Chính vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của gốc ghép mướp, bí đỏ và bình bát dây đến sinh trưởng và năng suất dưa leo vụ Thu Đông 2012” đã được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra gốc ghép thích hợ
Trang 1HÀNG THỊ MINH TRANG
ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP MƯỚP, BÍ ĐỎ
VÀ BÌNH BÁT DÂY ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT DƯA LEO
VỤ THU ĐÔNG 2012
Luận văn tốt nghiệp Ngành: NÔNG HỌC
Cần Thơ, 2014
Trang 2
Luận văn tốt nghiệp Ngành: NÔNG HỌC
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP MƯỚP, BÍ ĐỎ
VÀ BÌNH BÁT DÂY ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT DƯA LEO
Lớp: TT1119A2
Cần Thơ, 2014
Trang 3i
Chứng nhận đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP MƯỚP, BÍ ĐỎ
VÀ BÌNH BÁT DÂY ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT DƯA LEO
VỤ THU ĐÔNG 2012
Do sinh viên Hàng Thị Minh Trang thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Cán bộ hướng dẫn
Trang 5
iii
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông Học với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP MƯỚP, BÍ ĐỎ
VÀ BÌNH BÁT DÂY ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT DƯA LEO
VỤ THU ĐÔNG 2012
Do sinh viên Hàng Thị Minh Trang thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp :
………
………
………
………
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức:………
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014 Thành viên Hội đồng Thành viên 1 Thành viên 2 Thành viên 3 ……… ……… ………
DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
Trang 6iv
Nơi sinh: huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
Địa chỉ liên lạc: số 343 ấp Mỹ Huề, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
Năm 1999 đến 2004: học cấp 1, tại trường Tiểu học Nhơn Mỹ 1
Năm 2004 đến 2008: học cấp 2, tại trường THCS Nhơn Mỹ 1
Năm 2008 đến 2011: học cấp 3, tại trường THPT Kế Sách
Năm 2011 đến 2014: sinh viên ngành Nông Học khóa 37, Khoa Nông nghiệp và SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Người khai
Hàng Thị Minh Trang
Trang 7v
người, luôn tạo điều kiện cho con học tập tốt đến ngày hôm nay
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
- PGS.TS Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, góp ý
và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn này
- ThS Võ Thị Bích Thủy đã đóng góp những ý kiến quý báu, truyền đạt những kiến thức xác thực góp phần hoàn chỉnh luận văn
- Cố vấn học tập cô Quan Thị Ái Liên đã quan tâm, nâng đỡ và dìu dắt lớp tôi hoàn thành tốt khóa học
- Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng đã tận tình truyền đạt nhiều kiến thức trong suốt khóa học
Chân thành cảm ơn!
Anh Phan Ngọc Nhí, lớp Cao học Trồng trọt K18 đã đóng góp nhiều ý kiến
về nội dung lẫn hình thức để tôi hoàn thành tốt luận văn này
Chị Thanh quản lí nhà lưới cùng các anh chị Phương, Chơn, Hớn, Luân, Tân, Nhung, Dung, Tường và các bạn Ngộ, Công, Ngân cùng tập thể các bạn trong nhà lưới rau đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Trang 8đỏ, (4) Ghép gốc bình bát dây Diện tích thí nghiệm là 75 m2 Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm tỷ lệ sống sau khi ghép, sinh trưởng, thành phần năng suất và phẩm chất trái
Kết quả cho thấy tỷ lệ sống sau ghép đạt khá cao, hơn 72% Cây ghép sau khi trồng ra đồng sinh trưởng và phát triển tương đối tốt, tuy nhiên nghiệm thức dưa leo ghép gốc mướp có sinh trưởng kém hơn so với các nghiệm thức dưa leo ghép còn lại Năng suất thương phẩm của nghiệm thức dưa leo không ghép (20,12 tấn/ha), dưa leo ghép gốc bình bát dây (16,89 tấn/ha) tương đương nhau và cao hơn so với nghiệm thức dưa leo ghép gốc bí đỏ (12,81 tấn/ha) và dưa leo ghép gốc mướp (9,62 tấn/ha) Một vài chỉ tiêu về phẩm chất trái: độ cứng, độ Brix, Nitrat và Vitamin C của dưa leo ghép và dưa leo không ghép tương đương nhau
Trang 9vii
Danh sách bảng x
Danh sách hình xi
Danh sách chữ viết tắt xii
Mở đầu 1
Chương 1 Lược khảo tài liệu 2
1.1 Khái quát về ngọn ghép dưa leo 2
1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng 2
1.1.2 Đặc tính sinh học 2
1.1.3 Một số loại sâu, bệnh hại chính trên dưa leo 3
1.2 Một số gốc ghép họ dưa bầu bí trên dưa leo 4
1.2.1 Gốc mướp 4
1.2.2 Gốc bí đỏ 5
1.2.3 Gốc bình bát dây 5
1.3 Cơ sở khoa học của việc ghép cây 6
1.3.1 Khái niệm về ghép 6
1.3.2 Mối quan hệ giữa gốc ghép và ngọn ghép 7
1.3.3 Ưu điểm và hạn chế của việc ghép cây 7
1.4 Một số kết quả nghiên cứu về cây ghép họ dưa bầu bí 8
1.4.1 Trên thế giới 8
1.4.2 Tại Việt Nam 9
Chương 2 Phương tiện phương pháp 12
2.1 Phương tiện 12
2.1.1 Địa điểm và thời gian 12
2.1.2 Tình hình khí tượng thủy văn 12
2.1.3 Vật liệu thí nghiệm 12
2.2 Phương pháp 13
2.2.1 Bố trí thí nghiệm: 13
2.2.2 Kỹ thuật canh tác 14
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi 17
