Xác định các nhân tố

Một phần của tài liệu phân tích hành vi tiêu dùng nước giải khát không có gas của người dân tpct (Trang 54)

Bảng 4.6 Kết quả phân tích EFA

Ma trận nhân tố sau khi xoay

1 2 3 4 5 VH1 0,095 0,752 0,095 0,078 0,164 VH2 0,069 0,837 0,008 -0,027 0,162 VH3 0,031 0,746 0,020 -0,006 0,011 VH4 0,129 0,719 -0,011 0,139 0,047 XH1 0,061 0,487 0,147 0,067 0,688 XH2 0,085 0,467 0,130 0,003 0,657 TL1 0,058 0,081 0,115 0,779 0,024 CN1 0,194 0,072 0,673 0,258 -0,072 CN2 0,166 0,043 0,824 -0,118 0,032 CN3 0,043 0,063 0,799 0,094 0,228 CN4 0,075 0,123 0,496 0,511 -0,143 CN5 0,046 -0,092 0,614 0,432 0,140 CN6 0,032 -0,006 0,428 0,514 0,327 SP1 0,644 0,056 0,195 0,355 0,290 SP2 0,699 -0,038 0,118 0,279 0,246 SP3 0,723 -0,002 0,039 0,241 0,196 SP5 0,761 0,130 0,104 0,020 -0,205 SP6 0,805 0,209 0,071 -0,083 -0,073 SP7 0,810 0,113 0,100 -0,202 -0,098 TT1 0,271 0,361 0,016 0,441 -0,368 KMO 0,819 Eigenvalue 1,062 Phương sai rút trích 63,760 %

Vì sau quá trình kiểm định Cronbach’s alpha ta còn lại 20 biến (Xem phụ lục 2), nên 20 biến này được sử dụng trong phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố cho kết quả với các kiểm định được đảm bảo:

+ Độ tin cậy của các biến quan sát lớn hơn 0,4 (ở đây tác giả chọn factor loading > 0,4 được xem là quan trọng theo Hair & ctg, 1998);

+ Kiểm định tính thích hợp của mô hình hệ số 0,5 < KMO = 0,819 < 1; + Kiểm định Bartlett về tương quan của các biến quan sát sig. < 0,05;

+ Kiểm định phương sai cộng dồn = 63,760% tức giải thích được 63,760% tính thích hợp của mô hình, có Eigenvalue của năm nhân tố đều lớn hơn 1. Qua bảng phân tích nhân tố ta thấy các biến được phân bố thành 5 nhân tố. Các nhân tố mới được đặt tên phù hợp với nội dung của các biến quan sát thuộc nhân tố đó. Cụ thể:

- Nhân tố F1gồm 6 biến quan sát là (SP1) Tôi chỉ sử dụng NGK không có gas có giá cả hợp lý; (SP2) Tôi cho rằng giá cả có ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng NGK không có gas; (SP3) Tôi chỉ sử dụngNGK không có gas có thương hiệu nổi tiếng, uy tín; (SP5) Tôi chỉ sử dụng NGK không có gas có bao bìđẹp, thời trang, nhỏ gọn, cầm vừa tay; (SP6) Tôi chỉ sử dụng NGK không có gas có CTKM và dịch vụ hỗ tốt; (SP7) Tôi chỉ sử dụng NGK không có gas có quà tặng kèm theo. Nhóm nhân tố F1 có chung đặc điểm là bao gồm những yếu tố liên quan đến sản phẩm như giá cả, thương hiệu,…nên ta đặt tên nhóm này là “Sản phẩm”.

F1= 0,180*SP1 + 0,215*SP2 + 0,227*SP3 + 0,229*SP5 + 0,250*SP6 + 0,264*SP7.

- Nhân tố F2 gồm 4 biến có tương quan với nhau gồm (VH1) Trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NGK không có gas; (VH2) Các dân tộc khác nhau cóảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NGK không có gas; (VH3) Tầng lớp xã hội khác nhau có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NGk không có gas; (VH4) Truyền thống văn hóa có ảnh hưởng quyết định lựa chọn NGk không có gas, bao gồm các yếu tố liên quan đến văn hóa như truyền thống văn hóa, dân tộc,…nên ta đặt tên nhóm là “Văn hóa”.

F2 = 0,259*VH1 + 0,297*VH2 + 0,290*VH3 + 0,261*VH4.

- Nhân tố F3 gồm 4 biến: (CN1) Tuổi tác ảnh hưởng đến cách lựa chọn NGK không có gas; (CN2) Nghề nghiệp có ảnh hưởng đến cách lựa chọn NGK không có gas; (CN3) Hoàn cảnh kinh tế có ảnh hưởng đến cách lựa chọn NGK

không có gas; (CN5) Mục đích sử dụng có ảnh hưởng đến cách lựa chọnNGK không có gas; ta đặt nhóm này là “Cá nhân”.

F3= 0,281*CN1 + 0,439*CN2 + 0,357*CN3 + 0,187*CN5.

- Nhân tố F4 gồm 4 biến: (TL1) Thấy xứng đáng với số tiền bỏ ra; (CN4) Lối sống có ảnh hưởng đến cách lựa chọn NGK không có gas; (CN6) Sở thích có ảnh hưởng đến cách lựa chọn NGK không có gas; (TT1) Tôi chỉ mua loại NGK không có gas dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng; bao gồm các yếu tố liên quan đến tâm lý nên ta đặt tên nhóm này là“Tâm lý và thuận tiện”.

F4= 0,498*TL1 + 0,223*CN4 + 0,238*CN6 + 0,277*TT1.

- Nhân tố F5 gồm 2 biến (XH1) Ý kiến của gia đình có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn, (XH2) Bạn bè có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NGK không có gas, ta đặt tên nhóm là “Xã hội ”.

F5 = 0,434*XH1 + 0,418*XH2 (Xem phụ lục 2).

Một phần của tài liệu phân tích hành vi tiêu dùng nước giải khát không có gas của người dân tpct (Trang 54)