1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản trong đề thi quốc gia THPT môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 trường THPT Nà Tấu

35 3,5K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 220 KB

Nội dung

Căn cứ vào sự thay đổi trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn năm học 2014 2015 của Phần đọc hiểu và tình hình thực tế của học sinh giảng dạy đi sâu vào những nhiệm vụ cơ bản sau: 2.1.1. Rèn kỹ năng tìm nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa văn bản, tên văn bản. 2.1.2. Rèn kỹ năng hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, dấu câu, cấu trúc, thể loại văn bản. Căn cứ vào sự thay đổi trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn năm học 2014 2015 của Phần đọc hiểu và tình hình thực tế của học sinh giảng dạy, người viết đi sâu vào những nhiệm vụ cơ bản sau: 2.1.1. Rèn kỹ năng tìm nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa văn bản, tên văn bản. 2.1.2. Rèn kỹ năng hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, dấu câu, cấu trúc, thể loại văn bản. 2.1.3. Rèn kỹ năng tìm biện pháp nghệ thuật và chỉ ra tác dụng của chúng. Qua đó, học sinh sẽ được trang bị những kiến thức cũng như kỹ năng cơ bản nhất giúp các em tự tin và có kết quả tốt nhất ở Phần đọc hiểu nói riêng cũng như cả bài thi nói chung trong kỳ thi quốc gia THPT trước mắt.

Trang 1

A MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

1 Ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi Công văn

số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung

học phổ thông (THPT) năm 2014, trong đó có nội dung "Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: đọc hiểu và làm văn".

Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT, các trường THPT lưu ý việc thựchiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kìthi tốt nghiệp THPT năm 2014 thực hiện theo hướng đánh giá năng lực họcsinh nhưng ở mức độ phù hợp Cụ thể là tập trung đánh giá hai kĩ năng quan

trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản Đề thi gồm hai phần: đọc hiểu và viết (làm văn), trong đó tỷ lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần đọc hiểu.

Ngày 15/04/2014, Bộ GD & ĐT gửi văn bản đến các Sở GD&ĐT, các trườngTHPT trong cả nước về Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp cho học sinh THPT Đây là

xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học sinhchuyển sang kiểm tra đánh giá năn lực đọc hiểu của học sinh (tự mình khám phávăn bản)

Như vậy, có thể thấy, bên cạnh kỹ năng viết văn bản, kỹ năng đọc - hiểu văn bản là một phần quan trọng trong việc giảng dạy cũng như đánh giá chất lượng

học tập môn Ngữ văn Vì vậy, rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản là điều cần thiếtphải trang bị cho học sinh

2 Thực tế, năm học 2013 - 2014, kỳ thi Tốt nghiệp THPT và ĐH - CĐ đã

đưa vào đề thi phần Đọc - hiểu Thực ra việc đọc - hiểu là việc thường làm

trong quá trình học tập môn Ngữ văn, còn cái mới ở đây là mới đưa vào đề thithay cho câu hỏi 2 điểm từ trước tới nay Tuy vậy, phần này trong đề thi vẫnkhiến học sinh gặp không ít lúng túng

3 Ở phần đọc - hiểu này, về kiến thức lý thuyết, chủ yếu là kiến thức về

tiếng Việt: về từ ngữ, về ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ, kết cấu đoạn văn, cácbiện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện pháp đó trong một đoạn vănhoặc đoạn thơ cho sẵn; cảm nhận, nêu nội dung, đặt nhan đề, sửa lỗi văn bản

Trang 2

Những kiến thức này tuy không phải là mới nhưng lại chưa được hệ thống hóamột cách bài bản, chưa được rèn luyện một cách thường xuyên Sáng kiến đưa

ra mong muốn khắc phục được hạn chế này cho học sinh

4 Đọc - hiểu văn bản là một trong hai phần bắt buộc của đề thi quốc gia

THPT Tuy chiếm phần điểm ít hơn nhưng lại rất quan trọng, bởi nó quyết địnhnhiều đến kết quả học tập, quyết định nhiều đến việc chọn lựa trường của họcsinh Hơn nữa, theo mẫu đề thi minh họa mà Bộ GD&ĐT đưa ra vào ngày31/03/2015 vừa qua để đạt được mức điểm 05 trên thang điểm 10 không phải làđiều dễ đối với học sinh trung bình Có thể nói, phần đọc - hiểu chính là phầngiúp các em "gỡ điểm" cho bài thi của mình Vì vậy, việc ôn luyện và chuẩn bịkỹ càng cho phần này càng trở nên cấp thiết hơn nữa

5 Đối với học sinh trường THPT Nà Tấu, đây cũng là phần kiến thức học

sinh có nhiều thiếu sót, thậm chí nhiều kiến thức còn có vẻ "mới mẻ" với cácem

Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài Rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản trong đề thi quốc gia THPT môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 trường THPT

Nà Tấu nhằm hệ thống hóa kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng cho học sinh,

từ đó, giúp các em tự tin khi làm phần đọc - hiểu và đạt kết quả tốt nhất trong kỳthi quốc gia THPT sắp tới

B PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1 Phạm vi triển khai

Nhiệm vụ mà đề tài hướng tới là Rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản cho đối tượng học sinh cụ thể: học sinh lớp 12 trường THPT Nà Tấu

Đối tượng học sinh mà tôi tiến hành rèn luyện là những học sinh do bản thântrực tiếp giảng dạy Bao gồm: 02 lớp: Lớp 12C1 - 25 học sinh Lớp 12C3 - 23học sinh Tổng số: 50 học sinh

2 Phạm vi nghiên cứu

2.1 Ngữ liệu trong SGK

2.2 Ngữ liệu ngoài chương trình SGK

2.3 Ngữ liệu phải phù hợp với trình độ nhận thức, năng lực của học sinh

Trang 3

trong nhà trường THPT.

C NỘI DUNG

1 Tình trạng giải pháp

1.1 Tình trạng chung

Ngay từ khi Bộ GD&ĐT thông báo và hướng dẫn các trường thực hiện đổimới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học2013-2014, rèn kỹ năng đọc - hiểu đã thu hút được sự quan tâm, chú ý củanhững người làm giáo dục Cùng với việc giải đáp thắc mắc liên quan đến việcđổi mới, hướng dẫn những "chiêu thức" ôn luyện của những người có trách

nhiệm tại Hội thảo Đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông diễn ra ngày 10/04/2014 tại Hà Nội thì các thầy cô, những

người trực tiếp đứng trên bục giảng, những chuyên viên giáo dục, đã có những ýkiến, những đề xuất riêng hướng dẫn việc ôn luyện kỹ năng này Chuyên giaPhạm Thị Thu Hiền đề xuất một dạng đề thi tốt nghiệp 2014 với ngữ liệu là bài

Mẹ và quả Cô giáo Trịnh Thu Tuyết trên trang mạng cá nhân của mình hay

cùng với Trung tâm Học mãi đưa ra những video hướng dẫn cách làm dạng đềđọc - hiểu với những đề đọc hiểu cụ thể, khá phong phú Thầy Phan Danh Hiếu -

Giáo viên chuyên luyện thi quốc gia - xuất bản hai cuốn sách Cẩm nang luyện thi quốc gia biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất của Bộ GD&ĐT Ngữ văn và Những điều cần biết kỳ thi THPT quốc gia theo cấu trúc mới nhất của Bộ GD&ĐT Và rất nhiều thầy cô khác với các video hướng dẫn trên trang Hocmai, Vietstudy

Ngoài việc đưa ra đề bài và lời giải cụ thể như trường hợp của cô Phạm ThịThu Hiền, có thể thấy, cấu trúc chung trong phần hướng dẫn của các thầy cô là

hệ thống những lý thuyết cơ bản nhất về Tiếng Việt sau đó thực hành thông quamột số đề cụ thể Đây là phương pháp đúng đắn giúp học sinh vừa tái hiện kiếnthức vừa rèn kỹ năng trong những bài tập cụ thể Tuy nhiên, như đã nói, nhữngkiến thức được nhắc lại một cách sơ lược và là những kiến thức cơ bản nhất,thường gặp trong đề thi, chưa được phân loại một cách quy củ, chưa được hệthống một cách chi tiết, cụ thể Bài tập thực hành khá phong phú nhưng chưa

Trang 4

được sắp xếp, phân loại.

1.2 Tình trạng của nhà trường

Ngay từ những ngày đầu có sự đổi mới trong đề thi, rèn kỹ năng đọc - hiểuvăn bản phục vụ cho kỳ thi quốc gia THPT cũng đã được các thầy cô trong bộmôn Ngữ văn trường THPT Nà Tấu chú trọng Bằng những kinh nghiệm bảnthân, sự học hỏi và dựa trên thực lực của học sinh, các thầy cô vừa giảng dạyvừa tiến hành rèn luyện kỹ năng này cho đối tượng học sinh của mình Tuynhiên, việc rèn luyện này chỉ mang tính chất cá nhân, chưa được hiện thực hóathành văn bản

Là một người trực tiếp giảng dạy ở một trường vùng khó, các em học sinhhơn 90% là dân tộc thiểu số trình độ hạn chế, khả năng nắm bắt kiến thức, đặc

biệt là kiến thức tiếng Việt, cũng như kỹ năng xử lý đề chậm, bản thân tôi cũng

luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản chođối tượng học sinh của mình Từ thực tế thay đổi của đề thi năm học 2014 -

2015, cùng những hiểu biết về thực trạng chung của việc rèn kỹ năng đọc - hiểuvăn bản, với mong muốn trang bị cho các em những kiến thức cũng như kỹ năng

về phần này một cách hệ thống, bài bản giúp các em đạt kết quả tốt nhất trongPhần đọc - hiểu của kỳ thi môn Ngữ văn quan trọng sắp tới, tôi mạnh dạn đưa ra

sáng kiến Rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản cho đối tượng học sinh lớp 12 mình

giảng dạy Những bài viết, những video trên trang cá nhân, trên mạng xã hội,trên các phương tiện thông tin, hay những cuốn sách đã được xuất bản là nguồn

tư liệu quý giá, những ý kiến quý báu đề người viết kế thừa để đưa ra giải phápriêng cho bản thân để phù hợp với đối tượng giáo dục của mình

2 Nội dung giải pháp

2.1 Mục đích nghiên cứu

Căn cứ vào sự thay đổi trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn năm học 2014

-2015 của Phần đọc - hiểu và tình hình thực tế của học sinh giảng dạy, người viết

đi sâu vào những nhiệm vụ cơ bản sau:

2.1.1 Rèn kỹ năng tìm nội dung chính và các thông tin quan trọng của

văn bản, hiểu ý nghĩa văn bản, tên văn bản

Trang 5

2.1.2 Rèn kỹ năng hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, dấu câu, cấu trúc, thể loại

văn bản

2.1.3 Rèn kỹ năng tìm biện pháp nghệ thuật và chỉ ra tác dụng của chúng.

Qua đó, học sinh sẽ được trang bị những kiến thức cũng như kỹ năng cơ bảnnhất giúp các em tự tin và có kết quả tốt nhất ở Phần đọc - hiểu nói riêng cũngnhư cả bài thi nói chung trong kỳ thi quốc gia THPT trước mắt

2.2 Nội dung sáng kiến

2.2.1 Rèn kỹ năng tìm nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa văn bản, tên văn bản

2.2.1.1 Hệ thống kiến thức về văn bản

Trước hết, cần phải hiểu thế nào là văn bản Văn bản là sản phẩm của hoạtđộng giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn và có nhữngđặc điểm cơ bản: thể hiện và triển khai chủ đề một cách trọn vẹn, các câu liênkết chặt chẽ, được xây dựng với kết cấu mạch lạc, biểu hiện tính hoàn chỉnh củanội dung nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định

Văn bản có những đặc trưng: là sản phẩm của hoạt động giao tiếp dướidạng văn tự; bao giờ cũng có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức; bao giờcũng có tính liên kết và luôn có mục tiêu thực dụng

Dựa trên những tiêu chí khác nhau, có những cách phân loại văn bản khácnhau Tuy nhiên, người viết căn cứ vào cách phân loại văn bản theo lĩnh vựcgiao tiếp, vì thế, văn bản sẽ gồm văn bản văn học và văn bản nhật dụng Vănbản văn học là những sáng tác của các nhà văn Văn bản nhật dụng là những vănbản đề cập đến những vấn đề mang tính cấp thiết của các lĩnh vực trong đờisống

Cần lưu ý rằng đối với đề đọc - hiểu trong đề thi quốc gia THPT, văn bản

ngữ liệu có thể là một tác phẩm hoàn chỉnh, có thể là đoạn trích

Từ những kiến thức trên học sinh về cơ bản sẽ được củng cố kiến thức: hiểuthế nào là văn bản, văn bản có những đặc trưng gì, văn bản gồm những loại nào.Đây là nền tảng cho việc tiến hành rèn kỹ năng tìm nội dung chính và các thôngtin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa văn bản, tên văn bản