2.2.4 Phân tích số liệu 19
Trang 10viii
3.3 Tình hình sinh trưởng 20
3.3.1 Chiều dài thân chính 20
3.3.2 Số lá trên thân chính 21
3.3.3 Đường kính gốc ghép 21
3.3.4 Đường kính ngọn ghép 22
3.3.5 Tỷ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép 23
3.3.6 Kích thước trái 23
3.4 Thành phần năng suất và năng suất 24
3.4.1 Trọng lượng trái 24
3.4.2 Số trái trên cây và số trái thương phẩm trên cây 24
3.4.3 Trọng lượng trái trên cây và trọng lượng trái thương phẩm trên cây .25
3.4.4 Năng suất tổng và năng suất thương phẩm trên cây 26
3.5 Một vài chỉ tiêu về phẩm chất trái 27
3.5.1 Độ cứng và độ Brix 27
3.5.2 Hàm lượng Vitamin C và Nitrate 28
Chương 4 Kết luận và đề nghị 29
4.1 Kết luận 29
4.2 Đề nghị 29
Tài liệu tham khảo 30
Phụ chương
Trang 11ix
3.1 Tỷ lệ sống (%) của dưa leo qua 10 ngày sau khi ghép ở các
3.2 Chiều dài thân chính (cm) của dưa leo ở các nghiệm thức qua
3.3 Số lá trên thân chính của dưa leo ở các nghiệm thức qua các giai
3.4 Đường kính gốc ghép (cm) của dưa leo ở các nghiệm thức qua
3.5 Đường kính ngọn ghép (cm) của dưa leo ở các nghiệm thức qua
3.6 Tỷ số đường kính gốc/ngọn ghép dưa leo ở các nghiệm thức qua
3.8 Độ cứng (kgf/cm2) và độ Brix (%) của dưa leo ở các nghiệm
3.9 Hàm lượng vitamin C (mg/100g) và nitrate (mg/kg) của dưa leo
Trang 12x
2.2 Quy trình ghép dưa leo trên gốc bí đỏ bằng phương pháp ghép
3.1 Số trái trên cây (trái/cây) và số trái thương phẩm trên cây
3.2 Trọng lượng trái (kg/cây) và trọng lượng trái thương phẩm
3.3 Năng suất tổng (tấn/ha) và năng suất thương phẩm (tấn/ha) của
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Trang 13xi
NSKG: Ngày sau khi gieo
NSKGh: Ngày sau khi ghép
NSKT: Ngày sau khi trồng
Trang 14Dưa leo (Cucumis sativus L.) là một trong những loại rau ăn trái được trồng
phổ biến ở nước ta do có thời gian sinh trưởng ngắn, dễ trồng lại mang đến hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên, việc canh tác dưa leo liên tục đã tạo điều kiện cho bệnh hại phát triển, đặc biệt là mầm bệnh trong đất đã gây ra không ít khó khăn cho người nông dân ở những vùng chuyên canh dưa leo Mầm bệnh lưu tồn lâu trong đất gây hại cả ở giai đoạn cây con, lẫn cây trưởng thành của dưa leo mà việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lại không mang đến hiệu quả, vừa làm tăng chi phí sản xuất, không đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm vừa gây ô nhiễm môi trường Trong khi đó, ghép là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường mà vẫn giữ được đặc tính di truyền của cây giống ban đầu Hiện nay, ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu
về gốc ghép trong việc kháng lại một số mầm bệnh lưu tồn trong đất được áp dụng thành công và có hiệu quả cao trên các loại rau ăn trái như cà chua (ghép lên gốc
cà tím để kháng bệnh héo rũ do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum) và dưa hấu (ghép lên gốc bầu để kháng bệnh chạy dây do nấm Fusarium oxysporum) Tuy
nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về gốc ghép trên dưa leo giúp nông dân có thể giảm thiểu tác hại do bệnh trong đất gây ra đồng thời đảm bảo được năng suất
và phẩm chất Chính vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của gốc ghép mướp, bí đỏ và
bình bát dây đến sinh trưởng và năng suất dưa leo vụ Thu Đông 2012” đã
được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra gốc ghép thích hợp cho sinh trưởng và năng suất của dưa leo, qua đó, tạo cơ sở cho những nghiên cứu trong việc tuyển chọn gốc ghép phù hợp với loại cây trồng này
Trang 15CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGỌN GHÉP DƯA LEO
1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng
Dưa leo có tên khoa học là Cucumis sativus L., tên tiếng Anh là Cucumber, thuộc họ bầu bí dưa (Cucurbitaceae) Dưa leo được cho là có 2 nhóm nguồn gốc:
nhóm thứ nhất bắt ở Ấn Độ; nhóm thứ hai bắt nguồn ở Việt Nam và tồn tại hàng nghìn năm nay (Mai Thị Phương Anh, 1996) Cũng có ý kiến cho rằng dưa leo được trồng ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ 6 sau đó được trồng rộng rãi khắp nơi trên
thế giới (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001) Theo Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc
Thi (1999), vùng tập trung dưa leo chủ yếu ở nước ta là đồng bằng và trung du Bắc Bộ: Vĩnh Phúc, Hà Bắc, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Hà và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ
Theo Bùi Huyền Trang (2013), thì thành phần chủ yếu của dưa leo là nước (chiếm 9597%), chất khô 35% gồm có chất xơ, vitamin và các nguyên tố vi lượng Còn theo Thái Hà (2013), dưa leo chứa nhiều vitamin C, đường, carotene, protein, sắt, canxi, lân và vitamin E có tác dụng thúc đẩy sự phân chia tế bào và chống lão hóa Chất carotene trong dưa leo có tác dụng chống u bướu Dưa leo vị ngọt, tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải khát, rễ và lá có thể trị sưng đau và chữa ngộ độc (Võ Văn Chi, 2003) Ngoài ra, dưa leo còn là nguồn hàng xuất khẩu nông sản
