Phân tích hành vi sử dụng túi nilon của người dân

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 58)

2. Về hình thứ c:

4.3 Phân tích hành vi sử dụng túi nilon của người dân

59

a) Nguồn cung cấp túi nilon của người dân

Túi nilon được dùng hằng ngày ở hầu hết các gia đình, phục vụ cho mọi mục đích: từ đựng quần áo, vật dụng sinh hoạt hằng ngày, đến cả các loại thực phẩm đã chế biến lẫn chưa chế biến. Bên cạnh đó, giá thành về túi nilon rất rẻ (chỉ vài chục đồng một chiếc), nên chúng gần như được người bán hàng cung cấp miễn phí mà họ không cảm thấy sự áp lực nào từ tiền mua túi nilon. Minh chứng cho điều này là 100% đáp viên được phỏng vấn thì họ cho rằng mình được người bán háng phát miễn phí khi mua hàng hóa. Đây cũng là nguồn cung cấp túi nhiều nhất. Nguồn cung cấp túi nilon nhiều thứ hai đó chính là các chợ, tiệm tạp hóa bán sỉ và lẻ túi nilon cho người tiêu dùng. Có 33,3 % trong số 60 đáp viên là người tiêu dùng được hỏi, đã cho rằng họ sẵn sàng tự mua túi nilon ở các địa điểm này khi cần. Chỉ 25% đáp viên cho biết những túi nilon họ đang dùng là do họ tái sử dụng những túi nilon đã qua sử dụng.

Bảng 4.4: Nguồn cung cấp túi nilon

Tần số Phần trăm (%) Xếp hạng Tự mua khi cần 20 33,3 2 Người bán hàng cung cấp 60 100,0 1 Tái sử dụng những túi cũ 15 25,0 3 Nguồn: số liệu khảo sát, 9/2013.

Điều này cũng có nghĩa là có đến trên 70% đáp viên còn lại trong tổng số

60 đáp viên là người tiêu dùng họ sẽ không tái sử dụng, mà sẽ vứt ngay sau lần sử dụng đầu tiên. Mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng do giá thành của túi nilon quá thấp và cũng từ sự cung cấp miễn phí từ người bán hàng điều này phán ánh một thực trạng về ý thức cũng như mức độ nhận thức của người dân về môi trường còn rất kém mặc dù trình độ học vấn của họ tương đối cao.

b) Tái sử dụng những túi nilon đã qua sử dụng

Ta thấy trong 60 đáp viên được phỏng vấn thì túi nilon được tái sử dụng nhiều nhất là cho nhiều mục đích khác nhau như đựng rác, đựng các vật dụng trong nhà thậm chí những chiếc túi sạch và tốt thì được giữ lại để đựng đồ khi đi mua sắm,…chỉ một số ít là giữ lại để mang theo khi đi chợ hay đi siêu thị, vì tâm lý chung mọi người nghĩ rằng những chiếc túi này sẽ được người bán hàng phát miễn phí nên cứ vô tư sử dụng, nếu có mang theo thì họ chỉ mang giỏ xách nhựa hay túi Lohas có in logo của siêu thị.

60

Túi nilon tái sử dụng sẽ giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, giảm chi phí thu gom, xử lý và hạn chế tình trạng mất cảnh quan đô thị. Tuy nhiên, việc tái sử dụng tất cả các loại túi này không phải là điều hoàn toàn tốt, đặc biệt là vì những tác hại mà túi nilon gây ra cho sức khỏe con người. Túi nilon thường được các nhà máy sản xuất bằng cách tái chế lại từ những túi nilon cũ đựng thức ăn thừa, rác, chai, lọ đựng dầu nhờn, hóa chất, thậm chí là những rác thải y tế,...Theo Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoan, Trung tâm phân tích và xử lý môi trường, Viện Hóa học Công nghiệp, những loại nhựa được sản xuất từ nguyên liệu tái chế chỉ có thể sử dụng làm thùng đựng rác, biển báo, biển chỉ dẫn,...Còn để làm đồ nhựa đựng thực phẩm phải có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.[3]

c) Tỉ lệ rác thải là túi nilon hằng ngày

Khi khảo sát về thông tin tỉ lệ rác thải nilon chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm trong tổng lượng rác thải thì đa số đáp viên đều cho rằng rác thải là túi nilon chiếm một tỷ lệ lớn hơn so với các loại rác thải khác.

