Kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của gốc ghép mướp, bí đỏ và bình bát dây đến sinh trưởng và năng suất dưa leo vụ thu đông 2012 (Trang 27)

M ở đầu

2.2.2Kỹ thuật canh tác

* Chuẩn bị cây con ghép: - Gốc ghép:

Hạt mướp: được ngâm bằng nước ấm trong 2 giờ, đem ủ đến khi hạt nảy mầm thì cho vào ly (gồm đất, tro, phân dơi). Khi cây có lá thật thứ 2 (11 ngày sau khi ủ) thì chuẩn bị ngọn ghép.

Hạt bí đỏ: được ngâm bằng nước ấm (50ºC) trong 2 giờ, đem ủ khoảng 2 ngày đến khi hạt nảy mầm thì cho vào ly (gồm đất, tro, phân dơi). Khi cây có 2 lá mầm vừa nhú ra (5 ngày) thì chuẩn bị ngọn ghép.

Hạt bình bát dây: được ngâm bằng nước lạnh trong 4 giờ, đem ủ đến khi hạt nảy mầm (34 ngày) thì ươm vào khay (gồm đất, tro và phân dơi), chờ cho cây lên khoảng 2,5 cm thì đem trồng vào ly (gồm đất, tro trấu). Khi cây được 26 ngày sau khi ủ thì chuẩn bị ngọn ghép.

- Ngọn ghép:

Dùng cát sạch rãi lên rỗ nhựa một lớp dầy 3 cm (sao cho mặt cát bằng phẳng), phun nước cho đủ ẩm. Sau đó rãi đều hột dưa leo đã ngâm ủ lên bề mặt cát và dùng cát lắp lên hột dưa leo một lớp khoảng 1 cm. Bắt đầu ghép khi cây mướp có 56 lá thật và khi cây dưa vừa rơi vỏ hạt (4 ngày sau khi ngâm ủ hạt).

- Kĩ thuật ghép:

+ Ghép bí đỏ: Bằng phương pháp ghép ghim (Trần Thị Ba, 2010). Dùng tay lặt bỏ phần ngọn bí đỏ chừa hai lá mầm lại, lấy que ghim vào đỉnh cây bí đỏ ở vị trí gần lá mầm, xéo gốc khoảng 30º xuyên qua đỉnh cây bí đỏ, giữ que ghim tại đỉnh. Dùng lưỡi lam cắt bỏ phần gốc thân dưa leo một gốc khoảng 30º sát dưới lá mầm. Rút bỏ que ghim trên ngọn bí đỏ, đặt ngay ngọn dưa leo lên gốc ghép sao cho mặt cắt áp sát vào đỉnh và hai tử diệp của ngọn dưa leo vuông gốc với hai lá mầm của gốc ghép (để khi ngọn dưa phát triển không bị ngăn cản bởi hai lá mầm của gốc ghép).

15

(a) (b) (c)

(d) (e) (f)

Hình 2.2 Quy trình ghép dưa leo trên gốc bí đỏ bằng phương pháp ghép ghim (a) chuẩn bị

ngọn ghép dưa leo, (b) gốc bí đỏ (9 NSKG), (c) cắt bỏ phần gốc thân dưa leo một gốc khoảng 30º sát dưới lá mầm, (d) rút que ghim và đặt ngọn dưa leo lên gốc ghép, (e) áp sát mặt cắt vào thân và hai tử diệp của ngọn dưa leo vuông gốc với hai lá mầm của gốc ghép, (f) cây ghép hoàn chỉnh

+ Ghép mướp và bình bát dây: Bằng phương pháp ghép ống cao su (Trần

Thị Ba, 2010). Ngọn ghép và gốc ghép được cắt xéo một gốc khoảng 450 (vị trí cắt là trên hai lá mầm đối với gốc ghép). Cố định mặt tiếp xúc giữa ngọn ghép và gốc ghép bằng ống cao su chuyên dụng (cho hai mặt cắt tiếp xúc với nhau càng lớn càng tốt).

(a) (b) (c)

(d) (e) (f)

Hình 2.3 Quy trình ghép dưa leo trên gốc mướp, bình bát dây bằng phương pháp ghép ống cao su (a) gốc mướp (15 NSKG), (b) gốc bình bát dây (30 NSKG), (c) loại bỏ lá thật và cắt xéo trên hai lá mầm 450, (d) gắn ống nối cao su, (e) gắn ngọn ghép vào sao cho hai mặt

16 - Chăm sóc sau ghép

Để cây ghép vào chỗ mát và kín gió 2-3 ngày, dùng bình phun sương để ngọn ghép không bị héo. Vào ngày thứ 4 cho cây ra nắng nhẹ 30 phút và vài giờ trong ngày thứ 5 và 6, đến ngày thứ 7 thì cho ra nắng hoàn toàn. Khi cây ghép có lá thật thì đem trồng (khoảng 1213 NSKGh).

* Chuẩn bị cây con không ghép: dưa leo sau khi ngâm hạt trong nước 1 giờ, tiến hành gieo trong khay. Khi cây con ra lá thật (7 NSKG) thì phun thuốc ngừa sâu, bệnh sau đó đem ra đồng trồng.

* Ngoài đồng

- Làm đất: liếp cao trung bình 35 cm, rộng 0,85 m và lối đi 0,8 m, sử dụng màng phủ nông nghiệp khổ rộng 1,2 m, phủ kín chân liếp. Bón phân lót và tưới thật ướt mặt liếp trước khi đậy màng phủ, gieo cây con không ghép trong khay ươm khoảng 7 ngày rồi đem trồng, lúc đó cây ghép trong ly đã 12 NSKGh.

- Trồng cây: cây con được trồng với khoảng cách 0,5 m và trồng lúc chiều mát. Tưới đẫm nước trước khi đem cây con ra trồng, đục lỗ sâu khoảng 5 cm và đường kính 10 cm theo khoảng cách cây. Đặt cây con trồng theo hàng và lấp đất lại.

(a) (b) (c) (d)

Hình 2.4 Cây con dưa leo 7 NSKG và cây ghép 12 NSKGh chuẩn bị trồng (a) Đối

17

- Bón phân: loại, lượng phân bón qua các thời kỳ được trình bài ở Bảng 2.1

Bảng 2.1 Loại, lượng và thời kỳ bón phân cho dưa leo tại trại thực nghiệm Khoa NN &

SHƯD, Đại học Cần Thơ (tháng 911/2012)

Đơn vị tính: kg/ha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày sau khi trồng

Loại phân Tổng số Bón lót 20 35 16-16-8-13S 800 300 150 250 Trung lượng 3,5 2,0 0,75 0,75 Risopla V (gói) 30 - 15 15 Tomato Plus 5 - Phân cá (lít) 10 -

Chia thành nhiều lần phun lúc cây ra hoa, trái

Còn lại 100 kg NPK 16-16-8-13S chia làm nhiều lần tưới (3 ngày/lần) từ 45 ngày đến cây tàn

- Tưới nước: tưới nhiều nhất trong thời kỳ thu trái rộ; thoát nước tốt trong mùa mưa.

- Phòng trừ sâu bệnh hại chính:

+ Bù lạch, rầy mềm, rầy phấn trắng, bọ dưa: phát hiện sớm, luân phiên thay đổi thuốc trừ sâu thế hệ mới.

+ Bệnh héo cây con, thán thư, đốm phấn, héo rũ (chạy dây), sương mai…..

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của gốc ghép mướp, bí đỏ và bình bát dây đến sinh trưởng và năng suất dưa leo vụ thu đông 2012 (Trang 27)