1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỪ HÁN VIỆT TRONG CÁC ĐOẠN TRÍCH CỦA TRUYỆN KIỀU

99 3,7K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 108,64 KB

Nội dung

Thời kì 1: Trước thế kỉ VII Tiếng Hán thời kì này là tiếng Hán Thượng Cổ, gọi là ngữ âm Thượng Cổ, trong đó sự giaolưu và tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt dựa trên cơ sở của vỏ ng

Trang 1

A. MỞ ĐẦU

Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Việt – dân tộc chiếm đa số trong 54 dân tộc anh emtrên đất nước Việt Nam Đồng thời, tiếng Việt cũng là ngôn ngữ chung trong hoạt động giaotiếp xã hội Tiếng Việt chịu sự ảnh hưởng, tác động sâu sắc của quá trình phát triển lâu dài vàđầy biến động của lịch sử Đặc biệt, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, tiếng Việt đã có sự tiếpxúc sâu sắc với tiếng Hán Việc vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán cùng với quá trình Việt hóa đãtạo ra một hệ thống từ vay mượn – từ Hán Việt, rất đa dạng và phong phú

Từ ngữ Hán Việt trong kho tàng tiếng Việt được hình thành và đang tiếp tục phát triểntrong từ nhiều thế kỉ qua Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã chỉ ra rằng, từ Hán Việt trongtiếng Việt chiếm một tỉ lệ cao, khoảng 70% Có thể nói rằng từ Hán Việt đóng vai trò quantrọng không chỉ đối với ngôn ngữ Việt Nam mà đối với cả nền văn hóa dân tộc Đến nay, từHán Việt được sử dụng rỗng rãi, người ta sử dụng từ Hán Việt cho những mục đích khác nhau,nhưng nhìn chung lại nhằm nâng cao ý nghĩa và giá trị biểu cảm cho nội dung cần biểu đạt.Tìm hiểu và nghiên cứu từ Hán Việt cũng có nghĩa là chúng ta đang giải mã những ẩn số vănhóa góp phần giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa Hán Nôm đồ sộ kết tinh của những giá trị caođẹp trong tâm hồn và trí tuệ của loài người Đồng thời, đó cũng là một hướng để tiếp cận cáctác phẩm văn học cổ của dân tộc

Như chúng ta đã biết, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác văn chương chữ

Nôm của dân tộc Tác phẩm này đã góp phần khẳng định chủ quyền dân tộc bằng tài năng sửdụng ngôn ngữ bậc thầy của đại thi hào Đặc biệt, việc sử dụng kết hợp một hệ thống từ HánViệt tương đối lớn đan xen trong ngôn ngữ thuần Việt góp phần nâng giá trị nội dung cũng nhưnghệ thuật của Truyện Kiều đạt đến đỉnh cao Tuy nhiên, để có thể phát hiện từ Hán Việt vàhiểu giá trị sử dụng của nó trong từng văn cảnh là điều không phải ai cũng có thể làm được,nhất là với học sinh THPT Các em là người tiếp xúc trực tiếp với các văn bản đoạn trích

Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn, là bạn đọc đồng sáng tạo với tác giả, tác phẩm nên

để có thể cắt nghĩa, phân tích khái quát giá trị của tác phẩm về mọi mặt thì bước đầu tiên và cơ

Trang 2

bản nhất là phải hiểu được tác phẩm trên bình diện ngôn từ Nhưng vốn hiểu biết,kinh nghiệm,vốn từ Hán Việt tích lũy được còn quá ít thật sự trở thành rào cản không nhỏ để các có thể emthâm nhập vào tác phẩm

Chính vì thế, nhóm chúng tôi bước đầu tìm hiểu đề tài: Xác định và mở rộng vốn từ

Hán Việt trong các đoạn trích Truyện Kiều được học ở trường Trung học phổ thông nhằm

giúp người học hiểu sâu sắc hơn giá trị về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm Đồng thời,giúp các em bước đầu nhận diện từ Hán Việt, hiểu được nghĩa, tích lũy vốn từ Hán Việt để phục

vụ cho việc đọc hiểu và tạo lập một sản phẩm văn chương nghệ thuật Chúng tôi mong rằng đềtài này sẽ góp phần phục vụ tốt hơn trong công tác học tập và giảng dạy các đoạn trích truyệnkiều nói riêng và các tác phẩm văn chương trung đại nói chung trong chương trình SGK Ngữvăn ở bậc THPT hiện nay và cả trong tương lai

Vì lý do thời gian và số lượng tài liệu hỗ trợ cho công việc tìm hiểu, mở rộng từ HánViệt còn hạn chế, nên việc hoàn thiện đề tài là một khó khăn lớn Cho nên, bài làm sẽ khôngtránh khỏi những thiếu sót Nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung và sửachữa của Thầy và các bạn

B. NỘI DUNG

I. Giới thiệu chung về từ Hán Việt

1. Khái niệm

Từ hán Việt là những từ ngữ gốc Hán được đọc theo âm Hán Việt

2. Từ Hán Việt trong các giai đoạn lịch sử

Cho đến nay, từ Hán Việt đã trải qua ba thời kì phát triển với những tên gọi khác nhau Cụthể là:

a. Thời kì 1: Trước thế kỉ VII

Tiếng Hán thời kì này là tiếng Hán Thượng Cổ, gọi là ngữ âm Thượng Cổ, trong đó sự giaolưu và tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt dựa trên cơ sở của vỏ ngữ âm Thượng Cổ ấy.Chúng ta có thể thấy rõ sự tiếp xúc đó được diễn ra trên hai phương thức như sau:

- Giao lưu và tiếp xúc một cách tự nhiên giữa các cộng đồng với nhau với tính chất một sinhngữ

Trang 3

- Tính chất cưỡng bức, vì ở giai đoạn sau, nhà Hán đặt ách đô hộ lên đất nước ta, áp chếnước ta về mọi mặt trong đó có ngôn ngữ (mở trường dạy chữ Hán để đào tạo quan lại địaphương các cấp).

