1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hành vi tiêu dùng nước giải khát không có gas của người dân tpct

83 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 596,27 KB

Nội dung

Trước tình hình chung đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Phân tích hành vi tiêu dùng nước giải khát không có gas củangười dân TPCT” nhằm có cái nhìn khái quát hơn về hành vi khách hàng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THU SƯƠNG

PHÂN TÍCH HÀNH VI TIÊU DÙNG NƯỚC

GIẢI KHÁT KHÔNG CÓ GAS CỦA NGƯỜI

DÂN TPCT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: Marketing

Mã số ngành: 52340115

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế - QTKD đã nhiệt tìnhchỉ dạy cũng như cung cấp kiến thức cho em trong suốt quá trình học trongnhững năm qua Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Thu Trang đã

giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt

nghiệp của mình

Em rất mong sự cảm thông và góp ý từ các thầy cô cho đề tài tốt nghiệp của em,

vì kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏinhững sai sót và khuyết điể m

Cuối cùng em xin chúc thầy cô nhiều sức khỏe và thành công Em chân thànhcảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Sương

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài này do em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân

tich hoàn toàn trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoahọc nào

Ngày tháng năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Sương

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATVSTP: An toàn vệ sinh thực phẩm

CTKM: Chương trình khuyến mãi

ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.2.1 Mục tiêu chung 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.2.1 Không gian nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2.2 Thời gian nghiên cứu 2

1.3.2.3 Kết quả mong đợi 3

1.3.2.4 Đối tượng thụ hưởng 3

1.4 Lược khảo tài liệu 3

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

2.1 Phương pháp luận 8

2.1.1 Tổng quan về cơ sở lý thuyết 8

2.1.1.1 Khái quát về thị trường người tiêu dùng 8

2.1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng 9

2.1.1.3 Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng 13

2.1.2 Mô hình nghiên cứu 13

2.1.2.1 Một số mô hình nghiên cứu hà nh vi người tiêu dùng 13

2.1.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 15

2.1.2.3 Khung nghiên cứu 16

2.2 Phương pháp nghiên cứu 17

2.2.1 Phương pháp thu số liệu 17

2.2.2 Phương pháp phân tích 18

2.2.3 Diễn giải các phương pháp phân tích 19

Chương 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 24

3.1 Giới thiệu chung về thành phố Cần Thơ 24

Trang 7

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 24

3.1.2 Kinh tế xã hội 25

3.1.2.1 Kinh tế 25

3.1.2.2 Văn hóa xã hội 28

3.2 Khái quát về thị trường nước giải khát 30

3.2.1 Nước giải khát có cồn 30

3.2.2 Nước giải khát không cồn 31

3.2.3 Thực trạng sử dụng nước giải khát của người dân TPCT 33

Chương 4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG NGK KHÔNG CÓ GAS CỦA NGƯỜI DÂN TPCT 36

4.1 Mô tả chung về nhân khẩu học 36

4.1.1 Kết cấu về giới tính 36

4.1.2 Tuổi 37

4.1.3 Trình độ học vấn 37

4.1.4 Nghề nghiệp và thu nhập 38

4.2 Kết quả nghiên cứu 39

4.2.1 Đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí khi khách hàng lựa chọn nước giải khát và hành vi, thói quen mua hàng 39

4.2.2 Phân tích nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng nước giải khát 40

4.2.2.1 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha 42

4.2.2.2 Xác định các nhân tố 43

4.2.2.3 Mô hình hồi quy 46

4.2.3 Kiểm định các giả thuyết 49

4.3 Tóm tắt chương 51

Chương 5 GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NGK KHÔNG CÓ GAS 53

5.1 Giải pháp về sản phẩm 53

5.2 Giải pháp về phân phối 54

5.3 Giải pháp về xúc tiến bán hàng 55

Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57

6.1 Kết luận 57

Trang 8

6.2 Kiến nghị 57

6.2.1 Đối với chính quyền địa phương 57

6.2.2 Sở y tế và chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm 58

6.2.3 Đối với doanh nghiệp 58

6.2.4 Đối với người tiêu dùng 59

Tài liệu tham khảo 60

Phụ lục 1 62

Phụ lục 2 67

Phụ lục 3 71

Trang 9

DANH SÁCH BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Diễn giải các biến 6

Bảng 2.1 Số dân ở các quận TPCT và số mẫu cần thu 18

Bảng 2.2 Ý nghĩa của từng trị trung bình trong thang đo khoảng 20

Bảng 3.1 Số liệu dự báo doanh thu và doanh số các loại đồ uống có cồn tại VN 31

Bảng 3.2 Thị phần của 5 DN dẫn đầu (2010-2012) 32

Bảng 3.3 Số liệu dự báo doanh số bán cà phê và chè tại VN giai đoạn (2011-2016) 32

Bảng 3.4 Số liệu dự báo doanh thu và doanh số đồ uống không cồn tại VN giai đoạn (2011-2016) 33

Bảng 3.5 Các nhãn hiệu NGK không có gas được lựa chọn sử dụng 34

Bảng 3.6 Số lần mua NGK không có gas trong tuần 35

Bảng 3.7 Nơi mua NGK không có gas của đáp viên 35

Bảng 4.1 Mô tả chung về nhân khẩu học 36

Bảng 4.2 Mức độ quan trọng của các tiêu chí 40

Bảng 4.3 Kênh thông tin về NGK không có gas 41

Bảng 4.4 Mức độ quan trọng của các kênh thông tin 42

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s alpha sau khi loại biến 43

Bảng 4.6 Kết quả phân tích EFA 44

Bảng 4.7 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến 47

Bảng 4.8 Kiểm định phương sai của biến thu nhập với quyết định tiêu dùng NGK không có gas 49

Bảng 4.9 Kiểm định phương sai của biến trình độ học vấn với quyết định tiêu dùng NGK không có gas 50

Bảng 4.10 Kiểm định phương sai của biến độ tuổi với quyết định tiêu dùng NGK không có gas 50

Bảng 4.11 Tác động của biến giới tính đến quyết định tiêu dùng NGK không có gas 51

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1 Mô hình hành vi của người tiêu dùng 9

Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng 9

Hình 2.3 Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng 13

Hình 2.4 Mô hình hành động hợp lí-TRA 14

Hình 2.5 Thuyết hành vi dự tính-TPB 14

Hình 2.6 Mô hình các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng của Trần Thị Thanh Tâm 15

Hình 2.7 Mô hình các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng của Trần Hoàng Vĩnh 15

Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu đề xuất 16

Hình 2.9 Khung nghiên cứu 17

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện giới tính 37

Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện độ tuổi 37

Hình 4.3 Trình độ học vấn của đáp viên 38

Hình 4.4 Nghề nghiệp của đáp viên 39

Hình 4.5 Thu nhập của đáp viên 39

Hình 4.6 Mô hình nghiên cứu sau hiệu chỉnh 47

Trang 11

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Kinh tế ngày càng phát triển, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt,không chỉ là cuộc chạy đua của những doanh nghiệp trong nước với nhau màcòn có sự tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệp nước ngoài Một

“thế giới kinh doanh mới” đã mở ra, những nguyên tắc kinh doanh tồn tại

trong doanh nghiệp trước đến giờ đã trở nên xưa cũ, nhất thiết phải có sự thay

đổi, từ “chỉ bán cái mình có” thì nay chuyển sang một tiêu chí mới “bán cái

khách hàng cần” Bởi khách hàng là người quyết định doanh thu, lợi nhuận,

người quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trên thương trường Hiểuđược khách hàng là vô cùng quan trọng, nó giúp các doanh nghiệp có một cái

nhìn tổng thể hơn về “thượng đế” của mình, từ đó không chỉ đư a những sảnphẩm nhằm thoã mãn tốt hơn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng mà còn có

cơ sở để đưa ra những kế hoạch, những chương trình chiêu thị, định vị thương

hiệu một cách hiệu quả nhất

Tuy nhiên, bản chất hành vi người tiêu dùng luôn luôn thay đổi B ởi thế,

dù việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đã được thực hiện rất nhiều vàcũng không phải là đề tài mới nhưng tầm quan trọng của nó thì không bao giờgiảm sút, nhất là trong bối cảnh kinh tế đầy biến động như hiện nay Sự hiểubiết về đặc tính, về những yếu tố tác động đến quá trình mua sắm của kháchhàng là hữu ích đối với doanh nghiệp trong việc điều chỉnh chính sách về sảnphẩm, chiến lược quảng bá nhằm cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường Việt

Nam Đặc biệt, Cần Thơ là một trung tâm kinh tế lớ n ở vùng Đồng bằng sông

Cửu Long, có tiềm năng và cơ hội để phát triển kinh tế Trong đó, thị trường

kinh doanh nước giải khát đang dần trở nên sôi nổi và đầy tiềm năng bởi mức

tiêu thụ của người dân chỉ bằng 20% mức trung bình của thế giới (theo Hiệphội Rượu - Bia - Nước giải khát VN) Trước tình hình chung đó, tác giả quyết

định chọn đề tài “Phân tích hành vi tiêu dùng nước giải khát không có gas củangười dân TPCT” nhằm có cái nhìn khái quát hơn về hành vi khách hàng

trong lĩnh vực này, bên cạnh đó cung cấp một số kiến thức có ích về nhữngyếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng nước giải khát không có gas của người

dân nơi đây cũng như một số giải pháp đề xuất đến các doanh nghiệp sản xuất,

phân phối nước giải khát trên địa bàn TPCT

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Trang 12

Phân tích những yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng các loại nước giảikhát không có gas của người dân thành phố Cần Thơ Đồng thời, đề ra các giảipháp cho các doanh nghiệp sản xuất, phân phối nước giải khát trên địa bàn.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Hành vi tiêu dùng các loại NGK không có gas của người tiêu dùng ở

thành phố Cần Thơ trong thời gian qua như thế nào?

