Phân tích nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng nước giải khát

Một phần của tài liệu phân tích hành vi tiêu dùng nước giải khát không có gas của người dân tpct (Trang 52)

khát.

4.2.2.1 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha.

Để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan của các biến quan sát, đồng thời loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế biến rác ta tiến hành kiểm định độ tin cậy thang đo (kiểm định cronbach’s alpha) hành vi tiêu dùng NGK không có gas của người dân TPCT với 26 biến thuộc 6 nhân tố. Hệ số cronbach’s alpha đạt 0,850 nằm trong khoảng từ 0,8 đến 1 chứng tỏ thang đo lường này tốt (Trọng và Ngọc, 2008). Tuy nhiên, nếu xét hệ số tương quan biến - tổng thì có 6 biến bị loại khỏi mô hình vì có giá trị nhỏ hơn 0,3 (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995), 6 biến đó là (XH3) Địa vị xã hội có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NGK không có gas; (TL2) Thích mua NGK không có gas ở những nơi có chương trình khuyến mãi; (TL3) Chỉ mua NGK không có gas khi có nhu cầu;(SP4) Tôi chỉ sử dụngNGK không có gas có thông tin rõ ràng: hạn sử dụng, thành phần, chứng nhận,...;(TT2) Tôi chỉ mua loạiNGK không có gas được trung bày đẹp mắt, ngăn nắp; (TT3) Tôi hoàn toàn hài lòng với loại NGK không có gas đang sử dụng. Vì vậy, 20 biến đo lường còn lại được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo (Xem phụ lục 2).

Bảng4.5 Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s alpha sau khi loại biến

Nguồn: Số liệu xử lý SPSS từ điều tra thực tế 2013

Ký hiệu Tên biến Hệ số tương quan biến – tổng Cronbach’ s alpha nếu biến bị loại

VH1 Trình độ văn hoá có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NGK

không có gas. 0,457 0,843

VH2 Các dân tộc khác nhau có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn

NGK không có gas. 0,380 0,846

VH3 Tầng lớp xã hội khác nhau có ảnh hưởng đến quyết định lựa

chọn NGK không có gas. 0,314 0,848

VH4 Truyền thống văn hoá có ảnh hưởng đến quyết định lựa ch ọn

NGK không có gas. 0,394 0,845

XH1 Ý kiến của gia đình cóảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NGK

không có gas. 0,432 0,844

XH2 Bạn bè có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NGK không có

gas. 0,411 0,844

TL1 Thấy xứng đáng với số tiền bỏ ra 0,427 0,844

CN1 Tuổi tác ảnh hưởng đến cách lựa chọn NGK không có gas. 0,450 0,843 CN2 Nghề nghiệp có ảnh hưởng đến cách lựa chọn NGK không có

gas. 0,369 0,846

CN3 Hoàn cảnh kinh tế có ảnh hưởng đến cách lựa chọn NGK không

có gas. 0,457 0,843

CN4 Lối sống có ảnh hưở ng đến cách lựa chọnNGK không có gas. 0,452 0,843 CN5 Mục đích sử dụng có ảnh hưởng đến cách lựa chọn NGK không

có gas. 0,401 0,845

CN6 Sở thích có ảnh hưởng đến cách lựa chọn NGK không có gas. 0,450 0,843 SP1 Tôi chỉ sử dụng NGKkhông có gas có giá cảhợp lý. 0,611 0,837 SP2 Tôi cho rằng giá cả có ảnh hưởng đến quyết định tiêu d ùng

NGK không có gas. 0,515 0,841

SP3 Tôi chỉ sử dụngNGK không có gascó thương hiệu nổi tiếng, uy

tín. 0,489 0,842

SP5 Tôi chỉ sử dụng NGK không có gas có bao bì đẹp, thời trang,

nhỏ gọn, cầm vừa tay. 0,412 0,844

SP6 Tôi chỉ sử dụngNGK không có gas có CTKM và dịch vụ hỗ trợ

tốt. 0,425 0,844

SP7 Tôi chỉ sử dụngNGK không có gas có quà tặng kèm theo. 0,351 0,846 TT1 Tôi chỉ mua loạiNGK không có gas khi dễ dàng tìm thấy ở các