Hai phương thức trên cho thấy, thời kì này tiếng Hán ảnh hưởng vào tiếng Việt vừa có tínhchất sinh ngữ, vừa có tính chất học thuật nhưng nhìn chung chưa có quan hệ gắn bó

Như vậy, tiếng Hán Thượng Cổ đã để lại cho tiếng Việt chúng ta một lớp từ gốc Hán mà sau

này gọi là từ tiền Hán Việt Cách đọc lớp từ này của người Việt (dựa trên âm Hán Thượng Cổ) gọi là âm tiền Hán Việt Lớp từ tiền hán Việt này ccos nhiên là từ gốc Hán được Việt hóa theo

cơ cấu phát âm của người Việt, bị ngữ âm Việt chi phối, chịu sự tác động của ngữ pháp tiếngViệt Cho nên, đến nay, theo ý kiến của đa số các nhà nghiên cứu nên coi lớp từ này là từ thuầnViệt Trong tiếng Việt hiện nay, nó chiếm khoảng 3 – 5%

b. Thời kì 2: Từ cuối thế kỉ VIII đến đầu thế kỉ XIX

Thời kì này, về cơ bản người Việt đã giành được độc lập, tự chủ, không còn sự tiếp xúcthường xuyên giữa người Hán và người Việt, do đó tiếng Hán hầu như không còn ảnh hưởngđến tiếng Việt như một sinh ngữ nữa Tiếng hán từ thời Thượng Cổ đã chuyển sang giai đoạnTrung Cổ với sự khác biệt lớn về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách, mang đặc trưng của thời kìĐường – Tống của thế kỉ VIII và thế kỉ X

Đến lúc này, chúng ta sử dụng tiếng Hán như một thứ chuyển ngữ, phục vụ cho việc xâydựng quốc gia phong kiến Đại Việt Sự ảnh hưởng của tiếng Hán đến tiếng Việt chủ yếu thôngqua sách vở một cách chủ động (tổ chức học tập chữ Hán, dùng nó để truyền bá Nho, Đạo,Phật, dùng trong khoa cử, sáng tạo các giá trị văn hóa…) Vì thế, nó mang tính hệ thống, đặcbiệt là một loạt thuật ngữ , khái niệm tiếng Hán cũng du nhập

Có thể nói, trong thời kì này, ngoài tiếp thu văn hóa Hán học, chúng ta còn tiếp nhận một bộphận từ gốc hán thứ hai, hình thành nên lớp từ Hán Việt Lớp từ Hán Việt này chiếm trên 70%

từ tiếng Việt hiện nay

Chúng ta dễ thấy rằng, từ Hán Việt là một lớp từ chiếm vị trí quan trọng trong kho tàng từvựng tiếng Việt Vì thế, không ít các nhà nghiên cứu ở các thời kì khác nhau cất công tìm hiểu

Trang 4

nhằm đưa ra định nghĩa đúng đắn nhất về từ Hán Việt Song cho đến nay, các định nghĩa về từHán Việt chưa có sự thống nhất tuyệt đối.

- Tác giả Cù Đình Tú (Phong cách học và đặc điểm tu từ học tiếng Việt) đưa ra khái niệm từ Hán Việt trong tương quan so sánh với từ thuần Việt: người ta gọi các từ Việt có nguồn gốc mượn ở tiếng Hán, phát âm theo cách Việt Nam là từ Hán Việt, còn các từ Việt về nguồn gốc có quan hệ họ hàng với các từ thuộc dòng họ Đông Nam Á là từ thuần Việt.

- Hai tác giả Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Thiện Giáp thì xác định khái niệm từ Hán Việt trên

cơ sở hình thành và diễn tiến của nó: từ Hán Việt là những từ Hán vào Việt từ thời kì Bắc thuộc, được Việt hóa ở nhiều cấp độ cả về ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa do mức độ Việt hóa chưa cao.

- Đặc biệt là chú ý quan niệm của GS Bùi Minh Toán, Nguyễn Ngọc San (Tiếng Việt tập 3, NXB GD HN 1999): từ Hán Việt là một loại từ gốc Hán có vỏ ngữ âm là âm Hán Việt, được mượn vào kho từ từ vựng tiếng Việt sau thế kỉ X và trở thành một bộ phận của từ vựng tiếng Việt, nếu là đơn tiết thì thường là từ cổ, khó hiểu, có thể tự do kết hợp hay không tự do kết hợp với từ khác, nếu là song tiết thì được cấu tạo theo cú pháp Hán, có phong cách riêng (trang trọng, cổ kính, thấp thoáng…) khác với phong cách từ thuần Việt (cụ thể, dân dã…).

Để xác định được loại từ này, cần căn cứ trên các tiêu chí sau:

- Phải là từ gốc Hán đã được tiếng Việt thu nhận

- Có vỏ ngữ âm là tiếng Hán thời Đường – Tống đọc theo cách đọc của người Việt (âm đọcHán Việt)

- Từ ngữ có ngữ nghĩa và phong cách Hán Việt để phân biệt với những từ có ngữ nghĩa vàphong cách thuần Việt

Mặt khác, cần chú ý đến những đặc điểm, tính chất của từ Hán Việt trong quá trình giao lưu,tiếp xúc đó:

- Từ Hán Việt chia ra hai bộ phận: từ song tiết và từ đơn tiết Trong hai tiểu loại của từ đơntiết, có một loại từ hoạt động tự do trong câu tiếng Việt như từ thuần Việt nên nhiều ý kiến đềxuất nên coi loại từ này là từ thuần Việt; còn loại không thể hoạt động từ do trong câu tiếngViệt thì giữ nguyên tên gọi là từ Hán Việt đơn tiết

Trang 5

- Những từ Hán Việt khi đã tồn tại trong tiếng Việt tiếp tục bị ngữ âm tiếng Việt chiphối, kết quả hình thành lớp từ Hán Việt Việt hóa.

Ví dụ:

Kỉ → Ghế

Kính → Gương

- Những từ Hán Việt đã vào tiếng Việt ở thời kì thứ nhất đến thời kì này, với một vỏ ngữ

âm mới, tiếp tục du nhập một lần nữa, hình thành trong tiếng Việt sự song song tồn tại của một

bộ phận từ cùng chung ý nghĩa, chung chữ viết

sự biến đổi âm Hán Trung Quốc Đây có thể coi là một đặc chất của từ Hán Việt

Trong quá trình cấu tạo từ tiếng Việt, bên cạnh Việt hóa từ gốc Hán, người Việt còn sáng tạomột phương thức tạo từ riêng Những từ ngữ được tạo thành theo cách này gọi là từ Hán ViệtViệt tạo (không có trong tiếng Hán) Có thể chia làm hai loại:

- Loại 1: Kết hợp một yếu tố Hán và một yếu tố Hán để tạo thành từ Hán Việt mới

Ví dụ: Đại úy, Thiếu tá…

- Loại 2: Kết hợp một yếu tố Hán và một yếu tố thuần Việt thành một từ mới

Ví dụ: Mùa vụ, Hoa cỏ…

Bộ phận từ Hán Việt được tiếng Việt tiếp nhận trong thời kì thứ hai có ý nghĩa cô cùng

to lớn trên tất cả các phương diện, góp phần hình thành học phong tư duy, thúc đẩy khoa họcphát triển

c. Thời kì 3: Từ cuối thế kỉ XIX đến nay

Giai đoạn này, tiếng Hán bản ngữ đã chuyển sang thời hiện đại: tiếng Hán bạch thoại, vớivỏ ngữ âm hiện đại, khác xa tiếng Hán thời Trung Cổ

Trang 6

Tiếng Hán ảnh hưởng đến tiếng Việt tạo qua hai con đường và hình thành hai bộ phận mới:

- Thông qua con đường sách vở: dùng âm Hán Việt để đọc một số từ ngữ vay mượn, tạothành lớp từ Hán Việt hiện đại (từ Tân Hán Việt)

Ví dụ: Văn hóa, chủ nghĩa, giai cấp…

- Thông qua con đường giao lưu, tiếp xúc trực tiếp: một bộ phần từ Hán Việt hiện đại có âmđọc giống với vỏ ngữ âm phương ngữ của tiếng Hán Bộ phận này đến nay chưa có tên gọithống nhất

3 Từ Hán Việt và từ thuần Việt nhìn từ góc độ so sánh

Để so sánh từ Hán Việt và thuần Việt, chúng ta cần nói đến khái niệm của từ thuần Việt Cóthể nêu một số cách hiểu phổ biến sau:

- Một là, từ thuần Việt là những từ do người Việt sáng tạo ra nhằm phục vụ cho nhu cầu giaotiếp, trao đỏi của người Việt

- Hai là, những từ do tiếng Việt vay mượn của ngôn ngữ khác nhưng đã chịu nhiều sự chiphối của ngữ âm người Việt cũng gọi là từ thuần Việt

- Ba là, nó có thể hoạt động tự do trong câu tiếng Việt, chịu sự chi phối, tác động của quy tắcngữ pháp

- Bốn là, những yếu tố Hán Việt hoạt động tự do trong câu tiếng Việt vẫn gọi là từ thuầnViệt

Như vậy, chúng ta đã có được một số điểm quan trọng để xác định một từ thuần Việt, làmnền tảng tiến tới sự so sánh với từ hán Việt

Có thể phân định từ thuần Việt và từ Hán Việt trên những tiêu chí sau:

a. Về ngữ âm

Hai hệ thống âm Hán Việt và âm thuần Việt có một đường ranh giới ngữ âm, vì âm Hán Việtsuy cho cùng vãn là hệ quy chiếu âm nước ngoài, hay cách khác có dáng dấp của vỏ ngữ âmngoại lai Trong khi đó, âm thuần Việt lại do chính người Việt sáng tạo ra rất mộc mạc, giản dị.Nhận diện từ Hán Việt từ phương diện ngữ âm:

- Về phụ âm đầu: Phụ âm R, G, Gh không có trong từ Hán Việt

- Về phần vần:

Trang 7

+ A: âu – ay

+ Ă: ăt – ăm – ắp

+ Â: âc – âng, ây (trừ Tây)

+ E: en – em – eng – ec – et – ep – eo

+ Ê: ên – êm – êc – êch – êp – êu

+ I: im (trừ Kim) – it – ip (trừ Kịp) – iu – iêu - iêc – iêng – ia (trừ Nghĩa, Địa)

+ O: on – om – ot – oi – oe - oen

+ Ơ: ơi (trừ Đơn, Sơn) – ơi (trừ Thời) – ợp (trừ Hợp) – ơm – ơt

+ Ô: ôp – ôm

+ U: ui – ua – un – ut – um – up – uôi – uôm – uôn – uôt – uăp – uâng

+ Ư: ưa (trừ Thừa, hứa) - ưn – ươn – ưt – ươm – ươt – ươp – ươi

- Về thanh điệu:

+ Các từ có các phụ âm đầu: M, N, NH, V, L, D, NG sẽ có dấu ngã

Ví dụ: Nhã (từ Hán Việt) Nhả (từ Thuần Việt)

Mã (từ Hán Việt) Mả (từ Thuần Việt)

Lã (từ Hán Việt) Lả (từ Thuần Việt)

Nỗ (từ Hán Việt) Nổ (từ Thuần Việt)

Trang 8

+ Các từ Hán Việt không mang phụ âm đầu bao giờ cũng chỉ có thanh điệu ngang, hỏi,sắc.

Ví dụ: Am – Ảm – Ám; Âm – Ẩm – Ấm; Ân – Ẩn – Ấn

Ao – Ảo – Áo; Anh – Ảnh – Ánh; Uy – Ủy – Úy

+ Các từ Hán Việt có âm đầu là các phụ âm L, N, M, NG, NH luôn có thanh điệungang, ngã, nặng

Ví dụ: Lam – Lãm – Lạm; Lao – Lão – Lạo; Nô – Nỗ – Nộ

Nga – Ngã – Ngạ; My – Mỹ – Mỵ; Nha – Nhã - Nhạ

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Màu quan san là màu gì? Bằng trực cảm thật khó nhận biết rõ rệt Cho nên, ta phải hiểu được hai từ quan san nghĩa là nơi heo hút, hẻo lánh, xa vời vợi… cho nên màu quan san là màu

gợi buồn, màu của sự xa xôi các trở, hay nói cách khác là màu của tâm lý, không cụ thể, khôngthấy được bằng thị giác mà phải cảm nhận bằng nội tâm

Trang 9

Ngược lại, từ thuần Việt luôn là hình ảnh của khách quan trực tiếp và tức khắc hiện lêntrong đầu người Việt, không cần thông qua một thao tác suy nghĩ nào.

Ví dụ:

Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trứng điểm một vài bông hoa

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Câu thơ ngay lập tức gợi lên trong trí óc người đọc khung cảnh thiên nhiên tươi non, đầysức sống vào độ xuân sang, bởi nó miêu tả những sự vật đặc trưng cho mùa xuân Việt Nam:cành hoa lê trắng, cỏ xanh non…

Một điểm khác biệt nữa của từ Hán Việt và từ thuần Việt là khả năng hoạt động trongcâu tiếng Việt Từ thuần Việt có khả năng kết hợp linh hoạt với mọi loại từ và đứng ở nhiều vịtrí trong câu, ngược lai, từ Hán Việt có phạm vi hoạt động hẹp hơn và chỉ đùn trong một sốtrường hợp nhất định

Trang 10

- Trong việc sử dụng tiếng Hán, người Việt đã tạo ra những kết cấu riêng gọi là từ HánViệt tạo (không có trong tiếng Hán).

Ví dụ: Tiểu thuyết, trần thuật…

Từ thuần Việt có tính chất dân dã, mộc mạc, đôi khi còn có yếu tố hài hước, bỡn cợt

Ví dụ: vợ, bà xã…

Do có sự khác nhau cơ bản về tất cả các mặt nêu trên giữa từ Hán Việt và từ thuần Việt,nên từ Hán Việt không thích hợp để cụ thể hóa đối tượng nhưng lại vô cùng thích hợp khi tamuốn vĩnh viễn hóa một sự việc, đẩy nó về thế giới của ý niệm Ngược lại, từ thuần Việt lại rấtgiá trị khi khi diễn tả những sự vật trong thế giới trực quan sinh động

II. Giới thiệu sơ lược về các đoạn trích thuộc Truyện Kiều – Nguyễn Du trong chương

trình SGK Ngữ văn ở bậc THPT.

1. Đôi lời về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

Nguyễn Du (1766 – 1820), hiệu là Tố Như, Thanh Hiên, con Nguyễn Nghiễm, làng TiênĐiền, huyện Nghi Xuân (Nghệ Tĩnh) văn chương vượt hẳn bạn bè, nhưng học vị chỉ là tamtrường (tú tài) Nguyễn Du gặp nhiều khó khăn hồi con thanh niên Mười một tuổi mồ côi cha,mười ba tuổi mất mẹ, suốt đời trai trẻ ăn nhờ ở đâu: hoặc ở nhà anh ruột (Nguyễn Khản), nhàanh vợ (Đoàn Nguyễn Tuấn), có lúc làm con nuôi một võ quan họ Hà, và nhận chức nhỏ: chánhthủ hiệu uý Do tình hình đất nước biến động, chính quyền Lê Trình sụp đổ, Tây Sơn quét sạch

giặc Thanh, họ Nguyễn Tiên Điền cũng sa sút tiêu điều: "Hồng Linh vô gia, huynh đệ tán" Nguyễn Du trải qua 10 năm gió bụi Năm 1802, ra làm quan với triều Nguyễn được thăng

thưởng rất nhanh, từ tri huyện lên đến tham tri (1815), có được cử làm chánh sứ sang Tàu

Trang 11

(1813) Ông mất vì bệnh thời khí (dịch tả), không trối trăng gì, đúng vào lúc sắp sửa làm chánh

sứ sang nhà Thanh lần thứ hai

Nguyễn Du có nhiều tác phẩm Thơ chữ Hán như Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục Cả ba tập này, nay mới góp được 249 bài nhờ công sức sưu tầm của

nhiều người Lời thơ điêu luyện, nhiều bài phản ánh hiện thực bất công trong xã hội, biểu lộtình thương xót đối với các nạn nhân, phê phán các nhân vật chính diện và phản diện trong lịch

sử Trung Quốc, một cách sắc sảo Một số bài như Phản chiêu hồn, Thái Bình mại ca giả, Long thành cầm giả ca đã thể hiện rõ rệt lòng ưu ái trước vận mệnh con người Những bài viết về

Thăng Long, về quê hương và cảnh vật ở những nơi Nguyễn Du đã đi qua đều toát lên nỗingậm ngùi dâu bể Nguyễn Du cũng có gắn bó với cuộc sống nông thôn, khi với phường săn thì

tự xưng là Hồng Sơn liệp hộ, khi với phường chài thì tự xưng là Nam Hải điếu đồ Ông có

những bài ca dân ca như Thác lời con trai phường nón, bài văn tế như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, chứng tỏ ông đã tham gia sinh hoạt văn nghệ dân gian với các phường vải,

phường thủ công ở Nghệ Tĩnh

Tác phẩm tiêu biểu cho thiên tài Nguyễn Du là Đoạn trường tân thanh và Văn tế thập loại chúng sinh, đều viết bằng quốc âm Đoạn trường tân thanh được gọi phổ biến là Truyện Kiều, là một truyện thơ lục bát Cả hai tác phẩm đều xuất sắc, tràn trề tinh thần nhân đạo chủ

nghĩa, phản ánh sinh động xã hội bất công, cuộc đời dâu bể Tác phẩm cũng cho thấy một trình

độ nghệ thuật bậc thầy

Truyện Kiều đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hoá Việt Nam Nhiều nhân vật trong Truyện Kiều trở thành điển hình cho những mẫu người trong xã hội cũ, mang những

tính cách tiêu biểu Sở Khanh, Hoạn Thư, Từ Hải, và đều đi vào thành ngữ Việt Nam Khả năng

khái quát của nhiều cảnh tình, ngôn ngữ, trong tác phẩm khiến cho quần chúng tìm đến Truyện Kiều, như tìm một điều dự báo Bói Kiều rất phổ biến trong quần chúng ngày xưa Ca nhạc dân gian có dạng Lẩy Kiều Sân khấu dân gian có trò Kiều.Hội họa có nhiều tranh Kiều Thơ vịnh Kiều nhiều không kể xiết Giai thoại xung quanhi cũng rất phong phú Tuồng Kiều, cải

Trang 12

tàng ca dao, tục ngữ Từ xưa đến nay, Truyện Kiều đã là đầu đề cho nhiều công trình nghiên cứu, bình luận và những cuộc bút chiến Ngay khi Truyện Kiều được công bố (đầu thế kỷ XIX)

ở nhiều trường học của các nho sĩ, nhiều văn đàn, thi xã đã có trao đổi về nội dung và nghệ

thuật của tác phẩm Đầu thế kỷ XX, cuộc tranh luận về Truyện Kiều càng sôi nổi, quan trọng

nhất là cuộc phê phán của các nhà chí sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng phản đối phong trào

cổ xuý Truyện Kiều do Phạm Quỳnh đề xướng (1924)

Năm 1965, Nguyễn Du chính thức được nhà nước làm lễ kỷ niệm, Hội đồng hoà bìnhthế giới ghi tên ông trong danh sách những nhà văn hoá thế giới Nhà lưu niệm Nguyễn Duđược xây dựng ở làng quê ông xã Tiên Điền Trường viết văn để đào tạo những cây bút mớimang tên ông

2. Các đoạn trích Truyện Kiều

Trong chương trình SGK Ngữ Văn ở bậc THPT, có tất cả 4 đoạn trích thuộc Truyện Kiều Các đoạn trích này chủ yếu nằm trong chương trình SGK Ngữ Văn 10 (tập 2), NXB giáo

dục, năm 2013 và tên các đoạn trích do người biên soạn SGK đặt 4 đoạn trích đó là:

- Trao duyên: Gồm 34 câu, thuộc vị trí từ câu 723 đến câu 756: Lời Thúy Kiều nhờ cậy

Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng đế trả nghĩa cho chàng sau khi Kiều bán mìnhchuộc cha

- Nỗi thương mình: Gồm 20 câu, thuộc vị trí từ câu 1229 đến câu 1248: Tả tình cảnh trớ

trêu mà Kiều đã gặp phải và nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều ở chốn lầu xanh

- Chí khí anh hùng: Gồm 18 câu, thuộc vị trí từ câu 2213 đến câu 2230: Kể về việc Từ

Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên nàng Kiều tài sắc, chàng muốn có sự nghiệplớn nên sau nửa năm đã từ biệt Kiều ra đi

- Thề nguyền: Gồm 22 câu, thuộc vị trí từ câu 431 đến câu 452: Kể về việc Kiều sang

nhà Kim Trọng và làm lễ thề nguyền

 Tổng cộng có tất cả 94 câu, 658 từ.

