0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Định hướng học tập từ Hán Việt ở trường Phổ thông

Một phần của tài liệu TỪ HÁN VIỆT TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 12 (BAN CƠ BẢN) (Trang 64 -72 )

3.3.1. Tiếp cận trực quan, cảm tính ...

Việc học tập để hiểu đúng và sử dụng hệ thống từ Hán Việt không thể tiến hành một cách cấp tốc hay qua loa đại khái bằng các biện pháp ghi nhớ, vận dụng một cách khá máy móc. Đối với HS bậc THPT, việc học tập này cần phải xem như là một quá trình tích luỹ lâu dài, phải được bắt đầu bằng từ sự trực quan nhận thức mang tính cảm tính, sau đó được nâng dần lên tới những nhận thức suy luận loogic lí tính trên nền tảng những tri thức liên quan đến cơ sở lịch sử và cơ sở lí thuyết của vấn đề từ Hán Việt, dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của GV.

Chính vì vậy, công việc dạy và học từ Hán Việt ngày nay không thể lặp lại lối dạy và học cổ xưa mà ông cha ta đã từng vận dụng. Theo Đặng Đức Siêu: “Việc dạy và học từ

Hán Việt phải được coi là một phân môn tri thức liên ngành ngôn ngữ - lịch sử văn hoá nội dung chủ yếu như sau: từ Hán Việt – Những vấn đề ngôn ngữ văn tự; từ Hán Việt – Hệ quả đặc biệt của giao lưu tiếp xúc ngôn ngữ Việt –Hán; Từ Hán Việt – Một bộ phận quan trọng trong kho ngôn ngữ - văn hoá Việt Nam; Từ Hán Việt và trạng thái song ngữ văn hoá Việt –Hán trong quá khứ lịch sử. Những nội dung chủ yếu đó, tuỳ theo cấp học và sự tiếp nhận của học sinh, sẽ được lồng ghép vào việc giảng nghĩa hoặc giới thiệu cách sử dụng, phạm vi sử dụng vv...của những từ Hán Việt xuất hiện trong một văn bản mẫu mực hoặc sẻ được trình bày khái quát mang tính chất tổng hợp kế t một mục, một vấn

đề ...”[17; tr.98]. Vì vậy, trình độ nắm vững từ ngữ Hán Việt sẽ được cũng cố và nâng cao trong mối tương quan gắn bó với việc cũng cố và nâng cao vốn tri thức chung, thâu nhận qua các môn học, cố nhiên trước hết là môn Tiếng Việt và văn học.

Chúng ta đều biết hiện tượng đồng âm trong từ Hán Việt là rất phổ biến, dù chỉ nói đến sự đồng âm giữa từ (từ tố) Hán, như với âm phong chẳng hạn, ít nhất cũng có 6 từ (từ đơn, từ tố) thông dụng, nếu nhận diện qua văn tự Hán thì sẽ thấy chúng sẽ thể hiện bằng 5 chữ khác nhau.

Qua mấy đoạn trích Truyện Kiều sau đây: - “ Người lên ngựa kẻ chia bào

Rừng phong, thu đã nhuộm màu quan san . Dặm hồng bụi cuốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh ...” - “Từ ngày muôn dặm phù tang ,

Nữa năm ở đất Liêu Dưỡng tại nhà. Vội vàng vườn thuý dò la ,

Nhìn xem phong cảnh, nay đà khác xưa”. - Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông. Sập sè én liệng rường không,

Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giầy” .

Từ các câu thơ trên, chúng ta có thể nhận thấy có tới một nữa số từ (hoặc từ tố) Hán Việt thông dụng mang âm phong với những ý nghĩa khác nhau, gắn với những câu thơ hàm chứa những nội dung với ý tình, cảnh sắc mang những sắc thái, cung bậc tình cảm khác nhau. Đặc biệt hơn là những ngữ liệu đó đã tạo nên những âm vang sâu lắng khác biệt trong lòng mỗi người đọc .