Trang 6

2.2.1.2 Rèn kỹ năng đọc và tóm tắt văn bản

Đọc là cơ sở để thâm nhập văn bản để có thể nắm bắt được nội dung vănbản cũng như tình cảm, thái độ của người viết, và từ đó, có những ấn tượng, cảmxúc ban đầu về văn bản Sau khi đọc, tóm tắt lại nội dung của văn bản là mộtphần không thể thiếu Học sinh chỉ có thể tóm tắt được văn bản khi đọc kỹ văn

bản Tóm tắt văn bản là trình bày lại một nội dung của một văn bản gốc theo

một mục đích đã định trước Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn, súc tích, phải mangtính khách quan, phản ánh trung thực văn bản gốc Tóm tắt giúp học sinh nắmđược cái cốt lõi của văn bản, từ đó, tìm ra nội dung chính và các thông tin quantrọng của văn bản, hiểu ý nghĩa văn bản, tên văn bản

2.2.1.3 Rèn kỹ năng tìm nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa văn bản, tên văn bản.

Văn bản, trước hết là một chỉnh thể thống nhất về nội dung, tức các câutrong văn bản phải hướng đến một chủ đề nhất định Khi hiểu rõ được văn bản,học sinh sẽ dễ dàng tìm ra được nội dung chính của văn bản Đọc và tóm tắt vănbản là điều kiện tiên quyết để tìm ra nội dung chính và các thông tin quan trọngcủa văn bản Tìm ra nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản làkhâu thể hiện khả năng đọc cũng như khái quát văn bản của học sinh Và đâycũng chính là mục tiêu mà người giáo viên hướng đến trong việc hình thành kỹ

năng đầu tiên - kỹ năng tìm nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa văn bản, tên văn bản.

Vậy, làm thế nào để học sinh có kỹ năng nhanh chóng xác định được nộidung chính và các thông tin quan trọng của văn bản?

Đối với những văn bản là một tác phẩm hoàn chỉnh, giáo viên cần hướngđến cho học sinh cách xác định chủ đề của văn bản bằng cách tìm ra những từngữ, những hình ảnh, những câu văn được sử dụng lặp lại nhiều lần Đây có thể

coi là những từ khóa chứa đựng nội dung chính của văn bản.

Đối với những văn bản là một hoặc một vài đoạn văn, việc cần làm là họcsinh phải xác định được đoạn văn được trình bày theo cách nào: diễn dịch, quynạp, song hành, móc xích, hay tổng - phân - hợp Việc này giúp học sinh dễ

Trang 7

dàng xác định câu chủ đề của đoạn văn nằm ở vị trí nào, đâu là câu nắm giữ nộidung của cả đoạn.

Đọc là tìm ra ý nghĩa trong một thông điệp được tổ chức bằng một hệthống ký hiệu Nhưng để tìm ra ý nghĩa của văn bản lại là một vấn đề Ở đây cần

phân biệt nghĩa và ý nghĩa Nghĩa là quan hệ văn bản với cái mà nó biểu đạt, còn ý nghĩa là quan hệ văn bản với người tiếp nhận Người đọc trước hết phải hiểu nghĩa rồi mới phát hiện ra ý nghĩa của văn bản Ý nghĩa của văn bản có thể

xét trong ba quan hệ: ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm; ý nghĩa vốn có trongvăn bản, tương quan với một hiện thực nào đó; ý nghĩa do mối quan hệ của

người đọc đặt vào văn bản Từ việc hiểu nghĩa cũng như ý nghĩa của văn bản,

học sinh sẽ lý giải được mối quan hệ của những sự việc; chi tiết; hành động, lờinói của nhân vật trong văn bản