có nhiều triển vọng (Đường Hồng Dật, 2003)
1.1.2 Đặc tính sinh học
Dưa leo thuộc nhóm cây ưa nhiệt và rất mẫn cảm với sương giá (Nguyễn Thị Hường, 2004) Hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ 12130C, nhiệt độ ban ngày thích hợp cho dưa tăng trưởng là 300C và nhiệt độ ban đêm là 18210C (Trần Khắc Thi
và Trần Ngọc Hùng, 2005), còn nhiệt độ thích hợp cho hệ rễ phát triển là 290C
(Nguyễn Xuân Nguyên, 2004) Theo Phạm Hồng Cúc (2001) thì sự phân nhánh
của dưa leo chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ ban đêm Nếu nhiệt độ xuống quá thấp, hạt sẽ không nảy mầm, cây con kém phát triển và có thể chết héo do rễ cây con không hút được nước từ đất
Có nhiều ý kiến cho rằng dưa leo là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn và yêu cầu về cường độ ánh sáng mạnh (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2005) Ánh sáng đầy đủ sẽ làm tăng bề dầy của mô, tăng chất diệp lục và thúc đẩy quá trình quang hợp (Trung Tâm UNESCO Phổ Biến Kiến Thức Văn Hóa Giáo Dục Cộng Đồng, 2005) Theo Nguyễn Xuân Giao (2012) trong điều kiện ngày ngắn dưa leo cho ra nhiều lá và trái (số lá rất quan trọng đối với cây, số lá nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của giống (Phạm Thị Minh Tâm,
Trang 163
2000) Tuy nhiên, theo Đồng Thanh Liêm (2001) số lá trên thân chính do đặc tính
di truyền của giống quyết định) Cường độ ánh sáng và chất lượng ánh sáng có vai trò quan trọng trong việc hình thành màu sắc và thời hạn sử dụng trái dưa chuột
(Trần Khắc Thi và ctv., 2008)
Đất trồng thích hợp với dưa leo là đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ pH thích ứng 5,56,5 (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1999), độ mặn < 2 phần nghìn Nếu được trồng trên đất thịt nhẹ, đất cát pha thường cho năng suất cao và
chất lượng tốt (Bùi Huyền Trang, 2013) Theo Trần Thị Ba và ctv (1999) bộ rễ
cây dưa leo phát triển yếu, phân bố tập trung ở tầng đất 1520 cm, nên đất trồng cần cày bừa kỹ, nhỏ, tơi xốp và nhặt sạch cỏ dại (Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 2005) Nếu để rễ phát triển kém sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận trên mặt đất làm thân, lá nhỏ và sinh trưởng kém (Tạ Thu Cúc, 2005)
Dưa leo cũng thuộc nhóm tiêu hao nhiều nước (Trung Tâm UNESCO Phổ Biến Kiến Thức Văn Hóa Giáo Dục Cộng Đồng, 2005), nhưng lại không chịu được ngập úng do sức hấp thụ của rễ kém, nếu gặp điều kiện ngập úng thì dễ làm bộ rễ trở
nên vàng, khô và thâm đen (Trần Thị Ba và ctv., 1999) Cũng theo Hồ Phương
Quyên (2008), ảnh hưởng bất lợi đầu tiên của sự ngập úng đối với cây trồng là việc làm giảm sự sinh trưởng của chồi và rễ Ngoài ra, dưa leo cũng là loại cây trồng chịu hạn rất yếu, nếu thiếu nước nghiêm trọng sẽ làm cây sinh trưởng kém và tích lũy
chất cucurbitaxin làm trái trở nên đắng (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001)
Tương tự yêu cầu về nước, yêu cầu về ẩm độ của dưa leo rất cao (ẩm độ đất khoảng 8595%, không khí khoảng 9095%) đứng đầu trong họ bầu bí dưa, nhất
là thời kỳ phát triển của trái (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1999) Tuy nhiên, theo Mai Thị Phương Anh (1996) thân trên lá mầm và lóng thân của cây trong điều kiện ẩm độ cao có thể thành lập rễ bất định
Dưa leo có đặc điểm phản ứng nhanh chóng với dinh dưỡng trong đất, nhưng lại không chịu được nồng độ phân cao Theo Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (1999), dưa leo sử dụng kali với hiệu suất cao nhất, sau đó đến đạm và lân Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cơ cấu phân bón cho dưa leo cần nhiều đạm, ít lân,
ít kali và cần nhiều phân vi lượng (Bùi Huyền Trang, 2013)
1.1.3 Một số loại sâu, bệnh hại chính trên dưa leo
*Bọ trĩ (Thrips palmi): Trùng của bọ trĩ rất nhỏ và có màu trắng vàng tập
trung thành ổ ở đốt non hoặc mặt dưới lá non để hút nhựa đôi khi còn cạp cả mô lá hoặc cây Lá cây bị bù lạch gây hại sẽ có dạng quăn queo, lá non biến dạng và bị cong xuống phía dưới (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004)
Trang 174
*Rệp muội hay còn gọi là rầy mềm (Aphis gossypi): Rệp trưởng thành và rệp
non thường rất nhỏ, dài dưới 1 mm và thân rất mềm Rệp sống tập trung thành đám
ở ngọn và mặt dưới lá non, chít hút nhựa làm đọt chùn lại, cây sinh trưởng kém, mật
độ rệp cao có thể làm khô lá Ổ rệp thường tiết ra dịch mật do đó thu hút kiến, Loại mật này cũng là môi trường dinh dưỡng cho nấm muội sinh trưởng Rệp muội là tác nhân lan truyền bệnh khảm virus cho cây dưa (Nguyễn Xuân Giao, 2012)
*Bọ dưa (Aulacophora similis): Thành trùng có cánh cứng, màu vàng cam,