Đối với quá trình sử dụng từ Hán Việt, khi chúng ta tìm hiểu sơ bộ, đã ghi nhớ, đã thuộc ý nghĩa từng từ ngữ trong những câu thơ hay đẹp đó, lẽ tự nhiên người học sẽ rất ít khi (nếu không muốn nói là không bao giờ) phạm sai lầm trong việc hiểu và dùng ba từ (từ tố) Hán Việt mang âm phong đó. Phong trong rừng phong với nghĩa “một loài cây lá

chuyển thành sắc đỏ ánh vàng khí trời vào thu”; phong trong phong cảnh với nghĩa gốc là “gió”,với nghĩa chuyển là “dáng vẻ”, trạng thái, cảnh tượng”; phong trong rêu phong với nghĩa “gói, bọc, phủ kín”...

3.3.2. Phân tích và suy luận lôgic

Trên cơ sở những nhận thức về cơ bản nặng về cảm tính, chúng ta có thể hướng dẫn HS có thể bắt đầu đi phân tích, hệ thống hoá, tìm hiểu từ nguyên, hiện tượng chuyển nghĩa, nhiều nghĩa vv...của từ (từ tố) Hán Việt. Để tiện trình bày, có thể tiếp tục sử dụng thí dụ về những từ (từ tố) Hán Việt mang âm phong ở trên.

Trước hết, GV cần hướng dẫn HS xử lí những khó khăn gặp phải trong lĩnh vực đồng âm, một lĩnh vực như chúng ta biết đã gây nhiều lầm lẫn tệ hại trong việc hiểu và dùng từ (từ tố) Hán Việt .

Trong phạm vi từ Hán Việt, hiện tượng đồng âm này thể hiện dưới hai dạng thức: đồng âm giữa từ (từ tố) Hán Việt với từ (từ tố) Hán Việt và đồng âm giữa từ (từ tố) thuần Việt. Với thí dụ về âm phong nêu ở trên, chúng ta chỉ cần liệt kê, so sánh đối chiếu, giải thích ý nghĩa và nêu sự khác biệt về nghĩa giữa những từ (từ tố) Hán Việt đồng âm mang âm phong. Trước hết có thể thống kê toàn bộ những từ (từ tố) Hán Việt thông dụng mang âm phong, sắp đặt theo thứ tự ưu tiên trước sau tuỳ theo mức độ thông dụng, kèm theo đó là nghĩa hoặc nghĩa sơ giản phổ biến (nếu có thêm thí dụ cụ thể bằng câu văn, câu thơ trích dẫn thì càng tốt).

Phong風 Gió : phong ba

Phong Ban, cấp: phong tước ,phong học hàm . Phong 封 Gói, bọc, phủ kín: phong toả, phong bao.

Phong Mũi nhọn (của dao, kiếm ...): giao phong, xuân phong. Phong Nhiều, đầy đặn: phong phú

Phong 疯 Một loại bệnh: bệnh phong, phong thấp.

Nếu việc dẫn đến chữ Hán để minh hoạ thì chúng ta sẽ thấy 6 từ (từ tố) Hán Việt nêu trên được thể hiện bằng 5 chữ Hán (phong2 và phong3 được ghi bằng 1 chữ Hán), và

qua đó, chúng ta cũng có thể thấy được vai trò của việc phân biệt từ đồng âm của chữ Hán đối với nhận thức của HS.

Như chúng ta đã biết, từ ghép Hán Việt là do 2 từ tố trước đây vốn là từ đơn, đơn âm lắp ghép với nhau. Để giải nghĩa những từ ghép này (nghĩa đen), có thể vận dụng cách trình bày nghĩa từng chữ. Thí dụ :

Phong ba 風 波 = phong: gió; ba: sóng; phong ba: sóng gió (có thể dùng theo

nghĩa đen hoặc nghĩa bóng).