Nhan đề (còn gọi là đầu đề) là cái tên chung của một văn bản, một tácphẩm Nó như gương mặt của một con người, là cái nổi bật nhất để phân biệt tácphẩm này với tác phẩm khác Để đặt được một nhan đề cho một văn bản sao chođúng, cho hay không phải là dễ Nhan đề phải khái quát ở mức cao về nội dung

tư tưởng của văn bản, của tác phẩm, phải nói cái cô đọng, cái thần, cái hồn của

văn bản, của tác phẩm Chính vì vậy, học sinh chỉ có thể đặt được nhan đề cho

văn bản khi hiều nghĩa, ý nghĩa của văn bản Nhan đề của văn bản có thể là

những từ ngữ được lặp lại nhiều lần

2.2.1.4 Tiến trình thực hiện

Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tóm tắt văn bản

Yêu cầu học sinh đọc kỹ, đọc đầy đủ văn bản, nhất là những văn bản hoànchỉnh Sau khi đọc xong, yêu cầu học sinh khái quát tư tưởng văn bản bằng cáchcho một số cách khái quát, tìm cách khái quát đúng ở trong đó, hoặc tự viết lờikhái quát

Bước 2: Chỉ ra nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu

ý nghĩa và tên văn bản

Đối với việc rèn kỹ năng này, các câu hỏi có thể là:

? Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản

Trang 8

? Em hãy xác định nội dung chính của văn bản

? Em hãy xác định các thông tin có trong văn bản trên

? Hãy thử đặt nhan đề cho văn bản

? Thông qua văn bản, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

? Văn bản trên thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả?/ Cảm xúc của nhà thơ trong văn bản trên là gì?

? Từ văn bản trên em rút ra bài học gì?/ Từ văn bản trên, em hãy liên hệ đến phẩm chất (hành động/ suy nghĩ ) của con người hiện nay (của thanh niên hiện nay/ của tuổi trẻ hiện nay )

? Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của anh/ chị về văn bản trên.

VD: Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi:

Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 08/03 Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.

Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu nó nức nở nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 đô la

-Anh mỉm cười và nói với nó:

- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.

Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:

- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.

Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp Nó chỉ vào ngôi mộ và nói:

- Đây là nhà của mẹ cháu.

Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.

(Quà tặng cuộc sống)

1 Nội dung của câu chuyện trên là gì?

Trang 9

- Nội dung của câu chuyện trên là: ngợi ca lòng hiếu thảo của em bé mồ côi vàbài học về cách ứng xử với đấng sinh thành.

2 Đặt tên cho câu chuyện?

- Nhan đề: Lòng hiếu thảo

3 Theo em, hai nhân vật, em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo, vì sao?

- Trong câu chuyện trên, cả hai người, em bé và anh thanh niên đều là hai ngườicon hiếu thảo, vì cả hai đề nhớ đến mẹ, đề biết cách thể hiện lòng cảm ơn đếnmẹ Tuy nhiên, hành động cảm ơn của hai người lại bộ lộ theo hai cách khácnhau Mẹ em bé đã mất, em vẫn muốn tự tay đặt bó hoa hồng lên mộ mẹ Anhthanh niên cũng muốn tặng hoa nhưng vì xa xôi nên muốn dùng dịch vụ gửi quà.Nhưng sau khi chứng kiến tình cảm của em bé dành cho mẹ, anh đã nhận rađược ý nghĩa thực sự của món quà

4 Tại sao người thanh niên lại hủy điện hoa để cả đêm lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa?

- Anh thanh niên hủy điện hoa để cả đêm lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa vì: anhđược đánh thức bởi hành động cảm động của em bé Vì anh hiểu ra rằng, bó hoakia có lẽ không mang lại hạnh phúc và niềm vui bằng việc anh xuất hiện cùngvới tình cảm chân thành của mình dành cho mẹ Điều mẹ cần ở anh là thấy anhmạnh khỏe, an toàn Đó đã là món quà ý nghĩa nhất của mẹ rồi

5 Thông điệp mà nhà văn muốn gửi lại cho chúng ta là gì?

- Thông điệp của nhà văn: Cần yêu thương, trân trọng đấng sinh thành, nhất làngười mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh đắng cay vì mình Trao và tặng là cầnthiết nhưng trao và tặng như thế nào mới là ý nghĩa là điều mà không phải aicũng làm được

2.2.2 Rèn kỹ năng hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, dấu câu, cấu trúc, thể loại văn bản

2.2.2.1 Hệ thống kiến thức về từ ngữ, cú pháp, dấu câu, cấu trúc, thể loại văn bản

Trang 10

1 Các kiến thức về từ

1.1 Các lớp từ

a Từ xét về cấu tạo: Nắm được đặc điểm các từ: từ đơn, từ láy, từ ghép, trong

đó đặc biệt chú ý đến từ láy

b Từ xét về nguồn gốc

- Từ mượn, từ địa phương (phương ngữ ), biệt ngữ xã hội

c Từ xét về nghĩa

- Từ nhiều nghĩa

- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

* Các loại từ xét về nghĩa:

- Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm

* Từ có nghĩa gợi liên tưởng:

- Từ tượng hình, từ tượng thanh

1.2 Phát triển và mở rộng vốn từ ngữ

- Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo 2 cách: phát triển nghĩa của từ ngữ vàphát triển số lượng các từ ngữ

- Các cách phát triển và mở rộng vốn từ: ghép các từ đã có sẵn thành những từmang nét nghĩa mới hoàn toàn, mượn từ của tiếng nước ngoài

1.3 Phân loại từ tiếng Việt

- Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ, quan hệ từ, trợ từ, thán từ,tình thái từ

2 Các kiến thức về câu

2.2 Phân loại câu

a Câu theo cấu tạo ngữ pháp: Câu đơn, câu ghép.

Trang 11

b Câu phân loại theo mục đích nói

- Câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán

3 Phong cách ngôn ngữ

- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Phong cách ngôn ngữ báo chí

- Phong cách ngôn ngữ chính luận

- Phong cách ngôn ngữ khoa học

- Phong cách ngôn ngữ hành chính

4 Các kiểu văn bản

- Văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn biểu cảm, văn thuyết minh, văn bản nghịluận, văn bản điều hành

5 Phương thức biểu đạt

- Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ

6 Phương thức trần thuật

- Trần thuật từ ngôi thứ nhất

- Trần thuật từ ngôi thứ 3, người kể chuyện giấu mình - người kể chuyện khôngxuất hiện trực tiếp mà ẩn sau câu chuyện Các nhân vật thường được gọi bằngtên

- Trần thuật từ ngôi thứ 3, người kể chuyện giấu mình nhưng điểm nhìn, giọngđiệu là của nhân vật

7 Phương thức miêu tả tâm lý

- Miêu tả trực tiếp

- Miêu tả gián tiếp

2.2.2.2 Rèn kỹ năng hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, dấu câu, cấu trúc, thể loại văn bản

2.2.3.1 Nhận diện các lỗi sai trong văn bản

Đối với dạng này, đề thường đưa ra một văn bản có chứa những lỗi sai

Đó thường là những lỗi sai cơ bản sau:

Trang 12

- Lỗi về câu (lỗi cấu tạo câu; lỗi dấu câu; lỗi liên kết câu).

- Lỗi về từ (lặp từ; từ không đúng nghĩa; từ không phù hợp phong cách)

- Lỗi đoạn văn (lỗi về nội dung; lỗi về hình thức)

- Lỗi chính tả (lỗi do phát âm; lỗi do không nắm vững quy tắc chính tả)

Cần lưu ý rằng trong một văn bản không chỉ có một loại lỗi mà thường

xuất hiện đồng thời nhiều loại lỗi.

2.2.3.2 Kỹ năng xác định lỗi trong văn bản

Sau khi đưa lỗi sai về những dạng cơ bản, giáo viên rèn cho học sinh kỹnăng phát hiện lỗi, bởi chỉ khi phát hiện được lỗi, học sinh mới có thể sửa lỗi:

- Đọc kỹ văn bản Xác định nội dung và thể loại, phong cách văn bản

- Phân tích cấu tạo câu (các thành phần của câu)

- Xem xét vị trí các câu và sự liên kết câu trong văn bản

- Xem xét về lỗi chính tả và cách sử dụng từ ngữ

2.2.2.3 Tiến trình thực hiện

Bước 1: Hướng dẫn học sinh phát hiện những từ ngữ, cú pháp, dấu câu, cấu trúc, thể loại văn bản

Đối với dạng này, giáo viên đưa ra những câu hỏi có thể được sử dụngkiểm tra kiến thức để học sinh có thể làm quen dần với đề Các câu hỏi có thể là:

? Đọc văn bản và chỉ ra những sai sót về ngữ pháp, chính

tả, cách dùng từ, tính logic trong đoạn văn đó

? Em hãy tìm những từ ngữ có cách sử dụng đặc biệt trong câu văn

? Em hãy tìm những câu văn có hình thức đặc biệt

? Em hãy xác định cách ngắt nhịp/ cách gieo vần của văn bản trên

? Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

? Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

? Văn bản trên được viết theo phương thức lập luận nào?