4.2.2.2 Xác định các nhân tố.

Bảng 4.6 Kết quả phân tích EFA

Ma trận nhân tố sau khi xoay

1 2 3 4 5 VH1 0,095 0,752 0,095 0,078 0,164 VH2 0,069 0,837 0,008 -0,027 0,162 VH3 0,031 0,746 0,020 -0,006 0,011 VH4 0,129 0,719 -0,011 0,139 0,047 XH1 0,061 0,487 0,147 0,067 0,688 XH2 0,085 0,467 0,130 0,003 0,657 TL1 0,058 0,081 0,115 0,779 0,024 CN1 0,194 0,072 0,673 0,258 -0,072 CN2 0,166 0,043 0,824 -0,118 0,032 CN3 0,043 0,063 0,799 0,094 0,228 CN4 0,075 0,123 0,496 0,511 -0,143 CN5 0,046 -0,092 0,614 0,432 0,140 CN6 0,032 -0,006 0,428 0,514 0,327 SP1 0,644 0,056 0,195 0,355 0,290 SP2 0,699 -0,038 0,118 0,279 0,246 SP3 0,723 -0,002 0,039 0,241 0,196 SP5 0,761 0,130 0,104 0,020 -0,205 SP6 0,805 0,209 0,071 -0,083 -0,073 SP7 0,810 0,113 0,100 -0,202 -0,098 TT1 0,271 0,361 0,016 0,441 -0,368 KMO 0,819 Eigenvalue 1,062 Phương sai rút trích 63,760 %

Vì sau quá trình kiểm định Cronbach’s alpha ta còn lại 20 biến (Xem phụ lục 2), nên 20 biến này được sử dụng trong phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố cho kết quả với các kiểm định được đảm bảo:

+ Độ tin cậy của các biến quan sát lớn hơn 0,4 (ở đây tác giả chọn factor loading > 0,4 được xem là quan trọng theo Hair & ctg, 1998);

+ Kiểm định tính thích hợp của mô hình hệ số 0,5 < KMO = 0,819 < 1; + Kiểm định Bartlett về tương quan của các biến quan sát sig. < 0,05;

+ Kiểm định phương sai cộng dồn = 63,760% tức giải thích được 63,760% tính thích hợp của mô hình, có Eigenvalue của năm nhân tố đều lớn hơn 1. Qua bảng phân tích nhân tố ta thấy các biến được phân bố thành 5 nhân tố. Các nhân tố mới được đặt tên phù hợp với nội dung của các biến quan sát thuộc nhân tố đó. Cụ thể:

- Nhân tố F1gồm 6 biến quan sát là (SP1) Tôi chỉ sử dụng NGK không có gas có giá cả hợp lý; (SP2) Tôi cho rằng giá cả có ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng NGK không có gas; (SP3) Tôi chỉ sử dụngNGK không có gas có thương hiệu nổi tiếng, uy tín; (SP5) Tôi chỉ sử dụng NGK không có gas có bao bìđẹp, thời trang, nhỏ gọn, cầm vừa tay; (SP6) Tôi chỉ sử dụng NGK không có gas có CTKM và dịch vụ hỗ tốt; (SP7) Tôi chỉ sử dụng NGK không có gas có quà tặng kèm theo. Nhóm nhân tố F1 có chung đặc điểm là bao gồm những yếu tố liên quan đến sản phẩm như giá cả, thương hiệu,…nên ta đặt tên nhóm này là “Sản phẩm”.

F1= 0,180*SP1 + 0,215*SP2 + 0,227*SP3 + 0,229*SP5 + 0,250*SP6 + 0,264*SP7.

- Nhân tố F2 gồm 4 biến có tương quan với nhau gồm (VH1) Trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NGK không có gas; (VH2) Các dân tộc khác nhau cóảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NGK không có gas; (VH3) Tầng lớp xã hội khác nhau có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NGk không có gas; (VH4) Truyền thống văn hóa có ảnh hưởng quyết định lựa chọn NGk không có gas, bao gồm các yếu tố liên quan đến văn hóa như truyền thống văn hóa, dân tộc,…nên ta đặt tên nhóm là “Văn hóa”.

F2 = 0,259*VH1 + 0,297*VH2 + 0,290*VH3 + 0,261*VH4.

- Nhân tố F3 gồm 4 biến: (CN1) Tuổi tác ảnh hưởng đến cách lựa chọn NGK không có gas; (CN2) Nghề nghiệp có ảnh hưởng đến cách lựa chọn NGK không có gas; (CN3) Hoàn cảnh kinh tế có ảnh hưởng đến cách lựa chọn NGK

không có gas; (CN5) Mục đích sử dụng có ảnh hưởng đến cách lựa chọnNGK không có gas; ta đặt nhóm này là “Cá nhân”.

F3= 0,281*CN1 + 0,439*CN2 + 0,357*CN3 + 0,187*CN5.

- Nhân tố F4 gồm 4 biến: (TL1) Thấy xứng đáng với số tiền bỏ ra; (CN4) Lối sống có ảnh hưởng đến cách lựa chọn NGK không có gas; (CN6) Sở thích có ảnh hưởng đến cách lựa chọn NGK không có gas; (TT1) Tôi chỉ mua loại NGK không có gas dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng; bao gồm các yếu tố liên quan đến tâm lý nên ta đặt tên nhóm này là“Tâm lý và thuận tiện”.

F4= 0,498*TL1 + 0,223*CN4 + 0,238*CN6 + 0,277*TT1.

- Nhân tố F5 gồm 2 biến (XH1) Ý kiến của gia đình có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn, (XH2) Bạn bè có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NGK không có gas, ta đặt tên nhóm là “Xã hội ”.

F5 = 0,434*XH1 + 0,418*XH2 (Xem phụ lục 2).

4.2.2.3 Mô hình hồi quy.

Như vậy, mô hình nghiên cứu sẽ là: Y = f (F1, F2, F3, F4, F5) Trong đó,

Y là biến phụ thuộc, Y được định lượng bằng cách tính điểm trung bình 3 biến quan sát thuộc nhân tố này; F1, F2, F3, F4, F5 được định lượng bằng tính điểm trung bình của các biến quan sát nằm trong nhân tố đó.

Các biến F1, F2, F3, F4, F5 được xác định đưa vào mô hình nghiên cứu để tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính.

Giả thuyết:

H0: Không có sự ảnh hưởng của các nhân tố F1, F2, F3, F4,F5đến hành vi tiêu dùng NGK không có gas của người dân TPCT;

H1: Có sự ảnh hưởng của các nhân tố F1, F2, F3, F4,F5đến hành vi tiêu dùng NGK không có gas của người dân TPCT.

Trong đó:

Y: là biến phụ thuộc, quyết định tiêu dùng NGK không có gas của người dân TPCT;

F1: Sản phẩm; F2: Văn hóa;

F3: Cá nhân;

F4: Tâm lý và thuận tiện; F5: Xã hội.

Hình 4.6: Mô hình nghiên cứu sau hiệu chỉnh Bảng 4.7 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến

Tên biến Hệ số B Hệ số bêta Mức ý nghĩa VIF

Hằng số 0,458 _ 0,043 _ F1 0,157 0,183 0,001 1.194 F2 0,110 0,141 0,024 1.429 F3 0,125 0,148 0,020 1.483 F4 0,365 0,393 0,000 1.497 F5 0,096 0,135 0,031 1.436 Sig. F 0,000 Hệ số R2hiệu chỉnh 0,465 HệsốDurbin-Watson 1,983

Nguồn: Số liệu xử lý SPSS từ điều tra thực tế 2013

Kết quả phân tích:

Qua bảng 4.7 ta thấy, giá trị sig. F là 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α = 0,05 . Ta có đủ điều kiện để bác bỏ H0, nghĩa là có sự ảnh hưởng của

Sản phẩm (F1) Văn hóa (F2) Cá nhân (F3) Tâm lý và thuận tiện (F4) Xã hội (F5) Quyết định tiêu dùng Y

các nhân tố F1, F2, F3, F4, F5 đến quyết định tiêu dùng NGK không có gas của người dân TPCT.

Hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,465, có nghĩa là 46,5% mức độ biến thiên của kết quả được giải thích bởi các yếu tố đưa vào mô hình, còn lại các yếu tố khác chưa thể hiện trong mô hình nghiên cứu.

Hệ số Durbin-Watson của mô hình là 1,983 (1 < 1,983 < 3) chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan (Trọng và Ngọc, 2008). Bên cạnh đó, mức độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình nhỏ hơn nhiều so với 10 nên ta kết luận các biến đưa vào mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Kết quả trên còn cho thấy, trong 5 biến đưa vào mô hình thì 5 biến đều có ý nghĩa thống kê (sig. F < 0,05). Do vậy, ta có mô hình hồi quy tổng quát như sau:

Y = b0 + b1F1 + b2F2+ b3F3+ b4F4+ b5F5

Giá trị P –Value của nhân tố F1 (Sản phẩm) là 0,001, nhân tố F2 (Văn hóa) là 0,024, nhân tố F3 (Cá nhân) là 0,020, nhân tố F4 (Tâm lý và thuận tiện) là 0,000, nhân tố F5 (Xã hội) là 0,031 cho thấy nhân tố F1, F2, F3, F4, F5 có ý nghĩa ở mức 5% hay 5 nhân tố ấy có ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng NGK không có gas của người dân TPCT.

Mô hình hồi quy tuyến tính các nhân tố tác động đến quyết định tiêu dùng NGK không có gas của người dân TPCT được viết lại như sau:

Y = 0,458 + 0,157F1+ 0,110F2+ 0,125F3+ 0,365F4 + 0,096F5.

Quyết định tiêu dùng = 0,458 + 0,157*sản phẩm + 0,110*văn hóa + 0,125*cá nhân + 0,365*tâm lý và thuận tiện + 0,096*xã hội.

Thứ tự tầm quan trọng của từng yếu tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số bêta (), hệ số bêta của nhân tố nào càng lớn thì mức độ tác động đến quyết định của khách hàng càng nhiều. Từ kết quả hàm hồi quy trên cho thấy, nhân tố tác động nhiều nhất đến quyết định tiêu dùng NGK không có gas của người tiêu dùng TPCT là F4 (Tâm lý và thuận tiện) vì có hệ số beta cao nhất 0,365.Khi người tiêu dùng lựa chọn nước giải khát, điều đầu tiên họ quan tâm sẽ là chọn những loại nước giải khát phù hợp với sở thích của bản thân và dễ dàng tìm mua, khiấy người tiêu dùng sẽ cảm thấy hài lòng, họ thấy được rằng NGK này xứng đáng với số tiền họ bỏ ra. Điều này cũng có nghĩa, khi các yếu tố tâm lý và thuận tiện được đáp ứng tốt thì sẽ làm tăng khả năng quyết định tiêu dùng của khách hàng.

Tiếp đến, nhân tố F1 (Sản phẩm) vì có hệ số beta thấp hơn chỉ 0,157, điều này là tất nhiên vì khi đã quyết định sử dụng loại NGK không có gas nào đó thì các yếu tố liên quan đến sản phẩm rất được quan tâm như giá cả mắc hay rẻ, thương hiệu có uy tín hay không,…một khi các yếu tố này được rõ ràng, hợp lý thì sẽ làm tăng khả năng quyết định tiêu dùng của khách hàng. Kế đến là nhân tố F3 (Cá nhân) với hệ số beta là 0,125 nên khi khách hàng có hoàn cảnh kinh tế khá giả hay nghề nghiệp ổn định,…khi đó, nếu cố định các nhân tố còn lại, nhân tố F3tăng lên 1 đơn vị thì sẽ làm tăng khả năng quyết định tiêu dùng của khách hàng lên 0,125 đơn vị. Nhân tố F2 (Văn hóa) được xếp ở vị trí kế tiếp, do có hệ số beta chỉ 0,110 nếu cố định các nhân tố còn lại, nhân tó F2 tăng lên 1 đơn vị thì sẽ làm tăng khả năng quyết định tiêu dùng lên 0,110 đơn vị. Cuối cùng, F5 (Xã hội) có hệ số beta thấp nhất 0,096, tức là khi các yếu tố thuộc xã hội có tác động tích cực thì sẽ làm tăng khả năng quyết định tiêu dùng nước giải khát (không có gas) của khách hàng. Phương trình hồi quy đa biến cho thấy, quyết định tiêu dùng NGK không có gas của người dân TPCT tương quan thuận với các nhân tố sản phẩm, văn hóa, cá nhân, tâm lý và thuận tiện, và xã hội.

