1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận chỉnh thể trong câu tiếng việt (qua khảo sát ngữ liệu sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông)

57 578 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 583,29 KB

Nội dung

Tuy vậy, nội dung nghiên cứu về chức năng ngữ nghĩa của các yếu tố về quan hệ bộ phận - chỉnh thể thường chiếm một phần rất nhỏ trong các công trình nghiên cứu hoặc các công trình nghiên

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 5

3.1 Đối tượng nghiên cứu 5

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 6

4.1 Phương pháp nghiên cứu 6

4.2 Nguồn ngữ liệu 6

5 Đóng góp của khóa luận 7

6 Cấu trúc khóa luận 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 8

1.1 Các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể xét ở phương diện từ vựng ngữ nghĩa 8

1.2 Các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể xét ở phương diện cụm từ 11

1.3 Các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể xét ở phương diện cú pháp 12

1.4 Phân loại các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể 16

1.4.1 Khái niệm và đặc trưng cơ bản của quan hệ bộ phận – chỉnh thể 16

1.4.1.1 Khái niệm 16

1.4.1.2 Đặc trưng cơ bản của quan hệ bộ phận – chỉnh thể 17

1.4.2 Các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể với những quan hệ có liên quan 17

1.4.2.1 Yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể với quan hệ cấp loại (hyponymie) 17

1.4.2.2 Yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể với quan hệ sở hữu 25

1.5 Khái niệm vị tố và các tiêu chí cơ bản phân loại các sự thể 26

1.5.1 Khái niệm vị tố 26

1.5.2.Những tiêu chí cơ bản phân loại các sự thể 27

Trang 2

CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ CHỈ QUAN HỆ BỘ PHẬN – CHỈNH THỂ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT 31

2.1 Các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể 31 2.1.1 Yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể trong các kiến trúc chứa vị tố - tính tĩnh 31 2.1.1.1 Yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể trong sự thể “tư thế” 31 2.1.1.2 Quan hệ bộ phận – chỉnh thể trong sự thể “trạng thái” 33 2.1.2 Yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể trong các kiến trúc chứa vị tố - tính động 36 2.1.2.1 Yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể trong sự thể “hành động” 37 2.1.2.2 Yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể trong sự thể quá trình 41 2.1.3 Sự giao thoa giữa sự thể “hành động” và sự thể “ quá trình” trong yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể 44

KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp khóa luận được hoàn thành, em xin chân thành cảm ơn các thầy,

cô giáo trong bộ môn Tiếng Việt, khoa Ngữ văn Trường Đại học Tây Bắc

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, thạc sĩ Lê Thị Hà đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và động viên em trong quá trình thực hiện khóa luận

Đồng thời, em cũng cảm ơn sự quan tâm động viên của các bạn trong tập thể lớp K52 Đại học Sư phạm Ngữ văn để hoàn thành khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 05 năm 2015

Người thực hiện

Nguyễn Thị Chung

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Tiếng Việt là một trong những môn có vị trí quan trọng trong các môn khoa học xã hội - nhân văn đặc biệt là ở nhà trường trung học phổ thông Trước tiên với tư cách là một môn độc lập, nhiệm vụ là cung cấp cho học sinh những tri thức về hệ thống tiếng Việt cùng với những quy tắc hoạt động và sản phẩm của nó trong mọi hoạt động giao tiếp Tiếng Việt còn được coi là một công cụ trong dạy học, vì vậy chất lượng dạy học trong nhà trường trung học phổ thông

có quan hệ trực tiếp đến năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy của học sinh Đặc biệt, chú ý đến bình diện ngữ nghĩa của câu, đây là bình diện gần như chưa được trình bày ở các chương trình lớp dưới Trong báo cáo đề dẫn của viện khoa học giáo dục trình bày tại hội thảo “Dạy học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông đầu thế kỉ XXI”(2000) đã xác định rõ mục tiêu hàng đầu của việc dạy học tiếng Việt trong nhà trường là giúp học sinh có năng lực sử dụng thành thạo tiếng mẹ

đẻ, hình thành và rèn luyện năng lực giao tiếp, thể hiện rõ trong việc sử dụng tốt bốn kĩ năng cơ bản: đọc, viết, nghe và nói Mục tiêu như vậy là đúng và phù hợp với xu thế dạy tiếng mẹ đẻ của các nước trên thế giới trong thế kỉ XXI nói chung

và Việt Nam nói riêng Để có thể sử dụng tốt ngôn ngữ trong giao tiếp, học sinh không chỉ được trang bị các tri thức về hệ thống ngôn ngữ cũng như hiểu biết về các đơn vị và các quy tắc thuộc các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa…

Ở công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt của câu thì câu được chú

ý nghiên cứu ở các bình diện: Việc phân loại câu và vấn đề thành phần câu Ở lĩnh vực câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp thì câu được chia theo kiểu loại: câu đơn, câu ghép (và câu phức) Còn ở lĩnh vực câu phân loại theo mục đích nói thì câu được chia thành câu tường thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh và câu cảm thán

Trong lĩnh vực nghiên cứu về thành phần câu trong tiếng Việt thì nhiều sách ngữ pháp ở nước ta hiện nay, thành phần câu không được đặt ra như vấn đề

từ loại, vấn đề cụm từ Tình hình đó khiến một số người nghĩ rằng ở lĩnh vực

Trang 5

này không có gì đáng bàn Nhưng thực chất vấn đề thành phần câu lại được ứng dụng nhiều trong tiếng Việt

Tiếp theo ở phương diện cấu trúc ngữ nghĩa của câu Ở lĩnh vực này đi theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, câu lại được nghiên cứu trong khả năng kết hợp của các vị tố với các tham tố tham gia cấu tạo câu Đây là một vấn

đề khá lý thú và phức tạp Đồng thời cũng cần phải chú ý đến cách sử dụng câu trong “Ngữ dụng học”, dưới ánh sáng của ngữ dụng học, câu tiếng Việt không chỉ được nghiên cứu đơn thuần về mặt cấu trúc hay về mặt nghĩa nữa, mà câu còn được quan tâm về mặt sử dụng Do đó, việc nghiên cứu câu hiện nay cần được nghiên cứu trên cả ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học

Đặc biệt là cần phải chú ý đến những ảnh hưởng qua lại của các câu trong văn bản được đề cập trong ngôn ngữ học văn bản Nhưng đó chưa phải là tất cả những vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu cũng như những vấn đề được chú ý đến trong các công trình nghiên cứu về câu

Trong câu tiếng Việt, ngoài những vấn đề đã được nghiên cứu ở trên, ở phương diện ngữ nghĩa câu còn tồn tại một loại quan hệ đặc thù, đó là quan hệ

bộ phận - chỉnh thể Đây không phải là quan hệ giữa chỉnh thể câu (cả câu) với

bộ phận nào đó của câu mà là mối quan hệ về chức năng ngữ nghĩa giữa từ chỉ

bộ phận và từ chỉ chỉnh thể chứa bộ phận của câu đó Do sự chi phối của chức năng ngữ nghĩa của quan hệ bộ phận - chỉnh thể mà câu đôi khi có những cách hiểu khác nhau về mặt ngữ nghĩa Tuy vậy, nội dung nghiên cứu về chức năng ngữ nghĩa của các yếu tố về quan hệ bộ phận - chỉnh thể thường chiếm một phần rất nhỏ trong các công trình nghiên cứu hoặc các công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở bước đầu tìm hiểu quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong cấu trúc câu tiếng Việt

Từ những lý do đã trình bày ở trên, xuất phát từ thực tiễn của hoạt động tiếng Việt ở chương trình trung học phổ thông, trên cơ sở tiếp thu những thành tựu đã đạt được của những công trình nghiên cứu về câu, chúng tôi mạnh dạn chọn “Các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong câu tiếng Việt (qua khảo sát ngữ liệu sách giáo khoa Ngữ văn Trung học phổ thông)” làm khóa luận

Trang 6

nghiên cứu Với hi vọng, kết quả nghiên cứu sẽ góp một phần hữu ích cho việc tìm hiểu về các yếu tố chỉ bộ phận – chỉnh thể trong câu tiếng Việt (qua khảo sát ngữ liệu sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông)

