Mở rộng vốn từ Hán Việt trong Sách giáo khoa Ngữ Văn

Một phần của tài liệu Từ hán việt trong sách giáo khoa ngữ văn 12 (ban cơ bản) (Trang 31 - 58)

2.3.1. Nhận xét chung về hệ thống từ Hán Việt trong SGK Ngữ Văn 12

Trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát 25 bài học (thuộc phần văn học Việt Nam hiện đại và đương đại) trong SGK Ngữ văn 12 tập 1, tập 2 (Ban cơ bản). Cụ thể ở các tập như sau:

Tập 1: Bài Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Nguyễn Đình Chiểu, “Ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” (Phạm Văn Đồng), Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi), Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Đất Nước (Nguyễn Đình Thi), Dọn về làng (Nông Quốc Chấn), Tiến hát con tàu (Chế Lan Viên) Đò Lèn (Nguyễn Duy), Sóng (Xuân Quỳnh), Đàn ghi ta của lorca (Thanh Thảo), Bác ơi (Tố Hữu), Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân), Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Những ngày đầu của nước Việt Nam mới được trích “Những năm tháng không thể nào quên” (Võ Nguyên Giáp).

Tập 2: Bài Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài ), Vợ nhặt (Kim Lân), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu).

Các bài học được tuyển chọn để khảo sát trên đều nằm trong phần giảng văn theo phân phối chương trình của Bộ GD và ĐT và một số bài đọc thêm. Trong toàn bộ chương trình Ngữ Văn 12, những bài được đề cập trên có tỷ lệ từ Hán Việt khá lớn nhưng được các tác giả biên soạn SGK chỉ chú thích một phần rất nhỏ trong bảng tra cứu từ Hán Việt ở sách Ngữ Văn 12 tập 2. Đây cũng là một trong những lý do khiến phần đông HS khó tiếp cận với các bài học này.

Qua khảo sát, phân loại cho thấy, tổng số từ Hán Việt được thống kê là 905 từ. Trong đó từ tố là 105, chiếm tỷ lệ khoảng 12,72 %. Từ ghép có 720 từ, chiếm tỷ lệ khoảng 87,28%. Kết quả phân loại cho thấy, số lượng từ tố chiếm tỷ lệ khá chênh lệch so với từ ghép. Ngoài ra, cũng qua khảo sát cho thấy số lượng danh từ riêng cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể với 80 từ, chiếm tỷ lệ 9,3%. Từ đó chúng tôi nhận thấy rằng từ Hán Việt không chỉ xuất hiện trong các tác phẩm trung đại Việt Nam mà nó còn xuất hiện một lượng lớn trong các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại và đương đại. Từ Hán Việt có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nên nên chiều sâu thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm văn học Việt Nam trong SGK Ngữ Văn 12 (Ban cơ bản). Bản thân từ Hán Việt là những từ mang sắc thái trang trọng lịch sự tao nhã, dễ thuyết phục người đọc. Cho nên các tác giả văn học Việt Nam hiện đại và đương đại đã sử dụng lớp từ này trong các sáng tác của mình với một lượng lớn cụ thể trong các tác phẩm bằng văn xuôi.

2.3.2. Mở rộng vốn từ Hán Việt trong SGK Ngữ Văn 12

Mở rộng vốn từ Hán Việt trong SGK Ngữ Văn 12 (Ban cơ bản) là một việc làm rất cần thiết đối với HS ở trường THPT. Từ Hán Việt hiện tượng đồng âm rất đậm nét. Có những từ Hán Việt bản thân nó có rất nhiều nghĩa, mang nhiều sắc độ khác nhau. Mà các soạn giả chỉ chú thích rất ít từ Hán Việt sau cuốn SGK kì hai của mỗi khối. Đây là một điều bất cập gây khó khăn đối với các em khi tiếp thu các văn bản trong SGK. Chính vì vậy chúng tôi đã mở rộng một số từ Hán Việt có khả năng mở rộng lớn. Việc mở rộng các từ Hán Việt đó giúp học sinh có thể ứng dụng vào việc tìm hiểu vấn đề từ Hán Việt trong các văn bản đang học đồng thời có thể sử dụng trong các văn bản khác khi cần thiết. Qua đó có thể giúp cho HS hiểu và sử dụng đúng lớp từ này, giải nghĩa và hiểu văn bản, cảm thụ được những nét tinh tế, cái hay, cái đẹp thông qua các tác phẩm văn học, đặc biệt là những tác phẩm trong chương trình THPT, đồng thời bồi dưỡng cho HS, SV lòng yêu mến, tự hào tiếng nói dân tộc