Với từ phong1, chúng ta thấy nó cũng xuất hiện trong những từ ghép thuộc loại rút gọn, cần dựa vào xuất xứ để có thể giải thích ý nghĩa một cách đầy đủ trọn vẹn hơn khi cần thiết. Thí dụ:

Phong nhã風若, trong kinh thi, tổng hợp thơ ca dân gian sớm nhất của Trung Quốc, có phần gọi là phong, lại có phần gọi là Nhã. Về sau Phong Nhã có nghĩa “Văn chương thơ phú nói chung; dáng vẽ, lời ăn tiếng nói, cung cách ứng xử lịch sự, nhã nhặn”: Vào

trong phong nhã, ra ngoài hào hoa (Truyện Kiều )

Phong vân 風 雲: Gió mây, cơ hội tốt, vận may. Xuất xứ từ Kinh Dịch : “Vân tòng long, phong tòng hổ” (Mây bay theo rồng, gió lao theo cọp, đều là thuận lợi “nương tự theo nhau” tăng thêm vẽ đẹp sức mạnh).

Phong lưu 風 流: Gió thổi, nước chảy. Trong Hán Văn, phong lưu có rất nhiều

nghĩa. Vào tiếng Việt, phong lưu mang nghĩa “cuộc sống dư dật, dễ chịu, yên ổn thoải mái, không phải bận tâm đến chuyện túng thiếu nhưng cũng không giàu nứt đổ đổ vách”. Nghĩa này của phong lưu hàm ý “thuận lợi trôi chảy, như gió thổi như nước chảy”, bắt

nguồn từ một câu thơ cổ, tả cảnh đẹp, sống động của thiên nhiên

3.3.3. Phát huy tối đa tính tích cực chủ động của học sinh

Những phương thức diễn giải trên đây là những chú giải, định hướng của người dạy nhằm giúp cho người học có thể nắm vững được vốn từ và các biểu hiện về ngữ nghĩa, phong cách của chúng, qua đó hiểu rõ ý nghĩa của bài học. Tuy nhiên, để cũng cố và phát huy kết quả của việc học tập (đặc biệt là học tập từ Hán Việt), người học có thể áp dụng

nhiều biện pháp khác nhau để hoàn chỉnh quá trình tự tích luỹ, tự học của bản thân mình. Cụ thể như sau:

Người học có thể tự làm bảng ghi vốn từ Hán Việt. Bảng vốn từ này “ghi những từ

Hán Việt đã được nghe giảng trên lớp, những từ qua trải nghiệm thực tế xung quanh cuộc sống rồi tập hợp sắp xế p các từ đó theo thứ tự bảng chữ cái a,b,c ...dưới mỗi từ nên để một khoảng giấy trống rộng rãi để có thể tiế p tục ghi vào đó những câu văn, câu thơ tiêu biểu có sự hiện diện của những từ Hán Việt đã ghi”[24; tr.3], với ý nghĩa: những câu

văn câu thơ ấy là những thí dụ minh hoạ sáng giá cho ý nghĩa và cách dùng từ Hán Việt đó. Lâu dần, người đọc sẽ có một quyển sổ tay “Tra cứu từ Hán Việt” có ghi vốn từ ý nghĩa của những từ đó và thí dụ minh hoạ do chính tay mình biên tập và soạn ra, do đó tác dụng tích cực của nó đối với việc hiểu đúng và dạy đúng từ Hán Việt tăng lên gấp bội .

Bên cạnh đó, người học có thể hình thành một kiểu tư duy so sánh các từ Hán Việt đồng âm để từ đó có thể hình thành khả năng phân tích từ trong những ví dụ cụ thể. Chẳng hạn, với âm Thủ, người học có thể liên hệ với các hệ thống từ ghép Hán Việt khác có cùng yếu tố thủ như: Thủ tướng, thủ lĩnh, nguyên thủ, cao thủ, diệu thủ, thủ kỷ, cầu thủ với các ngữ liệu đã nêu, HS có thể dựa vào hiểu biết cá nhân, tra từ điển tham vấn GV để phân biệt ý nghĩa của chúng. Nếu quá trình bày được đảm bảo thì vấn đề nâng cao kỷ năng sử dụng từ Hán Việt sẽ được hoàn thiện hơn.

