Những vấn đề cơ bản về từ Hán Việt và cách đọc Hán Việt lần đầu tiên được nghiên cứu một cách hệ thống nhất là ở trong chuyên luận Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt
Trang 1Từ Hán Việt trong Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (Ban cơ bản)
Ngày nay, bên cạnh sinh hoạt khẩu ngữ, trong các văn bản hành chính, tài liệu học tập,chuyên luận, công trình nghiên cứu, đặc biệt là sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn, số lượng
từ Hán Việt vẫn còn được sử dụng với một tỷ lệ khá lớn và khá phức tạp Do đó, trongquá trình hành chức, vì đặc trưng kết cấu ngữ nghĩa, bản thân từ Hán Việt đã trở thànhmột rào cản khá lớn và gây nên sự khó hiểu đối với một bộ phận người sử dụng, nhất làđối tượng học sinh, sinh viên (HS, SV) trong nhà trường
Trong thời gian gần đây, ngoài ý kiến của các nhà khoa học, chủ trương đưa từ Hán Việtvào chương trình phổ thông để giảng dạy là một việc làm cần thiết mà Bộ Giáo dục &Đào tạo (GD & ĐT) đã và đang tiến hành một cách khẩn trương Đây là một việc làmthiết thực, trước hết nó có thể giúp cho HS hiểu và sử dụng đúng lớp từ này, cảm thụđược những nét tinh tế, cái hay, cái đẹp thông qua các tác phẩm văn học, đặc biệt lànhững tác phẩm cổ điển trong chương trình THPT, đồng thời bồi dưỡng cho HS, SV lòngyêu mến, tự hào tiếng nói của dân tộc
Từ năm học 2005 - 2006 đến nay, Bộ GD & ĐT và các chuyên gia đầu ngành của bộmôn Ngữ văn do nhà nghiên cứu hàng đầu về Giáo học pháp - Phan Trọng Luận chủ trì,
đã tiến hành biên soạn và đưa vào sử dụng bộ SGK Ngữ văn 10 (Ban cơ bản) Bộ sáchnày được sử dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước, điểm nổi bật của nó là thâu tóm đượcmột dung lượng khá lớn các tác phẩm văn học cổ điển và do đó số lượng từ Hán Việtđược sử dụng trong bộ SGK này là khá lớn Bộ SGK Ngữ văn 10 tuy đã thể hiện được vaitrò hướng dẫn học tập của nó nhưng cũng đã tạo ra những khó khăn đáng kể đối với HSphổ thông, nhất là các em HS lớp 10
Ngoài ra, để phục vụ tốt hơn trong công tác học tập hiện nay và giảng dạy ở bậc THPT
trong tương lai, chúng tôi bước đầu nghiên cứu đề tài Từ Hán Việt trong Sách giáo
Trang 2khoa Ngữ văn 10 (Ban cơ bản) Qua nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tìm hiểu
hệ thống kiến thức cơ bản về từ Hán Việt trên các bình diện lý thuyết để từ đó xác lậpmột hệ thống các phương pháp tiếp cận, nhận diện, giảng dạy và học tập từ Hán Việtthích hợp với HS bậc Trung học phổ thông (THPT)
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ Hán Việt là lớp từ ngữ mà người Việt đã vay mượn của tiếng Hán Trên cơ sở
của thành tựu ngôn ngữ học, văn bản học, Hán Nôm học…, ngày càng có nhiều cứ liệulịch sử, cơ sở khoa học xác đáng để khẳng định đây là hiện tượng Việt hoá các từ gốcHán ở các phương diện ngữ âm, ngữ nghĩa lẫn phạm vi sử dụng Do đó, nó đã trở thànhđối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học lịch sử, từ vựng học lịch sử Qua sốlượng tài liệu đã sưu tập được, chúng tôi tạm chia lịch sử nghiên cứu về từ Hán Việt vàquá trình hình thành cách đọc Hán Việt như sau:
2.1 Lịch sử nghiên cứu cách đọc Hán Việt và từ Hán Việt
Lịch sử nghiên cứu quá trình hình thành cách đọc Hán Việt có lẽ đã được bắt đầu
từ những năm đầu thế kỷ XX Người đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu về đối tượng này
một cách hệ thống là Nguyễn Văn San và Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm Trên Nam Phong
Tạp chí 南風雜志 số 05 (1929), Nguyễn Văn San và Hoa Bằng đã đưa ra những lý giải
đầu tiên về cách đọc Hán Việt, sau đó trên tạp chí Tri Tân 知新 (số 07/1941), Trúc KhêNgô Văn Triện cũng đặt vấn đề nghiên cứu về từ Hán Việt Tuy nhiên, kết quả nghiêncứu, khảo sát của các tác giả trên chỉ là những bước khảo cứu, tìm hiểu ban đầu và nặng
về tính suy diễn hơn là đưa ra dẫn liệu cụ thể về từ Hán Việt [23]
Năm 1941, ông Dương Quảng Hàm công bố chuyên luận Việt Nam văn học sử yếu - Một trong những công trình văn học sử đầu tiên của khoa nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam Trong Thiên thứ tư: Các thể văn, khi bàn về chữ Nôm, ông cũng có
những nhận định về từ ngữ Hán Việt Chẳng hạn, ông cho rằng: “tiếng Nam ta gồm có: 1 Những tiếng có gốc ở chữ Nho mà cách đọc:
a Hoặc giống hẳn chữ Nho Thí dụ: dân 民, tỉnh 省.
b Hoặc hơi khác âm chữ Nho một chút Thí dụ: Côi (do chữ Cô 孤), cuộc (do chữ Cục 局)…” [Dẫn lại theo 15;114] Trong công trình của mình, Dương Quảng Hàm không trực tiếp đề cập đến khái niệm từ Hán Việt, ông gọi đó là âm đọc của chữ Nho Tuy vậy,
từ góc độ văn tự học, Dương Quảng Hàm cũng đã bước đầu đề cập đến một lớp từ kháphổ biến trong kho từ vựng Việt ngữ
Trong chuyên khảo nổi tiếng về Loại hình các ngôn ngữ (sơ thảo năm 1976) [18],
N.V.Xtankêvich đã khẳng định, tiếng Hán và tiếng Việt tuy có cội nguồn khác nhau,
thuộc những ngữ hệ khác nhau nhưng cả hai đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, âm
Trang 3tiết tính Đây là một đặc điểm rất quan trọng, cần đặc biệt lưu ý khi nghiên cứu mối quan
hệ ngôn ngữ, văn hoá Việt - Hán ở buổi đầu Chính điều này đã tạo ra những thuận lợi cơbản nhưng đồng thời cũng gây không ít khó khăn cho sự nghiệp bảo tồn và phát triểnngôn ngữ dân tộc của nhân dân Việt Nam trong gần một thiên niên kỷ bị Hán hoá vàchống Hán hoá Đó là một quá trình thử thách đầy cam go của tiếng Việt trong lịch sử vớinhiều giai đoạn chuyển biến quanh co, phức tạp
Những vấn đề cơ bản về từ Hán Việt và cách đọc Hán Việt lần đầu tiên được nghiên cứu
một cách hệ thống nhất là ở trong chuyên luận Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt (1979) [15] của nhà ngữ học Nguyễn Tài Cẩn Trong tài liệu này, ông đã
trình bày những vấn đề mang tính lịch sử của từ Hán Việt Từ góc độ Ngữ âm học lịch
sử, Âm vận học Trung Hoa, Nguyễn Tài Cẩn từng bước lý giải chặt chẽ những vấn đề cơ
bản của từ Hán Việt trên bình diện âm đọc và ngữ nghĩa Sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán, Việtlâu dài và liên tục đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng ngôn ngữ đáng chú ý, đặc biệt là sựhình thành lớp từ Hán Việt Muốn hiểu thế nào là từ Hán Việt, trước hết phải hiểu thế nào
là cách đọc Hán Việt.
Cách đọc chữ Hán ở Trung Quốc qua các giai đoạn lịch sử cũng có sự thay đổi do sự thayđổi của hệ thống ngữ âm tiếng Hán Do bối cảnh xã hội ở thời kỳ Bắc thuộc, tiếng Hán ởGiao Châu có thể coi như là một phương ngữ của tiếng Hán Nguyễn Tài Cẩn trong công
trình Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, đã nhận xét: “Tất nhiên ở
Giao Châu vì tồn tại bên cạnh tiếng Việt, chịu tác động của cách nói người Việt, tiếng Hán có “méo mó” đi ít nhiều, nhưng nhìn chung thời kỳ này, nó vẫn gắn liền mật thiết với tiếng Hán ở Trung Quốc, tiếng Hán ở Trung Quốc diễn biến thì ở Giao Châu nó cũng phải chuyển biến theo” [15; 49].