Cụ thể tỉ lệ rác thải là túi nilon dao động trong khoảng từ 5% đến 70% tổng lượng rác thải hằng ngày của mỗi hộ gia đình, trung bình chiếm 38%. Điều này cho thấy trong tổng lượng rác thải hằng ngày thì rác thải là túi nilon chiếm một tỉ lệ khá lớn.

d) Các hình thức xử lý rác nilon của người dân quận Ninh Kiều

Vì đây là khu vực thành thị nên tỷ lệ hộ gia đình bỏ rác đúng qui định chiếm 88% trong tổng số 100 đáp viên được hỏi. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân xử lý rác bằng cách vứt rác xuống ao, hồ (4%); đốt bỏ(3%); đào hố chôn (3%); vứt ra nơi công cộng 2%. Những lý do mà người dân đưa ra là do thói quen từ trước tới giờ; do hẻm nhỏ, xe rác không thể vào thu gom được nên họ phải đem chôn vào hố rác, đốt bỏ hay tiện tay vứt xuống ao, hồ,...Hậu quả của những hình thức xử lý rác không đúng này là môi trường đất, nước, không khí ngày càng ô nhiễm, hệ thống thoát nước của thành phố thường xuyên bị nghẹt, ngày càng nhiều bệnh về tiêu hóa, hô hấp, sốt xuất huyết và cả ung thư xảy ra trên địa bàn.

61

Hình 4.7: Các hình thức xử lý rác của người dân quận Ninh Kiều

Nguồn: số liệu khảo sát, 9/2013.

e) Người dân có sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu cầu sử dụng không

Mặc dù gần 80% đáp viên trong cuộc khảo sát đều nhận biết được tác hại của túi nilon đến môi trường, nhưng vẫn có đến 67% trong số 100 đáp viên cho rằng họ sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu cầu sử dụng, nghĩa là họ vẫn tiếp tục sử dụng túi nilon dù nhận biết được tác hại của nó.

Hình 4.8: Tỉ lệ đáp viên sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu cầu sử dụng

Nguồn: số liệu khảo sát, 9/2013.

Lý do được nhiều đáp viên đồng ý nhất, chiếm 53,7%, đó chính là sự cần thiết của túi nilon trong cuộc sống của họ. Thực tế, nhiều người dân, cả người bán lẫn người mua sử dụng túi nilon như là một thói quen có từ rất lâu. Đi chợ cần túi nilon để đựng thịt, cá, rau, cải,...; đi siêu thị cũng cần túi nilon để đựng những vật dụng mua về tiêu dùng. Người dân lúc nào cũng cảm thấy túi nilon

62

là cần thiết trong cuộc sống của họ, bởi họ đã quá lệ thuộc vào túi nilon, tiêu dùng túi nilon là một thói quen khó bỏ.

Lý do thứ hai được nhiều đáp viên ủng hộ là do tính tiện lợi mà túi nilon mang lại cho họ, chiếm 37,3%. Họ có thể không cần mang theo giỏ xách rườm rà, bất tiện khi đi chợ, siêu thị nhưng vẫn có thể mua được thức ăn, hàng hóa mang về; mỗi loại thức ăn lại có một loại túi riêng để đựng. Ngay cả những thức ăn đã qua chế biến, thức ăn chua, nóng,...vẫn có thể được người dân đựng trong túi nilon mang về. Sử dụng xong một lần, họ có thể vứt bỏ ngay, không cần rửa lại, không chiếm không gian trong nhà và đặc biệt là sẽ được người bán phát miễn phí cho lần mua sắm sau.

Trong khi 28,4% đáp viên sẵn sàng mua túi nilon vì giá rẻ, chỉ vài chục ngàn đồng là họ có thể mua được 1kg túi nilon để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, người bán cũng thoải mái phát miễn phí túi nilon để khách mua vừa lòng.

Có 9% đáp viên họ phải mua túi nilon để sử dụng vì hiện nay ngoài túi nilon không có loại túi nào khác để thay thế một cách phổ biến. Thực tế, hiện nay ở Việt Nam cũng đã sản xuất túi tự hủy, tuy nhiên, giá của những loại túi này còn khá cao, gấp từ 2 - 5 lần giá túi nilon thông thường, nên nó vẫn chưa được phổ biến và được người dân chấp nhận.

Bảng 4.5: Lý do sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu cầu sử dụng Lý do sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu

cầu sử dụng Tần số Phần trăm (%) Xếp hạng Sẵn sàng mua vì cần xài 36 53,7 1 Sẵn sàng mua vì giá rẻ 19 28,4 3

Sẵn sàng mua vì túi nilon tiện dụng 25 37,3 2

Ngoài túi nilon không có túi nào khác để thay thế

6 9,0 4

Nguồn: số liệu khảo sát, 9/2013.

Qua biểu đồ Hình 4.8 có 33% đáp viên cũng đưa ra những lý do cả tích cực lẫn tiêu cực cho hành vi không sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu cầu sử dụng. Trong đó có 18,2% trong số 33 đáp viên không sẵn sàng mua túi nilon vì họ biết được tác hại của túi nilon đến môi trường, đến sức khỏe của họ. Một lý do tích cực thứ hai đó là nghe theo lời vận động hạn chế sử dụng túi nilon mà 3% đáp viên không sẵn sàng mua túi nilon để sử dụng nữa.

63

Bảng 4.6: Lý do không sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu cầu sử dụng Lý do không sẵn sàng mua túi nilon Tần số Phần

trăm(%)

Xếp hạng

Vì biết tác hại túi nilon 6 18,2 4

Xa nơi bán túi nilon 2 6,1 5

Phải tốn chi phí trong khi có thể thay thế bằng vật chứa đựng khác 7 21,2 3 Nghe theo lời vận động hạn chế dùng túi nilon 1 3,0 6 Vì người bán hàng phải cung cấp miễn phí 16 48,5 1

Không sử dụng nhiều đến mức phải mua

10 30,3 2

Nguồn: số liệu khảo sát, 9/2013.

Nhưng lý do được nhiều đáp viên đồng tình nhất, chiếm 48,5%, khiến người dân không sẵn sàng mua khi có nhu cầu sử dụng, chính là người bán hàng phải cung cấp miễn phí túi nilon cho họ.

Con số này chứng minh được rằng, việc cung cấp và được cung cấp túi nlon miễn phí đã ăn sâu vào trong tâm lí và hành vi tiêu dùng của cả người bán lẫn người mua. Vì giá thành túi nilon quá rẻ, nên người bán hàng thoải mái phát miễn phí túi nilon cho những khách hàng của mình. Chính nhận thức sai lầm nên dẫn đến hành vi cũng sai lầm, không sẵn sàng mua túi nilon khi cần vì túi nilon phải luôn do người bán hàng phát miễn phí.

Lí do thứ hai cũng được nhiều đáp viên lựa chọn, chiếm 30,3% là họ không sử dụng nhiều đến mức phải đi mua. Kế đến có 21,2% không sẵn sàng mua với lý do họ phải tốn chi phí, trong khi họ có thể thay thế bằng vật chứa đựng khác. Cuối cùng là lý do xa nơi bán nên không tiện sử dụng chỉ chiếm 6,1% đáp viên lựa chọn.

4.4 ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬN THỨC ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN NINH KIỀU

Túi nilon là một sản phẩm rất quen thuộc và được người dân tiêu dùng hàng ngày trong cuộc sống, nhưng họ biết gì về túi nilon và hành vi sử dụng của họ bị chi phối như thế nào bởi chính nhận thức của bản thân? Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp !

64

Khi xét về sự nhận thức của người dân về túi nlon có thể chia thành hai mức độ; biết về túi nilon và biết về cách sử dụng.

a) Nhận thức về tác hại của túi nilon

Trên thực tế các nhà khoa học đã cho thấy tác hại của túi nilon bao gồm: + Thời gian phân hủy túi nilon có thể lên đến 500 -> 1000 năm

+ Có thành phần gồm các kim loại vô cùng độc hại như cadimi,chì …với hàm

lượng cao.

+ Khi túi nilon bị đốt, các khí độc thải ra có thành phần cacbon có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, phá vỡ hocmon, gây rối loạn các chức năng tiêu hoá và gây ung thư....

+ Khó phân hủy, chứa các chất vô cơ nên gây ra tắc ống thoát nước

+ Hàng năm nhà nước tốn 15.000 tỷ đồng cho việc xử lý rác thải trong đó có túi

nilon gây lãng phí về kinh tế.[15]

Với những tác hại to lớn, theo khảo sát trong 100 đáp viên cho thấy tỉ lệ người dân quận Ninh Kiều nhận thức túi nilon có hại đến môi trường và sức khỏe chiếm khoảng 80% (80/100 người); còn lại 20% cho rằng túi nilon không có hại hoặc họ không biết nó có tác hại gì. Còn con số 80% biết được tác hại của túi nilon thì chỉ dừng ở mức độ biết chung chung và mơ hồ, đồng quan điểm chung là họ cho rằng túi nilon có ảnh hưởng là nó gây mất mỹ quan đô thị, khó phân hủy và ô nhiễm môi trường, còn hiểu cụ thể thì họ không nắm được.

Do người dân rất ít được tiếp xúc với khoa học, kỹ thuật và những chương trình bổ ích trên các phương tiện truyền thông cũng không phổ biến lắm vì thế đã dẫn đến hệ lụy là kiến thức về tác hại của túi nilon trong nhận thức của họ là vô cùng nghèo nàn.

b) Nhận thức về giá của túi nilon

Khi mua sắm đồ, túi nilon được biết đến là vật kèm theo mà người bán đưa cho mà không phải trả phí, do vậy người dân có thể vô tư sử dụng mà không phải lo nghĩ, chính yếu tố này đã làm cho số lượng túi được sử dụng mỗi ngày khá lớn.

c) Nhận thức về sự tiện dụng của túi nilon

Túi nilon có nhiều tiện ích mà các túi khác khó thay thế: là một loại chất có tính bền khó thấm nước và trong chúng ta vẫn có thể hạn chế tác hại của túi nilon bằng tận dụng triệt để công dụng của nó như sử dùng nhiều lần, mỗi lần

65

sử dụng có thể giặt sạch cho lần sau, một chiếc túi đựng cho nhiều đồ hay sáng tạo ra những đồ vật trang trí như bông hoa,…

Trên thực tế quan sát, mỗi lần mua đồ người dân hầu hết sử dụng một túi cho mỗi một món đồ và chỉ sử dụng một lần với một túi do vậy lượng túi thải ra một ngày là rất lớn, chỉ có số ít là để lại cho đựng rác.

d) Thái độ của người dân về việc dùng túi thân thiện với môi trường để thay thế túi nilon

Khi khảo sát ở địa bàn quận Ninh Kiều gồm những khách hàng và người bán hàng thìcó 65 người có thể sẽ dùng sản phẩm thay thế khi chúng được phổ biến. Đây là một tỷ lệ không quá nhỏ là cơ hội để phổ biến rộng các loại sản phẩm thay thế, những người này có thể trở thành nhóm dẫn đầu trong việc sử dụng và truyền thông tới mọi người.

Bảng 4.7: Thái độ về việc dùng túi thân thiện với môi trường để thay thế bọc nilon Thái độ Tần số Phần trăm Bằng lòng thay thế 65 65 Không bằng lòng thay thế 35 35 Tổng 100 100 Nguồn: Số liệu khảo sát, 9/2013. e) Hành vi

Từ thực trạng sử dụng bao nilon ở trên ta có thể thấy tuy nhận thức được là nilon có hại (tuy nhiên hiểu biết về tác hại của nó thì chưa đầy đủ) nhưng sự tiêu dùng bao nilon vẫn tương đối nguy hại chưa xứng với trình độ nhận thức.

f) Thói quen của người dân

Từ các yếu tố ảnh hưởng trên hình thành thói quen xấu ở người dân, sử dụng vô tổ chức và vô tâm, mỗi lần mua đồ hay đựng đồ đều sử dụng túi nilon sau đó thải ra môi trường sống, mỗi ngày xung quanh chúng ta có thêm hàng ngàn chiếc túi và một ngày không xa tất cả mọi nơi đều bao phủ bởi túi nilon.

4.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NHẬN THỨC NGƯỜI DÂN VỀTÁC HẠI CỦA TÚI NILON TÁC HẠI CỦA TÚI NILON

4.5.1 Mối quan hệ giữa độ tuổi và việc mang theo vật dụng chứa đựng khi mua sắm

66

Phân tích Crosstab hai biến để xem xét có mối quan hệ nào giữa độ tuổi và hành vi mang theo dụng cụ chứa đựng khi đi mua sắm của người dân quận Ninh Kiều.

Ho: Không có mối quan hệ giữa độ tuổi và hành vi mang theo dụng cụ chứa đựng khi đi mua sắm.

H1: Có mối quan hệ giữa độ tuổi và hành vi mang theo dụng cụ chứa đựng khi đi mua sắm.

Vì p - value = 0,007 < α = 0,05 (mức ý nghĩa), nên ta bác bỏ Ho; nghĩa là có mối quan hệ giữa biến độ tuổi và hành vi mang theo dụng cụ chứa đựng khi đi mua sắm. (Phụ lục, Bảng 1)

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)