- Việc tiêu dùng NGK không có gas của người dân TPCT bị tác động bởinhân tố nào?

- Các doanh nghiệp sản xuất và phân phối NGK không có gas cần phảilàm gì để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng ở TPCT?

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Không gian nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

- Đề tài được nghiên cứu được thực hiện ở TP C ần Thơ TP Cần Thơ có 5quận và 4 huyện, nhưng do điều kiện về thời gian, kinh phí, sự thuận tiệntrong quá trình thu mẫu, do vậy số mẫu được lấy tập trung ở thành thị nên 3quận Ninh Kiều, Cái Răng và Bình Thủy được chọn làm nơi lấy mẫu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là người tiêu dùng sống ở 3 quận NinhKiều, Cái Răng, Bình Thủy đã từng sử dụng NGK không có gas

1.3.2.2 Thời gian nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2013

+ Thu thập số liệu thứ cấp và viết đề cương: tháng 08 đến tháng 09/2013+ Chuẩn bị bảng câu hỏi và phỏng vấn: tháng 10/2013 đến tháng11/2013

Trang 13

+ Tổng hợp, xử lí, phân tích số liệu và hoàn thiện đề tài: tháng 11/2013

đến 12/2013

1.3.2.3 Kết quả mong đợi

Thông qua đề tài nghiên cứu, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát về hành vi

tiêu dùng NGK không có gas của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Đồng thời, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các loại

NGK không có gas và đề xuất giải pháp cho các nhà sản xuất, nhà phân phốinhằm thoã mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng

1.3.2.4 Đối tượng thụ hưởng

Kết quả nghiên cứu của đề tài m ang lại lợi ích thiết thực cho các đơn vịsản xuất và phân phối NGK, giúp các doanh nghiệp xác định được các nhân tố

ảnh hưởng đến hà nh vi tiêu dùng nước giải NGK không có gas của khách

hàng Bên cạnh đó, góp phần tạo cơ sở cho việc tổ chức chương trình bá nhàng, phát triển sản phẩm, xây dựng các mối quan hệ,…nhằm thoã mãn nhucầu khách hàng và cạnh tranh có hiệu quả

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã có tham khảo một số tài liệu liênquan nhằm phục vụ cho đề tài của mình, cụ thể là các bài nghiên cứu sau:

- Nguyễn Văn Thuận và Võ Thành Danh (2011), “Phân tích các yếu tố

ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng rau an toàn ở TPCT”, Tạp chí Khoa học Đại

học Cần Thơ, số 17 Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố tác

động đến hàn h vi tiêu dùng rau an toàn ở TPCT Thông qua phỏng vấn trực

tiếp 100 người tiêu dùng rau an toàn và sử dụng phương pháp phân tích hồi

quy đa biến, kết quả chỉ ra rằng có 3 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng

rau an toàn là khoảng cách mua hàng, lòng tin của khách hàng và tính sẵn có của sản phẩm Hạn chế của nghiên cứu ở chỗ do cỡ mẫu chưa đủ lớn và hạn

chế trong việc xác định đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứunên các biến được xác định trong mô hình chỉ mới giải thích được một phần sựthay đổi trong mức chi tiêu rau an toàn Một số giải pháp được tác giả đề ranhằm góp phần phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở thị trường TPCT

- Nguyễn Thị Thuỳ Dung và Lưu Tiến Thuận (2012), “Phân tích hành vi tiêu dùng dầu ăn của người dân đồng bằng sông Cửu Long”, Kỷ yếu khoa học

Đại học Cần Thơ Nghiên cứu mô tả hành vi tiêu dùng và các nhân tố ảnhhưởng đến hành vi tiêu dùng dầu ăn của người dân đồng bằng sông Cửu Long

Số liệu sử dụng cho nghiên cứu được thu thập từ cuộc điều tra bằng bảng câ uhỏi với mẫu khảo sát là 120 người tiêu dùng ở 3 thành phố tiêu biểu Cần Thơ,

Trang 14

Long Xuyên, Rạch Giá và thông qua sử dụng các mô hình định lượng , kết quảchỉ ra rằng người tiêu dùng quan tâm nhất khi quyết định mua dầu ăn đó là yếu

tố sức khỏe, ngoài ra yếu tố thương hiệu nổi tiếng, giá cả và chương trình khuyến mãi cũng không kếm phần quan trọng trong việc ảnh hưởng đến quyết

định mua dầu ăn của người tiêu dùng

- Trần Thị Thanh Tâm (2010), “Phân tích hành vi người tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt của người dân Đồng bằng Sông Cửu Long”, Luận

văn thạc sĩ Nghiên cứu nhằm nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi

tiêu dùng hàng may mặc của người dân Đồng bằng Sông Cửu Long Số liệu

được phân tích trong đề tài là số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp phỏng vấn trực

tiếp 200 người tiêu dùng thông qua bảng câu hỏi ở các tỉnh thành: thành phốCần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng Với phương pháp thống kê mô

tả, cronbach’s alpha, yếu tố khám phá EFA, hồi quy đa biến và ANOVA Kết

quả cho thấy yếu tố tâm lý có tác động mạnh nhất đến hành vi tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt tiếp đến là cá nhân, xã hội và yếu tố ít nhất là văn hóa Một số giải pháp về lập chiến lược định vị thương hiệu và thu hút khách

thông cũng như nâng cao kiến thức c ho người tiêu dùng được đề xuất

- Nguyễn Phú Tâm (2010), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng máy tính xách tay tại TPCT”, Luận văn thạc sĩ Đại học Cần Thơ Bài

viết nhằm mục tiêu nhận dạng các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng máytính xách tay tại TPCT Số liệu được thu thập từ 100 mẫu khảo sát Phươngpháp thống kê mô tả, Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, và hồi quybội được sử dụng Kết quả có 8 nhóm nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng

máy tính xách tay là thông kế kỹ thuật, thiết kế mẫu mã, giá cả-khuyến mãi, yếu tố cá nhân, yếu tố xã hội, yếu tố tâm lý, yếu tố văn hoá Trong đó, yếu tố

cá nhân tác động mạnh nhất đến hành vi mua, tác động yếu nhất là thiết kế

mẫu mã Hạn chế của đề tài là về không gian nghiên cứu, chỉ tập trung vàomột số thương hiệu nổi tiếng, một số yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng

chưa được làm rõ

Trang 15

- Rechard Castaldi, Susan Cholette (2006), “Determinants of wine consumption of US consumers an econometric analysis”, San Fracisco

University Nghiên cứu lấy mẫu thuận tiện từ 122 người tiêu dùng ở miền bắc

California Thông qua phương pháp phân tích hồi quy và lượng bình phương

nhỏ nhất, kết quả chỉ ra rằng kiến thức tác động mạnh nhất đến hành vi tiêu

dùng rượu kế đến là chủng tộc, tuổi, thu nhập và giới tính Giải pháp được đề

ra cho các nhà sản xuất rượu là thiết kế vị trí thích hợp cùng chiế n lược truyềnthông, tiếp thị sáng tạo để cung cấp thông tin cho khách hàng và thu hút ngườitiêu dùng ở các chủng tộc khác nhau

- Nguyễn Quốc Nghi (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân đối với các bệnh viện công trên địa bàn TPCT , Tạp chí phát triển

kinh tế, số 208 Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích xác định các nhân

tố tác động đến sự hài lòng của bệnh nhân với bệnh viện công trên địa bànTPCT Với số mẫu khảo sát là 425 bệnh nhân, sử dụng mô hình định lượng

đánh giá mức độ hài lòng cùng phân tích nhân tố EFA và hồi quy tuyến tính

Kết quả cho thấy có 3 nhóm nhân tố tác động đến sự hài lòng gồm tinh thần trách nhiệm, sự an tâm và khả năng đáp ứng, trong đó các nhân tố đều tương

quan thuận với sự hài lòng và khả năng đáp ứng tác động nhiều nhất đến sựhài lòng Bên cạnh đó, một số giải pháp được đề ra nhằm góp phần nâng cao

sự hài lòng của bệnh nhân vào bệnh viện

Kết luận: phần lớn những nghiên cứu trên đều sử dụng các phương pháp

như thống kê mô tả, tần số, số trung bình, phân tích nhân tố, hồi quy để phân

tích các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng Trên cơ sở kế thừa những

phương pháp và kết quả phân tích ở trên, đề tài “Phân tích hành vi tiêu dùngnước giải khát không có gas của người dân TPCT” tiếp tục nghiên cứu những

yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng Bên cạnh những yếu tố văn hoá, tâm lý,

xã hội, cá nhân, tác giả còn bổ sung thêm các yếu tố về sản phẩm và sự thuậntiện, thoã mãn của người tiêu dùng

Trang 16

Bảng 1.1 Diễn giải các biến

VH1 Trình độ văn hoá có ảnh hưởng đến quyết định

lựa chọn NGK không có gas

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnhành vi tiêu dùng máy tính xách tay tạiTPCT-Nguyễn Phú Tâm

