1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của gốc ghép mướp, bí đỏ và bầu địa phương đến sinh trưởng và năng suất dưa leo vụ hè thu 2012

62 646 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN HÒA PHƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP MƯỚP, BÍ ĐỎ VÀ BẦU ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT DƯA LEO VỤ HÈ THU 2012 Luận văn tốt nghiệp Ngành: TRỒNG TRỌT Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: TRỒNG TRỌT Tên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP MƯỚP, BÍ ĐỎ VÀ BẦU ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT DƯA LEO VỤ HÈ THU 2012 Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: PGS. TS. Trần Thị Ba Nguyễn Hòa Phương ThS. Võ Thị Bích Thủy MSSV: 3108299 Lớp: Trồng trọt K36 Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG -oOo- Chứng nhận đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP MƯỚP, BÍ ĐỎ VÀ BẦU ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT DƯA LEO VỤ HÈ THU 2012 Do sinh viên Nguyễn Hòa Phương thực hiện. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Cán bộ hướng dẫn ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bài trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì luận văn nào trước đây. Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Hòa Phương iii TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG -oOoHội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng trọt với đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP MƯỚP, BÍ ĐỎ VÀ BẦU ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT DƯA LEO VỤ HÈ THU 2012 Do sinh viên Nguyễn Hòa Phương thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng. Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp…………………………………... ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Luận văn tốt nghiệp được đánh giá ở mức:………………………………………… Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 Thành viên Hội đồng Thành viên 1 ………………………. Thành viên 2 ……………………….. Thành viên 3 ………………………… DUYỆT KHOA Trưởng khoa Nông nghiệp & SHƯD iv TIỂU SỬ CÁ NHÂN I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và tên: Nguyễn Hòa Phương Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 19/9/1992 Dân tộc: Kinh Nơi sinh: Cần Thơ Con ông: Nguyễn Hòa Mỹ Sinh năm: 1964 Con bà: Trần Bích Phượng Sinh năm: 1970 Quê quán: phường An Thới, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP 1. Tiểu học Thời gian đào tạo: 1998 đến năm 2003 Trường: Tiểu học An Thới 1 Địa chỉ: phường An Thới, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ 2. Trung học cơ sở Thời gian đào tạo: 2003 đến năm 2007 Trường: Trung học phổ thông Bùi Hữu Nghĩa Địa chỉ: phường An Thới, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ 3. Trung học phổ thông Thời gian đào tạo: 2007 đến năm 2010 Trường: Trung học phổ thông Bùi Hữu Nghĩa Địa chỉ: phường An Thới, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ 4. Đại học Thời gian đào tạo: 2010 đến năm 2014 Trường: Đại học Cần Thơ Địa chỉ: Ninh Kiều – Cần Thơ Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 Nguyễn Hòa Phương v LỜI CẢM TẠ Kính dâng! Cha mẹ suốt đời tận tụy vì tương lai sự nghiệp của con. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Trần Thị Ba và cô Võ Thị Bích Thủy đã quan tâm, động viên, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Thành kính biết ơn Quý thầy cô, cán bộ thuộc Bộ môn Khoa học cây trồng, thầy Lê Vĩnh Thúc cố vấn học tập lớp Trồng trọt K36 khoa Nông nghiệp & SHƯD tận tình giảng dạy và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Chân thành cảm ơn Anh Phan Ngọc Nhí và chị Lý Hương Thanh, anh Toàn lớp cao học Trồng trọt K18 đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng về nội dung lẫn hình thức để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Các bạn Minh Tân, Thái Chơn, Ngọc Hớn, Hồng Nhung, Kim Tường và tập thể các bạn lớp Trồng trọt K36 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện thí nghiệm và hoàn chỉnh bài luận văn. Thân gửi về! Những người thân và bạn bè tôi lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống! Nguyễn Hòa Phương vi NGUYỄN HÒA PHƯƠNG, 2013 “Ảnh hưởng của gốc ghép mướp, bí đỏ và bầu địa phương đến sinh trưởng và năng suất dưa leo vụ Hè Thu 2012”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng trọt, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích Thủy. TÓM LƯỢC Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng-Trường Đại học Cần Thơ, vụ Hè Thu 2012 nhằm mục tiêu tìm ra gốc ghép thích hợp để cây dưa leo có khả năng sinh trưởng mạnh và cho năng suất cao. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Bốn nghiệm thức là: (1) Dưa leo không ghép, (2) Dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương, (3) Dưa leo ghép trên gốc mướp và (4) Dưa leo ghép trên gốc bí đỏ. Diện tích thí nghiệm là 100 m2. Kết quả cho thấy, về sự sinh trưởng (chiều dài, số lá và số chồi trên thân chính) của nghiệm thức dưa leo không ghép ở giai đoạn đầu vượt trội hơn các nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau 45 ngày sau khi trồng thì tương đương nhau. Năng suất thương phẩm ở các nghiệm thức dưa leo ghép trên gốc mướp (23,81 tấn/ha), dưa leo ghép trên gốc bí đỏ (22,41 tấn/ha) và dưa leo không ghép (19,43 tấn/ha) cao hơn nghiệm thức dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương (13,34 tấn/ha). Độ cứng (2,34-2,55 kgf/cm2) và độ Brix (2,63-3,03%) của dưa leo ghép và không ghép tương đương nhau. vii 37 MỤC LỤC Tóm lược…………………………………………………………………………...vii Mục lục……………………………………………………………………………viii Danh sách bảng……………………………………………………………………...x Danh sách hình……………………………………………………...........................xi MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................. 2 1.1 Nguồn gốc, giá trị sử dụng và tình hình sản xuất dưa leo ................................ 2 1.1.1 Nguồn gốc lịch sử .................................................................................... 2 1.1.2 Giá trị dinh dưỡng .................................................................................... 2 1.1.3 Tình hình sản xuất .................................................................................... 2 1.2 Đặc tính thực vật và điều kiện ngoại cảnh cây dưa leo .................................... 3 1.2.1 Đặc tính thực vật ...................................................................................... 3 1.2.2 Điều kiện ngoại cảnh ................................................................................ 4 1.2.3 Một số sâu, bệnh hại chính trên dưa leo.................................................... 5 1.3 Vai trò của gốc ghép ....................................................................................... 6 1.4 Cơ sở khoa học của việc ghép và ảnh hưởng của gốc ghép đến ngọn ghép ..... 7 1.5 Khái quát về một số gốc ghép trên dưa leo ..................................................... 9 1.5.1 Gốc bầu địa phương ................................................................................. 9 1.5.2 Gốc mướp ................................................................................................ 9 1.5.3 Gốc bí đỏ ................................................................................................. 9 1.6 Một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng về gốc ghép dưa bầu bí .................. 10 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP............................................ 13 2.1 Phương tiện .................................................................................................. 13 2.1.1 Địa điểm và thời gian ............................................................................. 13 2.1.2 Tình hình khí tượng thủy văn ................................................................. 13 2.1.3 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................. 13 2.2 Phương pháp ............................................................................................... 15 2.2.1 Bố trí thí nghiệm: ................................................................................... 15 viii 38 2.2.2 Kỹ thuật canh tác.................................................................................... 15 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................... 18 2.2.4 Phân tích số liệu ..................................................................................... 19 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 20 3.1 Ghi nhận tổng quát ....................................................................................... 20 3.2 Tỉ lệ sống sau ghép ....................................................................................... 20 3.3 Tình hình sinh trưởng ................................................................................... 20 3.3.1 Chiều dài thân chính............................................................................... 20 3.3.2 Số lá thân chính ...................................................................................... 21 3.3.3 Số chồi trên thân chính ........................................................................... 22 3.3.4 Đường kính gốc ghép ............................................................................. 23 3.3.5 Đường kính ngọn ghép ........................................................................... 24 3.3.6 Tỉ số đường kính gốc/ngọn ghép ............................................................ 25 3.3.7 Kích thước trái dưa leo ........................................................................... 26 3.4 Thành phần năng suất và năng suất............................................................... 27 3.4.1 Trọng lượng trái ..................................................................................... 27 3.4.2 Trọng lượng toàn cây ............................................................................. 27 3.4.3 Số trái/cây, số trái thương phẩm/cây....................................................... 28 3.4.4 Trọng lượng trái/cây, trọng lượng trái thương phẩm/cây ........................ 28 3.4.5 Năng suất trái ......................................................................................... 29 3.4.6 Số lần thu hoạch ..................................................................................... 30 3.5 Độ cứng và độ Brix ...................................................................................... 31 3.5.1 Độ cứng ................................................................................................. 31 3.5.2 Độ Brix .................................................................................................. 31 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 33 4.1 Kết luận ........................................................................................................ 33 4.2 Đề nghị......................................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 34 PHỤ CHƯƠNG ix DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 Tựa bảng Trang Loại, lượng và thời kỳ bón phân cho dưa leo tại Trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) 17 Tỉ lệ sống (%) của dưa leo qua 10 ngày sau khi ghép tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) 20 Đường kính gốc ghép (cm) dưa leo giữa các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 68/2012) 24 Đường kính ngọn ghép (cm) dưa leo giữa các nghiệm thức ghép gốc qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) 25 Tỉ số đường kính gốc/ngọn ghép dưa leo giữa các nghiệm thức ghép gốc qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) 26 Kích thước trái (cm) dưa leo ở các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) 27 Trọng lượng trái (g) và trọng lượng toàn cây (kg/cây) của dưa leo ghép ở các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) 27 Độ cứng (kgf/cm2) và Độ Brix (%) của trái dưa leo ghép ở các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) 32 x DANH SÁCH HÌNH Hình Tựa hình Trang Tình hình thời tiết trong thời gian thí nghiệm từ tháng 6-8/2012 tại TP.CầnThơ (Đài Khí tượng thủy văn TP.Cần Thơ) 13 2.2 Quy trình ghép dưa leo trên gốc mướp 16 2.3 Cây con chuẩn bị trồng 17 3.1 Chiều dài thân và tốc độ tăng trưởng thân chính của dưa leo ở các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) 21 Số lá thân chính dưa leo ở các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) 22 Số chồi thân chính dưa leo ở các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) 23 Số trái/cây, số trái thương phẩm/cây dưa leo ở các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) 28 Trọng lượng trái/cây, trọng lượng trái thương phẩm/cây dưa leo ở các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) 29 Năng suất trái của dưa leo ở các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) 30 Số lần thu hoạch dưa leo ở các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) 31 2.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 xi MỞ ĐẦU Dưa leo (Cucumis sativus L.) là một trong những loại rau ăn trái có giá trị kinh tế cao, chứa nhiều hàm lượng vitamin và khoáng chất nên được sử dụng rộng rãi trong các bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. Dưa leo có thời gian sinh trưởng ngắn, dễ trồng và được trồng nhiều ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, việc canh tác dưa leo liên tục trên một nền đất đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển đặc biệt là lưu tồn mầm bệnh trong đất gây thiệt hại nặng nề cho những vùng chuyên canh dưa leo. Trong trường hợp này, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không mang lại hiệu quả, gây tốn kém và ô nhiễm môi trường. Ghép là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường mà vẫn giữ được đặc tính di truyền của cây giống ban đầu. Ngày nay ghép cây trong sản xuất rau đã trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, việc ghép dưa hấu trên gốc bầu đã áp dụng áp dụng rộng rãi và đạt được những hiệu quả nhất định, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về gốc ghép trên dưa leo. Chính vì vây, đề tài “Ảnh hưởng của gốc ghép mướp, bí đỏ và bầu địa phương đến sinh trưởng và năng suất dưa leo vụ Hè Thu 2012” được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra gốc ghép thích hợp với ngọn dưa leo để tăng khả năng sinh trưởng và tăng năng suất của cây. Qua đó tạo tiền đề cho những nghiên cứu về tính chống chịu của gốc ghép đối với bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum gây ra. 2 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Nguồn gốc, giá trị sử dụng và tình hình sản xuất dưa leo 1.1.1 Nguồn gốc lịch sử Dưa leo có tên khoa học là Cucumis sativus L., tên tiếng Anh là Cucumber, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Dưa leo có nguồn gốc ở Ấn Độ giữa vịnh Bengan và dãy Hymalayas cách nay khoảng 3.000 năm, sau đó được mang đến phía Tây Châu Á, Châu Phi và miền Nam Châu Âu (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Theo Mai Thị Phương Anh và ctv. (1996), cây dưa leo được các nhà khoa học xác nhận có nguồn gốc ở Việt Nam và tồn tại ở nước ta hàng ngàn năm nay. Khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam giáp Lào là nơi phát sinh cây dưa leo vì ở đây còn tồn tại các dạng dưa leo hoang dại (Valipop, 1926 G. Taracanov, 1968 trích bởi Trần Khắc Thi và ctv., 2008). 1.1.2 Giá trị dinh dưỡng Dưa leo là loại rau ăn trái chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao nên được ưa chuộng ở nhiều nước có khẩu phần ăn giàu năng lượng (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Hàm lượng protein trong trái dưa leo cao nhất (0,7 mg/100 g trọng lượng tươi) trong họ bầu bí (Trần Thế Tục, 2000). Theo Đường Hồng Dật (2003) cho rằng về mặt Đông y, dưa leo vị ngọt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, chữa phù thủng và kiết lị ở trẻ em. Trái dưa leo còn dùng làm thuốc trong các trường hợp sốt nhẹ, nhiễm độc đau bụng, thống phong, tạng khớp, bệnh sỏi và nhiễm trực khuẩn E.coli (Võ Văn Chi, 2003). 1.1.3 Tình hình sản xuất Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2005) thì dưa leo là một trong những cây rau quan trọng nhất, được xếp thứ tư chỉ sau cà chua, bắp cải và củ hành. Hiện nay dưa leo được trồng khắp nơi ở các nước từ Châu Á, Châu Phi đến 630 vĩ Bắc (Tạ Thu Cúc, 2005). Theo số liệu thống kê của FAO năm 2012 diện tích trồng dưa leo trên thế giới là khoảng 2 triệu hecta, năng suất đạt 31,67 tấn/ha, sản lượng đạt 67,44 triệu tấn. Trong đó, Trung Quốc là nước có diện tích trồng và sản lượng dưa leo cao nhất thế giới, kế đến là Thổ Nhĩ Kì. Ở nước ta, cây dưa leo được trồng khắp các vùng từ Bắc đến Nam, là cây rau quan trọng ở các vùng chuyên canh (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2005) vùng trồng dưa leo tập trung chủ yếu ở Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nam, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội và một số tỉnh Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. Ở Đồng bằng sông Cửu Long dưa leo được trồng rất phổ biến, đặc biệt là các vùng rau Sóc Trăng và An Giang (Trần Thị Ba và ctv., 1999). 3 1.2 Đặc tính thực vật và điều kiện ngoại cảnh cây dưa leo 1.2.1 Đặc tính thực vật *Rễ: theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) rễ dưa leo phát triển yếu nhất so với các cây trong họ bầu bí. Rễ chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30-40 cm. Khả năng sinh trưởng và phát triển của bộ rễ phụ thuộc vào giống, điều kiện đất đai, giai đoạn sinh trưởng và điều kiện bảo quản hạt (Trần Khắc Thi và ctv., 2008). *Thân: dưa leo là cây thân thảo hằng niên, thân dài trung bình 1-3 m, có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Chiều dài thân cũng tùy thuộc vào điều kiện canh tác và giống. Thân tròn hay có góc cạnh, có lông ít hay nhiều tùy thuộc vào giống. Các giống canh tác ngoài đồng thường dài từ 0,5-2 m; giống trồng trong nhà kính có thể dài 5 m (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Thân chính thường phân nhánh, cũng có nhiều giống dưa leo hoàn toàn không phân nhánh. Số phân nhánh của dưa còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ban đêm (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). *Lá: gồm có lá mầm và lá thật, 2 lá mầm mọc đối xứng qua trục thân. Hai lá mầm dạng hình trứng, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đoán tình hình sinh trưởng của cây (Tạ Thu Cúc, 2005). Lá thật là lá đơn, to mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác với cuống lá rất dài 5-15 cm; rìa lá nguyên hoặc có răng cưa. Lá trên cùng của cây cũng có kích thước và hình dáng thay đổi (Trần Thị Ba và ctv., 1999). *Hoa: đơn tính đồng chu hay biệt chu và có cả hoa lưỡng tính. Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt, hoa đực mọc thành cụm từ 5-7 hoa. Có giống trên cây có cả ba loại hoa và có giống chỉ có một loại hoa trên cây. Hoa có màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng, bầu noãn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay trước khi hoa nở. Các giống dưa leo trồng ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thường ra hoa sớm, bắt đầu từ nách lá thứ 4-5 trên thân chính, sau đó hoa sẽ nở liên tục trên thân chính và nhánh (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Theo Phạm Hồng Cúc và ctv. (2001), sự biến dị về tình trạng giới tính ở dưa leo rất rộng, đó là đặc tính thích nghi mạnh của cây trong điều kiện môi trường. Nói chung, điều kiện ngày dài, nhiệt độ cao và các điều kiện bất lợi khác làm cho cây có nhiều hoa đực. Ngoài ra, tỉa nhánh, sử dụng kích thích sinh trưởng và chế độ phân bón có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi giới tính của cây. Các dạng cây có giới tính khác nhau ở dưa leo được nghiên cứu và tạo lập để sử dụng trong chọn tạo giống lai. Theo Tạ Thu Cúc (2005) cho rằng sự xuất hiện của hoa cái sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, chất dinh dưỡng và nồng độ CO2. *Trái và hạt: trái lúc còn non có gai xù xì, khi trái lớn gai từ từ mất đi. Màu trái từ xanh đậm đến xanh nhạt, đôi khi trên vỏ có các đường vân (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). Trái dưa leo thuôn dài có 3 múi, hạt đính vào giá noãn. Hình dạng, khối lượng, độ dài, màu sắc trái sai khác rất lớn, sự sai khác đó phụ thuộc chủ yếu vào giống. Mặt khác, đường kính trái là một chỉ tiêu quan 4 trọng để đánh giá chất lượng trái dưa leo và giá trị sử dụng (Tạ Thu Cúc, 2005). Trái tăng trưởng nhanh tùy theo giống, có thể thu trái từ 8-10 ngày sau khi hoa nở. Phẩm chất trái phụ thuộc vào độ chặt của thịt trái, chiều dày vỏ và thịt trái, hương vị trái… Hạt có màu trắng ngà, trọng lượng 1.000 hạt từ 20-30 g, trung bình có từ 200500 hạt/trái (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). 1.2.2 Điều kiện ngoại cảnh *Nhiệt độ: dưa leo thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ tối thích cho sự tăng trưởng là 300C về ban ngày và ban đêm là 18-21 0C (Nguyễn Xuân Giao, 2012). Đây là loại cây ưa nhiệt, hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ 12-130C và nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 25-300C (Nguyễn Thị Hường, 2004). *Ánh sáng: dưa leo là cây ưa sáng ngày ngắn, cây thích hợp cho sự sinh trưởng và phát dục ở độ dài chiếu sáng 10-12 giờ/ngày, cường độ ánh sáng trong phạm vi 15.000 -17.000 lux (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) nhận định vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long dưa leo dễ dàng ra hoa trái quanh năm. Ánh sáng nhiều làm trái lớn nhanh, chất lượng trái tốt. Trong điều kiện ngày ngắn dưa leo thường cho nhiều trái (Nguyễn Xuân Giao, 2012). *Ẩm độ và nước: yêu cầu về độ ẩm đất của dưa leo rất lớn 85-95% đứng đầu họ bầu bí do bộ rễ dưa leo chỉ phát triển ở tầng đất mặt nên yêu cầu nước rất cao, nhất là thời kỳ phát triển trái. Dưa leo ở các thời kỳ khác nhau yêu cầu về lượng nước khác nhau: hạt nảy mầm yêu cầu lượng nước 50% trọng lượng hạt, thời kỳ cây con thân lá và bộ rễ phát triển còn yếu lượng nước tiêu hao ít nên yêu cầu nước có mức độ, thời kỳ ra hoa đến thu trái yêu cầu nước lớn nhất (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Theo Mai Thị Phương Anh và ctv. (1996) dưa leo chịu hạn rất kém, thiếu nước cây sinh trưởng yếu và tích lũy lượng cucurbitaxina là chất gây đắng trong trái. *Đất và dinh dưỡng: dưa leo sinh trưởng thích hợp trên đất giàu dinh dưỡng, thoát thủy tốt và pH trong khoảng 6,5-7,5 (Nguyễn Xuân Giao, 2012). Đất trồng dưa leo có yêu cầu nghiêm khắc do bộ rễ phát triển yếu, sức hấp thụ bộ rễ lại kém, nếu gặp hạn hay úng hoặc nồng độ phân cao dễ làm bộ rễ dưa vàng khô thâm đen, vì thế đất trồng phải có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ có lợi cho sự ra hoa cái nhưng việc bón nhiều đạm làm cho cây tăng trưởng nhanh và ra nhiều hoa đực (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Ở thời kỳ đầu sinh trưởng cây cần nhiều đạm và lân, cuối thời kỳ sinh trưởng cây không cần nhiều đạm, nếu giảm lần bón đạm sẽ tăng thu hoạch một cách rõ rệt (Tạ Thu Cúc, 2005). Khi cây dưa leo phân nhánh và kết trái thì cây cần nhiều kali (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Theo nghiên cứu của Trần Khắc Thi và ctv. 5 (2008) cho rằng kali thích hợp cho ra hoa đực. Bên cạnh đạm, lân, kali các nguyên tố vi lượng như Bo, kẽm, mangan, đồng, Molipden cũng có vai trò quan trọng làm thay đổi tỉ lệ hoa đực và hoa cái. 1.2.3 Một số sâu, bệnh hại chính trên dưa leo * Bù lạch (Thrips palmi Karny) có cơ thể rất nhỏ, khoảng 1 mm, màu vàng hơi nâu, hai mắt đen. Miệng phát triển cho việc chích hút, chân của bù lạch rất đặc biệt là đốt bàn chân không có móng và tận cùng bằng một mảnh nhỏ, râu màu đen gồm sáu đốt. Thành trùng có thể sống hai tháng và đẻ rộ 200 trứng. Trứng bù lạch hình trái thận do con cái dùng bộ phận đẻ trứng ghim thẳng vào trong gân lá non, trứng nở trong thời gian 3 ngày. Ấu trùng rất giống thành trùng nhưng màu nhạt hơn. Bù lạch thường đẻ trứng trong mô lá. Cả ấu trùng và thành trùng thường sống ở mặt dưới lá và gân để trốn, do đó rất khó nhìn thấy và rất khó tiếp xúc được với chúng. Bù lạch thường chích cho nhựa cây chảy ra để hút ăn. Lá cây bị bù lạch hại có dạng quăn queo, lá non biến dạng và bị cong xuống phía dưới. Đọt non bị bù lạch tấn công không phát triển dài ra được mà chùn lại và cất lên cao nên nông dân thường gọi là hiện tượng “đầu lân” hay “bắn máy bay”. Bù lạch còn truyền bệnh khảm do vi rút làm vàng và xoăn lá, cây không chết nhưng ra hoa mà không cho trái (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). * Rầy mềm (Aphis gossypii Glover) có nhiều lứa trong năm, khi mật độ rầy trên cây cao chúng hình thành dạng có cánh bay sang cây khác thành dạng rầy mới. Ổ rầy thường tiết ra dịch mật thu hút kiến. Cây bị rầy hại còi cọc, lá quăn xuống, phía trên của lá có muội che phủ (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2005). Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, chồi hút nhựa làm cho các phần ấy bị khô héo hoặc để lại những vết thâm đen trên lá. Trên cây dưa, rầy gây hại trầm trọng nếu tấn công các dây chèo hay đỉnh sinh trưởng. Rầy mềm tập trung với số lượng lớn ở đọt non làm lá quăn queo và phân tiết ra thu hút nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển trái (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). * Bệnh héo rũ (do nấm Fusarium Oxysporum) cây bị mất nước chết khô từ đọt, thân đôi khi bị nứt, cây con bị bệnh làm chết rạp từng đám. Trên cây trưởng thành nấm gây hại từ thời kỳ ra hoa đến khi tượng trái, cây bị héo từng nhánh sau đó bị héo đột ngột như bị thiếu nước rồi chết cả cây. Vi sinh vật lưu tồn trong đất nhiều năm, bệnh này có liên quan đến tuyến trùng và ẩm độ đất (Nguyễn Xuân Giao, 2012). * Bệnh đốm phấn, sương mai (do nấm Pseudoperonospora cubensis) nấm tấn công mặt dưới lá, vết bệnh hình đa giác có góc cạnh rất rõ, lúc đầu có màu vàng nhạt sau chuyển thành màu nâu. Lúc sáng sớm quan sát kỹ thấy mặt dưới lá có tơ nấm màu trắng, vết bệnh lúc già rất giòn, dễ rách lá. Bệnh thường xuất hiện ở lá già 6 từ gốc lan lên lá non, phát triển mạnh vào thời điểm ẩm độ cao, nhất là gặp mưa liên tục (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Theo Lê Lương Tề (2005) biện pháp hạn chế bệnh hiệu quả là tiêu diệt tàn dư thân lá bệnh, vệ sinh đồng ruộng tốt. * Bệnh khảm do siêu vi khuẩn (Cucumber mosaic vius – CMV) bệnh này được truyền từ cây bệnh sang cây khỏe bởi nhóm côn trùng chích hút như bù lạch và rệp dưa. Triệu chứng bệnh là đọt non xoăn lại, lá bị mất màu, lốm đốm vàng, thiệt hại nặng sẽ làm cho đọt bị quăn queo, phát triển rất chậm, khả năng cho trái rất ít, trái thường dị dạng và có vị đắng (Nguyễn Xuân Giao, 2012). 1.3 Vai trò của gốc ghép Việc sử dụng phương pháp ghép sẽ tránh được những bệnh từ đất, chống lại những bất lợi của môi trường và cải thiện chất lượng sản phẩm. Ghép một chồi ngọn vào một gốc kháng bệnh có thể cung cấp một cây trồng kháng bệnh mà không cần lai tạo để sàng lọc và lựa chọn tính kháng vào một cây trồng. Hơn nữa, ghép còn chống lại những tác nhân gây bệnh mới và trong thời gian ngắn cung cấp nhiều cây trồng với chi phí thấp và kiểm soát bệnh từ đất nhanh hơn so với các giống kháng mới (Lê Thị Thủy, 2000). Theo Echebarria (2001) nhận định ghép không làm ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị, kích thước và hình dạng của trái. Tuy nhiên, theo Davis và Perkins-Veazie (2005), ghép có thể tăng cường khả năng chịu stress phi sinh học, tăng năng suất, kéo dài thời gian thu hoạch và cải thiện chất lượng. Sự kết hợp giữa gốc-ngọn ghép đã ảnh hưởng đến pH, hương vị, đường, màu sắc, carotenoid và kết cấu của trái. Gốc ghép khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng dưa leo như hình dạng trái, kết cấu và màu sắc thịt trái, độ cứng, hàm lượng vitamin C và chất rắn hòa tan. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng RNA, ptotein và các phân tử nhỏ, một số truyền tín hiệu gây ra, có thể duy chuyển từ gốc ghép đến ngọn ghép, trực tiếp ảnh hưởng đến sinh lý ngọn (Davis và ctv., 2008). Theo Trần Văn Hòa và ctv. (2000), phần gốc ghép và chồi ghép đều có khả năng sinh tồn khác nhau, bổ sung hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một tổ hợp cộng sinh hữu cơ và dựa vào nhau để tồn tại và một thể thống nhất. Bộ rễ của cây làm gốc hút nước và chất khoáng, đồng thời tạo ra các acid hữu cơ, acid amin cung cấp cho thân, cành, lá của phần ghép phía trên. Ngược lại, những vật chất được đồng hóa từ phần phía trên ngọn ghép qua các hoạt động quang tổng hợp cung cấp trở lại cho bộ rễ. Ngoài ra, tỉ lệ ra hoa, đậu trái, sức kháng lại sâu bệnh của các tổ hợp ghép còn chịu ảnh hưởng của phần chồi và gốc ghép (Lê Chí Hùng, 2005). Cây ghép có khả năng chịu úng, chịu hạn và chịu phèn tốt do bộ rễ của cây làm từ gốc ghép được tuyển chọn từ cây hoang dại có khả năng sinh trưởng rất khỏe (Oda, 2002). 7 1.4 Cơ sở khoa học của việc ghép và ảnh hưởng của gốc ghép đến ngọn ghép Theo Phạm Văn Côn (2007) ghép là một phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng cách đem gắn một phần của cây giống (gọi là cành ghép) sang một cây khác (gọi là gốc ghép), thông qua việc áp sát mô phân sinh ngang (tượng tầng) để tạo nên một cây mới (sống cộng sinh) giữ được những đặc tính di truyền của cây giống ban đầu và những đặc tính chống chịu quý của gốc ghép. Cơ chế của ghép cây có thể được hiểu như sau: đầu tiên là sự kết hợp giữa phần tượng tầng gốc ghép và ngọn ghép, sự đáp ứng của vết thương, sự thành lập cầu callus và cuối cùng là sự sửa chữa vết thương (Nguyễn Bảo Toàn, 2007 ). Sau khi áp sát hai phần tượng tầng gốc và cành ghép lại với nhau thì trước tiên những tế bào bị thương tổn của hai mặt cắt hình thành lớp ngăn cách màu nâu, sau đó các tế bào nhu mô dưới lớp phân cách này phân chia rất nhanh hình thành mô liên hợp giữa gốc và ngọn ghép, đòng thời lớp ngăn cách dần dần biến mất. Các tế bào mới sản sinh ở mô liên hợp liên hệ với nhau bằng những đường ống qua vách tế bào, các chất nguyên sinh đồng hóa lẫn nhau, do đó chất dinh dưỡng của gốc ghép chuyển lên ngọn ghép và ngược lại chất dinh dưỡng từ ngọn ghép cũng được chuyển về gốc ghép. Những tế bào mới sinh của gốc ghép tương ứng với mạch dẫn của ngọn ghép phân hóa thành mô tế bào mạch dẫn, cứ như thế các tế bào của gốc và ngọn ghép có mối liên hệ tương ứng với nhau và hình thành một cơ thể sống cộng sinh (Phạm Văn Côn, 2007). Trong quá trình ghép tượng tầng của gốc ghép và ngọn ghép tiếp xúc nhau, nhờ sự hoạt động và tái sinh của tượng tầng mà gốc ghép gắn liền nhau. Sau khi được gắn liền các mô mềm chỗ tiếp xúc giữa gốc ghép và ngọn ghép do tượng tầng sinh ra phân hóa thành các hệ thống mạch dẫn, do đó nhựa nguyên và nhựa luyện giữa gốc ghép và ngọn ghép được thông nhau được (Trần Thế Tục, 1998). Gốc và ngọn có sự kết hợp chặc chẽ hay không là do sức tiếp hợp và mối liên hệ dẫn truyền của chúng quyết định, gốc và ngọn hình thành lớp tiếp hợp càng chặt chẽ, chất dinh dưỡng càng đầy đủ thì sự kết hợp càng được cũng cố, sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa gốc và ngọn càng dễ dàng. Vì vậy, trong khi ghép cần phải chú ý làm cho cành ghép thật áp sát với gốc ghép trong một thời gian nhất định. Cành ghép chịu ảnh hưởng của gốc ghép về một số mặt như: tuổi thọ dài hay ngắn, phân hóa mầm hoa sớm hay muộn, thế sinh trưởng mạnh hay yếu, tính chống chịu cao hay thấp,… nhưng không làm thay đổi bản chất di truyền của cây làm ngọn ghép. Gốc càng khỏe, càng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương thì cây ghép sinh trưởng càng tốt và tuổi thọ kéo dài (Phạm Văn Côn, 2007) . Theo Lâm Ngọc Phương (2006) cho rằng gốc ghép và ngọn ghép có thể ảnh hưởng với nhau theo nhiều cách. Gốc ghép ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của ngọn ghép, đến sự ra hoa kết trái của các cây ghép, đến khả năng chống chịu của cây ghép của các cây ghép như chịu hạn, chịu úng, chịu rét, kháng bệnh. Nhiều nghiên 8 cứu thực nghiệm đã chứng tỏ có những ảnh hưởng đến ngọn ghép như thay đổi kiểu sắp xếp lá, kiểu phân cành, màu sắc lá và thời gian rụng lá. Nghiên cứu về hiệu quả của ghép trên sinh trưởng, năng suất và bệnh héo trên đồng ruộng. Cây ghép cũng có số trái/cây cao hơn (5,25 lần), trái lớn hơn và cho năng suất (56,92 tấn/ha) cao hơn cây không ghép (3,5 lần). Phần trăm tổng số chất hòa tan (TTS %) của cây ghép cao hơn có ý nghĩa so với không ghép. Nói chung gốc ghép có thể ảnh hưởng lên cành ghép và tạo nên những biến đổi về kích thước của cây, kích thước, màu sắc lá và trái, hình dạng ngoài của cây, thời kì nở hoa thời gian sống hàm lượng chất dinh dưỡng và chất sinh trưởng. Trong chừng mực nào đó cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tính kiên định đối với bệnh tật ảnh hưởng của gốc ghép lên cành ghép thân cành ghép cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của bộ rễ gốc ghép. Vì vậy mức độ sinh trưởng của thân cành ghép có mối tương quan thuận đến sự phát triển gốc ghép. Tuy nhiên ảnh hưởng của cành ghép lên gốc ghép ít được thể hiện rõ rệt hơn. Tóm lại, khả năng tiếp hợp cành ghép, gốc ghép, kĩ thuật ghép, thời vụ, chăm sóc bảo vệ cây sau khi ghép đều góp phần quyết định đến sự thành công của việc ghép (Lâm Ngọc Phương, 2006). Mối quan hệ giữa gốc và ngọn ghép được thể hiện ở sức tiếp hợp của chúng. Thông thường sức tiếp hợp giữa gốc và ngọn ghép được đánh giá bằng tỉ số tiếp hợp T Đường kính gốc ghép T= Đường kính ngọn ghép T = 1 cây ghép sinh trưởng, phát triển bình thường là do thế sinh trưởng của ngọn ghép tương đương thế sinh trưởng gốc ghép. T > 1 cây ghép có hiện tượng chân voi (gốc lớn hơn thân), cây ghép vẫn sinh trưởng bình thường. Tuy nhiên, T càng gần 1 thì càng tốt hơn T càng xa 1. T càng xa 1 thế sinh trưởng của ngọn ghép yếu hơn gốc ghép, biểu hiện cây ghép hơi cằn cỗi, chậm lớn, lá hơi vàng, phần gốc ghép vỏ nứt nhiều. T < 1 cây ghép có hiện tượng chân hương (gốc nhỏ hơn thân). Thế sinh trưởng của ngọn mạnh hơn gốc. Phần ngọn bị nứt vỏ nhiều hơn gốc, cây ghép sinh trưởng kém dần, tuổi thọ kém (Phạm Văn Côn, 2007). 9 1.5 Khái quát về một số gốc ghép trên dưa leo 1. 5.1 Gốc bầu địa phương Bầu sao, bầu địa phương (Bottle) có tên khoa học Lagernaria siceraria (Monila) Standl, thuộc họ bầu bí. Cây bầu có nguồn gốc Châu Phi và Ấn Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt trên thế giới (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Bầu là cây hằng niên, thân leo quấn, tua cuốn phân nhánh, thân lá phát triển mạnh và có tính sinh nhánh lớn, do đó khi canh tác phải bấm ngọn, làm giàn. Bộ rễ phát triển, ăn lan rộng và có khả năng ra rễ bất định ở đốt. Lá có phiến tròn, gân trên cọng dài, gân lá hình chân vịt. Hoa đơn tính, cùng cây, hoa to với 5 cánh màu trắng. Hoa cái có bầu noãn hạ và rất phát triển, hoa đực có cuốn rất dài. Hoa thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Trái có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, trái cứng hình trụ, dài 40-60 cm, vỏ màu xanh đậm điểm những đốm trắng, khi già vỏ trái hóa gỗ. Bầu địa phương chứa nhiều hột, hột già màu nâu sậm với nhiều lông tơ ngắn. Trọng lượng 100 hột là 15,14 g. Bầu ưa nhiệt độ cao từ 20-300C và cường độ ánh sáng mạnh. Bầu dễ trồng, sản lượng cao, thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu rộng rãi nên được ưa chuộng trong sản xuất (Trần Thị Ba và ctv., 1999). 1. 5.2 Gốc mướp Mướp hay mướp hương, mướp gối có tên khoa học là Luffa aegyptiaca hay Luffa cylindrical (tên cũ), là một loài thuộc chi Mướp (Luffa), tên tiếng anh là Smooth Luffa hay Egyptian Luffa thuộc họ bầu bí. Đây là cây bản dị của Bắc Phi. Mướp là một loại cây thảo dạng dây leo, có nhiều tua cuốn, phân cành mạnh. Lá mọc cách, dạng tim và có 5-7 thùy có răng nhỏ xung quanh. Hoa đơn tính, các hoa đực tập trung thành chùm dạng thùy, các hoa cái mọc đơn độc (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Văn Cường, 2007). Thân có màu xanh lục nhạt, tiết diện đa giác, có 5 gân dọc, có lông ngắn rải rác màu trắng. Trái dạng hình thoi hay hình trụ, màu xanh lục, dài 0,3-0,9 m. Trên vỏ trái có 10 đường gân dọc màu xanh đậm và những đốm màu đen. Hạt mướp hình trứng, 2 đầu tròn, màu đen, dài 1-1,2 cm, có rìa (Thái Hà và Đặng Mai, 2011). 1.5.3 Gốc bí đỏ Bí ngô hay còn gọi là bí đỏ, bí rợ có tên khoa học là Curubita pepo thuộc họ bầu bí. Dây bí đỏ thường mọc lan trên mặt đất. Hiện nay có nhiều loài mà trái có hình dáng và màu sắc khác nhau: hình cầu, hình cầu dẹt, hình trụ. Vỏ bí màu nâu, màu sẫm. Thịt trái đỏ, hồng hoặc vàng (Thái Hà và Đặng Mai, 2011). Rễ phát triển mạnh, rễ chính ăn sâu và rễ phụ ăn lan rộng nên chịu hạn rất tốt. Cây có khả năng phát triển trên đất hơi phèn hoặc mặn. Thân có khả năng ra rễ bất định ở đốt. Lá đơn, mọc cách, cuống dài, phiến lá rộng, tròn hay gốc cạnh, có xẻ thùy sâu hay cạn, 10 màu xanh hay lốm đốm trắng. Hoa đơn phái cùng cây, to, cánh màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng. Trong điều kiện khí hậu không thuận lợi, cây sinh ra hoa lưỡng tính hay hoa đực bất thụ (Phạm Hồng Cúc, 2001). Bí đỏ thích nghi rộng với điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới, cây sinh trưởng tốt trong điều kiện cường độ chiếu sáng mạnh, có khả năng chịu hạn khá nhưng nếu khô hạn quá dễ bị rụng hoa và trái non (Phạm Hồng Cúc, 2001). 1.6 Một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng về gốc ghép dưa bầu bí Việc sử dụng gốc ghép kháng bệnh trên cây rau đã được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Tây Ban Nha, Ý, Đài Loan,… (Besri, 2001 trích bởi Trần Thị Ba, 2010). Ngày nay việc ghép cây trong sản xuất rau đã trở nên rất phổ biến trên toàn thế giới với nhiều công nghệ tiên tiến được áp dụng. Ở Nhật Bản, năm 1990 có đến 31,5% cà chua, 49,9% cà tím, 92% dưa hấu, 71,7% dưa leo và 43,8% các loại dưa khác được ứng dụng trồng bằng ghép gốc kháng bệnh (Oda, 1993 trích bởi Trần Thị Ba, 2010). Ghép dưa là biện pháp hữu hiệu và kinh tế nhất để có thể trồng dưa liên tục mỗi năm mà cây con không bị chết héo do nấm Fusarium. Dưa ghép trên gốc bầu, bí là kỹ thuật trồng phổ biến ở các nước tiên tiến (Phạm Hồng Cúc, 2003). Ghép trên cây dưa hấu và sự lan truyền phương pháp này ở Nhật Bản từ 1920 để phòng bệnh héo Fusarium. Năm 1930, người ta sử dụng cây bầu hoặc cây bí để làm gốc ghép, tuy nhiên kết quả cho thấy cây bầu tương thích nhanh hơn sau khi ghép (www.evergreenseeds.com). Người dân Nhật Bản và Hàn Quốc đã sử dụng phương pháp ghép để tránh bệnh héo Fusarium trên cây dưa hấu. Phương pháp này mở ra một hướng đi mới để phòng trừ các bệnh từ đất đối với cây rau, bởi vì 68% các trường hợp bị bệnh của rau là bắt nguồn từ đất (Takahashi, 1984 trích bởi Đỗ Thị Huỳnh Lam, 2006). Ở các vùng miền Bắc Nhật Bản, người dân thường sử dụng giống bầu Nậm (Lagernaria) để làm gốc ghép cho dưa hấu vì theo Kobayashi, 1988 trích bởi Nguyễn Thị Trúc Phương, 2008 thì gốc bầu giúp vỏ dưa hấu mỏng hơn, tăng hàm lượng đường nhiều hơn gốc ghép là bí ngô (Lê Thị Thủy, 2000). Nhờ việc sử dụng giống bầu (Cucurbita ficifolia) làm gốc ghép cho cây dưa hấu mà diện tích cây dưa hấu ở Nhật Bản tăng 59% năm 1930 so với 1929. Hơn thế nữa, công nghệ này đã được người dân ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) ứng dụng để cứu nguy cho 5.000 ha dưa hấu bị bệnh héo Fusarium (He, 1988 trích bởi Nguyễn Minh Phú, 2007). Ở nước ta, “Bầu Sao” thường được chọn làm gốc ghép vì có khả năng tăng trưởng mạnh, bộ rễ rất phát triển, ăn lan rộng, có khả năng ra nhiều rễ bất định ở đốt (Phạm Hồng Cúc, 2003). Theo Trần Thế Tục (1998), gốc ghép ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của cây ghép, ảnh hưởng đến tính chịu hạn, chịu úng, chịu bệnh 11 của thân ghép. Mức độ sinh trưởng của thân, cành ghép có mối tương quan thuận đến sự phát triển của bộ rễ gốc ghép. Theo Lê Thị Thủy (2000), sử dụng gốc bầu (Cucurbita ficifolia) làm gốc ghép cho dưa hấu sẽ chịu được nhiệt độ thấp. Sản xuất rau ở Việt Nam đã biết đến kỹ thuật ghép từ lâu, với việc ghép dưa hấu trên bầu, bí. Nông dân các tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang đã ghép dưa hấu để phòng chống bệnh héo cây Fusarium hoặc Phythium (Ngô Quang Vinh và ctv., 2006). Theo nghiên cứu của Yetiser và Sari (2000) trích bởi Đỗ Thị Huỳnh Lam (2006) cho rằng khả năng sống sót của dưa ghép trên gốc bí thấp nhất (65%) trong khi ghép trên gốc bầu thì có tỉ lệ sống sót cao (95%), dưa ghép khi trồng ngoài đồng có trọng lượng trái tăng 148%; trọng lượng khô tăng 42-180%; số lượng và kích thước lá tăng 58-100% so với cây trồng bình thường. Cây ghép sẽ giữ được những đặc tính của giống muốn nhân, tăng sự hấp thu nước, chất dinh dưỡng và rút ngắn thời gian chọn giống, chống lại những bất lợi của môi trường (Lê Thị Thủy, 2000). Khi nghiên cứu các tổ hợp gốc ghép khác nhau, Oda (1995) còn nhận thấy mùi vị, độ Brix của trái dưa hấu trở nên tốt hơn do ghép cây dưa hấu trên gốc bầu so với gốc bí (Nguyễn Minh Phú, 2007). Theo Trần Thị Hồng Thơi và Lê Văn Mắc (2007) dưa hấu ghép trên các loại gốc bầu đều có tỉ lệ bệnh héo rũ thấp hơn so với đối chứng không ghép. Cây ghép khi ra đồng khả năng kháng được các bệnh từ đất và điều kiện bất lợi của môi trường cao hơn so với cây không ghép đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm (Lê Trường Sinh, 2006). Theo Đỗ Thị Huỳnh Lam (2006) khi ghép trên ngọn dưa lê thì gốc ghép bầu Nhật có sức sinh trưởng mạnh, tỉ lệ sống cao sau khi ghép (84,3%), tăng chiều dài và số lá trên thân, trọng lượng trái 0,86 kg/trái và năng suất 11,2 tấn/ha cao nhất, ít bị bệnh chết cây (5,21%) và độ ngọt cao (Brix = 11,63%). Còn gốc bầu địa phương thì sinh trưởng mạnh về thân lá, tỉ lệ cây sống sau ghép cao (88%), trọng lượng trái trung bình 31% so với gốc bầu Nhật, độ Brix thấp (8,6%), tỉ lệ chết cây khá cao (17,54%). Kết quả nghiên cứu tại trường Đại học Cần Thơ cho thấy tỉ lệ sống của cây con dưa hấu ghép khá cao, thấp nhất (70%) ở gốc ghép bí Nhật và cao tương đương nhau ở gốc ghép bầu Nhật và bầu địa phương (85-87%). Bầu Nhật 1 và bí Nhật là các giống bầu và bí đỏ của Nhật chuyên dùng làm gốc ghép, đã thương mại hóa do công ty Kurume cung cấp, có đặc tính kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium, dễ đậu trái và tăng năng suất hơn dưa trồng không ghép mà vẫn giữ nguyên chất lượng trái dưa hấu trong khi dưa hấu ghép gốc bầu địa phương thì kết trái kém hơn. Trong mùa mưa dầm, trồng dưa hấu ghép bầu Nhật 3 và bầu địa phương tại thị xã Bạc Liêu cho năng suất cao nhất (15,02-15,19 tấn/ha) và thấp nhất ở gốc ghép bí Nhật, 12 kế đến là đối chứng nhưng độ Brix cao nhất (10,3%) ở gốc ghép bầu Nhật 3 (Trần Thị Ba, 2010). Ngoài ra, trường Đại học Cần Thơ cũng đã nghiên cứu “Ảnh hưởng của 5 loại gốc ghép họ bầu bí dưa (bầu địa phương, bầu Nhật, mướp, bí đỏ và bình bát dây) đến khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum trên dưa leo”. Kết quả cho thấy: qua 9 ngày sau khi ghép, tỉ lệ sống sau ghép của dưa leo ghép gốc mướp cao hơn (92,86%) các gốc ghép còn lại. Bên cạnh đó, cấp bệnh và tỉ lệ bệnh của dưa leo không ghép luôn luôn cao hơn dưa leo ghép gốc. Chẳng hạn như: cấp bệnh dưa leo không ghép đạt 4 (34 ngày sau khi chủng bệnh) cao gấp 3,57-4 lần dưa leo ghép gốc. Tương tự, qua 34 ngày sau khi chủng bệnh tỉ lệ bệnh cây đối chứng là 100% cao hơn cây ghép (0-4,44%). Kết quả này cũng cho thấy các loại gốc ghép được chọn trong thí nghiệm cho hiệu quả kháng bệnh tốt hơn nhiều so với đối chứng-không ghép (Phan Ngọc Nhí và ctv., 2013). Kết quả nghiên cứu bước đầu khảo sát sự tương thích của bảy loại bầu bí dưa ghép trên gốc bình bát dây vụ Hè Thu 2010 của Nguyễn Thanh Thức (2011) cho thấy tỉ lệ sống của dưa lê, dưa hấu, mướp, bí đỏ hạt đậu và bầu hồ lô đều trên 75%. Trong khi đó, tỉ lệ sống của dưa leo và khổ qua thì tương đối thấp (62,97% và 57,45%, tương ứng). 13 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện 2.1.1 Địa điểm và thời gian Địa điểm: Trại thực nghiệm khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ (KNN & SHƯD, ĐHCT). Thời gian: tháng 6-8/2012 (vụ Hè Thu) 2.1.2 Tình hình khí tượng thủy văn Thí nghiệm được tiến hành vào giữa mùa mưa (tháng 6-8/2012), nhiệt độ dao động từ 27,6-27,9 0C, trung bình là 27,80C. Ẩm độ trung bình là 83,5%, lượng mưa trung bình là 120,1 mm, cao nhất vào tháng 6 (136,5 mm) và thấp nhất vào tháng 8 (90,7 mm) (Hình 2.1). Nhiệt độ (ºC) Ẩm độ (%) 84 83 75 136.5 Lượng mưa (mm) 200 84 150 133.1 90.7 50 100 27.9 27.6 27.8 25 50 0 0 Tháng 6 Tháng 7 Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (ºC) và ẩm độ (%) 100 Tháng 8 Thời gian thí nghiệm (tháng) Hình 2.1 Tình hình thời tiết trong thời gian thí nghiệm từ tháng 6-8/2012 tại TP. Cần Thơ (Đài Khí tượng thủy văn TP. Cần Thơ) 2.1.3 Vật liệu thí nghiệm - Giống: + Ngọn ghép: Dưa leo TN123 F1 do công ty Giống cây trồng Trang Nông phân phối, trồng được quanh năm, trái suôn đẹp (dài 16 cm, đường kính 4 cm), màu xanh vừa. Ruột nhỏ, ăn giòn, ngọt, trái nặng 150-160 g. 14 + Gốc ghép: * Bầu địa phương: Thân leo quấn, tua cuốn phân nhánh, thân lá phát triển mạnh và có tính sinh nhánh lớn. Bộ rễ phát triển, ăn lan rộng và có khả năng ra rễ bất định ở đốt. Lá có phiến tròn, gân trên cọng dài, gân lá hình chân vịt. Bầu ưa nhiệt độ cao từ 20-30 0C và cường độ ánh sáng mạnh. Bầu dễ trồng, sản lượng cao, thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu rộng rãi nên được ưa chuộng trong sản xuất (Trần Thị Ba và ctv., 1999). * Mướp: là một loại cây thảo dạng dây leo, có nhiều tua cuốn, phân cành mạnh. Lá mọc cách, dạng tim và có 5-7 thùy có răng nhỏ xung quanh. Hoa đơn tính, các hoa đực tập trung thành chùm dạng thùy, các hoa cái mọc đơn độc (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Văn Cường, 2007). Thân có màu xanh lục nhạt, tiết diện đa giác, có 5 gân dọc, có lông ngắn rải rác màu trắng. Trái dạng hình thoi hay hình trụ, màu xanh lục, dài 0,3-0,9 m. Trên vỏ trái có 10 đường gân dọc màu xanh đậm và những đốm màu đen. Hạt mướp hình trứng, 2 đầu tròn, màu đen, dài 1-1,2 cm, có rìa (Thái Hà và Đặng Mai, 2011). * Bí đỏ: Dây bí đỏ thường mọc lan trên mặt đất. Hiện nay có nhiều loài mà trái có hình dáng và màu sắc khác nhau: hình cầu, hình cầu dẹt, hình trụ. Vỏ bí màu nâu, màu sẫm. Thịt trái đỏ, hồng hoặc vàng (Thái Hà và Đặng Mai, 2011). Rễ phát triển mạnh, rễ chính ăn sâu và rễ phụ ăn lan rộng nên chịu hạn rất tốt. Cây có khả năng phát triển trên đất hơi phèn hoặc mặn. Thân có khả năng ra rễ bất định ở đốt. Lá đơn, mọc cách, cuống dài, phiến lá rộng, tròn hay gốc cạnh, có xẻ thùy sâu hay cạn, màu xanh hay lốm đốm trắng. Hoa đơn phái cùng cây, to, cánh màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng. Trong điều kiện khí hậu không thuận lợi, cây sinh ra hoa lưỡng tính hay hoa đực bất thụ (Phạm Hồng Cúc, 2001). Bí đỏ thích nghi rộng với điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới, cây sinh trưởng tốt trong điều kiện cường độ chiếu sáng mạnh, có khả năng chịu hạn khá nhưng nếu khô hạn quá dễ bị rụng hoa và trái non (Phạm Hồng Cúc, 2001). - Phân bón: NPK 16-16-8-13S, phân trung lượng, Risopla V, phân cá. - Thuốc bảo vệ thực vật: Basudin 10H, Confidor 100SL, Super Cook 85WP,…. - Vật liệu khác: khay ươm, chậu nhựa, rổ nhựa, kim ghép, ống ghép, thước dây, thước kẹp…. 15 2.2 Phương pháp 2.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố, với 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Bốn nghiệm thức là 3 loại gốc ghép và dưa leo không ghép: 1. Dưa leo không ghép (ĐC) 2. Dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương (DL/BĐP) 3. Dưa leo ghép trên gốc mướp (DL/M) 4. Dưa leo ghép trên gốc bí đỏ (DL/BĐ) Diện tích khu vực thí nghiệm là 100 m2. 2.2.2 Kỹ thuật canh tác  Chuẩn bị cây con ghép: * Gốc ghép: Hạt giống bầu địa phương và bí đỏ: được ngâm 2 giờ trong nước ấm (4550 C) và được ủ ấm trong khăn bàn lông 3 ngày, hạt bầu nhú mầm thì gieo vào ly nhựa đã chuẩn bị sẵn đặt nơi có nhiều ánh nắng để cây con lên đều và khỏe mạnh. Khi cây bầu có hai lá mầm vừa mở ra (6 ngày) thì chuẩn bị ngọn ghép. 0 Hạt mướp: được ngâm bằng nước ấm trong 2 giờ, đem ủ đến khi hạt nảy mầm thì cho vào ly (gồm đất, xơ dừa và phân dơi). Khi cây có lá thật thứ 2-3 (11 ngày sau khi ủ) thì chuẩn bị ngọn ghép. * Ngọn ghép: Dùng cát sạch rãi lên rỗ nhựa một lớp dầy 3 cm (sao cho mặt cát bằng phẳng), phun nước cho đủ ẩm. Sau đó rãi đều hột dưa leo đã ngâm ủ lên bề mặt cát và dùng cát lắp lên hột dưa leo một lớp khoảng 1 cm. Bắt đầu ghép khi cây bầu (hoặc bí đỏ) có lá thật đầu tiên, có 5-6 lá thật đối với cây mướp và khi cây dưa vừa rơi vỏ hạt (4 ngày sau khi ngâm ủ hạt). * Kỹ thuật ghép: - Gốc bầu địa phương và bí đỏ dùng phương pháp ghép ghim theo Trần Thị Ba (2010): Loại bỏ lá thật (lá nhám) đầu tiên của cây bầu (hoặc bí đỏ) bằng lưỡi lam chỉ chừa hai lá mầm. Dùng que ghim ghim vào đỉnh cây bầu (hoặc bí đỏ) ở vị trí gần lá mầm, xéo gốc khoảng 300-400 xuyên qua đỉnh cây bầu (hoặc bí đỏ), giữ que ghim tại đỉnh. Dùng lưỡi lam cắt bỏ phần gốc thân dưa leo một góc 300-400 sát dưới lá mầm. Rút que ghim trên đỉnh bầu (hoặc bí đỏ), đặt ngay ngọn dưa leo lên 16 gốc ghép sao cho mặt cắt áp sát vào thân và hai tử diệp của ngọn dưa leo vuông gốc với hai lá mầm của gốc ghép. - Gốc mướp: dùng phương pháp ghép nối ống cao su theo Trần Thị Ba (2010): Gốc ghép và ngọn ghép được cắt xéo khoảng 450 (vị trí cắt là ở trên hai lá mầm đối với gốc ghép), dùng ống ghép cao su chuyên dụng cố định mặt tiếp xúc giữa gốc ghép và ngọn ghép (chú ý: hai mặt cắt phải tiếp xúc với nhau, mặt tiếp xúc càng lớn càng tốt) (Hình 2.2). (a) (b) (c) (d) (e) (f) Hình 2.2 Quy trình ghép dưa leo trên gốc mướp (a) gốc mướp giai đoạn 14 ngày sau khi gieo, (b) loại bỏ lá thật và cắt xéo trên hai lá mầm 450, (c) gắn ống nối cao su, (d) ngọn dưa leo, (e) gắn ngọn ghép vào sao cho hai mặt tiếp xúc với nhau, (f) cây ghép hoàn chỉnh * Chăm sóc sau ghép: Để cây ghép vào chỗ mát và kín gió 3 ngày, dùng bình phun sương để ngọn ghép không bị héo. Vào ngày thứ 4 cho cây ra nắng nhẹ 30 phút và vài giờ trong ngày thứ 5, 6 và đến ngày thứ 7 thì cho ra nắng hoàn toàn. Khi cây ghép có lá thật thì đem trồng (12 ngày sau khi ghép).  Chuẩn bị cây con không ghép (5 ngày sau khi ghép): Dưa leo sau khi ngâm hạt trong nước 1 giờ, tiến hành gieo trong khay. Khi cây con ra lá thật (7 ngày sau khi gieo) thì phun thuốc ngừa sâu, bệnh sau đó đem ra đồng trồng. 17  Làm đất: liếp cao trung bình 35 cm, rộng 0,85 m và lối đi 0,8 m, sử dụng màng phủ nông nghiệp khổ rộng 1,2 m và phủ kín chân liếp. Bón phân lót và tưới thật ướt mặt liếp trước khi đậy màng phủ, gieo cây con không ghép trong khay ươm 7 ngày đem trồng, cây ghép trong ly 12 ngày sau khi ghép.  Trồng cây: cây con được trồng với khoảng cách 0,45 m và trồng lúc chiều mát. Tưới đẫm nước trước khi đem cây con ra trồng, đục lỗ sâu 5 cm và đường kính 10 cm theo khoảng cách cây. Đặt cây con trồng theo hàng và lấp đất lại (mật độ 15.000 cây/ha) (Hình 2.3).      (a) (b) (c) (d) Hình 2.3 Cây con chuẩn bị trồng (a) Dưa leo không ghép (b) Dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương, (c) Dưa leo ghép trên gốc mướp, (d) Dưa leo ghép trên gốc bí đỏ  Bón phân: loại, lượng, thời kỳ bón phân được trình bày ở Bảng 2.1 Bảng 2.1 Loại, lượng và thời kỳ bón phân cho dưa leo tại Trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Loại phân Vôi 16-16-8-13S Trung lượng HC vi sinh ra rễ Risopla V Tomato Plus Phân cá (lít) Lượng phân (kg/ha) 500 800 3,5 30 gói 5 10 Bón lót 500 300 2,0 - đơn vị tính: kg/ha Bón thúc Bón nuôi trái (20 NSKT) (35 NSKT) 150 250 0,75 0,75 Tưới ngay sau khi rãi phân thúc Chia thành nhiều lần phun lúc cây ra hoa, trái Còn lại 100 kg NPK 16-16-8-13S chia làm nhiều lần tưới (3 ngày/lần) từ 45 ngày đến cây tàn NSKT: ngày sau khi trồng  Tưới nước: tưới nhiều nhất trong thời kỳ thu trái rộ, thoát nước tốt trong mùa mưa.  Phòng trừ sâu bệnh: * Bù lạch (hay bọ trĩ ), rầy mềm, rầy phấn trắng: thường xuyên theo dõi phát hiện sớm, luân phiên thay đổi thuốc trừ sâu thế hệ mới. * Bệnh héo cây con, thán thư, đốm phấn, héo rũ (hay chạy dây), sương mai,… 18 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi  Ghi nhận: ngày gieo, ngày trồng, ngày trổ hoa đầu tiên (50% số cây có hoa đầu tiên nở), ngày thu hoạch đầu tiên, số lần thu hoạch, thời gian kéo dài thu hoạch.  Chỉ tiêu tăng trưởng: quan sát cố định 8 cây/lô, định kỳ 15 ngày/lần. * Chiều dài của dây chính: dùng thước dây đo từ cổ lá tử diệp đến đỉnh sinh trưởng của dây chính. * Số lá trên dây chính: đếm từ lá thật đầu tiên đến lá ngọn cuối cùng (những lá có chiều dài phiến ≥ 2cm trên dây chính). * Số chồi trên dây chính: đếm tất cả các chồi trên dây chính. * Đường kính gốc và ngọn ghép (cm): dùng thước kẹp đo 2 cạnh thẳng góc phía dưới vết ghép 2 mm lúc cây còn nhỏ và 1 cm khi cây lớn (đối với đường kính gốc). Phía trên vết ghép 2 mm lúc cây còn nhỏ và 1 cm khi cây lớn (đối với đường kính ngọn ghép) vào thời điểm 10, 30, 40 và 60 NSKT. Sau đó tính tỉ số tương thích. * Kích thước trái (cm): Dùng thước kẹp đo chiều dài và đường kính lớn nhất của trái lúc thu hoạch rộ (28 NSKT), rồi lấy giá trị trung bình.  Chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất * Trọng lượng trái (g/trái): cân ngẫu nhiên trọng lượng 10 trái ở lần thu hoạch rộ (28 NSKT) cân riêng từng trái trên lô và tính giá trị trung bình. * Số trái trên cây (trái/cây): đếm toàn bộ trái trên cây bao gồm trái thương phẩm (suôn đẹp, không sâu bệnh) và trái không thương phẩm (những trái bị sâu bệnh, méo mó) ở tất cả các lần thu hoạch. * Trọng lượng trái trên cây (kg/cây): cân toàn bộ trái trên cây (thương phẩm và không thương phẩm) ở tất cả các lần thu hoạch. * Trọng lượng toàn cây (kg/cây): cân toàn bộ cây (rễ, thân, lá, trái) trên từng lô khi kết thúc thu hoạch. * Năng suất (tấn/ha): tổng trọng lượng trái và trọng lượng trái thương phẩm thu được qua các lần thu hoạch ở các lô, rồi quy ra năng suất (tổng và thương phẩm) trên 1 ha và tỉ lệ giữa năng suất thương phẩm/năng suất tổng. * Số lần thu hoạch: đếm từ lần thu hoạch đầu tiên đến lần thu cuối cùng. 19  Một vài chỉ tiêu về chất lượng trái (10 trái/lô) * Độ cứng của trái (kgf/cm2): được xác định bằng máy đo độ cứng SATO (FRUIT PRESSURE TEASTER. FT327). Đo ở vị trí đầu trái, giữa trái và cuối trái, sau đó tính trung bình để có trị số chung của trái. * Độ Brix (%): được xác định bằng Brix kế, phần ăn được của trái được nghiền để lấy dịch trái nhỏ lên Brix kế sau đó đọc kết quả hiện trên máy đo. Đo ngẫu nhiên 3 trái/lô tại thời điểm thu hoạch rộ, rồi lấy giá trị trung bình. 2.2.4 Phân tích số liệu  Nhập số liệu bằng Microsoft Office Excel .  Dùng chương trình SPSS, kiểm định Duncan để phân tích thống kê số liệu. 20 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ghi nhận tổng quát Thí nghiệm được thực hiện trên nền đất đã trồng vụ dưa leo. Thực hiện từ tháng 6-8/2012 thời tiết tương đối thích hợp cho cây dưa leo phát triển. Nhìn chung ruộng dưa leo sinh trưởng khá tốt, ít sâu bệnh hại và cho thu hoạch trái đầu tiên vào giai đoạn 23 ngày sau khi trồng (NSKT). Trong đó, nghiệm thức dưa leo ghép trên gốc mướp phát triển thân lá chậm vào giai đoạn đầu nhưng tăng nhanh về sau, đồng thời cho thu hoạch sớm nhất và thời gian thu hoạch kéo dài hơn so với các nghiệm thức còn lại. 3.2 Tỉ lệ sống sau ghép Tỉ lệ sống của dưa leo ghép ở giai đoạn 10 ngày sau khi ghép cao trung bình 86,35% (Bảng 3.1). Bên cạnh khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường, khả năng cung cấp đủ dưỡng chất cho ngọn ghép thì tỉ lệ sống sau ghép là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc tuyển chọn gốc ghép. Theo Trần Kim Cương (2003), tỉ lệ sống sau ghép của cây còn phụ thuộc vào tình trạng cây ghép, thao tác ghép và điều kiện chăm sóc cây sau khi ghép. Bảng 3.1 Tỉ lệ sống (%) của dưa leo qua 10 ngày sau khi ghép tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Nghiệm thức DL/BĐP Tỉ lệ sống (%) 85,92 DL/M 91,30 DL/BĐ 81,82 Trung bình 86,35 Số liệu trung bình DL/BĐP: dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương, DL/M: dưa leo ghép trên gốc mướp, DL/BĐ: dưa leo ghép trên gốc bí đỏ. 3.3 Tình hình sinh trưởng 3.3.1 Chiều dài thân chính Chiều dài thân chính của dưa leo giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở giai đoạn 15 và 30 NSKT (Hình 3.1 và Phụ bảng 1.1). Giai đoạn 15 và 30 NSKT nghiệm thức đối chứng có chiều dài thân chính dưa leo dài hơn (78,23 và 225,28 cm, tương ứng) các nghiệm thức ghép gốc còn lại. Giai đoạn 45 và 60 NSKT chiều dài thân chính của dưa leo giữa nghiệm thức ghép gốc và không ghép khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê. Giai đoạn 60 NSKT chiều dài thân chính của dưa leo biến thiên từ 278,92-289,30 cm. Vậy, gốc ghép không làm ảnh hưởng chiều dài thân chính của dưa leo. Sự khác biệt ở giai đoạn 21 đầu là do cây ghép đang trong tình trạng phục hồi, nên cây sinh trưởng chậm. Chiều dài thân chính của dưa leo còn phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác (Trần Khắc Thi và ctv., 2008). Chiều dài thân chính (cm) 400 ĐC DL/M DL/BĐP DL/BĐ 2,04 cm/ngày 4,82 cm/ngày 300 8,27 cm/ngày 200 100 0 15 30 45 60 Ngày sau khi trồng Hình 3.1 Chiều dài thân và tốc độ tăng trưởng thân chính của dưa leo ở các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Tốc độ tăng trưởng thân chính của dưa leo ở các giai đoạn không đều nhau. Giai đoạn 15-30 NSKT tốc độ tăng trưởng mạnh nhất (8,27 cm/ngày), chậm dần vào giai đoạn 30-45 NSKT (4,82 cm/ngày), kế đến giai đoạn 45-60 NSKT (2,04 cm/ngày). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) ở giai đoạn 15-30 NSKT là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, cần tích lũy nhiều dinh dưỡng cho giai đoạn ra hoa kết trái. Ở thời kỳ này chiều dài tăng vượt trội so với thời kỳ cây con, sự khác biệt về chiều dài phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thật canh tác (Tạ Thu Cúc, 2005). Giai đoạn 30-60 NSKT cây tăng trưởng chậm có thể cây đang ra hoa, đậu trái; nguồn dinh dưỡng trong cây bị phân tán vừa tập trung nuôi thân, lá vừa nuôi trái. 3.3.2 Số lá thân chính Kết quả Hình 3.2 và Phụ bảng 1.2 cho thấy số lá trên thân chính của dưa leo giữa các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê ở các giai đoạn khảo sát ngoại trừ thời điểm 15 NSKT. Giai đoạn 15 NSKT số lá trên thân chính của dưa leo cao nhất là nghiệm thức ĐC và DL/BĐ (12,23 và 11,58 lá, tương ứng), thấp nhất là nghiệm thức DL/M và DL/BĐP (9,73 và 9,6 lá, tương ứng). Sự khác biệt giai đoạn này cũng được giải thích tương tự như chiều dài thân chính. Giai đoạn 45 NSKT số lá trên thân chính của dưa leo biến thiên từ 32,80-36,33 lá. Kết quả cho thấy gốc ghép không làm thay đổi số lá trên thân chính dưa leo. Theo Phạm 22 Văn Côn (2007) cho rằng cành ghép chịu ảnh hưởng của gốc ghép về một số mặt như là thế sinh trưởng mạnh hay yếu, tính chống chịu cao hay thấp,… nhưng không làm thay đổi bản chất di truyền của cây làm ngọn ghép. 45 ĐC DL/M DL/BĐP DL/BĐ Số lá thân chính 35 25 15 5 15 30 45 Ngày sau khi trồng Hình 3.2 Số lá thân chính dưa leo ở các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) 3.3.3 Số chồi trên thân chính Tương tự chiều dài thân chính, số chồi của dưa leo giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở giai đoạn 15 và 30 NSKT (Hình 3.3 và Phụ bảng 1.3). Giai đoạn 15 và 30 NSKT nghiệm thức ĐC có số chồi cao hơn (4,83 và 9,7 chồi, tương ứng) 3 nghiệm thức ghép gốc còn lại. Giai đoạn 45 NSKT số chồi của dưa leo giữa các nghiệm thức ghép gốc và không ghép khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê dao động từ 7,15-10,75 chồi. Vậy, gốc ghép không làm ảnh hưởng đến số chồi của cây. Sự khác biệt giai đoạn đầu có thể giải thích là do vào giai đoạn đầu cây ghép phát triển chậm, nhưng sau đó cây ghép bắt đầu thích ứng với điều kiện mới, cây phát triển bình thường nên không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức vào giai đoạn sau. 23 Số chồi thân chính 16 ĐC DL/BĐP DL/M DL/BĐ 12 8 4 0 15 30 45 Ngày sau khi trồng Hình 3.3 Số chồi thân chính dưa leo ở các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) 3.3.4 Đường kính gốc ghép Đường kính gốc ghép của dưa leo giữa các nghiệm thức ghép gốc và không ghép khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.2). Vào giai đoạn 10 NSKT các nghiệm thức ĐC (0,8 cm), DL/BĐP (0,76 cm) và DL/BĐ (0,75 cm) có đường kính gốc ghép cao hơn nghiệm thức DL/M (0,4 cm). Đến giai đoạn 40 NSKT đường kính gốc ghép của nghiệm thức DL/BĐ có đường kính cao hơn (1,51 cm) các nghiệm thức còn lại. Nhưng gần về cuối, giai đoạn 60 NSKT đường kính gốc ghép của dưa leo giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê biến thiên từ 1,32-1,55 cm. Vậy, gốc ghép đã không ảnh hưởng lên đường kính gốc ghép. Theo Phạm Văn Côn (2007) cho rằng gốc ghép là bộ phận hút nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho ngọn ghép. Gốc ghép càng khỏe, càng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai thì cây ghép sinh trưởng càng tốt, năng suất càng cao và tuổi thọ càng dài. 24 Bảng 3.2 Đường kính gốc ghép (cm) dưa leo giữa các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 68/2012) Ngày sau khi trồng Nghiệm thức 10 30 40 60 ĐC DL/BĐP 0,80 a 0,76 a 1,28 a 1,01 b DL/M 0,40 b 0,77 DL/BĐ 0,75 a 1,24 a 1,46 a 1,55 ** ** * ns 6,59 9,32 5,83 6,99 Mức ý nghĩa CV. (%) c 1,32 1,27 b b 1,45 1,32 1,28 b 1,40 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, ns: khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê,*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5% , **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. ĐC: đối chứng, DL/BĐP: dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương, DL/M: dưa leo ghép trên gốc mướp, DL/BĐ: dưa leo ghép trên gốc bí đỏ. 3.3.5 Đường kính ngọn ghép Đường kính ngọn ghép của dưa leo giữa các nghiệm thức ghép gốc khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê ngoại trừ giai đoạn 10 NSKT (Bảng 3.3). Ở giai đoạn 10 NSKT nghiệm thức DL/BĐ và DL/M có đường kính ngọn dưa leo cao hơn (lần lượt là 0,99 và 0,98 cm) nghiệm thức DL/BĐP (0,81 cm). Đến giai đoạn 60 NSKT đường kính ngọn ghép của dưa leo giữa các nghiệm thức dao động từ 1,761,83 cm. Vậy, gốc ghép không ảnh hưởng đến đường kính ngọn dưa leo. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Phạm Văn Côn (2007) cho rằng gốc ghép không làm thay đổi bản chất di truyền của ngọn ghép. 25 Bảng 3.3 Đường kính ngọn ghép (cm) dưa leo giữa các nghiệm thức ghép gốc qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Ngày sau khi trồng Nghiệm thức 10 30 40 60 DL/BĐP 0,81 b 1,33 1,35 1,76 DL/M 0,98 a 1,39 1,41 1,83 DL/BĐ 0,99 a 1,43 1,45 1,85 * ns ns ns 6,84 9,15 8,13 5,51 Mức ý nghĩa CV. (%) Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, ns: khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê,*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. DL/BĐP: dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương, DL/M: dưa leo ghép trên gốc mướp, DL/BĐ: dưa leo ghép trên gốc bí đỏ. 3.3.6 Tỉ số đường kính gốc/ngọn ghép Tỉ số đường kính gốc/ngọn ghép dưa leo giữa các nghiệm thức ghép gốc khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở giai đoạn 10 và 30 NSKT (Bảng 3.4). Vào giai đoạn 10 NSKT nghiệm thức DL/BĐP có tỉ số cao nhất (đạt 0,95), thấp nhất là nghiệm thức DL/M (đạt 0,41). Các giai đoạn gần về cuối: 40 và 60 NSKT tỉ số đường kính gốc/ngọn ghép dưa leo khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức ghép gốc với nhau. Giai đoạn 60 NSKT tỉ số đường kính gốc/ngọn ghép dưa leo dao động từ 0,75-0,84. Ở giai đoạn về sau, sự phát triển của ngọn và gốc là tương đương nhau, cây phát triển tốt. Theo Phạm Văn Côn (2007), tỉ lệ gốc/ngọn T càng tiến gần về 1 thì sự sinh trưởng của gốc ghép và ngọn ghép là tương đương nhau, cây sinh trưởng tốt. T > 1 cây ghép có hiện tượng chân voi (gốc lớn hơn thân), cây ghép hơi cằn cỗi, chậm lớn, lá hơi vàng, phần gốc ghép vỏ nứt nhiều. T < 1 cây ghép có hiện tượng chân hương (gốc nhỏ hơn thân). Thế sinh trưởng của ngọn mạnh hơn gốc. Phần ngọn bị nứt vỏ nhiều hơn gốc, cây ghép sinh trưởng kém dần, tuổi thọ kém. 26 Bảng 3.4 Tỉ số đường kính gốc/ngọn ghép dưa leo giữa các nghiệm thức ghép gốc qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Ngày sau khi trồng Nghiệm thức 10 30 DL/BĐP 0,95 a 0,76 DL/M 0,41 DL/BĐ 0,77 b 0,88 a Mức ý nghĩa ** ** CV. (%) 4,47 7,51 c 0,55 b c 40 60 0,89 0,75 0,90 0,77 1,01 0,84 ns ns 12,22 6,97 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, ns: khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. DL/BĐP: dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương, DL/M: dưa leo ghép trên gốc mướp, DL/BĐ: dưa leo ghép trên gốc bí đỏ. 3.3.7 Kích thước trái dưa leo  Đường kính trái Đường kính trái của dưa leo giữa các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê biến thiên từ 3,53-3,58 cm (Bảng 3.5). Như vậy, gốc ghép đã không làm ảnh hưởng đến đường kính trái. Kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Echebarria (2001) và phù hợp với nhận định của Tạ Thu Cúc (2005) cũng cho rằng đường kính trái do đặc tính giống quy định.  Chiều dài trái Chiều dài trái dưa leo giữa các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê dao động từ 15,67-16,35 cm (Bảng 3.5). Điều này cho thấy, gốc ghép đã không làm ảnh hưởng đến chiều dài trái dưa leo. Kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Lê Huỳnh Thái Như (2012) và P. Hoyos Echebarria (2001). Tương tự như đường kính trái, chiều dài trái do đặc tính giống quy định, kỹ thuật canh tác,… 27 Bảng 3.5 Kích thước trái (cm) dưa leo ở các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Chiều dài trái (cm) 16,35 15,89 16,08 15,67 ns 3,25 Nghiệm thức DL/ĐC DL/BĐP DL/M DL/BĐ Mức ý nghĩa CV. (%) Đường kính trái (cm) 3,58 3,58 3,53 3,55 ns 1,78 ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê. ĐC: đối chứng, DL/BĐP: dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương, DL/M: dưa leo ghép trên gốc mướp, DL/BĐ: dưa leo ghép trên gốc bí đỏ. 3.4 Thành phần năng suất và năng suất 3.4.1 Trọng lượng trái Tương tự như kích thước trái, trọng lượng trái dưa leo giữa nghiệm thức ghép và không ghép khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê dao động từ 110-120 g/trái (Bảng 3.6). Điều này có thể giải thích gốc ghép họ bầu-bí-dưa không làm ảnh hưởng đến trọng lượng trái. Kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Lê Huỳnh Thái Như (2012) và phù hợp với Tạ Thu Cúc (2005) cũng cho rằng trọng lượng trái còn phụ thuộc vào đặc tính giống, điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc và tuổi thu hoạch trái. Bảng 3.6 Trọng lượng trái (g) và trọng lượng toàn cây (kg/cây) của dưa leo ở các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Nghiệm thức ĐC DL/BĐP DL/M DL/BĐ Mức ý nghĩa CV. (%) Trọng lượng trái (g) 120 115 112 110 ns 7,14 Trọng lượng toàn cây (kg/cây) 2,49 a 1,67 b 2,59 a 2,47 a * 17,01 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, ns: khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê,*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. ĐC: đối chứng, DL/BĐP: dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương, DL/M: dưa leo ghép trên gốc mướp, DL/BĐ: dưa leo ghép trên gốc bí đỏ. 3.4.2 Trọng lượng toàn cây Trọng lượng toàn cây dưa leo khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức ghép gốc và không ghép (Bảng 3.6). Nghiệm thức DL/M, ĐC có trọng lượng toàn cây (2,59 và 2,49 kg/cây, tương ứng) tương đương với nghiệm thức DL/BĐ (2,47 kg/cây) cao hơn nghiệm thức DL/BĐP (1,67 kg/cây). Như vậy, gốc ghép đã ảnh hưởng đến trọng lượng toàn cây. Trọng lượng toàn cây cho biết 28 được khả năng sinh trưởng, hấp thụ dinh dưỡng cũng như khả năng năng suất của cây, trọng lượng toàn cây càng cao thì năng suất càng cao. 3.4.3 Số trái/cây, số trái thương phẩm/cây Số trái/cây và số trái thương phẩm/cây dưa leo giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.4 và Phụ bảng 1.4). Nghiệm thức DL/M có số trái/cây (25,84 trái/cây) tương đương với nghiệm thức DL/BĐ (25,29 trái/cây) và ĐC (22,16 trái/cây) và cao hơn nghiệm thức còn lại. Tương tự, số trái thương phẩm/cây ba nghiệm thức DL/M và DL/BĐ và ĐC là tương đương nhau (20,13; 19,25 và 15,69 trái/cây, tương ứng) cao hơn nghiệm thức còn lại. Như vậy, gốc ghép đã ảnh hưởng đến số trái trên cây và số trái thương phẩm trên cây. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lâm Ngọc Phương (2006) về hiệu quả của ghép lên sinh trưởng và năng suất. Số trái trên cây là yếu tố quan trọng quyết định đến trọng lượng trái trên cây và ảnh hưởng đến năng suất (Phạm Thị Minh Tâm, 2000). 30 Số trái/cây Số trái thương phẩm/cây 25,84a 25,29a Số trái (trái/cây) 25 22,16ab 20,13a 20 19,25a 16,75b 15,69ab 15 11,50b 10 ĐC DL/BĐP DL/M DL/BĐ Nghiệm thức Hình 3.4 Số trái/cây, số trái thương phẩm/cây dưa leo ở các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) 3.4.4 Trọng lượng trái/cây, trọng lượng trái thương phẩm/cây Trọng lượng trái/cây dưa leo khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức, cao nhất là ở 3 nghiệm thức DL/M (2,14 kg/cây), DL/BĐ (2,03 kg/cây) và ĐC (1,86 kg/cây), thấp nhất là nghiệm thức DL/BĐP (1,28 kg/cây) (Hình 3.5 và Phụ bảng 1.5). Vậy, gốc ghép đã ảnh hưởng đến trọng lượng trái trên 29 cây. Trọng lượng trái trên cây được quyết định bởi số trái trên cây và trọng lượng trung bình trái. Cây cho số trái trên cây càng nhiều, trọng lượng trung bình trái càng lớn thì trọng lượng trái trên cây càng cao. Tương tự, trọng lượng trái thương phẩm/cây dưa leo giữa các nghiệm thức ghép và không ghép cũng khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.5 và Phụ bảng 1.5). Nghiệm thức DL/M (1,86 kg/cây), DL/BĐ (1,75 kg/cây) và ĐC (1,52 kg/cây) có trọng lượng trái thương phẩm trên cây tương đương nhau cao hơn nghiệm thức DL/BĐP (1,04 kg/cây). Kết quả này phù hợp với trọng lượng trái trên cây dưa leo. Cây cho trọng lượng trái trên cây càng nhiều thì trọng lượng trái thương phẩm trên cây càng nhiều là hợp lý. Trọng lượng trái (kg/cây) 2.5 2.0 Trọng lượng trái/cây Trọng lượng trái thương phẩm/cây 2,14a 2,03a 1,86a 1,86a 1,75a 1,52a 1.5 1,28b 1,04b 1.0 0.5 ĐC DL/BĐP DL/M DL/BĐ Nghiệm thức Hình 3.5 Trọng lượng trái/cây, trọng lượng trái thương phẩm/cây dưa leo ở các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) 3.4.5 Năng suất trái Năng suất tổng và năng suất thương phẩm của dưa leo giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.6 và Phụ bảng 1.6). Nghiệm thức DL/M, DL/BĐ và ĐC có năng suất tổng tương đương nhau (26,26; 25,61 và 23,80 tấn/ha, tương ứng) cao hơn nghiệm thức DL/BĐP (16,39 tấn/ha). Cũng như vậy, năng suất thương phẩm ở nghiệm thức DL/M và DL/BĐ (23,81 22,41 tấn/ha, tương ứng) tương đương với nghiệm thức ĐC (19,43 tấn/ha) cao hơn nghiệm thức DL/BĐP (13,34 tấn/ha). Điều này cho thấy gốc ghép đã ảnh hưởng đến năng suất. Kết quả này cũng phù hợp với trọng lượng trái trên cây và được tìm thấy trong nghiên cứu của Lâm Ngọc Phương (2006) và Trần Văn Lễ (2012). Theo Davis và 30 Perkins-Veazie (2005) cũng cho rằng gốc ghép có thể tăng cường khả năng chịu stress phi sinh học, tăng năng suất và kéo dài thời gian thu hoạch. Tỉ lệ giữa năng suất thương phẩm trên năng suất tổng của dưa leo giữa các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê dao động từ 90,195,4% (Hình 3.6 và Phụ bảng 1.6). 30 Năng suất tổng 26,26a Năng suất thương phẩm Năng suất (tấn/ha) 25 23,80a 25,61a 23,81a 22,41a 95,4% 20 19,43a 90,9% 15 93,8% 16,39b 13,34b 90,1% 10 ĐC DL/BĐP DL/M DL/BĐ Nghiệm thức Hình 3.6 Năng suất trái của dưa leo ở các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) 3.4.6 Số lần thu hoạch Số lần thu hoạch của dưa leo giữa các nghiệm thức ghép gốc và không ghép khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.7 và Phụ bảng 1.7). Nghiệm thức DL/M và DL/BĐ có số lần thu hoạch (25,75 và 24,75 lần, tương ứng) khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức ĐC (19,75 lần) và DL/BĐP (18,75 lần). Như vậy, gốc ghép làm ảnh hưởng đến số lần thu hoạch, kéo dài thời gian sinh trưởng đã góp phần làm tăng năng suất. Kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Davis và Perkins-Veazie (2005) và phù hợp với nhận định Lâm Ngọc Phương (2006) cũng cho rằng cây ghép sẽ cho thời gian thu hoạch lâu hơn, năng suất cao hơn cây không ghép. 31 30 25,75a Số lần thu hoạch 25 24,75a 19,75b 20 18,75b 15 10 ĐC DL/BĐP DL/M DL/BĐ Nghiệm thức Hình 3.7 Số lần thu hoạch dưa leo ở các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) 3.5 Độ cứng và độ Brix 3.5.1 Độ cứng Độ cứng trái dưa leo khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê ở tất cả các nghiệm thức biến thiên từ 2,34-2,55 kgf/cm2 (Bảng 3.7). Độ cứng trái dưa leo có thể được quyết định bởi giống, chế độ dinh dưỡng và kỹ thuật canh tác. Kết quả này cho thấy gốc ghép không ảnh hưởng đến độ cứng trái và P. Hoyos Echebarria (2001) cũng nhận định gốc ghép không làm ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị, kích thước và hình dạng của trái. 3.5.2 Độ Brix Độ Brix của dưa leo giữa các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê biến thiên từ 2,63-3,03% (Bảng 3.7). Độ Brix trái dưa leo được giải thích tương tự như độ cứng trái là cũng được quyết định bởi giống, chế độ dinh dưỡng và kỹ thuật canh tác. Vậy, gốc ghép không làm ảnh hưởng đến độ Brix trái dưa leo. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Echebarria (2001). 32 Bảng 3.7 Độ cứng (kgf/cm2) và Độ Brix (%) của trái dưa leo ở các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) ĐC DL/BĐP Độ cứng (kgf/cm2) 2,35 2,45 Độ Brix (%) 3,03 2,74 DL/M DL/BĐ 2,55 2,34 2,63 2,97 Mức ý nghĩa CV. (%) ns 10,53 ns 10,14 Nghiệm thức ns: khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê. ĐC: đối chứng, DL/BĐP: dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương, DL/M: dưa leo ghép trên gốc mướp, DL/BĐ: dưa leo ghép trên gốc bí đỏ. 33 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận Về năng suất thương phẩm của nghiệm thức dưa leo ghép trên gốc mướp (23,81 tấn/ha), dưa leo ghép trên gốc bí đỏ (22,41 tấn/ha) và dưa leo không ghép (19,43 tấn/ha) cao hơn 1,46-1,79 lần so với năng suất của nghiệm thức dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương (13,34 tấn/ha). Về sinh trưởng: chiều dài, số lá và số chồi trên thân chính của dưa leo không ghép ở giai đoạn đầu vượt trội hơn các nghiệm thức ghép gốc mướp, bí đỏ và bầu địa phương. Nhưng giai đoạn sau 45 NSKT thì tương đương nhau. 4.2 Đề nghị Trồng dưa leo TN 123 vụ Hè Thu có thể không cần ghép gốc. Nên nghiên cứu thêm về khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum để đánh giá được ưu thế của gốc ghép. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Đỗ Thị Huỳnh Lam (2006), Trắc nghiệm một số gốc tháp bầu lên sự sinh trưởng của dưa lê (Cucumis melon L.) tại Long Tuyền thành phố Cần Thơ vụ Đông Xuân 2005-2006, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Đường Hồng Dật (2003), Sổ tay người trồng rau tập 2, Nhà xuất bản Hà Nội. 172 tr. Lâm Ngọc Phương (2006), Nhân giống vô tính cây dưa hấu tam bội (citrullus vulgaris scrhad), Luận án tiến sĩ nông nghiệp, ĐHCT. Lê Chí Hùng (2005), Nhân giống vô tính dưa hấu tam bội (Citrullus vugaris Schrad) và dưa lê (Cucumis melon L.) bằng phương pháp ghép và giâm chồi, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Đại Học Cần Thơ. Lê Huỳnh Thái Như (2012), Khảo sát sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của dưa leo ghép trên gốc bình bát dây và gốc bầu vụ Thu Đông 2011, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng Trọt, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Lê Lương Tề (2005), Giáo trình Bảo vệ thực vật, Nhà xuất bản Hà Nội. 289 tr. Lê Thị Thủy (2000), Nghiên cứu ứng dụng phương pháp ghép trong sản xuất cà chua trái vụ, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội. Lê Thị Thúy Kiều (2012), Khảo sát sừ sinh trưởng và phát truển của dưa lê Kim Cô Nương ghép trồng trong chậu, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Lê Trường Sinh (2006), Trắc Nghiệm một số gốc ghép lên sự sinh trưởng và phắt triển của cà chua tại thị xã Vĩnh Long từ 9/2005-2/2006, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. Lê Văn Mắc (2007), Điều tra hiện trạng canh tác dưa hấu tại tỉnh Bạc Liêu và khảo sát một số đặc tính nông học, phản ứng của các gốc ghép đối với bệnh héo rũ dưa hấu do nấm Fusarium oxysporum vụ Đông Xuân 2006-2007 tại khoa NN & SHƯD. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học. Đại học Cần Thơ. 78 tr. Mai Thị Phương Anh, Văn Lài và Trần Khắc Thi (1996), Rau và trồng rau. Giáo trình cao học Nông Nghiệp, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 254 tr. Ngô Quang Vinh, Ngô Xuân Chính và Khương Như Thép (2006), Nghiên cứu và ứng dụng biện pháp ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) tại Lâm Đồng, Viện Khoa học Nông Lâm miền Nam. Nguyễn Bảo Toàn (2007), Bài giảng sản xuất giống vô tính, Tủ sách trường Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2007), Trồng, chăm sóc và phòng trị sâu bệnh rau ăn quả (cà chua, dưa leo, khổ qua, mướp, bí xanh, bí đỏ), NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 102 tr. Nguyễn Minh Phú (2007), Đánh giá khả năng tương thích của các loại gốc ghép đối với ngọn ghép cà chua và dưa hấu trong vườn ươm trường Đại học Cần Thơ (tháng 10-12/2006), Báo cáo 35 thực tập kỹ sư Trồng Trọt, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Quốc Thái (2004), Nhân giống dưa hấu tam bội citrullus vulgaris Shrad, bằng phương pháp ghép chồi, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng Trọt, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Thanh Thức (2011), Bước đầu khảo sát sự tương thích của bảy loại bầu bí dưa ghép trên gốc bình bát dây Hè Thu 2010, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng trọt, Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thị Hường (2004), Cây rau dinh dưỡng trong bữa ăn gia đình, NXB Thanh Hóa. 143 tr. Nguyễn Thị Trúc Phương (2008), Ảnh hưởng của mật độ trồng lên năng suất hạt giống bầu Kukume 1 làm gốc ghép, vụ Thu Đông 2007, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng Trọt, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011), Côn trùng gây hại cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 286 tr. Nguyễn Xuân Giao (2012), Kỹ thuật sản xuất rau sạch, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, tập 1, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. 119 tr. Phạm Hồng Cúc (2003), Kỹ thuật trồng dưa hấu, Nhà xuất bản Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Hồng Cúc, Trần Văn Hai và Trần Thị Ba (2001), Kỹ thuật trồng rau, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 123 tr. Phạm Thị Minh Tâm (2000), So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của 10 giống dưa leo. Tập san khoa học kỹ thuật lâm nghiệp. Số 1/2000. NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Văn Côn (2007), Kỹ thuật ghép cây Rau – Hoa – Quả, Nhà xuất bản Nông nghiệp. Trang 515. Phan Ngọc Nhí, Nguyễn Thị Thu Nga, Võ Thị Bích Thủy và Trần Thị Ba (2013), Ảnh hưởng của các loại gốc ghép họ dưa bầu bí đến năng suất và khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum trên dưa leo, Hội thảo quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam, Trường Đại Học Vinh, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Tạ Thu Cúc (2005), Giáo trình kỹ thuật trồng rau, Nhà xuất bản Hà Nội. 305 tr. Thái Hà và Đặng Mai (2011), Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số cây họ bầu bí. Nhà Xuất Bản Hồng Đức. 93 tr. Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2005), Ứng dụng công nghệ trong sản xuất rau, Nhà xuất bản Lao động Hà Nội. 198 tr. Trần Khắc Thi, Nguyễn Thu Hiền, Ngô Thị Hạnh, Phạm Mỹ Linh và Dương Kim Thoa (2008), Rau ăn quả (trồng rau ăn toàn, năng suất, chất lượng cao), Nhà xuất bản Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ. 221 tr. Trần Kim Cương (2003), Kết quả so sánh một số giống dưa leo thương phẩm, Tạp chí khoa học Cần Thơ, Số 13, tháng 3/2005. 36 Trần Thế Tục (1998), Giáo trình trồng cây ăn quả, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Trang 5760. Trần Thế Tục (2000), Sổ tay người làm vườn, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 221 tr. Trần Thị Ba (2010), Kỹ thuật sản xuất rau sạch, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 140 tr. Trần Thị Ba, Trần Thị Kim Ba và Phạm Hồng Cúc (1999), Giáo trình trồng rau, Dành cho sinh viên năm thứ 4 khoa nông nghiệp – ngành trồng trọt, Trường Đại học Cần Thơ. 199 tr. Trần Thị Hồng Thơi (2007), Khảo sát một số đặc tính nông học và phản ứng của các gốc ghép đối với bệnh héo rũ trên dưa hấu do nấm Fusarium oxysporum, vụ Đông-Xuân 2006-2007, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng Trọt. Trường Đại Học Cần Thơ. Trần Văn Hòa, Hứa Văn Chung, Trần Văn Hai, Dương Minh và Phạm Hoàng Oanh (2000), 101 câu hỏi thường gặp trong sản xuất nông nghiệp, Nhà xuất bản trẻ, Tập 7. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. Trang 821-824. Tiếng Anh Davis, A. R., Perkins-Veazie, P., Sakata, Y., L’opez-Galarza, S., Maroto, J. V., Lee, S. G., Huh. Y. C., Sun. Z., Miguel. A., King. S. R., Cohen. R. and Lee. J. M. (2008), Cucurbita Grafting. Davis, A.R. and Perkins-Veazie, P. (2005), Rootstock effects on plant vigor and watermelon fruit quality, Cucurbit Genet. FAO (2012), Crop primary. http//faosfat.org Hoyos, P. (2001), Infulence of different rootstocks on the yield and quality of greenhouses grown cucumber, Acta Horticulturae, 559: 139-143. Oda, M. (1995), New grating methods for fruit bearing vegetables in Japan, Japan Agriculture Research Quarterly 29: 187-194. Oda, M. (2002), New grating methods for fruit bearing vegetable crops, Sci, Rep, Agric, Biol, Sci, Osaka Pref, Univ, 53: 1-5 www.evergreenseeds.com/calgouropo.html-23k PHỤ CHƯƠNG 1 BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ Phụ bảng 1.1 Chiều dài thân chính (cm) dưa leo giữa các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Nghiệm thức ĐC DL/BĐP DL/M DL/BĐ Mức ý nghĩa CV. (%) 15 78,23 a 48,75 c 45,80 c 58,68 b ** 9,78 Ngày sau khi trồng 30 45 225,28 a 278,25 164,63 b 230,63 155,45 b 249,48 182,33 b 258,78 ** ns 9,81 9,57 60 288,4 278,92 289,3 283,12 ns 3,25 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, ns: khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. ĐC: đối chứng, DL/BĐP: dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương, DL/M: dưa leo ghép trên gốc mướp, DL/BĐ: dưa leo ghép trên gốc bí đỏ. Phụ bảng 1.2 Số lá thân chính (lá) dưa leo giữa các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Nghiệm thức ĐC DL/BĐP DL/M DL/BĐ Mức ý nghĩa CV. (%) 15 12,23 a 9,60 b 9,73 b 11,58 a ** 7,3 Ngày sau khi trồng 30 26,20 25,03 24,90 25,20 ns 6,31 45 33,73 32,80 36,33 35,78 ns 5,95 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, ns: khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. ĐC: đối chứng, DL/BĐP: dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương, DL/M: dưa leo ghép trên gốc mướp, DL/BĐ: dưa leo ghép trên gốc bí đỏ. Phụ bảng 1.3 Số chồi thân chính (chồi) dưa leo giữa các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Nghiệm thức ĐC DL/BĐP DL/M DL/BĐ Mức ý nghĩa CV. (%) 15 4,83 a 2,93 c 2,20 d 3,73 b ** 9,66 Ngày sau khi trồng 30 9,70 a 5,25 b 5,83 b 5,45 b ** 18,07 45 10,75 7,15 8,55 7,48 ns 25,76 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, ns: khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê,**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. ĐC: đối chứng, DL/BĐP: dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương, DL/M: dưa leo ghép trên gốc mướp, DL/BĐ: dưa leo ghép trên gốc bí đỏ. Phụ bảng 1.4 Số trái /cây (trái/cây) và số trái thương phẩm/cây (trái/cây) của dưa leo giữa các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) ĐC Số trái/cây (trái/cây) 22,16 ab DL/BĐP 16,75 b 11,50 b DL/M 25,84 a 20,13 a DL/BĐ 25,29 a 19,25 a * * 17,16 16,79 Nghiệm thức Mức ý nghĩa CV. (%) Số trái thương phẩm/cây (trái/cây) 15,69 ab Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. ĐC: đối chứng, DL/BĐP: dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương, DL/M: dưa leo ghép trên gốc mướp, DL/BĐ: dưa leo ghép trên gốc bí đỏ. Phụ bảng 1.5 Trọng lượng trái/cây (kg/cây) và trọng lượng trái thương phẩm/cây (kg/cây) dưa leo giữa các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Nghiệm thức ĐC DL/BĐP DL/M DL/BĐ Mức ý nghĩa CV. (%) Trọng lượng trái/cây (kg/cây) 1,86 a 1,28 b 2,14 a 2,03 a * 17,69 Trọng lượng trái thương phẩm/cây (kg/cây) 1,52 a 1,04 b 1,86 a 1,75 a * 17,4 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, ns: khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê,*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5% . ĐC: đối chứng, DL/BĐP: dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương, DL/M: dưa leo ghép trên gốc mướp, DL/BĐ: dưa leo ghép trên gốc bí đỏ. Phụ bảng 1.6 Năng suất tổng (tấn/ha), năng suất thương phẩm (tấn/ha) và tỉ lệ năng suất thương phẩm/năng suất tổng (%) của dưa leo giữa các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 68/2012) Nghiệm thức Năng suất tổng (tấn/ha) Năng suất thương phẩm (tấn/ha) Tỉ lệ giữa năng suất thương phẩm trên năng suất tổng (%) ĐC 23,80 a 19,43 a 90,9 DL/BĐP 16,39 b 13,34 b 90,1 DL/M 26,26 a 23,81 a 95,4 DL/BĐ 25,61 a 22,41 a 93,8 * ns Mức ý nghĩa CV. (%) * 17,9 17,4 2,70 Số liệu đã được chuyển đổi sang √((x+0,5)/100) Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, ns: khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê,*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. ĐC: đối chứng, DL/BĐP: dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương, DL/M: dưa leo ghép trên gốc mướp, DL/BĐ: dưa leo ghép trên gốc bí đỏ. Phụ bảng 1.7 Số lần thu hoạch (lần) dưa leo giữa các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Nghiệm thức Số lần thu hoạch (lần) ĐC 19,75 b DL/BĐP 18,75 b DL/M 25,75 a DL/BĐ 24,75 a Mức ý nghĩa ** CV. (%) 8,21 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, ns: khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. ĐC: đối chứng, DL/BĐP: dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương, DL/M: dưa leo ghép trên gốc mướp, DL/BĐ: dưa leo ghép trên gốc bí đỏ. PHỤ CHƯƠNG 2 BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI (ANOVA) Phụ bảng 2.1 Chiều dài thân chính (cm) của dưa leo giữa các nghiệm thức ở giai đoạn 15 NSKT tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Lặp lại 3 Tổng bình phương 45,622 Nghiệm thức 3 2575,332 858,444 Sai số 9 288,343 32,038 15 2909,297 Nguồn biến động Độ tự do Tổng cộng Trung bình bình phương 15,207 F 0,475 ns 26,795 ** CV. (%) = 9,78 ns không khác biệt ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.2 Chiều dài thân chính (cm) của dưa leo giữa các nghiệm thức ở giai đoạn 30 NSKT tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Lặp lại 3 Tổng bình phương 641,452 Nghiệm thức 3 11518,392 3839,464 Sai số 9 2864,961 318,329 15 15024,805 Nguồn biến động Tổng cộng Độ tự do Trung bình bình phương 213,817 F 0,672 ns 12,061 ** CV. (%) = 9,81 ns không khác biệt ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.3 Số lá thân chính dưa leo giữa các nghiệm thức ở giai đoạn 15 NSKT tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Lặp lại 3 Tổng bình phương 5,187 Nghiệm thức Sai số 3 9 20,902 5,576 15 31,665 Nguồn biến động Tổng cộng Độ tự do CV. (%) = 7,3 ns không khác biệt ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Trung bình bình phương 1,729 6,967 0,620 F 2,791 ns 11,246 ** Phụ bảng 2.4 Số chồi thân chính dưa leo giữa các nghiệm thức ở giai đoạn 15 NSKT tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 68/2012) Nguồn biến động Lặp lại Nghiệm thức Sai số Tổng cộng Độ tự do 3 3 9 15 Tổng bình phương 1,762 15,202 0,981 17,945 Trung bình bình phương 0,587 5,067 0,109 F 5,39 * 46,507 ** CV. (%) = 9,66 * khác biệt ở mức ý nghĩa 5% ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.5 Số chồi thân chính dưa leo giữa các nghiệm thức ở giai đoạn 30 NSKT tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 68/2012) Nguồn biến động Độ tự do Lặp lại Nghiệm thức Sai số Tổng cộng 3 3 9 15 Tổng bình phương 1,837 53,392 12,631 67,860 Trung bình bình phương 0,612 17,797 1,403 F 0,436 ns 12,682 ** CV. (%) = 18,07 ns không khác biệt ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.6 Đường kính gốc ghép (cm) dưa leo ở các nghiệm thức giai đoạn 10 NSKT tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Lặp lại 3 0,006 0,002 1,114 ns Nghiệm thức 3 0,421 0,140 76,077 ** Sai số 9 0,017 0,002 Tổng cộng 15 0,444 CV. (%) = 6,59 ns không khác biệt ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.7 Đường kính gốc ghép (cm) dưa leo ở các nghiệm thức giai đoạn 30 NSKT tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Lặp lại 3 0,012 0,004 0,403 ns Nghiệm thức 3 0,674 0,225 23,179 ** Sai số 9 0,087 0,01 Tổng cộng 15 0,773 CV. (%) = 9,32 ns không khác biệt ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.8 Đường kính gốc ghép (cm) dưa leo ở các nghiệm thức giai đoạn 40 NSKT tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Lặp lại 3 0,016 0,005 0,800 ns Nghiệm thức 3 0,090 0,030 4,638 * Sai số 9 0,058 0,006 Tổng cộng 15 0,164 CV. (%) = 5,83 ns không khác biệt * khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 2.9 Đường kính ngọn ghép (cm) dưa leo giữa các nghiệm thức ở giai đoạn 10 NSKT tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Nguồn biến động Độ tự do Lặp lại Nghiệm thức Sai số Tổng cộng 3 2 6 11 Tổng bình phương 0,020 0,076 0,022 0,118 Trung bình bình phương 0,007 0,038 0,004 F 1,83 ns 10,49 * CV. (%) = 6,84 ns không khác biệt * khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 2.10 Tỉ số đường kính/ngọn ghép dưa leo giữa các nghiệm thức ở giai đoạn 10 NSKT tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Lặp lại 3 0,002 0,001 0,473 ns Nghiệm thức 2 0,593 0,296 203,656 ** Sai số 6 0,009 0,001 Tổng cộng 11 0,604 CV. (%) = 4,47 ns không khác biệt ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.11 Tỉ số đường kính/ngọn ghép dưa leo giữa các nghiệm thức ở giai đoạn 30 NSKT tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F phương bình phương Lặp lại 3 0,007 0,002 0,885 ns Nghiệm thức 2 0,214 0,107 38,897 ** Sai số 6 0,016 0,003 Tổng cộng 11 0,237 CV. (%) = 7,51 ns không khác biệt ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.12 Số trái trên cây dưa leo giữa các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Nguồn biến động Độ tự do Lặp lại Nghiệm thức Sai số Tổng cộng 3 3 8 14 Tổng bình phương 13,551 200,752 120,356 334,659 Trung bình bình phương 4,517 66,917 15,044 F 0,300 ns 4,448 * CV. (%) = 17,16 ns không khác biệt * khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 2.13 Số trái thương phẩm trên cây dưa leo giữa các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Nguồn biến động Độ tự do Lặp lại Nghiệm thức Sai số Tổng cộng 3 3 8 14 Tổng bình phương 6,182 169,059 62,487 237,728 Trung bình bình phương 2,061 56,353 7,811 F 0,264 ns 7,215 * CV. (%) = 16,79 ns không khác biệt * khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 2.14 Trọng lượng trái trên cây (kg/cây) dưa leo giữa các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Nguồn biến động Độ tự do Lặp lại Nghiệm thức Sai số Tổng cộng 3 3 8 14 Tổng bình phương 103,024 1586,412 829,635 2519,071 Trung bình bình phương 34,341 528,804 103,704 F 0,331 ns 5,099 * CV. (%) = 17,69 ns không khác biệt * khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 2.15 Trọng lượng trái thương phẩm trên cây (kg/cây) dưa leo giữa các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Nguồn biến động Độ tự do Lặp lại Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV. (%) = 17,4 ns không khác biệt * khác biệt ở mức ý nghĩa 5% 3 3 8 14 Tổng bình phương 111,49 1387,815 570,799 2070,104 Trung bình bình phương 37,163 462,605 71,349 F 0,521 ns 6,484 * Phụ bảng 2.16 Trọng lượng toàn cây (kg/cây) dưa leo giữa các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Nguồn biến động Độ tự do Lặp lại Nghiệm thức Sai số Tổng cộng 3 3 8 14 Tổng bình phương 173,703 2040,26 1228,081 3442,044 Trung bình bình phương 57,901 680,086 153,51 F 0,377 ns 4,430 * CV. (%) = 17,01 ns không khác biệt * khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 2.17 Năng suất tổng (tấn/ha) dưa leo giữa các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Nguồn biến động Độ tự do Lặp lại Nghiệm thức Sai số Tổng cộng 3 3 8 14 Tổng bình phương 17,257 229,720 135,413 382,39 Trung bình bình phương 5,572 76,573 16,927 F 0,340ns 4,524 * CV. (%) = 17,9 ns không khác biệt * khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 2.18 Năng suất thương phẩm (tấn/ha) dưa leo giữa các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Nguồn biến động Độ tự do Lặp lại Nghiệm thức Sai số Tổng cộng 3 3 8 14 Tổng bình phương 18,268 227,381 93,523 339,172 Trung bình bình phương 6,089 75,794 11,69 F 0,521 ns 6,483 * CV. (%) = 17,4 ns không khác biệt * khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 2.19 Số lần thu hoạch dưa leo giữa các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) Nguồn biến động Độ tự do Lặp lại Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV. (%) = 8,21 ns không khác biệt ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1% 3 3 9 15 Tổng bình phương 5 148 30 183 Trung bình bình phương 1,667 49,333 3,333 F 0,5 ns 14,8 ** PHỤ CHƯƠNG 3 BẢNG SỐ LIỆU THÔ Phụ bảng 3.1 Chiều dài thân chính (cm) dưa leo giữa các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) STT Lặp lại 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 4 Nghiệm thức 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 15 79,7 43,3 47,4 63,5 77,5 49,8 44,8 52,6 86,1 48,4 42,3 64,6 69,6 53,5 48,7 54,0 30 234,8 148,8 170,8 194,9 226,8 190,1 160,9 175,9 235,4 143,6 127,5 185,4 204,1 176,0 162,6 173,1 Ngày sau khi trồng 45 299,6 281,4 269,7 275,5 286,3 258,7 265,1 265,9 276,8 172,4 204,8 268,4 250,3 210,0 258,3 225,3 60 304,0 291,3 293,8 281,1 299,4 272,2 292,4 283,9 283,9 277,2 284,4 295,0 266,3 275,0 286,6 272,5 Ghi chú: STT: số thứ tự, 1: ĐC, 2: DL/BĐP, 3: DL/M, 4: DL/BĐ Phụ bảng 3.2 Số lá thân chính (lá) dưa leo giữa các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) STT Lặp lại Nghiệm thức 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 15 12,1 7,5 9,5 11,3 11,8 10,3 9,8 11,1 13,1 11,1 9,6 12,9 11,9 9,5 10,0 11,0 Ghi chú: STT: số thứ tự, 1: ĐC, 2: DL/BĐP, 3: DL/M, 4: DL/BĐ Ngày sau khi trồng 30 45 25,8 33,8 21,9 33,8 24,7 34,7 24,9 35,1 26,2 34,1 25,5 34,5 24,8 37,9 26,2 33,0 27,3 32,9 28,7 32,4 25,0 34,2 23,7 38,1 25,5 34,1 24,0 30,5 25,1 38,5 26,0 36,9 Phụ bảng 3.3 Số chồi thân chính (chồi) dưa leo giữa các nghiệm thức ở qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) STT Lặp lại Nghiệm thức 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 15 4,6 2,0 1,5 3,6 4,6 3,1 2,1 3,5 5,1 3,7 2,4 4,0 5,0 2,9 2,8 3,8 Ngày sau khi trồng 30 45 9,9 10,9 3,9 5,6 6,2 6,6 4,0 7,0 9,6 10,6 7,0 7,9 5,7 13,4 4,0 5,0 10,9 11,5 4,5 7,7 5,7 6,1 6,9 9,3 9,3 10,0 5,6 7,4 5,7 8,1 6,9 8,6 Ghi chú: STT: số thứ tự, 1: ĐC, 2: DL/BĐP, 3: DL/M, 4: DL/BĐ Phụ bảng 3.4 Đường kính gốc ghép (cm) dưa leo giữa các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) STT Lặp lại Nghiệm thức 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 10 0,86 0,71 0,40 0,69 0,80 0,78 0,41 0,76 0,81 0,78 0,42 0,82 0,73 0,79 0,37 0,74 Ngày sau khi trồng 30 40 1,34 1,35 0,90 1,41 0,69 1,36 1,27 1,39 1,32 1,33 1,08 1,17 0,88 1,29 1,13 1,47 1,35 1,36 1,04 1,19 0,71 1,29 1,29 1,48 1,10 1,22 1,02 1,30 0,78 1,17 1,27 1,48 Ghi chú: STT: số thứ tự, 1: ĐC, 2: DL/BĐP, 3: DL/M, 4: DL/BĐ 60 1,62 1,29 1,40 1,40 1,35 1,27 1,42 1,61 1,50 1,37 1,35 1,63 1,32 1,35 1,41 1,57 Phụ bảng 3.5 Đường kính ngọn ghép (cm) dưa leo giữa các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) STT Lặp lại Nghiệm thức 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 1 1 2 2 2 3 3 3 4 4 4 2 3 4 2 3 4 2 3 4 2 3 4 10 0,73 1,00 0,88 0,9 0,96 1,00 0,83 0,99 1,10 0,79 0,96 0,96 Ngày sau khi trồng 30 40 1,21 1,23 1,41 1,44 1,43 1,45 1,47 1,49 1,34 1,36 1,23 1,29 1,30 1,32 1,32 1,34 1,54 1,55 1,33 1,34 1,50 1,51 1,50 1,51 60 1,90 1,71 1,81 1,64 1,75 1,86 1,77 1,93 1,85 1,74 1,93 1,88 Ghi chú: STT: số thứ tự, 1: ĐC, 2: DL/BĐP, 3: DL/M, 4: DL/BĐ Phụ bảng 3.6 Tỉ số đường kính gốc/ngọn ghép dưa leo giữa các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) STT Lặp lại Nghiệm thức 1 1 2 Ngày sau khi trồng 10 30 40 60 2 0,97 0,74 1,03 0,68 1 3 0,40 0,49 0,94 0,82 3 1 4 0,78 0,89 0,96 0,77 4 2 2 0,87 0,73 0,74 0,77 5 2 3 0,43 0,66 0,95 0,81 6 2 4 0,76 0,92 1,14 0,87 7 3 2 0,94 0,80 0,86 0,77 8 3 3 0,42 0,54 0,96 0,70 9 3 4 0,75 0,84 0,95 0,88 10 4 2 1,00 0,77 0,92 0,78 11 12 4 4 3 4 0,39 0,77 0,52 0,85 0,77 0,98 0,73 0,84 Ghi chú: STT: số thứ tự, 1: ĐC, 2: DL/BĐP, 3: DL/M, 4: DL/BĐ Phụ bảng 3.7 Chiều dài trái (cm), đường kính trái (cm) và trọng lượng trái (g) của cây dưa leo ghép giữa các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) STT Lặp lại Nghiệm thức 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 Chiều dài trái (cm) 16,36 15,88 16,84 15,47 15,80 16,69 16,17 16,27 16,73 15,71 16,20 15,72 16,50 15,28 15,12 15,21 Đường kính trái (cm) 3,6 3,6 3,6 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,7 3,7 3,5 3,6 3,5 3,5 3,5 3,6 Trọng lượng trái (g) 114,6 110,3 120,3 109,6 115,5 109,5 106,6 119,5 131,4 134,3 116,4 106,0 119,2 107,4 105,9 104,8 Ghi chú: STT: số thứ tự, 1: ĐC, 2: DL/BĐP, 3: DL/M, 4: DL/BĐ Phụ bảng 4.8 Số trái trên cây , số trái thương phẩm/cây dưa leo ở các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 68/2012) STT Lặp lại Nghiệm thức 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 Số trái/cây (trái/cây) Ghi chú: STT: số thứ tự, 1: ĐC, 2: DL/BĐP, 3: DL/M, 4: DL/BĐ 27,75 17,50 23,88 23,38 20,63 19,63 26,75 23,13 24,13 13,13 30,13 16,13 16,75 26,88 24,50 Số trái thương phẩm/cây (trái/cây) 19,13 12,00 17,88 19,25 14,63 14,63 21,25 18,38 15,75 8,00 22,75 13,25 11,38 21,25 16,63 Phụ bảng 4.9 Trọng lượng trái/cây (kg/cây), trọng lượng trái thương phẩm/cây (kg/cây) dưa leo giữa các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) STT Lặp lại Nghiệm thức 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 Trọng lượng trái/cây (kg/cây) 2,32 1,34 1,97 1,95 1,62 1,66 2,32 1,98 1,92 7,93 2,31 1,56 1,31 2,10 1,85 Trọng lượng trái thương phẩm/cây (kg/cây) 1,84 1,07 1,66 1,75 1,34 1,41 2,04 1,79 1,43 0,61 1,97 1,44 1,06 1,86 1,48 Ghi chú: STT: số thứ tự, 1: ĐC, 2: DL/BĐP, 3: DL/M, 4: DL/BĐ Phụ bảng 4.10 Trọng lượng toàn cây (kg/cây) dưa leo giữa các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) STT Lặp lại Nghiệm thức 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 Ghi chú: STT: số thứ tự, 1: ĐC, 2: DL/BĐP, 3: DL/M, 4: DL/BĐ Trọng lượng toàn cây (kg/cây) 3,03 1,87 2,34 2,41 2,31 1,96 2,76 2,43 2,57 1,09 2,89 2,03 1,75 2,64 2,13 Phụ bảng 4.11 Năng suất (tấn/ha) trái dưa leo ở các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) STT Lặp lại Nghiệm thức 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 Năng suất tổng (tấn/ha) 29,77 17,25 24,63 25,06 20,76 21,32 28,18 24,67 24,66 10,15 29,53 20,06 16,85 25,97 23,16 Năng suất thương phẩm (tấn/ha) 23,64 13,82 21,33 22,50 17,22 18,15 26,23 22,94 18,41 7,77 25,28 18,46 13,62 23,87 18,92 Tỉ lệ giữanăng suất thương phẩm/năng suất tổng (%) 89,4 89,8 93,3 95,0 91,4 92,5 96,7 96,7 86,7 87,8 92,8 96,2 90,2 96,1 90,7 Ghi chú: STT: số thứ tự, 1: ĐC, 2: DL/BĐP, 3: DL/M, 4: DL/BĐ Phụ bảng 4.12 Số lần thu hoạch (lần), độ cứng (kgf/cm2) và độ Brix (%) dưa leo ở các nghiệm thức tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012) STT Lặp lại Nghiệm thức 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 Số lần thu hoạch (lần) 20 16 27 23 17 20 25 26 22 18 25 25 20 21 26 25 Ghi chú: STT: số thứ tự, 1: ĐC, 2: DL/BĐP, 3: DL/M, 4: DL/BĐ Độ cứng (kgf/cm2) 2,52 2,67 2,18 2,33 2,37 2,32 2,27 2,09 2,29 2,58 3,09 2,41 2,21 2,23 2,66 2,53 Độ Brix (%) 2,73 2,77 2,97 3,13 3,23 2,67 2,83 3,07 3,07 2,97 2,37 2,47 3,07 2,57 2,33 3,20 [...]... chưa có nhiều nghiên cứu về gốc ghép trên dưa leo Chính vì vây, đề tài Ảnh hưởng của gốc ghép mướp, bí đỏ và bầu địa phương đến sinh trưởng và năng suất dưa leo vụ Hè Thu 2012 được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra gốc ghép thích hợp với ngọn dưa leo để tăng khả năng sinh trưởng và tăng năng suất của cây Qua đó tạo tiền đề cho những nghiên cứu về tính chống chịu của gốc ghép đối với bệnh héo rũ do nấm... nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương thì cây ghép sinh trưởng càng tốt và tuổi thọ kéo dài (Phạm Văn Côn, 2007) Theo Lâm Ngọc Phương (2006) cho rằng gốc ghép và ngọn ghép có thể ảnh hưởng với nhau theo nhiều cách Gốc ghép ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của ngọn ghép, đến sự ra hoa kết trái của các cây ghép, đến khả năng chống chịu của cây ghép của các cây ghép như chịu hạn, chịu úng, chịu... triển của bộ rễ gốc ghép Vì vậy mức độ sinh trưởng của thân cành ghép có mối tương quan thu n đến sự phát triển gốc ghép Tuy nhiên ảnh hưởng của cành ghép lên gốc ghép ít được thể hiện rõ rệt hơn Tóm lại, khả năng tiếp hợp cành ghép, gốc ghép, kĩ thu t ghép, thời vụ, chăm sóc bảo vệ cây sau khi ghép đều góp phần quyết định đến sự thành công của việc ghép (Lâm Ngọc Phương, 2006) Mối quan hệ giữa gốc và. .. Liêu cho năng suất cao nhất (15,02-15,19 tấn/ha) và thấp nhất ở gốc ghép bí Nhật, 12 kế đến là đối chứng nhưng độ Brix cao nhất (10,3%) ở gốc ghép bầu Nhật 3 (Trần Thị Ba, 2010) Ngoài ra, trường Đại học Cần Thơ cũng đã nghiên cứu Ảnh hưởng của 5 loại gốc ghép họ bầu bí dưa (bầu địa phương, bầu Nhật, mướp, bí đỏ và bình bát dây) đến khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum trên dưa leo Kết... thế sinh trưởng của ngọn ghép yếu hơn gốc ghép, biểu hiện cây ghép hơi cằn cỗi, chậm lớn, lá hơi vàng, phần gốc ghép vỏ nứt nhiều T < 1 cây ghép có hiện tượng chân hương (gốc nhỏ hơn thân) Thế sinh trưởng của ngọn mạnh hơn gốc Phần ngọn bị nứt vỏ nhiều hơn gốc, cây ghép sinh trưởng kém dần, tuổi thọ kém (Phạm Văn Côn, 2007) 9 1.5 Khái quát về một số gốc ghép trên dưa leo 1 5.1 Gốc bầu địa phương Bầu. .. không ghép (ĐC) 2 Dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương (DL/BĐP) 3 Dưa leo ghép trên gốc mướp (DL/M) 4 Dưa leo ghép trên gốc bí đỏ (DL/BĐ) Diện tích khu vực thí nghiệm là 100 m2 2.2.2 Kỹ thu t canh tác  Chuẩn bị cây con ghép: * Gốc ghép: Hạt giống bầu địa phương và bí đỏ: được ngâm 2 giờ trong nước ấm (4550 C) và được ủ ấm trong khăn bàn lông 3 ngày, hạt bầu nhú mầm thì gieo vào ly nhựa đã chuẩn bị... chứng, DL/BĐP: dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương, DL/M: dưa leo ghép trên gốc mướp, DL/BĐ: dưa leo ghép trên gốc bí đỏ 3.3.5 Đường kính ngọn ghép Đường kính ngọn ghép của dưa leo giữa các nghiệm thức ghép gốc khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê ngoại trừ giai đoạn 10 NSKT (Bảng 3.3) Ở giai đoạn 10 NSKT nghiệm thức DL/BĐ và DL/M có đường kính ngọn dưa leo cao hơn (lần lượt là 0,99 và 0,98 cm)... ghim vào đỉnh cây bầu (hoặc bí đỏ) ở vị trí gần lá mầm, xéo gốc khoảng 300-400 xuyên qua đỉnh cây bầu (hoặc bí đỏ) , giữ que ghim tại đỉnh Dùng lưỡi lam cắt bỏ phần gốc thân dưa leo một góc 300-400 sát dưới lá mầm Rút que ghim trên đỉnh bầu (hoặc bí đỏ) , đặt ngay ngọn dưa leo lên 16 gốc ghép sao cho mặt cắt áp sát vào thân và hai tử diệp của ngọn dưa leo vuông gốc với hai lá mầm của gốc ghép - Gốc mướp:... (%) của dưa leo qua 10 ngày sau khi ghép tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8 /2012) Nghiệm thức DL/BĐP Tỉ lệ sống (%) 85,92 DL/M 91,30 DL/BĐ 81,82 Trung bình 86,35 Số liệu trung bình DL/BĐP: dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương, DL/M: dưa leo ghép trên gốc mướp, DL/BĐ: dưa leo ghép trên gốc bí đỏ 3.3 Tình hình sinh trưởng 3.3.1 Chiều dài thân chính Chiều dài thân chính của dưa leo. .. Bầu Nhật 1 và bí Nhật là các giống bầu và bí đỏ của Nhật chuyên dùng làm gốc ghép, đã thương mại hóa do công ty Kurume cung cấp, có đặc tính kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium, dễ đậu trái và tăng năng suất hơn dưa trồng không ghép mà vẫn giữ nguyên chất lượng trái dưa hấu trong khi dưa hấu ghép gốc bầu địa phương thì kết trái kém hơn Trong mùa mưa dầm, trồng dưa hấu ghép bầu Nhật 3 và bầu địa phương tại

Ngày đăng: 04/10/2015, 22:44

Xem thêm: ảnh hưởng của gốc ghép mướp, bí đỏ và bầu địa phương đến sinh trưởng và năng suất dưa leo vụ hè thu 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN