TRẦN BÁ ĐẠI ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI GỐC GHÉP MƯỚP ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT DƯA LEO, VỤ XUÂN HÈ 2013 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Cần Thơ, 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Trang 1TRẦN BÁ ĐẠI
ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI GỐC GHÉP MƯỚP ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
DƯA LEO, VỤ XUÂN HÈ 2013
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Cần Thơ, 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trang 2LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI GỐC GHÉP MƯỚP ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
DƯA LEO, VỤ XUÂN HÈ 2013
Cần Thơ, 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
-
Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Khoa học Cây trồng với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI GỐC GHÉP MƯỚP ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
DƯA LEO, VỤ XUÂN HÈ 2013
Do sinh viên Trần Bá Đại thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Cán bộ hướng dẫn
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
-
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Khoa học Cây trồng với đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI GỐC GHÉP MƯỚP ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT DƯA LEO, VỤ XUÂN HÈ 2013 Do sinh viên Trần Bá Đại thực hiện và bảo vệ trước hội đồng Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
Luận văn tốt nghiệp đư c hội đồng đánh giá ở mức:
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Thành viên Hội đồng
DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
Trang 5TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I L ị h ơ ƣợ
Ngày, tháng, năm sinh: 10/10/1993 Dân tộc: Kinh Nơi sinh: Thị trấn Cái Vồn, Bình Minh, Vĩnh Long
Họ và tên cha: Trần Văn Thăng
Họ và tên mẹ: Trương Thị Lang
Chỗ ở hiện nay: 2590, tổ 5 ấp Thuận Thành A, xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
II Q á r nh họ p
1 Tiểu học
Thời gian: 1999-2004
Trường: Tiểu học Thuận An “A”
Địa chỉ: xã Thuận An, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
2 Trung học Cơ sở
Thời gian: 2004-2008
Trường: Trung học Cơ sở Thuận An
Địa chỉ: huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
3 Trung học Phổ thông
Thời gian: 2008-2011
Trường: Trung học Phổ thông Bình Minh
Địa chỉ: huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
4 Đại học
Thời gian: 2011-2015
Trường: Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Đường 3 2, phường uân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng (khóa 37)
Ngày … tháng … năm 2014
Trần Bá Đại
Trang 6- ThS Võ Thị Bích Thủy đã đóng góp những ý kiến xác thực góp phần hoàn chỉnh luận văn
- Cố vấn học tập Cô Bùi Thị Cẩm Hường đã quan tâm và dìu dắt lớp tôi hoàn thành tốt khóa học
- Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học
- Chân thành cảm ơn em ruột Trần Thị Thùy Dương luôn ủng hộ anh trong suốt thời gian học tập
Th n gửi về!
Các bạn lớp Khoa học Cây trồng khóa 37 những lời ch c sức khỏe và thành đạt trong tương lai
Trần Bá Đại
Trang 7TRẦN BÁ ĐẠI, 2014 “Ảnh hưởng của tuổi gố ghép mướp đ n inh rưởng
và năng ấ dưa eo, vụ X n Hè 2013” Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành
Khoa học Cây trồng, khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Ba và ThS Võ Thị Bích Thủy
TÓM LƯỢC
Đề tài đư c thực hiện tại trại thực nghiệm khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ, vụ Xuân Hè nhằm mục tiêu tìm ra tuổi gốc ghép mướp thích h p để cây dưa leo có khả năng sinh trưởng mạnh và đạt năng suất Thí nghiệm đư c bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức với 3 lần lặp lại Ba nghiệm thức là 3 độ tuổi gốc ghép mướp (1) Dưa leo ghép gốc mướp 14 ngày tuổi, (2) Dưa leo ghép gốc mướp 19 ngày tuổi
và (3) Dưa leo ghép gốc mướp 24 ngày tuổi Diện tích thí nghiệm là 100 m2 Kết quả thí nghiệm cho thấy, sinh trưởng (chiều dài, số lá, số chồi trên thân chính) của cây dưa leo ghép gốc mướp 19 ngày tuổi mạnh hơn so với cây dưa leo ghép gốc mướp 14 và 24 ngày tuổi Năng suất thương phẩm cây dưa leo ghép gốc mướp 19 ngày tuổi đạt 19,85 tấn ha cao hơn so với cây dưa leo ghép gốc mướp 14 ngày tuổi (13,78 tấn/ha) và cây dưa leo ghép gốc mướp 24 ngày tuổi (18,08 tấn/ha)
Trang 8MỤC LỤC
Tóm lư c vi
Mở đầu 1
Chương 1 Lược khảo tài liệu 2
1.1 Ghép và một số nghiên cứu về bầu bí dưa ghép 2
1.1.1 Tổng quan về ghép 2
1.1.2 Mối quan hệ giữa gốc và ngọn ghép 2
1.1.3 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp ghép 3
1.1.4 Một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng về gốc ghép dưa bầu bí 4
1.2 Gốc ghép giống mướp hương 5
1.3 Ngọn ghép cây dưa leo 6
1.3.1 Nguồn gốc cây dưa leo 6
1.3.2 Phân loại dưa leo 6
1.3.3 Giá trị dinh dư ng và công dụng của dưa leo 6
1.3.4 Đặc tính thực vật cây dưa leo 7
1.3.5 Đặc tính sinh học cây dưa leo 8
1.3.6 Sâu bệnh chính của cây dưa leo 8
Chương 2 Phương iện và phương pháp 11
2.1 Phương tiện 11
2.1.1 Địa điểm và thời gian 11
2.1.2 Tình hình khí tư ng thủy văn 11
2.1.3 Vật liệu thí nghiệm 12
2.2 Phương pháp 12
2.2.1 Bố trí thí nghiệm 12
2.2.2 Kỹ thuật canh tác 13
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi 16
2.2.4 Phân tích số liệu 16
Chương 3 K t quả và thảo lu n 17
3.1 Ghi nhận tổng quát 17
Trang 93.2 Tỷ lệ sống sau ghép và bệnh khảm của cây dưa leo 17
3.3 Tình hình sinh trưởng của cây dưa leo ghép mướp 18
3.3.1 Chiều dài thân, số lá, đường kính gốc cây mướp trước khi ghép 18
3.3.2 Chiều dài thân chính 19
3.3.3 Số lá trên thân chính 20
3.3.4 Đường kính gốc ghép và ngọn ghép 21
3.3.5 Số chồi trên thân chính 23
3.3.6 Kích thước (dài, rộng) trái dưa leo 24
3.4 Thành phần năng suất và năng suất 25
3.4.1 Trọng lư ng trung bình trái 25
3.4.1 Số trái và số trái thương phẩm trên cây 25
3.4.2 Năng suất tổng và năng suất thương phẩm 26
3.4.3 Trọng lư ng toàn cây (thân, lá và trái) 27
Chương 4 K t lu n và đề nghị 28
4.1 Kết luận 28
4.2 Đề nghị 28
Tài liệu tham khảo 29
Phụ chương
Trang 10DANH SÁCH BẢNG
3.1 Tỷ lệ sống 7 ngày sau khi ghép và bệnh khảm 27 NSKT của
cây dưa leo ghép mướp ở các độ tuổi gốc ghép khác nhau 17
Trang 11DANH SÁCH HÌNH
Trang 12DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng Sông C u Long
NSKG: ngày sau khi gieo
NSKT: ngày sau khi trồng
G14: dưa leo ghép gốc mướp 14 ngày tuổi
G19: dưa leo ghép gốc mướp 19 ngày tuổi
G24: dưa leo ghép gốc mướp 24 ngày tuổi
Trang 13MỞ ĐẦU
Dưa leo (Cucumis sativus L.) là loại rau ăn trái đư c mọi người ưa chuộng
do chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho con người, có thời gian sinh trưởng ngắn và có giá trị kinh tế khá cao nên đư c trồng rộng rãi khắp nơi Trên thế giới, diện tích trồng dưa leo khoảng 2 triệu ha, năng suất trung bình 31,67 tấn/ha, sản lư ng đạt 67,44 triệu tấn (FAO, 2012) Ở nước ta, cây dưa leo
đư c trồng khắp các vùng từ Bắc đến Nam Tuy nhiên, do việc canh tác liên tục trên một nền đất đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển mạnh, đặc biệt là bệnh
héo rũ do nấm Fusarium oxysporum Để hạn chế bệnh hại người nông dân
thường s dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị, việc này gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường Trong trường h p này,
“ghép” là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất l i mà vẫn giữ đư c đặc tính di truyền của giống ban đầu Ngoài ra, “ghép” còn là một phương pháp canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững Trên cơ sở đó, một số nghiên cứu đã đư c thực hiện để xác định gốc ghép họ bầu bí thích h p với dưa leo, nhằm đảm bảo đư c khả năng giảm thiệt hại của bệnh héo rũ gây ra mà vẫn giữ đư c năng suất và phẩm chất Trong đó, “mướp” là loại cây có khả năng sinh trưởng mạnh, chịu đư c hạn và
úng thuộc họ bầu bí dưa Cucurbitaceae nên có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí
của một gốc ghép Tuy nhiên, để đảm bảo đư c khả năng sinh trưởng tốt nhất cho cây ghép sau này còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng
nhất là “tuổi gốc ghép” Chính vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của tuổi gốc ghép
mướp đ n inh rưởng và năng ất dưa eo” đư c thực hiện nhằm mục tiêu