? Văn bản trên được trần thuật theo phương thức nào?

Bước 2: Phân tích giá trị của các yếu tố nghệ thuật về từ ngữ cú pháp, dấu câu, cấu trúc, thể loại văn bản vừa tìm được

Trang 13

Sau khi tìm và phát hiện được lỗi sai, cách dùng từ, đặt câu, thể loại củavăn bản, giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng nhận xét, đánh giá giá trị của cácyếu tố nghệ thuật về từ ngữ, cú pháp, cấu trúc, thể loại được sử dụng Tương tự,giáo viên đưa ra những câu hỏi thường được sử dụng trong đề thi.

? Chữa lỗi để có cách sử dụng đúng về từ ngữ, cú pháp, tính logic trong đoạn văn

? Ý nghĩa của việc chọn lọc, sử dụng từ trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của văn bản

? Ý nghĩa của việc sử dụng kiểu câu

? Giá trị của cách gieo vần/ ngắt nhịp

? Ý nghĩa của việc sử dụng phương thức trần thuật

VD: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :

Thủa nhỏ tôi ra cống Na câu cá

níu váy bà đi chợ Bình Lâm bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thủa nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán cháo, đồng Giao thập thững những đêm hàn

(Đò Lèn - Nguyễn Duy)

1 Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.

- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên: tự sự, miêu tả,biểu cảm

Trang 14

2 Các từ lảo đảo, thập thững có vai trò gì trong việc thể hiện hình ảnh cô

đồng và người bà.

- Khẳng định: đây là hai từ láy tượng hình, có sức biểu cảm cao

+ Lảo đảo: thể hiện những bước nhảy nghiêng ngả dường như không chắc chắn,

chứa đựng sự say sưa xuất thần trong điệu múa của cô đồng hoà quyện trongđiệu hát văn

+ Thập thững: thể hiện bước chân khó nhọc: bước cao, bước thấp trên một con

đường mấp mô, gập ghềnh trên con đường mưu sinh của người bà

2.2.3 Rèn kỹ năng tìm biện pháp tu từ nghệ thuật và chỉ ra tác dụng của chúng

2.2.3.1 Hệ thống kiến thức về biện pháp tu từ nghệ thuật

Phép tu từ là phương cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm đạttới hiệu quả của sự diễn đạt ý văn bản hay, đẹp, biểu cảm, lôi cuốn Phép tu từ

gồm 4 nội dung: Phép tu từ ngữ âm, Phép tu từ từ vựng, Phép tu từ cú pháp, Phép tu từ văn bản.

Bám sát vào dạng đề thi, người viết chỉ khai thác 3 nội dung chính: Phép

tu từ ngữ âm, Phép tu từ từ vựng, Phép tu từ cú pháp

1 Các biện pháp tu từ ngữ âm

- Các biện pháp tu từ ngữ âm thường gặp là hài thanh, hài âm, điệp âm (Điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp thanh), biến nhịp, điệp khúc.

2 Các biện pháp tu từ từ vựng

- So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, liệt kê, điệpngữ, chơi chữ

3 Các biện pháp tu từ cú pháp

- Điệp cú pháp, đảo ngữ, tách thành phần câu, dùng giải ngữ, phụ ngữ tình thái;

dùng kết từ trong câu ghép; dùng câu hỏi tu từ; tỉnh lược cú pháp; liệt kê; lặp

Trang 15

2.2.3.2 Tiến trình thực hiện

Bước 1: Hướng dẫn học sinh phát hiện những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản

? Em hãy xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản (tu từ ngữ âm/ tu từ từ vựng/ tu từ cú pháp)

Bước 2: Phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật vừa tìm được

? Biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì?

VD: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

( ).Bờ đẹp đẽ cát vàng Thoai thoải hàng thông đứng Như lặng lẽ mơ màng

Suốt ngàn năm bên sóng

Anh xin làm sóng biếc Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẽ, thật êm Hôn êm đềm - mãi mãi

Đã hôn rồi Hôn lại Cho đến mãi muôn đời Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt( )

(Biển - Xuân Diệu)

1 Trong bốn câu thơ Bờ đẹp đẽ cát vàng/ Thoai thoải hàng thông đứng/ Như lặng lẽ mơ màng/ Suốt ngàn năm bên sóng, tác giả sử dụng biện pháp nghệ

thuật gì đặc sắc? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?