STT Từ

Hán Việt Giải nghĩa và mở rộng vốn từ

Giá trị sử dụng trong văn bản

1

Bình đẳng 平等

Ngang nhau về địa vị và quyền lợi

Bình 平 = yếu tố gốc bằng phẳng yên ổn: bình địa 平 地 (đất bằng), bình tĩnh 平 静 (không bối rối, làm chủ được hành động của mình), bình thường平 常 (không có gì đặc biệt), bình hành 平 行 (cân bằng, thăng bằng), bình quân平 (chia đều), bình minh 平 明 (rạng đông lúc mặt trời mọc).

Bình1评 = Bình luận, đánh giá, nhận xét: bình phẩm评 品 (khen chê đánh giá về ai hay việc gì), bình định 评 定(bình xét), bình giá 评 价(đánh giá, nhận xét), bình luận评 論 (bình luận và nhận định về một vấn đề), bình công 评 工(đánh giá công tác, việc làm).

Đẳng 等 = Hạng, loại, bậc, bằng, chờ đợi: đẳng đãi 等 待 (chờ đợi), đẳng đáo等 到 (đến khi), đẳng hiệu 等 号(dấu bằng), đẳng xa 等 车( đợi xe ).

“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”

trong bài “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Người đã trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền của cách mạng Pháp. Qua hai bản tuyên ngôn đó Bác muốn xoáy sâu vào quyền bình đẳng mọi mặt của con người. Con người hiểu theo nghĩa không phân biệt chủng tộc, màu da, Tổ Quốc. Con người nhân loại. Chính vì vậy Bác muốn dân tộc ta luôn luôn bình đẳng về các quyền của con người. Đó là điều mong muốn lớn lao nhất của Bác với đồng bào chúng ta.

2

Dân 民

Đông đảo người dân sinh sống trong một vùng địa lí nào đó: dân chủ 民 主 (tôn trọng và thực hiện quyền của người dân tham gia bàn bạc và quyết định công việc chung), dân công 民 工 (người đi làm nghĩa vụ của dân đối với nước như làm thủy lợi,phục vụ chiến trường), dân gian民 間(lưu truyền tự nhiên trong dân gian, bằng cách truyền miệng), dân tộc 民 族 (cộng đồng người hình thành trong lịch sử có chung một lãnh thổ; các quan hệ kinh tế, ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa. Các chủng tộc dân trong cả nước), dân quân 民 军 (lực lượng vũ trang của nhân dân ở địa phương không thoát li sản xuất).

“Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc thì độc lập không có nghĩa lí gì” trích trong bài “Những ngày đầu của nước Việt Nam mới” của Võ Nguyên Giáp. Trong bài đại tướng Võ Nguyên giáp muốn nói rằng dân chính là những người nồng cốt, một đất nước được độc lập cũng chính nhờ vào sức dân. Dân phải được hưởng hạnh phúc về mọi mặt, độc lập rồi mà không được hưởng hạnh phúc thì cũng không có nghĩa lí gì.

3

Độc lập 獨 立

Đứng riêng không phụ thuộc vào ai hết .

