Tóm tắt chương

Một phần của tài liệu phân tích hành vi tiêu dùng nước giải khát không có gas của người dân tpct (Trang 61)

Hành vi tiêu dùng NGK không có gas của người dân TPCT được trình bày trong chương 4, các đặc điểm về nhân khẩu học, hành vi, thói quen mua nước giải khát; mức độ quan trọng của các tiêu chí khi lựa chọnNGK không có gas; các kênh thông tin tìm hiểu thông tin về NGK không có gas; các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng NGK không có gas. Kiểm định Anova và T-testđược dùng để xem xét xem có sự khác biệt hay không giữa các nhóm người có thu nhập, trìnhđộ học vấn, độ tuổi và giới tính khác nhau tới quyết định tiêu dùng NGK không có gas. Kết quả như sau:

- Qua việc phân tích các đặc điểm nhân khẩu học cho thấy đa phần các đáp viên có độ tuổi từ 18-30 tuổi, trìnhđộ cao đẳng, đại học, nghề nghiệp chủ yếu là công nhân viên chức với mức thu nhập từ 3-5 triệu chiếm tỷ lệ cao. Đa số các đáp viên mua NGK không có gas khoảng 1-2 lần/tuần ở các cửa hàng tạp hóa.

- Trong các tiêu chí được đưa ra trong quá trình lựa chọn NGK không có gas, người tiêu dùngđánh giá cao các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả, thương hiệu, biết rõ xuất xứ, nguồn gốc sản phẩm. Trong đó, các yếu tố về xu

hướng hay các chương trình khuyến mãi,…được xem là bình thường. Thêm vào đó, có hay không sự giới thiệu của người bán về nước giải NGK không có gas đều không quan trọng.

- Có nhiều kênh thông tin để người tiêu dùng tìm hiểu thông tin như truyền hình, truyền thanh, bạn bè, đồng nghiệp,…nhưng qua khảo sát thì truyền hình, truyền thanh là kênh thông tinđược lựa chọn nhiều nhất và quan trọng nhất. - Kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu, phân tích các yếu tố về văn hóa, xã hội, cá nhân,...với quyết định mua NGK không có gas của người dân TPCT. Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thấycác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng NGK không có gas của người dân TPCT được xác định gồm 20 yếu tố (sau khi đã loại 6 yếu tố không phù hợp thông qua kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha). 20 yếu tố này tiếp tục được sử dụng để phân tích nhân tố, được chia thành 5 nhóm gồm các nhóm nhân tố về sản phẩm, văn hóa, cá nhân, tâm lý và thuận tiện và cuối cùng là xã hội. Sau quá trình phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để xác định mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố với quyết định tiêu dùng NGK không có gas, kết quả cho thấy 5 nhómnhân tố trên đều có tác động đến quyết định tiêu dùng và tác động cùng chiều, trong đó nhóm nhân tố tâm lý và thuận tiện có tác động nhiều nhất.

- Kết quả kiểm định Anova và T-test cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm người có thu nhập, trình độ học vấn, độ tuổi và giới tính khác nhau tới quyết định tiêu dùng NGK không có gas.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NGK

KHÔNG CÓ GAS

Qua kết quả nghiên cứu ở chương 4, có 5 nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng nước giải khát không có gas của người dân TPCT. Trong đó, nhóm nhân tố về tâm lý và thuận tiện có tác động mạnh nhất gồm các đặc điểm về sở thích, lối sống, dễ dàng tìm mua sản phẩm,…; thứ hai là nhân tố sản phẩm như giá cả, bao bì, thương hiệu; các nhân tố còn lại cũng có tác động đến quyết định mua nhưng với mức độ thấp do hệ số beta nhỏ. Do đó, để đưa ra những giải pháp thiết thực và tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng nước giải khát không có gas của người dân TPCT thì cần phải chú ý nhiều đến yếu tố tâm lý và thuận tiện. Bên cạnh đó, kết quả phân tích thực trạng như các yếu tố về nơi mua, hành vi thói quen mua, các tiêu chí khi lựa chọn NGK không có gas hay các kênh thông tin thường được sử dụng trong quá trình tìm kiếm thông tin,…cũng là một trong những cơ sở để đưa ra giải pháp.

Một số giải pháp được đề ra nhằm tác động tích cực đến quyết định tiêu dùng NGK không có gas của khách hàng và giúp ích cho các doanh nghiệp sản xuất NGK không có gas. Gồm:

- Giải pháp về sản phẩm;

- Giải pháp về phân ph ối sản phẩm; - Giải pháp về xúc tiến bán hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hành vi tiêu dùng nước giải khát không có gas của người dân tpct (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)