào thực tiễn), thực tế 实 際 (sự việc xảy ra xung quanh có quan hệ đến đời sống con người )
7 Nguyên元
Bắt đầu, thứ nhất, chủ yếu, căn bản, nguyên tố, nguyên: nguyên đán元旦 (ngày đầu năm, mồng
“Người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép
đứng nguyên chỗ cũ” được
Trang 40một tết), nguyên thủ 元首 (người đứng đầu nhà nước), nguyên soái
元 帅(võ quan trên cấp tướng), nguyên khí 元 氣 (khí chất làm nên sự sống ban đầu)
Nguyên 原 = cái vốn có, cái vốn
là, cái gốc ban đầu: nguyên liệu
原 料 (vật liệu để tạo ra sản phẩm), nguyên nhân 原 因 (điều gây ra một kết quả hoặc làm xảy
ra một sự việc), nguyên lý 原理 (luận điểm xuất phát cơ bản của một lý thuyết, một môn học thuyết, một khoa học), nguyên tắc原則 (phép tắc đã định sẳn)
Nguyên 源= đầu nguồn sông, suối Bắt nguồn; nguồn: nguyên tuyền (nguồn, nguồn gốc)
trích trong bài “Vợ Nhặt” của Kim Lân Sau một thời gian tán tĩnh với Thị thì anh cu Tràng đã đem Thị
về nhà giới thiệu với mẹ
Về nhà mẹ anh cu Tràng hết sức ngạc nhiên và đầy lòng thương xót đối với Thị Người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn đứng nguyên một chỗ lúc ban đầu và không rời xa
Nhân仁 = lòng yêu thương con
người: nhân nghĩa 仁 義 (thương người và chuộng lẽ phải), nhân từ 仁 慈 (hiền lành và
có lòng thương người), nhân đức
仁 德 (đức độ thương người),
“Hành động của chúng trái
hẳn với nhân đạo” trích
trong bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh Bác
đã chỉ ra những tội ác mà thực dân Pháp đã làm đối với dân tộc chúng ta, những việc làm của chúng
đi ngược lại với lòng yêu