Độc 獨 = một mình: độc hành 獨 行 (đi một mình, hành động một mình), độc nhất 獨 一 (chỉ có một mà thôi), độc quyền 獨 權 (quyền chiếm giữ một mình, loại

“Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”

được trích trong bài “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Bác đã tuyên bố rằng nước Việt

trừ, cạnh tranh), độc đáo 獨 到 (riêng biệt chỉ có mình có).

Lập 立 = dựng nên tạo ra: lập công 立 功 (lập được chiến công), lập luận 立 論 (trình bày lí lẽ một cách có hệ thống, có loogic nhằm chứng minh cho một kết luận về một vấn đề gì đó), lập mưu 立 謀 (đặt ra mưu kế, nghi ra mưu mẹo).

Nam đã được độc lập có nghĩa là không phụ thuộc vào ai nữa hết, độc lập về mọi mặt. Người cũng muốn chúng ta hãy luôn giữ nền độc lập ấy đừng bao giờ để bị lệ thuộc vào kẻ thù nào nữa lời ấy đã được tuyên bố rất dõng dạc trong bản Tuyên ngôn độc lập.

4 Đồng chí 同志

Người cùng theo một lý tưởng, cùng đứng trong một đoàn thể cách mạng

Đồng 同 = cùng, như nhau, giống như, và: đồng bào 同咆 (từ dùng để gọi những người cùng giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc với mình nói chung), đồng đội 同 隊 (cùng trong một đội ngũ chiến đấu hoặc cùng đội thể thao), đồng hóa同化 (làm thay đổi bản chất cho giống như của mình), đồng ngũ同 五 (cùng đội ngũ, cùng nhập ngũ vào quân đội), đồng thanh 同 声(cùng nói một lời, cùng hô một tiêng, cùng hát một bài).

“Đồng chí về có giấy không” trích trong bài “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Tnú đã theo lý tưởng cách mạng tham gia sinh hoạt ttrong một đoàn thể cách mạng và được gọi là đồng chí. Anh là một người anh hùng, gan dạ quả cảm và táo báo, dũng cảm trước quân thù để bảo vệ sự yên bình cho dân làng XôMan.

Đồng铜 = đồng (kim khí): đồng hồ銅 壺 (dụng cụ để đo thời gian).

Đồng 童 = con trẻ, trẻ em: đồng thoại童 话 (truyện dành cho trẻ em), đồng trinh 童 貞 (con gái còn trinh).

Chí志= chí hướng, mục tiêu mà tấm long kẻ sĩ muốn hướng tới: chí khí志氣 (ý muốn mạnh mẽ quyết tâm khắc phục khó khăn để thực hiện mục đích), chí thú 志趣 (chăm chỉ và hết sức hứng thú), chí hướng 志 向(ý muốn mạnh mẽ, bền bỉ hướng tới mục tiêu trong cuộc sống), chí nguyện 志 愿 (điều hằng mong mỏi đat được).

Chí至 = đến, tới: chí lí至理 (hết sức có lí, hết sức đúng), chí tình 至情 (có tình cảm hết sức chân thành, sâu sắc), chí tử 至死 (đến mức không thể chịu được).

5

Gia đình 家庭

Tập hợp người có quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái cùng sống chung trong một ngôi

“Truyền thống cách mạng vẽ vang của gia đình và

những đau thương mất mát nặng nề do tội ác của Mĩ –

nhà.

Gia 家 = nhà, gia đình, nơi làm việc, người làm nghề, nhà chuyên môn, trường phái, của tôi cánh bọn: gia sư家師 (thầy giáo dạy riêng tại nhà), gia quyến 家 眷 (người thân trong nhà), gia sản 家 產 (của cải trong nhà), gia truyền 家傳 (cha ông truyền lại cho con cháu).

Gia加 = thêm, tăng, cộng: gia nhập加 入(đứng vào hàng ngũ, trở thành viên của một tổ chức nào đó), gia hạn 加限 (kéo dài một thời gian nữa sau khi đã hết hạn hoặc đã hết thời gian có hạn), gia vị 加味 (thứ cho thêm vào món ăn để tăng thêm vị thơm ngon).