VH2 Các dân tộc khác nhau có ảnh hưởng đến quyết

định lựa chọn NGK không có gas

VH3 Tầng lớp xã hội khác nhau có ảnh hưởng đến

quyết định lựa chọn NGk không có gas

VH4 Truyền thống văn hoá có ảnh hưởng đến quyết

định lựa chọn NGK không có gas

Phân tích hành vi tiêu dùng hàng maymặc thương hiệu Việt của người dânTPCT-Trần Thị Thanh Tâm

XH1 Ý kiến của gia đình có ảnh hưởng đến quyết

định lựa chọn NGK không có gas

Phân tích hành vi tiêu dùng hàng maymặc thương hiệu Việt của người dânTPCT-Trần Thị Thanh Tâm

XH2 Bạn bè có ảnh hưởng đến qu yết định lựa chọn

NGK không có gas

XH3 Địa vị xã hội có ảnh hưởng đến quyết định lựa

chọn NGK không có gas

TL1 Thấy xứng đáng với số tiền bỏ ra

Phân tích hành vi tiêu dùng sữa tắmDove của người dân TPCT-Trần HoàngVĩnh

TL2 Thích mua NGK không có gas ở những nơi có

CTKM

Phân tích hành vi tiêu dùng hàng maymặc thương hiệu Việt của người dânTPCT-Trần Thị Thanh Tâm

TL3 Chỉ mua NGK không có gas khi có nhu cầu

CN1 Tuổi tác ảnh hưởng đến cách l ựa chọn NGK

không có gas

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnhành vi tiêu dùng máy tính xách tay tạiTPCT-Nguyễn Phú Tâm

CN2 Nghề nghiệp có ảnh hưởng đến cách lựa chọn

Trang 17

BIẾN TÊN BIẾN QUAN SÁT NGUỒN

SP1 Tôi chỉ sử dụng NGK không có gas có giá cả

hợp lý

Phân tích hành vi tiêu dùng đồ hộp cóxuất xứ Trung Quốc của người dânTPCT-Lưu Bá Đạt

SP2 Tôi cho rằng giá cả có ảnh hưởng đến quyết

định tiêu dùng NGK không có gas

Hành vi tiêu dùng xanh đối với sảnphẩm kim khí điện máy tại TP.HCM-VõTrịnh Phương Khanh

SP3 Tôi chỉ sử dụng NGK không có gas có thương

hiệu nổi tiếng, uy tín

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnhành vi tiêu dùng máy tính xách tay tạiTPCT-Nguyễn Phú Tâm

SP5 Tôi chỉ sử dụng NGk không có gas có bao bì

đẹp, thời trang, nhỏ gọn, cầm vừa tay

Hành vi tiêu dùng sữa tắm Dove củangười dân TPCT-Trần Hoàng Vĩnh

SP6 Tôi chỉ sử dụng NGK không có gas có CTKM

và dịch vụ hỗ trợ tốt Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến

hành vi tiêu dùng máy tính xách tay tạiTPCT-Nguyễn Phú Tâm

SP7 Tôi chỉ sử dụng NGK không có gas có quà tặng

kèm theo

TT1 Tôi chỉ mua loại NGK không có gas khi dễ

dàng tìm thấy ở các cửa hàng

Phân tích hành vi tiêu dùng thực phẩmđóng hộp có xuất xứ Trung Quốc củangười dân TPCT-Lưu Bá Đạt

TT2 Tôi chỉ mua loại NGK không có gas được trưng

bày đẹp mắt, ngăn nắp

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnhành vi tiêu dùng máy tính xách tay tạiTPCT-Nguyễn Phú Tâm

TT3 Tôi hoàn toàn hài lòng với loại NGK không có

gas đang sử dụng

Phân tích hành vi tiêu dùng hàng maymặc thương hiệu Việt của người dânTPCT-Trần Thị Thanh Tâm

QĐ1 Tôi có ý định giới thiệu với người khác về loại

NGK không có gas tôi đang dùng

Hành vi tiêu dùng sữa tắm Dove củangười dân TPCT-Trần Hoàng Vĩnh

QĐ2 Tôi sẽ mua NGK không có gas phù hợp với sở

thích của mình

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnhành vi tiêu dùng máy tính xách tay tạiTPCT-Nguyễn Phú Tâm

QĐ3 Tôi có ý định sẽ mua NGK không có gas

thường xuyên

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêudùng của khách hàng tại các cửa hàngtiện ích-Lý Võ Đăng Khoa

Trang 18

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Tổng quan về cơ sở lý thuyết

2.1.1.1 Khái quát về thị trường người tiêu dùng

- Thị trường người tiêu dùng bao gồm tất cả các c á nhân, các hộ tiêudùng, các nhóm tập thể mua hàng hoá hoặc dịch vụ cho mục đích tiêu dùng cánhân

- Đặc điểm:

+ Có quy mô lớn và thường xuyên gia tăng

+ Khách hàng khác nhau khác nhau về tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ

văn hoá, và sở thích đã tạo nên sự phong phú và đa dạng về nhu cầu và mong

muốn của họ trong việc mua sắm và sử dụng hàng hoá

+ Các quyết định mang tính cá nhân Họ tiêu dùng không chỉ đơn giản là

tiêu dùng thông thường mà ngày nay nó còn được xem như một nghệ thuật

sống, một sự tự thể hiện, một nhu cầu thay đổi theo thời gian, song nhu cầu cánhân luôn có nhịp độ thay đổi nhanh chóng

* Khái niệm hành vi của người tiêu dùng

- Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ “Hành vi tiêu dùng chính là sự tác

động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành

vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống củahọ”

- Theo Philip Kotler “Hành vi tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một

cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản ph ẩmhay dịch vụ”

- “Hành vi tiêu dùng là một quá trình cho phép một cá nhân hay một

nhóm người lựa chọn mua sắm hay sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/dịch

vụ, những suy nghĩ đã có, kinh nghiệm hay tích luỹ, nhằm thoã mãn nhu cầu

hay ước muốn của họ” (Solomon Micheal - Consumer Behavior, 1992)

* Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng:

Trang 19

Hình 2.1 Mô hình hành vi của người tiêu dùng (Philip Kotler, 2005)

Các yếu tố kích thích gồm có 2 nhóm:

- Nhóm yếu tố kích thích marketing gồm có 4 phần tử: hàng hoá, giá cả,xúc tiến và phân phối

- Các tác nhân kích thích bao gồm những lực lượng thuộc môi trường của

người mua như: môi trường kinh tế, khoa học kỹ thuật, chính trị và văn hoá

- Những phản ứng của người mua có thể quan sát được bộ c lộ qua hành

vi của người mua trong việc lựa chọn hàng hoá, nhãn hiệu, người cung ứng,thời gian và khối lượng mua

- Những đặc tính của người mua: có ảnh hưởng cơ bản đến việc ngườimua tiếp nhận các tác nhân kích thích và phản ứng đáp lại với những nhân tố

đó như thế nào Quá trình quyết định của người tiêu dùng Kết quả của việc

mua sắm hàng hoá sẽ phụ thuộc vào quyết định này

2.1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng

Việc mua sắm của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của 2 nhóm nhân tốchính Một là nhóm các nhân tố nội tại bao gồm nhân tố tâm lý và cá nhân.Hai nhóm nhân tố từ bên ngoài ảnh hưởng đến mỗi cá nhân người tiêu dùng,

đó là nhân tố văn hoá và xã hội

Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng

Môi trườngkinh tế,khoa học

kỹ thuật,chính trị

Những yếu tố kích thích

Quátrìnhquyếtđịnhmua

Các đặctính củangườimua

- Lựa chọn thời gianmua

- Lựa chọn khối lượngmua

Trang 20

- Thứ nhất là yếu tố văn hóa bao gồm nền văn hóa, nhánh văn hóa vàtầng lớp xã hội.

+ Nền văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn vàhành vi của một người Một đứa trẻ khi lớn lên sẽ tích luỹ được một số nhữnggiá trị, nhận thức, sở thích và hành vi thông qua gia đình của nó và những địnhchế then chốt khác

+ Mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ hơn tạo nên những

đặc điểm đặc thù riêng và mức độ hòa nhập với xã hội cho những thành viên

của nó Mỗi nhánh văn hóa tạo nên nhữn g khúc thị trường quan trọng, vànhững người làm marketing thường thiết k ế các sản phẩm và chương trìnhmarketing theo các nhu cầu của từng nhánh văn hóa đó Hành vi mua sắm củamột cá nhân và các thành viên trong gia đình sẽ chịu ảnh hưởng của những đặc

điểm nhánh văn hóa đó

+ Hầu như tất cả các xã hội loài người đều thể hiện rõ sự phân tầng xãhội Sự phân tầng này đôi khi mang hình thức, một hệ thống đẳng cấp theo đónhững thành viên thuộc các đẳng cấp khác nhau được nuôi nấng và dạy dỗ để

đảm nhiệm những vai trò nhất định trong xã hội Các tầng lớp xã hội là những

bộ phận tương đối đồng nhất và bền vững trong xã hội, được xếp theo thứ bậc

và gồm những thành viên có chung những giá trị, lợi ích, mối quan tâm, hành

viên Đó là những nhóm mà người đó tham gia và có tác động qua lại Có

những nhóm là nhóm sơ cấp, như gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng, và

đồng nghiệp, mà người đó có quan hệ giao tiếp thường xuyên Các nhóm sơ

cấp thường là có tính chất chính thức hơn và ít đòi hỏi phải có quan hệ giaotiếp thường xuyên hơn

+ Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan trọng có ảnh

hưởng lớn nhất Ta có thể phân biệt hai gia đình trong đời sống người mua.Gia đình định hướng gồm bố mẹ của người đó Do từ bố mẹ mà một người cóđược một định hướng đối với tôn giáo, chính trị, kinh tế và một ý thức về tham

vọng cá nhân, lòng tự trọng và tình yêu Ngay cả khi người mua không cònquan hệ nhiều với bố mẹ, thì ảnh hưởng của bố mẹ đối với hành vi của ngườimua vẫn có thể rất lớn Một ảnh hưởng trực tiếp hơn đến hành vi mua sắm

Trang 21

hàng ngày là gia đình riêng của người đó Gia đình là một tổ chức mua hàng

tiêu dùng quan trọng nhất trong xã hội và nó đã được nghiên cứu rất nhiều

năm Những người làm m arketing quan tâm đến vai trò và ảnh hưởng tươngđối của chồng, vợ và con cái đến việc mua sắm rất nhiều loại sản phẩm và

dịch vụ khác nhau Vấn đề này sẽ thay đổi rất nhiều đối với các nước và cáctầng lớp xã hội khác nhau

+ Vai trò và địa vị: lối tiêu dùng của một người phụ thuộc khá nhiều vào

địa vị xã hội của người đó, đặc biệt là những mặt hàng có tính thể hiện caonhư quần áo, giày dép, xe cộ, …Những người có cùng tầng lớp xã hội có xuhướng tiêu dùng giống nhau so với những người thuộc 2 tầng lớp khác nhau

Những người có địa vị xã hội như thế nào thường tiêu dùng hàng hoá và dịch

vụ tương ứng như thế Những người có địa vị cao trong xã hội chi tiền nhiều

hơn vào hàng hoá xa xỉ, cao cấp như dùng đồ hiệu,…

- Thứ ba là những yếu tố cá nhân bao gồm tuổi tác và giai đoạn của chu

kỳ sống, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống, nhân cách và ýniệm bản thân

+ Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống: Người ta mua những hàng hóa

và dịch vụ khác nhau trong suốt đời mình Thị hiếu của người ta về các loạihàng hóa, dịch vụ cũng tuỳ theo tuổi tác Việc tiêu dùng cũng được định hình

theo giai đoạn của chu kỳ sống của gia đình

+ Nghề nghiệp: Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng đến cáchthức tiêu dùng của họ Những người có nghề ngh iệp khác nhau sẽ có nhu cầutiêu dùng khác nhau ngay từ những hàng hóa chính yếu như quần áo, giày dép,thức ăn…đến những loại hàng hóa khác như: mĩ phẩm, máy tính, điện thoại…+ Hoàn cảnh kinh tế: Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từhoàn cảnh kinh tế của người đó Hoàn cảnh kinh tế của người ta gồm thu nhập

có thể chi tiêu được của họ (mức thu nhập, mức ổn định và cách sắp xếp thờigian), tiền tiết kiệm và tài sản (bao gồm cả tỷ lệ phần trăm tài sản lưu động),

nợ, khả năng vay mượn, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm

+ Phong cách sống: Phong cách sống là cách thức sống, cách sinh hoạt,cách làm việc, cách xử sự của một người được thể hiện ra trong hành động, sựquan tâm, quan niệm và ý kiến của người đó đối với môi trường xung quanh.Lối sống miêu tả sinh động toàn diện một con người trong qu an hệ với môi

trường của mình Phong cách sống của một người ảnh hưởng đến hành vi tiêu

dùng của người đó Phong cách sống của khách hàng đôi khi được nhà tiếp thị

sử dụng như một chiêu thức phân kh úc thị trường

Trang 22

+ Nhân cách và ý niệm về bản thân: Mỗi người đều có một nhân cáchkhác biệt có ảnh hưởng đến hành vi của người đó Ở đây nhân cách có nghĩa lànhững đặc điểm tâm lý khác biệt của một người dẫn đến những phản ứng

tương đối nhất quán và lâu bề n với môi trường của mình Nhân cách thườngđược mô tả bằng những nét như tự tin có uy lực, tính độc lập, lòng tôn trọng,

tính chan hòa, tính kín đáo và tính dễ thích nghi Nhân cách có thể là một biếnhữu ích trong việc phân tích hành vi của người tiêu dù ng, vì rằng có thể phânloại các kiểu nhân cách và có mối tương quan chặt chẽ giữa các kiểu nhâncách nhất định với các lựa chọn sản phẩm và nhãn hiệu

- Thứ tư là những yếu tố tâm lý bao gồm nhu cầu và động cơ, nhận thức,tri thức, niềm tin và thái độ

+ Nhu cầu và động cơ : Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý, là những điều

mà con người đòi hỏi để tồn tại và phát triển Tại bất kỳ một thời điểm nhấtđịnh nào con người cũng có nhiều nhu cầu Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh

học Một số nhu cầu khác có nguồn gốc tâm lý Tại những thời điểm khác

nhau, người ta lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau Con người sẽ cố

gắng thỏa mãn trước hết là những nhu cầu quan trọng nhất Khi người ta đãthoả mãn được một nhu cầu quan trọng nào đó thì nó sẽ không còn là độn g cơhiện thời nữa, và người ta lại cố gắng thỏa mãn nhu cầu quan trọng nhất tiếptheo

+ Nhận thức: Một người có động cơ luôn sẵn sàng hành động Vấn đề

người có động cơ đó sẽ hành động như thế nào trong thực tế còn chịu ảnhhưởng từ sự nhận thức của người đó về tình huống lúc đó Nhận thức đượcđịnh nghĩa là "một quá trình thông qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và giải

thích thông tin tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh" Nhậnthức không chỉ phụ thuộc vào những tác nhân vật lý, mà còn phụ thuộc vào cảmối quan hệ của các tác nhân đó với môi trường xung quanh và những điềukiện bên trong cá thể đó

+ Tri thức: Khi người ta hành động họ cũng đồng thời lĩnh hội được trithức, tri thức mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinhnghiệm Hầu hết hành vi của con người đều được lĩnh hội Các nhà lý luận vềtri thức cho rằng tri thức của một người được tạo ra thông qua sự tác động qualại của những thôi thúc, tác nhân kích thích, những tấm gương, những phản

ứng đáp lại và sự củng cố

+ Niềm tin và thái độ: Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có đượcniềm tin và thái độ Những yếu tố này lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắmcủa con người Thái độ làm cho người ta xử sự khá nhất quán đối với những

Trang 23

sự vật tương tự Người ta không phải giải thích và phản ứng với mỗi sự vậttheo một cách mới Thái độ cho phép tiết kiệm sức lực và trí óc Vì thế mà rất

khó thay đổi được thái độ Thái độ của một người được hình thành theo một

khuôn mẫu nhất quán, nên muốn thay đổi luôn cả những thái độ khác nữa

2.1.1.3 Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng

Hình 2.3 Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng

Người tiêu dùng trải qua năm giai đoạn: ý thức vấn đề, tìm kiếm thôngtin, đánh giá các phương án, hành vi mua và các vấn đề hậu mãi Quá trình

mua sắm đã bắt đầu từ lâu trước khi mua thực và còn kéo dài rất lâu sau khi

mua Như vậy, quá trình quyết định mua hàng trước hết là người tiêu dùng có

nhận thức và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm Kế đến họ tìm kiếm th ông tin thôngqua nhiều hình thức khác nhau: Tìm kiếm trên thông tin truyền thông, bạn bè,

đồng nghiệp đã từng sử dụng sản phẩm đang đề cập, quảng cáo của nhà sản

xuất,…Qua quá trình nhận thông tin, họ có thể biết được nhiều loại sản phẩmcùng loại có thể đáp ứng nhu cầu của họ và chúng có nhiều đặc điểm khácnhau về giá cả, chủng loại, chất lượng, phương thức mua bán,…Bước tiếp theo

là đưa ra các phương án tiêu dùng khác nhau và tiến hành đánh giá lợi ích của

việc tiêu dùng từng loại sản phẩm Các tiêu chu ẩn đánh giá như giá cả, thờigian sử dụng, tính tiện lợi, khả năng tài chính của người mua,… Sau khi đánh

giá người tiêu dùng đưa ra quyết định mua những loại sản phẩm mang lại cho

họ những lợi ích cao nhất Tuy nhiên quá trình mua hàng không chấm dứt tại

đây, mà người tiêu dùng bao giờ cũng có nhu cầu dịch vụ hậu mãi đối vớingười bán (thời gian bảo hành, chế độ bảo trì,…)

2.1.2 Mô hình nghiên cứu

2.1.2.1 Một số mô hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng

Trang 24

- Mô hình hành động hợp lý ( Theory of Reasoned Action - TRA)

Thuyết hành động hợp lý TRA (Fishbein, M & Ajzen 1975) thể hiện sựphối hợp của các thành phần của thái độ trong một cấu trúc được thiết kế để

dự đoán và giải thích tốt hơn về hành vi người tiêu dùng dựa trên 2 khái niệm

cơ bản đó

Thái độ của người tiêu dùng đối với việc thực hiện hành vi:

Hình 2.4 Mô hình hành động hợp lí - TRACác chuẩn mực chủ quan của người tiêu dùng: thái độ TRA có thể xemxét trong mô hình thái độ đa thuộc tính (Fishbein, M & Ajzen 1975)

- Mô hình hành vi dự tính (Theory of Planed Behavior - TPB)