- Trong bốn câu thơ Bờ đẹp đẽ cát vàng/ Thoai thoải hàng thông đứng/ Như lặng lẽ mơ màng/ Suốt ngàn năm bên sóng, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật

so sánh: Bờ - lặng lẽ mơ màng suốt ngàn năm bên sóng, nghệ thuật nhân hóa.

Trang 16

- Tác dụng: Thể hiện vẻ đẹp và khẳng định tình yêu thủy chung, vĩnh hằng của

bờ

2 Xuân Diệu đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong khổ thơ “Anh xin làm sóng biếc/ Hôn mãi cát vàng em/ Hôn thật khẽ, thật êm/ Hôn êm đềm - mãi mãi”? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?

- Trong khổ thơ “Anh xin làm sóng biếc/ Hôn mãi cát vàng em/ Hôn thật khẽ,thật êm/ Hôn êm đềm - mãi mãi”, Xuân Diệu sử dụng nghệ thuật:

+ Điệp từ hôn diễn tả, nhấn mạnh cái ào ạt, dữ dội, mãnh liệt muốn được tận

hưởng, tận hiến, mang màu sắc nhục cảm của trái tim yêu

+ Xây dựng cặp hình ảnh sóng đôi anh - em, sóng biếc - cát vàng: nhấn mạnh sự

quấn quýt, khăng khít giữa anh và em

2.2.4 Bài tập thực hành

Đây là những bài tập thực hành người viết sử dụng để rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh trong quá trình giảng dạy Bài tập có thể là thamkhảo, có thể do người viết tự biên soạn Những bài tập thực hành này có thể làvăn bản trong chương trình, có thể là văn bản ngoài chương trình Người viết đã

-cố gắng phân loại bài tập thực hành theo các chủ đề: Chủ đề đất nước, Tổ quốc; Chủ đề gia đình; Chủ đề văn hóa - xã hội; Chủ đề nhà trường vừa để rèn kỹ năng đọc - hiểu vừa hình thành kỹ năng phản ứng nhanh cho học sinh khi làm

những đề bài có cùng chủ đề Có thể kể ra dưới đây là một số bài tập:

2.2.4.1 Chủ đề quê hương, đất nước

Đề số 1: (Quê hương, đất nước anh hùng)

Cho đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

“Ta đã lớn lên rồi trong khói lửaChúng nó chẳng còn mong được nữaChặn bàn chân một dân tộc anh hùngNhững bàn chân từ than bụi, lầy bùn

Đã bước dưới mặt trời cách mạng

Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng

Trang 17

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầuNhững bàn chân đã vùng dậy đạp đầuLũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,Rắn như thép, vững như đồng

Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệpCao như núi, dài như sôngChí ta lớn như biển Đông trước mặt!”

(Ta đi tới – Tố Hữu)

1 Nêu ý nghĩa nội dung của đoạn thơ trên?

- Ý nghĩa nội dung của đoạn thơ: khí thế tiến công và quyết tâm của quân dân tatrong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ

2 Trong đoạn thơ trên hình ảnh “những bàn chân” được sử dụng là nghệ thuật gì? Nêu tác dụng?

- Hình ảnh “những bàn chân” được sử dụng là nghệ thuật điệp và hoán dụ

- Tác dụng: nhấn mạnh sức mạnh tiến công của quân dân ta (giai cấp công nhân,nông dân – nòng cốt của Đảng cộng sản Việt Nam)

3 Trong đoạn thơ cuối, tác giả sử dụng chủ yếu các biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nó?

- Trong đoạn thơ cuối, tác giả sử dụng chủ yếu là nghệ thuật so sánh “rắn nhưthép, vững như đồng/ cao như núi, dài như sông/ chí ta lớn như biển Đông trướcmặt”

- Tác dụng: tác giả muốn khẳng định dân tộc ta “đi tới” với một khí thế ngất trời,vững chãi, một lực lượng hùng hậu và sức chiến đấu dẻo dai không bao giờ vơi

đi ý chí

Đề số 2: (Chủ quyền quê hương, đất nước)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Sáng ngày 16/5, hơn 1.300 học sinh trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội tham gia buổi học ngoại khóa mang tên “Chủ quyền biển đảo, khát vọng hòa

Ngày đăng: 20/09/2015, 09:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w