Trang 13

III. Kết quả khảo sát và mở rộng từ Hán Việt trong các đoạn trích Truyện Kiều ở chương

trình SGK Ngữ văn trường THPT

1. Bảng thống kê

- Mây đen

- Ái ân: tình ái và ân huệ

- Ái hoa: yêu hoa

- Ái hữu: bạn bè có tình cảm đặc biệt

- Ái khanh: nghười thân yêu

- Ái kính: yêu mến và kinh trọng

- Ái lân: thương yêu, vị nể

- Ái luyến: thương yêu nhau

- Ái sủng: yêu chuộng

- Ái tích: thương tiếc

- Ái tình: tình yêu nhau, trai gái yêu nhau

- Ái vật: thương yêu loài vật

- Ái ái: đám mây mù mịt

Trang 14

- Án sát: tìm xét.

- Án sự: kháo sát sự thực

- Án trị: xét hỏi để trị tội

- Án vấn: xét hỏi

- Án kiếm: tay để vào giảm

- Án mạch: thầy thuốc bắt mạch

- Tiếng, giọng,

- Âm binh: lính âm phủ tức

ma quỷ

- Âm cung: âm phủ, cõi âm

- Âm cực: đầu phát sinh âm điện

- Âm cực dương hồi: hết suy rồi đến thịnh

- Âm dương: khí âm và khí dương

- Âm đạo: cái lỗ khí của đàn bà

- Âm gian: âmphủ, cõi âm

- Âm phủ: nơi hồn nghươi chết ở

- Âm ti: cõi âm

- Âm điệu: tiếng trầm bổng hòa hợp thanh điệu trong âm nhạc và thơ văn

- Âm giai: thứ tự tiếng thấp, tiếng cao

- Âm hưởng: tiếng vang

Trang 15

- Mờ ảo, đen tối.

- Âm lội: sét không tiếng nào đánh chết người

- Âm nhạc: nghệ thuật hòa hợp âm thanh để diễn tả tình cảm

- Âm sắc: tính chất phân biệt giữ hai tiếng, hai câu cùng độ cao thấp

- Âm thanh: tiếng phát ra từ những vật thể rung động hay

va chạm

- Âm tiết: từng tiếng một

- Âm vận học: môn học nghiên cứu về âm thanh

- Âm âm: mờ mờ, tối tối

- Âm can: phơi khô chỗ râm không có nắng

- Âm địa: chỗ in không có nắng mồ mả

- Âm độc: độc ác kín ngầm

- Âm hàn: âm u lạnh lẽo

- Âm hiểm: độc ác thâm trầm

- Âm kế: kế hoach bí mật

- Âm khí: khí âm u nặng nề

- Âm mưu: mưu kế bí mật

- Âm phần: mồ mả

- Âm sầm: ảm thảm

- Âm u: tối rậm rạp

- Âm ước: định ước bí mật

- Âm vân: đám mây tối mờ

thương

- Ân ba: ơn đức tràn rộng như sóng

- Ân ban: ơn vua ban cho

- Ân cần: tình ý chu đáo

Trang 16

- Đầy đủ, thịnh vượng.

- Tức giận day dứt

và tự trách mình khi việc không may xảy ra

- Học trò thi đỗ gọi khảo quan

- Ân chiếu: tờ chiếu củ vua đặt ban ân đển cho bầy tôi

- Ân nghĩa: cảm tình sâu đầy

- Ân nhân: nghười có ơn với mình

- Ân oán: cảm ơn và hàm oán

- Ân sủng: ơn huệ của vua

- Ân tình: ơn huệ và tình cảm

- Ân tứ: vua làm ơn ban cho

- Ân thưởng: ra ơn ban thưởng

- Ân xá: người có quyền lực tha hoặc giảm cho người có tội

5 Bạc 738; 753 - Mỏng manh lạc lẽo

trái với hậu

- Bạc bổng: bổng lộc ít

- Bạc cụ: đồ mỏng mảnh

- Bạc đãi: đãi ngộ không được

Trang 17

- Một thứ cây thực vật.

trọng

- Bạc điền: ruộng không tốt

- Bạc đúc: đúc mỏng

- Bạc học: học thức mỏng manh

- Bạc kĩ: người nhỏ mọn

- Bạc lợi: lợi nhỏ

- Bạc lực: sức mỏng sức yếu

- Bạc mệnh: vận mệnh mỏng manh

- Bạc nghiệp: sản nghiệp ít ỏi

- Bạc nhược: mỏng manh yếu đuối

- Bạc phúc:phúc mỏng

- Bạc táng: lễ tang sơ sài

- Bạc tình: ái tình không thủy chung

- Bạc vân: đám mây mỏng

- Bạc vật: tế cúng, sự vật nhỏ nhen, lý do hèn mạt

- Bạc hà: thứ cây nhỏ, cành lá

có hương thơm, thân dùng làm thuốc, chưng lấy dầu

- Bạc hà du: dầu cây bạc hà

- Bạc hà tinh: thú vật kết tinh như hình kim, lấy trong cây bạc hà, dùng để chữa đau răng, đau đầu

- Bất bình: không bằng lòng

- Bất ca: không phỉ lòng, không thích hợp với tình người

- Bất cảm đương: không dám đảm đương

- Bất cập cách: đi thi không

Trang 18

đúng tư cách.

- Bất câu: không câu chấp, không kể thế nào cũng được

- Bất chính: không chính đáng

- Bất chuẩn: không cho

- Bất chuyển: không chuyển động được

- Bẩt chức: không làm hết chức vụ

- Bất cố sinh tử: không đoái chi đến sống chết nữa

- Bất công: không công bình

- Bất động đái thiên: không đội trời chung

- Bất di bất dịch: không dời không đổi, không lay chuyển được

- Bất diệt: không tiêu diệt, không chết

- Bất diệt quan: quan niệm vế

sự bất diệt

- Bất diện tính: tính chất không tiêu diệt

- Bất dung: không dung được, không cho

- Bất đắc: không được

- Bất đắc dĩ: cực chẳng đã

Trang 19

- Bất đẳng: không giống nhau.

- Bất đẳng thức: toán thức bàytỏ hai số không ngang nhau

- Bất giác: không biết

- Bất giải: không hiểu, không giải được

- Bất hạnh: không may

- Bất hiếu: không có đạo hiếu với cha mẹ

- Bất hòa: không hòa thuận nhau

- Bất hợp: không thích hợp

- Bất hợp lí: không thích hợp với đạo lí

- Bất hợp tác: không cùng làmviệc với

- Bất hủ: không mấy còn mãi mãi

- Bất hứa: không cho

- Bất ý: không tưởng đến, không ngờ

- Bất kinh: không như thường

lý, chưa từng thấy bao giờ

- Bất ly: không thừa ra

- Bất lợi: không có lợi ích

Trang 20

- Bất mãn ý: không được vừa ý

- Bất mao: chỗ đất không trồng trọt được

- Bất miễn: không khỏi được

- Bất mục: không hòa thuận nhau

- Bất nhân: không ái nhân đức

- Bất nhẫn: không bỏ được, đáng thương

- Bất nhất: không chuyên nhất

- Bất nhật: không mấy ngày nữa, không chờ trọn nghĩa

- Bất nhị: không hài lòng

- Bất phàm: không theo phàm tục

- Bất pháp: tránh phạm pháp luật

- Bất phu: không bù lại được

- Bất quá: chẳng qua là

- Bất quân: không đều nhau

- Bất quyết: không quyết đoán

- Bất sinh bất diệt: không sốngkhông chết

- Bất tài: không có tài

- Bất tất: không cần phải thế

Trang 21

mới được.