2 Lịch sử vấn đề

Công trình sớm nhất đề cập tới ngữ pháp tiếng Việt là bản “Báo cáo vắn tắt tiếng An Nam hay Đông Kinh” trong cuốn “Từ điển An Nam – Lusitan – La tinh” của A.De.Rhodes xuất bản tại Rome năm 1651 Tuy vậy, sau hơn hai trăm năm mới lại có sách Ngữ pháp tiếng Việt, nhưng các sách ra đời trong thế kỉ XIX chỉ trình bày về từ loại [Aubarte G… 1864; Trương Vĩnh Ký D, 1867, Trương vĩnh Ký D, 1883…] Phải từ giữa thế kỉ XX tới nay các nhà Việt ngữ học mới bàn đến thành phần câu

Trong các kiến giải về cấu trúc câu, lối phân tích theo thành phần là lý thuyết lâu đời và phổ biến hơn cả Nó được đặt nền móng từ Aristote (384 – 322 trước công nguyên) với cách phân tích câu thành các bộ phận o’no’ma (danh từ chủ danh, chủ ngữ) và re’ma (động từ ở thời hiện tại, vị ngữ) (Kondrashov N.A,

1979, tr 13-14; Desnitskaja A.B, Nguyễn Kim Thản, 1984, tr 151-152) và được

áp dụng vào việc phân tích câu ở hầu hết các ngôn ngữ, nhất là trong nhà trường Trong khi đó, các kiến giải khác nhau về cấu trúc như lí thuyết thành tố trực tiếp, ngữ pháp cải biến, ngữ pháp tạo sinh, lí thuyết phân đoạn thực tại… chỉ mới xuất hiện từ những năm 30 - 40 của thế kỉ XX, có lúc rộ lên như thời thượng ở một số nơi nhưng rồi được nhanh chóng được thay thế bằng lí thuyết mới Có thể nói, cấu trúc câu là lĩnh vực đã được chú ý nghiên cứu từ rất lâu và thu được nhiều kết quả cao Bên cạnh đó, chúng ta nhìn lại quá trình nghiên cứu

về bộ phận, chỉnh thể trong câu tiếng Việt, mặc dù đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm xem xét hoặc ở góc độ này hay góc độ khác nhưng mức độ còn rất hạn chế hay nói cách khác là sự quan tâm chưa được sâu rộng Ngay từ những năm đầu của thập niên 80 trở đi có lẽ do ảnh hưởng của bản thảo và quá trình thảo luận trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt (phổ thông)”, tác giả Nguyễn Kim Thản [21; 156] đã đưa ra một động từ có tên gọi “nhóm động từ chỉ hành động

của bộ phận cơ thể”, tác giả đã liệt kê một số động từ, ví dụ như bạch, bấm,

Trang 7

co… Và, theo tác giả, những động từ này có những đặc điểm riêng về khả năng

kết hợp cũng như chức năng ngữ nghĩa của nó trong câu Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là những phác họa ban đầu, chưa có những sự phân tích khám phá chi tiết và những kết luận cụ thể về nhóm động từ này đồng thời về mối quan hệ giữa chúng với những từ chỉ bộ phận cơ thể theo sau trong giá trị ngữ nghĩa Nhưng đây cũng được xem như là một thành công bước đầu trong việc nghiên cứu “quan hệ bộ phận – chỉnh thể” trong câu

Khi bàn về vấn đề này, chúng ta phải kể đến thành quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Trọng Phiến [19; 169] cũng xác định về nghĩa cấu trúc của từ là mối quan hệ của từ với các từ khác trong hệ thống từ vựng Quan hệ giữa từ này với

từ khác thể hiện trên hai trục: Trục đối vị và trục ngữ đoạn Quan hệ trên trục đối vị cho ta xác định được ngữ trị - khả năng kết hợp của từ Theo ông, kiến trúc có quan hệ bộ phận – chỉnh thể không nhất thiết phải có dạng tồn tại duy nhất mà còn có dạng cải biến Và phạm trù “yếu tố sở hữu khả li, bất khả li” cũng có liên quan nhất định trong quan hệ bộ phận chỉnh thể này

Ngoài ra còn phải kể tới tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp trong “Thành phần câu tiếng Việt” cũng có những phát kiến về vấn đề bộ phận - chỉnh thể trong cấu trúc câu Các tác giả cùng xem xét quan hệ của các từ tham gia vào nòng cốt câu mang những giá trị ngữ pháp và ngữ nghĩa nhất định Hay quan điểm của Nguyễn Văn Lộc trong “Kết trị của động từ tiếng Việt” cũng đã

Trang 8

(Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 1983), trên cơ sở phân tích kĩ các ngữ liệu, tác giả đã đưa ra những kết luận cụ thể về quan hệ bộ phận – chỉnh thể Tác giả thừa nhận quan hệ này là quan hệ đặc biệt cần phải được tìm hiểu và nghiên cứu nhiều hơn Trong “Câu đơn tiếng Việt” (1987) những căn cứ để xác nhận loại quan hệ

bộ phận – chỉnh thể trong câu và những minh chứng, lí giải về chúng lại càng được khẳng định

Ở nước ngoài, một tài liệu mà chúng tôi được tiếp cận cũng có ý kiến xác đáng bàn về quan hệ bộ phận – chỉnh thể là tài liệu của tác giả J.Lyons trong

“Nguyên lí ngữ nghĩa học” (Bản dịch tiếng Pháp của J.Durand, 1978)

Ngoài những tác giả kể trên, còn có những tác giả khác ít nhiều bàn đến vấn đề này bằng cách này hay cách khác nhưng trong chừng mực còn rất hạn chế mà chúng tôi chưa đề cập đến

Toàn bộ những điều đã nói trên đây, chúng tôi có thể khẳng định rằng

“Các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể trong câu tiếng Việt (qua khảo sát ngữ liệu sách giáo khoa Ngữ văn Trung học phổ thông)” là một lĩnh vực còn bỏ ngỏ Chúng tôi cố gắng bổ sung một cách nhìn mới, một cách nghiên cứu mới về một loại quan hệ trong cấu trúc ngữ nghĩa của câu tiếng Việt

3 Đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về quan hệ bộ phận – chỉnh thể không phải là một nội dung hay một vấn đề hoàn toàn mới trong tiếng Việt, tuy nhiên xét về quan hệ này như một đối tượng chuyên môn thì cho đến nay vẫn chưa có nhiều người đề cập đến Khóa luận lấy cấu trúc tiếng Việt là các ví dụ trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông cơ bản làm đối tượng tìm hiểu, nghiên cứu Song chúng tôi chỉ dừng lại tập trung nghiên cứu đối tượng trong mối quan hệ bộ phận – chỉnh thể của cấu trúc câu tiếng Việt Đó chính là mối quan hệ giữa từ chỉ bộ phận và

từ chỉ chỉnh thể chứa bộ phận đó, để từ đó thấy được chức năng ngữ nghĩa của các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận chỉnh thể trong các phát ngôn cụ thể Khóa luận này chúng tôi cố gắng bổ sung thêm một cách nhìn một cách nghiên cứu mới về

một loại quan hệ trong cấu trúc câu tiếng Việt

Trang 9

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ của khóa luận là khảo sát mối quan hệ giữa các từ chỉ bộ phận

và từ chỉ chỉnh thể của bộ phận đó xuất hiện trong các ngữ liệu có trong chương

trình Ngữ văn Trung học phổ thông

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

4.1 Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai được nhiệm vụ của khóa luận, chúng tôi dựa vào một số phương pháp nghiên cứu như: khảo sát, phân tích, miêu tả, thống kê… Trong

đó, phương pháp phân tích luôn giữ vai trò chủ đạo Chúng tôi dựa vào phương pháp phân tích ngữ nghĩa của các yếu tố ngôn ngữ có mặt trong phát ngôn và phân tích mối quan hệ nghĩa giữa chúng để tìm ra những hiện tượng ít nhiều có tính đều đặn trong tiếng Việt ở phạm vi đối tượng xem xét Ngoài ra, khi triển khai khóa luận chúng tôi còn có thể sử dụng phương pháp quy nạp, diễn dịch…

Để phân tích lí thuyết và nguồn ngữ liệu liên quan đến khóa luận, rồi tổng hợp tất cả nội dung lại để đi đến kết luận Bên cạnh đó các thủ pháp thống kê, phân

loại ngữ liệu theo các tiêu chuẩn hình thức cấu trúc và ngữ nghĩa

4.2 Nguồn ngữ liệu

Kết quả các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước đối với người đang thực hiện khóa luận bao giờ cũng là nguồn tài liệu tham khảo dồi dào, phong phú và tạo tiền đề thuận lợi để đi sâu vào những vấn đề cụ thể của khóa luận đang được thực hiện Để có được những định hướng ban đầu này, trong quá trình triển khai chúng tôi đã dành một thời gian thích đáng để sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu, học tập những thành quả nghiên cứu của hàng loạt các nhà nghiên cứu có tên tuổi thuộc chuyên ngành ngôn ngữ học như: Diệp Quang Ban, Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo, Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Minh Thuyết… Đặc biệt là ở phương diện lý thuyết về quan hệ bộ phận – chỉnh thể, chúng tôi dựa vào những tư tưởng của John Lyons trong “Nguyên lí ngữ

nghĩa học” (Bản dịch tiếng Pháp của J.Durand, 1978)