Mô hình TRA bị một giới hạn khi dự báo sự thực hiện các hành vi mà

con người không kiểm soát được Trong trường hợp này, các yếu tố về thái độđối với hành vi thực hiện và các chuẩn mực chủ quan của người đó không đủ

giải thích hành động của họ Ajzen đã hoàn thiện mô hình TRA bằng cách đưathêm yếu tố sự kiểm soát hành vi cảm nhận vào mô hình:

Hình 2.5 Thuyết hành vi dự định (TPB)

- Trần Thị Thanh Tâm đánh giá hành vi tiêu dùng hàng may mặc của

người dân ĐBSCL thông qua 4 yếu tố: tâm lý, văn hoá, xã hội, cá nhân

Thái độ đối với hành

Trang 25

Hình 2.6 Mô hình các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng của Trần Thị

Thanh Tâm

- Trần Hoàng Vĩnh đã dựa trên cấu trúc tìm hiểu hành vi khách hàng của

Peter và Olson đề nghị áp dụng vào việc phân tích hành vi tiêu dùng sữa tắm

Dove của người dân TPCT, bao gồm các thành phần nhận thức, cảm xúc vàhành vi

Hình 2.7 Mô hình các nhân tố tác động đến hành vi khách hàng của Trần

Hoàng Vĩnh

2.1.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa trên nhận định của Amstrong, quá trình mua hàng của khách hàng bị

tác động bởi một số nhân tố mà những nhà quản trị tiếp thị không kiểm soátđược như yếu tố văn hoá, xã hội, tâm lý, cá nhân Và dựa vào nhận định đó và

từ những kết quả nghiên cứu đã tham khảo, tác giả xây dựng mô hình nghiêncứu hành vi tiêu dùng nước giải khát thông qua các yếu tố: văn hoá, xã hội,tâm lý, cá nhân, sản phẩm và sự thuận tiện, hài lòng

Trang 26

Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu đề xuấtCác giả thuyết cần kiểm định

- H1: Không có sự khác biệt về hành vi tiêu dùng NGK không có gas giữa

các nhóm người có giới tính khác nhau

- H2: Không có sự khác biệt về hành vi tiêu dùng NGK không có gas giữa

các nhóm người có thu nhập khác nhau

- H3: Không có sự khác biệt về hành vi tiêu dùng NGK không có gas giữa

các nhóm người có trình độ khác nhau

- H4: Không có sự khác biệt về hành vi tiêu dùng NGK không có gas giữa

các nhóm người có độ tuổi khác nhau

2.1.2.3 Khung nghiên cứu

Hành vitiêu dùng

Trang 27

Hình 2.9 Khung nghiên cứu

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu số liệu

- Số liệu sơ cấp:

+ Xác định tổng thể: Người dân TPCT, chủ yếu là những người sống ở

thành thị ở quận Ninh Kiều (trung tâm TPCT) và 2 quận ven thành phố làBình Thủy, Cái Răng Đây là 3 quận tập trung dân cư đông nhất TPCT, thànhphần dân cư đa dạng, đồng thời nền kinh tế cũng rất phát triển Bên cạnh đó,

đây là 3 quận gần trung tâm nên tạo sự thuận tiện và tiết kiệm trong quá trình

Phân tích nhân tốPhân tích hồi quyKiểm định ANOVA & T-test

Kết quả nghiên cứu

Giải pháp

Mô hình nghiên cứu

Mô hình thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng nước giải

khát không có gas của người dân TPCT

Trang 28

+ Cỡ mẫu: Phân tích nhân tố cần cỡ mẫu ít nhất 200 quan sát (Gorsuch,1983), còn Hachter (1994) cho rằng kích cỡ mẫu cần ít nhất 5 lần biến quansát Những nguyên tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tíchnhân tố EFA là thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phảibằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Trọng và Ngọc, 2005) Từnhững tài liệu lược khảo và mô hình lý thuyết các nhân tố tác động đến hành

vi tiêu dùng nước giải khát thì cỡ mẫu tối thiểu đối với 26 biến qu an sát là:

130 mẫu Ở đây, để đảm bảo tính đại diện tác giả chọn số mẫu quan sát là 200.Bảng 2.1 Số dân ở các quận của TPCT và số mẫu cần thu ở từng quận

Ninh Kiều Bình Thuỷ Cái Răng Tổng

Số dân

(người)

249.451 116.349 88.432 454.232

Nguồn: Niên giám thống kê 2011

- Số liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập từ Niên giám thống kê, Cục xúctiến thương mại, Hiệp hội bia rượu nước giải khát VN, thông tin từ tạp chí,Internet và một số tài liệu liên quan Sai số cho phép của đề tài (lấy bằ ng mức

ý nghĩa alpha trong xử lý) là 5%

- Đối với mục tiêu 2:

+ Sử dụng hệ số kiểm định Cronbach’s alpha và phương pháp phân tíchnhân tố khám phá EFA để đánh giá các thang đo có ảnh hưởng đến quyết địnhtiêu dùng

+ Sử dụng kiểm định Anova và T-test để xác định xem có sự khác biệt vềhành vi tiêu dùng NGK không có gas giữa các nhóm người có giới tính, thunhập, trình độ, độ tuổi khác nhau hay không

- Đối với mục tiêu 3: Sử dụng kết quả từ mục tiêu 1, 2 làm cơ sở để đềxuất một số giải pháp phù hợp giúp các doanh nghiệp sản xuất cũng như phân

Trang 29

phối nước giải khát trên địa bàn thành phố kinh doanh ngày càng hiệu quả,thoã mãn tốt hơn những nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng.

2.2.3 Diễn giải các phương pháp phân tích

a Thống kê mô tả :

- Là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được

ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu

và thông tin thu thập Các công cụ cơ bản để tóm tắt và trìn h bày dữ liệu trongthống kê mô tả thường là bảng tần số, các đại lượng thống kê mô tả, bảng kếthợp nhiều biến

- Bảng tần số: Dùng để đếm tần số với tập dữ liệu đang có thì số đối

tượng có các biểu hiện nào đó ở một thuộc tính cụ thể là bao nhiêu, n hiều hayít…có thể thực hiện cho bảng tần số với tất cả các biến kiểu định tính lẫn địnhlượng

Ý nghĩa: Là tính tần số của từng biểu hiện, được tính bằng cách đếm vàcộng dồn; tần số tính theo tỷ lệ % bằng cách lấy tần số của từng biểu hiện chiacho tổng số mẫu quan sát; tính phần trăm hợp lệ là tính trên số quan sát cóthông tin trả lời; tính phần trăm tích lũy do cộng dồn các phần trăm từ trênxuống, nó cho biết có bao nhiêu phần trăm đối tượng ta đang khảo sát ở mức

độ nào đó trở xuống hay trở lên

- Các đại lượng thống kê mô tả : Các đại lượng thống kê mô tả chỉ được

tính đối với các biến định lượng Nếu tính các đại lượng này đối với các biếnđịnh tính thì kết quả sẽ không có ý nghĩa

Các đại lượng thống kê mô tả thường được dùng là:

Std Deviation (độ lệch chuẩn): Cho biết mức độ phân tán của các giá trị

quanh giá trị trung bình

Minimum (giá trị nhỏ nhất): Gặp được trong các giá trị của biến ít khikhảo sát được

Maximum (giá trị lớn nhất): Gặp được trong các giá trị lớn nhất của biếntrong các mẫu quan sát được

Tính điểm trung bình: Nhằm xác định mức độ quan trọng, ảnh hưởng của

các yếu tố tới hành vi của người tiêu dùng

Trang 30

Bảng 2.2 Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng

1,00 – 1,08 Rất không đồng ý/rất không hài lòng/rất không quan

trọng1,81 – 2,60 Không đồng ý/không hài lòng/không quan trọng

2,61 – 3,40 Không ý kiến/trung bình

3,41 – 4,20 Đồng ý/hài lòng/quan trọng

4,21 – 5,00 Rất đồng ý/rất hài lòng/rất quan trọng

Nguồn: Phạm Lê Hồng Nhung (2008) , hướng dẫn thực hành SPSS cơ bản

b Phương pháp tính hệ số Cronbach’s alpha:

Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểmtra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát Đ iều này liên quan đếnhai khía cạnh là tương quan giữa bản thân c ác biến và tương quan của các

điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời.Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp

và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng takhông thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến

Theo đó, chỉ những biến có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected

Item-Total Correlation) lớn hơn 0,3 Khi Cronbach’s alpha từ 0,8 trở lên đếngần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được Cũng cónhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng

được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối vớingười trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994;

Slater, 1995)

c Phân tích nhân tố:

Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng

để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập

biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứ a đựnghầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & cộng sự, 1998)

Trong nghiên cứu, ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn vàhầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải đượcgiảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được

Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết là hệ số KMO (Kaiser Olkin) một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố phải có

Trang 31

-Meyer-giá trị trong khoảng từ 0,5 đến 1 (0,5 < KMO < 1) thể hiện phân tích nhân tố

là thích hợp, còn nếu hệ số KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năngkhông thích hợp với các dữ liệu

Phương pháp trích hệ số được sử dụng là Principal Component với cácphép quay là Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1,thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50 %

(Gerbing & Anderson, 1987)

Mô hình phân tích nhân tố :

Fi= Wi1Xi1+ Wi2Xi2+ Wi3Xi3+ … + WikXik

Trong đó:

Filà ước lượng số của nhân tố thứ I;