- Bất tế, bất thành: không thành công

- Bất thể diện: không có thể diện

- Bất thích nghi: không thích hợp

- Bất thời: không phải lúc chính đáng

- Bất thừa nhận: không nhận cho

- Bất thường: không thường= đặc biệt

- Bất tiện: không thuận tiện

- Bất tiếu: không giống

- Bất tín: khôngtin được

- Bất tình: không có tình ý -không có tình nghĩa, lòng người không thật phản đối vớichữ chân tình

- Bất tỉnh nhân sự: mê mẩn, không biết gì hết

- Bất tràn: không hoàn toàn

- Bất tri bất giác:

+ Thuận theo lẽ tự nhiên mà không cần dùng đến ý chí + Không có tư tưởng kế hoạch sẵn mà thình lình bị động trong một thời gian

- Bất trung: không có lòng trung thành

- Bất túc: không đủ

- Bất tuyên: không ràng, không tường tận

- Bất tuyệt: không dứt

7 Binh 2221 - Người quân lính - Binh biến: những việc bất

thường phát sinh ở trong quân

Trang 22

- Đồ của quân dùng.

(như quân lính làm phản)

- Binh chế: chế độ về binh bị

- Binh dịch: việc binh

- Binh đội: những đội ngũ trong quân đội

- Binh gia: những người trong quân đội

- Binh lực: sức quân đội

- Binh lược: phương lược chiến tranh

- Binh ngũ: hàng ngũ trong quân đội

- Binh nhung: binh lính, chiếntránh sĩ tốt

Trang 23

- Cách mạc: cái ngăn mỏng ở giữa chia ngăn ra hai bên.

- Cách nhật: cách một ngày lại

có một ngày

- Cách tuyệt: xa cách không thể không tin được

- Cách trở: xa cách ngăn trở

Trang 24

- Bỏ đi.

- Tìm đến cùng

- Cách tân: đổi cũ ra làm mới

- Cách chức: tước chức quan đi

- Cách trừ: trừ bỏ đi

- Cách xích: tước bỏ chức vụ không cho làm nữa

- Cách trí: là chữ cách vị trí

mà nó tắc lại Tìm cứu nguyên

lí của sự vật mà suy ra trí thứccùng lực

- Từng trải

- Cày ruộng, lấy mộtnghề gì mà sinh hoạtlàm ăn

- Canh cải: sửa đổi

- Canh chính: sửa lại

- Canh tính: đổi triều vua, đổi

họ mình lấy họ người khác

- Canh trương: thay cũ ra mới

- Canh lịch: trải qua

- Canh sự: trải việc đời

- Canh chủng: cày ruộng và gieo giống

- Canh chức: cày ruộng và dệt vải

- Canh địa: đất cày được

- Canh độc: cày ruộng và đọc sách

- Canh mục: cày ruộng và chăn nuôi súc vật

- Canh nông: việc cày ruộng

- Canh tác: làm việc ruộng

- Canh tằm: cày ruộng và nuôitằm

- Canh tang: cày ruộng và trồng dâu

- Canh trưng: cày ruộng và

Trang 25

- Một phần năm trong một đêm.

- Phía trước cái cổ

- Cảnh báo: báo cho việc đánglo

- Cảnh bị: phòng bị về việc biến

- Cảnh cáo: báo trước cho biếtmột sự nguy hiểm

- Cảnh chung: cái chuông để báo việc biến phi thường

- Cảnh cổ: cái trống để báo những việc biến phi thường

- Cảnh thế: cảnh báo cho người đời chú ý

- Cảnh tỉnh: báo cho để tỉnh ngộ, đánh thức người ngủ

- Cảnh cân: gân ở cổ

- Cảnh chùy: xương sống ở sau cổ

- Cảnh hạng: trước cổ và sau cổ

Trang 26

- Ngầm cho biết.

- Vẻ ánh sáng, sáng lớn

- Hình sắc có ý tứ

- Bờ cõi, cản mình gặp

- Liên quan đến cảnh sát

- Cảnh hạnh: đức hạnh cao minh

- Cảnh huống: cảnh ngộ và tình trạng

- Cảnh ngộ: cái cảnh mình gặpthuận hay nghịch

- Cảnh vân: mây ngũ sắc báo điềm lành

- Cảnh hàng: đường lớn và sáng

- Cảnh sắc: phong cảnh

- Cảnh vật: phong cảnh, nhân vật hoặc sự vật

- Phong cảnh: cảnh tượng tự nhiên ở trước mắt

- Cảnh giới: giới hạn hai bên hoặc tiếp giáp nhau

- Cảnh ngoại: ở ngoài cảnh giới mình

- Cảnh vực: đất ở trong bờ cõi

- Thuận cảnh: phong cảnh mình gặp ở trước mắt

- Cảnh binh: lính cảnh sát

- Cảnh chinh: việc hành chính

về cảnh sát

- Cảnh chưởng: chương trình cảnh sát

- Cảnh lại: quan lại, cảnh sát

- Cảnh luật: qui luật về cảnh sát

- Cảnh thám: việc trinh thám của cảnh sát

Trang 27

- Tưởng mến.

- Cảnh vu: việc cảnh sát

- Cảnh ngưỡng: tưởng mến

dây (nay 7 dây)

- Tên chung loài chim

- Bắt

- Cầm ca: đánh đàn và hát xướng

- Cầm đài: cái lầu làm để đánhđàn

- Cầm phổ: bài đánh đàn có dấu ghi tiếng cao thấp

- Cầm sắt: đàn cầm và đàn sắt

- Cầm tâm: lấy tiếng đàn mà bày tỏ ý tứ

- Cầm thư: đàn và sách

- Cầm tôn: đàn và chén rượu

- Cầm điểu: thứ chim ở châu

Úc, đuôi dài, xòe ra nhìn như hình đàn cầm

- Cầm hạc: cái đàn và con hạc

- Cầm ngư: chim và cá

- Cầm thú: chim và muông

- Cầm phọc: bắt tóm lại

- Cầm túng: bắt và thả

của bầy tôi dâng lên vua

- Sáng rõ, rực rỡ

- Trang phục

- Chương cú: một bộ phận trong bài văn lớn hơn tiết

- Chương tấu: tờ văn thư tâu lên vua

Trang 28

- Chương trình: trình thức chia ra từng điều mà lần lượt làm việc.

