NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên giáo viên: Võ Thị Lang Học vị: Thạc Sĩ Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - QTKD, Trường Đại Học Cần Thơ Họ v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
DƯƠNG THỊ TRINH
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG TÚI NILON TRONG SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
DƯƠNG THỊ TRINH
MSSV: 4105708
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG TÚI NILON TRONG SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn quí Thầy, Cô của Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình hướng dẫn dìu dắt truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm hành trang
để tôi bước vào đời Tôi xin chân thành cảm ơn Ths.Võ Thị Lang đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này
Do lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế và thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp chân thành của quý Thầy,
Cô để đề tài có thể hoàn thiện hơn
Lời cuối cùng, xin chúc tất cả mọi người thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống
Xin chân thành cảm ơn
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, Ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi họ tên)
Dương Thị Trinh
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giáo viên: Võ Thị Lang
Học vị: Thạc Sĩ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - QTKD, Trường Đại Học Cần Thơ
Họ và tên sinh viên thực hiện đề tài: Dương Thị Trinh
MSSV: 4105708
Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường
Tên đề tài: “Phân tích thực trạng việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của người dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1.Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2.Về hình thức:
3.Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
4.Độ tin cậy về số liệu và tính hiện đại của luận văn:
5.Nội dung và các kết quả đạt được:
6.Các nhận xét khác:
Cần Thơ, Ngày tháng năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi họ tên)
Trang 6MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU……… 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung……… 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể……… 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Không gian ……… 3
1.4.2 Thời gian……… 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu……… …… 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận……….… 4
2.1.1 Các khái niệm cơ bản………4
2.1.2 Khái niệm về rác thải đô thị……… 7
2.1.3 Sơ lược về túi nilon……… 7
2.1.4 Sơ lược về hành vi con người………9
2.1.5 Những ảnh hưởng của túi nilon đến con người và môi trường……… 11
2.1.6 Tái chế phế thải nilon……… ………14
2.1.7 Sản xuất túi tự hủy và phân hủy sinh học………15
2.1.8 Thực trạng sử dụng túi nilon và các chính sách tuyên truyền về túi nilon ở Việt Nam……… 23
2.1.9 Các chính sách làm giảm việc sử dụng bọc nilon trên thế giới……… 28
2.2 Phương pháp nghiên cứu………30
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu……… 30
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu……… 30
2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin……… 31
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu ……… 31
Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ .33
3.1 Khái quát về thành phố Cần Thơ………33
3.1.1 Điều kiện về xã hội……… 33
3.1.2 Điều kiện về kinh tế 34
3.2 Giới thiệu tổng quan về quận Ninh Kiều………35
3.2.1 Lịch sử hình thành 35
3.2.2 Hành chính……… 36
3.2.3 Kinh tế……….36
3.3 Bảo vệ môi trường……… 37
3.4 Thực trạng rác thải nilon trên địa bàn thành phố Cần Thơ………39
Trang 7Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG TÚI NILON
TRONG SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN NINH KIỀU………… 42
4.1 Mô tả đối tượng khảo sát………42
4.2 Mô tả những hoạt động có sử dụng túi nilon……… 46
4.3 Phân tích hành vi sử dụng túi nilon của người dân………48
4.4 Ảnh hưởng của nhận thức đến hành vi sử dụng túi nilon của người dân quận Ninh Kiều………53
4.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức người dân về tác hại của túi nilon…55 4.5.1 Mối quan hệ giữa độ tuổi và việc mang theo vật dụng chứa đựng khi mua sắm……… 55
4.5.2 Mối quan hệ giữa thu nhập và việc mang theo vật dụng chứa đựng khi đi mua sắm………57
4.5.3 Mối quan hệ giữa nhận biết tác hại và hành vi không sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu cầu sử dụng………58
4.5.4 Lượng túi nilon được dự trữ trong sinh hoạt và mua bán………59
Chương 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NILON……… 61
5.1 Những mặt khó khăn trong việc hạn chế sử dụng túi nilon………61
5.1.1 Tính tiện lợi của túi nilon………61
5.1.2 Nhận thức của người dân………61
5.1.3 Chính sách giảm sử dụng túi nilon bằng thuế tỏ ra không hiệu quả……… 62
5.2 Đề xuất một số giải pháp giúp hạn chế sử dụng túi nilon………66
5.2.1 Nhà sản xuất………66
5.2.2 Nhà phân phối……….67
5.2.3 Người tiêu dùng……… 67
5.2.4 Công ty xử lý rác thải quận Ninh Kiều……… 69
5.2.5 Đề xuất các loại túi thân thiện với môi trường (túi môi trường, túi vải đay, túi phân hủy sinh học) có thể thay thế túi nilon………70
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………74
6.1: Kết luận……….74
6.2 Kiến nghị………75
6.2.1 Đối với nhà nước, các cấp chính quyền……… 75
6.2.2 Phía doanh nghiệp……… 76
Tài liệu tham khảo………78
Trang 8PHỤ LỤC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu giới tính……… 43
Hình 4.2: Cơ cấu độ tuổi của đối tượng nghiên cứu………44
Hình 4.3: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu………45
Hình 4.4 : Cơ cấu nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu……… 46
Hình 4.5: Cơ cấu thu nhập của đối tượng nghiên cứu……… 46
Hình 4.6: Hành vi mang theo dụng cụ khi đi mua sắm………47
Hình 4.7: Các hình thức xử lý rác của người dân quận Ninh Kiều………… 51
Hình 4.8: Tỉ lệ đáp viên sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu cầu sử dụng…….51
Trang 9PHỤ LỤC BẢNG
Bảng 4.1: Đặc điểm của mẫu được phỏng vấn……….42
Bảng 4.2: Dụng cụ chứa đựng thường mang trong hoạt động mua sắm…… 48
Bảng 4.3: Hoạt động sử dụng túi nilon nhiều nhất 48
Bảng 4.4: Nguồn cung cấp túi nilon 49
Bảng 4.5: Lý do sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu cầu sử dụng……….52
Bảng 4.6: Lý do không sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu cầu sử dụng 53
Bảng 4.7: Thái độ về việc dùng túi thân thiện với môi trường để thay thế bọc nilon……… 55
Bảng 4.8: Mối quan hệ giữa độ tuổi và hành vi mang theo dụng cụ chứa đựng khi đi mua sắm ……… 56
Bảng 4.9: Mối quan hệ giữa thu nhập và hành vi mang theo dụng cụ chứa đựng khi đi mua sắm 57
Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa nhận biết tác hại và hành vi không sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu cầu 58
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UBND Ủy ban nhân dân
PGS.TS Phó giáo sư – Tiến sĩ
Trang 11CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, trên thế giới cứ mỗi giây dân số tăng lên 3 người, trong thời gian ấy cũng có nghĩa là cùng 1 giờ thôi thì trên thế giới có 2280 ha rừng bị tàn phá và ngót 290.000 tấn chất thải bẩn được sinh ra và có 570 người chết vì các bệnh liên quan đến chất thải bẩn ấy Đồng thời, trong khoảng 1 giờ ấy có
720 loài động thực vật bị tuyệt chủng có nghĩa rằng chúng không bao giờ xuất hiện trên trái đất này nữa Hàng ngày, có 25000 người chết vì thiếu nước [9] Trong cuộc sống thường nhật dù vô tình hay cố ý chúng ta đều có những thói quen gây ô nhiễm môi trường mà chính chúng ta không thể nào ngờ tới Đất nước của chúng ta đi đâu cũng thấy rác, rác có mặt khắp mọi nơi từ thành phố đến nông thôn, từ khách sạn tới nhà bình dân, hay bất cứ nơi đâu, công viên, trên đường phố Điều đặc biệt là ngay cả ở trường học nơi dạy cho ta những kiến thức bổ ích cũng ngập tràn rác Bất cứ nơi đâu con người cũng có thể vứt rác, uống xong chai nước cũng vứt, khi đi chùa, lễ hội, đền thờ nơi thiêng liêng để thờ cúng họ cũng vứt rác bừa bãi,… Có phải thói quen đó đã thấm sâu vào trong người chúng ta, hay ý thức chúng ta còn quá kém Có bao giờ chúng
ta nghĩ rằng đã đến lúc con người sẽ bị chịu hậu quả do chính chúng ta gây ra,
đã đến lúc không phải nói lời sửa sai nữa mà là cúi đầu nhận lỗi
Nhìn chung, các thành phố càng lớn có nền kinh tế càng phát triển, thì góp phần hủy hoại môi trường càng dữ dội Như vấn đề rác thải nilon là một vấn
đề nóng trên thế giới, là mối nguy hiểm tiềm tàng, hậu quả khó lường mà người dân phải gánh chịu Cần Thơ là một thành phố có nhịp sống kinh tế xã hội khá sôi động, là thành phố lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long, thu nhập bình quân của thành phố ở mức cao, góp phần thể hiện vai trò, vị trí của mình Trong điều kiện hết sức khó khăn, Cần Thơ vẫn giữ mức tăng trưởng khá cao Bình quân tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2012 là 12,83%, thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 17%, năm 2012 đạt 53,7 triệu đồng/người Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 27.588 tỷ đồng, đạt 58,7% chỉ tiêu nghị quyết; mà đơn vị đầu não góp phần cho sự tăng trưởng đó là quận Ninh Kiều [13] Với vai trò là xương sống của thành phố chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận có nhiều chuyển biến tích cực Điều đáng ghi nhận trong năm qua là, kinh tế phát triển mạnh và chuyển dịch theo cơ cấu công nghiệp - thương mại - dịch vụ du lịch Thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt, Ninh Kiều đã tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm kích cầu đầu tư, tiêu dùng, hỗ trợ người nghèo và đảm bảo an sinh xã hội Với hệ thống chợ, siêu thị phủ đều khắp, quy mô lớn
Trang 12nhất thành phố, tỷ trọng thương mại - dịch vụ của Ninh Kiều chiếm 69,33%, doanh thu chịu thuế của ngành thương mại đạt gần 16.000 tỷ đồng (đạt 104,5% kế hoạch), giá trị tổng sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt gần 638.000 tỷ đồng (bằng 101,2% kế hoạch) [4] Khi thu nhập tăng cao thì nhu cầu cũng cần được thỏa mãn nhiều hơn ở nhiều khía cạnh Cùng với tình hình kinh tế ngày càng phát triển là tình trạng dân số ngày một tăng lên, năm 2011 quận Ninh Kiều có 243.794 người tăng 2,2% so với năm 2010 và tăng đến 16% so với năm 2007, cộng với việc thu hút lượng sinh viên lớn từ các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Từ những lý do đó làm cho môi trường sống ngày càng bị hủy hoại mà cụ thể hơn là lượng túi nilon sử dụng trong sinh hoạt ngày càng dữ dội, ít được quan tâm, mà hậu quả từ tác hại túi nilon thì không thể lường trước được Túi nilon lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất Túi nilon lọt vào cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng Các hoá chất độc hại còn lại hay lẫn trong quá trình sản xuất túi nilon cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người,
Về phía nhà cung cấp muốn thu hút khách hàng, phục vụ cho khách hàng một cách chu đáo nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất khi mua sắm, nên họ cứ
vô tư phát miễn phí túi nilon cho khách hàng mà không cần biết hoặc quan tâm về tác hại của chiếc túi này như thế nào Trong sinh hoạt, bọc nilon được
sử dụng rất nhiều vì tính tiện lợi, giá lại rẻ, nên không có động lực để giảm,
do đó lượng thải bọc nilon là vô cùng khủng khiếp Trung bình mỗi người Việt nam tiêu dùng khoảng 25-35kg nhựa/người/năm và khi đời sống kinh tế ngày càng khá hơn thì mức tiêu dùng sẽ đạt đến 40kg/người/năm [14] Từ những thông tin trên, đề tài “Phân tích thực trạng việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của người dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” được đưa ra nghiên cứu để có cái nhìn rõ ràng hơn về hiện trạng cũng như tác hại của việc sử dụng túi nilon một cách quá mức cần thiết, nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong quận để đề ra hướng giải quyết tốt nhất, hướng đến môi trường, sức khỏe
và cảnh quan của một khu đô thị đầy tiềm năng phát triển kinh tế
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của người dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ từ đó đề ra giải pháp thiết thực để hạn chế việc sử dụng bao nilon trong sinh hoạt của người dân quận Ninh Kiều, nhằm đưa ra những phương hướng cải thiện tình trạng sử dụng túi nilon quá mức để góp phần giảm bớt thiệt hại từ chúng
Trang 131.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
* Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sử dụng túi nilon từ người bán hàng và người mua
hàng/người tiêu dùng ở quận Ninh Kiều như thế nào?