Đối với người dạy, trong quá trình soạn giảng các bài sinh hoạt chuyên đề, ngoại khoá về từ Hán Việt, GV cần chú trọng và đầu tư hơn cho phần Ứng dụng thực hành.

Trên cơ sở từng bài học cụ thể, theo gợi ý của GS. Đặng Đức Siêu, GV có thể cụ thể hoá các đơn vị kiến thức và tổ chức bài học thành các mục sau:

Trước hết, là phần văn bản. Phần này, các soạn giả SGK cố gắng lựa chọn những văn bản có tính chất tiêu biểu mẫu mực hoặc có nhiều điều đáng chú ý trong lĩnh vực sử dụng từ Hán Việt.

Thứ hai, là phần thuyết minh về từ Hán Việt. Trong phần này, người dạy cần phải chú ý giới thiệu dẫn giải những vấn đề có liên quan đến từ nguyên, từ nghĩa, vấn đề đồng âm, giải nghĩa vv...của một số từ Hán Việt xuất hiện trong văn bản. Những từ được đem ra phân tích không nhất thiết là những từ mới lạ, khó hiểu nhưng nhìn chung, chúng đều

có khả năng gợi mở sự suy nghĩ về cách hiểu cách dùng từ Hán Việt. Nội dung chủ yếu của phần này ngoài mục giải thích từ ngữ còn có mục Mở rộng vốn từ, nhằm cung cấp thêm dữ liệu để người dùng sách có thể ứng dụng vào việc tìm hiểu vấn đề từ Hán Việt trong các văn bản khác khi cần thiết. Đặc biệt đối với phần mở rộng vốn từ người dạy cần chú ý giúp HS khai thác khả năng liên tưởng, giá trị tu từ và phong cách trong ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm văn học, người dạy cần nhấn mạnh đến tính hàm súc cô đọng, tính khái quát trừu tượng, khả năng biểu trưng và đặc tính về tính khái niệm ...của từ Hán Việt.

Con đường nhận thức và nắm bắt hệ thống từ Hán Việt có thể bắt đầu từ những phương án cách thức, cảm nhận mang tính cảm giác đến quá trình phân tích loogic.Từ đó chúng ta có thể rút ra những quy luật và hệ thống tiêu chí nhận diện cơ bản. Để có được những tri thức đó, chúng ta cần phải trang bị một hệ thống lý thuyết rõ ràng, mạch lạc, giúp cho học sinh tự giác nâng cao quá trình tự học và tự phát triển kỷ năng sử dụng từ Hán Việt. Việc nắm vững vốn từ Hán Việt là một trong những yêu cầu cần thiết của quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông. Tuy vậy, để có thể tổ chức tiến hành một cách khoa học, người GV cần phải lựa chọn những ngữ liệu minh họa cần thiết như từ đơn, từ ghép, người dạy cần nêu bật cho HS những ví dụ cần thiết để khắc sâu, ghi nhớ và hướng dẫn cho HS sử dụng trong những trường hợp giao tiếp khẩu ngữ hay nhận diện chúng trong ngôn ngữ văn bản, ngôn ngữ các tác phẩm văn học trong nhà trường. Chính quá trình này đã giúp cho người học có thể hiểu sâu sắc hơn những nội dung khoa học, văn chương mà các tác giả, soạn giả SGK đã ký thác. Bên cạnh đó, thông qua bài học, HS sẽ dần hình thành kĩ năng hiểu và dùng đúng tiếng nói của dân tộc.

