Do hiện nay có quá nhiều loại nước giải khát, lẫn lộn cả hàng thật và hàng nhái, các thành phần hóa chất độc hại, nên người tiêu dùng còn rất e dè trong việc sử dụng các loại nước giải khát không có gas. Vì vậy, các doanh nghiệp nên chú ý xây dựng cho mình một chương trình truyền thông tác động tốt đến tâm lý của người tiêu dùng, loại bỏ những lo lắng về chất lượng , để người tiêu dùng thật sự tin tưởng và yên tâm khi sử dụng. Có rất nhiều công cụ sử dụng hiệu quả trong quá trình xúc tiến bán hàng, trong đó quảng cáo được coi là công cụ hàng đầu, đem lại kết quả khả quan nhất. Do đó, các doanh nghiệp nên có kế hoạch quảng cáo có hiệu quả, quảng cáo phải cung cấp thông tin về sản phẩm một cách rộng rãi, cung cấp nhiều thông tin về doanh nghiệp, chất lượng, giá bán, nội dung xúc tích,…thể hiện bằng nhiều hình thức như hìnhảnh, âm thanh, các thông điệp vui tươi, ý nghĩa, tổ chức gameshow hay tài trợ chương trình trực tiếp, các mẫu quảng cáo dí dỏm, phù hợp với bản sắc văn hóa cũng như truyền thống người Việt sẽ dễ được chấp nhận và tạ o được ấn tượng tốt trong lòng người tiêu dùng, giúp họ dễ dàng liên tưởng đến thương hiệu của công ty. Ngoài ra, việc lựa chọn phương tiện quảng cáo cũng rất quan trọng. Các doanh nghiệp nên xem xét giữa hiệu quả, quy mô để chọn phương tiện quảng cáo phù hợp. Việc đăng tải những đoạn phóng sự tự giới thiệu về công ty, về quy trình sản xuất hay những mẫu quảng cáo trên truyền
hình, truyền thanh là lựa chọn tốt nhất, bởi đây là phương tiện truyền thông phổ biến với mọi người, ngoài ra còn có thể đăng tin quảng cáo trên báo chí, internet,…
Bên cạnh các chương trình quảng cáo thì khuyến mãiđược xem là công cụ hữu ích trong việc thu hút thêm khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng cũ. Các doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình các chương trình khuyến mãi như giảm giá, hay tặng phẩm, các chương trình quay số trúng thưởng, có dịch vụ hỗ trợ tốt giải đáp các thắc mắc của người tiêu dùng, có thể tổ chức những chương trình, hội thảo về sức khỏe nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp và sự tin tưởng của người tiêu d ùng vào doanh nghiệp. Ngoài ra, để có mối quan hệ tốt với công chúng, các doanh nghiệp có thể đóng góp tiền bạc, thời gian cho những sự nghiệp chính đáng cho cộng đồng như làm từ thiện; các hoạt động vì trách nhiệm xã hội như sản xuất không gây ô nhiễm, bảo đảm vệ sinh an toàn cho người sử dụng;…
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Mục tiêu của đề tài là phân tích các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng nước giải khát không có gas của người dân TPCT, những tiêu chí trong quá trình lựa chọn nước giải khát để từ đó đưa ra giải pháp cho các doanh nghiệp sản xuất và phân phối sản phẩm này. Thông qua kết quả nghiên cứu, nhãn hiệu NGK không có gas được các đáp viên lựa chọn nhiều nhất là Tân Hiệp Phát, còn có các sản phẩm của Pepsi,…Khách hàng thường mua các loại NGK không có gas ở các cửa hàng tạp hóa, mua từ 1-2 lần trên tuần. Bên cạnh đó, lấy ý kiến người tiêu dùng dựa trên các câu hỏi Liker 5 mức độ và tiến hành phân tích nhân tố, ta thấy rằng có 5 nhân tố tác động đến quyết định tiêu dùng NGK không có gas của người dân TPCT là sản phẩm, văn hóa, cá nhân, tâm lý và thuận tiện, và cuối cùng là xã hội. Cả 5 nhân tố đều có tác động cùng chiều với quyết định tiêu dùng.