Wiklà quyền số hay trọng số nhân tố của biến thứ k của nhân tố I;

k là biến số

Các tham số thống kê:

Bartlett’s test sphericity: Đại lượng Bartlet là một đại lượng thống kê

dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể

Correlation matrix: Cho biết hệ số tương quan giữa t ất cả các cặp biếntrong phân tích

Factor loading (hệ số tải nhân tố): Là những hệ số tương quan đơn giữacác biến và các nhân tố Là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của

EFA, factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, factor loading > 0,4được xem là quan trọng, và > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn (Hair &

Kaiser Meyer Olkin (KMO) measure of sampling adequacy: Là một chỉ số

dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số của KMO giữa 0,5 và

1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì không

phù hợp

Cumulative (phương sai trích): Cho biết mức độ giải thích đúng của mô

hình

Trang 32

Eigenvalue: Đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân

tố

Các biến còn lại sau khi đã xử lý bằng phương pháp phân tích hệ số tin cậyCronbach’s alpha và phương pháp phân tích nhân tố sẽ được đưa vào phântích hồi qui đa biến

d Phân tích hồi quy đa biến:

- Là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (biến

độc lập hay biến giải thích) đến một biến số (biến kết quả hay biến phụ thuộc)

nhằm dự báo biến kết quả dựa vào giá trị được biết trước của biến giải thích

Fj: Biến độc lập (các yếu tố ảnh hưởng)

Đánh giá độ phù hợp của mô hình: Hệ số xác định R2 và R2 hiệu chỉnh

(Adjusted R square) được dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình Vì R2sẽ

tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình nên dùng R2 hiệu chỉnh sẽ an toàn

hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình R2 hiệu chỉnh càng lớn thể hiện độphù hợp của mô hình càng cao

Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Đ ể kiểm định độ phù hợp của môhình hồi quy đa biến ta dùng giá trị F ở bảng phân t ích ANOVA Giả thuyếtH0:1= 2=…p= 0 Nếu Sig F <  ( là mức ý nghĩa) thì bác bỏ giả thuyết

H0, khi đó mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn tổng

thể Nếu Sig F   thì chấp nhận giả thuyết H0, khi đó mô hình không phù hợp

với tập dữ liệu và không thể suy rộng ra cho toàn tổng thể (trong đó, mức ýnghĩa  được sử dụng phổ biến là 1%, 5% và 10%)

Ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình: p đo lường sự thayđổi giá trị trung bình Y khi Xp thay đổi 1 đơn vị, khi các biến độc lập còn lạikhông đổi Ngoài ra, đôi khi dùng hệ số Beta để so sánh khi các biến độc lậpkhông cùng đơn vị đo lường

e Kiểm định T-test và Anova

Kiểm định T-test

Trang 33

Đối với biến định tính có 2 tổng thể độc lập ta dùng kiểm định T -test.Trước khi kiểm định trị trung bình của 2 tổng thể độc lập ta phải thực hiện

kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể Vì phương sai diễn tả mức

độ đồng đều hay không của dữ liệu quan sát Đặt giả thuyết cho kiểm định

Levene:

H0: Phương sai của 2 tổng thể bằng nhau

H1: Phương sai của 2 tổng thể khác nhau

Nếu mức ý nghĩa của kiểm định Levene nhỏ hơn α thì ta bác bỏ giả thuyết H0,

và ngược lại Việc chấp nhận hay bác bỏ H0 có liên quan đến việc kiểm dịnh

trung bình với phương sai bằng nhau hay khác nhau Đặt giả t huyết cho kiểm

Kiểm định phương sai Anova

Phân tích phương sai ANOVA là phương pháp so sánh trị trung bình của 3nhóm trở lên Đặt giả thuyết cho kiểm định Levene:

H0: Phương sai của 2 tổng thể bằng nhau

H1: Phương sai của 2 tổng thể khác nhau

Nếu sig của Levene > α, ta chấp nhận H0 nghĩa là phương sai các nhóm đồngnhất và ngược lại Tiếp đến, ta tiến hành kiểm định Anova, với sig của Anova

< α, ta bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trungbình của các biến thu nhập, trình độ, độ tuổi đến quyết định mua NGK không

có gas

Trang 34

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TPCT

Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương có diện tích tự nhiên là1.401,6 km2 và dân số là 1.209.192 người Cần Thơ được biết đến như là “Tây

Đô” (thủ đô của miền tây) của một thời rất xa Cần Thơ nổi danh với nhữngđịa điểm như bến Ninh Kiều, cầu Cần Thơ, đình Bình Thuỷ, Sau hơn 120năm phát triển, Cần Thơ đang là trung tâm quan trọng nhất của cả vùngĐBSCL về kinh tế, văn hoá, khoa học và kỹ thuật, du lịch, Ngày 24/06/2009,

thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định công nhận TPCT là đô thị loại Itrực thuộc trung ương và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của cả nước

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý: TPCT nằm trong vùng trung - hạ lưu và ở vị trí trung tâmchâu thổ ĐBSCL, trải dài trên 55km dọc bờ tây sông Hậu, tổng diện tích tựnhiên 1.401,61 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng Phía Bắc giáp tỉnh An

Giang, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh

Kiên Giang, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang Cần Thơ được chia thành 9 đơn

vị hành chính gồm 5 quận( Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái Răng, Thốt Nốt, ÔMôn) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh) Ngày19/04/2009, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 492/QĐ -TTg thành lậpvùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương: TPCT, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy

tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triểnthành vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL thành mộ t trong những vùng pháttriển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản, có

đóng góp vào xuất khẩu nông thuỷ sản cả nước Trong đó TPCT là một cực

phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng

ĐBSCL

- Đặc điểm địa hình: địa mạo, địa hình, địa chất của thành phố bao gồm 3dạng đê tự nhiên ven sông, đồng lũ nữa mỡ, đồng bằng châu thổ Cao trìnhphổ biến từ +0,8-1m, thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam Địa bàn được hìnhthành chủ yếu từ quá trình bồi lắn g trầm tích biển và phù sa của sông CửuLong

- Khí hậu: Cần Thơ nằm trong khí hậu nhiệt đới – gió mùa Khí hậu điềuhoà dễ chịu, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh Mùa mưa kéodài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

Trang 35

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 280C, số trung bình nắng cả năm: 2.249,5giờ Lượng mưa trung bình năm: 1600mm.

Độ ẩm trung bình năm: 82% -87% (thay đổi theo từng năm)

Gió có 2 hướng chính: hướng Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô),hướng Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa mưa) Tốc độ gió bình quân

1,8m/s Ít bão nhưng có giông, lốc vào mùa mưa

- Thuỷ văn: Sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy quathành phố là 65km đoạn qua cầu Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km Tổng

lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/giây, lưu lượng nước bình

quân tại Cần Thơ là 14.800 m3/giây Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35triệu m3/năm Sông Cần Thơ bắt nguồn từ nội đồng tây sông Hậu, có chiều dài

khoảng 16km, chiều rộng từ 280-350m, đi qua các quận Ô Môn, huyện Phong

Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều

Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùacạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn trong giao thông.Sông Cái Lớn dài 20km, chiều rộng cửa sông 600-700m, độ sâu 10-12m nên

có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt Bên cạnh đó, TPCT còn có hệ thống kênhrạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạc h lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn sôngHậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng đường thuỷ Các sôngrạch khác là rạch Bình Thuỷ, Ô Môn, Thốt Nốt, và nhiều kênh khác tại cáchuyện ngoại thành Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Phong Điền, Thốt Nốt cho nước ngọtsuốt 2 mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thuỷ lợi và cải tạ o đất

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố có những tín hiệu khả quan,chuyển biến tích cực tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 của thành phố Cần

Thơ đạt 14,64%, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.346 USD Trong 6 thángđầu 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố ước đạt 8,36%, trong khi

đó cùng kỳ năm 2011 mức tăng là 12,21% Thu nhập bình quân đầu người của

Cần Thơ 6 tháng đầu 2012 ước đạt 1.819 USD Trong giai đoạn 9 tháng đầu

năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ đạt 10,3%, mức

cao nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương Đây là mức tăng trưởngkhá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạmphát, ổn định kinh tế vĩ mô Quý I năm 2013 giá trị tăng thêm GDP (giá so

sánh 1994) đạt 3.969,1 tỷ đồng, tăng 8,29% so với cùng kỳ

Trang 36

3.1.2.1 Kinh tế

Sản xuất công nghiệp: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3 tăng 27,1%

so với tháng trước; giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) ướcthực hiên 3.685,7 tỷ đồng, tăng 26,1%; giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá

cố định 1994) ước thực hiện 1.929,9 tỷ đồng, tăng 24,9% so với tháng trước.Luỹ kế trong quý I/2013, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,7% so với cùng

kỳ, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước thực hiện 9.725,8 tỷ

đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định1994) ước thực hiện 5.486,7 tỷ đồng đạt 20,2% kế hoạch, tăng 6% so với cùng

kỳ Trong quý I/2013, các khu chế xuất và công nghiệp thu hút 04 dự án vớivốn đầu tư đăng ký 9,82 triệu USD Đến nay các khu công nghiệp trên địa bàn

có 204 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.843 triệu USD,vốn đầu tư đã được thực hiện 805,6 triệu USD, chiếm 43,7% tổng vốn đầu tư