Đình 庭 = nhà, sân

Đình 廷 = nơi thiết triều của vua: đình thần 廷臣 (các quan ở triều đình)

Đình亭 = cái đình, nơi tụ họp của dân làng xưa: đình miếu亭 廟 (đình và miếu thờ).

Ngụy gây ra đối với gia đình Việt đều được chú Năm ghi chép vào một cuốn sổ của gia đình” trích trong bài “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Minh Châu. Qua những hồi ức của Việt về những thành viên trong gia đình, tác giả đã ca ngợi tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình và của nhân dân miền Nam nói chúng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đặc biệt là gia đình Việt điều đó đã được chú Năm ghi chép một cách tỉ mỉ trong cuốn sổ gia đình.

Đình停 = ngừng, dừng lại, xong xuôi: đình công停工 (người lao động bỏ việc không làm để đấu tranh đòi người đứng đầu cơ quan, xí nghiệp thực hiện quyền lợi cho mình), đình đốn 停 頓 (việc không tiến hành được), đình chỉ 停止 (thôi dừng).

6

Lương thực 粮食

Thức ăn có chất tinh bột như gạo, ngô, khoai sắn.

Lương粮 = tiền bạc hay lương thực trả cho người làm việc: lương khô粮枯 (lương thực được chế biến sấy khô có thể để ăn lâu dài), lương thương 粮 呛 (kho lương thực), lương điếm粮 店 (tiệm bán lương thực), .

Lương= tốt lành, tốt đẹp: lương tri 良知 (cái nhận thức vốn có bẩm sinh), lương y 良醫 (thầy thuốc có lòng tốt ), lương thiện良 善 (tốt lành, không làm điều xấu xa), lương năng 良 能 (năng lực bẩm sinh, điều không học mà đã có).

Lương = rượu nhạt đạm bạc;

“Bọn tướng lĩnh Tưởng buộc phải giao dịch với ta để có lương thực, có nhà

cửa” được trích trong bài “Những ngày đầu của nước Việt Nam mới” của Võ Nguyên Giáp. Lương thực chính là những thứ như gạo, ngô, khoai sắn dùng để nuôi sống con gười. Chính vì vậy bọn Tưởng buộc phải giao dịch với ta để có lương thực mà sống.

vắng vẽ quạnh hiu: thê lương.

Lương 梁 = cây cầu (bắc qua ngòi rãnh ngoài đồng). xà ngang, rường nhà: lương đống (đống: đòn nóc nhà, chỉ người hiền tai của nước nhà), thượng lương (cất nóc).

Lương = lúa nếp. ngon lành, bổ dưỡng: cao lương mĩ vị.

Thực= ăn, thức ăn, đồ ăn, thức ăn cho động vật, nhật thực, nguyệt thực: thực phẩm 食 品 (các thứ đồ ăn), thực đơn食 单 (bản kê những món ăn ở hiệu ăn hay phòng tiệc), thực quản 食 管 (ống dẫn thức ăn từ miệng vào dạ dày).

Thực 实 = đầy, đặc thật thà, chân thực, thực tế, sự thật, quả, hạt : thực hành实 行 (từ lí luận đem áp dụng vào thực tiễn), thực tế 实際 (sự việc xảy ra xung quanh có quan hệ đến đời sống con người ).

7 Nguyên元

Bắt đầu, thứ nhất, chủ yếu, căn bản, nguyên tố, nguyên: nguyên đán元旦 (ngày đầu năm, mồng

“Người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ” được

một tết), nguyên thủ 元首 (người đứng đầu nhà nước), nguyên soái 元 帅(võ quan trên cấp tướng), nguyên khí 元氣(khí chất làm nên sự sống ban đầu).