Theo Nguyễn Tài Cẩn, đến thế kỷ VIII và IX, cách đọc chữ Hán ở Giao Châu làcách đọc theo hệ thống ngữ âm tiếng Hán giai đoạn sau của tiếng Hán trung cổ Sang thế
kỷ X, khi Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập và tự chủ thì sự du nhập, phát triểncủa chữ Hán trong tiếng Việt cũng được chuyển sang một chiều hướng khác Cách đọcchữ Hán dựa trên hệ thống ngữ âm tiếng Hán thời Đường dần dần biến dạng đi dưới áplực tác động của hệ thống ngữ âm lịch sử tiếng Việt, tách xa hẳn cách đọc của người Hán
và trở thành một cách đọc riêng của người Việt Cách đọc đó được gọi là cách đọc Hán Việt Vì vậy, có thể tạm định nghĩa cách đọc Hán Việt như sau: “Cách đọc Hán Việt là
cách đọc chữ Hán của người Việt bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán thời Đường,
chịu sự chi phối của hệ thống ngữ âm tiếng Việt” [15; 46] Năm 1998, trong Giáo trình ngữ âm lịch sử tiếng Việt (sơ thảo), Nguyễn Tài Cẩn cũng tiếp tục khẳng định hướng
nghiên cứu trên Quan điểm nghiên cứu của ông đã được các nhà nghiên cứu kế tục và
phát triển Qua các bộ giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học (1998), Từ vựng học tiếng Việt (1999) của Nguyễn Thiện Giáp, Ngữ pháp tiếng Việt tập 1 (1999) của Đỗ Thị Kim Liên, Từ tiếng Việt (2000) do Nguyễn Văn Khang chủ biên , chúng ta cũng có thể nhận
thấy rõ sự ảnh hưởng đấy
Trang 4Năm 1989, Phan Ngọc đã công bố chuyên luận Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt (Nxb
GD, Hà Nội) [33] Trong công trình này, Phan Ngọc đã phân tích khá chi tiết quá trìnhhình thành và phát triển của từ Hán Việt Tuy nhiên, ở tài liệu này vẫn tập trung đi vàocác phương thức giải thích, giải nghĩa từ Hán Việt Đặc biệt, ông đã khái quát những đặctính phong cách, tu từ của từ ngữ Hán Việt, từ ngữ thuần Việt Đây là đóng gớp lớn củaông đối với lịch sử nghiên cứu về từ Hán Việt Phan Ngọc khẳng định, bên cạnh tínhtrang trọng, uyên nhã, tạo sắc thái cổ kính, từ Hán Việt còn gợi cho ta hình ảnh của thếgiới khái niệm, im lìm, bất động, trái lại, từ thuần Việt cung cấp cho ta hình ảnh sinhđộng của thế giới thực tế Ông viết: Sự đối lập này đã được các nhà văn khai thác Chúng
tả buổi chiều, có thuyền, có nước, có tác giả bâng khuâng nhưng trong Thu điếu của
Nguyễn Khuyến toàn dùng từ thuần Việt để gợi lên một mùa thu có thực và một nôngthôn thực tế của quê nhà Dùng từ Hán Việt vào đây thì cái cảm giác thân quen, gần gũi
sẽ mất đi Cho nên vị Tam nguyên giỏi chữ Hán nhất nước đã tránh dùng từ Hán Việt,
trong bài thơ Câu cá mùa thu Một nông thôn bình dị, đẹp, nên thơ trong cảnh bình dị,
nghèo, nhưng rất đỗi thân yêu Chính các từ thuần Việt tạo nên được cái âm hưởng ấy
Chẳng hạn, “Bà Huyện Thanh Quan trong bài Chiều hôm nhớ nhà đẩy lùi bức tranh thế
giới của tâm tưởng, của ý niệm Các từ Hán Việt nữ thi sĩ dùng đẩy ta vào thế giới muôn đời Trên đời chỉ có những ông chài, những thôn vắng, những kẻ chăn trâu, những bến
xe, những người ở đài cao, những người khách trộm, cảnh ấm lạnh của cuộc đời Làm gì
có những ngư ông, những viễn phố, những mục tử, những cô thôn? Làm gì có những Chương Đài, người lữ thứ, nỗi hàn ôn? Không những thế, các từ Hán Việt đều đặt vào
vị trí quyết định giá trị câu thơ: cuối vần để gây tiếng vọng trong tâm hồn ta, cuối nhịp
để bắt người đọc dừng lại ở đây Trong Thăng Long thành hoài cổ, cả bài chỉ có tám
chữ Hán Việt, mà cả tám chữ ấy đều ở cuối câu Nghệ thuật là sự lựa chọn cực kỳ công phu Bằng cách này, Bà Huyện Thanh Quan kéo ta về cõi vĩnh viễn của ý niệm và nỗi u hoài của nhà thơ là nỗi u hoài của cái kiếp người không biết đến tháng năm, thời đại, không có sự cách biệt giữa tôi với anh” [33; 46].
Trong thời gian gần đây, thành tựu nghiên cứu về từ Hán Việt càng được khẳngđịnh hơn bởi những cứ liệu Hán Nôm, ngôn ngữ học lịch sử Từ quan điểm Ngôn ngữhọc lịch sử, Hán Nôm học, Nguyễn Ngọc San đã công bố các chuyên luận cơ bản về từ
ngữ Hán Việt như Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử (1999), Từ Hán Việt và từ Thuần Việt (1999) và Lý thuyết chữ Nôm văn Nôm (2003) Đặc biệt trong Lý thuyết chữ Nôm văn Nôm, ông đã phân định các âm đọc từ Hán Việt như sau: Đọc âm thượng cổ; Đọc âm
Trung cổ; Đọc âm cận hiện đại Tùy theo từng giai đoạn, các âm này khi du nhập vào
nước ta đã chịu sự chi phối về quy luật ngữ âm tiếng Việt và đã trở thành âm của người
Việt Do đó, theo chúng tôi, từ Hán Việt là lớp từ có gốc từ tiếng Hán, về cơ bản được đọc theo âm thời Trung cổ chủ yếu là âm đời Đường Riêng âm đọc thượng cổ, có người
gọi là âm cổ Hán Việt Trong Lý thuyết chữ Nôm văn Nôm, Nguyễn Ngọc San đã đề nghị dùng khái niệm Tiền Hán Việt 前漢越 để tránh sự nhầm lẫn là âm thời cổ đại vàtrung cổ Cụ thể:
Trang 5CHỮ HÁN ÂM TIỀN HÁN VIỆT ÂM HÁN VIỆT ÂM BẮC KINH
2.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề dạy học từ Hán Việt trong nhà trường
Thành tựu nghiên cứu về từ Hán Việt đã mang lại cho công việc tổ chức dạy học từ ngữ ởnhà trường phổ thông sự bổ trợ rất lớn, nhất là đối với quá trình dạy học phần văn học cổđiển của bộ môn Ngữ văn Tiếp cận hệ thống ngôn ngữ văn học cổ điển Việt Nam dưới
Trang 6góc độ từ vựng học, đặc biệt là qua sự khảo sát từ Hán Việt một số tác phẩm viết bằngchữ Nôm, chúng tôi nhận thấy sức hấp dẫn lôi cuốn của lớp từ này được thể hiện trên haiphương diện chính đó là: Nội dung và hình thức nghệ thuật Tuy nhiên, quá trình dạy học
từ Hán Việt của GV và HS đã vấp phải những trở ngại lớn, nhất là cách thức nhận diện,giải thích và phân tích từ ngữ Hán Việt Năm 1998, để giải quyết những vấn đề mang tính
học thuật, đặc trưng ngôn ngữ, GS.Đặng Đức Siêu đã biên soạn chuyên luận Dạy và học
từ Hán Việt ở trường phổ thông [35] Ở chuyên luận này đã trình bày, giải quyết và tổng
thuật một cách cơ bản về tính lịch sử, quá trình du nhập và đặc trưng về cấu tạo của từHán Việt Đặc biệt, từ góc độ giáo học pháp, ông đã nêu bật những vấn đề mang tính địnhhướng về phương pháp dạy học từ ngữ cho GV và HS Từ cảm nhận trực quan đến phântích lý tính và khái quát đặc trưng phong cách của từ ngữ Hán Việt, đó là con đường tìmhiểu, giải thích về từ Hán Việt trong hệ thống ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ giao tiếp
Cũng theo hướng tiếp cận đó, năm 2000, Lê Xuân Thại cũng công bố Từ Hán Việt và việc giảng dạy từ Hán Việt trong SGK Ngữ văn Trung học cơ sở [38], tuy nhiên chuyên
luận này cũng chỉ dừng lại ở phạm vi SGK Ngữ văn bậc THCS Do đó, nó chưa bao quáthết những đặc trưng mang tính phức tạp của hệ thống văn bản văn học trung đại ở bậcTHPT
Trực tiếp bàn đến vấn đề dạy và học từ Hán Việt trong SGK (SGK) Văn học (10, 11, 12
-Chỉnh lý hợp nhất năm 2000) là công trình của Lê Anh Tuấn, Từ Hán Việt trong SGK Văn học hệ phổ thông (2002) [39]
Bên cạnh đó, một số tài liệu như Sổ tay từ ngữ Hán Việt Ngữ văn Trung học cơ sở (2007) [41] của Trần Đại Vinh, Sổ tay từ ngữ Hán Việt dùng trong nhà trường (2008) [31] do Nguyễn Trọng Khánh chủ biên, Giải nghĩa và mở rộng từ ngữ Hán Việt (dành cho học sinh các lớp 6-7-8-9) [41] do Lê Anh Xuân chủ biên cũng đã đặt vấn đề khảo sát
và nghiên cứu cụ thể về hệ thống từ ngữ Hán Việt trong SGK Ngữ văn mới nhưng cũngchỉ dừng lại ở bậc THCS Những công trình này là những bộ sưu tập, giải thích về từ HánViệt, bằng thao tác từ điển học, thống kê học, Lê Anh Tuấn, Trần Đại Vinh, NguyễnTrọng Khánh, Lê Anh Xuân đã cung cấp một khối lượng lớn từ ngữ Hán Việt trongSGK đã được giải thích, tạo tiền đề cho quá trình tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn họctrung đại trong nhà trường
Từ năm học 2003 - 2004 đến nay, theo chủ trương cải cách SGK do Bộ GD & ĐT và doPhan Trọng Luận (Bộ cơ bản), Trần Đình Sử (Bộ nâng cao) chủ trì, SGK Ngữ văn 10, 11,
12 đã được cải biên và cập nhập khá nhiều vấn đề mới mẻ Từ đó, một yêu cầu đặt ra là,dạy học từ ngữ Hán Việt trong SGK Ngữ văn bậc THPT cần được chú ý ở những phươngdiện nào, tiếp cận và lý giải ở những góc độ nào Để giải quyết những vấn đề trên, Bộ
GD & ĐT giao cho khoa Sư phạm, khoa Ngữ văn các trường Đại học trên toàn quốc biên
soạn chuyên đề Từ Hán Việt với việc giảng dạy văn học và tiếng Việt ở trường phổ thông và bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (năm 2005) cho GV Ngữ văn các trường THPT Kết quả của đợt chỉ đạo này, năm 2006, các chuyên đề bồi dưỡng Từ Hán Việt với việc giảng dạy Ngữ văn ở trường THPT của Đặng Đức Siêu, Nguyễn Ngọc San
Trang 7(Trường ĐHSP Hà Nội), Nguyễn Văn Khang (Viện Ngôn ngữ học), Trần Đại Vinh (Đạihọc Huế), Nguyễn Ngọc Quang, Huỳnh Chương Hưng (Trường Đại học Quy Nhơn) vàChu Trọng Thu (Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh), đã ra đời và phục vụ kịp thời choquá trình cập nhận kiến thức về từ Hán Việt đối với GV, HS bậc phổ thông.
