TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG PHẠM THỊ HỒNG NHUNG ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP BÍ ĐỎ, MƯỚP, BÌNH BÁT DÂY ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT DƯA LEO,... TRƯỜNG ĐẠ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
PHẠM THỊ HỒNG NHUNG
ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP BÍ ĐỎ, MƯỚP,
BÌNH BÁT DÂY ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT DƯA LEO,
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP BÍ ĐỎ, MƯỚP,
BÌNH BÁT DÂY ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT DƯA LEO,
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tô x cam oa ây cô trì ê cứu của bả t â Các s u, kết quả trì b y tro u v tru t ực v c ưa ược cô b tro bất kì u v o trư c ây
Tác ả u v
Phạm Thị Hồng Nhung
Trang 6TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
Hộ ồ c ấm u v t t v t :
ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP BÍ ĐỎ, MƯỚP,
BÌNH BÁT DÂY ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT DƯA LEO,
VỤ XUÂN HÈ 2012
Do sinh viên Phạm Thị Hồng Nhung t ực v bảo v trư c ộ ồ
Ý k ế của ộ ồ c ấm u v t t :………
….………
………
Lu v t t ược ộ ồ á á ở mức:……… ……
Cầ T ơ, y… t á … m 2013 Thành viên Hội đồng Thành viên 1 Thành viên 2 Thành viên 3 ……… ……… ………
DUYỆT KHOA Trưở k oa Nô & SHƯD
Trang 7
Trườ : Trườ t ểu ọc Tâ Hư
Địa c ỉ: X Tâ Hư , Huy Bì Tâ , Tỉ Vĩ Lo
2 Trung học cơ sở
Trườ : Tru ọc Cơ Sở Tâ Hư
Địa c ỉ: X Tâ Hư , Huy Bì Tâ , Tỉ Vĩ Lo
3 Trung học phổ thông
Trườ : Tru ọc P ổ T ô Tâ Lược
Địa c ỉ: X Tâ Lược, Huy Bì Tâ , Tỉ Vĩ Long
4 Đại học
Trườ : Đạ ọc Cầ T ơ
Địa c ỉ: Đườ 3/2, P ườ Xuâ K á , Qu N K u, T P Cầ T ơ
C uyê : Nô Học (Khóa 36)
Phạm Thị Hồng Nhung
Trang 8LỜI CẢM TẠ Kính dâng!
C a mẹ ết ò yêu t ươ , c m sóc, dạy dỗ co k ô ê ườ , uô tạo u k t t c o co ọc t
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Quý t ầy cô trườ Đạ ọc Cầ T ơ, K oa Nô v S ọc Ứ dụ
t tì truy ạt k ế t ức tro su t k óa ọc
Xin chân thành cảm ơn
A P a N ọc N í Cao ọc Trồ Trọt 18 ú tô o t s u v
c ỉ sửa u v
C ị T a quả í ư cây rau, cù các bạ H , C ơ , Tâ , P ươ , Luân,
T ê , Tườ v t t ể ư cây rau ết ò ú ỡ tô tro su t quá trì t ực
Trang 9PHẠM THỊ HỒNG NHUNG, 2013 “Ảnh hưởng của gốc ghép bí đỏ, mướp, bình bát
dây đến sinh trưởng và năng suất dưa leo, vụ Xuân Hè 2012” Lu v t t kỹ
sư Nô Học, Khoa Nô & S ọc Ứ dụ , trườ Đạ ọc Cầ T ơ Cá
s sau k é , s trưở , t ầ suất v suất
Kết quả t í m c o t ấy tỷ s sau k é của các m t ức dưa eo
é c mư ạt k á cao 89,8%, é c bí ỏ 73,8%, t ấ ất bì bát dây c ỉ
ạt 63,5% C u d v s á trê t â c í của dưa eo k ô é v é trê c bí
ỏ, mư v bì bát dây tươ ươ au N suất t ươ ẩm dưa eo k ô ghép (33,23 tấ / a), dưa eo é c bí ỏ (26,04 tấ / a), dưa eo é c mư (32,71 tấ / a), dưa eo é c bì bát dây (30,21 tấ / a) tươ ươ au
Trang 10
MỤC LỤC
Tóm ược vi
Mục ục vii
Da sác bả ………ix
Danh sách hình xi
Danh sách c ữ v ết tắt………x
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 Khái quát v dưa eo 2
1.1.1 N uồ c 2
1.1.2 P â oạ 2
1.1.3 G á trị d dưỡ v cô dụ 2
1.1.4 Tì ì sả xuất dưa eo 3
1.2 Đặc tính thực v t của dưa eo 3
1.3 Yêu cầu u ki n ngoại cảnh 5
1.3.1 N t ộ 5
1.3.2 Ánh sáng 5
1.3.3 Ẩm ộ 5
1.3.4 Đất v d dưỡ 6
1.3.5 Đặc ểm s trưở 6
1.4 Khái quát v c é 7
1.4.1 Bí ỏ 7
1.4.2 Mư 7
1.4.3 Bình bát dây 8
1.5 K á quát v é v một s kết quả ê cứu v bầu bí dưa é 8
1.5.1 K á m v é 8
1.5.2 M qua ữa c v ọ é 9
1.5.3 Ưu ểm v ạ c ế của ươ á é 10
1.5.4 Một s kết quả ê cứu rau é trê t ế 11
1.5.5 Một kết quả ê cứu rau é tạ V t Nam 11
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 13
Trang 112.1 P ươ t 13
2.1.1 Địa ểm v t ờ a 13
2.1.2 Tì ì k í tượ t ủy v 13
2.1.3 V t u t í m 13
2.2 P ươ á .14
2.2.1 B trí t í m 14
2.2.2 Kỹ t u t ca tác 14
2.2.3 C ỉ tiêu theo dõi 17
2.2.4 P â tíc s u 18
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 19
3.1 G tổ quát 19
3.2 Tì ì s trưở .19
3.2.1 C u d t â c í 19
3.2.2 S á t â c í 21
3.2.3 Đườ kí c, ọ é , tỷ s c/ ọ é 23
3.3.4 Kích t ư c trá 26
3.3 T ầ suất v suất 27
3.3.1 Trọ ượ tru bì trá 27
3.3.2 S trá trê /cây, s trá t ươ ẩm/cây 27
3.3.3 Trọ ượ trá /cây, trọ ượ trá t ươ ẩm/cây 28
3.3.4 N suất trái 29
3.3.5 Trọ ượ to cây, tỷ trọ ượ trá /trọ ượ to cây 29
3.4 Độ cứ , ộ Br x 30
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 32
4.1 Kết u .32
4.2 Đ ị 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
PHỤ CHƯƠNG
Trang 12DANH SÁCH BẢNG
2.1 Loạ , ượ v t ờ kỳ bó phân c o dưa leo, tạ Trạ t ực
3.1 C u d t â c í (cm) của dưa eo trê các oạ c é
k ác au qua các a oạ k ảo sát tạ Trạ t ực m
3.2 T c ộ s trưở c u d t â c í (cm) của dưa eo trên
các oạ c é k ác au qua các a oạ k ảo sát tạ
Trạ t ực m k oa NN & SHƯD, trườ ĐHCT, Xuân
3.3 S á t â c í (cm) của dưa eo trê các oạ c é k ác
nhau qua các a oạ k ảo sát tạ Trạ t ực m k oa
3.4 T c ộ s trưở ra á t â c í (cm) của dưa eo trê các
oạ c é k ác au qua các a oạ k ảo sát tạ Trạ
t ực m k oa NN & SHƯD, trườ ĐHCT, Xuân Hè 23 3.5 Đườ kí (cm) c của dưa eo trê các oạ c é k ác
nhau qua các a oạ k ảo sát tạ Trạ t ực m k oa
3.6 Đườ kí (cm) ọ é của dưa eo trê các oạ c
é k ác au qua các a oạ k ảo sát tạ Trạ t ực
3.7 Tỉ (%) c/ ọ é của dưa eo trê các oạ c é
k ác au qua các a oạ k ảo sát tạ Trạ t ực m
3.8 Kíc t ư c trá v trọ ượ trá ( ) của dưa eo trên các
oạ c é k ác au, tạ Trạ t ực m k oa NN &
3.9 S trá /cây của dưa eo trê các oạ c é k ác au tạ
Trạ t ực m k oa NN & SHƯD, trườ ĐHCT, Xuâ
Trang 133.10 Trọ ượ trá /cây (k ) của dưa eo trê các oạ c é
k ác au tạ Trạ t ực m k oa NN & SHƯD, trườ
3.11 N suất của dưa eo trê các oạ c é k ác au tạ
Trạ t ực m k oa NN & SHƯD, trườ ĐHCT, Xuâ
3.12 Trọ ượ to cây (kg), tỷ (%) trọ ượ trá t ươ
ẩm/trọ ượ to cây của dưa eo trên các oạ c é
k ác au, tạ Trạ t ực m k oa NN & SHƯD, trườ
), ộ br x (%) của dưa eo trê các oạ c
é k ác au, tạ trạ t ực m k oa NN & SHƯD,
Trang 14DANH SÁCH HÌNH
2.1 Tì ì k í tượ t ủy v từ tháng 3-5/2012 tạ TP Cầ
2.4 Qu trì é dưa eo ê c bí ỏ, mư , bì bát dây 16 3.1 Sự tươ t íc ữa c é v ọ é dưa eo tạ Trạ
Trang 15DL/M: Dưa eo é trê c mư
DL/BBD: Dưa eo é trê c bình bát dây
Trang 16
MỞ ĐẦU
Dưa leo (Cucumis sativar L.) là loại rau ăn trái rất được ưa chuộng và được
trồng rộng rãi do có chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho con người, dưa leo có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng lại cho giá trị kinh tế khá cao Tuy nhiên, việc canh tác liên tục nhiều vụ trên cùng một diện tích, nông dân gặp phải nhiều khó khăn mà lớn nhất là vấn đề lưu tồn mầm bệnh trong đất, đặc biệt là
bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum Để ngăn ngừa bệnh này thì người nông
dân thường sử dụng thuốc hóa học vừa làm gia tăng chi phí sản xuất vừa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Trong khi đó, ghép là một giải pháp hiệu quả
để giúp cây trồng chống chịu trước những bất lợi của môi trường Gần đây các nghiên cứu ghép gốc đã được áp dụng thành công và mang lại hiệu quả cao trong việc kháng một số mầm bệnh trong đất như: ghép cà chua lên gốc cà tím để kháng
bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum hay ghép dưa hấu lên gốc bầu để kháng bệnh chạy dây do nấm Fusarium oxysporum Tuy nhiên, hiện nay
dưa leo ghép vẫn chưa được nghiên cứu nhiều để tìm ra loại gốc ghép thích hợp với cây dưa leo giúp nông dân có thể giảm thiểu tác hại do bệnh héo rũ gây ra
nhưng vẫn đảm bảo được năng suất và phẩm chất Chính vì vậy, đề tài “Ảnh
hưởng của gốc ghép bí đỏ, mướp, bình bát dây đến sự sinh trưởng và năng suất của dưa leo, vụ Xuân Hè 2012” được thực hiện nhằm mục tiêu tìm loại gốc
ghép thích hợp cho sự sinh trưởng và năng suất của dưa leo
Trang 17CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Khái quát về dưa leo
1.1.1 Nguồn gốc
Dưa leo (hay còn gọi là dưa chuột, hoàng qua) có tên khoa học là Cucumis
sativus L., chi Cucumis, thuộc họ bầu bí dưa (Cucurbitaceae) bộ bầu bí
(Cucurbitales), phân lớp Sổ (Dilleniidae), lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) Có tên tiếng anh là Cucumber Dưa leo là một loại rau
quan trọng và là một trong những cây trồng quan trọng nhất thuộc họ bầu bí dưa (Lower và Edwards, 1986; trích dẫn bởi Eifediyi and Remison, 2010) Dưa leo là loại cây được trồng phổ biến đứng hàng thứ tư ở Châu Á sau bắp cải, cà chua, hành tây và được trồng nhiều thứ hai ở Tây Âu sau cà chua ( Eifediyi and Remison, 2010) Đứng thứ 6 trong các loại rau được trồng nhiều trên thế giới (Mai
Thị Phương Anh và ctv., 2006) Là một trong các loại rau được canh tác lâu đời
nhất với ghi chép lịch sử có niên đại 5.000 năm (Wehner và Guner, 2004 trích dẫn bởi Eifediyi and Remison, 2010)
Dưa leo có nguồn gốc ở Ấn Độ giữa vịnh Bengan và dãy Hymalayas cách nay khoảng 3.000 năm, sau đó được mang đến phía Tây Châu Á, Châu Phi và
miền Nam Châu Âu (Trần Thị Ba và ctv., 1999) Dưa leo được biết ở Trung Quốc
rất sớm, được trồng ở Anh từ thế kỷ 13 và ở Tây Ban Nha thế kỷ 16 (Tạ Thu Cúc,
2005) Theo Mai Thị Phương Anh và ctv (1996), cây dưa leo cũng được các nhà
khoa học xác nhận có nguồn gốc ở Việt Nam và tồn tại ở nước ta hàng ngàn năm nay
Phạm Hồng Cúc và ctv (2001), thì dưa leo được chia làm 2 nhóm là nhóm trồng
giàn, giống trồng trên đất
1.1.3 Giá trị dinh dưỡng và công dụng
Dưa leo là loại rau ăn trái chứa hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng thấp nhưng có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao Hàm lượng protein cao nhất (0,7 mg/100 g trọng lượng tươi) trong họ bầu bí (Trần Thế Tục, 2000) Các thành phần
Trang 18có trong 100 g trái tươi gồm 95% nước, 16% calo, 3% gluxit, 0,8% protit, 0,7% xenlulose, 23 mg calcium, 27 mg phosphorus, 1 mg sắt, 0,03 mg vitamin B1, 5 mg vitamin C, 0,04 mg vitamin B2 và 1 g caroten (Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 2005) Nhân hạt chứa khoảng 42% dầu béo và 42% protein Ngoài ra trái còn chứa enzym là erepsin - enzym thủy phân protein, acid ascorbic oxydaza, succinic và malic dehydrogen, chất thơm