đăng ký

Thương mại - dịch vụ: Thương mại xuất nhập khẩu: Chỉ số giá tiêu dùng

tháng 3/2013 giảm 0,3% so với tháng trước, tăng 1,45% so tháng 12 năm 2012

và tăng 3,57% so cùng kỳ Ở nội địa, nguồn hàng đảm bảo cung ứng ổn định,

không xảy ra sốt hàng, tăng giá đột biến; tổng mức bán ra hàng hóa và doanhthu dịch vụ ước thực hiện 8.730 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thudịch vụ đạt 4.857 tỷ đồng giảm 2,05% so với tháng 2/2013 Bên cạnh đó, kimngạch xuất khẩu hàng hóa ước thực hiện 90,7 triệu USD; lũy kế trong quýI/2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước thực hiện 279 triệu USD, đạt

19,1% KH, tăng 11,3% so cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu tháng 3 ước đạt 16,8

triệu USD; lũy kế trong quý I/2013 là 52,2 triệu USD, đạt 14,9% KH, giảm14,6% so với cùng kỳ

Giao thông vận tải: Thực hiện vận c huyển hàng hóa 547,5 ngàn tấn (luânchuyển 126,7 triệu tấn.Km), vận chuyển hành khách ước thực hiện 2.230,4

ngàn lượt hành khách (luân chuyển 69,5 triệu lượt HK.Km) Lũy kế quý

I/2013, thực hiện vận chuyển hàng hóa 1.626,1 ngàn tấn, đạt 27,7% KH, tăng4,5% so cùng kỳ (luân chuyển 402,3 triệu tấn.Km, đạt 25% KH, tăng 13% socùng kỳ); vận chuyển hành khách ước thực hiện 6.758,6 ngàn lượt hành

khách, đạt 20,9% KH, tăng 8,2% (luân chuyển 199,4 triệu lượt HK.Km, đạt22,2% KH, tăng 9,5% so cùng kỳ)

Du lịch: Hoạt động du lịch có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng đượcnhu cầu giải trí của du khách, ước quý I/2013 các doanh nghiệp du lịch đón vàphục vụ 268.000 lượt khách lưu trú, đạt 21,4% KH, giảm 4% so với cùng kỳ

(trong đó khách quốc tế ước 55.000 lượt khách, đạt 26% KH, tăng 7%)

Trang 37

Về hoạt động lữ hành quốc tế: đón 3.600 khách nước ngoài, đạt 24,8%

KH, tăng 4%; đưa 2.500 khách đi du lịch nước ngoài, đạt 21,7% KH, tăng 8%;

về hoạt động lữ hành nội địa đón phục vụ 15.500 khách, đạt 21,5% KH, giảm2% so với cùng kỳ Doanh thu toàn ngành ước đạt 217 tỷ đồng, đạt 22,4% KH,giảm 3% so với cùng kỳ

Thông tin và truyền thông: Cổng thông tin điện tử thành phố, Trung tâm

dữ liệu thành phố, hệ thống hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tinhoạt động tốt tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, vận hành kỹ thuậtcác cuộc họp trực tuyến Triển khai phần mềm một cửa điện tử và dịch vụcông trực tuyến mức độ 3 tại 15 sở ngành Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ lập quyhoạch dự án Khu Công nghệ thông tin tập trung

Hoạt động báo chí, xuất bản phát triển theo hướng tích cực, tuyên truyềntốt các sự kiện chính trị của cả nước và thành phố; phản ánh đầy đủ và kịp thờitình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và các chủ trương, chính sách

Đảng, Nhà nước, Thành ủy và Ủy ban nhâ n dân thành phố

Sản xuất nông nghiệp: Về sản xuất lúa, lúa Đông Xuân 2012 - 2013 đãthu hoạch 87.985 ha, năng suất lúa ước đạt 7,3 tấn/ha, tăng 0,35%; sản lượng

ước đạt 643.770 tấn, vượt 0,4% kế hoạch, tăng 3.792 tấn so vụ Đông Xuân

2011 - 2012 Diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 7.887 ha, giảm 6,6%

so cùng kỳ (giảm chủ yếu trên diện tích cây khoai lang, cây mè do giá giảmmạnh), đã thu hoạch khoảng 2.320 ha cây hàng năm Về chăn nuôi, từ đầu

năm đến nay, trên địa bàn thành phố không phát sinh dịch cúm gia cầm, bệnh

lở mồm long móng gia súc và bệnh tai xanh ở heo; tuy nhiên, thành phố đangchỉ đạo tăng cường công tác giám sát tình hình chăn nuôi, kiểm dịch vậnchuyển động vật và sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm;quản lý đàn vịt c hạy đồng và cơ sở ấp trứng gia cầm Về nuôi trồng thủy sản:Diện tích nuôi thủy sản được 1.744 ha, đạt 12,5% kế hoạch (trong đó diện tíchnuôi cá tra 667 ha); sản lượng thu hoạch ước đạt 27.663 tấn, đạt 14,2% kếhoạch, giảm 4,4% so với cùng kỳ (trong đó sả n lượng cá tra ước đạt 23.826tấn, giảm 1.458 tấn)

Tài chính - ngân hàng: Thu chi ngân sách tổng thu ngân sách trên địa bàn

tính đến ngày 31/3/2013 là 2.368/8.521 tỷ đồng, đạt 27,79% dự toán HĐND

thành phố giao; trong đó, thu nội địa là 1.428 tỷ đồng, đạt 24,25% dự toán TW

và đạt 24,05% dự toán HĐND thành phố giao) Tổng chi ngân sách địaphương 1.675 tỷ đồng, đạt 28,35% dự toán TW giao và đạt 22,73% dự toánHĐND thành phố giao

Trang 38

Hoạt động ngân hàng: Các tổ chức tín dụng tăng cường các giải pháp mởrộng tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị

trường, đặc biệt cho vay các chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp,

nông thôn Tổng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn

ước đến cuối tháng 3/2013 đạt 33.600 tỷ đồng, tăng 3,1% so với đầu tháng,

giảm 1,7% so với cuối năm 2012; nguồn vốn huy động đáp ứng 79,1% tổng

dư nợ cho vay trên địa bàn

Xây dựng, đất đai và tài nguyên môi trường: Hoàn chỉnh Đồ án Điềuchỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ đế n năm 2030 và tầmnhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Công tác cấp phépxây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch được chính quyền các cấp quan

tâm đẩy mạnh, tuyên truyền sâu rộng; tăng cường trách nhiệm trong công tác

kiểm tra chất lư ợng công trình, góp phần ổn định trật tự kỷ cương đô thị; đảmbảo an toàn trong xây dựn g Tập trung chỉ đạo thực hiện chỉ thị số 1474/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hoàn thành cấp giấy chứng nhận lần đầu chocác tổ chức - hộ gia đình, cá nhân trong năm 2013 Đẩy nhanh tiến độ thựchiện các dự án: Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữliệu đất đai thành phố, quy hoạch tài nguyên khoáng sản, quy hoạch tài nguyên

nước mặt, Quy hoạch tài nguyên nước dưới đất… Thực hiện Đề án khai thác

và phát triển quỹ đất của thành phố nhằm khai thác quỹ đất hợp lý, tạo nguồn

thu cho ngân sách nhà nước Tăng cường kiểm tra tình hình bảo vệ môi trường

của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, các bệnh viện, cơ sở y tế trên

địa bàn Rà soát tình hình cấp phép khai thác khoáng sản cho các tổ chức

nhằm đánh giá trữ lượng đã cấp phép, đã khai thác Triển khai khảo sát chất

lượng nước dưới đất phục vụ cho khai thác, sử dụng đúng mục đích, an toàn

và hiệu quả; trong quý I/2013, đã kiểm tra, thẩm định 25 hồ sơ đề nghị cấpgiấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất; 03 hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép

khai thác nước dưới đất

3.1.2.2 Văn hoá - xã hội

Giáo dục và Đào tạo: Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng xãhội học tập giai đoạn 2012 - 2020”; phối hợp tổ chức ngày hội tư vấn tuyểnsinh - hướng nghiệp năm 2013 Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện; kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2013

đạt 17 giải (bao gồm: 01 giải II, 05 giải III và 11 giải khuyến khích) K iểm tra

việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non và Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5tuổi; chỉ đạo tiếp tục kiểm tra và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia

Trang 39

Lao động - Thương binh và Xã hội: Trong quý I/2013, đã giải quyết việclàm cho 6.138 lao động, đạt 12,3% KH; chương trình cho vay giải quyết việclàm đã giải ngân 226 dự án với số vốn 4.447 triệu đồng, tạo việc làm cho1.112 lao động; đào tạo nghề cho 10.238 lao động trình độ sơ cấp và chứngchỉ nghề, đạt 27,7% KH Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nôngthôn năm 2013; kế hoạch dạy nghề và giải quyết việc làm cho đối tượng con

liệt sĩ, thương binh, bệnh binh nặng và cho lao động bị thu hồi đất nôngnghiệp

Việc trợ cấp quà cho đối tượng nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm

2013 thực hiện đầy đủ, kịp thời Việc cấp giấy chứng nhận hộ nghèo và cậnnghèo theo kế hoạch đề ra, 100% người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế

Tổ chức các hoạt động chăm lo cho trẻ em vui đón Tết, đặc biệt là trẻ em

có hoàn cảnh khó khăn, qua đó nhằm tuyên truyền, giúp c ác em hiểu sâu hơn ýnghĩa ngày Tết cổ truyền của dân tộc Xây dựng Chương trình công tác Bảo vệ

chăm sóc trẻ em năm 2013

Y tế: Triển khai kế hoạch phòng chống dịch chủ động năm 2013 nên tìnhhình dịch bệnh ổn định, không xảy ra vụ dịch nguy hiểm, một số bệnh truyềnnhiễm có tỷ lệ mắc giảm so với cùng kỳ

Chất lượng khám, chữa bệnh từng bước được nâng cao, cơ sở vật chất,trang thiết bị y tế được tăng cường đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sócsức khỏe nhân dân; tổng số lượt người khám chữa bệnh thực hi ện 966.233 lượt

người, đạt 21,1% KH, số bệnh nhân điều trị nội trú 29.750 bệnh nhân, đạt

18,8% KH, công suất sử dụng giường đạt 82,7% (tuyến thành phố 82,8% vàtuyến quận, huyện 82,5%) Song song với hệ thống y tế công lập, hệ thống y tếngoài công lập phát triển nhanh đã góp phần mở rộng loại hình phục vụ trong

khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người dân thành phố và khu vực

Văn hóa, Thể dục thể thao: Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ,

thể dục - thể thao, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong nhân dân như:

Chương trình chào năm mới 2013 Tết Dương lịch; mừng Xuân Quý Tỵ

-mừng Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh 2013 - Tết Nguyên Đán; kỷ niệm

83 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; thực hiện cầu truyền hình kỷ

niệm 45 năm Tổng tiến công và nổ i dậy Xuân Mậu Thân; Lễ khánh thành Khu

tưởng niệm và kỷ niệm 141 năm ngày mất danh nhân văn hóa Bùi Hữu

Nghĩa,…

Công tác bảo tồn và phát huy di tích được quan tâm chú trọng, hoạt độngtrùng tu, tôn tạo di tích được nâng lên về số lượng và chất lượng Tăng cường

Trang 40

công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, kiểm tra các hoạt

động quảng cáo, đảm bảo vẽ mỹ quan đô thị

Trong quý I/2013, cử 28 vận động viên (11 nữ) của các đội tuyển tham

dự 04 giải thể thao (01 giải quốc tế, 02 giải mở rộng và 01 giả i Đại hội đồngbằng sông Cửu Long), kết quả đạt 17 huy chương các loại (08 HCV - 04 HCB

- 05 HCĐ), đạt 5,7% kế hoạch; chuẩn bị tham dự Đại hội thể dục thể thao toànquốc lần thứ VII năm 2014 tại Nam Định

Tóm lại, với những điều kiện về tự nhiên như thổ nh ưỡng, sông ngòi, khíhậu,… đã tạo thuận lợi cho TPCT trong việc phát triển kinh tế, trong đó cónông nghiệp làm chủ lực Bên cạnh nông nghiệp thì một số ngành khác như dulịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến,…cũng đang trên đà tăng trưởng tốt gópphần làm cho kinh tế TPCT ngày càng phát triển, trở thành vùng kinh tế trọng

điểm thứ tư của cả nước Có thể nói, TPCT hiện nay đã hội tụ đủ điều kiện để

trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có khả năng hợptác, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế (theo ông Trần ThanhMẫn, Bí thư thành ủy TPCT)

3.2 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG NƯỚC GIẢI KHÁT

Trong những năm qua, Việt Nam đã trải qua một thời kỳ kinh tế vô cùng

khó khăn, kể cả khi kinh tế khủng hoảng nhưng thị trường thực phẩm, đồ uống

không ngừng tăng trưởng Riêng thị trường đồ uống có sức tăng trưởng trungbình ngành từ 20-40%, mức tăng được đánh giá là “tạm thời có sự chùngxuống” so với trước đây, song vẫn có những doanh nghiệp cá biệt đạt mức

tăng trưởng tới 80% (theo VietNamnet, 2013) Sỡ dĩ thị trường Việt Nam trở

thành trở thành trọng điểm của các tập đoàn tiêu dùng đồ uống thực phẩm đaquốc gia bởi Việt Nam có nền kinh tế - chính trị ổn định, có dân số trong độtuổi lao động, sức mua và lượng tiêu thụ của người dân ngày càng đư ợc cảithiện và tăng lên Thị trường đồ uống đang ngày trở nên sôi động và sự gianhập ngày càng nhiều của các tập đoàn đồ uống nước ngoài

3.2.1 Nước giải khát có cồn

Ngành đồ uống có cồn của Việt Nam tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu

tư nước ngoài, trong đó có công ty Sapporo của Nhật Bản Doanh số mặt hàng

bia hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số bán hàng các loại đồ uống cócồn, vẫn tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu của mình về mặt doanh thu Bên cạnhnhững doanh nghiệp sản xuất bia, rượu của Việt Nam như Sabeco,Habeco, còn có những cái tên đáng chú ý như Heineken, Tiger, làm sản

lượng bia dự báo sẽ tăng tốc độ nhanh nhất trong giai đoạn 2009 - 2014, với

mức dự báo là 32,8% Theo dự báo của BMI doanh số đối với mặt hàng rượu

Ngày đăng: 18/09/2015, 22:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Tr ọng &amp; Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích d ữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hà Nội, Nhà xu ất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiêncứu với SPSS
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
2. Kotler P. and Amstrong G. 2004, Những nguyên lý tiếp thị . TPHCM, NXB Th ống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nguyên lý tiếp thị
Nhà XB: NXBThống kê
4. Lưu Bá Đạt, 2011. Phân tích hành vi tiêu dùng đồ hộp có xuất xứ Trung Quốc của người dân TPCT. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hành vi tiêu dùng đồ hộp có xuất xứ TrungQuốc của người dân TPCT
5. Lý Võ Đăng Khoa, 2011. Các y ếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng tại các cửa hàng ti ện ích . Báo cáo marketing. Đại học Hoa Sen Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng củakhách hàng tại các cửa hàng tiện ích
6. Nguyễn Phú Tâm, 2010. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến h ành vi tiêu dùng máy tính xách tay tại TPCT. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêudùng máy tính xách tay tại TPCT
7. Nguyễn Quốc Nghi, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân với các bệnh viện công trên địa bàn TPCT , Tạp chí phát triển kinh tế, số 208 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng củabệnh nhân với các bệnh viện công trên địa bàn TPCT
8. Nguyễn Thị Thuỳ Dung và Lưu Tiến Thuận , 2012. Phân tích hành vi tiêu dùng dầu ăn của người dân đồng bằng sông Cửu Long, Kỷ yếu khoa học Đại học Cần Thơ, trang 91-98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hành vi tiêudùng dầu ăn của người dân đồng bằng sông Cửu Long
9. Nguyễn Văn Thuận và Võ Thành Danh, 2011. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến h ành vi tiêu dùng rau an toàn ở TPCT , Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 17 b, trang 113-119 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các yếu tố ảnhhưởng đến hành vi tiêu dùng rau an toàn ở TPCT
11. Ths. Nguyễn Quang Viết v à Ths. Nguy ễn Quốc Nghi, 2011. Giáo trình Hành vi khách hàng. Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi khách hàng
12. Ths. Ph ạm L ê Hồng Nhung, 2008. Hướng dẫn thực h ành S PSS cơ bản.Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hành SPSS cơ bản
13. Tr ần Hoàng Vĩnh, 2009. Hành vi tiêu dùng s ữa tắm Dove của người dân TPCT. Lu ận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi tiêu dùng sữa tắm Dove của người dânTPCT
14. Tr ần Thị Thanh Tâm, 2010. Phân tích hành vi người tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt của người dân Đồng b ằng Sông Cửu Long. Luận văn Th ạc sĩ. Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hành vi người tiêu dùng hàng maymặc thương hiệu Việt của người dân Đồng b ằng Sông Cửu Long
15. Võ Trịnh Phương Khanh, 2012. Hành vi tiêu dùng xanh đối với sản phẩm kim khí điện máy tại TP.HCM. Đại học Hoa Sen.Danh m ục t ài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi tiêu dùng xanh đối với sản phẩmkim khí điện máy tại TP.HCM
1. Ajzen, I. 1991, The Theory of Planned Behaviour, Organization Behaviour and Human Decision Processes, No.50, pp. 179-211 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Theory of Planned Behaviour
2. Fishbein, M. &amp; Ajzen, I. 1975, Belief, Attitude, Intention, and Behavior: An Introduction to Theory and Research, Addison-Wesley, Reading, MA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Belief, Attitude, Intention, and Behavior: AnIntroduction to Theory and Research
3. Gerbing, D. W., &amp; Anderson, J. C. 1987. Improper solutions in the analysis of covariance structures: Their interpretability and a com- parison of alternate respecifications. Psychometrika Sách, tạp chí
Tiêu đề: Improper solutions in theanalysis of covariance structures: Their interpretability and a com- parison ofalternate respecifications
4. Hair, Black, Babin Anderson, Tatham 2009. Multivariate Data Analysis,7 t h , Prentical-Hall International, Inc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Multivariate DataAnalysis
5. J. Paul Peter and Jerry C.Olson 2002, Consumer Behaviour and Marketing Strategy 6 th Edition, Irwin McGraw Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: Consumer Behaviour and MarketingStrategy 6"th"Edition
7. Rechard Castaldi, Susan Cholette 2006. Determinants of wine consumption of US consumers an econometric analysis. San Fracisco University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of wine consumptionof US consumers an econometric analysis
6. Nunnally &amp; Burnstein 1994. Pschychometric Theory, 3rd edition. NewYork, McGraw Hill Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w