- Cấp cho

- Cung cấm: cấm lệnh ở cửa cung

- Cung điện: chỗ vua ở

- Cung đình: chỗ của nhà vua ở

- Cung giáo: quy luật trong cung

- Cung phủ: vương cung và quan sảnh

- Cung quyết: nhà cửa của vua

Trang 29

- Bày dăng ra, vâng chịu, tự nhận

- Cung thừa: kính vâng

- Cung kiếm: cái cung và cái gươm

- Cung nỗ: cái cung và cái nỗ

- Dạ bán: nửa đêm

- Dạ ca: bài hát ban đêm

- Dạ cấm: cấm đi đêm

- Dạ du: đi chơi ban đêm

- Dạ đài: âm phủ

- Dạ đàm: nói chuyện ban

Trang 30

- Dạ đề: khóc ban đêm

- Dạ điểu: thứ chim đi ăn ban đêm

- Dạ gian: ban đêm

- Dạ hành: đi đêm

- Dạ học: trường học ban đêm

- Dạ khách: khách ban đêm

- Dạ lậu: giờ ban đêm

- Dạ nghiêm: phòng giữ ban đêm nghiêm ngặt

- Dạ phân: nửa đêm

- Dạ phụng: lễ tế ban đêm

- Dạ quang: ban đêm cũng trông thấy

- Dạ sắc: cảnh sắc ban đêm

- Dạ tác: làm việc ban đêm

- Dạ thị: chợ ban đêm

- Noi theo

- Duyên cớ: nguyên nhân sinh

ra việc

- Duyên do: Nch Duyên cớ

- Duyên hài: nhân duyên hòa hợp với nhau

- Duyên khỉ: do lai nhau của việc

- Duyên tọa: vì liên lụy mà phải tội

- Duyên pháp: duyên phận vợ chồng lấy nhau

- Duyên phận: phận mình có nhân duyên định trước

- Nhân duyên: Nch Duyên pháp

17 Đài 747; 446 - Cái nhà làm cao có

thể đứng trông xa được

- Đài các: cái nền cao và cái lầu cao

- Đài dinh: đền đài và dinh thự

Trang 31

- Đài tạ: cái nền nhà.

- Đài bi: cái bia có rêu phủ

- Đài chỉ: giấy làm bằng thứ rêu

- Đài giai: cái thềm có rêu phủ

- Đài y: gọi chung là loài rêu

- Đài phong: rêu phủ kín

- Đài sắc: sắc xanh của rêu

- Đài văn: những dấu rêu thành vằn trên mặt đất hoặc mặt đá

- Đài khải: lời kính trọng thường dùng trong thư tín

- Đài giam: lời kính trọng thường dùng trong thư tín

- Đài lãm: lời kính trọng thường dùng trong thư tín

- Trốn

- Đào hoa: hoa cây đào

- Đào hồ: cái cung làm bằng

gỗ đào

- Đào yêu: cây đào non

- Đào kiểm: má như cây đào

- Đào lý: cây đào và cây lý

- Đào nhân: nhân quả đào

- Đào tử: trái đào

- Đào binh: binh trốn không chịu đi trận

- Đào danh: có danh dự mà trốn không hưởng

- Đào học: trốn học

- Đào nạn: tránh nạn

Trang 32

- Làm đồ sành đồ đất.

- Đào sinh: trốn cho khỏi chết

- Đào tẩu: chạy trốn

- Đào thế: trốn đời

- Đào thoát: thoát trốn đi

- Đào tịch: trong buổi tiệc không chào mà trốn lui ra

- Đào nhiễm: nung và nhuộm

- Đào lan: sóng nước lớn

- Đào lội: sóng nước ầm ầm như sấm

- Đào sa kiếm kim: đãi cát lấy vàng

- Đào thải: đãi gạn những cái

vô dụng mà bỏ ra

với phương Tây

- Đông tây tẩu: chạy về phía đông, chạy về phía tây

- Đông chinh: đánh giặc ở phía đông

- Đông dương: đông bộ Á châu

- Đông gia: hàng xóm phía đông

Trang 33

- Mùa cuối cùng trong một năm.

- Đau

- Đông hải: biển đông

- Đông Nam: hướng ở khoảnggiữa hướng đông và hướng nam

- Đông Pháp: nước Pháp ở phía đông

- Đông phong: gió từ phương đông thổi lại

- Đông tiệm: dần dần lấn sangphía đông

- Đông chí: ngày 20 hoặc 21 tháng 12 dương lịch ngày ấy ởbắc bán cầu đêm dài hơn hết

- Đông quân: thần Thái Dương, thần Mùa Đông

- Đông thiên: trời mùa đông

- Đông thống: đau đớn

21 Động 2214; 437 - Hoạt động - Động binh: phát động quân

đội để ra trận

- Động lực: sức chuyển động của máy móc

- Động mạch: những huyết quảng đem máu sạch có tư liệu và dưỡng khí đi khắp cơ thể

- Động tác: cử động để làm việc

- Động thổ: động đến đất

- Động thủ: bắt tay làm việc

- Động tĩnh: lay chuyển hay yên lặng

- Động viên: nhân chiến tranh

mà phải triệu tập các quân sĩ

để thoái ngũ

Trang 34

- Cái hang núi.

- Cảm động

- Động phủ: chỗ hang động, chỗ thần tiên ở

- Động thiên: chỗ thần tiên ở

- Động tiên: người tiên ở trong động

- Động tỏa: cửa động đóng kín

- Động dao: lay động

- Động dung: đổi sắc mặt

- Động khí: phát giận

- Động kinh: mắc bệnh kinh phong

- Động phách: dễ sợ

- Động tâm: xúc phạm đến lòng

- Chính giữa

- Đương binh: làm binh lính

- Đương gia: quản lý việc nhà

- Đương nhân bất nhượng: gánh lấy việc nhân thì không nhường cho ai

- Đương quan: làm quan

- Đương quốc: chủ trì quốc chính

- Đương thất: chủ trì việc nhà

- Đương chúng: đứng giữa công chúng

- Đương đạo: đứng ở giữa đường

- Đương đồ: đứng ở giữa đường

- Đương lộ: đứng ở giữa đường

- Đương trường: đứng ở giữa đường

Trang 35

- Gặp lúc - Đương kim: hiện nay.