tìm ra tuổi gốc ghép mướp thích h p nhất có khả năng sinh trưởng khỏe và đạt năng suất trên cây dưa leo
Trang 14CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Ghép và một số nghiên cứu về bầ í dưa ghép
1.1.1 Tổng quan về ghép
Ghép cây là một phương pháp nhân giống vô tính đư c thực hiện bằng cách đem gắn một phần của cây giống (cành ghép) sang một cây khác (gốc ghép), thông qua việc áp sát các mô phân sinh ngang (tư ng tầng) để tạo nên một cây mới (sống cộng sinh) giữ đư c những đặc tính di truyền của cây giống ban đầu
và những đặc tính chống chịu quý của gốc ghép (Phạm Văn Côn, 2007) Trong
đó, cây làm gốc ghép thông qua bộ rễ, có chức năng lấy dinh dư ng trong đất để nuôi toàn bộ cây mới, còn phần ngọn ghép có chức năng sinh trưởng và tạo ra sản phẩm (Hoàng Nam và Trần Phư ng Trinh, 2002)
1.1.2 Mối quan hệ giữa gốc và ngọn ghép
Giữa các cây có sự khác biệt nhau về cấu trúc mô, tế bào về sinh lý, về tính
di truyền v.v Nếu ghép những cây có sự khác biệt không lớn thì khả năng hòa nhập sẽ cao và cây ghép sẽ dễ sống, phát triển thuận l i, ngư c lại những cây khác biệt càng lớn thì khả năng hòa nhập càng thấp Quy luật chung là nguồn gốc thực vật càng gần thì khả năng hòa nhập càng cao Việc ghép các cây khác họ thực vật từ trước đến nay chưa thành công (Hoàng Nam và Trần Phư ng Trinh, 2002) Thông thường người ta hay lựa chọn các cặp họ hàng gần nhau để tạo tổ
h p ghép như cùng loài, cùng giống hay cùng họ,… (Phạm Văn Côn, 2007) Theo Lâm Ngọc Phương và Lê Minh Lý (2012) gốc ghép và cành ghép của cây ghép là một cơ thể thống nhất hoàn chỉnh Gốc ghép ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cành ghép, đến sự ra hoa kết trái của cây ghép, đến khả năng chống chịu của cây ghép như chịu hạn, chịu úng, chịu rét và kháng bệnh Tương tự, theo Trần Khắc Thi (2008) đường kính gốc ghép quyết định khả năng hấp thụ dinh
dư ng và có khả năng dẫn đến năng suất và phẩm chất cao Theo Phạm Văn Côn (2007) gốc ghép là bộ phận h t nước và chất dinh dư ng cung cấp cho ngọn ghép, gốc ghép càng khỏe, càng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai thì cây ghép sinh trưởng càng tốt, năng suất càng cao và tuổi thọ càng dài Theo Hoàng Nam và Trần Phư ng Trinh (2002) cho rằng gốc ghép có sức sống cao thì tỷ lệ ghép sống cũng cao
Lâm Ngọc Phương (2006) nhận định rằng mức độ sinh trưởng của ngọn ghép có mối tương quan thuận với sự phát triển của gốc ghép; nghĩa là gốc ghép sinh trưởng tốt thì ngọn ghép sinh trưởng tốt và ngư c lại Tương tự, theo nghiên cứu của Lê Trọng Nguyễn (2008) thì đường kính ngọn ghép thể hiện khả năng
Trang 15sinh trưởng của gốc ghép Gốc ghép sinh trưởng càng mạnh thì ngọn ghép càng lớn, cây ghép sinh trưởng càng tốt
Thông thường sức tiếp h p giữa cành ghép và gốc ghép đư c đánh giá bằng
tỷ lệ tiếp h p (Phạm Văn Côn, 2007):
T<1: cây ghép có hiện tư ng chân hương Thế sinh trưởng cành ghép mạnh hơn của gốc ghép làm cho cây ghép sinh trưởng phát triển kém dần, tuổi thọ ngắn
1.1 3 Ư điểm và hạn ch của phương pháp ghép
* Ư điểm của phương pháp ghép
Jung (1994) cho rằng cây ghép có bộ rễ phát triển mạnh đã hạn chế đư c những bệnh nghiêm trọng trong đất do một số tác nhân gây hại như nấm
Fusarium, Vericillium và Pseudomanas Theo Giannakou và Karpouzas (2003) trích dẫn bởi Angela et al (2013) s dụng cây ghép có thể làm giảm khả năng
gây hại của tuyến trùng trên cây họ bầu bí Theo Hoàng Nam và Trần Phư ng Trinh (2002), Lâm Ngọc Phương và Lê Minh Lý (2012) cũng cho rằng cây ghép
có thể tăng cường khả năng thích ứng với môi trường, các gốc ghép có bộ rễ khỏe, có khả năng chịu hạn, chịu úng, chịu lạnh, chịu mặn,… và đặc biệt là chịu
đư c các loại bệnh do nấm gây ra Ghép là một chiến lư c để cải thiện khả năng chịu mặn của dưa leo Ghép làm tăng khả năng chịu mặn của cây dưa leo bằng cách hạn chế việc vận chuyển Na+ đến lá (Jin ZHU et al., 2008)
Ghép là biện pháp hữu hiệu và kinh tế nhất để có thể trồng dưa liên tục qua
nhiều vụ mà cây dưa không bị bệnh héo do nấm Fusarium oxysporum (Phạm
Hồng Cúc, 2002) Ghép cây họ bầu bí từ lâu đã phổ biến ở Châu Á, các nước Châu Âu và Trung Đông S dụng gốc ghép nhằm tăng cường khả năng chống chịu với các mầm bệnh trong đất, chịu đư c nhiệt độ thấp của đất hay chịu đư c