- Sự nhận thức của người dân ảnh hưởng như thế nào đến thói quen sử dụng túi nilon của họ?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng tới nhận thức của người dân về tác hại của túi nilon?
- Cần có những giải pháp nào nhằm khuyến khích và nâng cao hiệu quả
việc giảm thiểu sử dụng bọc nilon trong sinh hoạt của người dân ?
- Thởi gian thực hiện đề tài: Tháng 8 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013
- Số liệu thứ cấp thu thập phục vụ nghiên cứu: Số liệu từ năm 2008 đến đầu năm 2013
- Số liệu sơ cấp được thu thập tháng 9 năm 2013
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về hiện trạng việc sử dụng túi nilon của người
bán hàng và người tiêu dùng từ đó đề xuất giải pháp hạn chế việc sử dụng túi
nilon trong sinh hoạt của người dân quận Ninh Kiều
Trang 14CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam : “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ
Tuy nhiên, môi trường chỉ được xem là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu
* Bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường Trong Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam tại Điều 6 ghi rõ: “Bảo
vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền
và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”
* Thân thiện với môi trường
Thân thiện với môi trường là những thuật ngữ chung dùng để chỉ những
loại hàng hóa và dịch vụ, những qui định, chủ trương, chính sách nhằm làm giảm hoặc tối thiểu gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường Các doanh nghiệp, công ty thỉnh thoảng áp dụng những qui định hay những chính sách
Trang 15này về môi trường để quảng bá, kêu gọi người tiêu dùng với những hành động thân thiện, ít gây tổn hại đến môi trường Ví dụ như khuyến khích sử dụng túi sinh thái, túi thân thiện ở các siêu thị
2.1.1.2 Ô nhiễm đất
* Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay
đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp
và văn hóa của con người Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số cùng với tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái Riêng ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại
Có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm
Dựa theo nguồn gốc phát sinh có:
• Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt
• Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp
• Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp
Dựa theo các tác nhân gây ô nhiễm ta có:
• Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, lindan, aldrin, photpho hữu cơ,…), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit,…)
• Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại
ký sinh trùng (giun,sán,…)
• Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (Uran, Thori, Sr90, I131, Cs137) Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất ít Đầu vào có nhiều
vì chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy vào, do con người trực tiếp “tặng” cho đất, mà cũng có thể không mời mà đến Đầu ra rất ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó Hiện tượng này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí và nước sẽ nhanh chóng
Trang 16tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng Đất không có khả năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức
2.1.1.3 Ô nhiễm chất thải rắn
Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn được thải bỏ khi không còn được
sử dụng hay không muốn dùng nữa
Theo bản chất nguồn tạo thành thì có thể chia chất thải rắn thành:
• Chất thải rắn sinh hoạt
• Chất thải rắn công nghiệp
• Chất thải rắn nông nghiệp
• Chất thải rắn xây dựng
• Chất thải rắn từ các nhà máy xử lý chất thải
* Tác hại chất thải rắn
• Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe cộng đồng
Theo đánh giá của chuyên gia, chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng; nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đến mức báo động
Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn…do chất thải rắn gây ra
Đội ngũ lao động của các đơn vị làm vệ sinh đô thị phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, ô nhiễm nặng, cụ thể: nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 1,9 lần, khí độc vượt tiêu chuẩn cho phép từ 0,5 đến 0,9 lần, các loại vi trùng, siêu vi trùng, nhất là trứng giun, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.[6]
• Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị
Nếu việc thu gom và vận chuyển rác thải không hết sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng chất thải trong các đô thị, làm mất mỹ quan, gây cảm giác khó chịu cho cả dân cư trong đô thị
Không thu hồi và tái chế được các thành phần có ích trong chất thải, gây
ra sự lãng phí về của cải, vật chất cho xã hội
• Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường
Chất thải rắn đổ bừa bãi xuống cống rãnh, ao, hồ, kênh, rạch,…làm quá tải thêm hệ thống thoát nước đô thị, là nguồn gây ô nhiễm cho nguồn nước
Trang 17mặt và nước ngầm Khi có mưa lớn sẽ gây ô nhiễm trên diện rộng đối với các đường phố bị ngập
Trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, chất thải bị thối rữa nhanh là nguyên nhân gây ra dịch bệnh, nhất là chất thải độc hại, chất thải bệnh viện
Các bãi rác không hợp vệ sinh là các nguồn gây ô nhiễm nặng cho cả đất,
nước, không khí
2.1.2 Khái niệm về rác thải đô thị
2.1.2.1 Khái niệm
Rác thải đô thị là một nguồn ô nhiễm lớn của cuộc sống Các nguồn chủ
yếu phát sinh ra rác đô thị bao gồm: từ các khu dân cư (rác sinh hoạt), các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng, các hoạt động công nghiệp, xây dựng đô thị, các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố
có thể lẫn lộn với rác từ khu dân cư và khu thương mại
• Rác xây dựng và phá vỡ: Rất khó ước tính và có thành phần thay đổi, nhưng chủ yếu gồm 40 đến 50% rác (bê tông, nhựa đường, gạch, đá, bụi,…),
20 đến 30% gỗ và các thành phần làm bằng gỗ (bệ gỗ, gỗ thừa, nhánh cây, gỗ
xẻ, ván lợp,…), 20 đến 30% là hỗn hợp các loại rác khác (gỗ đã sử dụng, kim loại, sản phẩm chứa nhựa đường, vữa, kính vỡ, amiăng, các vật liệu điện khác, ống nước, các bộ phận cấp nhiệt và cấp điện)
• Rác công nghiệp và nông nghiệp điển hình: bao gồm các nguồn như đồ hộp và thực phẩm đông lạnh, in ấn, xuất bản, ô tô, máy móc tự động, lọc hóa dầu, cao su, các loại phân bón,…
2.1.3 Sơ lược về túi nilon
2.1.3.1 Khái niệm “ô nhiễm trắng”
Trang 18“Ô nhiễm trắng” được dùng để chỉ phế thải bằng nhựa như chai lọ, can, hộp,
khay,… các loại màng, túi chứa đựng, bao gói thương phẩm,…mà người ta thải vào môi trường mà chủ yếu là ô nhiễm gây ra bởi túi nilon
2.1.3.2 Quá trình hình thành túi nilon và cấu tạo của nó
• Quá trình hình thành túi nilon
Túi nhựa xuất hiện cách đây khoảng 150 năm do nhà hóa học Anh
Alexander Parkes phát minh, và đến nay, không ai xác định được chính xác thời gian nó phân hủy Tuy nhiên, các nhà môi trường, khoa học gia và giới sản xuất đều đồng ý rằng quá trình túi nilon phân hủy có thể mất đến 1000 năm Từ khi xuất hiện trong các siêu thị ở Mỹ vào cuối thập niên 1970, túi xốp
đã có mặt khắp mọi nơi, là vật không thể thiếu của người mua hàng trên thế giới Nó nhẹ, chắc và rẻ hơn so với túi giấy Ước tính, mỗi năm nhân loại xài khoảng 500 đến 1000 tỉ túi nhựa Túi nilon được sản xuất từ nhựa polyethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ và quá trình tự phân hủy của nó diễn ra rất chậm.[ 5]
Ở Việt Nam, cách đây khoảng vài chục năm, đa phần người dân khi đi chợ họ đều mang theo giỏ xách, người bán hàng đựng hàng hóa bằng lá môn,
lá chuối hay bằng giấy Tuy nhiên, những vật dụng này không được tiện lợi vì chúng không có độ bền và dẻo dai không thể đựng được với số lượng lớn, không có khả năng chịu nhiệt, không đựng được thức ăn nóng Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao, khả năng mua sắm tăng thì những vật dụng này không thể đáp ứng nổi và cần vật dụng khác thay thế tốt hơn Khoa học kỹ thuật đã phát triển sản phẩm mới ra đời đã thay thế những túi giấy, lá chuối, lá môn,… đó là túi nilon, sản phẩm có độ bền rất cao, khả năng chịu nhiệt rất tốt, giá lại rất rẻ và tất nhiên sẽ được nhiều người vui
vẻ ủng hộ nhiệt tình Và từ đó, túi nilon tồn tại cho tới ngày nay
• Cấu tạo của túi nilon
Nguyên liệu làm túi nilon xuất phát từ hai nguồn: hạt nhựa tái chế và hạt
