Đường kính gốc ghép

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của gốc ghép mướp, bí đỏ và bình bát dây đến sinh trưởng và năng suất dưa leo vụ thu đông 2012 (Trang 34)

M ở đầu

3.3.3Đường kính gốc ghép

Đường kính gốc của dưa leo ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê vào các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.4). Ở giai đoạn 10 NSKT, nghiệm thức đối chứng-không ghép có đường kính gốc lớn nhất (0,83 cm) kế đến là bí đỏ (0,62 cm) và bình bát dây (0,60 cm), thấp nhất là mướp (0,46 cm). Giai đoạn từ 2050 NSKT, các nghiệm thức dưa leo đối chứng-không ghép, ghép gốc bí đỏ, ghép gốc bình bát dây có đường kính khác biệt không ý nghĩa, dao động từ

22

nhỏ nhất, dao động từ 0,580,93 cm. Theo Phạm Văn Côn (2007), gốc ghép là bộ phận hút nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho ngọn ghép. Gốc ghép càng khỏe, càng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai thì cây ghép sinh trưởng càng tốt. Nghiên cứu của Trần Thị Hồng Thơi (2007) trên dưa hấu cũng cho rằng khi sử dụng gốc ghép đã làm tăng đáng kể khả năng kháng bệnh do nấm Fusarium oxysporum. Đường kính gốc thân là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình sinh trưởng của cây, đường kính quá nhỏ hay quá lớn đều không có lợi cho cây (Trần Khắc Thi và ctv., 2008).

Bảng 3.4 Đường kính gốc ghép (cm) của dưa leo ở các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo

sát

Đường kính gốc (cm) qua các giai đoạn NSKT

Nghiệm thức

10 20 30 40 50

Đối chứng-không ghép 0,83a 0,98a 1,06a 1,18a 1,29a Ghép gốc mướp 0,46 c 0,58 b 0,65 b 0,80 b 0,93 b Ghép gốc bí đỏ 0,62 b 0,95a 0,99a 1,16a 1,30a Ghép gốc bình bát dây 0,60 b 0,82a 1,09a 1,20a 1,30a

Mức ý nghĩa * * * * *

CV. (%) 5,04 6,58 9,42 6,53 9,09

Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Tukey; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của gốc ghép mướp, bí đỏ và bình bát dây đến sinh trưởng và năng suất dưa leo vụ thu đông 2012 (Trang 34)