Theo các nhà Đông y, dưa leo vị ngọt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, làm thuốc trong các trường hợp sốt nhẹ, nhiễm độc đau bụng, thống phong, tạng khớp, bệnh sởi và nhiễm trực khuẩn E.coli Dùng ngoài để trị ngứa, nấm ngoài da Rễ và lá cũng được sử dụng trị sưng đau, chữa ngộ độc Ngoài ra dưa leo
là một sản phẩm có thể hỗ trợ giảm cân, là mỹ phẩm từ thiên nhiên Dưa leo là một loại cây ăn trái có khả năng xuất khẩu dưới dạng dưa muối hoặc ngâm giấm (Dương Quang Diệu, 1984)
1.1.4 Tình hình sản xuất dưa leo
Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2005) thì dưa leo là một trong những cây rau quan trọng nhất, được xếp thứ tư chỉ sau cà chua, bắp cải và củ hành Hiện nay dưa leo được trồng khắp nơi ở các nước từ Châu Á, Châu Phi đến
630 vĩ Bắc (Tạ Thu Cúc, 2005) Theo số liệu thống kê của FAO năm 2012 diện tích trồng dưa leo trên thế giới là khoảng 2 triệu hecta, năng suất đạt 31,67 tấn/ha, sản lượng đạt 67,44 triệu tấn Trong đó, Trung Quốc là nước có diện tích trồng và sản lượng dưa leo cao nhất thế giới, kế đến là Iran (Phụ chương 1.1)
Cây dưa leo được trồng khắp các vùng từ Bắc đến Nam, là cây rau quan trọng ở các vùng chuyên canh (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Văn Cường, 2007) Dưa leo được trồng tập trung chủ yếu ở Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Nam, một số tỉnh Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ ( Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 2005) Ở Đồng bằng sông Cửu Long dưa leo được trồng rất phổ biến, đặt biệt là vùng rau Sóc Trăng (huyện Mỹ Xuyên tập trung trong mùa mưa), An Giang (huyện Chợ Mới trồng quanh năm)
(Trần Thị Ba và ctv., 1999)
1.2 Đặc tính thực vật của dƣa leo
Rễ: Dưa leo có bộ rễ phát triển yếu nhất so với các cây họ dưa bầu bí, rễ chỉ
phân bố ở tầng đất mặt 30-40 cm (Phạm Hồng Cúc và ctv., 1999) Theo Tạ Thu
Cúc (2005), do dưa leo có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm ướt nên hệ rễ ưa ẩm, chịu khô hạn và ngập úng kém, bộ rễ yếu hơn rễ của các cây bí ngô, dưa hấu, dưa thơm Thời kì cây con khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi kém, nếu cây bị hạn hoặc bị úng, nồng độ chất dinh dưỡng cao, hệ rễ sẽ bị khô đen và thối Do bộ
rễ cây dưa leo phát triển yếu nên cần làm đất kỹ hơn các cây khác trong họ bầu bí
Trang 19Đất nên cày bừa kỹ, nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại (Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 2005)
Thân: Dưa leo thuộc thân thảo hằng niên, thân dài trung bình 1-3 m, có nhiều tua cuốn để bám khi bò, tua cuốn màu xanh lục nhạt, mảnh, tiết diện gần tròn, mặt trên có rãnh ở giữa Thân và tua cuốn có lông cứng màu trắng, có lông nhiều hay ít tùy thuộc vào giống Thân chính thường phân nhiều nhánh nhưng cũng có nhiều giống dưa leo hoàn toàn không phân nhánh, đặc tính phân nhánh
của dưa leo còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ vào ban đêm (Trần Thị Ba và ctv.,
1999) Thân trên lá mầm và lóng thân trong điều kiện ẩm độ cao có thể thành lập
những rễ bất định (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001) Theo Nguyễn Văn Thắng và
Trần Khắc Thi (1999), chiều cao thân phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc Đường kính thân là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây, đường kính gốc thân lớn có thể hút nước và dinh dưỡng mạnh, góp phần gia tăng năng suất và phẩm chất trái Đối với những giống trung bình và giống muộn đường kính đạt gần 1 cm là cây sinh trưởng tốt (Tạ Thu Cúc, 2005)
Lá: Hai lá mầm hình trứng, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đoán tình hình sinh trưởng của cây (Tạ Thu Cúc, 2005) Dưa leo có lá thật dạng lá đơn, mọc cách trên thân, lá màu xanh lục đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới, lá thật có 5 cánh, có dạng lá tròn hoặc lục giác, rìa lá nguyên hay có răng cưa, trên lá có lông cứng, ngắn, màu sắc lá thay đổi Số lá nhiều hay ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng
và phát triển của các giống, giúp các giống cho năng suất và phẩm chất trái cao (Phạm Thị Minh Tâm, 2000) Số lá trên thân chính nhiều hay ít có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quang hợp tạo vật chất nuôi trái, ảnh hưởng đến năng suất
1999) Các giống dưa leo ở Đồng bằng sông Cửu Long thường ra hoa sớm, bắt đầu
ở nách lá thứ 4 và thứ 5 trên dây chính, sau đó hoa sẽ nở liên tục trên thân chính và
nhánh (Trần Thị Ba và ctv., 1999) Theo Phạm Hồng Cúc và ctv (2001), trong
điều kiện ngày dài, nhiệt độ cao và các điều kiện bất lợi khác làm cho cây có nhiều hoa đực hơn là hoa cái, ngoài ra tỉa nhánh, sử dụng chất kích thích sinh trưởng và chế độ phân bón có ảnh hưởng đến sự biến đổi giới tính của cây Theo Tạ Thu Cúc (2005), sự xuất hiện của hoa cái sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, chất dinh dưỡng và nồng độ CO2
Trang 20 Trái: Lúc còn non có gai xù xì, khi trái lớn gai từ từ mất đi, trái có màu xanh đậm đến xanh nhạt, đôi khi trên vỏ có các đường vân (Nguyễn Mạnh Chinh
và Phạm Anh Cường, 2007), trái tăng trưởng nhanh chậm tùy giống, có thể thu hoạch từ 8-10 ngày sau khi hoa nở, phẩm chất trái phụ thuộc vào độ chặt của thịt
trái, chiều dày vỏ và thịt trái, hương vị trái… (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001)
Hạt: Hình bầu dục thuôn, dẹp, 2 đầu tròn, dẹp, hạt có màu trắng ngà, dài 0,8-1,2 cm Trọng lượng 1000 hạt từ 20-30g, trung bình có từ 200-500 hạt trên trái
C, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của dưa leo là
25-30oC (Nguyễn Xuân Giao, 2012) Nhiệt độ cao hơn làm cây ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài nhiệt độ 35-40oC cây sẽ chết Ngược lại, dưa leo chịu nhiệt độ thấp rất kém, nhiệt độ thấp hạt không nảy mầm, cây con kém phát triển và có thể làm chết cây con do rễ cây không hút được nước từ đất Ở nhiệt độ thích hợp, cây ra hoa cái
ở ngày thứ 26 sau khi nảy mầm Nhiệt độ càng thấp, thời gian này càng kéo dài Tổng tích ôn từ lúc hạt nảy mầm đến thu trái đầu ở các giống địa phương là 900oC, đến hết thu hoạch là 1650oC (Mai Thị Phương Anh, 1996) Dưa leo yêu cầu khí hậu ấm áp và khô ráo để sản xuất lớn, rất mẫn cảm với sương giá đặc biệt là nhiệt
độ thấp khi có tuyết (Bàn Minh Đoàn, 2005)
1.3.2 Ánh sáng
Dưa leo cũng giống như các cây khác trong họ bầu bí ưa ánh sáng ngày ngắn Cây thích hợp cho sinh trưởng và phát dục ở độ dài chiếu sáng là 10-12 giờ/ngày (Mai Thị Phương Anh, 1996; Tạ Thu Cúc, 2005) Cường độ ánh sáng thích hợp cho dưa leo trong phạm vi 15.000-17.000 lux (Mai Thị Phương Anh, 1996) Ánh sáng nhiều làm trái lớn nhanh, mập, chất lượng tốt, có nhiều lá và sai trái (Nguyễn Xuân Giao, 2012) Ánh sáng yếu và thiếu sẽ làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, ra hoa muộn, màu sắc hoa nhạt vàng úa, hoa dễ bị rụng (Bàn Minh Đoàn, 2005) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long dưa leo dễ dàng ra hoa trái quanh
năm (Trần Thị Ba và ctv, 1999)
1.3.3 Ẩm độ
Yêu cầu ẩm độ về đất của dưa leo rất lớn 85-95% đứng đầu trong họ bầu bí
nhất là thời kỳ phát triển trái (Trần Thị Ba và ctv, 1999) Độ ẩm không khí
90-95% Cây dưa leo rất yếu chịu hạn Thiếu nước cây không những sinh trưởng kém
Trang 21mà còn tích lũy lượng cucurbitanxina là chất gây đắng trong trái (Tạ Thị Thu Cúc, 1979) Thời kì cây ra hoa, tạo trái yêu cầu lượng nước cao nhất (Mai Thị Phương Anh, 1996) Đất khô hạn, hạt mọc chậm, thân lá sinh trưởng kém Thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện trái dị hình, trái bị đắng, cây bị nhiễm virus (Tạ Thu Cúc, 2005)
1.3.4 Đất và dinh dưỡng
Đất trồng dưa leo có yêu cầu nghiêm khắc do bộ rễ kém phát triển, sức hấp thụ của rễ lại yếu nên dưa leo yêu cầu nghiêm khắc về đất trồng hơn các cây khác trong họ bầu bí dưa Đất trồng thích hợp là đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất thịch nhẹ có nhiều chất hữu cơ, độ pH thích ứng: 5,5-6,5 (Mai Thị Phương Anh, 1996; Tạ Thu Cúc, 2005) Về dinh dưỡng dưa leo yêu cầu không nhiều, việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ có lợi cho sự ra hoa cái nhưng việc bón nhiều đạm sẽ làm cho cây tăng trưởng nhanh và ra nhiều hoa đực, giai đoạn đầu dưa leo hấp thụ manh đạm, khi phân nhánh và kết trái thì cây mới hấp thụ mạnh
kali (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001)
1.3.5 Đặc điểm sinh trưởng
Thời kì nảy mầm: Theo Trần Thị Ba và ctv (1999), trên cây rau họ bầu bí
nói chung thời kì này bắt đầu từ khi gieo hạt đến khi có hai lá mầm, khả năng mọc mầm mạnh khi nhiệt độ thích hợp 25-30o
C
Thời kì cây con: Từ khi cây có hai lá mầm đến 4-5 lá thật Trong thời kì này thân, lá tăng trưởng chậm, lóng ngắn, lá nhỏ, chưa phân cành, rễ phát triển tương đối nhanh về chiều sâu và rộng, rễ phụ mạnh, cần vun gốc, bón thúc, tưới
nuóc giữ ẩm để kích thích ra rễ (Trần Thị Ba và ctv., 1999) Ởgiai đoạn này hai lá
mầm phát triển rất nhanh, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cây (Tạ Thu Cúc, 2005)
Thời kì tăng trưởng: Từ khi cây 4-5 lá đến khi ra hoa Ở thời kì này thân lá sinh trưởng mạnh thể hiện qua các chỉ tiêu số lá và diện tích lá tăng, chiều dài và đường kính thân tăng vượt trội so với thời kì cây con Theo Tạ Thu Cúc (2005), hoa đực nhiều, có hoa cái đầu tiên, bộ rể sinh trưởng nhanh hơn thân lá nên xảy ra hiện tượng lốp (sinh trưởng mất cân đối, thân lá nhiều, hoa cái ít)
Thời kì ra hoa, kết trái: Ra hoa, đậu trái tập trung, thân, lá, rễ phát triển tối
đa Thân vượt hơn rễ và cho lứa trái đầu, do đó yêu cầu nước và dinh dưỡng nhất
(Trần Thị Ba và ctv., 1999) Bên cạnh đó, thân lá sinh trưởng mạnh, thân chuyển
sang dạng bò, các nhánh cấp 1 cấp 2 và tua cuốn được hình thành liên tục, cây nhanh chống chiếm diện tích dinh dưỡng (Tạ Thu Cúc, 2005)
Trang 22Thời kì già cổi: Trái tập trung đến cây tàn, sinh trưởng thân lá giảm nhanh; hoa, trái ít, dị dạng nhiều, năng suất và chất lượng giảm đi rõ rệt (Trần Thị Ba và
maxima Duch Ex Lamk); bí ngô, bí thơm (C moschata Duch Ex Lamk); và một
loài nữa cũng được gọi là bí ngô (C pepo L) (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004)
Bí đỏ còn có tên gọi khác là bí rợ, là cây thân thảo sống một năm Thân bò hoặc leo, dài 4-5 m, có nhiều tua cuốn, phân nhánh mạnh Các đốt thân có khả năng ra rễ bất định Hệ rễ phát triển mạnh, rễ chính ăn sâu và rễ phụ lan rộng nên khả năng chịu hạn tốt Lá đơn, mọc nách, cuống dài Phiến lá rộng, chia thùy, có nhiều lông cứng nhọn nên mặt lá rất nhám, lá già có màu lóm đốm trắng Hoa đơn tính cùng cây, cánh hoa lớn, màu vàng, thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng Quả tròn hoặc dài tùy giống, cuống dài (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007) Hạt màu trắng sáng dạng trứng, dài 7-15 mm, rộng 8-9 mm, dày 2 mm (Võ Văn Chi, 2003) Một trái bí đỏ có rất nhiều hạt, hạt dễ nảy mầm nên khả năng nhân giống cao Người ta thường lấy hạt của trái bí già, rửa sạch rồi phơi khô và bảo
quản khi gieo (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004)
Bí đỏ là loại rau tương đối bổ dưỡng, gồm nhiều loại axid amin quan trọng (như leucin, tyrosin, peporesin), các chất khoáng và vitamin (như các vitamin A,
B, C…) Ngoài làm thực phẩm, bí đỏ trong y học còn có tác dụng giải nhiệt, chống suy nhượt, đau đầu, mất ngủ,… Hạt bí đỏ có tác dụng tẩy giun sán
1.4.2 Mướp
Theo Nguyễn Xuân Giao (2012), mướp có tên khoa học là Luffa cylindrical
L thuộc học bầu bí Cucurbitaceae, thuộc chi mướp Luffa Mướp có hai loài là
Acutangula L và Aegyptiaca L Mướp có nguồn gốc Châu Phi hay Châu Á, ngày
nay mướp được trồng rộng rải ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới
Mướp là cây thảo dạng dây leo Thân có gốc cạnh, màu lục nhạt Lá to, đường kính từ 15-25 cm Phiến lá chia thùy hình 3 cạnh hay hình mác Mép lá có răng cưa Cuống lá dài 10-12 cm Mặt lá nhám, tua cuốn phân nhánh Mướp có nhiều hoa, hoa có màu vàng, hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc đơn độc Quả hình thoi hay hình trụ, dài 25-100cm, có khi dài hơn Quả mướp có màu lục nhạt,
Trang 23trên vỏ mướp có những đường màu đen chạy dọc theo chiều dài quả Hạt mướp rất nhiều, có màu nâu nhạt dài 12mm, rộng 8-9 mm hơi có rìa
Trong quả mướp có chất saponin, chất nhầy, xylin, chất béo protein, vitamin B và C, muối nitrat Trong nhân hạt có 41-45% chất dầu Theo đông y thì quả mướp có vị ngoạt, tính bình, thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu, tiêu đờm, mát gan, giải độc, thông kinh mạch
Bình bát dây là cây có dạng dây leo đa niên, tua cuốn đơn Rễ khỏe có củ nên cây sinh trưởng mạnh hơn các cây thuộc họ bầu bí khác Cây tăng trưởng nhanh, chiều dài thân chính có thể lên đến vài mét (Csurhes Steve, 2008) Lá hình
5 cạnh, có răng, rộng 5-8 cm, hình tim ở gốc, rất nhẵn, chia 5 thùy hình tam giác,
có mũi nhọn cứng, lá được bố trid xen kẽ dọc theo thân Hoa đục và hoa cái giống nhau, mọc đơn đọc hay đôi khi có hai cái mọc ở nách lá,có cuống dài 2 cm, ra hoa kết trái gần như quanh năm Trái hình trứng ngược hay thuôn, dài 5 cm, rộng 2,5
cm khi chín có màu đỏ, thịt trái đỏ và có nhiều hạt
Lá non và trái của bình bát dây được dùng làm rau ăn (Võ Văn Chi, 2003)
Ở Campuchia người ta dùng dịch chiết từ thân cây để trị bệnh đau giác mạc Còn ở
Ấn Độ người ta dùng dịch lá và rễ bình bát dây trị bệnh đái đường, cả cây dùng làm thuốc trị bệnh lậu Ở Inđônêsia dung làm thuốc trị bệnh đậu mùa, đau dạ dày
và ruột Theo Lê Trần Đức (1997), thì dùng rễ và củ sắc uống để trị giun sán, lấy thân dây nấu nước tắm trị ghẻ
1.5 Khái quát về ghép và một số kết quả nghiên cứu về bầu bí dƣa ghép
1.5.1 Khái niệm về ghép
Ghép là một phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng cách đem gắn một phần của cây giống (gọi là cành ghép) sang một cây khác (gọi là gốc ghép), thông qua việc áp sát mô phân sinh ngang (tượng tầng) để tạo nên một cây mới (sống cộng sinh) giữ được những đặc tính di truyền của cây giống ban đầu và những đặc tính chống chịu quý của gốc ghép (Phạm Văn Côn, 2007) Cơ chế của
Trang 24ghép cây có thể được hiểu như sau: đầu tiên là sự kết hợp giữa phần tượng tầng gốc ghép và ngọn ghép, sự đáp ứng của vết thương, sự thành lập cầu callus và cuối cùng là sự sửa chữa vết thương (Nguyễn Bảo Toàn, 2007) Sau khi áp sát hai phần tượng tầng của gốc ghép và ngọn ghép lại với nhau thì trước tiên những tế bào bị thương tổn thương của hai mặt cắt hình thành lớp ngăn cách màu nâu, sau đó các
tế bào nhu mô dưới lớp ngăn cách này phân chia rất nhanh hình thành mô liên hợp giữa gốc và ngọn ghép, đồng tời lớp ngăn cách dần dần biến mất Các tế bào mới sản sinh ở mô liên hợp liên hệ với nhau bằng những đường ống qua vách tế bào, các chất nguyên sinh đồng hóa lẫn nhau, do đó chất dinh dưỡng của gốc ghép chuyển lên ngọn ghép và ngược lại chất dinh dưỡng từ ngọn ghép cũng được chuyển về gốc ghép Những tế bào mới sinh của gốc ghép tương ứng với mạch dẫn của ngọn ghép phân hóa thành mô tế bào mạch dẫn, cứ như thế các tế bào của gốc
và ngọn ghép có mối liên hệ tương ứng với nhau và hình thành một cơ thế sống cộng sinh (Phạm Văn Côn, 2007)
Ghép rau là một thực hành phổ biến ở Châu Á và Châu Âu Ban đầu nó
được giới thiệu để chống bệnh héo rũ do nấm Fusarium trên dưa hấu, châu Âu bắt
đầu thông qua ghép như một phần của một tích hợp cách tiếp cận để thay thế methyl bromide, và ghép bây giờ là sử dụng rộng rãi ở các nước (King, 2008).Theo Echebarria (2001), ghép không ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị, kích thước và hình dạng của trái Cây ghép có đường kính gốc lớn hơn, hệ thống rễ lớn hơn và năng suất cao hơn so với các cây không ghép (Nina Kacjan Marsic and Marijana Jakse, 2010) Gốc ghép và ngọn ghép có thể ảnh hưởng với nhau theo nhiều cách Gốc ghép ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của ngọn ghép, đến sự ra hoa kết trái của cây ghép, đến khả năng chống chịu của cây ghép như chịu hạn, chịu úng, chịu rét, kháng bệnh, mức độ sinh trưởng của thân ngọn ghép có mối tương quan thuận đến sự phát triển gốc ghép Tuy nhiên ảnh hưởng của ngọn ghép lên gốc ghép ít được thể hiện rõ rệt (Lâm Ngọc Phương, 2006)
1.5.2 Mối quan hệ giữa gốc và ngọn ghép
Theo Phạm Văn Côn (2007), gốc và ngọn có kết hợp chặt chẽ hay không là
do sức tiếp hợp và mối liên hệ dẫn truyền của chúng quyết định, gốc và ngọn hình thành lớp tiếp hợp càng chặt chẽ, chất dinh dưỡng càng đầy đủ thì sự kết hợp càng được củng cố, sự trao đổi chất dinh dưỡng của gốc và ngọn càng dễ dàng Vì vậy, trong khi ghép cần phải chú ý làm cho cành ghép thật áp sát với gốc ghép trong một thời gian nhất định Cành ghép chịu ảnh hưởng của gốc ghép về một số mặt như: tuổi thọ dài hay ngắn, phân hóa mầm hoa sớm hay muộn, thế sinh trưởng mạnh hay yếu, tính chống chịu cao hay thấp,… nhưng không làm thay đổi bản chất di truyền của cây làm ngọn ghép Gốc càng khỏe, càng thich nghi với điều
Trang 25kiện khí hậu, đất đai của địa phương thì cây ghép sinh trưởng càng tốt, tuổi thọ càng dài
Theo Trần Thế Tục (2000), trong quá trình ghép tượng tầng của gốc ghép
và ngọn ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt động và tái sinh của tượng tầng mà gốc ghép và ngọn ghép gắn liền nhau Sau khi được gắn liền các mô mềm chổ tiếp xúc giữa gốc ghép và ngọn ghép do tượng tầng sinh ra phân hóa thành các hệ thống mạch dẫn, do đó nhựa nguyên và nhựa luyện giữa gốc ghép và ngọn ghép lưu thông nhau được
Mối quan hệ giữa gốc ghép và ngọn ghép được thể hiện ở sức tiếp hợp của chúng Thông thường sức tiệp hợp giữa gốc ghép và ngọn ghép được đánh giá bằng tỉ số tiếp hợp T (Phạm Văn Côn, 2007)
T=đường kính gốc ghép/ đường kính ngọn ghép T=1: Cây sinh trưởng phát triển bình thường do thế sinh trưởng của gốc ngọn ghép tương đương thế sinh trưởng của gốc ghép
T>1: Cây ghép có hiện tượng chân voi (gốc lớn hơn thân), cây ghép vẫn sinh trưởng bình thường, tuy nhiên T càng gần 1 thì tốt hơn là T càng xa 1 T càng
xa 1, thế sinh trưởng của ngọn ghép yếu hơn gốc ghép, biểu hiện là cây ghép hơi cằn cỏi, lá hơi vàng, phần gốc ghép vỏ nứt nhiều
T<1: Cây ghép có hiện tượng chân hương (gốc nhỏ hơn thân) Thế sinh trưởng của ngọn mạnh hơn gốc Phần ngọn bị nứt vỏ nhiều hơn phần gốc, cây ghép sinh trưởng kém dần, tuổi thọ ngắn
1.5.3 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp ghép
Ưu điểm: Ghép dưa là biện pháp hữu hiệu và kinh tế nhất để có thể trồng
dưa liên tục nhiều năm mà cây con không bị héo rũ do nấm Fusarium sp tấn công
(Phạm Hồng Cúc, 2001) Theo Oda (1995) thì cây dưa leo ghép sẽ giảm tác nhân gây bệnh từ đất, gia tăng tính chống chịu với nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá, chống chịu với độ mặn hoặc úng nước, tăng cường sức sống cho cây, tăng năng suất và làm tăng hiệu quả kinh tế Hơn nữa, cây ghép giữ được những đặc tính của giống muốn nhân, tăng hấp thu nước và dinh dưỡng, rút ngắn thời gian chọn giống, chống lại những bất lợi của môi trường (Lê Thị Thủy, 2000) Theo kết quả nghiên cứu của Lê Trọng Nguyễn (2008), trồng dưa hấu ghép bầu Nhật 3, bầu Nhật 2, bầu Nhật 1 và bầu địa phương tại Hậu Giang đều cho năng suất trái thương phẩm cao nhất, khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (trồng dưa hấu không ghép)
Hạn chế: Giá thành cây ghép cao hơn so với cây không ghép và thời gian sinh trưởng của cây ghép lâu hơn cây trồng trực tiếp từ 1-2 tuần (Trần Thị Ba,
Trang 262011) Dụng cụ ghép phải sạch, thao tác ghép phải nhanh gọn (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007) Khi chăm sóc phải chú ý đến độ sâu khi trồng, chồi nách của gốc ghép,… nên việc canh tác phức tạp và tốn công nhiều hơn cây không ghép (Nguyễn Anh Vinh, 2008) Gốc bầu hút phân nước mạnh nên lớn nhanh hơn thân dưa leo làm cho vết ghép mở rộng, thân dưa leo rớt khỏi gốc bầu
(Phạm Hồng Cúc, 2007) Cấu trúc di truyền của quần thể ghép rất phức tạp, mức
độ dị hợp, phân li cao hơn khi sinh sản hữu tính Quá trình ghép khó khăn, nảy sinh nhiều vấn đề, hệ số ghép không cao, dị hợp tăng lên, các gen có hại được tích lũy dần dẫn đến bất dục đực và cái,… Ngoài ra các nhà chọn giống rất dễ bị mất
bản quyền (Phạm Văn Côn, 2007)
1.5.4 Một số kết quả nghiên cứu rau ghép trên Thế giới
Ghép là một kỹ thuật rất lâu đời với cây ăn trái, ở Châu Âu nó được ghi nhận vào những năm 327-287 trước công nguyên, còn ở Trung Quốc sử dụng biện pháp này cách nay 3000 năm (Lê Thị Thủy, 2000) Tuy nhiên, ghép lại chưa được chú trọng trên rau cho đến năm 1972, khi nền sản xuất rau bị hư hại nặng nề bởi các bệnh héo vi khuẩn, nấm và tuyến trùng Công nghệ ghép ngọn trên rau đã được ứng dụng ở Nhật Bản năm 1927 với việc ghép dưa hấu, dưa leo, khổ qua,…
trên gốc bầu bí nhằm hạn chế bệnh héo rũ do nắm Fusarium oxysporum gây ra (Lê
Thị Thủy, 2000) Theo Besri (2001) việc sử dụng gốc ghép kháng bệnh trên cây rau đã được áp dụng phổ biến ở nhiều nước như Nhật Bản, Tây Ban Nha, Ý, Đài Loan,… Tuy nhiên sử dụng máy móc để ghép rau thì Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 nước đầu tiên (Masic and Jaske, 2010) Ở Nhật Bản năm 1990 có 31,5% cà chua, 49,9% cà tím, 92% dưa hấu, 71,1% dưa leo và 43,8% các loại dưa khác trồng bằng
kỹ thuật ghép gốc kháng bệnh (Marsic and Jaske, 2010) Hiện nay ghép là công nghệ chính trong quy trình sản xuất rau ăn trái ở Nhật Bản, đặc biệt là rau trồng trong nhà lưới và trong điều kiện trái vụ (Lê Thị Thủy, 2000) Công nghệ ghép còn được ứng dụng rộng trên cà tím vào những năm đầu thế kỷ 50, cây cà chua ghép trên gốc cà tím được phổ biến vào những năm 1970
1.5.5 Một số kết quả nghiên cứu rau ghép tại Việt Nam
Ở Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu kỹ thuật ghép cà chua năm 1999 tại Viện nghiên cứu Rau Quả Hà Nội (Lê Thị Thủy, 2000) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam năm 2002-2003 (Trần Thị Ba, 2010) Nông dân các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang, Trà Vinh đã ghép dưa hấu để phòng bệnh héo rũ do
nấm Fusarium oxysporium gây ra (Ngô Quang Vinh và Ngô Xuân Chinh., 2004),
người dân tỉnh Sóc Trăng đã ứng dụng dưa hấu ghép trong sản xuất đại trà hơn 20
năm qua (Trần Thị Ba và ctv., 1999)
Trang 27Dưa hấu ghép trên các loại gốc ghép bầu Nhật, bầu Địa phương, bí đỏ Nhật
có tỉ lệ nhiễm bệnh (2,78-5,56%) ít hơn so với nghiệm thức đối chứng không ghép (25%) (Lê Văn Mác, 2007) Trần Thị Hồng Thơi (2007) cũng có kết quả tương tự,
tỉ lệ bệnh của dưa hấu không ghép là 30,6%, sử dụng gốc ghép bầu 5,6%, bí đỏ Nhật gần như không nhiễm bệnh, trong khi đó gốc bí đỏ địa phương bị nhiễm bệnh nặng nhất trong các gốc ghép (13%)
Tỉ lệ của cây con ghép dưa hấu khá cao, thấp nhất (70%) ở gốc ghép bí nhật
và cao tương đương nhau ở 3 loại gốc ghép bầu Nhật và bầu Địa phương
(85-87%) Bầu Nhật và bí Nhật có đặc tính kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium
oxysporum, dễ đậu trái, làm tăng năng suất hơn dưa trồng không ghép mà vẫn giữ
nguyên chất lượng trái (Trần Thị Ba, 2010)
Theo Nguyễn Thanh Thức (2011), cho rằng ghép các giống dưa bầu bí trên gốc bình bát dây cho kết quả cây sinh trưởng mạnh, đạt năng suất trái cao: Dưa lê 3,13 kg/cây, dưa leo 3,90 kg/cây, mướp 6,29 kg/cây, khổ qua 3,04 kg/cây, bí đỏ hạt đậu 4,31kg/cây và bầu hồ lô 5,03 kg/cây
Theo Trần Thị Ba (2010) dưa hấu ghép gốc bầu Nhật 3 và bầu Địa phương cho năng suất cao hơn đối chứng không ghép Nghiên cứu của Võ Duy Hoàng (2012) cũng có kết quả tương tự, dưa lê ghép gốc bầu Địa phương cho năng suất cao hơn so với ghép gốc bình bát dây và dưa leo không ghép Trần Văn Lễ (2012) cho rằng dưa lê ghép trên gốc bí đỏ cho năng suất thương phẩm cao hơn dưa lê không ghép 12% và dưa lê ghép trên gốc bình bát dây là 12%
Trang 28CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Địa điểm và thời gian
- Địa điểm: Trại Thực nghiệm Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ (khoa NN & SHƯD, ĐHCT)
- Thời gian: Tháng 03-05/2012, vụ Xuân Hè
2.1.2 Tình hình khí tượng thủy văn
Trong thời gian thí nghiệm tình hình khí tượng thủy văn tương đối ổn định, riêng lượng mưa giữa các tháng dao động khá lớn (71,6-141,6 mm) ẩm độ dao động 77-84%, nhiệt độ biến thiên từ 28,1-28,6o
C (Hình 2.1 và Phụ bảng 2.2)
84,00 141,60
- Ngọn ghép: Dưa leo TN123 F1 do công ty Giống cây trồng Trang Nông
cung cấp, là giống sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, trồng được quanh năm Trái suôn dài, ruột nhỏ, ăn giòn, ngon ngọt Thời gian bắt đầu thu hoạch lúc 35-40 ngày sau khi gieo (NSKG) trọng lượng trái trung bình 125-135 g, chiều dài trái 14-16
cm, đường kính 3,6-4,0 cm, phân nhánh mạnh
Hình 2.1 Tình hình khí tượng thủy văn trong thời gian thí nghiệm từ tháng 3-5/2012
tại Cần Thơ (Trung tâm Khí tượng thủy văn tại Cần Thơ, 2012)
Thời gian (tháng)
Trang 29- Gốc ghép: Giống bí đỏ địa phương, giống mướp và giống bình bát dây hoang dại
- Phân bón: NPK 16-16-8-3S, Vôi, Risopla V, Tomato Plus, Phân cá,…
- Thuốc bảo vệ thực vật: Basudin 10H, Confidor 100SL, Cabrio Top, Super Cook,…
- Dụng cụ: Khay ươm cây con, màng phủ nông nghiệp, bẫy côn trùng, thước dây, thước kẹp, cân đồng hồ, Brix kế ATACO, máy đo độ cứng STATO, máy đo quang phổ Spectrophotometer, nhiệt kế…
2.2 Phương pháp
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân
tố, với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại Bốn nghiệm thức là 3 loại gốc ghép và dưa leo không ghép:
1/ Dưa leo không ghép (ĐC)
2/ Dưa leo ghép trên gốc bí đỏ (DL/BĐ)
3/ Dưa leo ghép trên gốc mướp (DL/M)
4/ Dưa leo ghép trên gốc bình bát dây (DL/BBD)
Diện tích khu vực thí nghiệm là 75 m2
2.2.2 Kỹ thuật canh tác
Trong vườn ươm
Chuẩn bị cây con:
* Gốc ghép
- Hạt bí đỏ được ngâm bằng nước ấm (50ºC) trong 2 giờ, đem ủ một ngày đến khi hạt nảy mầm thì cho vào ly (gồm đất, tro, xơ dừa, phân dơi) Khi cây có lá thật (7 ngày sau khi ủ) thì chuẩn bị ngọn ghép
- Hạt mướp được ngâm bằng nước ấm (50ºC) trong 2 giờ, đêm ủ đến khi hạt nảy mầm thì cho vào ly (gồm đất, tro, xơ dừa, phân dơi) Khi cây có lá thật (10 ngày sau khi ủ) thì chuẩn bị ngọn ghép
- Hạt bình bát dây được ngâm bằng nước ấm (50ºC) trong 3 giờ, đem ủ một ngày đến khi hạt nảy mầm thì cho vào ly (gồm đất, tro, xơ dừa, phân dơi) Khi cây được 3-4 lá (30 ngày sau khi ủ) thì chuẩn bị ngọn ghép
Trang 30* Ngọn ghép: Dùng cát sạch rãi lên rỗ nhựa một lớp dầy khoảng 3 cm (mặt
cát bằng phẳng), phun nước cho đủ ẩm Sau đó rãi đều hột dưa leo đã ngâm ủ 1 giờ lên bề mặt xơ dừa và dùng xơ dừa lắp lên hột dưa leo một lớp khoảng 1 cm Bắt đầu ghép khi cây cây dưa vừa rơi vỏ hạt (3 ngày sau khi gieo)
* Cây con không ghép: Dưa leo sau khi ngâm hạt trong nước 1 giờ, tiến
hành gieo trong ly nhựa Khi cây con ra lá thật (7 ngày sau khi gieo) thì phun thuốc ngừa sâu, bệnh sau đó đem ra đồng trồng
Hình 2.3 Cây con dƣa leo không ghép làm đối chứng ở 7 ngày sau khi gieo
* Kỹ thuật ghép:
- Ghép bí đỏ: Bằng phương pháp ghép ghim (Trần Thị Ba, 2010)
Dùng tay lặt bỏ phần ngọn bí đỏ chừa hai lá mầm lại, lấy que ghim lược sừng ghim vào đỉnh cây bí đỏ ở vị trí gần lá mầm, xéo gốc khoảng 30º xuyên qua đỉnh cây bí đỏ, giữ que ghim tai đỉnh Dùng lưỡi lam cắt bỏ phần gốc thân dưa leo một gốc 30º sát dưới lá mầm 1,5 cm Rút bỏ que ghim trên ngọn bí đỏ, đặt ngay ngọn dưa leo lên gốc ghép sao cho mặt cắt áp sát vào đỉnh và hai tử diệp của ngọn dưa leo vuông gốc với hai lá mầm của gốc ghép (để khi ngọn dưa phát triển không
bị ngăn cản bởi hai lá mầm của gốc ghép)
- Ghép mướp và bình bát dây: Bằng phương pháp ghép ống (Trần Thị Ba, 2010)
Dùng lưỡi lam cắt hết lá (chừa lá mầm lại), cắt bỏ ngọn một gốc 30º Tương tự với ngọn dưa leo, cắt bỏ phần gốc thân một gốc 30º sát dưới lá mầm 1,5cm, gắn ống ghép vào ngọn dưa leo và đặt vừa khít vào gốc ghép
* Chăm sóc sau ghép: Để cây ghép vào chỗ mát và kín gió 3 ngày, dùng bình phun
sương để ngọn ghép không bị héo Vào ngày thứ 4 cho cây ra nắng nhẹ khoảng
20-30 phút và vài giờ trong ngày thứ 5 và thứ 6, đến ngày thứ 7 thì cho ra
Ngoài đồng
* Làm đất: Liếp cao trung bình 20 cm, rộng 0,8 m và lối đi 0,4 m, sử dụng
màng phủ nông nghiệp khổ rộng 1,2 m, phủ kín chân liếp Bón phân lót và tưới
Trang 31thật ướt mặt liếp trước khi đậy màng phủ, gieo cây con không ghép trong khay ươm 7 ngày đem trồng, cây ghép trong ly 12 ngày sau khi ghép
* Trồng cây: Khoảng cách trồng 0,45 m, trồng lúc chiều mát Tưới đẫm
nước trước khi đem cây con ra trồng, đục lỗ sâu 5-7 cm và đường kính 10 cm theo khoảng cách cây Đặt cây con trồng theo hàng và lấp đất lại (mật độ 15.000 cây/ha)
* Bón phân: Loại, lượng, thời kì bón phân được trình bày ở Bảng 2.1
Bảng 2.1 Loại, lƣợng và thời kỳ bón phân cho dƣa leo, tại trại thực nghiệm Khoa NN &
Còn lại 100 kg NPK 16-16-13S chia làm nhiều lần tưới (3 ngày/lần) từ 45 ngày đến cây tàn
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
Ghi nhận
* Ngày gieo, ngày ghép, ngày trồng
* Tỉ lệ sống dưa leo 5 ngày sau khi ghép
* Ngày thu hoạch đầu tiên và ngày kết thúc thu hoạch
Chỉ tiêu sinh trưởng: Lấy cố định 6 cây/lô và định kì 15 ngày/lần vào các giai đoạn 15, 30, 45 và lúc kết thúc thu hoạch (63) ngày sau khi trồng (trừ đường kính gốc, và đường kính ngọn ghép)
* Chiều dài thân chính (cm): Dung thước dây đo từ gốc, dưới lá tử diệp đến đỉnh sinh trưởng của thân chính dưa leo
* Số lá trên thân chính (lá): Đếm từ lá thật đầu tiên đến lá ngọn cuối cùng (có chiều dài phiến lá lớn hơn 2 cm) trên thân chính
* Đường kính gốc và ngọn ghép (cm): Dùng thước kẹp đo dưới vị trí ghép 2
mm (đối với đường kính gốc) và trên vị trí ghép 2 mm (đối với ngọn ghép) vào