Theo đánh giá của người tiêu dùng, tiêu chí vệ sinh an toàn thực ph ẩm được cho là quan trọng. Đây là tiêu chí mà người tiêu dùng quan tâm nhất hiện nay khi trên thị trường xuất hiện hàng loạt những loại thực phẩm đóng h ộp nói chung và nước giải khát không có gas nói riêng như sử dụng chất phụ gia, chất bảo quản, màu hóa học,…gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Ngoài ra, các tiêu chí thuộc về sản phẩm như giá cả, thương hiệu NGK không có gas cũng được coi trọng. Có nhiều kênh thông tin được đưa ra cho các đáp viên lựa chọn, trong đó kênh truyền hình, truyền thanh là kênh đư ợc người tiêu dùng lấy thông tin vềNGK không có gas nhiều nhất bởi tính phổ biến, tiện lợi của nó.
Cuối cùng, không có sự khác biệt nào về quyết định tiêu dùng NGK không có gas giữa nhóm người có thu nhập, trình độ, độ tuổi và giới tính khác nhau.
Tóm lại, để khách hàng có thể sử dụng nhiều hơn nước giải khát không có gas thì bên cạnh việc thực hiện chiến lược về sản phẩm như giá cả hợp lý, linh động thì việc đảm bảo chất lượng, các chương trình quảng cáo, khuyến mãi cũng góp phần quan trọng trong việc mởrộng thị phần, kích thích tiêu thụ.
6.2 KIẾN NGHỊ
- Chính quyền địa phương có một số chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất, các nhà phân phối nước giải khát để họ có điều kiện kinh doanh, mở rộng kênh phân phối đ ể người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm.
- Tăng cường sự lãnhđạo của Đảng về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chú trọng đến việc quán triệt sâu sắc, nâng cao nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của vấn đề an toàn thực phẩm.
- Tiếp tục đưa ra những chính sách ưu đãi với việc đầu tư phát triển ngành chế biến nước giải khát nói chung và không có gas nói riêng:
+ Vay vốn ưu đãi thuộc chương trình kích cầu thông qua đầu tư;
+ Ưu đãi đầu tư với các chính sách hỗ trợ như miễn giảm tiền thuê đất dự á n, ưu đãi về thời gian và thuế thu nhập doanh nghiệp, vay vốn ưu đãi,…
6.2.2 Sở y tế và chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm
- Sở y tế và chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên phối hợp để kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất nước giải khát để đảm bảo thực hiện đúng quy trình sản xuất.
- Có biện pháp xử lý nghiêm đối với người sản xuất và cung cấp nước giải khát không an toàn cho người tiêu dùng như tước giấy chứng nhận không được cung cấp sản phẩm ra thị trường cho đến khi khắc phục được những sai sót của quy trình sản xuất và kiểm tra thấy sản phẩm đãđạt tiêu chuẩn.
- Xây dựng tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm để kiểm tra chất lượng, xuất xứ sản phẩm,… nhằm đảm bảo an toàn, quyền lợi người tiêu dùng. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng có ý thức về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
6.2.3Đối với doanh nghiệp
- Đảm bảo sản xuất nước giải khát đạt chất lượng, không sử dụng chất hoá học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như đã cam kết để đảm bảo sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
- Tăng cường quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông và đa dạng hóa các hình thức quảng bá để người tiêu dùng dễ dàng nắm bắt thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp.
- Đăng ký bảo hộ, đăng ký thương hiệu cho sản phẩm, cho nhà phân phối và tăng cường quảng bá thương hiệu để tạo uy tín và tâm lý yên tâm cho người tiêu dùng.
- Doanh nghiệp nên áp dụng quy trình kỹ thuật và công nghệ hiện đại để sản phẩm đạt chất lượng đồng bộ, có nhãn mác, mẫu mãđẹp, giá cả hợp lý.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thái độ hòa nhã, ân cần và bán hàng nhanh chóng hạn chế sự đợi chờ của khách hàng.
6.2.4Đối với người tiêu dùng
Trước tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm không ổn định, bên cạnh lương tâm, trách nhiệm của nhà sản xuất với cộng đồng thì người tiêu dùng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể nhận biết được hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, …Tuy đa phần người tiêu dùng biết cảnh giác và chọn những nhãn hiệu uy tín, chất lượng, nhưng họ cần thông thái hơn trong việc nhận biếtnhãn hiệu giả hay không rõ nguồn gốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hà Nội, Nhà xuất bản thống kê.