độ mặn của đất và khả năng h t các chất dinh dư ng mạnh trong đất của gốc
ghép (Ruiz et al., 1997 trích dẫn bởi Angela and Perkins-Veazie, 2006)
Đường kính gốc ghép
Đường kính ngọn ghép
Trang 16* Hạn ch của phương pháp ghép
Giá thành cây ghép cao hơn so với cây không ghép và thời gian sinh trưởng của cây ghép lâu hơn cây trồng trực tiếp từ 1-2 tuần (Trần Thị Ba, 2010) Nguyễn Bảo Toàn (2004) cũng cho rằng ghép cây là một kỹ thuật nhân giống tốn kém nhất, chi phí ghép cao gấp 3 lần nhân giống bằng giâm cành và 14 lần nhân giống bằng hạt Kỹ thuật ghép có tính chất quyết định, phụ thuộc vào sự thành thạo của người ghép Các thao tác ghép cần đư c tiến hành nhanh và chính xác Kỹ thuật chăm sóc cây dưa ghép, phòng trừ sâu bệnh hại cần đư c tuân thủ một cách nghiêm ngặt, đ ng kỹ thuật (Lâm Ngọc Phương và Lê Minh Lý, 2012)
1.1.4 Một số k t quả nghiên cứu và ứng dụng về gốc ghép dưa ầu bí
Ghép rau đư c ứng dụng nhiều ở Đông Á để hạn chế các vấn đề liên quan đến thâm canh rau trong sản xuất Ghép dưa bầu bí nhằm để gia tăng năng suất
và kiểm soát dịch bệnh, ứng dụng đầu tiên trên cây dưa hấu và s dụng bầu làm gốc ghép (Matsum and Nakai trích dẫn bởi Chieri and McClure, 2008) Trồng rau ghép lần đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản và Hàn Quốc vào cuối những năm 1920 bằng cách ghép dưa hấu trên gốc bầu (Ashita, 1927; Yamakawa, 1983 trích dẫn bởi Jung, 1994) Năm 1930, sản xuất cây giống dưa hấu ghép trong thương mại xuất hiện Nghiên cứu về ghép dưa leo cũng bắt đầu vào cuối những năm 1930, nhưng các ứng dụng thương mại đã không phát triển cho đến những năm 1960 Dưa leo ghép nhằm tăng cường khả năng chịu nhiệt độ thấp và sức đề kháng
bệnh héo Fusarium (Fujieda, 1994 trích dẫn bởi Angela et al., 2013) Năm 1990,
gần 60% các trang trại, nhà kính ở Nhật s dụng cây giống ghép như dưa hấu, dưa leo, cà chua,… và ở Hàn Quốc con số này là 81% Hiện nay, hơn 500 triệu cây giống ghép đư c sản xuất hàng năm ở Nhật Bản (Chieri and McClure, 2008) Một trong những l i thế lớn của việc s dụng cây ghép là kiểm soát đư c
nhiều tác nhân gây bệnh trong đất như Fusarium, Phomopsis, Monosporascus cannonballus và cả tuyến trùng Ngoài ra, ở nhiều nước sự tăng năng suất đã
đư c báo cáo Tại Tây Ban Nha, hơn 90% dưa hấu đư c ghép và s dụng giống dưa bầu bí khác nhau như là gốc ghép Ở Ma-rốc, các thí nghiệm đã đư c tiến hành trong các cây họ bầu bí trên chính khu vực sản xuất để so sánh sản lư ng của cây ghép và không ghép, sản lư ng trung bình của cây dưa và dưa hấu ghép cao hơn nhiều so với các cây không ghép: sự gia tăng năng suất là 44% và 84% tương ứng cho dưa và dưa hấu (Mohamed)
Trần Thị Hồng Thơi (2007) nghiên cứu về khả năng chống chịu của một số
gốc ghép đối với bệnh héo rũ dưa hấu do nấm Fusarium oxysporum gây ra Kết
quả thí nghiệm đã cho thấy tỷ lệ cây bệnh nhiều nhất là dưa hấu không ghép 30,6% so với các nghiệm thức có s dụng gốc ghép đều có tỷ lệ bệnh dưới 13%
Trang 17Tương tự nghiên cứu của Phan Ngọc Nhí (2013) cũng có nhận định: dưa leo ghép trên các loại gốc ghép họ dưa bầu bí đều cho kết quả kháng tốt đối với bệnh
héo rũ do nấm Fusarium oxysporum Tỷ lệ nhiễm bệnh ở các nghiệm thức có s
dụng gốc ghép đều dưới 4,4%
Một số kết quả nghiên cứu mới đây tại Đại học Cần Thơ cho thấy, gốc ghép còn có khả năng làm tăng năng suất cây trồng trong điều kiện bình thường Trong nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Hân và Thạch Thị Dung (2012) cây ghép cho năng suất thương phẩm cao hơn cây không ghép 13,03% và đồng thời số trái không thương phẩm thấp hơn Theo Trần Thị Ba (2010) dưa hấu ghép gốc bầu Nhật 3
và bầu địa phương cho năng suất cao hơn đối chứng không ghép Nghiên cứu của
Võ Duy Hoàng (2012) cũng có kết quả tương tự, dưa lê ghép gốc bầu địa phương cho năng suất cao hơn so với ghép gốc bình bát dây và dưa leo không ghép Nghiên cứu Trần Văn Lễ (2012) dưa lê ghép trên gốc bí đỏ cho năng suất thương phẩm cao hơn dưa lê không ghép là 12%
Gốc ghép không chỉ giúp cây trồng kháng lại một số bệnh trong đất mà còn