- Đương niên: năm xưa

- Đương sơ: mới đầu

- Đương thế: đời nay

- Đương thời: ngày xưa

- Đương triều: triều đình hiện tại

- Gia cảnh: tình cảnh trong gia đình

- Gia cầm: chim nuôi trong nhà

- Gia chính: quy tắc trong nhà

- Gia chủ: ông chủ trong nhà

- Gia hiến: quy luật trong nhà

- Gia huấn: lời dạy con em trong nhà về vấn đề tu thân

- Gia húy: điều kiêng tránh trong nhà

- Gia hương: nhà và làng

- Gia kế: sinh kế trong nhà

- Gia khánh: việc mừng trong nhà

- Gia khẩu: miệng ăn trong

Trang 36

- Gia lễ: nghi lễ trong nhà

- Gia lụy: mối hệ lũy trong nhà

- Gia muôn: gia tộc

- Gia nhân: người cùng ở một nhà

- Gia nô: đầy tớ trong nhà

- Gia phạm: khuôn phép trongnhà

- Gia pháp: phép trị nhà

- Gia phong: thói nhà

- Gia sản: của cải trong nhà

- Gia sinh: cách sinh kế trong nhà

- Gia súc: súc vật trong nhà

- Gia sư: việc trong nhà

- Gia sử: lịch sử trong gia tộc

- Gia tài: của cải trong nhà

- Gia thặng: lịch sử của gia tộc

- Gia thất: nhà cửa

- Gia thế: thế hệ trong gia tộc

- Gia thuộc: người trong nhà

- Gia thường: việc thường trong nhà

- Gia tiên: tổ tiên trong nhà

- Gia tiểu: vợ con

- Gia tộc: họ hang

- Gia trạch: nhà ở

- Gia trưởng: người chủ trong nhà

- Gia tư: của cải trong nhà

- Gia ước: quy luật trong nhà

- Gia vấn: tin nhà

- Gia viên: nhà và vườn

- Gia vinh: sự vinh diện trong

Trang 37

- Thêm vào, thêm lên.

- Tự xưng kẻ tôn trưởng trong nhà mình

gia tộc

- Gia vụ: công việc trong nhà

- Gia xú: sự xỉ nhục trong gia tộc

- Gia bội: thêm lên gấp mấy lần

- Gia cấp: tiền cấp thêm cho

- Gia công: thêm công phu vào mà làm

- Gia giảm: thêm lên và bớt xuống

- Gia hàm: tăng hàm cho quan

- Gia tăng: thêm lên

- Gia tâm: để tâm thêm vào

- Gia vị: thêm vị vào đồ ăn

- Gia đệ: tiếng xưng em mình đối với người khác

- Gia huynh: tiếng xưng anh mình với người khác

- Gia nghiêm: tiếng xưng cha mình đối với người khác

- Gia phụ: tiếng xưng cha mình đối với người khác

- Gia tân: tiếng tôn xưng khách khứa

- Gia tẩu: tiếng tôn xưng chị dâu mình đối với người khác

- Gia thúc: tiếng xưng chú mình đối với người khác

- Gia tổ: tiếng xưng ông mìnhđối với người khác

- Gia từ: tiếng xưng mẹ mình đối với người khác

24 Giáp 439 - Vị trí thứ nhất - Giáp tý: ngày tháng kể theo

Trang 38

trong thập can.

- Áo của người chiến sĩ mặc

- Bậc thứ nhất, trên hết

thiên can, địa chi

- Giáp binh: áo giáp và đồ binh khí

- Giáp mã: áo giáp sắt và ngựa

- Giáp sĩ: quân lính có mặc áogiáp

- Giáp bảng: đậu tiến sĩ

- Giáp đệ: bậc đậu cao trong

- Hiếu hữu: kính yêu cha mẹ

và nhường nhịn anh em

- Hiếu kính: khéo tôn kính bậc tôn trưởng

- Hiếu nghĩa: có hiếu hạnh và tiết nghĩa

- Hiếu tâm: lòng hiếu thảo

- Hiếu thuận: hiếu thảo và phục tùng cha mẹ

- Hiếu tình: hiếu với cha mẹ, tình với vợ con

- Hiếu trung: bổn phận làm conđối với cha mẹ là hiếu, bổn phận làm dân đối với đất nước

Trang 39

- Ham thích

mẹ

- Hiếu biện: ưa biện luận

- Hiếu danh: ham danh

- Hiếu giao: ham giao du

- Hiếu sinh: ham sự sống

- Hiếu thượng: lòng ham chuộng

442; 442;

1236; 1241

- Bộ phận trọng yếu của cây kết thành quả

- Hoa bao: cái đài hoa, sắc xanh, ở cuối cuống hoa

- Hoa biện: cánh hoa

- Hoa chi: cành hoa

- Hoa kiệu: cái kiệu có chưng hoa để cô dâu ngồi khi làm lễ thân nghinh

- Hoa mật: thứ nước ngọt trong hoa

- Hoa nghiệp:

+ Hoa và nguyệt

+ Phong tình

- Hoa nhũ: hoa mới sinh

- Hoa nhụy: bộ phận ở giữa bông hoa

- Hoa phấn: cái phấn nơi nhụyđực của hoa, nhụy cái tiếp xúc với phấn ấy thì hoa cái mới có thể kết quả

- Hoa quan: nhiều cánh hoa hợp lại thành hoa quan

- Hoa thảo: hoa và cỏ

- Hoa thị: chợ bán hoa

Trang 40

- Tiêu phí.

- Đẹp tốt

- Ả đào hoặc đĩ

- Hoa viên: vườn hoa

- Hoa vương: vua các loài hoa

- Hoa hồng: số tiền của nhà doanh nghiệp lấy một phần trong tiền lời để thưởng lệ người giúp việc

- Hoa tiêu: tiền phí dụng

- Hoa diện: mặt đẹp như hoa

- Hoa khôi: đứng đầu các hoa ( người con gái đẹp nhất)

- Hoa kiểm: má tươi như hoa

- Hoa mỹ: đẹp đẽ lòe loẹt

- Hoa niên: thiếu niên, tuổi đương trẻ như hoa

- Hoa liễu: kỹ viện hoặc nhà thổ

- Hoa nô: đầy tớ gái

- Hoa nương: gái nhà thổ

- Hoa tình: việc trai gái

- Hoa ty: đầy tớ gái

- Hoa tửu: tiệc rượu ở nhà thổ

- Tinh thần hoặc linhtính của người

- Hồn thân: toàn cả thân thể

- Hồn bạch: theo tục mê tín là miếng lụa thắt như hình người

để cho linh hồn người chết phụ vào sau đem chôn ở bên mộ

- Hồn bất phụ thể: hồn khôngdính xác

- Hồn kinh phách lạc: sợ hãi quá chừng

Ngày đăng: 22/05/2018, 17:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thiều Chửu, Hán – Việt tự điển, NXB Thanh niên Khác
2. Đào Duy Anh, Hán – Việt từ điển giản yếu, NXB Văn hóa – Thông tin Khác
3. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2013), Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Khác
4. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2013), Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Khác
5. Võ Minh Hải, Bài giảng chuyên đề từ ngữ Hán – Việt, khoa Ngữ văn, Trường Đại học Quy Nhơn Khác
6. Cù Đình Tú (2001), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục Khác
7. Đặng Nhất Siêu (1999), Dạy và học từ Hán Việt ở trường Phổ thông, NXB Giáo dục Khác
8. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w