KẾT LUẬN

Do quá trình tiếp xúc lâu dài trong lịch sử tiếng Việt và tiếng Hán nên trong tiếng Việt hiện đại đã tồn tại một lớp lớn những từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hán. Lớp từ này có giá trị nhiều mặt về cấu trúc, khả năng biểu đạt mà chúng ta vẫn quen gọi là từ Hán Việt. Tuy nhiên, việc các từ Hán Việt du nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt trong quá trình này không hề diễn ra một cách ồ ạt, giản đơn trong cùng một thời điểm mà nó được tiếp biến trong một tiền trình lịch sử hết sức lâu dài và phức tạp, khiến cho các từ ngữ gốc Hán khi gia nhập vào kho từ vựng tiếng Việt đã bị thay đổi khá nhiều về ngữ âm, cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng, Phong cách... Do đó, từ Hán Việt đã trở thành một thực thể hiển nhiên có số lượng lớn, quá trình hình thành lâu dài và hình thức tồn tại phong phú. Vì thế, hệ thống này đã trở thành đối tượng nghiên cứu cơ bản của các nhà nghiên cứu, tìm hiểu về tiếng Việt lịch sử.

Từ đầu thế kỷ đến nay, lịch sử nghiên cứu về vấn đề này đã trải qua những giai đoạn khá phức tạp. Sự bất đồng về quan điểm, sự khác biệt về cứ liệu đã đưa đến khá nhiều công trình khoa học khác nhau về từ Hán Việt. Tuy nhiên, tiếng nói chung của các nhà nghiên cứu là đều thống nhất xem từ Hán Việt là một bộ phận quan trọng và phác họa lên bức tranh chung về từ ngữ tiếng Việt trong giao tiếp cũng như trong ngôn ngữ văn học. Việc nắm vững và sử dụng đúng lớp từ này là một vấn đề hết sức cần thiết đối với mỗi người Việt Nam chúng ta. Quan điểm này được thể hiện khá rõ qua bộ SGK Ngữ Văn từ trước đến nay.

Trong SGK Ngữ Văn 12 (Ban cơ bản) hiện nay, đặc biệt là đối với các tác phẩm bằng văn xuôi, tỷ lệ từ Hán Việt xuất hiện với cường độ cao nhưng lại tạo ra những rào cản lớn đối với HS. Qua kết quả thống kê từ tố từ ghép, danh từ riêng Hán Việt và đối chiếu với các bảng giải thích từ, bảng chú giải sau mỗi bài học của các soạn giả, chúng tôi nhận thấy vẫn còn nhiều từ Hán Việt bị bỏ sót hoặc chú giải chưa thật sự trúng trọng tâm để phục vụ cho bài học.Từ thực trạng cụ thể đó, chúng tôi đã từng bước khảo sát trong các bài học về văn học cổ điển và đưa ra bảng chú giải, giải thích cơ bản về từ tố, từ ghép (xem phụ lục 1). Bên cạnh mục đích thống kê phục vụ cho quá trình làm khóa luận, công việc này góp phần xây dựng hệ thống tài liệu tham khảo cho HS, giúp cho quá trình

giải mã tác phẩm văn chương cổ điển hiệu quả hơn. Trong quá trình khảo sát này, tuy chưa thống nhất về quan niệm nghiên cứu, nhưng xét thấy cần thiết và hữu ích cho HS, chúng tôi khảo sát danh từ riêng (xem phụ lục 2).

Đề tài “Từ Hán Việt trong SGK Ngữ Văn 12 (Ban cơ bản)” được tiến hành trong một khoảng thời gian ngắn và hạn chế về tư liệu. Bên cạnh đó, hệ thống từ Hán Việt trong SGK Ngữ Văn 12 là một bộ phận cấu thành hệ thống từ ngữ cơ bản của bộ sách. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, vì sự hạn chế về nhận thức, trình độ nên chúng tôi

Một phần của tài liệu TỪ HÁN VIỆT TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 12 (BAN CƠ BẢN) (Trang 64 -72 )

×