Nhìn chung, dạy và học từ ngữ Hán Việt ở trường phổ thông là vấn đề mang tínhcấp thiết trong giáo dục của nhà trường hiện nay Tuy vậy, do những điều kiện kháchquan và chủ quan, vấn đề này chưa được triển khai một cách triệt để, do đó đã mang lạinhững kết quả không như mong muốn Từ những thành tựu và hạn chế trên, đề tài khoáluận của chúng tôi bước đầu tìm hiểu và khái quát về từ Hán Việt trong một phạm vi nhỏ(SGK Ngữ văn 10, Ban cơ bản) để từ đó khái quát những vấn đề mang tính chuyên sâu vàphương pháp, từng bước giúp cho bản thân - một GV tương lai và quý thầy cô giáo tháo
gỡ những khó khăn bất cập trong quá trình giảng dạy từ Hán Việt trong SGK Ngữ vănmới
3 Đối tượng và phạm vi khảo sát, nghiên cứu
3.1 Trong nội dung nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chọn đối tượng để khảo sát,phân tích và chú thích hệ thống từ Hán Việt trong SGK Ngữ văn bậc Trung học phổthông Ngoài ra, để tạo tính thống nhất trong quá trình khảo sát, chúng tôi còn mở rộngkhảo sát, tìm hiểu, chú thích thêm các cụm từ Hán Việt như Ngữ điển cố, tên tác phẩm,thành ngữ Hán Việt
3.2 Phạm vi khảo sát: Do điều kiện hạn chế về thời gian, phạm vi khảo sát của chúng tôichỉ tập trung vào hệ thống từ ngữ Hán Việt xuất hiện trong các bài giảng về văn học cổđiển Việt Nam trong SGK Ngữ văn 10 (Ban cơ bản), bao gồm tập 1 và 2 của Nxb Giáodục xuất bản năm 2009 [16]
3.3 Văn bản được chúng tôi lựa chọn để tiến hành so sánh đối chiếu là bộ SGK Văn học
10 của Nxb Giáo dục năm 1999 Kết quả thống kê chủ yếu dựa vào tài liệu [38] của TS
Lê Anh Tuấn (ĐHSP Hà Nội)
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện quá trình tìm hiểu đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp tiếp cận cơbản sau:
4.1 Phương pháp thống kê, phân loại: Thông qua văn bản SGK Ngữ văn 10 (Ban cơ
bản), chúng tôi sẽ thống kê, phân loại các từ ngữ Hán Việt như hệ thống từ đơn âm, song
âm, tên tác giả, tác phẩm, thuật ngữ khoa học theo từng đơn vị bài học
Trang 84.2 Phương pháp đối chiếu, so sánh: Để có được cái nhìn trọn vẹn về hệ thống từ Hán
Việt trong SGK Ngữ văn 10 (Ban cơ bản), chúng tôi từng bước đối chiếu với từ ngữ HánViệt trong SGK Văn học 10 đã được Bộ GD & ĐT sử dụng trước đây [17]
4.3 Phương pháp phân tích và khái quát hoá: Trên cơ sở số lượng từ ngữ Hán Việt đã
thống kê được, chúng tôi từng bước phân tích nội hàm và khả năng sử dụng của nó trongbài học để từ đó xây dựng một hệ thống các phương pháp giảng dạy và học tập
4.4 Phương pháp chú thích: Để tạo điều kiện cho việc tra cứu từ ngữ, từ kết quả thống
kê, chúng tôi phân loại và chú thích nội dung cụ thể
Chương 2 Khảo sát, đánh giá từ Hán Việt trong SGK Ngữ văn 10
Chương 3 Định hướng cho HS tiếp cận, tích luỹ và sử dụng từ Hán Việt trong SGK Ngữ văn 10
CHƯƠNG 1.
TỪ HÁN VIỆT VÀ VẤN ĐỀ CHÚ GIẢI TỪ HÁN VIỆT
TRONG SGK NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1 1 Từ Hán Việt - Quá trình hình thành và khái niệm
1.1.1 Quá trình hình thành từ Hán Việt
1.1.1.1 Những vấn đề chung về từ Hán Việt trong ngôn ngữ tiếng Việt
Lịch sử Việt Nam đã trải qua bốn ngàn năm xây dựng và phát triển, trong đó, đất nước ta
đã có hơn một ngàn năm chịu ách đô hộ và cai trị của phong kiến phương Bắc Dưới sựtác động đó, dân tộc Việt Nam ít nhiều chịu sự đồng hóa của người Hán 漢 trên nhiềuphương diện và lĩnh vực khác nhau của đời sống: chữ viết, văn hóa, suy nghĩ, lối sống,cách ăn ở, các phong tục tập quán… Mặc dù trong quá trình chịu sự tác động và đồng hóađó, dân tộc Việt đã có ý thức rất cao trong việc giữ gìn bản sắc, phong tục tập quán, lời ăntiếng nói riêng cho dân tộc mình nhưng vẫn không thể tránh khỏi những tác động, ảnh
Trang 9hưởng sâu sắc của nền văn hóa Trung Hoa mà trước hết là ở phương diện văn hóa, tưtưởng, sau đó là ở phương diện ngôn ngữ, chữ viết.