Nguyên = cái vốn có, cái vốn

là, cái gốc ban đầu: nguyên liệu 原 料 (vật liệu để tạo ra sản phẩm), nguyên nhân原因(điều gây ra một kết quả hoặc làm xảy ra một sự việc), nguyên lý 原理 (luận điểm xuất phát cơ bản của một lý thuyết, một môn học thuyết, một khoa học), nguyên tắc原則 (phép tắc đã định sẳn).

Nguyên 源 = đầu nguồn sông, suối. Bắt nguồn; nguồn: nguyên tuyền (nguồn, nguồn gốc)

trích trong bài “Vợ Nhặt” của Kim Lân. Sau một thời gian tán tĩnh với Thị thì anh cu Tràng đã đem Thị về nhà giới thiệu với mẹ. Về nhà mẹ anh cu Tràng hết sức ngạc nhiên và đầy lòng thương xót đối với Thị. Người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn đứng nguyên một chỗ lúc ban đầu và không rời xa.

8

Nhân đạo 仁道

Thương yêu với ý thức tôn trọng giá trị, phẩm chất và quyền của con người.

Nhân仁 = lòng yêu thương con người: nhân nghĩa 仁 義 (thương người và chuộng lẽ phải), nhân từ 仁慈 (hiền lành và có lòng thương người), nhân đức 仁 德 (đức độ thương người),

“Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo” trích

trong bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Bác đã chỉ ra những tội ác mà thực dân Pháp đã làm đối với dân tộc chúng ta, những việc làm của chúng đi ngược lại với lòng yêu

nhân hậu 仁 厚 (nhân từ và trung hậu ), nhân ái 仁 爱 (thương yêu con người ).

Nhân人 = con người: Nhân bản 人 本 (gốc về đạo đức và tư cách của con người), nhân chứng 人 證 (người làm chứng), nhân loại 人 類 (loài người, toàn thể người sống trên trái đất ), nhân vật 人 物 (đối tượng được miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học, nghệ thuật), nhân quyền 人 權 (quyền căn bản của con người ), nhân danh 人名(lấy danh nghĩa để làm một việc gì đó).

Nhân 因 = noi theo, rập khuôn theo, dựa vào, nguyên nhân, vì: nhân quả 因 果 ( nguyên nhân và kết quả, nhân nào quả nấy), nhân tố 因 素 (yếu tố cấu thành của sự vật), nhân thử 因 此 (do đó, vì vậy), nhân nhi 因 而 (như vậy, như thế, thế ).

Đạo 道 = đường lối, nguyên tắc mà con người phải tuân theo: đạo đức 道 德 (những tiêu chuẩn,

thương con người. Không tôn trọng giá trị, phẩm chất và quyền của đồng bào ta, những việc làm của chúng còn hơn cả thú vật đối với đồng bào ta lúc bấy giờ.

nguyên tắc được xã hội thừa nhận quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội), đạo nghĩa 道 義 (điều hợp với đạo đức và lẽ phải), đạo lý 道 理 (đường lối nguyên tắc được coi là hợp với lẽ phải).

Đạo盜 = ăn trộm, ăn cắp; kẻ trộm : đạo thủ 盜 取 (lấy trộm, lấy cắp), đạo dụng 盜 用 (dùng bất hợp pháp, tiêu bậy).

Đạo 稻 = lúa: đạo thảo 稻 草 (rơm rạ), đạo cốc 稻 谷 (thóc), đạo ôn 稻 瘟 (bệnh của cây lúa, do nấm làm héo, gãy cây lúa).

9

Phong ba 風波

Sóng gió

Phong = nghĩa gốc là gió nghĩa chuyển là “ dáng vẽ, trạng thái, cảnh tượng”: phong vũ 風雨 (mưa gió), phong lôi 風 雷 (gió và sấm sét), phong trào 風潮 (hoạt động xã hội văn hóa chính trị lôi cuốn nhiều người một cách nhất định), phong lực 風 力 (sức gió).

Phong= phong, đậy, đóng kín

Một phần của tài liệu Từ hán việt trong sách giáo khoa ngữ văn 12 (ban cơ bản) (Trang 31 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)