Trang 10

Ngoài ra, một phần làm nên thành công của khóa luận phải kể đến những

tư liệu được khảo sát trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, lớp 11

và lớp 12 chương trình Trung học phổ thông

5 Đóng góp của khóa luận

Bước đầu tìm hiểu “Các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể trong câu tiếng Việt (qua khảo sát ngữ liệu sách giáo khoa Ngữ văn Trung học phổ thông)” có nhiều điều mới mẻ Đặc biệt, tìm ra điểm trung gian trong quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận - chỉnh thể Đây là một trong những kết quả đáng được chú trọng nhất trong quá trình thực hiện khóa luận Kết quả nghiên cứu nhất định sẽ cho thấy bản chất chức năng ngữ nghĩa của các yếu tố này trong cấu trúc câu tiếng Việt Khẳng định sự tồn tại của các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể trong câu tiếng Việt đồng thời cho thấy có một kiểu quan hệ ngữ nghĩa mới, bổ sung vào một cách nhận diện về giá trị ngữ nghĩa của câu Đây là một lĩnh vực mới mẻ trong ngữ pháp tiếng Việt nói riêng và ngữ pháp học nói chung Đồng thời khóa luận cũng góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo cho môn học Tiếng Việt ở nhà trường Trung học phổ thông

6 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm có hai chương:

Chương 1: Cơ sở lí thuyết

Chương 2: Các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể trong câu tiếng Việt

Trang 11

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Ngữ pháp tiếng Việt là một bộ phận thuộc lĩnh vực chuyên ngành “ngôn ngữ học” chủ yếu nghiên cứu về: Từ (cấu tạo từ và từ loại); cụm từ và câu Trong đó, ở lĩnh vực nghiên cứu về câu thì được nhiều tác giả quan tâm hơn cả

Sự tiếp thu những thành tựu chung của việc nghiên cứu cấu trúc câu tiếng Việt trong những năm gần đây đã có nhiều bước phát triển mới và đã đạt được những thành tựu đáng kể Đặc biệt đáng chú ý nhất là đã có nhiều tác giả thừa nhận sự tồn tại của quan hệ bộ phận – chỉnh thể ở mọi phương diện khác nhau Sự xuất hiện của quan hệ này trong cấu trúc câu tiếng Việt là một bước đột phá mới về câu và làm cho câu tiếng Việt càng đa dạng và phong phú hơn Điều này được chứng minh rất rõ ràng trong các quá trình nghiên cứu mà các tác giả dẫn ra để khẳng định sự tồn tại của phạm trù quan hệ này thể hiện ở những khía cạnh, những phương diện khác nhau như: Tác giả Đỗ Hữu Châu thì xem xét quan hệ

bộ phận – chỉnh thể ở phương diện từ vựng - ngữ nghĩa Đối với tác giả Nguyễn Kim Thản thì quan hệ bộ phận – chỉnh thể được nghiên cứu ở các bình diện cụm

từ Và, ở phương diện cú pháp câu thì tác giả Diệp Quang Ban đã có những kiến giải rất sâu sắc và phần nào đã đưa ra một cách nhìn nhận sơ bộ tương đối chi tiết về quan hệ này Bên cạnh những ý kiến của tác giả kể trên chúng tôi cũng không thể không nhắc đến cách xác định và phân loại quan hệ bộ phận – chỉnh thể của J Lyons, người đặt nền móng cho cơ sở lí luận về quan hệ bộ phận – chỉnh thể Những đóng góp của các nhà nghiên cứu về quan hệ bộ phận – chỉnh thể trong cấu trúc câu tiếng Việt càng nhằm làm cho ngữ pháp tiếng Việt trở lên

hấp dẫn hơn, thiết thực hơn đối với người học, người nghiên cứu

1.1 Các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể xét ở phương diện từ vựng ngữ nghĩa

Ở phương diện từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, tác giả Elanine S.Andersen cũng phát hiện ra những nguyên tắc phổ quát chi phối các từ đã đưa ra những kết luận đầy sức thuyết phục Vì vậy, khi xem xét mối quan hệ bộ phận – chỉnh

Trang 12

thể ở phương diện này tác giả nói rằng: Cần phân biệt sự phân loại – loại (Taxonomie) tức là có sự phân chia một loại lớn thành các tiểu loại với sự phân loại bộ phận, là sự phân chia một toàn thể thành nhiều bộ phận tạo nên nó Ví dụ

như sự phân loại hoa thành huệ, hồng… lay ơn, tầm xuân, và hồng tiếp tục lại được chia thành hồng nhung, hồng bạch… là sự phân loại – loại Còn sự phân chia cơ thể thành đầu, mình, tay, chân… rồi đầu chia thành mắt, mũi, tai… tiếp

đó mắt được chia thành lông mày, mi, lòng trắng, lòng đen, con ngươi… là sự

phân loại - bộ phận (partologie – thuật ngữ của EsAndersen) [13; 150] Ở phương diện này, tác giả Đỗ Hữu Châu cũng có những kết luận đầy sức thuyết phục khi xem xét mối quan hệ bộ phận chỉnh thể, tác giả nói rằng: Có sự phân

chia một chỉnh thể (toàn thể) thành những bộ phận tạo nên chúng Ví dụ Người với nghĩa là cơ thể là một chỉnh thể được phân chia thành các bộ phận như: đầu, mình, chân, tay, cổ… Hoặc hoa là một loài thực vật là một chỉnh thể được cấu

tạo bởi các bộ phận như cành, lá, cánh, nhị [13, 212]

Đi sâu vào tìm hiểu tác giả còn chia quan hệ cấp loại phân biệt với quan

hệ toàn bộ - bộ phận Các từ đầu, mình, tay, chân… có quan hệ bộ phận so với

từ người (theo nghĩa cơ thể) Quan hệ toàn bộ - bộ phận cũng có tính chất tôn ti,

có nghĩa là có nhiều bậc phân chia giữa một đơn vị được xem là toàn bộ với các

bộ phận của chúng Ví dụ người phân chia bậc thứ nhất thành đầu, mình, tay, chân Rồi đầu lại phân chia thành lông mày, lông mi, tròng mắt… Trật tự các bậc phân chia, tính phân chia trực tiếp hay cách bậc (người, đầu là phân chia trực tiếp; người, mắt là cách một bậc, người, mi là cách hai bậc) có ý nghĩa quan

trọng trong việc xác định tính bắc cầu có quan hệ toàn bộ - bộ phận Về nguyên tắc, bộ phận của một bộ phận thuộc một toàn bộ cũng là toàn bộ của bộ phận đó

mắt của mặt, mặt của đầu do đó mắt là của đầu; cánh cửa của cửa, cửa của nhà cho nên cánh cửa là của nhà Tuy vậy, sự cách bậc quá xa sẽ khiến cho sự xác

lập quan hệ bộ phận – toàn bộ trở nên thiếu tự nhiên, ví dụ: ít khi chúng ta nói

mi của thân thể (của người)

Với quan điểm trên của tác giả, chúng tôi có thể hiểu một cách đơn giản

đó chính là mối quan hệ giữa giống với loài hay thân thể với tứ chi tức là mối

Trang 13

quan hệ bao hàm nhau: Cái bộ phận nằm trong cái chỉnh thể và muốn có một chỉnh thể hoàn chỉnh thì phải được cấu tạo nên từ nhiều bộ phận của chính nó

