Thực trạng sử dụng túi nilon và các chính sách tuyên truyền về túi nilon

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 33)

2. Về hình thứ c:

2.1.8 Thực trạng sử dụng túi nilon và các chính sách tuyên truyền về túi nilon

túi nilon ở Việt Nam

a. Thực trạng sử dụng túi nilon ở Việt Nam

Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - đô thị hóa (CNH - ĐTH) và cùng với nó là sự gia tăng chất thải sinh hoạt, trong đó có chất thải túi nilon. Các bao bì nilon hiện đang sử dụng ở nước ta và nhiều nước trên thế giới thuộc loại khó và lâu phân hủy. Những đặc điểm ưu việt trong sản xuất và tiêu dùng túi nilon đã làm lu mờ các tác hại đối với môi trường khi thải bỏ. Đó cũng là lý do chính yếu giải thích tại sao túi nilon lại được dùng rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới bất chấp những cảnh báo về tác hại to lớn và nhiều mặt tới môi trường, sức khỏe và trở thành vấn nạn trong quản lý môi trường ở hầu hết các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam .

Ở nước ta, việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong các hoạt động sinh hoạt xã hội, chủ yếu và đặc biệt là loại túi siêu mỏng, thể hiện sự dễ dãi của cả người cung cấp cũng như người sử dụng; người bán sẵn sàng đưa thêm một hoặc vài chiếc túi nilon cho người mua khi được yêu cầu; người mua ít khi mang theo vật đựng (túi xách, làn...) vì biết chắc chắn rằng khi mua hàng hóa sẽ có túi nilon kèm theo để xách về.

Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng túi nilon được sử dụng ở Việt Nam nhưng đã có một số khảo sát, ước tính về số lượng này. Tuy có sự khác nhau về con số nhưng ấn tượng chung là rất lớn và chưa được quản

34

lý ở hầu hết tất cả các khâu của vòng đời túi nilon: từ sản xuất, lưu thông phân phối, sử dụng cho đến thải bỏ, thu gom, xử lý.

Theo một khảo sát của cơ quan môi trường, trung bình một người Việt Nam trong 1 năm sử dụng ít nhất 30 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Từ 2005 đến nay, con số này là 35 kg/người/năm. Năm 2000, trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Đến nay, con số đó là 2.500 tấn /ngày và có thể còn hơn.

Với số lượng và khối lượng túi nilon được sử dụng và thải bỏ hàng ngày lớn như vậy nhưng việc quản lý chúng trong nhiều năm qua và cho đến nay ở nước ta vẫn đang là vấn đề còn chưa tìm được lời giải hợp lý. Đã có những đề xuất: cấm sử dụng; áp dụng các công cụ kinh tế (thuế, phí...); công cụ giáo dục, nâng cao nhận thức nhưng cũng từ bài học kinh nghiệm sử dụng các biện pháp đó ở các nước cho thấy, hiệu quả của các biện pháp này không cao mà nguyên nhân chính yếu là sự tiện dụng cao và giá cả thấp của túi nilon. Chính điều này đã làm cho sản phẩm túi nilon hiện diện ở khắp nơi trong đời sống xã hội. Sự tiện dụng cao làm cho túi nilon trở thành vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người dân. Giá thành, giá cả thấp không chỉ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng mà còn làm cho việc hạn chế, giảm thiểu, thu gom, sử dụng lại và tái chế túi nilon ít mang ý nghĩa về kinh tế, không có động cơ thúc đẩy.

Các giải pháp công nghệ được đề xuất, kể cả các sản phẩm thay thế sử dụng túi nilon khó phân hủy bằng loại túi thân thiện với môi trường cùng các cuộc vận động “nói không với túi nilon” do các cơ quan quản lý môi trường, các tổ chức xã hội, thậm chí cả các doanh nghiệp nhưng vẫn không làm cho sản xuất và tiêu dùng túi nilon giảm đi mà trái lại, túi nilon vẫn gia tăng, môi trường hàng ngày vẫn phải nhận thêm chất thải túi nilon.

Một thực trạng rất đáng lưu ý là phần lớn người dân, kể cả nhiều nhà sản xuất và phân phối đều đồng tình, ủng hộ việc hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy trong đời sống xã hội. Xin dẫn ra 2 kết quả điều tra xã hội gần đây về thái độứng xử với túi nilon khó phân hủy: một điều tra xã hội với quy mô lớn (toàn quốc) do một tổ chức truyền thông lớn ở nước ta là VnExpress thực hiện và một điều tra với quy mô nhỏ (cộng đồng dân cư) do các phóng viên một tờ báo thực hiện.

Giữa năm 2008, VnExpress thực hiện một điều tra xã hội học “điện tử” với kết quả là “Trong số hơn 25.000 bạn đọc được hỏi, có đến 92% muốn Chính phủ cấm dùng túi nilon hoặc giảm dần vì tác hại của nó”.

Còn cuộc điều tra quy mô nhỏ do các phóng viên một tờ báo thực hiện vào đầu năm 2009 cũng cho kết quả gần như tương tự là có tới 98% người được

35

hỏi đồng tình “Nên sử dụng các loại túi thân thiện môi trường thay cho túi nilon”.

Như vậy, vấn đề chất thải túi nilon ở nước ta hiện đang được quan tâm của các bên liên quan với nhận thức khá tốt và khá rõ trong xã hội về tác hại và tính cấp thiết phải quản lý và xử lý chúng. [7]

b. Chính sách

• Những chương trình thân thiện

Nhằm hạn chế việc lạm dụng túi nilon, từ năm 2009 đến nay, Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội đã triển khai thực hiện thường niên chương trình "Hạn chế sử dụng túi nilon vì môi trường", với nhiều chủ đề: "Hà Nội - Ngày chủ nhật không túi nilon", "Hãy sử dụng túi thân thiện với môi trường"… Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động như: Đạp xe vì môi trường, đi bộ vì môi trường, đổi giấy các loại lấy túi thân thiện với môi trường, phát túi tái sử dụng miễn phí tại hệ thống các siêu thị, chợ, trung tâm thương mại... để khuyến khích người dân hạn chế sử dụng túi nilon, bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. UBND thành phố Hà Nội cũng đã có kế hoạch triển khai chương trình "Hạn chế sử dụng túi nilon vì môi trường" năm 2013 nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của túi nilon đối với môi trường, tạo thói quen sử dụng túi thân thiện với môi trường. Theo đó, từ nay đến cuối năm, Hà Nội sẽ tập trung tuyên truyền trực tiếp tới học sinh tiểu học và sinh viên của các trường: Tiểu học Nam Thành Công, Tiểu học Hoàng Diệu, Tiểu học Dịch Vọng A, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học Giao thông - Vận tải. Thông qua các hoạt động giao lưu, các học sinh, sinh viên được giới thiệu và tiếp cận các sản phẩm túi thân thiện với môi trường, thay thế cho túi nilon khó phân hủy. Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội (Sở Tài nguyên - Môi trường) được giao thực hiện, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng qua các kênh truyền hình, phát thanh, báo chí nhằm tuyên truyền, phổ biến tới đông đảo nhân dân về tác hại của túi nilon với môi trường. Từ ngày 10 - 9 đến 14 – 11 - 2013, trên địa bàn thành phố diễn ra hàng loạt hoạt động như: Treo băng rôn, biểu ngữ, dán poster tuyên truyền tại các khu vực đông dân cư; phát trên 10.000 túi vải bằng sợi tổng hợp thân thiện với môi trường tại các trường tiểu học, đại học… Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cũng phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố vận động chị em sử dụng túi thân thiện với môi trường, đổi giấy vụn lấy túi thân thiện môi trường, gấp túi giấy thay thế túi nilon, phân loại rác thải tại nguồn...

36

•Hiệu quả từ Câu lạc bộ Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon

Thời gian gần đây, hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon” tại Chi hội phụ nữ thôn Cả, xã Nguyệt Đức (Yên Lạc) đã làm thay đổi nhận thức, thói quen không chỉ của các thành viên trong Câu lạc bộ mà cả người dân địa phương. Thay vì sử dụng túi nilon trong mỗi lần đi chợ, chị em phụ nữ đã chuyển sang sử dụng làn nhựa, hộp nhựa từ đó góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do túi nilon gây ra.

Câu lạc bộ “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon” của thôn Cả được thành lập từ đầu tháng 3/2013 với 25 thành viên sinh hoạt theo tháng với những nội dung được trao đổi như cách phân loại, xử lý rác thải trong sinh hoạt gia đình. Tham gia Câu lạc bộ, các thành viên được tìm hiểu về tác hại của túi nilon và kinh nghiệm sử dụng các vật dụng thay thế túi nilon. Qua đó, nhận thức của chị em được nâng lên. Mỗi thành viên Câu lạc bộ có nhiệm vụ tuyên truyền cho mọi người, từ những người thân trong gia đình đến anh em, hàng xóm hạn chế sử dụng túi nilon, thay vào đó sử dụng làn nhựa, hộp nhựa... mỗi khi đi chợ.

•Hãy thay đổi thói quen sử dụng túi nilon

Để hạn chế việc sử dụng túi nilon, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020. Tuy nhiên để triển khai tốt đề án này cần sự nỗ lực lớn từ công đồng.

Mục tiêu lớn mà Đề án này đưa ra là từ nay đến năm 2015, những túi nilon khó phân hủy được sử dụng tại siêu thị, trung tâm thương mại sẽ giảm tới 40% và giảm 20% với chợ dân sinh. Đến 2020, giảm 65% khối lượng sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại; giảm 50% tại các chợ dân sinh so với năm 2010; thu gom và tái sử dụng 50% tổng số lượng chất thải túi nilon khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định cấm sản xuất các loại túi nilon khó phân hủy có bề dày một lớp màng nhỏ hơn 30 micromet (30µm), tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom, tái chế.[8]

• Huyện Phước Long tổ chức hội thảo về tác hại của túi nilon

Ngày 28 tháng 7 năm 2013, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Phước Long đã tổ chức hội thảo tác hại của sử dụng túi nilon đến môi trường cho các hội viên phụ nữ sinh hoạt tại chi hội phụ nữ khu phố 3, phường Long Thủy, thị xã Phước Long.

37

Với ưu điểm tiện dụng cộng với giá thành thấp, việc sử dụng túi nilon đã trở thành phổ biến và là một thói quen hàng ngày của người dân trong cuộc sống. Song, ít ai biết đến tác hại của loại túi này sau khi không sử dụng thải ra môi trường mà theo các nhà khoa học phải mất từ hàng trăm năm đến cả ngàn năm mới phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên.

Đến với buổi hội thảo lần này, các hội viên thuộc chi hội phụ nữ khu phố 3, phường Long Thủy đã được lãnh đạo Hội liên hiệp phụ nữ thị xã Phước Long trình bày vấn đề quản lý và xử lý rác thải từ túi nilon của nước ta hiện nay; thực trạng người dân sử dụng túi nilon, cũng như tác hại loại túi nilon sau khi không sử dụng gây ảnh hưởng đến môi trường, đặt biệt là chính sức khoẻ của con người, tình trạng rác thải và việc sử dụng túi nilon trên địa bàn thị xã Phước Long.

Các hội viên phụ nữ cũng tiến hành thảo luận tổ với các nội dung xoay quanh nhiệm vụ của tổ chức hội và hội viên phụ nữ trong việc hạn chế sử dụng túi nilon, kiến nghị đối với chính quyền trong việc hạn chế sử dụng cũng như biện pháp xử lý rác thải túi nilon. Hầu hết các giải pháp nêu lên đều tập trung vào công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và người dân hạn chế việc sử dụng túi nilon, chuyển sang sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường, mỗi gia đình cần phân loại nguồn rác thải trong đó đặt biệt là loại túi nilon v.v…

Theo kế hoạch, trong thời gian tới, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn thị xã Phước Long sẽ tổ chức hội thảo tác hại của việc sử dụng túi nilon đến môi trường ở các chi hội.

•Đổi sách lấy túi thân thiện môi trường

Đây là một trong số các hoạt động mà Công ty Canon thực hiện năm 2010, trong khuôn khổ dự án “Canon - Vì một Việt Nam xanh”. Sinh viên có ba quyển sách cũ sẽ được đổi lấy một chiếc túi thân thiện với môi trường và tiện dụng.

Hoạt động này cũng là một cách bảo vệ môi trường trước tác hại của việc sử dụng quá nhiều túi nilon.

Chương trình đổi túi bắt đầu tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, sau đó đi qua các trường cấp 3 và đại học trên toàn quốc từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2010.

38

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)