hình bầu dục dài 67 mm, sống lâu 23 tháng, chúng đẻ trứng dưới đất quanh gốc cây dưa Ấu trùng có màu vàng lợt, đục vào trong gốc cây dưa làm cây héo chết
Bọ trưởng thành hoạt động lúc sáng sớm và chiều mát Bọ có tập tính ăn cạp lớp biểu bì dưới mặt lá thành một đường vòng làm lá bị thủng thành những lỗ tròn (Bùi Huyền Trang, 2013)
*Bệnh héo rũ (do nấm Fusarium oxysporum): bệnh thường xảy ra ở giai
đoạn cây có trái non trở về sau Cây bị héo từng nhánh sau đó bị héo đột ngột như
bị thiếu nước rồi chết cả cây, cắt ngang phần thân gần gốc thấy bó mạch màu nâu xám, thường trên vết bệnh có bao phủ lớp nấm trắng thưa Cây bị bệnh có bộ rễ phát triển kém, rễ bị thối dần Bệnh có liên quan đến tuyến trùng và ẩm độ đất (Nguyễn Xuân Giao, 2012)
*Bệnh thán thư (do nấm Collectotrichum lagenarium): Trên lá vết bệnh có
hình hơi tròn, màu nâu vàng, có những vòng tròn màu nâu sẫm, vết bệnh khô dần
đi và rách vỡ Trên thân, bệnh tạo thành các vết màu nâu, hơi lõm Trên quả vết bệnh hơi tròn, lõm vào da, bệnh nặng các vết này liên kết lại thành mảng to gây thối trái Bệnh xuất hiện nặng vào thời điểm trồng dưa sớm vụ Noel do trời còn mưa hoặc ruộng tưới quá nhiều nước, ẩm độ cao (Bùi Huyền Trang, 2013)
*Bệnh đốm phấn, sương mai (do nấm Pseudoperonospora cubensis): Triệu
chứng thể hiện đầu tiên trên lá, ban đầu là những đốm vàng có góc cạnh sau
chuyển sang nâu khi vết bệnh già (Trần Khắc Thi và ctv., 2008) Lúc sáng sớm
quan sát kỹ thấy mặt dưới lá có tơ nấm màu trắng, vết bệnh lúc già rất giòn, dễ rách lá Bệnh thường phát triển mạnh vào thời điểm ẩm độ cao, nhất là gặp mưa liên tục (Mai Thị Phương Anh, 1996)
1.2 MỘT SỐ GỐC GHÉP HỌ BẦU BÍ DƯA TRÊN DƯA LEO
1.2.1 Gốc mướp
Mướp (Luffa cylindrical L.) thuộc họ bầu bí dưa (Cucurbitaceae) là một loại
cây thân thảo dạng dây leo, có nhiều tua cuốn và phân cành mạnh Cây có thời gian sinh trưởng dài, bộ rễ phát triển mạnh, nên cần có tầng canh tác dày, tốt nhất
Trang 18Lá mọc xen kẽ trên thân và có hình 5 cạnh, có răng cưa, rộng 58 cm, hình tim ở gốc, rất nhẵn, chia 5 thùy hình tam giác, có mũi nhọn cứng, tua cuốn đơn Bề mặt trên của lá không có lông, nhưng bề mặt dưới thì có (Csurhes Steve, 2008) Hoa màu trắng, hoa đực và hoa cái giống nhau, mọc đơn độc hay xếp lại hai cái một ở nách lá, có cuống dài 2 cm Hoa lớn có hình ngôi sao, đài hoa có 5 cánh, cuống hoa dài từ 15 cm (Võ Văn Chi, 2003) Cây thường trổ hoa vào tháng 8-9 hàng năm và thường không tự thụ nên phải nhờ côn trùng thụ phấn Quả hình trứng
Trang 196
ngược hoặc thuôn, dài 5 cm, rộng 2,5 cm, khi chín có màu đỏ, thịt quả đỏ và chứa nhiều hạt Hạt màu vàng nâu kích thước 67 mm, hạt không có miên trạng và thường nảy mầm trong vòng 24 tuần ở 200C (Pier, 2011) Theo Võ Văn Chi (2003), lá non và trái của bình bát dây có thể làm rau ăn, thân cây nấu lấy nước tắm trị được ghẻ, rễ và củ thì có tác dụng tẩy trừ giun sán Từ những đặc điểm trên cho thấy gốc bình bát dây có nhiều triển vọng để sử dụng làm gốc ghép
1.3 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GHÉP CÂY
1.3.1 Khái niệm về ghép
Theo Trần Thế Tục và Hoàng Ngọc Thuận (1997) ghép là sự kết hợp một bộ phận của cây này với một bộ phận của cây khác, tạo thành một tổ hợp ghép, cùng sinh trưởng và phát triển như là một cây thống nhất Theo Phạm Văn Côn (2007) ghép là một phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng cách đem gắn một phần của cây giống (gọi là cành ghép) sang một cây khác (gọi là gốc ghép), thông qua việc áp sát mô phân sinh ngang (tượng tầng) để tạo nên một cây mới (sống cộng sinh) và giữ được những đặc tính di truyền của cây giống ban đầu cũng như là những đặc tính chống chịu quý của gốc ghép Nguyễn Duy Minh (2009) cũng cho rằng ghép cây là kỹ thuật nối liền 2 phần của 2 cây khác nhau để chúng hợp nhất và tiếp tục sinh trưởng như một cây hoàn chỉnh Một trong 2 phần đó– cành ghép là phần cây mà người ta muốn nhân giống Phần cây này ghép vào thân một cây khác, người ta gọi là “gốc ghép” hay “thân chủ”
Sau khi áp sát tượng tầng của gốc ghép và ngọn ghép lại với nhau, nhờ sự hoạt động và khả năng tái sinh của tượng tầng sẽ làm cho gốc ghép và ngọn ghép gắn liền lại Các mô mềm ở chỗ tiếp xúc giữa gốc và ngọn ghép do tượng tầng sinh
ra phân hóa thành các hệ thống mạch dẫn (bó libe và bó mạch gỗ) do đó nhựa nguyên và nhựa luyện lưu được lưu thong giữa gốc và ngọn ghép, cây ghép sẽ phát triển bình thường Cũng có ý kiến cho rằng việc kết hợp giữa ngọn ghép và gốc ghép gồm bốn bước như sau:
- Áp sát phần tượng tầng của gốc và ngọn ghép với nhau;
- Lớp tế bào tượng tầng ngoài của gốc ghép và ngọn ghép tạo ra những tế bào nhu mô dính lại với nhau, gọi là mô sẹo;
- Các tế bào nhu mô của mô sẹo phân hóa thành những tế bào tượng tầng mới, kết hợp với tượng tầng nguyên thủy của gốc và ngọn ghép;