Về phương diện văn hóa, tư tưởng, giống như một số quốc gia khác ở khu vực châu
Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Triều Tiên… văn hóa Việt Nam cũng chịu ảnhhưởng rất lớn từ Trung Hoa Có thể nói, văn hóa Trung Quốc với nhiều đặc điểm đặc sắc,
đa dạng đã chi phối một phần lớn nền văn hóa Việt Nam từ cách sống, cách nghĩ củanhững người dân thường cho đến bậc vua chúa Việt Nam ngày xưa và cho đến tận ngàynay
Về phương diện ngôn ngữ và chữ viết, cũng không nằm ngoài quy luật tác động cơ bảnđó Văn hóa Việt Nam trong quá trình Hán hoá và chống Hán hoá, một số lượng lớn các
từ Hán đã được đưa vào ngôn ngữ nước ta và trở thành một phần của ngôn ngữ Việt ChữHán xâm nhập vào tiếng Việt đã hình thành nên hệ thống gọi là hệ thống từ Hán-Việtbằng cách đọc những chữ Hán theo âm hiện có của tiếng Việt Đó là sự tiếp biến Ngoài
ra còn có các yếu tố Hán Việt cũng đã đóng góp làm phong phú cho ngôn ngữ giao tiếpcủa người Việt, các từ Hán Việt vẫn chiếm một số lượng rất lớn trong chữ viết và tiếngnói của người Việt ngày nay Điều đó đã minh chứng cho sự ảnh hưởng rất sâu sắc và bềnchặt của nền văn hóa, ngôn ngữ Hán đến văn hóa và ngôn ngữ nước ta Sự ảnh hưởng đókéo dài cho đến ngày nay
1.1.1.2 Quá trình hình thành từ Hán Việt
Khảo sát các loại ngôn ngữ thông dụng trên thế giới như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếngPháp người ta vẫn có thể thấy không ít những từ ngữ vay mượn hoặc lấy nguồn gốc từcác ngôn ngữ khác Tiếng Việt của chúng ta cũng thế Điều ta có thể dễ thấy nhất ở đây làđường phân giới giữa hai lớp từ ngữ: lớp từ bản ngữ (còn gọi là lớp từ thuần Việt) và lớp
từ có nguồn gốc nước ngoài (còn gọi là lớp từ ngoại lai, trong đó có từ Hán Việt) [13;10]
Dưới sự tác động mạnh mẽ của văn hóa Trung Hoa, tiếng Việt cũng có điều kiện tiếp xúcvới tiếng Hán từ lâu đời thông qua nhiều con đường và cách thức khác nhau Khảo sátnguồn gốc, chúng ta có thể chia quá trình du nhập của tiếng Hán và hệ thống từ tiếng Việtthông qua hai giai đoạn chính: một là giai đoạn từ đầu Công nguyên đến đầu đời Đường(đầu thế kỉ VIII); hai là giai đoạn từ đời Đường (thế kỉ VIII – thế kỉ X) trở về sau Hai lầntiếp xúc lớn này cung cấp cho từ vựng tiếng Việt hai nguồn gốc từ Hán mà như trước nayvẫn quen gọi là từ cổ Hán Việt và từ Hán Việt [14; 10]
- Các từ cổ Hán Việt là những từ có nguồn gốc từ tiếng Hán được du nhập vào tiếng Việtngay từ đầu khi chữ Hán xâm nhập vào nước ta (đầu thế kỉ VIII), còn mang nhiều nét âmvận của tiếng Trung Quốc trước đời Đường Do có lợi thế đi vào tiếng Việt ngay từ đầu,các từ này đã đồng hóa trong ngôn ngữ Việt, trở thành một phần “không thể thiếu” của hệthống từ tiếng Việt Mặc dù có nguồn gốc Hán cổ nhưng các từ loại này đã trở thành từ
Trang 10của tiếng Việt và người Việt Nam ai cũng có thể hiểu được nghĩa và sử dụng những từ
này như các từ thuần Việt khác, ví dụ như: chè, ngà, chén, chém, chìm, buồng, buồn, buồm, mùi, mùa
Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ từ Hán Việt du nhập vào Việt Nam tương đối sớmnhưng lại bị ảnh hưởng của tiếng bản địa, khiến cho âm đọc của chúng bị thay đổi để phù
hợp với lối phát âm của người Việt Nhóm từ này gọi là từ Hán Việt bị Việt hóa như: cận
近 thành gần, sàng 床 thành giường, can 肝 thành gan
- Từ Hán Việt là những từ gốc Hán du nhập vào bộ phận tiếng Việt của chúng ta vào giaiđoạn đời Đường 唐 代 thế kỉ VIII – thế kỉ X Những từ này đã được người Việt đọc thành
âm chuẩn của chúng theo hệ thống ngữ âm của mình Một bộ phận từ ngữ vẫn được gọi
là từ Hán Việt vì chúng bao gồm cả những từ vốn không phải là gốc Hán mà là do ngườiHán đã vay mượn từ trong một số ngôn ngữ khác, tiếp theo lại được người Việt phiênthiết và đọc chúng theo âm Hán Việt như những từ khác Ví dụ:
+ Từ có nguồn gốc Nhật Bản như: trường hợp 場合, nghĩa vụ 義務, kinh tế 經濟, thủ tục
手續, biện chứng 辨證, xã hội 社會, phát triển 發展, nghiên cứu 研究, nông nghiệp 農
1.1.2 Khái niệm từ Hán Việt và quá trình Việt hoá từ ngữ Hán Việt trong tiếng Việt
1.1.2.1 Khái niệm từ Hán Việt
Trang 11Về thuật ngữ từ Hán Việt, từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã đưa ranhiều định nghĩa khác nhau Có thể tóm lược thành mấy nhóm quan điểm như sau:
Năm 1972, trong công trình Văn phạm Việt Nam (Giản dị và thực dụng), Bùi Đức
Tịnh đã nêu một cách hiểu đơn giản về từ Hán Việt như sau: “Có thể định nghĩa một cách giản dị rằng tiếng Hán Việt là những tiếng Hán phát âm theo lối Việt Ban đầu nó
là những chữ Hán mà khi học trong sách Trung Hoa, các nhà tri thức nước ta đọc trại đi theo giọng Việt ” [43; 10]
Năm 1979, trong chuyên luận nối tiếng về tiếng Việt lịch sử, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, GS TS Nguyễn Tài Cẩn nêu lên tầm quan trọng và
những điều kiện lịch sử, văn hoá cho quá trình hình tên gọi, cách đọc từ Hán Việt Tuyvậy, qua công trình của mình, GS Nguyễn Tài Cẩn cũng chưa đưa ra cách định nghĩa cụthể về từ Hán Việt
Năm 1998, Nguyễn Như Ý trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học đã cho
rằng: “Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, được nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán.” [43; 369]
Nhà Từ vựng học Nguyễn Thiện Giáp trong giáo trình Từ vựng học tiếng Việt
(bản in năm 1998) cũng khẳng định: “Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt, gọi tắt
Để có được cái nhìn tường tận về hệ thống âm đọc của từ Hán Việt, năm 2003, Nguyễn
Ngọc San trong Lý thuyết chữ Nôm văn Nôm đã phân định như sau :
+ Đọc âm thượng cổ: là âm đọc chữ Hán từ thời Tiên Tần 先秦, Lưỡng Hán 兩漢cho đến khoảng sau các đời Ngụy Tấn 魏晉
+ Đọc âm Trung cổ: là âm đọc chữ Hán khoảng đời Đường 唐 cho đến trước thờiTrung nguyên âm vận 中原音韻
Trang 12+ Đọc âm cận hiện đại: là cách đọc chữ Hán dựa vào Trung nguyên âm vận
khoảng đời Minh 明 cho đến cách đọc theo âm Bắc Kinh 北京 ngày nay [34; 25]
Theo các soạn giả SGK Ngữ văn bậc THPT, nhất là quan điểm của Nguyễn Văn
Khang, “Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, được đọc bằng cách đọc Hán Việt, viết bằng chữ quốc ngữ Cách đọc Hán Việt là hệ thống cách đọc của người Việt đối với chữ Hán, được xây dựng trên cơ sở ngữ âm tiếng Hán thời trung đại (khoảng thế kỷ thứ VII) ” và “ nhờ có hệ thống cách đọc Hán Việt mà trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn các từ Hán Việt, ví dụ như: đông, tây, nam, bắc, động, tĩnh, hoà bình, kiến thiết, bình minh ” [30; 50]
Tùy theo từng giai đoạn, các âm này khi du nhập vào nước ta đã chịu sự chi phối vềquy luật ngữ âm tiếng Việt và đã trở thành âm của người Việt Do đó, theo quan điểm của
nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Quang và Huỳnh Chương Hưng trong chuyên đề Từ Hán Việt với việc giảng dạy tiếng Việt và Văn học ở trường phổ thông trung học (Tài liệu
BDTX cho GV THPT chu kỳ III) đã nhận định rằng: “từ Hán Việt là lớp từ có gốc từ tiếng Hán, về cơ bản được đọc theo âm thời Trung cổ chủ yếu là âm đời Đường Riêng
âm đọc thượng cổ, có người gọi là âm cổ Hán Việt” [37; 12]
Về khái niệm ngữ Hán Việt, với tư cách là các tín hiệu thẩm mỹ trong văn bản văn họcNôm, ngữ Hán Việt được chúng tôi xem xét dưới hình thức là các cụm từ (có nguồn gốcHán Việt trong cấu trúc) và có tính ổn định về mặt ý nghĩa, có tần số lặp lại khá cao vàtrở nên quen thuộc với số đông trí thức và người sáng tác văn chương thời trung đại Đó
là hệ thống các cụm từ là các thành ngữ, tục ngữ Hán Việt, các từ ngữ có nguồn gốc từđiển cố Hán học, các từ ngữ có nguồn gốc từ thơ ca Trung Hoa
Với tính chất là tín hiệu ngôn ngữ cơ bản trong các tác phẩm văn học cổ điển, các đơn vịngôn ngữ mang phong cách khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ, các khái niệm Hán Việt, nhândanh, thư danh, địa danh Hán Việt được chúng tôi xem xét như những đơn vị ngôn ngữđược lựa chọn để chú thích và phân tích
1.1.2.2 Quá trình Việt hoá từ Hán Việt trong tiếng Việt
Việc du nhập và phổ biến từ ngữ Hán vào nước ta đã trải qua một thời gian dài, có tínhliên tục Lúc đầu mang tính tự phát, về sau mang tính tự giác Do tiếng Việt và tiếng Hángiống nhau về đặc điểm loại hình (cả hai đều là ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính) nên việctiếp nhận tiếng Hán ở ta có phần thuận lợi Chịu sự tác động mạnh mẽ của lớp từ Hán vàongôn ngữ của dân tộc, từ Hán Việt trong tiếng Việt có những cách biểu hiện riêng biệt,thay đổi so với gốc Hán; đó là quá trình Việt hóa tiếng Hán về mặt âm đọc, ý nghĩa vàphạm vi sử dụng
Tuy vậy, ông cha ta đã tiếp nhận tiếng Hán trên tinh thần chủ động sáng tạo, phù hợp vớiquy luật ngữ âm của tiếng Việt đồng thời cũng phù hợp với phong tục tập quán của người
Trang 13Việt Theo tài liệu khảo sát của các soạn giả Nguyễn Ngọc Quang, Huỳnh Chương Hưng[37], chúng ta có thể xem xét ở các phương diện sau:
- Đảo vị trí:
Hán: 語 言 Ngữ ngôn Việt: Ngôn ngữ
釋 放 Thích phóng Phóng thích
居 民 Cư dân Dân cư
- Đảo yếu tố :
Hán: 安 分 守 几 An phận thủ kỷ Việt: An phận thủ thường
九 死 一 生 Cửu tử nhất sinh Thập tử nhất sinh
一 路 平 安 Nhất lộ bình an Thượng lộ bình an
- Thay đổi ý nghĩa:
赫 役 Hách dịch : Hán: đẹp rực rỡ Việt: Cậy quyền thế ra oai
徘 徊 Bồi hồi : Hán: đi đi lại lại Việt: Bồn chồn
叮 嚀 Đinh ninh: Hán: Dặn dò Việt: Yên trí, tin rằng
- Chuyển đổi màu sắc tu từ :
野 心 Dã tâm : Hán: Lòng ham muốn Việt: Xấu, lòng dạ không tốt
困 難 Khốn nạn: Hán: Khó khăn Việt: Xấu, lòng dạ xấu xa
送 Tống : Hán: Tiễn, đưa Việt: Xấu, đuổi đi
- Rút gọn: thừa trần thành trần (trong trần nhà), lạc hoa sinh thành lạc (trong củ lạc, còn gọi là đậu phộng)
- Đặc biệt là các yếu tố Hán-Việt được sử dụng để tạo nên những từ ngữ đặc trưng chỉ có
trong tiếng Việt, không có trong tiếng Hán như là các từ sĩ diện, phi công (dùng 2 yếu tố Hán-Việt) hay bao gồm, sống động (một yếu tố Hán kết hợp với một yếu tố thuần Việt).