Nghiên cứu sâu hơn tác giả nhận thấy trong các bộ phận chỉnh thể lại có

sự phân biệt giữa bộ phận khả li và bộ phận bất khả li của chỉnh thể Bộ phận

bất khả li là bộ phân cấu thành chỉnh thể một cách tự nhiên, thiếu chúng thì toàn

bộ trở nên không hoàn chỉnh, có khuyết tật (thiếu tay, chân gọi là què, thiếu một mắt gọi là chột) Còn bộ phận khả li là bộ phận thường có mặt trong toàn bộ

nhưng thiếu chúng toàn bộ không vì thế mà trở thành có khuyết tật Ví dụ: với

chiếc xe máy chẳng hạn thì bộ phận khả li là gương xe, giọ xe… Nếu không có

những bộ phận này thì chiếc xe vẫn hoạt động bình thường và không hề thấy có

khuyết tật, hay ngôi nhà được xem là bộ phận khả li như quả đấm (cửa), gạch lát… Ngôn ngữ học đã chú ý đến những hành vi ngữ pháp riêng của các từ bộ phận bất khả li Ví dụ: Ít khi chúng ta nói tôi có tay hoặc tôi có hai tay hoặc tôi

có đầu, nhà có mái… So sánh tôi có tiền, tôi có túi, tôi có áo, tôi có vàng…

Những cách nói như vậy là thừa về thông tin vì những thông tin do câu trên cung cấp được xem là điều hiển nhiên, là những cái có sẵn là thuộc tiền giả định giao tiếp nếu như bình thường sử dụng đến những cách nói này thì sẽ ít nhiều gây sự chú ý khác biệt đối với những người tham gia giao tiếp cùng, họ sẽ chú ý đến những bộ phận đó và suy nghĩ về bộ phận đó như thế nào? Có bất thường hay không ? Bởi vậy thông tin phát ra thường phải có định ngữ kèm theo các từ

ngữ chỉ bộ phận và lượng thông tin chủ yếu nằm trong các định ngữ này (tôi có một bàn tay khéo léo, nhà có ba gian, tôi có một tay, tôi có đầu méo, bông hoa

có sáu cánh…) Trong tiếng Việt, nói chung chúng ta không dùng các loại từ chỉ

bộ phận bất khả li của mình (gãi tay, lắc đầu, chép miệng…) Kết cấu động từ

và tính từ ở trước cũng là dấu hiệu của các danh từ chỉ bộ phận bất khả li (đau đầu, bạc tóc, tịt mũi, què tay…) Sự phân biệt này, trong bộ phận - chỉnh thể chỉ

mang tính tương đối không phải lúc nào cũng rõ ràng nên nhiều lúc cách dùng của hai bộ phận này cũng có thể có ý thay thế nhau Lấy ngay sự phân chia cơ

thể con người: Nếu chia người đến đầu rồi đầu đến mắt, mũi hay đầu đến mặt rồi mới đến mắt? Nếu chia người đến tứ chi rồi mới đến tay, chân? Nếu chia

Trang 14

đầu thành mặt thì phần sau mặt gọi là gì? Gáy có phải là từ ngang bậc với mặt

hay không? Trong bộ phận khả li được dùng một cách cố ý như bộ phận bất khả

li và ngược lại, bộ phận bất khả li được dùng một cách cố ý như bộ phận khả li Nhưng dù được dùng ở trong trường hợp nào thì nó cũng đều thể hiện được giá trị trong bộ phận chỉnh thể

1.2 Các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể xét ở phương diện cụm từ

Khác với Đỗ Hữu Châu, tác giả Nguyễn Kim Thản nghiên cứu mối quan

hệ này trong câu chứa vị tố, mà vị tố chính là những từ chỉ hành động của bộ

phận cơ thể được tập hợp lại trong khái niệm có tên gọi là “Nhóm động từ chỉ hành động của bộ phận chỉ cơ thể”, thì ông cho rằng hành động đó là di chỉ thể

(vật hữu sinh) gây ra và chuyển tới bộ phận cụ thể của cơ thể

Ví dụ:

1 Hắn trợn mắt [30; 180]

2 Thị liếc mắt cười tít [30; 18]

3 Ông lý cau mặt, lắc đầu [30; 21]

Các ví dụ trên đây đã chứng minh rất rõ cho quan điểm của tác giả khi nói

về “nhóm động từ chỉ hành động của bộ phận chỉ cơ thể” Thật vậy, ở các câu (1), (2), (3) thì những động từ chỉ hoạt động là trợn, liếc, lắc đều do các từ chủ thể tương ứng là hắn, thị, ông gây ra đối với các bộ phận cụ thể trên cơ thể họ là mắt và đầu

Như vậy, chủ thể ở đây trong mối tương quan với bộ phận chính là chỉnh

thể Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì chỉnh thể (danh từ) được biểu thị bằng hoạt động của các động từ đem lại thì tác động đến đối tượng là hoạt động chuyển tới, đối tượng này chính là những danh từ biểu hiện những bộ phận của

con người như: mặt, răng, chân, tay, tóc, đầu, mắt, mày, mồm, môi, lưỡi, mép Còn đối với động vật là: mõm, sừng, đuôi Tuy nhiên, không phải động từ và

danh từ nào cũng kết hợp được với nhau vì khi kết sự kết hợp của chúng trên mặt ngữ nghĩa đang còn gặp nhiều hạn chế nên chỉ được kết hợp một cách cụ

thể, hợp lí về mặt ngữ nghĩa giữa các động từ và danh từ Ví dụ: Chỉ nói nhắm

Trang 15

mắt chứ không ai nói nhắm mồm và cũng có thể nói im mồm chứ không phải là

im mắt

Quan hệ chỉnh thể và bộ phận là quan hệ giữa một bên là kẻ gây ra hành động (chỉnh thể) với một bên là đối tượng chịu tác động của hành động (bộ phận của chỉnh thể) thông qua động từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thế Chẳng hạn

xét trên cơ thể một con người thì quan hệ đó được diễn ra là: Anh ấy mím chặt môi, nó lắc đầu, nó quắc mắt lên, nó đá chân… Tuy nhiên, khi xét quan hệ bô

phận – chỉnh thể ở phương diện này thì cần phải chú ý tới trường hợp ngược lại

là danh từ chỉ bộ phận biểu thị đối tượng mà hoạt đông chuyển tới, đối tượng này chỉ có thể trở thành chủ thể của hành động do chính động từ biểu thị

Ngoài ra tác giả Nguyễn Kim Thản còn liệt kê một số những động từ đặc

chỉ những hành động của bộ phận cơ thể như: nhắm, cau, bước, cúi, chép, chìa, chợp, chớp, dang, há, hất, khụy, khom, khiễng, lắc lè, liếc, lim dim, ngoắt, nguẩy, nghển,ngước, chum, với, vục, xòe, xua Bên cạnh đó còn có một số dành cho động vật như: quắt, quặp,cúp, cụp, húc, ngoe nguẩy, ve vẩy

Như vậy, các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể ở phương diện cụm

từ mà tác giả Nguyễn Kim Thản nghiên cứu đã cho thấy được mối quan hệ giữa động từ chỉ hành động và danh từ chỉ bộ phận của cơ thể trong cấu trúc của tiếng Việt Sự kết hợp của chúng đã làm cho quan hệ bộ phận – chỉnh thể trong câu càng trở nên phong phú về mặt ngữ nghĩa

1.3 Các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể xét ở phương diện cú pháp

Xét về quan hệ bộ phận – chỉnh thể, nhưng ở mỗi tác giả lại có cách nghiên cứu ở những phương diện khác nhau Nếu như tác giả Đỗ Hữu Châu xem xét quan hệ này trên phương diện từ vựng – ngữ nghĩa, tác giả Nguyễn Kim Thản lại xem xét ở góc độ cụm từ thì tác giả Diệp Quang Ban lại tập trung nhiều

ở phương diện cú pháp

Việc nhìn nhận quan hệ bộ phận – chỉnh thể góc độ này tác giả muốn nhấn mạnh rằng: Phạm trù này được thể hiện khá đa dạng, quan sát kĩ sẽ thấy có một số đặc điểm giống với một số loại quan hệ khác đó là quan hệ tồn tại định vị hay sở hữu trên cơ sở phân tích nguồn ngữ liệu, điều đáng chú ý nhất là tác giả

Trang 16

đã chia quan hệ này thành hai nhóm, đó là: Quan hệ bộ phận – chỉnh thể trong kiến trúc chứa vị tố tĩnh trạng và quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong các kiến trúc chứa vị tố hoạt động

Nhóm thứ nhất là quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong kiến trúc chứa vị tố tĩnh trạng, tức là chúng ta xem xét những từ ngữ diễn tả sự thay đổi của bộ phận

cơ thể được dùng, là đặc trưng của chỉnh thể ở trạng thái tĩnh

Ví dụ:

- Bác Ba đau dạ dày

Ở ví dụ này cho thấy đau dạ dày được dùng để nêu đặc trưng cho Bác Ba – là chỉnh thể một cách trực tiếp, tức là một trạng thái nào đó (đau) của một bộ phận là dạ dày được dùng làm đặc trưng của chỉnh thể (Bác Ba) nghĩa là chỉnh thể có thể được mô tả thông qua bộ phận, đồng nghĩa với cách hiểu Bác Ba tình

trạng sức khỏe không được tốt như người bình thường vì bác mắc bệnh đau dạ

dày Vì vậy, từ đau cũng có mối liên hệ nghĩa một cách trực tiếp với Bác Ba vì chỉ nhờ nghĩa của từ đau mà người đọc mới nhận thấy được Bác Ba không được khỏe Trên cơ sở đó, về mặt ngữ pháp dạ dày là một bộ phận của Bác Ba Vậy

có thể gọi dạ dày là bổ ngữ - bộ phận, còn Bác Ba là chủ ngữ - chỉnh thể

Ngoài ra chúng ta còn có những câu:

Ví dụ:

- Bác Ba dạ dày yếu

Tại đây đặc trưng của bộ phận cũng được lấy làm đặc trưng của chỉnh thể

(nhưng dạ dày có được nhấn mạnh hơn) cho nên cách lí giải Bác Ba trong câu là chủ ngữ - chỉnh thể, còn dạ dày yếu là một kiến trúc chủ vị làm chủ ngữ như

nhiều tác giả chủ trương hiện nay là có thể chấp nhận được

Trong các phát ngôn tiếng Việt hiện nay có trong đời sống và trong các tác phẩm văn học viết về quan hệ bộ phận – chỉnh thể trong kiến trúc chứa vị tố tĩnh trạng cũng chiếm một khối lượng đáng kể

Ví dụ khác như:

- Trương Phi trợn mắt tròn xoe [26; 76]

- Hắn cứ ngồi ngẩn mặt [27; 52]

Trang 17

- Bê-li-cốp tái mặt đứng dậy [28; 68]

- Lí Cường hơi tái mặt [27; 147]

Nhóm thứ hai là quan hệ bộ phận – chỉnh thể trong các kiến trúc chứa vị

tố - hoạt động Tức là chúng tôi xem xét mối quan hệ này bằng các động từ chỉ hoạt động của bộ phận do chỉnh thể đó gây ra (ở trạng thái động) Chính ở trạng thái này đã làm cho quan hệ bộ phận – chỉnh thể ngày càng phong phú và phức tạp hơn đồng thời cũng gây hứng thú nhiều hơn với người đọc

Ví dụ:

- Anh Long co tay

Cùng với ví dụ này chúng ta còn bắt gặp:

Ví dụ:

- Anh Long co dây

Từ co ở Anh Long co dây là động từ ngoại động đích thực, còn dây là bổ

ngữ - khách thể Điều này là hợp lí và không có gì đáng phải bàn thêm, mà điều

đáng bàn ở đây là Anh Long co tay thì biểu hiện những gì?

Động từ chỉ hoạt động co trong ví dụ Anh Long co tay không chỉ đơn thuần được miêu tả như câu Anh Long co dây mà ở ví dụ này động từ co có tính

chất nước đôi Một mặt, nó khác động từ chỉ hoạt động ngoại động xét trong mối

quan hệ chủ ngữ - chỉnh thể, nghĩa là Anh Long là vật tạo ra hoạt động và bằng hoạt động co tác động lên vật khác là tay Nói cách khác là chủ thể Anh Long gây ra hoạt động co và hoạt động này tác động lên bộ phận là tay Mặt khác, đối

tượng (bộ phận) chịu tác động của hoạt động lại là một bộ phận nằm trong chỉnh thể nêu ở chỉnh thể và bộ phận này có khả năng tác động lên chỉnh thể Do đó, xét từ góc độ bộ phận thì vị tố có tính chất như một động từ nội động Và như

vậy, chủ thể của hành động lại là bộ phận tay Điều này được chứng thực bằng

một phép chuyển hóa như sau:

- Tay (Anh Long) co

Như vậy, trong câu Anh Long co tay thì động từ co cùng một lúc có cả

mối quan hệ với cả danh từ đứng trước chỉ chỉnh thể (Anh Long) và cả danh từ

đứng sau chỉ bộ phận (tay) theo kiểu vật – đặc trưng của vật, giống như kiểu

Trang 18

kiến trúc chứa vị tố - tĩnh trạng là Bác Ba đau dạ dày (chỉnh thể - vị tố - bộ phận) nhưng điều khác biệt ở câu Anh Long co tay so với Bác Ba đau dạ dày là

ở tính chất của nó Đó là nó không chỉ khác ở tính chất của hoạt động co mà còn

ở tính chất ngoại động đặc biệt

Nếu ở ví dụ Anh Long co dây thì dây là một vật chịu tác động hoàn toàn của co nhưng tay lại có thể hoạt động bằng chính hoạt động nêu ở vị tố (hoạt động co) Vì thế tay sẽ không phụ thuộc vào chỉnh thể Anh Long Còn ở câu Anh Long co tay thì Anh Long là người điều khiển tay mình hoạt động, là nguyên nhân của sự kiện co tay tức là chủ thể đã tác động lên bộ phận của cơ thể Về mặt ngữ pháp, đôi chiếu với dây trong Anh Long co dây thì tay trong Anh Long

co tay rõ ràng được xem là một bổ ngữ Nhưng xét về mặt ngữ nghĩa, trong mối quan hệ với co nếu dây là khách thể thì tay là bộ phận, dây là thuộc vật sở hữu của Anh Long

Cũng giống như kiến trúc có quan hệ bộ phận chỉnh thể chứa vị tố - tĩnh trạng nguồn ngữ liệu được sử dụng rộng rãi trong đời sống và trong các tác phẩm văn chương, thì ở trạng thái động này chúng tôi đã khảo sát được khối lượng nguồn ngữ liệu khá phong phú, như:

- Lúc bấy giờ chị mới ngẩng đầu lên nói chuyện với Liên [27; 96]

- Pá tra hất tay [30; 79]

- Cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi [30; 4]

- Mị nhắm mắt lại không dám nhìn [30; 9]

- Mị lại gục đầu nằm thiếp đi [30; 9]

Khi nghiên cứu về quan hệ bộ phận – chỉnh thể, nếu chúng ta chỉ dừng lại

ở việc xem xét chúng ở phương diện từ vựng - ngữ nghĩa (Đỗ Hữu Châu), ở phương diện cụm từ (Nguyễn Kim Thản), ở góc độ cú pháp (Diệp Quang Ban) thì chắc hẳn chưa thể nào đầy đủ và sâu sắc được Vì vậy, để cho việc tìm hiểu nhìn nhận quan hệ bộ phận – chỉnh thể trong cấu trúc câu tiếng Việt được đầy đủ

và hoàn chỉnh hơn thì đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu thêm những quan điểm

mà J.Lyons đã nêu ra làm cơ sở

Trang 19

1.4 Phân loại các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể

Các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể trong cấu trúc câu tiếng Việt

là một mối quan hệ đa dạng và phức tạp không chỉ thể hiện trên cơ thể người mà

nó còn tồn tại ở các sự vật hiện tượng khác nhau trong cuộc sống Vì vậy, khi xác định phạm trù các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể này cần phải có mối quan hệ mật thiết với các quan hệ khác, bởi đây không phải là một phạm trù

có tính độc lập hoàn toàn Nếu chúng ta chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nội tại mối quan hệ bộ phận – chỉnh thể trong câu thì sẽ không thấy được cái hay cái đẹp cái hấp dẫn của phạm trù này Cho nên, nhất thiết trong khi nghiên cứu các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể là phải đặt nó trong mối quan hệ với phạm trù quan hệ cấp loại và phạm trù quan hệ sở hữu

1.4.1 Khái niệm và đặc trưng cơ bản của quan hệ bộ phận – chỉnh thể

1.4.1.1 Khái niệm

Chúng ta có thể phát biểu khái niệm một cách cơ bản như sau:

Quan hệ bộ phận – chỉnh thể là quan hệ giữa các bộ phận không tách rời (bất khả li) hay tách rời (khả li) của bộ phận con người với chính cơ thể con người (chỉnh thể đó)

Ví dụ:

- Hắn giương mắt nhìn thị không hiểu [30; 26]

Ở ví dụ này có thể hiểu hắn và mắt là một cặp từ có quan hệ bộ phận – chỉnh thể với nhau, trong đó hắn là từ chỉ “chỉnh thể”, còn mắt là từ chỉ bộ phận nằm trong (cấu thành) “chỉnh thể” hắn Mắt là yếu tố (bộ phận) thể hiện đặc trưng cho hắn (chỉnh thể), hắn- chỉnh thể là nguyên nhân gây ra hành động giương mà mắt là chủ thể thực hiện hành động giương

