Kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản trong đề thi quốc gia THPT môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 trường THPT Nà Tấu (Trang 34)

- Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Phong cách ngôn ngữ chính luận.

6. Kiến nghị, đề xuất

6.1. Để học sinh làm tốt phần Đọc - hiểu văn bản, giáo viên cần giúp các

em nắm được thế nào là hiểu một văn bản; các yêu cầu và hình thức kiểm tra cụ thể về đọc hiểu; lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của học sinh để làm ngữ kiệu hướng dẫn đọc hiểu; xây dựng các loại câu hỏi và hướng dẫn chấm một cách phù hợp với mục đích và đối tượng học sinh. Rèn luyện đi từ dễ đến khó, từ những vấn đề thiết thực, gần gũi đến những vấn đề phức tạp hơn...

6.2. Khi học sinh đã có kiến thức, người dạy cần cho các em nắm rõ cấu

trúc của một đề kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu:

Phần 1: Đưa ra một văn bản (văn bản văn học, văn bản nhật dụng, văn xuôi hoặc thơ; có thể là một văn bản hoàn chỉnh hoặc một đoạn trích...). Xu hướng sẽ là những văn bản mới.

Phần 2: Đưa ra các câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ thấp đến cao: nhận biết - thông hiểu - vận dụng thấp - vận dụng cao.

6.3. Ngày 01/04/2015 Bộ GD&ĐT có đưa ra dạng đề thi mới nhất. Theo

đó, đề thi môn Ngữ văn chia làm hai phần: Phần đọc - hiểu và Phần làm văn. Đề thi năm học 2014 - 2015 có khác so với đề thi năm học 2013 - 2014 ở sự phân chia điểm số ở hai phần. Nếu năm học 2013 - 2014 phần đọc - hiểu chỉ chiếm 2 trên tổng số 10 điểm thì năm nay số điểm tăng lên là 3 điểm. Thêm nữa, trong phần đọc - hiểu không chỉ là một văn bản đọc - hiểu mà là hai văn bản đọc - hiểu: một văn bản văn học, một văn bản nhật dụng. Nắm được đặc điểm này,

trong quá trình rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu cho học sinh, giáo viên cần phải giúp học sinh thấy rõ tầm quan trọng của phần đọc - hiểu cũng như phải lưu y

đến việc cân bằng và lựa chọn ngư liệu trong phần đọc - hiểu.

6.4. Khi rèn kỹ năng đọc - hiểu cho học sinh, giáo viên nên nhóm các kỹnăng vào những dạng cụ thể, thường gặp nhất. năng vào những dạng cụ thể, thường gặp nhất.

6.5. Cùng với việc rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản cho học sinh, giáo viên

cũng cần lưu ý học sinh cách làm kiểu bài đọc - hiểu:

Đọc phần yêu cầu trước để định hướng khi đọc văn bản

Trả lời trực tiếp vào câu hỏi một cách ngắn gọn, chính xác, đầy đủ Làm trong khoảng thời gian ngắn nhất, khoảng 20 phút.

Dùng ký hiệu thống nhất với đề bài. Trình bày sạch, đẹp, rõ ràng.

6.6. Trong quá trình rèn kỹ năng thay vì chỉ cung cấp ngữ liệu, đưa câu

hỏi một chiều, người dạy cũng nên để học sinh dần làm quen với việc chọn ngư

liệu trong tác phẩm được học và tự đưa ra nhưng câu hỏi, tự trả lời. Như vậy, các em không chỉ nắm được bài học một cách sâu sắc hơn mà kỹ năng đọc - hiểu văn bản, qua đó, cũng nhuần nhuyễn hơn.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản trong đề thi quốc gia THPT môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 trường THPT Nà Tấu (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w