Số lượng từ Việt gốc Hán chiếm một tỉ lệ lớn trong tiếng Việt (khoảng 70%), cho nên khimuốn tìm hiểu sâu sắc các từ này, chúng ta cần tìm hiểu, phân tích các từ nguyên, từ
Trang 14nghĩa của từ ngữ Hán Một khi đã nắm và hiểu rõ được các từ Hán, chúng ta sẽ hiểu mộtcách dễ dàng các từ tiếng Việt có mang gốc tiếng Hán [29; 10].
Theo các nhà nghiên cứu, tỉ lệ vay mượn tiếng Hán trong tiếng Việt rất lớn nhưng đại đasố những từ đó đều đã được Việt hóa Do vậy, dù vay mượn tiếng Hán nhưng tiếng Việtvẫn giữ được bản sắc riêng của mình, trong khi tận dụng một cách tối đa những thành tựungôn ngữ trong tiếng Hán để tự cải tiến mình Sáng tạo ra từ mới mà chỉ có trong kho từ
vựng tiếng Việt, có thể liệt kê thêm như: Sản xuất, sĩ diện, luận án…
Nhìn chung, từ Hán Việt và những yếu tố phát sinh sau quá trình hình thành từ Hán Việtcó ảnh hưởng vô cùng to lớn và sâu sắc đến ngôn ngữ tiếng Việt Trong ngôn ngữ giaotiếp hằng ngày của người Việt Nam hiện đại, số lượng từ ngữ tiếng Hán hay mang nguồngốc Hán chiếm một tỉ lệ vô cùng lớn Mặc dù chữ Hán, chữ Nôm đã được thay thế bằngchữ Quốc ngữ và không còn được đưa vào giảng dạy một cách chính thống trong cáctrường học phổ thông nhưng nó vẫn được sử dụng rộng rãi một cách vô thức Mặc dù cóthể nhiều người không hiểu nghĩa chính xác nhưng vẫn sử dụng từ Hán Việt trong lời ăntiếng nói hằng ngày, điều đó chứng minh sự tồn tại lâu bền và không thể thay thế của các
từ Hán Việt trong kho từ vựng Việt ngữ
1.2 SGK Ngữ văn THPT - nhìn từ góc độ sử dụng từ Hán Việt
1.2.1 Cải cách SGK Văn học - nhìn từ góc độ sử dụng từ Hán Việt
1.2.1.1 Hệ thống SGK Văn học các cấp trong Trường phổ thông nói riêng và SGK phổthông nói chung đã được cải cách những bước cơ bản, đã đạt được những thành tựu khảquan Từ năm học 1981- 1982, chúng ta chuyển sang hệ phổ thông 12 năm, thay vìchương trình 10 năm cũ đã không phù hợp với đòi hỏi của tình hình thực tế Trong nhữngnăm gần đây, sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước lại đặt ra cho ngànhgiáo dục những mục tiêu cao hơn trong việc biên soạn hệ thống SGK
SGK môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là bộ phận hết sức quan trọng, chi phốimạnh mẽ đến quá trình dạy và học trong nhà trường, rèn luyện những kỹ năng cần thiếttrong tồn bộ hướng tiếp nhận vốn tri thức phổ thông; là chìa khoá để bước vào các cấphọc cao hơn, cũng như lập nghiệp sau này Chính vì vậy, để có được bộ SGK Ngữ vănmang tính hệ thống, thừa tiếp theo tuyến dọc, có tính chi phối với các môn học khác theotuyến ngang, đòi hỏi các soạn giả phải có tầm phổ quát cao, liên đới chặt chẽ, logic từ lớp
bé lên lớp lớn, khả năng tiếp cận theo biểu đồ đi lên một cách hợp lý, chuẩn xác và khoahọc
1.2.1.2 Trong quá trình xác định mục đích và yêu cầu tuyển chọn hệ thống SGK bộ môn
Ngữ Văn ở bậc THPT, các soạn giả đã rất chú trọng đến tính chất chuyển tiếp, nội dung, nghệ thuật, ngôn ngữ Trong đó, bộ phận từ HánViệt có ý nghĩa và giá trị không nhỏ.
Trang 15Như đã nói, hệ thống từ Hán Việt đã chiếm tỷ lệ khá lớn trong vốn từ tiếng Việt Hơnnữa, chúng có vai trị hết sức trọng yếu trong hoạt động của tiếng Việt trên mọi lĩnh vựcđời sống, xã hội Khi tìm hiểu hệ thống từ Hán Việt trong SGK Ngữ văn phổ thông, nhàbiên soạn SGK đã không đưa vào tiêu chí khảo sát những trường hợp sau:
Thứ nhất: Lớp từ đã hoà nhập vào tiếng Việt lần tiếp xúc trước thế kỷ thứ VIII, thứ IX (thường gọi là từ cổ Hán Việt), như: chè (trà), tìm (tầm), mùa (vụ), mùi (vị) v.v
Thứ hai: Do sự chi phối của ngữ âm tiếng Việt, một bộ phận từ Hán Việt theo xu thế Việt
hoá về mặt ngữ âm; từ đó hình thành các từ Hán Việt Việt hoá Số lượng từ này mờ hẳnnguồn gốc Hán Việt của chúng và hồ trộn vào tiếng Việt Do đó, trong thực tế không mấy
ai coi những từ này có nguồn gốc Hán, dạng như: gan, gương, ghi
Thứ ba: Lớp từ có yếu tố Hán Việt được hình thành trong kho từ vựng tiếng Việt, thường kết hợp với một hoặc hai yếu tố thuần Việt, ví dụ như: học trị, nhà giáo, cây cối, chung cuộc
Ngoài ba trường hợp trên, theo quan điểm của chúng tôi, lớp từ Hán Việt trong lần tiếpxúc thứ hai (thế kỷ VIII, IX) chưa được Việt hoá cao và một số từ thuộc phương ngữtiếng Hán cũng thâm nhập vào tiếng Việt, song đọc khác với âm Hán Việt, chẳng hạn như
mì chính, âm Hán Việt là vị tinh Tựu trung tất cả các từ dù mượn từ những nguồn gốc
khác nhau qua con đường Hán hoá và đọc theo âm Hán Việt đều được xác định là đốitượng khảo sát
1.2.2 Số lượng từ Hán Việt trong SGK Văn học phổ thông
Thực trạng từ Hán Việt trong hệ thống SGK văn phổ thông đặt ra những vấn đề cần phảiquan tâm đúng mức mà không thể coi nhẹ Theo khảo sát và thống kê của Lê Anh Tuấn,Trần Đại Vinh, Nguyễn Trọng Khánh số lượng từ Hán Việt xuất hiện trong sách Ngữvăn ở các lớp thuộc THCS và THPT khá đồng đều Tỷ lệ từ HánViệt ở mức cao được sửdụng trong một lớp phổ thông trên dưới hai ngàn lần Ngay trong một lớp, cùng một tậpsách, chúng cũng được sử dụng dàn đều trong các bài Một điều dễ nhận thấy là số lượng
từ Hán Việt ở các bài văn xuôi nhiều hơn so với văn vần; trong các tác phẩm văn họcnước ngoài (qua dịch thuật) nhiều hơn trong các tác phẩm văn học Việt Nam Đặc biệt có
những bài tới 300 từ Hán Việt xuất hiện 426 lần Bài Dế mèn phiêu lưu ký (Ngữ văn 6,
tập 1) có 372 từ Hán Việt, xuất hiện 489 lần [42; 43]
Trong thực tế, số lượng xấp xỉ 5.000 từ Hán Việt trong hệ thống SGK bộ môn Ngữ vănphổ thông [39; 19] quả là không nhỏ Từ thực tế đó, đặt cho các soạn giả có hướng vàgiải pháp cụ thể cho mỗi bài, mỗi tập và cả hệ thống
Trang 16Qua khảo sát của tác giả Lê Xuân Thại (bậc THCS) và Đặng Đức Siêu (bậc THPT), sốlượng từ dùng trong các sách rất đa dạng và phong phú mà chủ yếu là lớp từ tích cực.Những từ này thường rơi vào các trường hợp sau:
a Các từ đồng âm, ví dụ: chư quân (các ông, các ngài); chư quân (quân đội chư hầu); thiên tư (lệch theo tình cảm riêng) (sách Văn học Lớp 7) và thiên tư (tính chất sinh ra vốn
d Mục tiểu dẫn, các soạn giả dùng không ít từ Hán Việt, gây trở ngại lớn đến sự nhận
thức của HS, vừa khó hiểu, xin nêu một số thí dụ: vong quốc, toả chiết, tài văn, ai hồi, nhũng lạm, sinh thú, hợp tố, phiêu kỵ, đàm tâm, chủ lưu v.v.