Hay ví dụ:

- Trương Phi trợn mắt tròn xoe [26; 176]

Cũng như ví dụ trên, chúng ta thấy ở câu này có thể thấy Trương Phi và mắt là một cặp từ có quan hệ bộ phận – chỉnh thể với nhau được thể hiện: Trương Phi là từ chỉ chỉnh thể, còn mắt là yếu tố chỉ “bộ phận” nằm trong chỉnh thể Trương Phi Mắt cũng chỉ là một trong các yếu tố thể hiện đặc trưng của

Trang 20

Trương Phi (bởi ngoài mắt, Trương Phi còn được cấu thành bởi các bộ phận khác nhau như: mũi, chân, tay…) Trương Phi là nguyên nhân gây ra hành động trợn mà mắt là chủ thể thực hiện hành động đó

Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể xét quan hệ bộ phận – chỉnh thể gồm những đặc trưng cơ bản sau:

1.4.1.2 Đặc trưng cơ bản của quan hệ bộ phận – chỉnh thể

Thứ nhất, quan hệ bộ phận – chỉnh thể trong câu tiếng Việt là quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố được gọi là “bộ phận” và “chỉnh thể” Bởi vì, hình thái của

từ trong tiếng Việt không làm nên những giá trị ngữ nghĩa cho chúng nên nếu chỉ căn cứ vào hình thái của từ sẽ không có cơ sở nhận diện các từ có quan hệ bộ phận – chỉnh thể

Thứ hai, quan hệ bộ phận – chỉnh thể có nhiều biểu hiện đa dạng, có quan

hệ bộ phận – chỉnh thể ở dạng cơ bản: nguyên mẫu, có quan hệ bộ phận – chỉnh thể có sự thể hiện khác so với dạng cơ sở - đó là quan hệ thành viên – tập hợp một tiểu loại của quan hệ bộ phận – chỉnh thể

Thứ ba, quan hệ bộ phận – chỉnh thể cũng có hiện tượng giao thoa vơi các quan hệ khác như quan hệ cấp loại và quan hệ sở hữu… Sự giao thoa này, vừa

có những nét chung, đồng thời nó giúp người đọc phân biệt được từng loại quan

Hai kiểu quan hệ này có những kiểu khác nhau rõ rệt

Thứ nhất, quan hệ bộ phận – chỉnh thể là mối quan hệ hợp nhất được các

bộ phận cấu thành tách rời nhau hoặc có thể tách rời của một vật và toàn bộ vật

mà chúng tách rời lại là các bộ phận cấu thành (J.Lyons)

Ví dụ:

- Ông Lý cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời

dậm dọa [30;21]

Trang 21

Ở ví dụ này, chúng tôi nhận thấy Ông Lý đƣợc hiểu là chỉnh thể và mặt và đầu là những bộ phận cấu thành của chỉnh thể Ông Lý này, hai bộ phận mặt và đầu chỉ là một bộ phận nhỏ trong số đông các bộ phận để cấu thành nên chỉnh thể Ông Lý đƣợc hoàn chỉnh Liên hệ với các sự vật khác chúng tôi thấy bàn phím, màn hình… là những bộ phận tạo nên chiếc máy tính, cũng nhƣ cành, lá,

rễ … tạo nên chỉnh thể cây

Thứ hai, quan hệ cấp loại (Hyponymie) lại là quan hệ kéo theo một chiều Nói tới quan hệ cấp loại là nói tới quan hệ “bao gồm” (Inclusion) và “nằm trong” [13; 208]

Ví dụ: Có hai từ chim và chim sáo là quan hệ cấp loại Nhìn vào sự vật chúng ta thấy rất rõ chim là thuộc loại lớn bao gồm có chim sáo (và chim sâu, chim chích chòe, chim khướu, chim họa mi, chim chiền chiện ) còn ngƣợc lại chúng ta lại thấy chim sáo là một bộ phận nhỏ nằm trong loài chim Vì vậy, đối với từ chim sáo thì từ chim là từ “thƣợng danh” (superordonne) Đối với từ chim thì từ chim sáo là từ “hạ danh”

Ví dụ:

Có hai câu sau:

Tôi nuôi chim sáo và Tôi nuôi chim

Với hai cách phát ngôn ở trên thì đƣợc hiểu nhƣ sau: Nếu nói Tôi nuôi chim sáo có nghĩa là Tôi nuôi chim, nhƣng nếu nói Tôi nuôi chim thì chƣa chắc phải là Tôi nuôi chim sáo, mà có thể hiểu là Tôi nuôi chim khướu, Tôi nuôi chim chìa vôi, Tôi nuôi chim họa mi…

Nhƣ vậy, quan hệ cấp loại là quan hệ giữa hai lớp của một loài nào đó, lớp

nọ bao hàm lớp kia, loài bé nằm trong loài lớn Giả sử, ta có lớp (loài) chim là thuộc loài lớn và một lớp ta gọi là chim cánh cụt, thuộc loài bé thì có thể hiểu mối quan hệ cấp loài này là chim bao chứa chim cánh cụt và chim cánh cụt nằm trong chim Điều này khác với quan hệ bộ phận – chỉnh thể Thật vậy, quan hệ

bộ phận – chỉnh thể là quan hệ trong một lớp và từng phần tử của nó tạo nên lớp

đó Chẳng hạn, cũng nói về lớp chim nhƣng không phải là quan hệ giữa chim với chim sáo hay chim cánh cụt mà là quan hệ giữa chim - chỉnh thể với đầu chim,

Trang 22

cánh chim, lông chim… Bộ phận chỉnh thể đó và giữa các bộ phận chỉnh thể chim có mối quan hệ với nhau chứ không bao hàm nhau như lớp đầu chim, không chứa đuôi chim

Điểm khác biệt mà chúng tôi nhận thấy ở quan hệ cấp loại và quan hệ bộ phận – chỉnh thể là: Ở quan hệ cấp loại là sự phân loại – loại (toxonomie) tức là

sự phân chia một lớp thành các tiểu loại, còn ở quan hệ bộ phận – chỉnh thể là sự phân loại bộ phận, tức là sự phân chia một chỉnh thể thành những bộ phận tạo nên chúng

Quan hệ cấp loại và quan hệ bộ phận – chỉnh thể còn có những điểm khác biệt cơ bản: Ở quan hệ cấp loại ý nghĩa của các từ “hạ danh” là sự loại biệt hóa ý nghĩa của các từ “thượng danh” Khi định nghĩa một từ “hạ danh” chúng ta có thể dùng một từ “thượng danh”(hay ý nghĩa của nó) để diễn đạt phần chung, vì theo cách nói của chúng ta thì có thể dùng từ thượng danh để làm ngoại biểu cho nét nghĩa phạm trù chung cho các từ cùng một cấp loại J.Lyons cho rằng, ý nghĩa của các từ “hạ danh” có thể xem là một sự định nghĩa, tức là thêm định ngữ cho từ “thượng danh”

Ví dụ: Nói tới giày thì ta có thể định nghĩa là “đồ dùng để đi cho bàn chân

khỏi chạm đất” và nó được hiểu là từ thượng danh Điều này không đúng với

các bộ phận chỉ chỉnh thể Chúng ta không thể nói bàn phím, màn hình, pin… là máy tính được, mà chỉ có thể nói bàn phím là một bộ phận của máy tính

Để thấy được sự khác biệt rõ nét hơn ở hai quan hệ này chúng ta có thể dùng một bước thử “trung gian” để xác định đặc điểm tính chất của từng loại quan hệ Đó chính là việc dùng quan hệ “chuyển tiếp” (transitives), cho nó kết hợp với quan hệ cấp loại và quan hệ bộ phận – chỉnh thể xem cái nào có thể phản ứng được và qua nghiên cứu chúng ta thấy kết quả của hai loại phản ứng

này không giống nhau Quan hệ cấp loại có tính chuyển tiếp Ví dụ: Nếu hoa là

từ thượng danh với hoa cúc, hoa cúc là từ thượng danh với hoa cúc trắng thì theo tính chất bắc cầu hoa được xem là từ thượng danh của hoa cúc trắng

(chuyển tiếp) Còn đối với quan hệ bộ phận – chỉnh thể thì các bộ phận quan hệ

Trang 23

với chỉnh thể có tính chất tôn ti, nghĩa là có sự phân chia giữa một đơn vị được xem là chỉnh thể với các bộ phận tạo nên chúng

Ví dụ: Người phân thành đầu, mình, tay, chân rồi đầu lại phân chia thành các bộ phận chia ở thứ bậc thứ nhất bao gồm: mắt, mũi, miệng, tóc rồi miệng lại phân chia thành các bộ phận tạo nên nó như răng, lợi, lưỡi…

Như vậy, sự phân chia thứ bậc theo một trình tự nhất định trực tiếp hay theo kiểu cách bậc thì đều có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tính chuyển tiếp của các từ chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể Chẳng hạn, sự phân chia

người có đầu là sự phân chia trực tiếp còn người đến miệng là sự phân chia cách một bậc, còn từ người đến lưỡi là sự phân chia cách hai bậc Về nguyên tắc thì

bộ phận của một bộ phận thuộc chỉnh thể thì cũng được xem như là bộ phận của

chỉnh thể đó như mắt là bộ phận của mặt mà mặt lại là một bô phận của đầu cho nên mắt được xem là một bộ phận của đầu cho nên mắt được xem là bộ phận tự

nhiên,sự cách bậc không nên cách quá xa sẽ làm cho việc xác lập quan hệ bộ phận – chỉnh thể vì thế mà trở nên thiếu tự nhiên Vì vậy, không phải vô cớ mà J.Lyons khẳng định rằng các quan hệ bộ phận từ vựng của quan hệ bộ phận – chỉnh thể là những quan hệ không có chuyển tiếp (No-transitives) chứ không phải là chuyển tiếp (transitives) và không chuyển tiếp (Intransitives)

Nói chung, sự khác biệt giữa quan hệ cấp loại và quan hệ bộ phận – chỉnh

thể như chúng ta đã nói là tương đối rõ ràng trong những trường hợp cánh tay, thân thể, bánh xe, xe đạp… Tức là những trường hợp mà những từ đang xét là

những danh từ cụ thể, biểu thị sự vật, vật lí rời (có thể đếm được) Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng quan hệ bộ phận – chỉnh thể cũng áp dụng được vào những trường hợp từ đang xem xét là những từ không phải những danh từ

cụ thể biểu thị sự vật rời Trong những trường hợp này, sự phân biệt giữa quan

Trang 24

không đếm được, chẳng hạn, người ta có thể nêu ra mệnh đề tôi biết viết sẽ giúp

ta liên tưởng nó hàm chứa một loạt các mệnh đề khác nhau như tôi biết viết thư, tôi biết viết văn, tôi biết viết kịch… Như vậy, động từ nằm trong tập hợp đó (viết

thư, viết văn, viết kịch) là một cấp loại của viết, đồng thời cũng chỉ ra một hoạt

động là bộ phận mà hoạt động viết chỉ ra

Trong khi viện dẫn những chỗ không rõ ràng giữa quan hệ cấp loại và quan hệ bộ phận – chỉnh thể J.Lyons còn cho rằng trong nội bộ quan hệ bộ phận – chỉnh thể còn có một kiểu khác mà chúng tôi gọi là quan hệ “thành viên – tập hợp” (thuật ngữ của Diệp Quang Ban)

Vì lẽ đó, có thể nói quan hệ tập hợp - thành viên là một kiểu nhỏ nằm trong quan hệ bộ phận – chỉnh thể Cơ sở để xếp quan hệ tập hợp – thành viên vào kiểu quan hệ bộ phận – chỉnh thể là trong quan hệ tập hợp – thành viên, các thành viên là những đơn vị cấu thành tập hợp, cũng như những bộ phận là yếu tố cấu thành nên chỉnh thể Tuy nhiên, các bộ phận trong quan hệ bộ phận – chỉnh thể là các bộ phận hữu cơ cấu thành chỉnh thể còn các thành viên là những đơn

vị tách rời, tách biệt, hoàn chỉnh nhưng cũng có cấu thành tập hợp, chính vì thế

mà trong thực tế ngôn ngữ chúng có biểu hiện ngữ pháp khác nhau Về vấn đề này, chúng tôi tán thành ý kiến rất sâu sắc của một trong những tác giả đầu tiên

có những đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời cũng có nhiều kết luận sáng tỏ về phương diện cú pháp đối với phạm trù quan hệ bộ phận – chỉnh thể và tập hợp – thành viên là tác giả Diệp Quang Ban

Tính sâu sắc trong ý kiến của tác giả thể hiện ở những căn cứ chứng tỏ có một sự khác biệt nho nhỏ trong mối quan hệ bộ phận – chỉnh thể với thành viên – tập hợp trên cơ sở phân tích nguồn ngữ liệu ở hai bình diện: Kiến trúc chứa vị

tố - tĩnh trạng và kiến trúc chứa vị tố - hoạt động Cần khẳng định rằng sự khác biệt này không vì thế làm cho mối quan hệ bộ phận – chỉnh thể và quan hệ thành viên – tập hợp phân biệt nhau mà nó chính là điều kiện để coi quan hệ thành viên – tập hợp như một tiểu loại thuộc quan hệ bộ phận – chỉnh thể Để tìm hiểu vấn đề này có thể trở lại với bài biết “Bổ ngữ chủ thể - một thuật ngữ cần thiết

Trang 25

cho việc phân tích ngữ pháp tiếng Việt” (Diệp Quang Ban – Tạp chí Ngôn ngữ học – số 4 – 1983)

Thứ nhất, ở kiến trúc chứa vị tố tĩnh trạng: Cũng được hiểu như phần quan hệ bộ phận – chỉnh thể xét ở phương diện cú pháp Nhưng điều khác ở phần này là chúng tôi xét thêm quan hệ thành viên – tập hợp trong trạng thái tĩnh chứa vị tố ở đây với quan hệ bộ phận – chỉnh thể khác biệt như thế nào?

Ví dụ:

Tiểu đoàn 1 lạc ba chiến sĩ (1)

Ở ví dụ này, người bị thất lạc được nhắc tới là ba chiến sĩ những thành viên trong tập hợp của Tiểu đoàn 1, chứ không phải Tiểu đoàn 1 với tư cách là một tập hợp chứa chiến sĩ và những người chỉ huy Đồng thời ba chiến sĩ là chủ

đề lạc Trong quan hệ bộ phận – chỉnh thể, đặc trưng của bộ phận thường được

lấy làm đặc trưng của chỉnh thể Trong quan hệ thành viên – tập hợp, mỗi thành viên là một đơn vị rời hoàn chỉnh, độc lập là đặc trưng của thành viên chỉ được dùng để miêu tả chính thành viên ấy chứ không phải là miêu tả chung cho cả tập

hợp Do vậy, ở phương diện này thì không thể hiểu lạc ba chiến sĩ là vị ngữ của Tiểu đoàn 1 được Ở ví dụ này, về phương diện ngữ nghĩa giữa các thành viên

trong tập hợp, trong việc kết hợp các yếu tố từ loại với nhau chúng ta thấy: Vì từ

lạc thuộc về ba chiến sĩ cho nên giữa Tiểu đoàn 1 và từ lạc không có quan hệ

nghĩa cho quan hệ chủ ngữ - vị ngữ trực tiếp (không có từ chỉ quan hệ) như

trong câu Tiểu đoàn 1 lạc

Như vậy, về thực chất trong câu (1) Tiểu đoàn 1 có quan hệ nghĩa với ba chiến sĩ theo kiểu thành viên – tập hợp, chứ không phải theo nghĩa quan hệ bộ

Trang 26

dụ (2) là những vật được nêu nên nhưng lại không có quan hệ chủ - vị trực tiếp với các thành phần câu còn lại cho nên nó được hiểu và xác định là chủ đề của câu nói, chứ không phải là làm thành phần chủ ngữ trong câu Đó là thứ thành phần phụ của câu mà hiện nay được đặc biệt chú ý tới với tên gọi là “đề ngữ”, còn thành phần chính là chủ ngữ trong câu đã bị khuyết đi trong khi phát ngôn Đây chính là điểm khác biệt so với quan hệ bộ phận – chỉnh thể, vì quan hệ bộ phận – chỉnh thể xác định chỉnh thể là thành phần chính trong câu và giữ vai trò

là chủ ngữ trực tiếp của câu tiếng Việt

Phần câu còn lại trong ví dụ (1) và (2) là dạng câu đặc biệt như còn tiền, còn bạc…So với phần câu còn lại ở quan hệ bộ phận – chỉnh thể thì nó lại làm

thành phần vị ngữ trực tiếp của câu

Vai trò của bổ ngữ trong ba chiến sĩ (1) và Lợn ở (2) đã được một số tác

giả thừa nhận Thuật ngữ bổ ngữ - chủ thể cũng là thích hợp với chúng vì ở đây các danh từ chỉ thành viên cũng có thể chuyển lên trước vị tố để làm thành câu