có thể giúp cây trồng chống chịu đư c trước những điều kiện bất l i khác của môi trường Cây ghép khi ra đồng có khả năng chống chịu đư c các bệnh từ đất
và điều kiện bất l i của môi trường cao hơn so với cây không ghép đồng thời cải thiện chất lư ng sản phẩm (Lê Trường Sinh, 2006) Trong nghiên cứu của Asuman and Ozgur (2010) cũng cho rằng năng suất và tăng trưởng của cây không ghép giảm đáng kể trong môi trường đất bị ô nhiễm tuyến trùng
Meloidogyne incognita trong điều kiện nhà lưới so với cây dưa leo ghép
1.2 Gốc ghép giống mướp hương
Mướp (Luffa cylindrica L.) có nhiều loại: mướp trâu, mướp hương, mướp
quỳnh 7 lá… Nhưng mướp hương đư c nhiều người ưa thích nhất, mướp là loại rau ăn trái quen thuộc đư c trồng phổ biến trên mọi vùng miền (Trung tâm UNESCO phổ biến kiến thức văn hóa giáo dục cộng đồng, 2005) Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2007), giống mướp hương trái nhỏ, thịt dày
và có mùi thơm Mướp có tác dụng l i tiểu, tiêu đờm, giải độc, an thai,… Lá mướp có tác dụng kháng viêm, trị chảy máu vết thương ngoài da, chốc lở Hạt chữa ho, long đờm, giun đũa Tua cuốn và rễ trị đư c viêm xoang, viêm mũi, ho Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2007) mướp là cây thảo, thân leo, có nhiều tua cuốn, phân cành mạnh Rễ chùm rất phát triển, lan rộng gần mặt đất Lá mọc so le, hình tim, chia 5-7 thùy, xung quanh có răng cưa nhỏ,
bề mặt có lông nhám Hoa đơn tính trên cùng một cây Cánh hoa rộng, màu vàng tươi Trái hình trụ, thuôn, dài 30-50 cm, rộng 5-8 cm, thịt trắng, mềm, ngọt nhạt,
Trang 18thường dùng nấu canh, xào,… Hạt hình bầu dục dẹp, vỏ mỏng hơi cứng, màu đen Trong mỗi trái chứa tới vài trăm hạt
Mướp là cây rau của mùa hè, ưa khí hậu nóng và ẩm, ánh sáng nhiều Khả năng chịu hạn tốt, cần nhiều nước nhưng không chịu úng ngập, do bộ rễ rất phát triển, ăn rộng nhưng nông Mướp đư c trồng trên nhiều loại đất, nhiều mùn, giữ
ẩm nhưng thoát nước tốt (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007)
1.3 Ngọn ghép cây dƣa eo
1.3.1 Nguồn gốc y dƣa eo
Dưa leo có tên khoa học là Cucumis sativus L., tên tiếng anh là Cucumber, thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae Dưa leo đư c biết ở Ấn Độ cách nay hơn 3.000
năm, phát triển theo hướng Tây Châu Á, Châu Phi và miền nam Châu Âu, trồng
ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ 6 và hiện nay đư c trồng khắp nơi trên thế giới
(Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001) Có nhiều quan điểm cho rằng dưa leo có nguồn
gốc ở Việt Nam (trung tâm khởi nguyên 1) và Ấn Độ (trung tâm 2) (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2005)
1.3.2 Phân loại dƣa eo
Dưa leo đư c phân loại thành 3 thứ dưa: dưa leo thường, dưa leo lư ng tính
và dưa leo hoang dại (Teachenko, 1967 trích dẫn bởi Tạ Thu Cúc, 2005) Ngoài
ra, theo bảng phân loại của Gabaev X (1932) dưa leo còn đư c chia thành 3 loài phụ: loài phụ Đông Á (ssp Rigidus Gab.), loài phụ Tây Á (ssp Graciolor Gab.)
và dưa leo hoang dại (ssp Agrostis Gab.) (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996)
Ở nước ta, theo Trần Thị Ba và ctv (1999) dưa leo đư c chia thành 2 nhóm:
nhóm dưa leo trồng giàn (cần làm giàn) và nhóm dưa leo trồng trên đất (không cần làm giàn) Theo Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (1999), dưa leo đư c chia làm 2 nhóm: dưa leo địa phương (dạng trái ngắn và trung bình) và dưa leo nhập (dạng trái dài)
1.3.3 Giá trị dinh dƣỡng và công dụng của dƣa eo
Dưa leo là loại rau ăn trái thông dụng và đư c ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày của nhân dân ta Có thể dùng ăn tươi hay trộn với các rau khác, nấu canh hoặc muối mặn hay muối chua (Võ Văn Chi, 2005) Dưa leo cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất Trái dưa leo chứa 96% nước và 100 g trái tươi cho 14 calo; 0,7 mg protein; 24 mg calcium; 20 IU vitamin A; 12 mg vitamin C; 0,024
mg vitamin B1; 0,075 mg vitamin B2 và 0,3 mg vitamin B6 (Phạm Hồng Cúc và
ctv., 2001) Theo Đông y, dưa leo có tác dụng giải khát, lọc máu, l i tiểu, an thần
nhẹ Trái dưa leo thái lát mỏng đắp ngoài da để trị ngứa, làm mịn da, trong mỹ
Trang 19phẩm dùng làm kem bôi mặt, thuốc dư ng da (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007)
