M ở đầu
2.2.4 Phân tích số liệ u
- Nhập số liệu bằng Microsoft Office Excel .
- Xử lý thống kê số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, phân tích phương sai (ANOVA) để phát hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức và dùng phép kiểm định Tukey ở mức ý nghĩa 5% để so sánh các số trung bình.
(a-b) x 0,088V1 x 100 X (mg/100g) =
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT
Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Thu Đông từ tháng 911/2012, thời tiết mưa nhiều, nền đất luôn trong tình trạng ẩm ướt, nên tương đối bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của dưa leo. Nhìn chung, sinh trưởng của dưa leo ghép gốc bình bát dây và đối chứng-không ghép tốt hơn dưa leo ghép gốc bí đỏ và dưa leo ghép gốc mướp. Nghiệm thức dưa leo ghép gốc bình bát dây ở giai đoạn đầu phát triển tương đối chậm nhưng về sau cây sinh trưởng tốt, nhiều nhánh, bộ lá xanh tốt và cho khá nhiều trái. Nghiệm thức ghép trên gốc mướp sinh trưởng kém hơn các gốc ghép còn lại, cây ít phân nhánh, cho hoa cái đầu tiên và thu hoạch trái đầu tiên là sớm nhất. Bên cạnh đó thì bệnh sương mai và thán thư gây hại khá nhiều nhưng thiệt hại là không đáng kể nhờ được phòng trị kịp thời. Ngoài ra, không có tình trạng cây bị héo rũ do mầm bệnh lưu tồn trong đất.
3.2 TỶ LỆ SỐNG SAU GHÉP
Nhìn chung, tỷ lệ sống của dưa leo vào giai đoạn 10 NSKGh ở các nghiệm thức là khá cao, dao động từ 72,3095,00%, trung bình là 81,33% (Bảng 3.1). Theo Bùi Thị Mỹ Tiên (2013) tỷ lệ sống sau khi ghép cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng tương thích của gốc ghép và ngọn ghép, khả năng quản lý sau ghép, tuổi cây ghép và loại cây ghép. Phan Ngọc Nhí (2013) cho rằng ngoài khả năng chống chịu, khả năng thích ứng với ngọn ghép thì tỷ lệ sống sau khi ghép cao cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc tuyển chọn gốc ghép.
Bảng 3.1 Tỷ lệ sống (%) của dưa leo qua 10 ngày sau khi ghép ở các nghiệm thức
Nghiệm thức Tỷ lệ sống 10 ngày sau khi ghép (%)
Ghép gốc mướp 95,00
Ghép gốc bí đỏ 72,30
Ghép gốc bình bát dây 76,70
Số liệu trung bình