Khả năng áp dụng của giải pháp

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản trong đề thi quốc gia THPT môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 trường THPT Nà Tấu (Trang 30)

- Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Phong cách ngôn ngữ chính luận.

3. Khả năng áp dụng của giải pháp

Sáng kiến được thực hiện dựa trên thực tiễn yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng môn Ngữ văn, từ yêu cầu của kỳ thi quốc gia chung năm học 2014 - 2015 cũng như từ tình hình thực tế của nhà trường, năng lực của học sinh. Vì vậy, có thể nói, tuy chưa phải là hoàn thiện nhưng sáng kiến, trước hết, có khả năng áp dụng thực tế trong việc rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu văn bản cho đối tượng học sinh lớp 12 của người viết. Đây là năm đầu tiên tôi áp dụng cho đối tượng học sinh của mình, vì vậy, trước hết, kết quả đạt được sẽ là kinh nghiệm quý giá cho tôi hoàn thiện hơn giải pháp của mình để có thể tiến hành bồi dưỡng cho các lớp khóa sau. Sau nữa, hi vọng rằng giải pháp còn gặp được sự đồng thuận của thầy cô có sự tương đồng về đối tượng học sinh, cũng như sự quan tâm đóng góp của những người cùng chuyên môn.

Đổi mới đề thi quốc gia THPT bắt đầu từ tháng 4 năm học 2013 - 2014. Như vậy, năm học 2014 - 2015 mới là năm thứ hai tiến hành đổi mới đề thi. Vì vậy, việc rèn luyện cho học sinh được tôi tiến hành bắt đầu từ tháng 8 năm học 2014 - 2015. Trong quá trình giảng dạy, song song với việc rèn kỹ năng viết, bản thân tôi luôn hướng cho các em rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản bằng việc sử dụng chính các ngữ liệu trong tác phẩm. Việc rèn luyện cho học sinh bắt đầu bằng những văn bản trong chương trình, rồi dần mở rộng ra những văn bản ngoài chương trình, những bài tập tham khảo trên các trang mạng, trong sách; những văn bản người viết tự khai thác, tự tìm hiểu. Như vậy, các em vừa được rèn

luyện bằng những văn bản thân thuộc để khắc sâu kiến thức, vừa được rèn luyện bằng những văn bản mới để có kỹ năng thành thục hơn. Trong quá trình áp dụng, bản thân tôi luôn cố gắng khắc phục những hạn chế để việc rèn luyện đạt kết quả tốt nhất.

Việc rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản này không chỉ được tiến hành rèn luyện trong các tiết tự chọn, phụ đạo mà còn có thể được tiến hành ngay trong quá trình giảng dạy tác phẩm trong chương trình sách giáo khoa. Sau khi đã định hình được những kiến thức cơ bản cần nắm, những dạng câu hỏi thường gặp của mỗi kỹ năng, học sinh có thể dùng chính những kiến thức cũng như kỹ năng này phục vụ đắc lực trong việc khám phá giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm văn học. Lúc này người dạy cần khai thác những phương pháp dạy học tích cực để tính chủ động của học sinh có thể được phát huy một cách cao độ. Thực tế bản thân tôi đã áp dụng cách kết hợp này. Ví dụ như giáo án Số phận

con người.

(Xem phụ lục 1)

Trong quá trình thực hiện giải pháp, dựa trên sự tiến bộ của học sinh, tôi nhận thấy giải pháp có khả năng thực tế trong việc rèn luyện được cho học sinh kỹ năng đọc - hiểu phục vụ cho kỳ thi quốc gia THPT sắp tới.

4. Hiệu quả, lợi ích của giải pháp

Để thấy được sự tiến bộ của học sinh cũng là hiệu quả của giải pháp, trước tiên, tôi tiến hành khảo sát kiến thức liên quan đến kỹ năng đọc - hiểu văn bản của học sinh trước và trong quá trình rèn luyện. Đánh giá kiến thức hiện có của các em để phát hiện những lỗ hổng kiến thức, từ đó có phương án bồi dưỡng phù hợp.

4.1. Khảo sát kiến thức về văn bản, từ ngữ, câu, các biện pháp nghệthuật thuật

Tôi đưa ra hệ thống câu hỏi khảo sát kiến thức của học sinh nhằm kiểm tra kiến thức của các em trong phạm vi của đề tài.

(Xem phụ lục 2)

Số học sinh đạt yêu cầu về kiến thức Số học sinh chưa đạt yêu cầu về kiến thức

5/50 45/50

Tuy đây là những kiến thức rất cơ bản, không hề mới với các em; các câu hỏi cũng chỉ mang tính chất tái hiện đơn giản (kể tên) nhưng số học sinh trả lời đúng theo yêu cầu lại rất ít. Vì vậy, hệ thống lại kiến thức cho các em là rất cần thiết.

4.1.2. Sau khi hệ thống kiến thức

Số học sinh đạt yêu cầu về kiến thức Số học sinh chưa đạt yêu cầu về kiến thức

43/50 7/50

Sau khi hệ thống lại kiến thức các em, về cơ bản, đã nắm được những kiến thức trọng tâm phục vụ cho bài thi. Tuy nhiên, vẫn còn một số em chưa nắm bắt được kiến thức chủ yếu do yếu tố chủ quan từ phía các em (khả năng ghi nhớ kém, còn lười học...).

4.2. Khảo sát kỹ năng đọc - hiểu văn bản

Để có thể thấy sự thay đổi trong kỹ năng đọc - hiểu văn bản của học sinh trước và sau khi tiến hành rèn luyện, người viết sử dụng cùng một đề bài để tiến hành khảo sát.

(Xem phụ lục 3)

4.2.1. Trước khi rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản

Số học sinh đạt yêu cầu về kỹ năng đọc hiểu văn bản

Số học sinh chưa có kỹ năng đọc - hiểu văn bản

10/50 35/50

Dù kiến thức đã bị mất mát đi nhiều nhưng một số em vẫn đạt điểm trung bình là do tuy không kể tên được các kiến thức nhưng các em vẫn tìm và lựa chọn được chi tiết trong văn bản, vẫn có khả năng diễn đạt được ý nghĩa của câu thơ. Tuy nhiên, số lượng này không nhiều, hơn nữa, các em lại bị mất điểm ở những phần đơn giản nhất. Điều đó đòi hỏi người dạy cần tích cực rèn luyện để tránh việc thiếu sót không đáng có này.

4.2.2. Sau khi rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản

Số học sinh đạt yêu cầu về kỹ năng đọc hiểu văn bản

Số học sinh chưa có kỹ năng đọc - hiểu văn bản

42/50 8/50

Như vậy, sau khi rèn luyện kỹ năng, các em đã biết vận dụng kiến thức vào bài tập thực tế, dù một số em vẫn còn yếu trong khâu vận dụng nhưng tình hình khá khả quan.

So sánh kết quả trước và sau rèn luyện bản thân tôi nhận thấy kiến thức cũng như kỹ năng của học sinh về đọc - hiểu văn bản có sự thay đổi. Như vậy, việc rèn kỹ năng đọc - hiểu cho học sinh hai lớp 12C1 và 12C3 đã đạt được những kết quả nhất định. Đây là động lực rất lớn cho người viết cố gắng hơn để cùng với việc rèn kỹ năng viết văn bản là rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản cho học sinh.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản trong đề thi quốc gia THPT môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 trường THPT Nà Tấu (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w