Chiều dài thân chính của dưa leo giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa
qua phân tích thống kê ở giai đoạn 15 và 30 NSKT (Hình 3.1 và Phụ bảng 1.1). Giai
đoạn 15 và 30 NSKT nghiệm thức đối chứng có chiều dài thân chính dưa leo dài hơn (78,23 và 225,28 cm, tương ứng) các nghiệm thức ghép gốc còn lại. Giai đoạn
45 và 60 NSKT chiều dài thân chính của dưa leo giữa nghiệm thức ghép gốc và không ghép khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê. Giai đoạn 60 NSKT chiều dài thân chính của dưa leo biến thiên từ 278,92-289,30 cm. Vậy, gốc ghép không làm ảnh hưởng chiều dài thân chính của dưa leo. Sự khác biệt ở giai đoạn
đầu là do cây ghép đang trong tình trạng phục hồi, nên cây sinh trưởng chậm. Chiều
dài thân chính của dưa leo còn phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ
thuật canh tác (Trần Khắc Thi và ctv., 2008).
Hình 3.1 Chiều dài thân và tốc độ tăng trưởng thân chính của dưa leo ở các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT
(tháng 6-8/2012)
Tốc độ tăng trưởng thân chính của dưa leo ở các giai đoạn không đều nhau.
Giai đoạn 15-30 NSKT tốc độ tăng trưởng mạnh nhất (8,27 cm/ngày), chậm dần vào giai đoạn 30-45 NSKT (4,82 cm/ngày), kế đến giai đoạn 45-60 NSKT (2,04 cm/ngày). Theo Trần Thị Bavà ctv. (1999) ở giai đoạn 15-30 NSKT là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, cần tích lũy nhiều dinh dưỡng cho giai đoạn ra hoa kết trái. Ở
thời kỳ này chiều dài tăng vượt trội so với thời kỳ cây con, sự khác biệt về chiều dài phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thật canh tác (Tạ Thu Cúc, 2005). Giai đoạn 30-60 NSKT cây tăng trưởng chậm có thể cây đang ra hoa, đậu trái;
nguồn dinh dưỡng trong cây bị phân tán vừa tập trung nuôi thân, lá vừa nuôi trái.