- Các tế bào tượng tầng mới tạo ra những mô mạch mới, gỗ bên trong và libe bên ngoài, hình thành sự kết hợp mạch giữa gốc và ngọn ghép giúp dinh
dưỡng và nước được lưu thông qua lại với nhau (Nguyễn Bá Phú và ctv., 2010)
Trang 207
1.3.2 Mối quan hệ giữa gốc ghép và ngọn ghép
Gốc và ngọn có sự kết hợp chặc chẽ hay không là do sức tiếp hợp và mối liên
hệ dẫn truyền của chúng quyết định Nếu gốc và ngọn hình thành lớp tiếp hợp càng chặt chẽ, chất dinh dưỡng càng đầy đủ thì sự kết hợp càng được củng cố, sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa gốc và ngọn càng dễ dàng Thông thường, sức tiếp hợp của ngọn ghép và gốc ghép được đánh giá bằng tỷ số tiếp hợp T (là tỷ số của đường kính gốc ghép trên đường kính ngọn ghép):
T = 1 : cây ghép sinh trưởng, phát triển bình thường là do thế sinh trưởng của ngọn ghép tương đương thế sinh trưởng gốc ghép
T > 1: cây ghép có hiện tượng chân voi (gốc lớn hơn thân), cây ghép vẫn sinh trưởng bình thường Tuy nhiên, T càng gần 1 thì càng tốt hơn T càng xa 1 T càng
xa 1 thế sinh trưởng của ngọn ghép yếu hơn gốc ghép, biểu hiện cây ghép hơi cằn cỗi, chậm lớn, lá hơi vàng, phần gốc ghép vỏ nứt nhiều
T < 1: cây ghép có hiện tượng chân hương (gốc nhỏ hơn thân) Thế sinh trưởng của ngọn mạnh hơn gốc Phần ngọn bị nứt vỏ nhiều hơn gốc, cây ghép sinh trưởng kém dần, tuổi thọ kém (Phạm Văn Côn, 2007)
Trần Thế Tục (1998) cho rằng gốc ghép tuy không gây ảnh hưởng lớn đến tính di truyền của ngọn ghép nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng, sự ra hoa kết quả, khả năng chịu hạn, chịu úng và khả năng kháng lại một số mầm bệnh của ngọn ghép
1.3.3 Ưu điểm và hạn chế của việc ghép cây
*Ưu điểm
Việc sử dụng phương pháp ghép sẽ tránh được những bệnh từ đất, chống lại những bất lợi của môi trường và cải thiện chất lượng sản phẩm Ghép một chồi ngọn vào một gốc kháng bệnh có thể cung cấp một cây trồng kháng bệnh mà không cần lai tạo để sàng lọc và lựa chọn tính kháng vào một cây trồng Ghép dưa
là biện pháp hữu hiệu và kinh tế nhất để có thể trồng dưa liên tục mỗi năm mà cây
con không bị chết héo do nấm Fusarium tấn công (Phạm Hồng Cúc, 2002) Lí do
ghép bầu bí dưa là tránh những bệnh phát sinh từ đất khi quản lý bệnh từ di truyền học hoặc hóa học thì gần như có giá trị (Oda, 2002) Theo Trần Thế Tục (1998) các ưu điểm của cây ghép gồm:
- Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của
bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép
Trang 218
- Cây ghép giữ được những đặc tính của cây giống muốn nhân
- Tăng cường khả năng chống chịu của cây đối với những điều kiện ngoại cảnh bất thuận như hạn, úng, rét, sâu bệnh…
- Điều tiết sự sinh trưởng của cây ghép Khi chọn được những tổ hợp ghép thích hợp có thể điều chỉnh cây cao hay lùn đi
Theo Lee et al (2010), lợi ích của việc sử dụng gốc ghép dưa bầu bí là: tăng
cường sức sống cho cây trồng, tăng năng suất trong điều kiện có sự hiện diện của tác nhân gây bệnh trong đất, tăng khả năng chống chịu trước một số điều kiện bất lợi của môi trường, giúp cây trồng kháng lại các tác nhân gây bệnh trong đất Gốc ghép
cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng nhiệt độ cao (Rivero et al., 2003),
stress do muối cao trong đất và gia tăng sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng của ngọn ghép
*Hạn chế
Giá thành cây ghép cao hơn cây không ghép và thời gian sinh trưởng của cây ghép chậm hơn cây trồng từ rễ là 12 tuần Theo Lê Thị Thủy (2000) khi chăm sóc cây ghép trên đồng ruộng cần chú ý một vài đặc điểm như: độ sâu cây trồng, chồi nách của gốc ghép… nên canh tác phức tạp, tốn công hơn và cần bố trí cho từng
thời vụ thích hợp Theo Davis et al (2008) gốc ghép có thể bị vô hiệu bởi sự xuất
hiện các bệnh trong đất mới xuất hiện hoặc sâu bệnh và những thay đổi về chất lượng trái Việt Chương (1999) cũng cho rằng cây ghép thì mau già cỗi hơn cây được trồng bằng hột
1.4 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY GHÉP HỌ BẦU BÍ DƯA 1.4.1 Trên thế giới
Ghép rau đã được ghi nhận trong sách vào thế kỉ thứ 5 tại Trung Quốc trên gốc bầu Ngày nay ghép cây trong sản xuất rau trở thành một kỹ thuật canh tác phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới (Trần Thị Ba, 2010) Theo Masic and Jaske (2010) Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 nước đầu tiên sử dụng máy móc để ghép rau
Việc trồng cây ghép thực sự trở thành công nghệ trong sản xuất nông nghiệp được tiến hành ở Nhật Bản và Hàn Quốc vào cuối thập niên 20 với gốc ghép đầu tiên là cho cây dưa hấu và sử dụng họ bầu bí làm gốc ghép Vào năm 1950, Pháp bắt đầu nghiên cứu về bầu bí dưa ghép, với việc ghép chồi dưa leo và dưa lê vào
gốc bí để kiểm soát bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum gây ra Nghiên cứu
về dưa leo ghép bắt đầu vào cuối những năm 1920 nhưng cho đến năm 1960 mới thực sự có ý nghĩa thương mại Cũng vào năm 1960, dưa lê được ghép lên gốc bí đao Tại Tây Ban Nha, nghiên cứu về dưa lê và dưa hấu ghép bắt đầu vào năm