4.2.3 Kiểm định các giả thuyết.

Để đánh giá xem có sự khác biệt hay không giữa các nhóm người có thu nhập, trìnhđộ học vấn, độ tuổi và giới tính khác nhau tới quyết định tiêu dùng NGK không có gas, ta tiến hành kiểm đị nh phương sai ANOVA và kiểm định T-test.

Bảng 4.8 Kiểm định phương sai của biến thu nhập với quyết định tiêu dùng NGK không có gas Tổng chênh lệch bình phương Độ tự do Trung bình các chênh lệch bình phương Giá trị kiểm định F Sig. Quyết định tiêu dùng Giữa các nhóm 0,766 2 0,383 0,855 0,427 Trong nhóm 88,221 197 0,448 Tổng 88,987 199

Nguồn: Số liệu xử lý SPSS từ điều tra thực tế 2013

Kết quả kiểm định Anova về biến thu nhập và quyết định tiêu dùng có sig. của kiểm định Levene là 0,691 > mức ý nghĩa α = 0,05 chấp nhận giả thuyết H0 nghĩa là phương sai các nhóm đồng nhất. Tuy nhiên, theo bảng 4.8 thì sig. của kiểm định Anova là 0,427 > 0,0 5 nên ta chấp nhận giả thuyết H0,

nghĩa là không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm có thu nhập khác nhau và quyết định tiêu dùng NGK không có gas (Xem phụ lục 3).

Bảng 4.9 Kiểm định phương sai của biến trìnhđộ học vấn với quyết định tiêu dùng NGK không có gas

Tổng chênh lệch bình phương Độ tự do Trung bình các chênh lệch bình phương Giá trị kiểm định F Sig. Quyết định tiêu dùng Giữa các nhóm 0,512 3 0,171 0,378 0,769 Trong nhóm 88,474 196 0,451 Tổng 88,987 199

Nguồn: Số liệu xử lý SPSS từ điều tra thực tế 2013

Giá trị sig. của kiểm định Levene giữa biến trình độ học vấn và quyết định tiêu dùng NGK không có gas là 0,443 > 0,05 chấp nhận giả thuyết H0 nghĩa là phương sai các nhóm đồng nhất. Nhưng theo kết quả ở bảng 4.9 thì sig. của kiểm định Anova là 0,769 > 0,05 nên ta chấp nhận giả thuyết H0 nghĩa là không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm có trìnhđộ học vấn khác nhau và quyết định tiêu dùng NGK không có gas (Xem phụ lục 3).

Bảng 4.10 Kiểm định phương sai của biến độ tuổi với quyết định tiêu dùng NGK không có gas Tổng chênh lệch bình phương Độ tự do Trung bình các chênh lệch bình phương Giá trị kiểm định F Sig. Quyết định tiêu dùng Giữa các nhóm 2,033 2 1,016 2,303 0,103 Trong nhóm 86,954 197 0,441 Tổng 88,987 199

Nguồn: Số liệu xử lý SPSS từ điều tra thực tế 2013

Giá trị sig. của kiểm định Levene giữa biến độ tuổi và quyết định tiêu dùng NGK không có gas là 0,335 > 0,05 chấp nhận giả thuyết H0 nghĩa là

Một phần của tài liệu phân tích hành vi tiêu dùng nước giải khát không có gas của người dân tpct (Trang 52)