Tỉ số đường kính gốc/ngọn ghép dưa leo giữa các nghiệm thức ghép gốc
khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở giai đoạn 10 và 30 NSKT (Bảng 3.4). Vào giai đoạn 10 NSKT nghiệm thức DL/BĐP có tỉ số cao nhất (đạt 0,95), thấp
nhất là nghiệm thức DL/M (đạt 0,41). Các giai đoạn gần về cuối: 40 và 60 NSKT tỉ
số đường kính gốc/ngọn ghép dưa leo khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích
thống kê giữa các nghiệm thức ghép gốc với nhau. Giai đoạn 60 NSKT tỉ số đường
kính gốc/ngọn ghép dưa leo dao động từ 0,75-0,84. Ởgiai đoạn về sau, sự phát triển
của ngọn và gốc là tương đương nhau, cây phát triển tốt. Theo Phạm Văn Côn (2007), tỉ lệ gốc/ngọn T càng tiến gần về 1 thì sự sinh trưởng của gốc ghép và ngọn ghép là tương đương nhau, cây sinh trưởng tốt. T > 1 cây ghép có hiện tượng chân voi (gốc lớn hơn thân), cây ghép hơi cằn cỗi, chậm lớn, lá hơi vàng, phần gốc ghép vỏ nứt nhiều. T < 1 cây ghép có hiện tượng chân hương (gốc nhỏ hơn thân). Thế sinh trưởng của ngọn mạnh hơn gốc. Phần ngọn bị nứt vỏ nhiều hơn gốc, cây ghép
Bảng 3.4 Tỉ số đường kính gốc/ngọn ghép dưa leo giữa các nghiệm thức ghép gốc qua các giai đoạn khảo sát tại trại thực nghiệm Khoa NN & SHƯD, Trường ĐHCT (tháng 6-8/2012)
Nghiệm thức
Ngày sau khi trồng
10 30 40 60 DL/BĐP 0,95 a 0,76 b 0,89 0,75 DL/M 0,41 c 0,55 c 0,90 0,77 DL/BĐ 0,77 b 0,88 a 1,01 0,84 Mức ý nghĩa ** ** ns ns CV. (%) 4,47 7,51 12,22 6,97
Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, ns: khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
DL/BĐP: dưa leo ghép trên gốc bầu địa phương, DL/M: dưa leo ghép trên gốc mướp, DL/BĐ: dưa leo ghép
trên gốc bí đỏ.