1.3.4 Đặc tính thực v t cây dƣa eo
* Rễ dƣa eo phát triển rất yếu, phân bố ở tầng đất mặt 30-40 cm (Phạm
Hồng Cúc và ctv., 2001) Dưa leo có hệ rễ ưa ẩm, không chịu khô hạn, cũng
không chịu ngập úng (Tạ Thu Cúc, 2005)
* Thân dƣa eo là thân thảo hằng niên, thân dài, có nhiều tua cuốn để bám
khi bò Chiều dài thân tùy điều kiện canh tác và giống, các giống canh tác ngoài
đồng thường chỉ dài từ 0,5-2,5 m (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001) Thân chính
thường phân nhánh, cũng có nhiều dạng dưa leo hoàn toàn không thành lập
nhánh ngang (Trần Thị Ba và ctv., 1999)
* Lá dƣa eo là lá đơn, to mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác với
cuống lá rất dài 5-15 cm, rìa lá nguyên hay có răng cưa Lá trên cùng một cây
cũng có kích thước và hình dáng thay đổi (Trần Thị Ba và ctv., 1999) Theo Lê
Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2005), Bùi Tấn Anh và Phạm Thị Nga (2010) cho rằng quang h p có thể xảy ra ở tất cả những phần xanh có chứa diệp lục tố, nhưng cơ quan chứa nhiều diệp lục tố nhất là lá nên lá là cơ quan chính của sự quang h p Quang h p là quá trình tạo ra sinh khối cho cây nên cây có càng nhiều lá, quang h p càng tốt sẽ tạo nhiều sinh khối cho cây, có thể tạo ra năng
suất cao cho cây trồng Trần Thị Ba và ctv (1999) cũng có cùng nhận định nguồn
dinh dư ng đư c s dụng chủ yếu nhờ quá trình quang h p từ lá, số lá nhiều hay
ít có ý nghĩa quan trọng trong việc quang h p tạo ra vật chất nuôi cây
* Hoa dƣa eo là hoa đơn tính đồng chu hay biệt chu Các giống dưa leo
trồng ở vùng Đồng bằng Sông C u Long (ĐBSCL) thường ra hoa sớm, bắt đầu ở nách lá thứ 4-5 trên thân chính và nở liên tục trên thân chính và nhánh (Trần Thị
Ba và ctv., 1999)
* Trái dƣa eo thuôn dài, chiều dài trái trung bình từ 15-20 cm, rộng 4-5
cm Trái tăng trưởng rất nhanh, thường 8-10 ngày sau khi nở hoa là đư c thu hoạch Trọng lư ng trái từ 100-200 g (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007) Theo Tạ Thu Cúc (2005) hình dạng và kích thước trái dưa leo sai khác rất lớn, chủ yếu do đặc tính của giống quy định, điều này cũng đư c tìm thấy trong nghiên cứu của Lê Ngọc Hớn (2013), Phạm Thị Hồng Nhung (2013), Nguyễn Hòa Phương (2013) cũng cho rằng kích thước trái dưa leo do đặc tính giống quy định Hạt dưa leo có màu vàng nhạt Trọng lư ng 1000 hạt dao động
từ 20-30 g Số hạt trong một trái từ 150-500 hạt (Mai Thị Phương Anh và ctv.,
1996)
Trang 20* Yêu cầu về ánh sáng: dưa leo là cây ưa ánh sáng ngày ngắn, thời gian
chiếu sáng 10-12 giờ ngày (Lưu uân Lý và Bàn Minh Đoàn, 2005) Cường độ ánh sáng thích h p cho dưa leo trong phạm vi 15.000-17.000 lux (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1999)
* Yêu cầu về độ ẩm của cây dưa leo là rất lớn Độ ẩm đất thích h p là
85-95%, độ ẩm không khí 90-95% Cây dưa leo chịu hạn rất kém Thiếu nước cây không những sinh trưởng kém, tích lũy cucurbitanxina là chất gây đắng trong trái Thời kỳ cây ra hoa, tạo trái yêu cầu lư ng nước cao nhất (Mai Thị Phương
Anh và ctv., 1996)
* Yêu cầu về đất: đất trồng thích h p là đất màu m , giàu chất hữu cơ, tơi
xốp, độ pH từ 5,5-6,8 Dưa leo gieo trồng trên đất thịt nhẹ, đất cát pha thường cho năng suất cao, chất lư ng trái tốt Đất trồng các cây trong họ bầu bí phải luân canh triệt để, tốt nhất là luân canh với cây trồng nước (Lưu uân Lý và Bàn Minh Đoàn, 2005)
1.3.6 Sâu bệnh chính của cây dƣa eo
1.3.6.1 Sâu hại chính của dƣa eo
* Bọ rĩ (Thrips palmi karny)
Bọ trĩ có cơ thể rất nhỏ, màu vàng hơi nâu, hai mắt đen Bọ trĩ tấn công bằng cách chích hút nhựa cây Đọt non bị tấn công không dài mà chùn lại và cất cao lên, nên thường gọi là hiện tư ng “đầu lân” hay “bắn máy bay” trên dưa hấu Ngoài ra, bọ trĩ còn truyền bệnh khảm do virus làm vàng lá và xoăn lá, cây không chết và ra hoa nhưng không cho trái (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011) Đốt các tàn dư thực vật S dụng màng phủ màu xám bạc để xua đuổi thành trùng Dùng bẩy vàng xác định mật số bọ trĩ để quyết định khi nào phun thuốc
(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)
* Bọ rầy dƣa
Đây là loài côn trùng đa ký chủ Thành trùng cánh màu vàng nâu, mắt đen, râu dài rất linh động, ăn lớp biểu bì và phần mô diệp lục mặt trên lá thành một đường vòng, phần bị cạp ăn sẽ đứt lìa khỏi lá Ấu trùng mới nở màu trắng sữa, tấn công vào gốc làm cây bị vàng héo, chậm phát triển hoặc chết đột ngột (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)
Trang 21Cách phòng trị theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) thu gom tiêu hủy cây dưa sau mùa thu hoạch Bảo vệ cây con tránh mất lá làm cho cây chậm phát triển S dụng thuốc hóa học để trừ thành trùng khi cần thiết Sau đó, từ 5-7 ngày áp dụng lại nếu mật số còn cao, nhất là khi cây còn nhỏ
1.3.6.2 Bệnh hại chính trên dƣa eo
* Bệnh héo do nấm Fusarium oxysporum
Biểu hiện bệnh theo Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2007) cây con bị héo như mất nước, chết khô từ đọt, nhổ lên thấy gốc thối đen, cổ rễ không teo tóp Cây đã lớn thì sinh trưởng kém, lá biến vàng từ gốc trở lên, cây bị héo từng nhánh, cuối cùng héo cả cây và chết khô, cắt ngang thân gần gốc thấy mạch dẫn bên trong bị thâm đen
Phòng trị bệnh bằng cách phun thuốc gốc đồng vào hốc khi gieo trồng cũng hạn chế một phần bệnh héo vàng Khi cây có biểu hiện bệnh, rắc vôi và phun thuốc gốc đồng rồi vun gốc có thể hồi phục Nhổ bỏ tiêu hủy cây bị bệnh nặng (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007) Hiện nay ngoài phòng trừ
bệnh héo do nấm Fusarium bằng phương pháp hóa học, một phương pháp khá
phổ biến và s dụng từ lâu ở các nước tiên tiến là ghép Ghép để kiểm soát bệnh
héo Fusarium trên dưa hấu và dưa chuột là một thực tế phổ biến Bệnh héo do nấm Fusarium oxysporum, có lẽ là bệnh có nguồn gốc từ đất phổ biến nhất và
gây thiệt hại cây trồng thuộc họ bầu bí trên toàn thế giới S dụng cây ghép để
kháng bệnh héo Fusarium và để kiểm soát F oxysporum f sp niveum Snyder & Hansen đã bắt đầu ở Nhật Bản trong những năm 1920 (Angela et al., 2013)
* Bệnh khảm do virus
Biểu hiện bệnh theo Vũ Triệu Mân (2007), Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm
Anh Cường (2007), Phạm Hồng Cúc và ctv (2001) là cây dưa leo bị khảm lá non
có những vết khảm loang lổ, xanh đậm và xanh vàng xen kẽ, lá cây thường bị biến dạng, phiến lá gồ ghề, bệnh nặng lá nhỏ hẹp co quắp, đốt thân co ngắn, cây thấp bé, phát triển chậm, trái ít và trái bị biến dạng sần sùi, trên vỏ có các vết đốm xanh đậm, xanh nhạt loang lổ và ăn có vị đắng Nếu bị nặng cây có thể không chết nhưng không cho trái dẫn đến mất năng suất Ngoài ra, theo Tạ Thu Cúc (2007) cho rằng bệnh ảnh hưởng đáng kể đến năng suất và chất lư ng sản phẩm Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2007) cho rằng bọ trĩ là môi giới truyền bệnh virus cho cây dưa
Biện pháp phòng trừ bệnh theo Vũ Triệu Mân (2007) có thể áp dụng biện pháp tổng h p: nhổ bỏ cây bệnh, trồng cây sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng, thường xuyên phun thuốc trừ bọ trĩ, rệp để hạn chế sự lây lan của bệnh Theo
Trang 22Wanget et al (2002) trích dẫn bởi Angela et al (2013) cho rằng cây dưa hấu
ghép làm giảm ảnh hưởng của các dòng virus CMV,… so với cây không ghép
* Bệnh đốm phấn, ƣơng mai do nấm Pseudooeronospora cubensis
Biểu hiện bệnh theo Phạm Hồng Cúc và ctv (2001) vết bệnh hình đa giác
có góc cạnh rất rõ, l c đầu có màu vàng nhạt sau chuyển thành nâu Bệnh thường xuất hiện từ lá già ở gốc lan lên lá non, bệnh phát triển mạnh vào thời điểm ẩm
độ cao, mưa nhiều
Biện pháp phòng trị bệnh theo Vũ Triệu Mân (2007) tiêu diệt tàn dư thân lá bệnh, làm tốt vệ sinh đồng ruộng ngay sau khi thu hoạch Chọn giống tốt, lấy giống từ những ruộng không bệnh X lý hạt giống bằng thuốc hóa học Tiến hành phun thuốc kịp thời ngay sau khi bệnh xuất hiện Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2007) cần trồng mật độ vừa phải, không bón nhiều đạm Ngắt
bỏ các lá già phía gốc và các lá bệnh
Trang 23CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương iện
2 1 1 Địa điểm và thời gian
Địa điểm: Trại thực nghiệm, khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
trường Đại học Cần Thơ
Thời gian: tháng 02-05/2013 (vụ Xuân Hè)
2 1 2 T nh h nh khí ượng thủy văn
Kết quả Hình 2.1 cho thấy nhiệt độ trung bình trong thời gian thí nghiệm từ
tháng 02-05/2013 là 28,4oC, cao nhất vào tháng 4 (29,1oC), ẩm độ không khí
tương đối cao 77,5%, lư ng mưa trung bình là 56,88 mm, lư ng mưa cao vào
tháng 5 (169,1 mm) và thấp nhất vào tháng 3 (0,0 mm)
Hình 2.1 Tình hình khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm (tháng
02-05/2013) tại TP.Cần Thơ (Đài khí tư ng Thủy văn Cần Thơ, 2013)
Trang 24h p trồng trên nhiều loại đất
Phân bón: vôi, phân hữu cơ vi sinh KG-Trico, NPK 16-16-8-13S, Urea, phân trung lư ng, kích thích ra rễ Ri phù sa V
Thuốc bảo vệ thực vật: Confidor 100SL, Supper cook 85WP, Carbiotop, Rađiant 60SC, SecSaigon 10EC, Vertymec, Marthian 90SP,…
Màng phủ nông nghiệp, cây làm giàn, dây chì, lưới làm giàn, thước dây, thước kẹp, cân, ly nhựa, khay ươm chuyên dùng, rỗ nhựa gieo ngọn ghép, lư i lam, cồn 70o và một số vật liệu cần thiết khác
2.2 Phương pháp
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đư c bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức (Hình 2.2) với 3 lần lặp lại Ba nghiệm thức là 3 độ tuổi gốc mướp:
1 Dưa leo ghép gốc mướp 14 ngày tuổi (G14)
2 Dưa leo ghép gốc mướp 19 ngày tuổi (G19)
3 Dưa leo ghép gốc mướp 24 ngày tuổi (G24)
Diện tích thí nghiệm: 100 m2
Trang 25Hình 2.2 Ba độ tuổi gốc ghép mướp khác nhau (a) gốc mướp 14 ngày tuổi, (b) gốc
mướp 19 ngày tuổi, (c) gốc mướp 24 ngày tuổi
2.2.2 Kỹ thu t canh tác
* Chuẩn bị cây con
Gốc ghép: hạt mướp làm gốc ghép đư c gieo 03 đ t, mỗi đ t cách nhau 5
ngày Hạt mướp đư c ngâm 2 giờ trong nước ấm (45-50oC) và đư c ủ trong khăn bàn lông đến khi hạt nảy mầm thì cho vào ly (gồm đất, tro, phân hữu cơ)
Ngọn ghép: trước khi ghép 3 ngày gieo hạt dưa leo Hạt dưa leo đư c gieo
trong rỗ nhựa, đáy rỗ đư c lót 1 lớp lưới mỏng để cát không rơi ra ngoài Cát dùng làm giá thể đư c tưới đủ ẩm cho vào rỗ, độ cao từ 1,5-2 cm và phun nước cho đủ ẩm Sau đó rải đều hạt dưa leo đã ngâm lên bề mặt cát Cuối cùng phủ thêm một lớp cát dày khoảng 1 cm và phun thêm nước cho cát ẩm, tạo điều kiện thuận l i cho hạt dưa leo phát triển
Kĩ thuật ghép: sử dụng phương pháp ghép nối ống cao su
Ống cao su làm bằng nhựa dẻo, dài khoảng 0,8-1 cm, đường kính 1,5-2
mm, đư c sản xuất chuyên dùng để ghép cà chua và ớt, phân hủy trong điều kiện
tự nhiên ngoài đồng
Cắt gốc ghép trước bằng cách: tay trái cầm ngọn cây mướp, tay phải cầm dao, cắt vát một gốc 30o, vết cắt phẳng Tay trái bỏ ngọn vừa cắt vào sọt rác, sau
đó lấy ống cao su ấn vào gốc ghép mướp vừa cắt (ấn khoảng n a ống)
Cắt ngọn ghép dưa leo: Cách thực hiện tương tự như cắt gốc ghép, vát một gốc 30o sau đó cầm ngọn ghép ấn nhẹ vào gốc ghép l c này đã có ống cao su sao cho hai mặt cắt của ngọn và gốc ghép áp sát vào nhau là đư c
)
(c)
Trang 26Thực hiện ghép cây vào lúc chiều mát để tránh mất nước cho ngọn ghép, tạo điều kiện thuận l i cho cây ghép phát triển (Hình 2.3)
(a) (b) (c)
Hình 2.3 Quy trình ghép dưa leo trên gốc mướp (a) ngọn dưa leo, (b) gốc mướp giai
đoạn 14 ngày sau khi gieo, (c) cắt gốc ghép một gốc 30 o
, (d) gắn ống nối cao
su, (e) cắt ngọn ghép dưa leo, (f) gắn ngọn ghép vào sao cho hai mặt tiếp xúc với nhau
Chăm sóc sau ghép: ghép xong, cây ghép đư c đặt vào phòng phục hồi sau
ghép, để qua đêm Ở ngày thứ nhất và thứ 2 sau ghép, khoảng 60 phút phun ẩm cho cây một lần (chỉ phun mù, tránh đọng thành giọt) Để cây ghép vào chỗ mát
và kín gió 2-3 ngày, dùng bình phun sương để ngọn ghép không bị héo Vào ngày thứ 4 cho cây ra nắng nhẹ khoảng 20-30 phút và vài giờ trong ngày thứ 5, 6, đến ngày thứ 7 thì cho ra nắng hoàn toàn Khi cây ghép có lá thật thì đem trồng
(khoảng 12 ngày sau khi ghép)
* Trồng ra đồng
Làm đất: liếp cao khoảng 0,35 m, rộng 0,9 m và lối đi 0,5 m, s dụng màng
phủ nông nghiệp khổ 1,2 m, phủ kín chân liếp Bón phân lót và tưới thật ướt mặt
liếp trước khi đậy màng phủ
Trồng cây: cây con đư c trồng lúc chiều mát với khoảng cách 0,45 m, tưới
đẫm nước trước khi đem cây con ra trồng Đục lỗ sâu 5-7 cm và đường kính 10
cm theo khoảng cách cây Đặt cây con vào lỗ và lắp đất lại Lưu ý không lắp đất gần vết ghép để tránh ngọn ghép mọc rễ xuống đất