1.3 Vấn đề chú thích và dạy học từ Hán Việt trong nhà trường
1.3.1 Tình hình chú thích từ Hán Việt trong SGK Văn học
1.3.1.1 Như đã trình bày, tiếng Việt và tiếng Hán như đã nói đều là những ngôn ngữ cólịch sử lâu đời, sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ này đều bắt đầu khi phong kiến nhà Háncủa Trung Quốc bắt đầu xâm chiếm nước ta Trong quá trình đồng hoá và chống đồnghoá của dân tộc Việt chúng ta, tiếng Việt đã tiếp nhận một khối lượng từ ngữ rất lớn để
bổ sung vào kho từ vựng Việt ngữ Hiện tượng tiếp nhận này diễn ra qua nhiều conđường khác nhau, chủ yếu là bằng con đường khẩu ngữ, tiếp xúc trực tiếp với người Hán
ở giai đoạn đầu, đến đời Đường 唐 đến Minh Thanh 明清 và các giai đoạn sau, tiếng Việt
đã tiếp nhận các từ ngữ Hán một cách có hệ thống qua con đường truyền thống bằng sách
vở Từ hiện tượng lịch sử trên, trong tiếng Việt đã hình thành nên một cách đọc các từngữ gốc Hán theo âm của người Việt và mang một nội hàm văn hoá khá phức tạp Do đó,vấn đề lựa chọn phương thức chú giải phù hợp với đối tượng HS bậc THPT là một vấn đềkhá nan giải đối với các nhà nghiên cứu ngôn ngữ
1.3.1.2 Qua khảo sát các công trình nghiên cứu của Phan Ngọc [33], Đặng Đức Siêu[35], Lê Xuân Thại [38], Lê Anh Tuấn [39], Trần Đại Vinh [41], chúng tôi nhận thấy, cácsoạn giả của bộ SGK Văn học bậc phổ thông đã chọn ra được một hệ thống khá phongphú từ Hán Việt cần thiết để chú giải Nguyên văn chú giải trong các phần chú thích, tiểudẫn của bài học đảm bảo yêu cầu ngắn gọn và dễ hiểu, thể hiện tính sư phạm, chuẩn mực
và phổ biến trong ý đồ truyền đạt nội dung giảng dạy
Trang 17Tuy nhiên, nhìn từ góc độ sử dụng từ và tu từ phong cách, bộ phận từ Hán Việt vẫn đặt ramột trở ngại khá lớn đối với HS các cấp phổ thông trong quá trình lĩnh hội kiến thức Vềmặt hình thức, hầu như các bài khoá đều có phần chú giải, trong đó chủ yếu tập trung chúgiải từ Hán Việt Song, so với yêu cầu thực tế cũng cần bàn thêm tính hợp lý của vấn đềlựa chọn phương pháp và nội dung chú giải Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong nộidung và phương thức chú giải các từ ngữ Hán Việt trong SGK và SGV Văn học vẫn cònkhá nhiều từ khó bị bỏ sót, không được chú tâm đến Cụ thể như sau:
a Những từ khó mà các soạn giả đã bỏ qua như sau:
- Lớp 10: lâu đài (Bài 9), tài chính (Bài 9), bổ nhiệm (Bài 9), Sĩ quan (Bài 14), phù sa (Bài 16), vĩ tuyến (Bài 38), tập kết (Bài 55)
- Lớp 10: bi kịch (tr.37), bác ái (tr.67), bản thổ (tr.55), chỉ nhân (tr.96), chí thiện (tr.121),
dạ đài (tr.155)
- Lớp 11: bút nghiên (tr.84), can qua (tr.38), can trường (tr.184), cổ động (tr.185), chước (tr.245), dương gian (tr.270), ý tưởng (tr.270) [42; 88]
b Chú giải thừa, thiếu hoặc tính chuẩn xác chưa cao.
- Chưa chính xác, vídụ: từ Khách sạn (b.7) (lớp 4): chú giải là khách sạn Luých, đáng ra phải trả lời là Khách sạn là gì? Từ Bàn hoàn (lớp 4): chú giải là nhiều lo lắng, không yên
lặng, băn khoăn không nỡ dứt ra Hai ví dụ trên cho thấy lời chú giải không có sức thuyếtphục, không chuẩn xác
- Hiện tượng chú giải trùng lặp một từ có cùng văn cảnh Ở đây xuất hiện tình trạng tính
hệ thống, chuyển tiếp chưa cao, ví dụ: Từ tuyệt vọng: hết hẳn hi vọng (lớp 6), hết mong
ước, hết hẳn hy vọng (lớp 6, tr.66), hết hẳn hi vọng, còn mong mỏi gì được nữa (Lớp 6,
tr.129) Từ tung hoành: 3 lần (lớp 5 và 7); trầm ngâm, dũng sĩ, hoa văn, tập quán, bồ liễu (đều chú giải 2 lần).
- Khi chú giải, tách các từ trong câu thơ, văn, nhưng bỏ sót những từ quan trọng: bài 19
(lớp 9) có câu: “Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh 留得丹心照汗青”, bỏ qua từ lưu đắc
không chú giải Đáng ra sau khi chú giải từng từ, phải dịch thơ sát nghĩa cho HS dễ hiểu
Câu “làm quan bố chánh có vặn xỉ ra mà ăn” (lớp 8), “hai tên thể nữ ngọc vàng nghìn câu” (lớp 9) Trong 2 ví dụ trên nếu không chú giải xỉ, thể nữ là gì, HS làm sao có thể
nắm bắt được nội dung hai câu trên
1.3.2 Những nguyên tắc chú giải từ Hán Việt trong SGK Ngữ văn
Từ thực tế chú giải trong hệ thống SGK Văn học phổ thông, thiết nghĩ có thể định ranhững nguyên tắc sau đây:
Trang 18a Chọn đúng, đủ và cần những từ xuất hiện trong các bài
b Chuẩn xác, ngắn gọn, dễ hiểu và phù hợp với tư duy lứa tuổi
c Nghĩa gốc, nghĩa phái sinh, nghĩa cộng tác và nghĩa văn cảnh
d Có tính hệ thống, chuyển tiếp và khoa học từ cấp thấp lên cao.
Bên cạnh các nguyên tắc đã nêu trên, theo chúng tôi chúng ta cần phải chú trọng đến kỹnăng phân tích và hướng dẫn phân tích từ ngữ Hán Việt từ kinh nghiệm tự thân của HS.Trong quá trình giao tiếp khẩu ngữ và tiếp xúc với hệ thống tác phẩm văn học ở nhàtrường phổ thông, HS tự thân vận động phát triển kỹ năng giải thích từ ngữ riêng củamình Đây là yêu cầu cơ bản giúp cho HS có thể biện giải, cắt nghĩa thế giới nghệ thuậtnhững tác phẩm văn chương cổ điển Việt Nam, Trung Hoa trong SGK Ngữ văn THPT.Tóm lại, để có được bộ SGK chất lượng tối ưu, là thước vàng khuôn ngọc cho HS các cấpphổ thông, đòi hỏi công sức không ít của các soạn giả Chỉ nhìn từ góc độ từ Hán Việtcũng đã đặt ra nhiều “nút rối” cần tháo gỡ Thực tế nhiều năm nay, vốn hiểu biết về từHán Việt được thẩm thấu qua người dạy và người học văn ở bậc phổ thông vừa thiếu lạivừa yếu Tin rằng trong tương lai không xa, hệ thống SGK nói chung và sách văn nóiriêng cần được biên soạn, cải cách, nâng cao chất lượng, từng bước đáp ứng được yêucầu của sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà
Tiểu kết chương 1
Từ Hán Việt là một hệ quả lịch sử của cuộc giao lưu văn hoá ngôn ngữ Việt - Hoa quahàng ngàn năm lịch sử Từ ngữ Hán Việt là một bộ phận quan trọng gắn bó chặt chẽ vớitiến trình lịch sử của bản ngữ, góp phần tích cực làm cho tiếng Việt thêm phong phú,chuẩn xác, đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu do cuộc sống văn hóa xã hội phát triển đềra
Tuy nhiên, xét từ góc độ từ vựng - phong cách, đây là lớp từ ngữ, xét về mặt phong cáchhoàn toàn khác với phong cách của hệ thống từ ngữ Việt Nếu như hệ thống từ ngữ Việtmang tính chất cụ thể, trực cảm thì từ Hán Việt lại mang tính chất cổ kính, trang nhã,tránh gây ấn tượng ghê rợn, trừu tượng, gợi hình ảnh của thế giới ý niệm, khái quát.Việc chú giải và dạy học từ Hán Việt trong nhà trường phổ thông là vấn đề cấp thiết,phức tạp hiện nay, nhất là đối với bộ sách Ngữ văn ban cơ bản Để quy trình này đạt đượckết quả tối ưu, GV và HS cần phải được trang bị một hệ thống kiến thức chuẩn, cơ bản về
từ ngữ Hán Việt Do đó, quá trình sưu tập, hướng dẫn GV, HS tiếp cận, lý giải hệ thống
từ ngữ Hán Việt trong giờ Ngữ văn là một thao tác quan trọng cần được phát triển
CHƯƠNG 2.