Trang 229
1976 và được thương mại hóa vào cuối những năm 1980 (Lê Huỳnh Thái Như, 2012) Hơn thế nữa, ghép rau cũng đã được người dân ở tỉnh Phúc Kiến (Trung
Quốc) ứng dụng để cứu nguy cho 5.000 ha dưa hấu bị bệnh héo Fusarium (Lê
Đông Phương, 2008) Còn các vùng miền Bắc Nhật Bản, người dân thường sử
dụng giống bầu nậm (Lagernaria) để làm gốc ghép cho dưa hấu vì gốc bầu giúp vỏ dưa hấu mỏng hơn, tăng hàm lượng đường nhiều hơn gốc ghép là bí ngô Phạm
Hồng Cúc (2002) cũng nhận định ghép là biện pháp hữu hiệu nhất để có thể trồng
dưa liên tục trong nhiều vụ mà cây dưa không bị bệnh héo do nấm Fusarium
oxysporum
1.4.2 Tại Việt Nam
Ở nước ta trong những năm gần đây cũng đã áp dụng các kỹ thuật ghép để nâng cao năng suất và khả năng kháng bệnh cho cây dưa Phương pháp ghép dưa hấu ở tỉnh Sóc Trăng (xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú) đã được người dân áp dụng rộng rãi trong sản xuất đại trà từ hơn 20 năm qua (Trần Thị Ba, 1999) Phương pháp này cũng được áp dụng tại các tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang để
phòng chống bệnh héo cây do nấm Fusarium trên dưa hấu (Ngô Quang Vinh và
ctv., 2006)
Kết quả nghiên cứu tại trường Đại Học Cần Thơ cho thấy tỉ lệ sống của cây con dưa hấu ghép khá cao, thấp nhất (70%) ở gốc ghép bí Nhật và cao tương đương nhau ở gốc ghép bầu Nhật và bầu địa phương (8587%) Bầu Nhật 1 và bí Nhật là các giống bầu và bí đỏ của Nhật chuyên dùng làm gốc ghép, đã thương mại hóa do công ty Kurume cung cấp, có đặc tính kháng bệnh héo rũ do nấm
Fusarium, dễ đậu trái và tăng năng suất hơn dưa trồng không ghép mà vẫn giữ
nguyên chất lượng trái dưa hấu trong khi dưa hấu ghép gốc bầu địa phương thì kết trái kém hơn (Trần Thị Ba, 2010) Nghiên cứu của Đinh Thị Kiều Trang (2012) về ảnh hưởng của bốn phương pháp ghép đến sinh trưởng và năng suất của dưa leo có
tỷ lệ sống sau ghép cao, trong đó nghiệm thức ghép dưa leo trên gốc bầu bằng phương pháp ghép đỉnh và ghép thân, cắt đọt (lần lượt là 93,44%; 97,5%) cho tỷ lệ sống sau ghép cao hơn phương pháp ghép đỉnh và ghép thân, bẻ đọt (lần lượt là 87,14%; 90,91%); về sinh trưởng nghiệm thức dưa leo ghép gốc bầu bằng phương pháp ghép đỉnh có phần mạnh hơn so với dưa leo ghép thân và không ghép
Nghiên cứu của Trương Thái Chơn (2013) về khảo sát ảnh hưởng của gốc ghép bí đỏ và bình bát dây lên sự sinh trưởng và năng suất của khổ qua, vụ Hè Thu
2012, kết quả cho thấy nghiệm thức khổ qua không ghép và khổ qua ghép trên gốc
bí đỏ có sự sinh trưởng vượt trội hơn về thân, lá so với nghiệm thức dưa leo ghép trên gốc bình bát dây Tuy nhiên, theo Nguyễn Thanh Thức (2011) nghiên cứu trên cây dưa leo cho rằng ghép các giống dưa bầu bí ghép trên gốc bình bát dây
Trang 2310
cho kết quả cây sinh trưởng mạnh, đạt năng suất trái cao: Dưa lê 3,13 kg/cây, dưa leo 3,90 kg/cây, mướp 6,29 kg/cây, khổ qua 3,04 kg/cây, bí đỏ hạt đậu 4,31kg/cây
và bầu hồ lô 5,03 kg/cây
Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Tân (2013), Ảnh hưởng của gốc ghép bầu Nhật, mướp và bình bát dây đến sinh trưởng và năng suất của dưa leo, vụ Hè Thu 2012 Kết quả cho thấy, về năng suất, nghiệm thức dưa leo ghép trên gốc mướp (26,26 tấn/ha ) cao nhất, khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với các nghiệm thức ghép trên gốc bình bát dây, gốc bầu Nhật và đối chứng không ghép Cùng khuynh hướng về năng suất, nghiên cứu của Nguyễn Hòa Phương (2013) về ảnh hưởng của gốc ghép mướp, bí đỏ và bầu địa phương đến sinh trưởng và năng suất của dưa leo, vụ Hè Thu 2012, nghiệm thức dưa leo ghép gốc mướp, ghép gốc
bí đỏ và dưa leo không ghép cao hơn 1,461,79 lần dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương Tương tự như kết quả của Nguyễn Minh Tân, Trần Trung Tính (2010) thực hiện thí nghiệm đánh giá hiệu quả của gốc ghép lên năng suất và phẩm chất dưa hấu F1 Thành Long TN 552 tại Hậu Giang và Bạc Liêu đã kết luận năng suất dưa hấu ghép trên các loại gốc ghép bầu, bí có sự khác biệt qua phân tích thống kê
Cụ thể ở Hậu Giang, năng suất dưa hấu cao nhất là ở nghiệm thức ghép trên gốc bầu (bầu Nhật 1, bầu Nhật 2, bầu Nhật 3, bầu địa phương) dao động từ 17,920,7 tấn/ha, kế đến là đối chứng (16,4 tấn/ha) và thấp nhất là ở nghiệm thức ghép trên gốc bí đỏ Nhật (10,4 tấn/ha) Kết quả trên cũng được tìm thấy tương tự khi thực hiện thí nghiệm ở Bạc Liêu Reid và Klotzbach (2010), khi nghiên cứu về gốc ghép trên dưa leo trong nhà kính cho thấy, năng suất dưa leo ghép cao hơn từ 1,12,6 lần so với dưa leo không ghép Mạch Thanh Sang (2012) khi nghiên cứu
về sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của ba giống dưa hấu nhập nội ghép trên gốc bầu và không ghép, kết quả cho thấy, năng suất thương phẩm của dưa hấu ghép là 23,51 tấn/ha cao hơn 7,55% so với dưa hấu không ghép (21,86 tấn/ha) và thời gian lưu tồn trử trái (17 ngày) cũng lâu hơn 6 ngày so với dưa hấu không ghép Bên cạnh đó, nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung (2013) về ảnh hưởng của gốc ghép bí đỏ, mướp, bình bát dây đến sinh trưởng và năng suất của dưa leo
vụ Xuân Hè cũng cho thấy năng suất thương phẩm của dưa leo không ghép (33,23 tấn/ha), dưa leo ghép gốc bí đỏ (26,04 tấn/ha), dưa leo ghép gốc mướp (32,71 tấn/ha), dưa leo ghép gốc bình bát dây (30,21 tấn/ha) tương đương nhau
Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Duy (2012) về ảnh hưởng của vị trí ghép trên gốc bình bát dây lên khả năng sinh trưởng của dưa lê Kim Cô Nương Kết quả cho thấy trong thời gian đầu nghiệm thức ngọn dưa lê tại nách lá thứ 4, và thứ 5 của bình bát dây phát triển tốt, nhưng về sau nghiệm thức ghép ở vị trí hai lá mầm cho sinh trưởng về thân, lá; kích thước trái, và trọng lượng trung bình trái lớn nhất, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại
Trang 2411
Nghiên cứu của Bùi Thị Mỹ Tiên (2013) về khảo sát sự tương thích và khả năng chịu ngập úng của khổ qua ghép trên gốc bình bát dây và gốc mướp cho thấy, khổ qua ghép trên gốc mướp có tỷ lệ sống ở 8 ngày sau khi ngập là 100% cao nhất
và đối chứng không ghép là 0% thấp nhất Nghiệm thức khổ qua ghép gốc mướp
có chỉ số thiệt hại lá vàng (52,60%) thấp nhất, kế đến là khổ qua ghép gốc bình bát dây (12,50%) và cao nhất là khổ qua không ghép (99,66%)
Ngoài ra, nghiên cứu của Lê Văn Mắc (2007) về khả năng kháng bệnh héo
rũ trên dưa hấu do nấm Fusarium oxysporum cho thấy: dưa hấu ghép trên các loại
gốc ghép bầu nhật, bầu địa phương, bí đỏ nhật có tỷ lệ nhiễm bệnh (2,785,56%) ít hơn so với nghiệm thức đối chứng không ghép (25%) Kết quả tương tự được tìm thấy trong nghiên cứu cứu của Phan Ngọc Nhí (2013) về ảnh hưởng của gốc ghép
dưa bầu bí đến khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum trên dưa
leo, được thực hiện trong nhà lưới, kết quả cho thấy tỷ lệ cây ghép bị nhiễm bệnh không đáng kể (<4,44%) trong khi toàn bộ cây không ghép chết hoàn toàn ở giai đoạn 34 ngày sau khi gây bệnh Tương tự, Trần Thị Hồng Thơi (2007) nghiên cứu
về khả năng chống chịu của một số loại gốc ghép đối với bệnh héo rũ dưa hấu do
nấm Fusarium oxysporum gây ra Kết quả thí nghiệm cho thấy ở giai đoạn 49
NSKT, tỷ lệ cây bệnh nhiều nhất là đối chứng (dưa hấu không ghép) 30,6% có khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép: bầu Nhật 1 (5,6%), bầu Nhật 2 (5,6%), bầu Nhật 3 (5,6%), bầu địa phương (5,6%), bí đỏ Nhật (0,0%), bí đỏ địa phương (13,0%)
Trang 25CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Địa điểm và thời gian
- Địa điểm: Trại thực nghiệm Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ (Khoa NN & SHƯD)
- Thời gian: từ tháng 9 đến tháng 11/2012 (vụ Thu Đông)
2.1.2 Tình hình khí tượng thủy văn
Thí nghiệm được tiến hành vào giữa mùa mưa (tháng 911/2012) nên ẩm độ
và lượng mưa giữa các tháng tương đối lớn Ẩm độ dao động từ 81,0088,00%, lượng mưa dao động từ 15,80299,70 mm, riêng nhiệt độ biến thiên từ 26,6028,300C, trung bình là 27,450C
Nhiệt độ (°C) Ẩm độ (%) Lượng mưa (mm)
Hình 2.1 Tình hình thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm tại TP Cần Thơ
(Đài Khí tượng thủy văn TP Cần Thơ, 2012)
2.1.3 Vật liệu thí nghiệm
- Giống
* Ngọn ghép: Giống dưa leo TN123 F1 do công ty giống cây trồng Trang Nông phân phối với đặc tính sinh trưởng mạnh, trồng được quanh năm, trái suông
Trang 26 Bí đỏ: là loại cây thân thảo, có nhiều tua cuốn, sống được quanh năm
Rễ phát triển mạnh, rễ chính ăn sâu và rễ phụ ăn lan rộng nên chịu hạn rất tốt Cây
có lá đơn, mọc cách và có cuốn dài Hoa thuộc loại đơn tính đồng chu, cánh hoa lớn, màu vàng, hoa cái có bầu noãn hạ và lớn
Bình bát dây: là cây có dạng dây leo đa niên, tua cuốn đơn Rễ khỏe có
củ nên cây sinh trưởng mạnh Lá hình 5 cạnh, có răng, hình tim ở gốc, lá chia 5 thùy có mũi nhọn cứng, bố trí xen kẽ dọc theo thân
- Phân bón: NPK 16-16-8-13S, Vôi, Risopla V, phân cá, phân dơi…
- Thuốc bảo vệ thực vật: Foraxyl 35WP, Antracol Zinc ++, Nazomy, Dylan, Radient, Diazanl, Cook 85, Appent supper, Prolant, Nyro, Tomato Plus
- Vật liệu khác: Màng phủ nông nghiệp, khay ươm, chậu nhựa, rổ nhựa, lưới làm giàn, dây chì…
- Dụng cụ đo: thước dây, thước kẹp, cân, Brix kế, máy đo độ cứng STATO, máy đo quang phổ Spectrophotometer, nhiệt kế…
- Dụng cụ ghép: lưỡi lam, cồn 700, ghim, ống mũ
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức với 3 lần lặp lại Bốn nghiệm thức là dưa leo ghép trên 3 loại gốc ghép và đối chứng không ghép:
1 Dưa leo không ghép (Đối chứng-không ghép)
2 Dưa leo ghép gốc mướp (Ghép gốc mướp)
3 Dưa leo ghép gốc bí đỏ (Ghép gốc bí đỏ)
4 Dưa leo ghép gốc bình bát dây (Ghép gốc bình bát dây)
Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện ngoài đồng, không xử lý mầm bệnh trong đất Diện tích khu vực thí nghiệm là 75 m2
Trang 27Hạt bí đỏ: được ngâm bằng nước ấm (50ºC) trong 2 giờ, đem ủ khoảng 2 ngày đến khi hạt nảy mầm thì cho vào ly (gồm đất, tro, phân dơi) Khi cây có 2 lá mầm vừa nhú ra (5 ngày) thì chuẩn bị ngọn ghép
Hạt bình bát dây: được ngâm bằng nước lạnh trong 4 giờ, đem ủ đến khi hạt nảy mầm (34 ngày) thì ươm vào khay (gồm đất, tro và phân dơi), chờ cho cây lên khoảng 2,5 cm thì đem trồng vào ly (gồm đất, tro trấu) Khi cây được 26 ngày sau khi ủ thì chuẩn bị ngọn ghép
- Ngọn ghép:
Dùng cát sạch rãi lên rỗ nhựa một lớp dầy 3 cm (sao cho mặt cát bằng phẳng), phun nước cho đủ ẩm Sau đó rãi đều hột dưa leo đã ngâm ủ lên bề mặt cát và dùng cát lắp lên hột dưa leo một lớp khoảng 1 cm Bắt đầu ghép khi cây mướp có 56 lá thật và khi cây dưa vừa rơi vỏ hạt (4 ngày sau khi ngâm ủ hạt)
lá mầm của gốc ghép (để khi ngọn dưa phát triển không bị ngăn cản bởi hai lá mầm của gốc ghép)
Trang 2815
Hình 2.2 Quy trình ghép dưa leo trên gốc bí đỏ bằng phương pháp ghép ghim(a) chuẩn bị
ngọn ghép dưa leo, (b) gốc bí đỏ (9 NSKG), (c) cắt bỏ phần gốc thân dưa leo một gốc khoảng 30º sát dưới lá mầm, (d) rút que ghim và đặt ngọn dưa leo lên gốc ghép, (e) áp sát mặt cắt vào thân và hai tử diệp của ngọn dưa leo vuông gốc với hai lá mầm của gốc ghép, (f) cây ghép hoàn chỉnh
+ Ghép mướp và bình bát dây: Bằng phương pháp ghép ống cao su (Trần Thị Ba, 2010) Ngọn ghép và gốc ghép được cắt xéo một gốc khoảng 450 (vị trí cắt
là trên hai lá mầm đối với gốc ghép) Cố định mặt tiếp xúc giữa ngọn ghép và gốc ghép bằng ống cao su chuyên dụng (cho hai mặt cắt tiếp xúc với nhau càng lớn càng tốt)
Hình 2.3 Quy trình ghép dưa leo trên gốc mướp, bình bát dây bằng phương pháp ghép
ống cao su(a) gốc mướp (15 NSKG), (b) gốc bình bát dây (30 NSKG), (c) loại bỏ lá thật và cắt xéo trên hai lá mầm 45 0 , (d) gắn ống nối cao su, (e) gắn ngọn ghép vào sao cho hai mặt tiếp xúc với nhau, (f) cây ghép hoàn chỉnh
Trang 2916
- Chăm sóc sau ghép
Để cây ghép vào chỗ mát và kín gió 2-3 ngày, dùng bình phun sương để ngọn ghép không bị héo Vào ngày thứ 4 cho cây ra nắng nhẹ 30 phút và vài giờ trong ngày thứ 5 và 6, đến ngày thứ 7 thì cho ra nắng hoàn toàn Khi cây ghép có
lá thật thì đem trồng (khoảng 1213 NSKGh)
* Chuẩn bị cây con không ghép: dưa leo sau khi ngâm hạt trong nước 1 giờ, tiến hành gieo trong khay Khi cây con ra lá thật (7 NSKG) thì phun thuốc ngừa sâu, bệnh sau đó đem ra đồng trồng
* Ngoài đồng
- Làm đất: liếp cao trung bình 35 cm, rộng 0,85 m và lối đi 0,8 m, sử dụng màng phủ nông nghiệp khổ rộng 1,2 m, phủ kín chân liếp Bón phân lót và tưới thật ướt mặt liếp trước khi đậy màng phủ, gieo cây con không ghép trong khay ươm khoảng 7 ngày rồi đem trồng, lúc đó cây ghép trong ly đã 12 NSKGh
- Trồng cây: cây con được trồng với khoảng cách 0,5 m và trồng lúc chiều mát Tưới đẫm nước trước khi đem cây con ra trồng, đục lỗ sâu khoảng 5 cm và đường kính 10 cm theo khoảng cách cây Đặt cây con trồng theo hàng và lấp đất lại
Hình 2.4 Cây con dưa leo 7 NSKG và cây ghép 12 NSKGh chuẩn bị trồng (a) Đối
chứng-không ghép (b) Ghép gốc mướp, (c) Ghép gốc bí đỏ, (d) Ghép gốc bình bát dây
Trang 3017
- Bón phân: loại, lượng phân bón qua các thời kỳ được trình bài ở Bảng 2.1
Bảng 2.1 Loại, lượng và thời kỳ bón phân cho dưa leo tại trại thực nghiệm Khoa NN &
SHƯD, Đại học Cần Thơ (tháng 911/2012)
Còn lại 100 kg NPK 16-16-8-13S chia làm nhiều lần tưới (3 ngày/lần) từ 45 ngày đến cây tàn
- Tưới nước: tưới nhiều nhất trong thời kỳ thu trái rộ; thoát nước tốt trong mùa mưa
- Phòng trừ sâu bệnh hại chính:
+ Bù lạch, rầy mềm, rầy phấn trắng, bọ dưa: phát hiện sớm, luân phiên thay
đổi thuốc trừ sâu thế hệ mới
+ Bệnh héo cây con, thán thư, đốm phấn, héo rũ (chạy dây), sương mai…
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
* Ghi nhận: ngày gieo, ngày trồng, ngày trổ hoa đầu tiên (50% số cây có hoa đầu tiên nở), ngày thu hoạch đầu tiên, số lần thu hoạch, thời gian kéo dài thu hoạch
* Tỷ lệ sống sau ghép (%): Đếm toàn bộ số cây sống trên khay ghép ở giai đoạn 10 NSKGh rồi tính tỷ lệ phần trăm cây sống ở mỗi nghiệm thức
* Chỉ tiêu tăng trưởng: quan sát tất cả các cây trên lô (8 cây) vào các giai đoạn 15, 30, 45 NSKT
- Chiều dài của thân chính: dùng thước dây đo từ cổ lá tử diệp đến đỉnh sinh trưởng của dây chính
- Số lá trên thân chính: đếm từ lá thật đầu tiên đến lá ngọn cuối cùng (những
lá có chiều dài phiến lá ≥ 2 cm trên dây chính)
- Đường kính gốc (cm), ngọn ghép (cm): dùng thước kẹp đo 2 cạnh thẳng góc phía dưới vết ghép 2 mm đối với cây còn nhỏ và 1 cm khi cây lớn (đối với đường kính gốc ghép) Phía trên vết ghép 2 mm lúc cây còn nhỏ và 1 cm khi cây lớn (đối với đường kính ngọn ghép) Chỉ tiêu được lấy định kỳ 10 ngày/lần