Nêu nội dung của văn bản?

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản trong đề thi quốc gia THPT môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 trường THPT Nà Tấu (Trang 25)

- Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Phong cách ngôn ngữ chính luận.

2. Nêu nội dung của văn bản?

- Nội dung của văn bản: Vấn đề bạo lực học đường.

3. Việc dùng các từ gạch dưới trong câu: "Nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ về nguyên nhân của vụ án và xót thương cho cái chết của cậu lớp trưởng. về nguyên nhân của vụ án và xót thương cho cái chết của cậu lớp trưởng. Sự việc cũng gây nên sự lo ngại về tình trạng bạo lực học đường ngày càng

phức tạp, tính chất bạo lực ngày càng nguy hiểm hiện nay." có hiệu quả diễn đạt như thế nào?

- Các từ ngữ: Lo ngại, phức tạp, nguy hiểm cho thấy tính chất nghiêm trọng của tình trạng bạo lực học đường trong giới trẻ hiện nay.

4. Hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ của em sau khi đọc văn bản trên? sau khi đọc văn bản trên?

- Học sinh có thể viết theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo yêu cầu:

+ Hình thức: Đoạn văn phải có đủ ba phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Dấu hiện để nhận biết đoạn văn chữ đầu viết hoa lùi vào và kết thúc đoạn văn là dấu chấm câu.

+ Nội dung: Đoạn văn phải làm sáng tảo chủ đề: bạo lực học đường trong giới trẻ hiện nay.

2.2.4.5. Chủ đề về Bác

Đề số 1: Đề thi của thầy Phan Danh Hiếu & Lê Thị Kim Trâm Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ở dưới:

Nhật ky trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam. Nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc. Nhớ người đồng chí đưa tiễn bên sông, nhớ lá cờ nghĩa tung bay phấp phới. Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả trong lúc mơ. (Hoài Thanh)

1. Nội dung của văn bản trên là gì? Đặt tiêu đề cho văn bản.

- Nội dung của văn bản trên là: tấm lòng nhớ nước, thương dân, tình cảm nặng sâu với đồng bào, với kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người bị giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch.

- Nhan đề: Nhớ nước hoặc Tình nhà trong Bác.

2. Hãy ghi lại câu văn nêu chủ đề khái quát của văn bản trên. Văn bảnđược viết theo phương pháp lập luận nào? được viết theo phương pháp lập luận nào?

- Câu văn nêu chủ đề khái quát của văn bản là: Nhật ky trong tù canh cánh một

- Văn bản được viết theo phương pháp: diễn dịch.

3. Nhưng biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văntrên? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy? trên? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

- Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất là: + Điệp từ nhớ.

+ Liệt kê: nhớ đồng bào, nhớ tiếng khóc của bao nhiêu em bé, nhớ người đồng chí, nhớ lá cờ nghĩa.

- Tác dụng của các biện pháp tu từ: khắc họa sâu sắc tình cảm của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Người đã Sống cho tất cả chỉ quên mình.

2.2.4.6. Chủ đề con người

Đề số 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Mỵ không nói. A Sử cũng không nói thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mỵ, lấy thắt lưng trói hai tay Mỵ. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mỵ vào cột nhà. Tóc Mỵ xõa xuống, A Sử quấn tóc luôn lên cột, làm cho Mỵ không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.”.

(Trích “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài)

1. Đoạn văn trên được viết chủ yếu theo phương thức biểu đạt nào?- Đoạn văn trên được viết chủ yếu theo phương thức biểu đạt tự sự. - Đoạn văn trên được viết chủ yếu theo phương thức biểu đạt tự sự. 2. Nội dung của đoạn văn trên là gì?

- Nội dung của đoạn văn là: Đoạn văn trên kể lại hành động trói Mỵ của A Sử trong đêm mùa xuân khi Mỵ muốn đi chơi.

3. Trong đoạn văn trên, Tô Hoài đã sử dụng nhiều kiểu câu ngắn kết hợpvới các câu dài có nhiều vế ngắn, nhịp điệu nhanh. Tác dụng của hình thức với các câu dài có nhiều vế ngắn, nhịp điệu nhanh. Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì ?

- Trong đoạn văn trên, Tô Hoài đã sử dụng nhiều kiểu câu ngắn kết hợp với các câu dài có nhiều vế ngắn, nhịp điệu nhanh cho thấy hành động trói vợ của A Sử diễn ra rất nhanh, rất thuần thục, tưởng như đó là việc làm thường xuyên, quen thuộc của A Sử. Qua đây, tác giả cho thấy tính cách độc ác, tàn nhẫn của A Sử.

4. Đoạn văn bản trên khiến anh/chị liên tưởng đến hiện tượng nào trongcuộc sống? Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng cuộc sống? Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng trên và đưa ra một số giải pháp mà anh/chị cho là hợp ly nhất để giải quyết hiện tượng này.

- Đoạn văn bản trên khiến người đọc liên tưởng đến hiện tượng bạo lực gia đình trong đời sống .

- Học sinh cần trình bày những hiểu biết, suy nghĩ của mình về hiện tượng một cách ngắn gọn, đưa ra một số giải pháp thuyết phục.

2.2.4.7. Chủ đề xã hội

Đề số 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Khi mạng xã hội ra đời, những người cổ xúy thường cho rằng chức năng quan trọng nhất của nó là kết nối. Nhưng trên thực tế phải chăng mạng xã hội đang làm chúng ta xa cách nhau hơn?

Tôi đi dự đám cưới, bữa tiệc được chuẩn bị chu đáo, sang trọng từ khâu tiếp khách, lễ nghi cho đến cách chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn trong suốt bữa tiệc, chứng tỏ bạn rất trân trọng khách mời.

Vậy mà suốt buổi tiệc, nhìn quanh mình đâu đâu tôi cũng thấy có người chăm chú dán mắt vào màn hình điện thoại, mà khỏi nói tôi cũng biết họ đang xem gì qua cách họ túm tụm thành từng nhóm vừa chỉ trỏ vào chiếc điện thoại vừa bình luận, nói cười rôm rả.

(…)Trẻ trung có (số này chiếm đông hơn cả), tầm tầm cũng có. Nói đâu xa, ngay trong bàn tôi cũng thế, mọi người xúm lại chụp ảnh rồi “post” lên Facebook ngay tức thì “cho nó “hot”!”, một người bảo vậy.

(Gần mặt…cách lòng - Lê Thị Ngọc Vi - Tuổi trẻ Online

04/05/2014)

1. Đoạn văn trên nói về thực trạng gì đang phổ biến hiện nay ?

- Đoạn văn nói về thực trạng: giới trẻ ngày nay đang có nguy cơ chìm vào thế giới ảo của “mạng xã hội” mà quên đi cuộc sống thực: ít quan tâm, trò chuyện với những người xung quanh hơn là cập nhật thông tin cá nhân và trao đổi bằng những tin nhắn, bình luận…trên Facebook.

2. Nhưng người đi dự đám cưới ở đoạn văn trên quan tâm tới điều gì? Điềuđó trái với sự tiếp đón của gia chủ ra sao? đó trái với sự tiếp đón của gia chủ ra sao?

- Những người đi dự đám cưới tập trung vào chiếc điện thoại: ở đó, họ bình luận về những gì diễn ra trên Facebook, chụp hình rồi đưa lên Facebook… Trái với sự tiếp đón chu đáo của gia chủ: từ khâu tiếp khách, lễ nghi, chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn …

3. Em có nhận xét gì về cách đặt nhan đề cho bài báo ? Em hiểu nhan đề đónhư thế nào ? như thế nào ?

- Cách đặt nhan đề: sử dụng cách nói từ câu thành ngữ “xa mặt cách lòng”; sáng tạo trong cách nói đối lập để tạo mâu thuẫn, nghịch lí: “Gần mặt- cách lòng” để chuyển tải thông tin chính: mọi người (nhất là giới trẻ) hiện tại ít quan tâm nhau hơn dù đang sống cạnh nhau. Đây là một nhan đề ấn tượng.

2.3. Tính ưu việt của giải pháp

So với đề thi của những năm học trước, đề thi năm nay có nhiều đổi mới. Trước đây, trong đề thi của Bộ GD&ĐT, câu hỏi 2 điểm là câu hỏi yêu cầu học sinh hoặc tái hiện kiến thức về tác giả, tác phẩm (phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh, phong cách thơ Tố Hữu...); hoặc phân tích và chỉ ra ý nghĩa của những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc trong tác phẩm (ý nghĩa cảnh chờ tàu trong

Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo trong Chí Phèo

của Nam Cao...). Để đáp ứng yêu cầu phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc, Bộ GD&ĐT đã có sự đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo. Thay vì kiểm tra những kiến thức riêng lẻ, phần 2 điểm (năm học 2014 - 2015 là 3 điểm) kiểm tra kiến thức mang tính tổng quát hơn, toàn diện hơn cả về kiến thức văn bản lẫn kiến thức, kỹ năng tiếng Việt, Làm văn trong một đoạn ngữ liệu. Như vậy, sáng kiến đã bám sát vào yêu cầu thực tiễn của đề thi, vừa đảm bảo yêu cầu phát huy tính tích cực, chủ động; phát triển năng lực của học sinh.

chương trình mà còn mở rộng ra các ngữ liệu đề cập đến các vấn đề khác nhau trong đời sống văn hóa, xã hội, chính trị - những vấn đề thiết thực của đời sống. Như vậy, học sinh không phải học những kiến thức mang tính chất giáo điều mà là những kiến thức có khả năng vận dụng vào thực tiễn, gắn với thời sự quê hương đất nước để các em được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị.

Đồng thời, những kiến thức, kỹ năng các em thu được trong quá trình rèn luyện cũng góp phần quan trọng trong việc tiếp cận dần đến việc đổi mới hoàn toàn theo chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản trong đề thi quốc gia THPT môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 trường THPT Nà Tấu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w