2. Kotler P. and Amstrong G. 2004, Những nguyên lý tiếp thị. TPHCM, NXB Thống kê.
3. Kotler P. 2007, Quản trị Marketing. NXB Thống kê.
4. Lưu Bá Đạt, 2011. Phân tích hành vi tiêu dùng đồ hộp có xuất xứ Trung
Quốc của người dân TPCT. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.
5. Lý VõĐăng Khoa, 2011. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của
khách hàng tại các cửa hàng tiện ích. Báo cáo marketing. Đại học Hoa Sen. 6. Nguyễn Phú Tâm, 2010. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng máy tính xách tay tại TPCT. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.
7. Nguyễn Quốc Nghi, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
bệnh nhân với các bệnh viện công trên địa bàn TPCT , Tạp chí phát triển kinh tế, số 208.
8. Nguyễn Thị Thuỳ Dung và Lưu Tiến Thuận, 2012. Phân tích hành vi tiêu
dùng dầu ăn của người dân đồng bằng sông Cửu Long, Kỷ yếu khoa học Đại học Cần Thơ, trang 91-98.
9. Nguyễn Văn Thuận và Võ Thành Danh, 2011. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng rau an toàn ở TPCT, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 17b, trang 113-119.
10. Niên giám thống kê Thành phố Cần Thơ 2011.
11. Ths. Nguyễn Quang Viết và Ths. Nguyễn Quốc Nghi, 2011. Giáo trình
Hành vi khách hàng. Đại học Cần Thơ.
12. Ths. Phạm Lê Hồng Nhung, 2008. Hướng dẫn thực hành SPSS cơ bản.
Đại học Cần Thơ.
13. Trần Hoàng Vĩnh, 2009. Hành vi tiêu dùng sữa tắm Dove của người dân
TPCT. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.
14. Trần Thị Thanh Tâm, 2010. Phân tích hành vi người tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt của người dân Đồng b ằng Sông Cửu Long. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.
15. Võ Trịnh Phương Khanh, 2012. Hành vi tiêu dùng xanh đối với sản phẩm kim khí điện máy tại TP.HCM.Đại học Hoa Sen.
Danh mục tài liệu tiếng Anh:
1. Ajzen, I. 1991, The Theory of Planned Behaviour, Organization Behaviour
and Human Decision Processes, No.50, pp. 179-211.
2. Fishbein, M. & Ajzen, I. 1975, Belief, Attitude, Intention, and Behavior: An
Introduction to Theory and Research, Addison-Wesley, Reading, MA.
3. Gerbing, D. W., & Anderson, J. C. 1987. Improper solutions in the
analysis of covariance structures: Their interpretability and a com- parison of alternate respecifications. Psychometrika.
4. Hair, Black, Babin Anderson, Tatham 2009. Multivariate Data Analysis,7t h ,Prentical-Hall International, Inc.
5. J. Paul Peter and Jerry C.Olson 2002, Consumer Behaviour and Marketing
Strategy 6thEdition, Irwin McGraw Hill.
6. Nunnally & Burnstein 1994. Pschychometric Theory, 3rd edition. NewYork, McGraw Hill.
7. Rechard Castaldi, Susan Cholette 2006. Determinants of wine consumption
of US consumers an econometric analysis. San Fracisco University.
Các trang web tham khảo:
http://www.tapchitaichinh.vn http://news.zing.vn http://vietbao.vn http://www.baomoi.com http://tvdt.khoahoctre.com.vn http://www.vba.com.vn http://m.vietnamnet.vn
PHỤ LỤC 1
Xin chào, tôi tên là Nguyễn Thị Thu Sương, hiện là sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD, trường Đại học Cần Thơ. Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng nước giải khát không có gas của người dân TPCT ”. Anh (chị) vui lòng dành cho tôi ít thời gian để trả lời một số câu hỏi có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Tất cả ý kiến của Anh (chị) đều có ý nghĩa đối với sự thành công của nghiên cứu. Mọi ý kiến của Anh (chị) sẽ được bảo mật, mong được sự cộng tác của Anh (chị). Xin chân thành cảm ơn!
A.PHẦN QUẢN LÝ
Ngày phỏng vấn: ………/……./2013
Tên người trả lời: ………tuổi: ……. Điện thoại:……… Giới tính: 1. Nam 2. Nữ
Nơi cư trú:………
B.PHẦN NỘI DUNG
Q.1 Hãy kể tên 3 loại nước giải khát không có gas mà anh (chị) thường sử dụng?
1. 2. 3.
Q.2. Anh (chị) mua nước giải khát không có gas bao nhiêu lần/tuần?
1. 1-2 lần 2. 3-4 lần
3. 5-6 lần 4. Trên 6 lần
Q.3. Anh (chị) thường mua nước giải khát không có gasở đâu?
1. Siêu thị 2. Cửa hàng tạp hóa
3. Chợ 4. Khác:…………..
Q.4. Anh (chị) hãy cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố sau đến quyết định lựa chọn nước giải khát không có gas của bản thân?
PHIẾU KHẢO SÁT
PHÂN TÍCH HÀNH VI TIÊU DÙNG NGK KHÔNG CÓ GAS CỦA NGƯỜI DÂN TPCT
1. Rất không quan trọng 2. Không quan trọng 3. Bình thường 4. Quan trọng
5.Rất quan trọng
Q.5. Anh (chị) thường tìm hiểu thông tin về các loại nước giải khát không có
gas từ những kênh thông tin nào? Trong đó, kênh nào quan trọng nhất của nó?
Kênh thông tin Lựa chọn Quan trọng nhất Báo chí, tạp chí
Bạn bè, đồng nghiệp Người thân trong gia đình Pano, áp phích truyền thông Truyền hình, truyền thanh Internet
Khác:……….
Q.6. Anh (chị) vui lòng cho biết mức độ đồng ýđối với cácphát biểudưới đây về tiêu chí lựa chọn nước giải khát không có gas:
1. Hoàn toàn phản đối 2.Phản đối 3.Trung hòa 4.Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý
TT Tiêu chí đánh giá
Mức độ đồng ý
1 2 3 4 5
I. Văn hóa
VH1 Trìnhđộ văn hoá có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọnNGK không có gas.
VH2 Các dân tộc khác nhau có ảnh hưởng đến quyết
Yếu tố Đánh giá Yếu tố Đánh giá
Thương hiệu (nổi tiếng, đáng tin cây, có chất lượng tốt)
Phù hợp xu hướng
Giá cả hợp lý Có nhiều CTKM
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Do người bán giớithiệu
Dễ tìm mua Mua theo sở thích
Tương xứng với bản thân Mua theo tuổi tác
định lựa chọn NGK không có gas.
VH3 Tầng lớp xã hội khác nhau có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọnNGK không có gas.
VH4 Truyền thống văn hoá có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NGK không có gas.
II. Xã hội
XH1 Ý kiến của gia đình cóảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NGK không có gas.
XH2 Bạn bè cóảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NGK không có gas.
XH3 Địa vị xã hội có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NGK không có gas.
III. Tâm lý
TL1 Thấy xứng đáng với số tiền bỏ ra.
TL2 Thích mua NGK không có gasở những nơi có CTKM.
TL3 Chỉ muaNGK không có gas khi có nhu cầu. IV. Cá nhân
CN1 Tuổi tácảnh hưởng đến cách lựa chọn NGK không có gas.
CN2 Nghề nghiệp có ảnh hưởng đến cách lựa chọn NGK không có gas.
CN3 Hoàn cảnh kinh tế có ảnh hưởng đến cách lựa chọn NGK không có gas.
CN4 Lối sống có ảnh hưởng đến cách lựa chọn NGK không có gas. CN5 Mục đích sử dụng có ảnh hưởng đến cách lựa chọn NGK không có gas. CN6 Sở thích có ảnh hưởng đến cách lựa chọnNGK không có gas. V. Sản phẩm
hợp lý.
SP2 Tôi cho rằng giá cả có ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng NGK không có gas.
SP3 Tôi chỉ sử dụngNGK không có gascó thương hiệu nổi tiếng, uy tín.
SP4 Tôi chỉ sử dụngNGK không có gas có thông tin rõ ràng: hạn sử dụng, thành phần, các chứng nhận VSATTP.
SP5 Tôi chỉ sử dụngNGK không có gas có bao bì đẹp, thời trang, nhỏ gọn, cầm vừa tay.
SP6 Tôi chỉ sử dụngNGK không có gas có CTKM và dịch vụ hỗ trợ tốt.
SP7 Tôi chỉ sử dụngNGK không có gas có quà tặng kèm theo.