Khi xem xét thành phần câu chứa quan hệ thành viên – tập hợp thì chúng tôi nhận thấy rất rõ là : Dù cho trật tự giữa các vị tố với các danh từ chỉ thành viên như thế nào chăng nữa, thì danh từ chỉ tập hợp vẫn giữ vai trò là thành phần

đề ngữ của câu Xong đối với quan hệ bộ phận – chỉnh thể thì vai trò chủ yếu của danh từ chỉ chỉnh thể cũng không lệ thuộc vào trật tự của vị tố và danh từ chỉ bộ phận

Ví dụ : - Bạn Hoa yếu phổi (3)

Hoặc có thể dùng với câu:

- Bạn Hoa phổi yếu

Trang 27

Ở ví dụ (3) đặc trưng của bộ phận phổi cũng được lấy làm đặc trưng của chỉnh thể Bạn Hoa (ở đây phổi có được nhấn mạnh hơn), cho nên cách lí giải Bạn Hoa ở đây là chủ ngữ của câu, còn phổi yếu là một kiến trúc chủ - vị nằm

trong vị ngữ như nhiều tác giả chủ trương sử dụng là có thể chấp nhận được Sự khác biệt giữa quan hệ bộ phận – chỉnh thể và quan hệ thành viên – tập hợp còn được thể hiện rõ nét hơn trong kiến trúc chứa vị tố hoạt động

Ở kiến trúc chứa vị tố - hoạt động:

Ví dụ:

- Ông Hai bắt 5 con gà (4)

Nếu như lạc trong ví dụ (1), bắt thuộc về cụm từ 5 con gà chứ không thuộc về Ông Hai Ông Hai chỉ có thể có quan hệ nghĩa trực tiếp với bắt Quan

hệ nghĩa giữa Ông Hai với 5 con gà cũng là quan hệ thành viên – tập hợp như

trong ví dụ (1) và (2)

Ở đây có thể thấy rõ sự khác biệt giữa quan hệ bộ phận – chỉnh thể chứa

vị tố hoạt động với thành viên – tập hợp chứa vị tố hoạt động Nếu như trong:

- Anh Long co tay

Như đã phân tích động từ co có mang sắc thái ý nghĩa ngoại động, thì động từ bắt trong (4) hoàn toàn không như vậy Do đó, không thể xét bắt trong

(4) vào nhóm động từ trung tính

Mặt khác, nếu trong Anh Long co tay có thể phần nào hiểu Anh Long là nguyên nhân của sự kiện co tay thì trong (4) không thể nào tìm được dấu vết của

nội dung ý nghĩa như vậy Hiện tượng này bắt nguồn từ chỗ vắng mặt hoàn toàn

sắc thái ý nghĩa tạo giác giữa Ông Hai với bắt Do vậy, không có cơ sở nghĩa

cho một quan hệ chủ - vị trực tiếp

Như vậy, phân tích ngữ pháp câu (4) theo cách phân tích các câu (1) và (2) là điều hoàn toàn có thể

Nói tóm lại, những kiến giải của tác giả Diệp Quang Ban đã cho thấy cơ

sở để khẳng định quan hệ thành viên - tập hợp là một tiểu loại trong quan hệ bộ phận – chỉnh thể

Trang 28

1.4.2.2 Yếu tố chỉ quan hệ bộ phận – chỉnh thể với quan hệ sở hữu

Xuất phát từ việc nghiên cứu “Nguyên lí ngữ nghĩa học” [24] của J.Lyons chúng ta nhận thấy tác giả đã dẫn ra ý kiến của hai tác giả Bierwisch, 1965 và Kiefer, 1966 trong việc khẳng định quan hệ bộ phận – chỉnh thể gắn với một lớp con riêng của các kiến trúc sở hữu được thể hiện qua các ngữ đoạn và câu có liên hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa (và có thể về mặt ngữ pháp)

Nhiều ngôn ngữ (không phải tiếng Anh) có một sự khác biệt giữa cấu trúc

sở hữu này với các ngữ đoạn và các kiểu câu như John’s book (sách của John)

và John has a book (John có một quyển sách) Đối với loại thứ nhất, người ta

nói đến sở hữu bất khả li, đối với loại thứ hai người ta nói đến sở hữu khả li

Với tác giả Diệp Quang Ban thì cho rằng: Không những hai loại quan hệ này liên quan đến nhau mà trong nhiều trường hợp còn không thể phân biệt được đâu là quan hệ bộ phận – chỉnh thể, đâu là quan hệ sở hữu

Ví dụ:

- Lớp học này có nhiều bàn

Ở ví dụ này cho thấy, giữa bàn và lớp học có quan hệ bộ phận – chỉnh thể

và quan hệ này được lấp dưới khuôn hình của một câu sở hữu trả lời cho câu hỏi : “X có cái gì” và “X thế nào” [3; 67] Trong [1; 45] tác giả còn khẳng định giữa quan hệ bộ phận – chỉnh thể, quan hệ sở hữu, quan hệ tồn tại định vị đều có nét chung Và một điều đặc biệt hơn là trong tiếng Việt không chỉ dừng lại ở việc tồn tại những câu có kiểu tổng hòa của ba mối quan hệ trên, mà câu tiếng Việt còn đặc sắc và hấp dẫn hơn khi nó tồn tại trong một tổng thể của sự kết hợp giữa quan hệ bộ phận – chỉnh thể, quan hệ sở hữu, quan hệ định vị, và các kiểu chủ ngữ - chủ hữu, chủ ngữ - vị trí, chủ ngữ chỉnh thể một bên, bổ ngữ - vật sở thuộc, bổ ngữ - chủ thể, bổ ngữ - bộ phận một bên, cũng được hợp nhất lại trong một yếu tố ngôn ngữ khó tách chúng ra khỏi nhau, được thể hiện trong ví dụ sau:

- Con mèo này có đôi mắt rất đẹp

Sự khái quát trên rõ ràng là do xuất phát từ những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, tuy nhiên việc phân chia chúng thành ba kiểu loại nhỏ vẫn là cần thiết (ở những bậc phân tích sâu hơn) và vẫn có cơ sở ngữ pháp Bởi vì, tuy có những

Ngày đăng: 13/10/2016, 10:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (1983), Bổ ngữ chủ thể - một thuật ngữ cần thiết cho việc phân tích ngữ pháp tiếng Việt, TCNN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bổ ngữ chủ thể - một thuật ngữ cần thiết cho việc phân tích ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 1983
2. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông tập 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông tập 1
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 1989
3. Diệp Quang Ban (1981), Một số vấn đề về câu tồn tại trong tiếng Việt ngày nay, Luận án PTS, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về câu tồn tại trong tiếng Việt ngày nay
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 1981
4. Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 2, Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1996
5. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản và liên kết tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1998
6. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2004
7. Lê Biên (1991), Tiếng Việt – từ loại tiếng Việt hiện đại, ĐHSP 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt – từ loại tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Lê Biên
Năm: 1991
8. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Năm: 1975
9. Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt (tiếng – từ ghép – đoản ngữ), ĐHQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt (tiếng – từ ghép – đoản ngữ)
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Năm: 1998
10. Đỗ Hữu Châu (1979), Cách xử lí các hiện tượng trung gian trong ngôn ngữ, TCNN (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách xử lí các hiện tượng trung gian trong ngôn ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1979
11. Đỗ Hữu Châu – Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu – Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1993
12. Đỗ Hữu Châu (1997), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, ĐHQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1997
13. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1998
14. Đỗ Hữu Châu (1997), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt (tái bản), ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bình diện của từ và từ tiếng Việt (tái bản)
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1997
15. Nguyễn Đức Dân (1987), Logic và tiếng Việt, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logic và tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1987
16. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ và nhận diện từ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1996
17. Nguyễn Văn Lộc (1995), Kết trị của động từ tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết trị của động từ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Lộc
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1995
18. Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của tiếng Việt, KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động của tiếng Việt
Tác giả: Đái Xuân Ninh
Năm: 1978
19. Lê Xuân Nại (1994), Câu chủ vị tiếng Việt, nxb KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu chủ vị tiếng Việt
Tác giả: Lê Xuân Nại
Nhà XB: nxb KHXH
Năm: 1994
20. Hoàng Trọng Phiến – Mai Ngọc Chứ - Vũ Đức Nghiệm (1990), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, ĐH và THCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Trọng Phiến – Mai Ngọc Chứ - Vũ Đức Nghiệm
Năm: 1990

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w