nhựa chính phẩm nhập khẩu Phần lớn cơ sở sản xuất túi nilon hay sản phẩm nhựa đều dùng hạt nhựa chính phẩm nhập khẩu, còn hạt nhựa tái chế được sử dụng với tỉ lệ nhỏ (khoảng 20%) và chủ yếu dùng để pha trộn với hạt nhựa chính phẩm Do vậy, để sản xuất túi nilon để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng như hiện nay thì phải tốn một khoản ngoại tệ rất lớn Hiện trên thị trường có ba loại túi nilon phổ biến:
- Loại túi nilon được sản xuất từ hạt nhựa mật độ cao (Hight Density Poli Etilen - HDPE), được trùng phân từ poli Etilen (có tỉ trọng cao) dưới áp suất
Trang 19thấp với các hệ xúc tác như crom/silic catalyst,…thường gọi là túi xốp, dùng phổ biến trong siêu thị, chợ, các trung tâm thương mại,…
- Túi nilon sản xuất từ hạt nhựa mật độ thấp polyethylene (LDPE) là một nhựa nhiệt dẻo làm từ dầu khí Đây là lớp đầu tiên của polyethylene LDPE, thường gọi là nilon trong, đựng đường, muối,…
- Túi sản xuất từ nhựa polypropylene - PP, còn được gọi là polypropene,
là một nhựa nhiệt dẻo polymer, thường cung cấp cho thị trường buôn bán thuốc tây để phân liều thuốc,…Cho dù là loại túi nilon ở dạng nào thì tác hại của chúng đối với môi trường đều như nhau
2.1.3.3 Một số nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm rác thải nilon trong sinh hoạt
Nguyên nhân chính dẫn đến việc sử dụng túi nilon một cách tràn lan là
do giá thành Do bao nilon có giá thành rẻ hơn hẳn so với các loại vật liệu khác và được các thương nhân sẵn sàng cho không để làm vừa lòng khách nên lượng bao nilon lưu thông trên thị trường ngày càng nhiều
Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và đặc biệt là các loại túi siêu mỏng rất
dễ dàng cho việc phân loại sản phẩm, ngay cả những sản phẩm ướt hoặc chất lỏng đều có thể dùng để đựng được
Do ý thức của người dân còn kém, còn vứt bừa bãi túi nilon ra môi trường
tự nhiên và dù có khá nhiều người biết về tác hại của túi nilon gây ra, nhưng chưa ai thực sự nói không với túi nilon
Mặc dù biết được tác hại to lớn của việc sử dụng tràn lan túi nilon nhưng người dân khó lòng từ bỏ vì hiện nay việc thay thế chiếc túi này bằng những chiếc túi đựng khác vẫn chưa được áp dụng phổ biến
Trang 20người Tiến trình xử lý thông tin có 4 bước: tiếp nhận, chú ý, diễn giải, ghi nhớ, trong đó, ba bước đầu là tiến trình nhận thức
2.1.4.2 Các bước trong tiến trình xử lý thông tin
• Bước 1: Tiếp nhận: Xảy ra khi các kích thích lọt vào tầm hoạt động của các tế bào thần kinh cảm giác Để một cá nhân có thể tiếp cận thông tin chỉ cần các kích thích được bố trí ở gần người đó, cá nhân thường tìm kiếm thông tin mà họ nghĩ rằng có thể giúp họ đạt mục tiêu mong muốn
• Bước 2: Chú ý: Xảy ra khi các kích thích tác động đến một hoặc nhiều loại tế bào thần kinh cảm giác và kết quả các cảm giác đưa đến bộ não để xử
lý
Các yếu tố gây ảnh hưởng đến sự chú ý: Một cá nhân có nhiều mức độ chú ý đến cùng một kích thích trong các tình huống khác nhau Sự chú ý bị tác động bởi ba yếu tố: tác nhân kích thích, nhân tố cá nhân và yếu tố tình huống
- Tác nhân kích thích: Là các đặc điểm lý tính của các tác nhân kích thích như kích cỡ, cường độ, màu sắc, sự chuyển động, vị trí trưng bày, sự phân biệt, kiểu (cách thức thể hiện thông điệp), sự tương phản,…
- Nhân tố cá nhân: Là những đặc điểm chính của cá nhân Sự thích thú hoặc nhu cầu được xem như là những đặc tính cá nhân chính mà cần phải có
sự tác động Sự thích thú là sự phản ánh phong cách sống, là kết quả của quá trình lên kế hoạch và đạt mục tiêu lâu dài (ví dụ như để trở thành một giám đốc kinh doanh) và nhu cầu ngắn hạn (ví dụ như đói bụng) Cá nhân tiếp nhận
và quan tâm đến những thông tin liên quan đến nhu cầu hiện tại của mình
- Nhân tố tình huống: Bao gồm các kích thích của môi trường như quảng cáo, đóng gói và các tính chất nhất thời của cá nhân sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài như áp lực về mặt thời gian hoặc sự đông đúc quá mức Những cá nhân ở trong một môi trường không thỏa mãn thì sẽ không quan tâm đến những kích thích vì họ chỉ muốn thoát ra khỏi môi trường đó càng nhanh càng tốt Ngoài ra để tác động đến sự chú ý còn có sự ảnh hưởng của chương trình: Các chuyên mục quảng cáo trên báo chí, tivi xuất hiện cùng với nội dung của chương trình này
• Bước 3: Diễn giải: Diễn giải là sự gán nghĩa cho các thông tin tiếp nhận
từ các giác quan Khả năng diễn giải của người tiếp nhận phụ thuộc các yếu tố thuộc về cá nhân, đặc điểm tình huống, đặc điểm của các tác nhân kích thích,
sự diễn giải của thông điệp,…
Quá trình nhận thức diễn ra không giản đơn, thụ động máy móc, mà là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người một cách năng động, sáng tạo, biện chứng
Trang 21Có thể chia hoạt động nhận thức làm hai giai đoạn lớn:
Nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác)
Là một quá trình tâm lí, nó là sự phản ánh những thuộc tính bên ngoài của
sự vật và hiện tượng thông qua sự tri giác của các giác quan
Cảm giác là hình thức khởi đầu trong sự phát triển của hoạt động nhận thức, nó chỉ phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng
Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn và theo một cấu trúc nhất định
Nhận thức lí tính (tư duy và tưởng tượng)
Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh những điều chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên
cơ sở những biểu tượng đã có
Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bên trong có tính qui luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết
2.1.5 Những ảnh hưởng của túi nilon đến con người và môi trường a/ Tiện ích của túi nilon
Túi nilon là một vật dụng không thể thiếu đối với mỗi chúng ta ngày nay
Nó mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích mà những vật dụng trước không thể
có được, khi đi chợ chúng ta không cần phải xách giỏ mà sẽ được “cho không biếu không” những chiếc túi nilon nhiều màu sắc từ những người bán hàng Người bán hàng cũng rất vui vẻ cho thêm khách hàng túi nilon khi họ có nhu cầu xin thêm vì “khách hàng là thượng đế” và cũng vì túi nilon quá rẻ nên cũng không thành vấn đề Do đó, trong mấy chục năm nay, chúng ta sử dụng túi nilon trở thành một thói quen, và thói quen này đã ăn sâu vào ý thức mỗi người chúng ta kể cả người mua và người bán
b/ Tác hại
Ngày nay, túi nilon được sử dụng rộng rãi và có phần bất trị, thay thế hầu hết các loại lá gói truyền thống như lá sen, lá chuối… bởi nó rất rẻ và tiện dụng trong nhu cầu sinh hoạt hằng ngày Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nói đến môi trường và sức khỏe con người thì rất lớn nhưng hầu như chúng ta không chú ý
đến
Thứ nhất: túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất
túi nilon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, do đó trong
Trang 22quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu
Thứ hai: Việc sử dụng túi nilon sẽ gây tác hại xấu tới sức khoẻ của con người Theo phân tích của ông Nguyễn Khoa, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ hoá học thì túi nilon được làm từ nhựa PVC (pholy vinyl clorua) không độc nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm cho túi nilon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại Các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu là những chất cực kỳ nguy hiểm Chất phụ gia hóa dẻo TOCP (triorthocresylphosphat) có thể làm tổn thương và làm thoái hoá thần kinh ngoại biên và tuỷ sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó Những loại túi nilon tái chế hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam Trẻ em bị nhiễm chất này lâu dài có thể thay đổi giới tính: các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam; còn
bé gái có nguy cơ dậy thì rất sớm Các loại nilon màu nếu sử dụng để đựng thực phẩm tươi sống, đồ ăn chín có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi Đặc biệt nếu sử dụng để đựng các thực phẩm chua có tính axit như dưa muối,
cà muối hoặc thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nilon sẽ tách khỏi thành phần nhựa lớn gây độc cho thực phẩm Khi ngấm vào dưa chua, axit axetic hoặc axit lactic ở trong dưa cà sẽ hoà tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ngộ độc và ung thư
Thứ ba: Các túi nilon chủ yếu được sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường Theo ước tính số nilon con người thải ra trong một năm sẽ phủ kín bề mặt trái đất tấm nilon khổng lồ dày tới 0,8 mm Chỉ tính riêng nước ta, với con
số ướng lượng như trên thì trong một năm số lượng túi trải ra trên bề mặt cả nước là 9,1 chiếc/1m2 Theo khảo sát sơ bộ, hiện nay trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 2.500 tấn rác nhựa ra môi trường Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong số này được thu gom, tái chế, còn phần lớn bị vứt bỏ khắp nơi Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm hoạ khôn lường cho con người và môi trường:
- Theo các nhà khoa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân huỷ, khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ hoàn toàn Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng Nghiêm trọng hơn các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng từ đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực
Trang 23tiếp và gián tiếp tới sức khoẻ con người Thực tế nhiều loại túi nilon được làm
từ dầu mỏ nguyên chất khi ngấm vào nguồn nước sẽ xâm nhập vào cơ thể người gây rối loạn chức năng và dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ
- Túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch gây ứ đọng nước thải và gây ngập úng Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh
- Ngoài ra, bên cạnh ảnh hưởng tới nguồn nước, đất, sức khỏe, túi nilon còn gây mất mỹ quan
Mọi người vẫn thờ ơ với những mối nguy hại (Nguồn: Internet)
- Một tác hại nữa đó là việc xử lý túi nilon là một bài toán khó giải Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, việc chôn lấp túi nilon sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất, nước do nilon khó phân huỷ, còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Furan gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ Theo các nhà khoa học, trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit, rất có hại cho phổi
- Tuy nhiên chỉ riêng những nỗ lực của các tổ chức, cá nhân riêng lẻ chưa
đủ sức mạnh để giảm thiểu tác hại do túi nilon gây ra Điều quan trọng nhất là thái độ và hành động của cả cộng đồng đối với việc này Trong khi chưa có những chính sách pháp luật và các loại túi thay thế để hạn chế việc sử dụng túi nilon, mỗi người dân chúng ta cần có những hành động thiết thực và cụ thể để
Trang 24hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do túi nilon gây ra cho sức khoẻ và môi trường sống.[15]
Công nghệ tái chế rác thải nilon chỉ là một phần trong một dự án tổng thể lớn hơn Trong đó, ngoài Viện Vật liệu xây dựng còn có Trung tâm Tư vấn công nghệ môi trường (tham gia xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (thử nghiệm
mô hình phân loại rác tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm) Vật liệu xây dựng từ rác thải nilon chủ yếu là ván ép nhựa gồm: ván ép nhựa hỗn hợp (gồm nhiều loại nhựa khác nhau) và ván ép composite (gồm hỗn hợp nhựa, sợi gia cường),…Trong công nghệ này, nilon và tất cả các loại nhựa khác (như vỏ chai PET, chai PVC, hộp nhựa, tấm xốp,…) được tách ra từ rác thải sinh hoạt, sau đó xay rửa để loại bỏ tạp chất bẩn, sấy khô và cuối cùng qua máy đùn ép thành ván Vì rác thải nhựa, nilon thuộc rất nhiều loại khác nhau, có độ nóng chảy và đặc điểm lý hóa khác nhau, nên trong quá trình ép, các nhà nghiên cứu đã bổ sung sợi gia cường (xơ dừa, sợi thủy tinh,…) làm tăng độ bền cơ học cho sản phẩm, chất độn bột đá để làm tăng độ cứng, độ mài mòn và bổ sung chất phụ gia để tăng khả năng kết dính, tạo độ tương hợp cho các loại vật liệu Sở dĩ các nhà khoa học của viện chọn công nghệ tái chế nilon thành vật liệu xây dựng bởi thành phẩm này không kén nguyên liệu đầu vào nên có thể tận dụng tối đa lượng rác thải ra, bên cạnh đó cũng giảm đáng kể chi phí cho việc phân loại rác, dây chuyền thí điểm tại viện đã cho ra đời khoảng 100 m² sản phẩm ép cứng, có chất lượng tương đương với ván ép từ nhựa phế thải của nước ngoài Sản phẩm có thể thay thế ván gỗ làm cốp pha, hoặc thay cho ván dăm làm mặt bàn ghế (khi đó cần phủ lên trên một lớp sơn tổng hợp đặc biệt) Kiểm nghiệm bước đầu tại Viện Vệ sinh an toàn lao động (Bộ Y tế) cho thấy loại nhựa ép này an toàn với con người và môi trường Sản phẩm cũng có triển vọng làm kênh dẫn, thoát nước,…do đặc tính cách nước rất tốt Trước mắt, sẽ tập trung vào việc nghiên cứu sản xuất cốp pha xây dựng
từ nilon phế thải vì sản phẩm này đang có nhu cầu lớn Cốp pha này sẽ rất bền với nước nên bê tông không bị mất nước và dễ tháo lắp Ngoài ra còn có các
Trang 25cơ sở nhỏ thu mua, tái chế túi nilon nhưng chỉ với quy mô nhỏ do ý thức về phân loại rác còn hạn chế
b Hạn chế
Tái chế bọc nilon, nhựa mang lại lợi ích lớn về kinh tế, tuy nhiên còn nhiều vấn đề kéo theo rất đáng được quan tâm Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe vẫn là bài toán chưa có lời giải Việc xử lý tại các cơ sở ở các vùng nông thôn hiện chủ yếu là bằng phương pháp thủ công, không qua xử lý hóa học Sau khi tái chế ra túi nilon thành phẩm, người làm nghề chỉ rửa qua bằng nước vôi trong rồi sấy khô và bán ra thị trường Trong khi đó, các sản phẩm làm ra là các loại túi nhựa đang được sử dụng để đựng thực phẩm hằng ngày vẫn chưa có cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nào kiểm tra mức độ an toàn Đây cũng là một mối đe dọa không nhỏ đối với sức khỏe cộng đồng
Ở những vùng tái chế túi nilon, thường có các dạng ô nhiễm hữu cơ BOD và COD, ô nhiễm sinh vật và ô nhiễm dầu Hàm lượng Amoniắc, nitrit,…Mật độ vi khuẩn coliform ở các ao hồ kênh mương cao, ô nhiễm trong không khí, những người làm nghề tái chế túi nilon thường mắc các bệnh về đường hô hấp, tai mũi họng, da, mắt, thần kinh,…ngày càng gia tăng Đây là một thực trạng đáng lo ngại
2.1.7 Sản xuất túi tự hủy và phân hủy sinh học
a Thành tựu
• Khoảng vài năm trở lại đây, thị trường rộ lên những thông tin về việc sản xuất bao bì tự hủy thay cho túi nilon thông thường để hưởng ứng lời kêu gọi bảo vệ môi trường
Các nhà phân phối hàng tiêu dùng trong nước như hệ thống siêu thị Metro hay Big C … đã bắt đầu hạn chế sử dụng bao túi nylon và thay vào đó là các loại bao bì tự hủy Các doanh nghiệp cũng dần ý thức được vai trò của mình trong cuộc vận động này
Đón đầu xu hướng tiêu dùng này, hiện nay đã có vài doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cho việc sản xuất bao bì tự hủy, bỏ ra hàng triệu cho đến hàng chục triệu đô la Mỹ cho dây chuyền thổi bao bì nilon
Trang 26Hai là chế tạo bao bì tự hủy cơ học bằng công nghệ nhựa phân rã Để sản xuất bao bì tự hủy cơ học, người ta pha thêm vào nguyên liệu đầu vào (hạt nhựa) một chất phụ gia nhập từ Mỹ có tên là D2W Tùy theo nồng độ tính chất của các loại màng mà pha thêm chất D2W theo tỷ lệ nhất định để các túi, bao nhựa này sẽ phân hủy nhanh hay chậm, thường là từ 3 - 6 tháng
Và cuối cùng là sử dụng nhựa phân hủy bằng cách trộn thêm phụ gia gọi
là tự hủy sinh học Bao bì tự hủy sinh học được làm từ nguồn nguyên liệu hữu
cơ như bột bắp, bột mì dưới tác động của vi sinh vật có nhiều trong môi trường tự nhiên, bao bì “tự hủy sinh học” sẽ chuyển hóa thành những chất hữu
cơ đơn giản, dễ hòa tan, thậm chí phân hủy thành khí carbonic (CO2) và nước Tuy nhiên, cũng vì phải trộn phụ gia trong nguyên liệu nên bao bì tự hủy sinh học vừa có giá thành cao mà lại sẽ không dai như túi nilon thông thường, do
đó chỉ nên sử dụng chúng trong một số mục đích hạn chế
• Ý thức được trách nhiệm xã hội về môi trường, Công ty cổ phần văn hóa Tân Bình (ALTA) đã tiếp cận công nghệ sinh học của thế giới từ năm 2003 và
Trang 27đã sử dụng công nghệ TDPA (Totally Degradable Plastic Additives – chất phụ gia nhựa có thể phân hủy hoàn toàn) do tập đoàn EPI Canada (Environmental Technologes Incorporation) chuyển giao để tạo các sản phẩm nhựa có thể phân hủy và phân hủy sinh học được
(Nguồn: Internet)
Công nghệ sản xuất bao bì nhựa tự hủy của ALTA tương tự như công nghệ sản xuất bao bì thường, nhưng trong quá trình sản xuất có thêm chất phụ gia để bao bì nhựa có thể tự phân hủy Quá trình sản xuất vẫn cho phép có thể
in ấn lên bao bì sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng như các loại bao bì nhựa thông thường
Thời gian để một bao bì nhựa phân hủy là từ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm hoặc lâu hơn tùy theo yêu cầu của khách hàng Sau thời gian trên, bao bì nhựa tự phân hủy, giã ra thành một loại bột mịn Trong môi trường như bãi rác, bao bì nhựa tự hủy càng phân hủy nhanh hơn Quá trình tự hủy của bao bì nhựa tự hủy ALTA trải qua hai giai đoạn: Đầu tiên, các phân tử của màng nhựa được giãn ra, trở nên cứng và phân rã ra thành các mảnh vụn siêu nhỏ do tác động của tự nhiên như ánh sáng mặt trời, ôxy, nhiệt độ, sau đó chuyển hóa thành carbon dioxide, nước và khối sinh học do các vi sinh vật hấp thụ nên và tất cả các thành phần này sẽ hòa nhập vào môi trường theo quy trình sinh học
tự nhiên Sau khi phân hủy sẽ lẫn với rác, đất,… không gây tác hại cho môi trường, thuận tiện cho việc xử lý rác
Từ đầu năm 2003 đến nay, Công ty ALTA đã sản xuất và xuất khẩu rất nhiều loại mặt hàng này sang các nước Italia, Đức, Anh, Pháp,…
Bao bì nhựa tự hủy ALTA có nhiều đặc điểm ưu việt là thế, dù vậy sản phẩm sản xuất ra vẫn chủ yếu là xuất khẩu Nhu cầu sử dụng trong nước vẫn còn thấp bởi giá thành của loại túi này còn ở mức cao hơn giá bao bì nilon bình thường khoảng 20 - 25%
Trang 28Tuy nhiên, mục tiêu của ALTA là bảo vệ môi trường với khẩu hiệu “hãy nghĩ đến ngày mai” nên Công ty đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi để tiếp cận với một số công nghệ khác của các nước tiên tiến nhằm mục đích giảm giá thành nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm Bên cạnh đó Công ty ALTA cũng đã phát động một số chương trình như: Tuyên truyền về bảo vệ môi trường một cách sâu rộng thông qua báo, đài, pano, áp phích, tờ rơi,… phát không hoặc bán rẻ hơn nhiều so với các bao bì nhựa khác nhằm tạo động lực sử dụng cho các hộ gia đình, kinh phí bù đắp sẽ được trích từ nhiều nguồn khác
Với những đóng góp tích cực của mình, Công ty ALTA đã được đón nhận: Giải thưởng sao vàng đất Việt cho sản phẩm: Hạt nhựa màu chủ ALTA; Nhựa tổng hợp; Nhựa tổng hợp COMPOSITE ALTA; Bao bì nhựa tự hủy ALTA; Đạt Huy chương vàng chất lượng sản phẩm tại hội chợ - Triển lãm – Hội thảo sản phẩm khu công nghiệp – Khu chế xuất tham gia hội nhập Quốc tế; Đạt danh hiệu doanh nghiệp xuất khẩu uy tín đã có thành tích trong hoạt động xuất khẩu năm 2010
Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ NINA GREEN trong quá trình suốt 2 năm vất vả theo đuổi sản phẩm ngoài thị trường đã chính thức trở thành nhà phân phối độc quyền phía Bắc Bây giờ Công ty chính thức là nhà phân phối độc quyền của 29 tỉnh phía Bắc (miền Bắc và miền Trung)
Kênh phân phối chủ yếu của Công ty NINA GREEN là ở các siêu thị lớn như BigC, Metro,…Công ty rất mong muốn được bán sản phẩm túi nilon tự hủy rộng rãi trên thị trường và tạo thói quen cho người dân tiêu dùng và bảo
vệ môi trường xanh – sạch – đẹp
Bằng tất cả sự nhiệt tình và trách nhiệm của mình đối với xã hội, và với vai trò của một doanh nghiệp sản xuất Công ty ALTA và Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ NINA GREEN (nhà phân phối) đã kiến nghị các cấp, các ngành có liên quan cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng một chương trình cấp quốc gia về sử dụng bao bì tự hủy - bảo vệ môi trường theo hướng ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải nhựa ngay từ đầu nguồn bằng nhiều biện pháp đồng bộ và hữu hiệu nhất Công ty ALTA và Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ NINA GREEN (nhà phân phối) sẵn sàng đóng góp khả năng và nguồn lực của mình vào chương trình và kêu gọi cộng đồng “Hãy nghĩ đến ngày mai”.[1]
• Hiện nay song hành với môi trường bị ô nhiễm bởi những tác động của con người, các sản phẩm in túi giấy kraft - túi phân hủy sinh học ngày càng được chú trọng hơn Đây là vấn đề tiên phong trong nỗ lực bảo vệ môi trường xanh
và sạch Sản phẩm in túi giấy được sản xuất từ nguyên liệu giấy kraft (loại
Trang 29giấy làm từ bột giấy hóa học của gỗ mềm) thông qua quy trình kraft Quy trình này ngày nay đã rất phổ biến trong sản xuất giấy Tuy hiệu suất thu hồi xenluloza ở quy trình hóa học không cao nhưng quy trình hóa học này cho phép loại bỏ lignin khá triệt để, nên sản phẩm giấy có độ bền tương đối cao
Dư lượng lignin trong bột giấy làm cho giấy có màu nâu, vì vậy muốn sản xuất giấy trắng vàng chất lượng cao thì phải loại bỏ hết lignin Thường người
ta oxy hóa lignin bằng clo hoặc ClO2 nhưng các phương pháp này đều gây ô nhiễm môi trường ở mức độ khá cao Vì vậy các nhà hóa học đã tích cực nghiên cứu các quy trình thân môi trường để áp dụng cho việc tẩy trắng giấy,
kể cả các quy trình sử dụng ozon Cuối thập niên 1980, ở Phần Lan người ta
đã áp dụng các quy trình tẩy trắng giấy với xúc tác enzym Giấy Kraft có tính chất đanh và dẻo dai và tương đối thô Các grammage là bình thường 50-135 g / cm2 Giấy Kraft thường là màu nâu nhưng có thể được tẩy trắng để sản xuất giấy trắng Nhờ các đặc tính này mà giấy kraft thường được làm túi hàng tạp phẩm , bao tải multiwall, phong bì thư và đóng gói khác Giấy Kraft thân thiện với môi trường, dễ phân hủy, giá thành rẻ hơn so với các loại túi giấy phổ thông trên thị trường Độ bền cao có thể đựng vật có trọng lượng tương đối nặng Kiểu dáng túi giấy Kraft thích hợp làm các loại túi thời trang, túi mua sắm, túi quà… Bên cạnh đó, Giấy Kraft còn được sử dụng làm phong bì, bao thư, thẻ bài nhãn mác thời trang khỏe khoắn mà phong cách.[21]
• Toàn bộ hệ thống siêu thị Co.op Mart trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã đồng loạt đưa vào sử dụng túi nilon tự hủy thay cho túi nilon thông thường
Túi nilon tự hủy sử dụng tại hệ thống siêu thị Co.op Mart (Nguồn:
Internet)
Trang 30Đây là một thông tin vui trong việc chung tay bảo vệ môi trường Tồn tại hàng trăm năm trong môi trường tự nhiên, túi nilon có khả năng gây tắc nghẽn dòng chảy, ngăn chặn quá trình thẩm thấu của nước trong tự nhiên, cản trở phát triển của cây cỏ Vì thế, cùng với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đã có nhiều chiến dịch cổ động người dân “nói không với túi nilon”, bằng cách chuyển sang sử dụng túi nilông tự hủy hoặc túi được sản xuất bằng những chất liệu khác thân thiện với môi trường
Một số đối tác trong và ngoài nước đã giới thiệu các sản phẩm túi nilon
tự hủy, nhưng thực chất khả năng tự hủy của các sản phẩm này chỉ dừng ở mức tự phân rã thành các mảnh vụn chứ không thật sự biến mất khi thải ra môi trường Trong khi đó, để không gây hại cho môi trường đòi hỏi sản phẩm phải
có khả năng tự phân hủy sinh học, tức là tự phân rã và trở thành “mồi ngon” cho các vi sinh vật “chế biến” thành nước và khí CO2
Một vài sản phẩm túi nilon nhập ngoại thỏa yêu cầu tự hủy sinh học nhưng lại quá đắt
Mãi đến tháng 2 - 2011, Công ty cổ phần bao bì Vafaco (thành phố Hồ Chí Minh) sản xuất thành công túi nilon tự hủy sinh học và được Saigon Co.op chọn làm đối tác cung cấp, để thí điểm thay thế túi nilon thông thường bằng túi tự hủy sinh học trong chuỗi 21 siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh
b Hạn chế
• Bao bì tự hủy bao giờ mới được áp dụng phổ biến
Xu hướng hiện nay trên thế giới và có khả năng áp dụng tại Việt Nam để đáp ứng được các yêu cầu nêu trên đó là việc áp dụng các loại túi nilon tự hủy
Các sản phẩm tự hủy dạng này đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới và chia làm hai trường phái chính
Trường phái thứ nhất là những nghiên cứu về các chất phụ gia làm tăng tốc độ tự phân hủy trong điều kiện tự nhiên của chất dẻo Các chất phụ gia này
có thể có nguồn gốc hữu cơ như tinh bột khoai tây, tinh bột bắp, hoặc có nguồn gốc nhân tạo như các dạng organic polimers
Ưu điểm của giải pháp này là công nghệ dễ ứng dụng, bao bì nhựa có chất lượng khá tương đồng với bao nhựa truyền thống và thời gian phân hủy có thể được kiểm soát chính xác dựa trên lượng phụ gia thêm vào Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chất lượng và kích thước hạt cuối cùng sau phân
Trang 31hủy tùy thuộc rất nhiều vào tính chất của chất phụ gia thêm vào
Trường phái thứ hai là sử dụng hoàn toàn các chất có nguồn gốc sinh học như cellophan hay tinh bột các loại khoai tây, bắp đã qua xử lý hóa lý làm nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất Đặc điểm của loại bao bì này là tính chất thường không ổn định khi ra ngoài điều kiện môi trường tự nhiên hoặc không có các đặc tính bền chắc như vật liệu truyền thống, đặc biệt là khả năng chống thấm nước
Mặc dù có ưu điểm là độ đồng nhất khi phân hủy và khả năng phân hủy triệt để nhưng công nghệ sản xuất ra loại vật liệu này cũng khá phức tạp, đòi hỏi nhiều công đoạn với các quá trình kiểm soát chỉ tiêu lý hóa chặt chẽ dẫn đến giá thành sản xuất cao hơn nhiều lần (từ 3 - 4 lần) so với vật liệu truyền thống
Hiện nay, các nghiên cứu về chất dẻo tự phân hủy tại Việt Nam còn khá
sơ khai, phần lớn chỉ được tiến hành nội bộ trong các công ty ngành nhựa, bao
bì do nắm bắt được nhu cầu có thật và tiềm năng của loại vật liệu này trên thị trường Bản chất của các nghiên cứu này chủ yếu là áp dụng các công nghệ được chuyển giao ở trường phái nghiên cứu thứ nhất trên thế giới từ các công
ty nước ngoài vào điều kiện sản xuất thực tế tại Việt Nam Một số công ty sản xuất bao bì được quảng cáo là tự hủy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có thể kể ra ở đây như Công ty nhựa Rạng Đông; các công ty sản xuất bao bì như Tân Tiến, Nam Việt, Lotus
Ngoài ra cũng có một số công ty đang nghiên cứu áp dụng trường phái thứ hai như Công ty nhựa Tiến Thành sản xuất hộp cơm, ly uống nước bằng tinh bột bắp, Công ty cổ phần Alta Tân Bình sản xuất bao bì bằng vật liệu
polyolephins và Công ty Phú Hòa ở Bến Tre sản xuất bao bì bằng bã mía, xơ dừa
Tuy nhiên tất cả các công ty áp dụng các trường phái công nghệ thứ hai đều chưa dám khẳng định chính thức trong thành phần nguyên liệu của họ 100% là có nguồn gốc hữu cơ Đặc điểm chung về giá cả các bao bì tự hủy hiện nay đều cao hơn bao bì thông thường từ 3 - 4 lần do các đặc điểm về công nghệ, thiết bị mới cũng như những đổi mới trong công thức nguyên vật liệu
• Nghe có vẻ bao bì tự hủy sẽ trở thành một giải pháp của tương lai, song không thể hiểu một cách đơn giản rằng cứ bao bì tự hủy là hoàn toàn có lợi về mặt kinh tế cũng như an toàn tuyệt đối cho sức khỏe con người và môi trường Phát biểu trên báo Tuổi trẻ (ngày 29/5/2013), TS Nguyễn Trung Việt - trưởng phòng quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên - môi trường thành phố Hồ Chí Minh cho biết cần phân biệt rõ giữa túi tự hủy và túi phân hủy sinh học vì khả năng phân hủy sinh học của hai loại túi này khác nhau hoàn toàn
Trang 32Theo ông Việt, túi phân hủy sinh học của Đức, Hà Lan khi có tác dụng của
vi sinh vật có trong môi trường (đặc biệt là ở môi trường có mật độ vi sinh vật cao) sẽ chuyển hóa thành CO2 và H2O (nước) hoặc tạo thành chất hữu cơ đơn giản và hòa tan trong môi trường Còn túi nhựa tự hủy chỉ vỡ vụn thành những mảnh có kích thước rất nhỏ sau một thời gian bị tác động của loại hóa chất mà nhà sản xuất dùng để sản xuất sản phẩm này, sau đó phát tán trong môi trường Túi nhựa tự hủy chỉ thay đổi về mặt kích thước của vật liệu sau một thời gian phân rã, chứ bản chất của nguyên liệu dùng sản xuất ra chúng không
hề thay đổi
Trước đó, từ câu hỏi có nên cấm dùng hoàn toàn túi nilon, ông Michael Laurier – tổng giám đốc Symphony Plastics cho rằng không nên, và dẫn chứng khi Ireland đánh thuế vào túi nilon, doanh số mặt hàng này giảm 90% nhưng doanh số túi nhựa đựng rác lại tăng thêm 400% Ông cũng chỉ ra rằng túi nhựa làm từ bột bắp về lầu dài có thể gây hại cho môi trường nhiều hơn so với túi nilon thông thường “Khi loại túi nhựa sản xuất từ bột bắp bị vứt ra bãi rác, trong quá trình phân hủy, chúng giải phóng methane – khí gây hiệu ứng nhà kính cực mạnh” Hiệp hội Nhựa Tự hủy Anh quốc cho rằng một số loại nhựa
tự hủy (trong đó có loại làm từ bột bắp) chứa đến 50% thành phần nhựa nhân tạo có nguồn gốc từ dầu mỏ.[2]
• Trong ba tháng qua, truyền thông trong nước đưa tin rất nhiều về sự kiện, một doanh nghiệp cổ phần ở thành phố Hồ Chí Minh sản xuất được bao
bì nhựa tự huỷ giúp bảo vệ môi trường Tuy vậy thông tin mới nhất cho biết, sản phẩm của Việt Nam chỉ tự rã nhỏ và có thể gây nhiều tác hại
Cần phân biệt hai khái niệm cho rõ ràng: “túi tự huỷ và túi phân huỷ sinh học Túi phân huỷ sinh học thì nó sẽ quay lại chu trình các chất ở trong tự nhiên, thế còn túi tự huỷ thì nó không phân huỷ được mà chỉ trở thành những mảnh nhỏ hơn.Và khi tạo thành những mảnh nhỏ hơn thì nó còn phát tán vào trong môi trường Đề án này do Sở Khoa Học Công Nghệ nghiên cứu, họ cấp kinh phí để chúng tôi nghiên cứu về loại túi phân huỷ sinh học của nước ngoài, và loại túi PVC Chúng tôi thấy rằng, túi tự huỷ của Việt Nam chẳng phân huỷ gì cả mà chỉ vụn ra thôi, trong khi túi phân huỷ sinh học làm bằng chất liệu hữu cơ thì phân huỷ hết”
• Túi thân thiện môi trường vẫn bị thờ ơ
Một số siêu thị lớn đã đưa vào sử dụng túi thân thiện với môi trường như: Big C, Metro… Tuy nhiên, các loại túi này khách hàng đều phải mua để đựng
Trang 33đồ thay vì được miễn phí nên lượng tiêu thụ khá thấp Bên cạnh đó, người tiêu dùng đã có thói quen không mang túi khi đi siêu thị, đi chợ mua sắm nên túi này sau khi mua về không được tái sử dụng, rất lãng phí Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là giá thành loại túi này cao
Chủ cửa hàng chuyên doanh thực phẩm nhập khẩu trên phố Huế cho biết, không ít khách hàng phàn nàn về việc cửa hàng này thu thêm tiền túi thân thiện môi trường “Họ muốn dùng túi nilon thông thường để không phải trả thêm tiền nhưng chúng tôi không đáp ứng được Túi thân thiện môi trường giá cao, khách hàng muốn dùng thì buộc phải trả tiền” - chủ cửa hàng nói
Đại diện một doanh nghiệp khác lại khẳng định: “Chỉ doanh nghiệp lớn mới dám đưa túi thân thiện vào sử dụng vì giá cao Theo tôi được biết, ngay cả doanh nghiệp lớn cũng chỉ dám đưa vào sử dụng túi khi Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp sử dụng túi này, nếu không thì họ vẫn chứa đựng thực phẩm trong loại túi cũ”
2.1.8 Thực trạng sử dụng túi nilon và các chính sách tuyên truyền về
túi nilon ở Việt Nam
a Thực trạng sử dụng túi nilon ở Việt Nam
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - đô thị hóa (CNH - ĐTH) và cùng với nó là sự gia tăng chất thải sinh hoạt, trong đó có chất thải túi nilon Các bao bì nilon hiện đang sử dụng ở nước ta và nhiều nước trên thế giới thuộc loại khó và lâu phân hủy Những đặc điểm ưu việt trong sản xuất và tiêu dùng túi nilon đã làm lu mờ các tác hại đối với môi trường khi thải bỏ Đó cũng là lý do chính yếu giải thích tại sao túi nilon lại được dùng rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới bất chấp những cảnh báo
về tác hại to lớn và nhiều mặt tới môi trường, sức khỏe và trở thành vấn nạn trong quản lý môi trường ở hầu hết các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam
Ở nước ta, việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong các hoạt động sinh hoạt xã hội, chủ yếu và đặc biệt là loại túi siêu mỏng, thể hiện sự dễ dãi của cả người cung cấp cũng như người sử dụng; người bán sẵn sàng đưa thêm một hoặc vài chiếc túi nilon cho người mua khi được yêu cầu; người mua ít khi mang theo vật đựng (túi xách, làn ) vì biết chắc chắn rằng khi mua hàng hóa sẽ có túi nilon kèm theo để xách về
Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng túi nilon được sử dụng ở Việt Nam nhưng đã có một số khảo sát, ước tính về số lượng này Tuy
có sự khác nhau về con số nhưng ấn tượng chung là rất lớn và chưa được quản
Trang 34lý ở hầu hết tất cả các khâu của vòng đời túi nilon: từ sản xuất, lưu thông phân phối, sử dụng cho đến thải bỏ, thu gom, xử lý
Theo một khảo sát của cơ quan môi trường, trung bình một người Việt Nam trong 1 năm sử dụng ít nhất 30 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa
Từ 2005 đến nay, con số này là 35 kg/người/năm Năm 2000, trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường Đến nay, con số
đó là 2.500 tấn /ngày và có thể còn hơn
Với số lượng và khối lượng túi nilon được sử dụng và thải bỏ hàng ngày lớn như vậy nhưng việc quản lý chúng trong nhiều năm qua và cho đến nay ở nước ta vẫn đang là vấn đề còn chưa tìm được lời giải hợp lý Đã có những đề xuất: cấm sử dụng; áp dụng các công cụ kinh tế (thuế, phí ); công cụ giáo dục, nâng cao nhận thức nhưng cũng từ bài học kinh nghiệm sử dụng các biện pháp đó ở các nước cho thấy, hiệu quả của các biện pháp này không cao mà nguyên nhân chính yếu là sự tiện dụng cao và giá cả thấp của túi nilon Chính điều này đã làm cho sản phẩm túi nilon hiện diện ở khắp nơi trong đời sống xã hội Sự tiện dụng cao làm cho túi nilon trở thành vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người dân Giá thành, giá cả thấp không chỉ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng mà còn làm cho việc hạn chế, giảm thiểu, thu gom, sử dụng lại và tái chế túi nilon ít mang ý nghĩa về kinh tế, không có động cơ thúc đẩy
Các giải pháp công nghệ được đề xuất, kể cả các sản phẩm thay thế sử dụng túi nilon khó phân hủy bằng loại túi thân thiện với môi trường cùng các cuộc vận động “nói không với túi nilon” do các cơ quan quản lý môi trường, các tổ chức xã hội, thậm chí cả các doanh nghiệp nhưng vẫn không làm cho sản xuất và tiêu dùng túi nilon giảm đi mà trái lại, túi nilon vẫn gia tăng, môi trường hàng ngày vẫn phải nhận thêm chất thải túi nilon
Một thực trạng rất đáng lưu ý là phần lớn người dân, kể cả nhiều nhà sản xuất và phân phối đều đồng tình, ủng hộ việc hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy trong đời sống xã hội Xin dẫn ra 2 kết quả điều tra xã hội gần đây
về thái độ ứng xử với túi nilon khó phân hủy: một điều tra xã hội với quy mô lớn (toàn quốc) do một tổ chức truyền thông lớn ở nước ta là VnExpress thực hiện và một điều tra với quy mô nhỏ (cộng đồng dân cư) do các phóng viên một tờ báo thực hiện
Giữa năm 2008, VnExpress thực hiện một điều tra xã hội học “điện tử” với kết quả là “Trong số hơn 25.000 bạn đọc được hỏi, có đến 92% muốn Chính phủ cấm dùng túi nilon hoặc giảm dần vì tác hại của nó”
Còn cuộc điều tra quy mô nhỏ do các phóng viên một tờ báo thực hiện vào đầu năm 2009 cũng cho kết quả gần như tương tự là có tới 98% người được
Trang 35hỏi đồng tình “Nên sử dụng các loại túi thân thiện môi trường thay cho túi nilon”
Như vậy, vấn đề chất thải túi nilon ở nước ta hiện đang được quan tâm của các bên liên quan với nhận thức khá tốt và khá rõ trong xã hội về tác hại
và tính cấp thiết phải quản lý và xử lý chúng [7]
b Chính sách
• Những chương trình thân thiện
Nhằm hạn chế việc lạm dụng túi nilon, từ năm 2009 đến nay, Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội đã triển khai thực hiện thường niên chương trình
"Hạn chế sử dụng túi nilon vì môi trường", với nhiều chủ đề: "Hà Nội - Ngày chủ nhật không túi nilon", "Hãy sử dụng túi thân thiện với môi trường"… Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động như: Đạp xe vì môi trường, đi bộ vì môi trường, đổi giấy các loại lấy túi thân thiện với môi trường, phát túi tái sử dụng miễn phí tại hệ thống các siêu thị, chợ, trung tâm thương mại để khuyến khích người dân hạn chế sử dụng túi nilon, bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững UBND thành phố Hà Nội cũng đã có kế hoạch triển khai chương trình "Hạn chế sử dụng túi nilon vì môi trường" năm 2013 nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của túi nilon đối với môi trường, tạo thói quen sử dụng túi thân thiện với môi trường Theo đó,
từ nay đến cuối năm, Hà Nội sẽ tập trung tuyên truyền trực tiếp tới học sinh tiểu học và sinh viên của các trường: Tiểu học Nam Thành Công, Tiểu học Hoàng Diệu, Tiểu học Dịch Vọng A, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học Giao thông - Vận tải Thông qua các hoạt động giao lưu, các học sinh, sinh viên được giới thiệu và tiếp cận các sản phẩm túi thân thiện với môi trường, thay thế cho túi nilon khó phân hủy Quỹ Bảo vệ môi trường
Hà Nội (Sở Tài nguyên - Môi trường) được giao thực hiện, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng qua các kênh truyền hình, phát thanh, báo chí nhằm tuyên truyền, phổ biến tới đông đảo nhân dân về tác hại của túi nilon với môi trường Từ ngày 10 - 9 đến 14 – 11 - 2013, trên địa bàn thành phố diễn ra hàng loạt hoạt động như: Treo băng rôn, biểu ngữ, dán poster tuyên truyền tại các khu vực đông dân cư; phát trên 10.000 túi vải bằng sợi tổng hợp thân thiện với môi trường tại các trường tiểu học, đại học… Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cũng phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố vận động chị em sử dụng túi thân thiện với môi trường, đổi giấy vụn lấy túi thân thiện môi trường, gấp túi giấy thay thế túi nilon, phân loại rác thải tại nguồn
Trang 36•Hiệu quả từ Câu lạc bộ Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon
Thời gian gần đây, hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon” tại Chi hội phụ nữ thôn Cả, xã Nguyệt Đức (Yên Lạc) đã làm thay đổi nhận thức, thói quen không chỉ của các thành viên trong Câu lạc bộ
mà cả người dân địa phương Thay vì sử dụng túi nilon trong mỗi lần đi chợ, chị em phụ nữ đã chuyển sang sử dụng làn nhựa, hộp nhựa từ đó góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do túi nilon gây ra
Câu lạc bộ “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon” của thôn Cả được thành lập từ đầu tháng 3/2013 với 25 thành viên sinh hoạt theo tháng với những nội dung được trao đổi như cách phân loại, xử lý rác thải trong sinh hoạt gia đình Tham gia Câu lạc bộ, các thành viên được tìm hiểu về tác hại của túi nilon và kinh nghiệm sử dụng các vật dụng thay thế túi nilon Qua đó, nhận thức của chị em được nâng lên Mỗi thành viên Câu lạc bộ có nhiệm vụ tuyên truyền cho mọi người, từ những người thân trong gia đình đến anh em, hàng xóm hạn chế sử dụng túi nilon, thay vào đó sử dụng làn nhựa, hộp nhựa mỗi khi đi chợ
•Hãy thay đổi thói quen sử dụng túi nilon
Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 Tuy nhiên để triển khai tốt đề án này cần sự nỗ lực lớn từ công đồng
Mục tiêu lớn mà Đề án này đưa ra là từ nay đến năm 2015, những túi nilon khó phân hủy được sử dụng tại siêu thị, trung tâm thương mại sẽ giảm tới 40%
và giảm 20% với chợ dân sinh Đến 2020, giảm 65% khối lượng sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại; giảm 50% tại các chợ dân sinh so với năm 2010; thu gom và tái sử dụng 50% tổng số lượng chất thải túi nilon khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định cấm sản xuất các loại túi nilon khó phân hủy có bề dày một lớp màng nhỏ hơn
30 micromet (30µm), tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom, tái chế.[8]
• Huyện Phước Long tổ chức hội thảo về tác hại của túi nilon
Ngày 28 tháng 7 năm 2013, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Phước Long đã tổ chức hội thảo tác hại của sử dụng túi nilon đến môi trường cho các hội viên phụ nữ sinh hoạt tại chi hội phụ nữ khu phố 3, phường Long Thủy, thị
xã Phước Long
Trang 37Với ưu điểm tiện dụng cộng với giá thành thấp, việc sử dụng túi nilon đã trở thành phổ biến và là một thói quen hàng ngày của người dân trong cuộc sống Song, ít ai biết đến tác hại của loại túi này sau khi không sử dụng thải ra môi trường mà theo các nhà khoa học phải mất từ hàng trăm năm đến cả ngàn năm mới phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên
Đến với buổi hội thảo lần này, các hội viên thuộc chi hội phụ nữ khu phố
3, phường Long Thủy đã được lãnh đạo Hội liên hiệp phụ nữ thị xã Phước Long trình bày vấn đề quản lý và xử lý rác thải từ túi nilon của nước ta hiện nay; thực trạng người dân sử dụng túi nilon, cũng như tác hại loại túi nilon sau khi không sử dụng gây ảnh hưởng đến môi trường, đặt biệt là chính sức khoẻ của con người, tình trạng rác thải và việc sử dụng túi nilon trên địa bàn thị xã Phước Long
Các hội viên phụ nữ cũng tiến hành thảo luận tổ với các nội dung xoay quanh nhiệm vụ của tổ chức hội và hội viên phụ nữ trong việc hạn chế sử dụng túi nilon, kiến nghị đối với chính quyền trong việc hạn chế sử dụng cũng như biện pháp xử lý rác thải túi nilon Hầu hết các giải pháp nêu lên đều tập trung vào công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và người dân hạn chế việc sử dụng túi nilon, chuyển sang sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường, mỗi gia đình cần phân loại nguồn rác thải trong đó đặt biệt là loại túi nilon v.v…
Theo kế hoạch, trong thời gian tới, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn thị xã Phước Long sẽ tổ chức hội thảo tác hại của việc sử dụng túi nilon đến môi trường ở các chi hội
•Đổi sách lấy túi thân thiện môi trường
Đây là một trong số các hoạt động mà Công ty Canon thực hiện năm
2010, trong khuôn khổ dự án “Canon - Vì một Việt Nam xanh” Sinh viên có
ba quyển sách cũ sẽ được đổi lấy một chiếc túi thân thiện với môi trường và tiện dụng
Hoạt động này cũng là một cách bảo vệ môi trường trước tác hại của việc
sử dụng quá nhiều túi nilon
Chương trình đổi túi bắt đầu tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, sau đó đi qua các trường cấp 3 và đại học trên toàn quốc từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2010
Trang 382.1.9 Các chính sách làm giảm việc sử dụng bọc nilon trên thế giới •Hàng chục quốc gia đã làm gì để loại bỏ dần túi nilon
Hiện nay ước tính có khoảng 500 tỷ túi nilon sử dụng mỗi năm trên thế giới, tương đương hơn 1 triệu túi được sử dụng mỗi ngày
Việt Nam đang đứng trước nguy cơ "ô nhiễm trắng" do túi nilon Nếu như trung bình mỗi người dân Việt Nam dùng 1 túi nilon/ngày Như vậy mỗi ngày sẽ có khoảng 86 triệu chiếc túi được dùng, một năm tổng số túi nilon được dùng là 31,4 tỉ chiếc, có khối lượng tương đương với 1 triệu tấn nhựa không phân hủy sẽ là nguy cơ tiềm ẩn rất lớn đối với môi trường và sức khỏe Nhận thức được nguy cơ lâu dài tiềm ẩn đó nước ta cũng đang nỗ lực giảm thiểu và tiến tới loại bỏ hoàn toàn túi nilon ra khỏi cuộc sống Vậy trong cuộc chiến với nguy cơ "ô nhiễm trắng" toàn cầu này các quốc gia khác đã làm thế nào?
Thông tin được PGS.TS Phùng Chí Sỹ - Phó viện trưởng, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường cung cấp tại hội thảo "Kiểm soát ô nhiễm môi trường do việc sử dụng bao bì nilon khó phân hủy" ngày 19/9 vừa qua
Thủ đô Dhaka của Bangladesh là thành phố đầu tiên trên thế giới cấm sử dụng túi nilon từ năm 2002, sau khi khi thấy rằng túi nilon tràn ngập khắp 2/3 đất nước sau trận lũ lụt lớn năm 1988 và 1998 Lệnh cấm này khiến ngành công nghiệp sản xuất túi đay phục hồi, cũng như thúc đẩy sự phát triển của các loại túi phân hủy khác
Kế tiếp là Ireland là nước đầu tiên ở châu Âu áp dụng biện pháp hạn chế nilon từ tháng 5/2002 Mỗi túi nilon trong siêu thị phải chịu mức phí 15 euro-cent (khoảng 4.400đ) Quy định này khiến số lượng túi nilon được sử dụng giảm khoảng 90% sau khi quy định được áp dụng Trước đó, tại quốc gia này khoảng 1,2 nghìn tỷ túi nilon được các nhà bán lẻ phát cho khách hàng mỗi ngày
Tháng 4.2003, vịnh Coles ở Tasmania đã trở thành "thành phố đầu tiên không sử dụng túi nilon của Australia" Sau đó 12 thành phố khác đã hành động tương tự Tháng 1.2008, Bộ trưởng Bộ Môi trường Australia kêu gọi các siêu thị từng bước chấm dứt sử dụng túi nilon trên toàn quốc vào cuối năm
2008
Ở Đài Loan, kể từ năm 2003, các cửa hàng bách hoá và siêu thị buộc phải giảm dần số lượng túi nilon phát miễn phí cho khách hàng Hầu hết các cửa hàng đều bắt người mua hàng không mang theo túi riêng phải trả 1 đôla Đài Loan (0,03USD)
Trang 39Năm 2005, các nhà lập pháp của Pháp đã bỏ phiếu thông qua việc cấm túi nilon khó phân huỷ sinh học vào năm 2010 Năm 1999, đảo Corsica (Pháp) là nơi đầu tiên ban bố lệnh cấm sử dụng loại túi này trong các cửa hàng lớn
Đã nhiều năm nay, phần lớn các siêu thị tại Hà Lan không phát túi nilon khi bán hàng Khách hàng được khuyến khích mua các túi đựng hàng lớn bằng nilon tự huỷ, giấy (giá chỉ 0,1 - 0,2 euro), có thể sử dụng nhiều lần và nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của đông đảo người dân
Bang miền tây Maharashtra (Ấn Độ) đã cấm sản xuất, buôn bán và sử dụng túi nilon từ tháng 8 năm 2005 Tháng 5 năm 2007, làng Modbury ở miền nam Devon (Anh) trở thành thị trấn đầu tiên của Châu Âu không có sự hiện diện của túi nilon, đang bán túi tái sử dụng và túi dễ phân thuỷ sinh học để thay thế 33 hạt ở London (Anh) lập kế hoạch cấm túi siêu mỏng và đánh thuế các loại túi khác
Năm 2007, Butan, quốc gia duy nhất nằm trên dãy Hymalya này đã cấm
sử dụng túi nilon khi đi mua hàng, quảng cáo trên phố và thuốc lá là một nội dung của chính sách thúc đẩy "sự thịnh vượng của quốc gia" Ở Mỹ, San Francisco trở thành thành phố đầu tiên áp dụng lệnh cấm túi nilon sử dụng một lần
Từ ngày 1.7.2008, Trung Quốc chính thức cấm sản xuất túi nilon loại 0.025mm (loại mỏng nhất) và cấm các cửa hàng bán lẻ miễn phí túi nilon cho khách hàng Các cửa hàng bán lẻ có thể bị phạt đến 10 nghìn tệ (1.460 USD) nếu phạm luật Thay vào đó, người tiêu dùng được khuyến khích sử dụng các loại giỏ hoặc túi vải (làm bằng vật liệu có thể tái chế) khi đi mua sắm Trước khi lệnh cấm được áp dụng năm 2008, nước này sử dụng khoảng 3 nghìn tỉ túi nilon mỗi ngày Sau khi thực hiện lệnh cấm, số lượng túi nilon được sử dụng mỗi năm giảm đi 24 nghìn tỉ chiếc
Theo chương trình hành động được Chính phủ Nhật Bản thông qua năm
2008, mỗi người dân Nhật Bản sẽ phải giảm 20% lượng rác thải, tương đương
530 gram mỗi ngày vào năm 2015 Vì thế, người dân nước này buộc phải hạn chế sử dụng túi nilon khi mua sắm
Ủy ban châu Âu đang tiến hành thăm dò ý kiến cộng đồng trong thời gian
từ nay đến tháng 8/2011 nhằm tìm ra biện pháp tối ưu trong việc giảm sử dụng túi nilon, đồng thời thúc đẩy các loại bao bì sinh học có thể phân hủy
Tại một vài nước châu Âu hiện nay, túi nilon bị cấm ở các cửa hàng hoặc khách hàng phải trả tiền, nhưng vẫn chưa có quy định chung cho toàn châu
Âu
San Francisco là thành phố đầu tiên ở Mỹ cấm dụng túi nilon trong các cửa hàng lớn Những cửa hàng này dùng túi phân hủy, thường được làm từ phụ phẩm của ngô
Trang 40Italia ban hành lệnh cấm triệt để sử dụng nilon từ năm 2010 Hiện Rwanda và Eritrea đã cấm triệt để túi nilon như Somaliland, vùng tự trị của Somalia Nam Phi, Uganda và Kenya đã đưa ra các quy định về độ dày tối thiểu của túi; và Ethiopia, Ghana, Lesotho và Tanzania đang cân nhắc các giải pháp tương tự Những chiến dịch "nói không với túi nilon" cũng diễn ra ở Rwanda, Đài Loan, Singapore, Israel, Tây Ấn Độ, Botswana, Kenya, Tanzania, và Nam Phi
Chính phủ Nam Phi cấm dùng túi nilon siêu mỏng từ tháng 5/2003 Những nhà bán lẻ phát loại túi này cho khách hàng có thể bị phạt 100.000 rand (($13.800) hoặc 10 năm tù giam Vì thế, khách hàng phải tự mang túi theo khi
đi mua sắm, hoặc mua loại túi dày – dễ tái chế và tái chế hiệu quả hơn về mặt chi phí [11]
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ Vì nơi đây dù là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ, nhưng vấn
đề môi trường ít được người dân quan tâm đến Mặt khác, Ninh Kiều là nơi tập trung dân cư đông đúc và sinh hoạt chợ nhộn nhịp, do đó lượng rác thải nilon thải ra qua những sinh hoạt hằng ngày của người dân là rất lớn
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện phi xác suất, nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian, và sự thuận tiện trong khi thu thập số liệu Cuộc phỏng vấn được tiến hành gồm nhiều quan sát như ở các siêu thị (Metro, Co.opmart, Big C, Vinatex,…) và các chợ (Chợ Hưng Lợi, chợ Xuân Khánh,…), đến các
hộ gia đình ở các phường của quận Ninh Kiều, tổng cộng là 100 quan sát Trong số 40 quan sát khi phỏng vấn người bán hàng thì có 5 phiếu được phỏng vấn ở siêu thị Big C, 10 phiếu ở chợ Hưng Lợi, 5 phiếu ở siêu thị Co.opmart, 5 phiếu ở siêu thị Vinatex, 5 phiếu ở chợ Cái Khế, 5 phiếu ở chợ Xuân Khánh và
5 phiếu ở siêu thị Metro; Còn lại 60 quan sát tiến hành phỏng vấn người dân ở quận Ninh Kiều trong đó có 25 quan sát được thực hiện ở phường Hưng Lợi,
10 quan sát ở phường Cái Khế, 10 quan sát thuộc phường Xuân Khánh, 15 quan sát ở phường An Bình