Trang 19KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TỪ NGỮ HÁN VIỆT
TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 (BAN CƠ BẢN)
2.1 Cơ sở khảo sát từ ngữ Hán Việt trong SGK Ngữ văn 10
Như đã trình bày, từ Hán Việt là một bộ phận ngôn ngữ quan trọng cần được xem
xét, phân tích và chú giải Bên cạnh đó, hệ thống từ Hán Việt được khảo sát trong khoáluận này bao gồm từ đơn, từ ghép Bên cạnh đó, nhằm mục đích cung cấp thêm một khốilượng tri thức về tác gia, tác phẩm, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát thêm hệ thống danh
từ riêng (nhân danh, địa danh, thư danh, hiệu danh, quốc danh ) Tuy nhiên, để hìnhthành một hệ quy chiếu cơ bản, một hệ thống các tiêu chí phân loại, cũng như những nhànghiên cứu đi trước, tác giả khoá luận cũng xin trình bày sơ bộ về từ Tiền Hán Việt, từ cóyếu tố Hán Việt và danh từ riêng Hán Việt Những nội dung được trình bày trong chươngmục này là những vấn đề phức tạp và còn tranh luận, do đó, chúng tôi chỉ tìm hiểu nhữngnét khái quát và cơ bản nhất
2.1.1 Vấn đề nhận diện từ Tiền Hán Việt
Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, chúng ta cần phải phân biệt từ Hán Việt với
những từ mượn gốc Hán không đọc theo cách đọc Hán Việt Đó là những từ mượn gốcHán được mượn vào tiếng Việt trong giai đoạn chưa có sự xuất hiện cách đọc Hán Việt(từ thượng cổ đến trước thời Vãn Đường 晚唐) Có người gọi lớp từ này là tiền Hán Việthoặc cổ Hán Việt Sau đây là một số ví dụ về từ tiền Hán Việt:
Chè có cách đọc Hán Việt tương đương là Trà 茶.
Chữ có cách đọc Hán Việt tương đương là Tự 字.
Đuổi có cách đọc Hán Việt tương đương là Truy 追.
Chém có cách đọc Hán Việt tương đương là Trảm 斬.
Muộn có cách đọc Hán Việt tương đương là Vãn 晚.
Buồng có cách đọc Hán Việt tương đương là Phòng 房 [38; 45 - 56]
Ngoài từ tiền Hán Việt ra, trong tiếng Việt còn có một số ít từ mượn gốc Hán đượcmượn theo con đường khẩu ngữ (nói một cách chính xác hơn là mượn theo cách phát âm
địa phương của Trung Quốc) như: mì chính, vằn thắn, sủi cảo
2.1.2 Yếu tố Hán Việt và từ có yếu tố Hán Việt
Trang 20Yếu tố Hán Việt là yếu tố gốc Hán, một âm tiết, phát âm theo cách đọc Hán Việt, dùng đểcấu tạo từ Mỗi yếu tố Hán Việt tương đương với một chữ Hán Yếu tố Hán Việt có thểchia thành hai loại:
- Yếu tố Hán Việt được dùng độc lập với cương vị từ, mỗi yếu tố là một từ của
tiếng Việt như: hoa 花, quả 果, đông 東, tây 西, nam 南, bắc 北, bút 筆, lợi 利, hại 害, thắng 勝, bại 敗,…
- Yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập với cương vị từ mà chỉ là một thành tố
cấu tạo từ như: sơn 山 (núi), hải 海 (biển), thiên 天(trời), địa 地 (đất), mã 馬 (ngựa), hoàng 皇 (vàng), hắc 黑 (đen), độc 讀 (đọc), tiếu 笑 (cười), khán 看 (xem), thính 聽
(nghe),…
- Khi tiếp nhận từ Hán Việt, chúng ta tiếp nhận cả chỉnh thể từ gốc Hán tức là tiếpnhận tất cả các thành tố cấu tạo từ (các yếu tố Hán Việt) Như vậy, khi trong tiếng Việt đãcó sẵn yếu tố phi Hán Việt giữ cương vị rồi thì yếu tố Hán Việt tương ứng chỉ giữ cương
vị yếu tố cấu tạo từ
- Cũng có trường hợp trong tiếng Việt đã có sẵn yếu tố phi Hán Việt giữ cương vị
từ nhưng vẫn tiếp nhận yếu tố Hán Việt đồng nghĩa với cương vị từ do nhu cầu về phongcách, ví dụ:
- Do kiêng huý tên của vua chúa hoặc họ hàng thân thích vua chúa và người có thếlực như:
義 Nghĩa à Ngãi, do kiêng tên Hoằng Nghĩa Vương 弘義王 Nguyễn Phúc Thái 阮
福泰 (tình ngãi, Quảng Ngãi)
任 Nhậm à Nhiệm, do kiêng tên tự của Tự Đức 嗣德 là Hồng Nhậm 洪任 (nhiệm
vụ, trách nhiệm, Ngô Thời (Thì) Nhiệm 吳時任)
- Do sự phát triển của ngữ âm tiếng Việt Ví dụ:
Trang 21收 Thu (thu phục, thu thập) à thâu (thâu phục, thâu nhập)
朱 Chu (chu sa) à châu (châu phê)
Về vấn đề nghĩa của yếu tố Hán Việt, trước hết cần phải làm sáng tỏ một điều: Cóphải tất cả mọi yếu tố Hán Việt đều có nghĩa? Có người khẳng định tất cả mọi yếu tố HánViệt đều có nghĩa Thực tế không phải như vậy, có một số ít yếu tố Hán Việt tự thân nókhông có nghĩa Ví dụ:
瑪 Mã và 瑙 não trong từ Mã não 瑪瑙
菩 Bồ và 薩 tát trong từ Bồ tát 菩薩
琉 Lưu và 璃 ly trong từ Lưu ly 琉璃
俱 Câu, 樂 lạc và 部 bộ trong từ Câu lạc bộ 俱樂部
Những yếu tố như tỳ, bà, bồ, đào, mã, não, lưu, ly nếu tra các từ điển Hán, ta sẽ
không thấy giải thích nghĩa của từng yếu tố Bồ và tát cũng đều không có nghĩa mà là
những yếu tố dùng để dịch tắt bodhi-sattva trong tiếng Phạn cổ Các yếu tố câu, lạc, bộ trong tiếng Hán đều có nghĩa nhưng thực chất các yếu tố này dùng để phiên âm từ Club
trong tiếng Anh, còn nghĩa của các yếu tố thì chẳng dính dáng gì mấy đến nghĩa của từnày Do đó, có thể nói rằng: phần lớn yếu tố Hán Việt đều có nghĩa So sánh nghĩa củayếu tố Hán Việt và nghĩa của yếu tố Hán trong tiếng Hán, chúng ta thấy rằng có một sốnghĩa của yếu tố Hán không được tiếp nhận trong yếu tố Hán Việt tương ứng
Cũng so sánh nghĩa của yếu tố Hán Việt với nghĩa của yếu tố Hán, chúng ta thấy rằng cómột số nghĩa trong yếu tố Hán Việt không có trong yếu tố Hán tương ứng Đó là sự pháttriển nghĩa của yếu tố Hán Việt Ví dụ:
- 飛 Phi có hai nghĩa mới:
+ (Ngựa) chạy rất nhanh: ngựa phi
+ Phóng dao: phi dao
- 送 Tống có thêm nghĩa mới là “đuổi đi”
- 聽 Thính có thêm nghĩa mới là “rất nhạy trong cảm giác âm thanh”: tai rất thính Một số yếu tố Hán Việt nguyên chỉ tính chất, có thêm nghĩa mới chỉ mức độ cao
như: ác 惡 (diện ác), tệ 弊 (xấu tệ), kinh 驚 (đẹp kinh).
Trang 22Một số yếu tố Hán Việt từ nghĩa chỉ sự vật, có thêm nghĩa mới chỉ tính chất như:
thánh 聖 (thánh thật), sĩ 士 (đừng có sĩ, khác với Sỉ 耻: xấu hổ).
Đáng chú ý là hiện tượng một số yếu tố Hán Việt được dùng với cương vị từ, mangnghĩa chuyên biệt hoá khái niệm so với nghĩa của yếu tố Hán tương ứng Ví dụ:
- Một số yếu tố Hán Việt chỉ tính chất, có thêm nghĩa chuyên biệt hoá, cụ thể nhưsau:
Lục 綠 vốn nghĩa là “màu xanh nói chung”, có thêm nghĩa mới là “một loại màuxanh, xanh lá cây” (xanh lục)
Bạch 白 vốn nghĩa là “trắng”, có thêm nghĩa mới là “trắng toàn một màu” (trắngbạch, sáng bạch)
Bạc 薄 vốn nghĩa nghĩa là “mỏng”, có thêm nghĩa mới là “không có tình nghĩa trọn
vẹn” (bạc đãi, phụ bạc) [Dẫn lại theo 36; 193 - 194]
- Một số yếu tố Hán Việt chỉ loại sự vật có thêm nghĩa mới chỉ một tiểu loại của sựvật đó như:
Bố 布 vốn nghĩa là “vải”, có thêm nghiã là “một loai vải thô” (vải bố).
Côn棍 vốn nghĩa là “gậy”, có thêm nghĩa mới là “một loại gậy để đánh võ, múavõ” (đánh côn, múa côn)
Thủ首 vốn nghĩa là “cái đầu”, có thêm nghĩa mới là “cái đầu gia súc đã giết thịt”(thủ lợn, thịt thủ)
- Một số yếu tố Hán Việt chỉ hoạt động có thêm nghĩa mới chỉ cái cụ thể của hoạtđộng đó như:
Đả打 vốn nghĩa là “đánh”, có thêm nghĩa mới là đánh về mặt tinh thần (đả cho nómột trận)
Tẩu 走 vốn nghĩa là “đi”, có thêm nghĩa là “chuồn” (nó tẩu mất rồi).
Cùng với những từ tiền Hán Việt, hệ thống từ vay mượn từ gốc Hán qua con đườngkhẩu ngữ, chúng tôi không đưa vào trong diện khảo sát và phân tích Đối với yếu tố HánViệt, nếu hoàn chỉnh về nghĩa, chúng tôi sẽ xem xét chúng với tư cách là những từ đơnđơn âm, từ đơn đa âm Trong những trường hợp khác, đặc biệt là những từ có yếu tố HánViệt như: Lớp trưởng, hoa sen, khen thưởng và những vấn đề về ý nghĩa và sự thay đổi
Trang 23sắc thái nghĩa của hệ thống yếu tố Hán Việt như đã trình bày không nằm trong phạm vikhảo sát của khoá luận.
2.1.3 Vấn đề danh từ riêng trong Hán văn
Trong các tài liệu khảo sát về Ngữ pháp phổ thông tiếng Việt, các nhà nghiên cứu đã
phân biệt danh từ chung và danh từ riêng Danh từ chung là danh từ dùng để gọi những
sự vật thuộc cùng một loại, danh từ riêng là những danh từ dùng để làm tên riêng để gọitên từng sự vật, đối tượng riêng lẻ Đối với người Việt, đó là:
Những tên chỉ người, tên cá nhân, dân tộc, Ví dụ: Nguyễn Trãi, Việt Nam, Nguyễn Du, Hoàng Đức Lương
Những tên chỉ nơi chốn, núi, sông, hồ, tỉnh, Ví dụ: (núi) Tản Viên, (sơng) Hồng, (tỉnh) Nghệ An,
Những từ ngữ chỉ công trình xây dựng và công trình văn hoá Ví dụ: (chùa) Dâu, (cầu) Long Biên,
Những từ ngữ chỉ các cơ quan, tổ chức xã hội, Ví dụ: Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Những từ ngữ chỉ từng thời kì, từng sự kiện lịch sử, Ví dụ: (thời kì) Lí–Trần, Cách mạng Tháng Tám, Hội nghị Paris [36; 44]
Trong chuyên luận Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại (1975), khi bàn về
vấn đề danh từ trong ngôn ngữ, Nguyễn Tài Cẩn đã khẳng định: “Bất kì nhân danh hay địa danh, tên sách báo hay tên gọi tổ chức, tên gọi thời đại, danh từ riêng bao giờ cũng
có đặc điểm là chỉ dùng để gọi tên của một sự vật duy nhất, cá biệt Chính đặc điểm này
là đặc điểm đã làm cho danh từ riêng khác hẳn với các danh từ còn lại cả về mặt ý nghĩa, cả về mặt đặc trưng ngữ pháp ” [43; 70] Nhận định trên hoàn toàn phù hợp với
hệ thống danh từ riêng trong tiếng Hán Lê Trí Viễn, Đặng Đức Siêu trong giáo trình Cơ
sở Ngữ văn Hán Nôm (1982) cũng thống nhất với quan điểm trên, các tác giả cho rằng:
“Danh từ riêng trong tiếng Hán bao gồm: tên người, tên đất, tên thuỵ hiệu, tước vị, tên tác phẩm, tên các thể loại văn bản Hán văn ” [36; 44], cụ thể như:
Nhân danh: Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn, Bùi Kỷ, Hoàng Đức Lương, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản, Trần Trí, Sơn Thọ
Địa danh: Thường Tín, Hà Tây, Chí Lăng, Tốt Động, Tiên Điền, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Tam Ngô, Ngũ Hồ
Thư danh: Quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Dư địa chí, Đoạn Trường Tân Thanh, Truyền kỳ mạn lục
Trang 24Tước hiệu, thuỵ hiệu, miếu hiệu: Hưng Đạo đại vương, Hưng Nhượng vương, Tán Trù bá, Trần Thánh Tông, Lê Thánh Tông
Niên hiệu, thời kỳ: Nguyên Phong, Hồng Đức, Lý Trần, Lê Sơ
Hệ thống danh từ riêng đã chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số từ ngữ Hán Việt
mà chúng tôi thống kê được Tuy nhiên, xét từ góc độ âm tiết, những từ này đều có 02 âmtiết trở lên nên rất dễn nhầm lẫn với cụm từ, đoản ngữ Trong mục này, chúng tôi trìnhbày sơ lược một vài điểm cơ bản để tạo cơ sở cho việc nhận xét, phân tích, chú giải từHán Việt
2.2 Khảo sát, thống kê từ Hán Việt trong SGK Ngữ văn 10
2.2.1 Hệ thống từ đơn và từ ghép trong SGK Ngữ văn 10
Như đã nói, từ Hán Việt cũng được xem là loại từ vay mượn của các ngôn ngữ
khác để biểu thị những sự vật hiện tượng, đặc điểm, tính chất, trạng thái một cách kháiquát và trừu tượng Do đó, hệ thống này đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong
hệ thống văn bản, SGK Ngữ văn trong nhà trường phổ thông
Từ mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sátmột số bài học trong bộ SGK Ngữ văn 10 (Tập 1, 2) và kết quả thu được như sau:
Trang 252.2.2 Từ Hán Việt trong SGK Văn học 10 và Ngữ văn 10
Để có được một cái nhìn khách quan hơn về hệ thống từ Hán Việt trong hai bộ sách
cũ và mới, căn cứ vào tài liệu của Lê Anh Tuấn [39], chúng tôi tiến hành lập bảng so sánhđể tìm hiểu quá trình phát triển vốn từ Hán Việt qua SGK của các tác giả biên soạn Sốliệu thống kê này, như đã trình bày, chúng tôi chủ yếu khảo sát qua mấy bài học về vănhọc trung đại Cụ thể như sau:
BẢNG 2: TỪ HÁN VIỆT TRONG SGK VĂN HỌC 10 (BỘ CŨ)
VÀ SGK NGỮ VĂN 10 (BAN CƠ BẢN - BỘ MỚI)
02 bộ sách được khảo sát Qua các biểu đồ so sánh chúng ta sẽ thấy rõ được vai trò củachúng:
Trang 262.2.3 Danh từ riêng Hán Việt trong SGK Ngữ văn 10
Trong hệ thống từ Hán Việt mà chúng tôi thống kê được, bộ phận danh từ riêng
Hán Việt cũng chiếm một số lượng khá lớn Hiện nay, quan điểm về bộ phận này chưathật sự thống nhất, chúng tôi không thể xếp chúng vào từ đơn hay từ ghép Do đó, để cóđược một cái nhìn toàn diện và tổng quan, chúng tôi thống kê sơ bộ hệ thống nhân danh,địa danh và tên các tác phẩm văn học trong SGK Ngữ văn 10, cụ thể như sau:
BẢNG 3: DANH TỪ RIÊNG TRONG SGK NGỮ VĂN 10
(BAN CƠ BẢN - BỘ MỚI)
Địa danh Nhân danh, tộc danh, triều đại,
tước hiệu…
Tác phẩm văn chương, sử học (thư danh)
Thuật ngữ, khái niệm
Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Trong tổng số 29 bài học trong cả hai tập, chúng tôi thống kê số lượng địa danh là 129 từ,nhân danh là 194 từ, tác phẩm là 67 từ và thuật ngữ, khái niệm là 14 từ So sánh với tổngsố từ thống kê được, chúng tôi nhận thấy đây là những danh từ cần quan tâm khảo sát,phân tích, chú giải (xem bảng phụ lục 3) Việc làm này cần thiết cho quá trình học tập vàtích luỹ từ Hán Việt của học THPT Cụ thể, chúng ta có thể theo dõi qua biểu đồ sau:
2.3 Nhận xét chung về hệ thống từ Hán Việt trong SGK Ngữ văn 10
2.3.1 Trong khóa luận này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát 29 bài học (thuộc phần văn
học Trung đại và văn học nước ngoài) trong SGK Ngữ văn 10 tập 1, tập 2 (Ban cơ bản)
Cụ thể ở các tập như sau: